Let’s join Notting Hill Carnival! – Notting Hill Carnival: Niềm tự hào của văn hóa London.

Là một đô thị quốc tế với sự đa dạng văn hóa  và sắc tộc tầm cỡ thế giới, London là điểm hẹn của rất nhiều nền văn hóa giàu bản sắc từ năm châu tụ hội và phát triển. Ở London, bạn có thể tham dự Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, các lễ hội đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Âu và từ nhiều vùng của thế giới. Tuần vừa qua, du khách đến với London sẽ may mắn có cơ hội tham dự London Notting Hill Carnival – là một lễ hội văn hóa được tổ chức hàng năm vào ngày Bank Holiday của tháng 8 (25/08) trong suốt 50 năm qua.. Đây là nơi hội tụ của rực rỡ sắc màu, những vũ điệu Latin cuồng nhiệt, sức hấp dẫn nóng bỏng không thể cưỡng lại. Không cần phải đến tận châu Mỹ La Tinh để biết thế nào là một carnival bởi vì chúng ta có thể hoà mình vào một carnival đích thực ngay giữa lòng London. Nhịp sống bận rộn phải nhường bước cho không gian lễ hội ngập tràn khắp đường phố khu Notting Hill. Hãy cùng English4ALL tìm hiểu về lễ hội mang đậm màu sắc Mỹ Latin này tại ga British Way ngày hôm nay nhé! All aboard!

The Notting Hill Carnival – là lễ hội đường phố lớn nhất (street festival) Châu Âu và khởi nguồn từ năm 1964. Đây là cách mà các cộng đồng văn hóa Caribe (Caribbean) ở London kỉ niệm các giá trị văn hóa và truyền thống riêng biệt của họ. Được diễn ra vào ngày nghỉ lễ Bank Holiday của tháng Tám trên các đường phố của khu vực Notting Hill, phía tây của London (W11), đây là lễ hội tuyệt vời của âm thanh, màu sắc và tinh thần đoàn kết xã hội (social solidarity)

Nguồn gốc của lễ hội Notting Hill Carnival là các lễ hội hóa trang của Carribe đầu thế kỉ 19 – một truyền thống văn hóa rất mạnh mẽ ở Trinidad. Họ kỉ niệm việc bãi bõ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ (slavery trade). Lễ hội đầu tiên chỉ là một cuộc biểu diễn các các nghệ sỹ nhạc khí trình diễn ở khu Earls Court của London vào cuối tuần, khi các ban nhạc (bands) diễu hành qua các khu phố của Notting Hill, họ thu hút được cư dân da màu tràn ra phố, làm họ nhớ lại văn hóa Carribe mà có lẽ họ đã để quên nơi quê nhà. Những điệu nhảy, những bài hát của người Trinidad được trình diễn lại. Trong thời kỳ bị nô dịch, họ bị cấm tổ chức những lễ hội của riêng mình, giờ đây, được hưởng một nên tự do dân chủ mới, họ có cơ hội thể hiện bản sắc văn hóa của mình. Họ cải trang trong những bộ trang phục thời trang Âu Châu giống như những ông chủ trước đây của họ, thậm chí còn nhuộm trắng mặt bằng bột, đeo mặt nạ trắng, những nét đặc trưng đó hiện vẫn còn trong Notting Hill Carnival ngày hôm nay. Mỗi năm lễ hội Notting Hill Carnival thường tiếp đón đến gần 1 triệu lượt khách đến tham dự.

Một số hình ảnh về Lễ hội London Notting Hall Carnival.

Notting Hill The Annual Notting Hill Carnival Celebrations Take Place Dated: / /2010Matt Lloyd - The Times Notting hill Carnival 5 Notting Hill Carnival 6 Notting Hill Carnival 8 Notting Hill Carnival 9 Notting Hill Carnival 10 Notting-Hill-Carnival 2

Một chút không khí của Notting Hill Carnival

Next February I am gonna propose HIM! Hôn nhân và lễ cưới của Anh (Marriage and Weddings in UK)

Với bất kỳ một nền văn hóa nào, hôn nhân với sự khởi đầu bằng một lễ cưới luôn luôn là một sự kiện quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nếu như người Việt có những phong tục lâu đời và đậm nét Á Đông trong các nghi thức cưới xin, thì văn hóa Anh cũng sở hữu vô số những điều lý thú mà chúng ta thật không nên bỏ qua. Hãy cùng lên ngay chuyến tàu văn hóa hôm nay của English4ALL đến ga British Way để tìm hiểu đôi nét về chuyện cưới xin của người Anh nhé. All aboard!

Wedding Slangs

Trước đám cưới

Ở Anh, một cuộc hôn nhân luôn bắt đầu bằng màn cầu hôn (proposal of marriage hay proposal). Theo truyền thống, người đàn ông luôn là người phải quỳ xuống để ngỏ lời cầu hôn cùng với một chiếc nhẫn (an engagement ring) và một câu hỏi hết sức trang trọng “Will you marry me?” (Em sẽ lấy anh chứ?). Ở Anh, chiếc nhẫn đính hôn thường được nữ giới đeo ở ngón tay thứ ba trên bàn tay trái (ring finger).

Tuy nhiên, nếu như bạn là nữ giới, và chờ mãi đối tác không có “tín hiệu” gì, bạn hoàn toàn có thể chủ động “cầu hôn ngược” tuy nhiên chỉ vào một ngày duy nhất trong bốn năm: 29 tháng 2 của năm nhuận (leap year)

Trong khoảng thời gian, giữa lễ đính hôn (engagement) và lễ cưới (wedding), hai người sẽ gọi nhau là hôn phu – chồng chưa cưới (fiancé) và hôn thê – vợ chưa cưới(fiancée)

Khi đám cưới đã được định ngày, sẽ có một thông báo về hôn lễ (the banns of marriage hay gọi tắt là the banns) sẽ được treo ở nhà thờ địa phương (local parish church) hoặc văn phòng đăng ký kết hôn (register office) để báo cho tất cả mọi người biết về đám cướp sắp diễn ra. Mục đích của the banns là để nếu ai có vấn đề gì thắc mắc, có thể khiếu nại để kịp thời vô hiệu hóa đám cưới (trong trường hợp có vợ/chồng cũ chưa ly dị hoặc hôn nhân cùng huyết thống (kinship)

Ở Anh, một cuộc hôn nhân chỉ trở thành hợp pháp sau khi thông báo này được niêm yết và giấy đăng ký kết hôn (a marriage certificate) được cấp.

Thành phần lễ cưới

Ngoài hai nhân vật chính, cô dâu (bride) và chú rể (groom), đám cưới còn có rất nhiều người. Những công việc trong đám cưới thường do bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể đảm nhận, và được đề nghị giúp những việc này là một điều vinh hạnh to lớn.

Để giúp cho cặp đôi, có người mang nhẫn (Ringbearer) thường là một cậu bé làm nhiệm vụ giữ cặp nhẫn cưới (wedding rings). Và Ushers là những người giúp việc tổ chức đám cưới, thường là nam giới.

Giúp việc riêng cho chú rể, có phù rể (bestman) – một người bạn nam thân thiết hay họ hàng của chú rể sẽ nhận vinh dự này, và còn có nhiều người giúp việc khác nữa, gọi là groomsmen.

Về phía cô dâu, phù dâu (maid of honour) cũng thường là bạn thân hoặc họ hàng của cô dâu. Nếu cô phù dâu này đã kết hôn, sẽ gọi là “matron of honour”. Ngoài ra còn có những phù dâu “phụ” gọi là bridemaids. Cha của cô dâu (Father of the Bride) – là nhân vật mang tính biểu tượng làm nhiệm vụ “trao” cô dâu cho chú rể. Nếu như cha đẻ của cô dâu không may đã qua đời, thì một người họ hàng là nam giới, thường là chú ruột hoặc anh trai sẽ nhận sứ mệnh này.

Ngoài ra còn có “flower girl– một em bé gái sẽ rải hoa (scatter flower) trước bữa tiệc cưới, đôi khi còn có các “junior bridemaids” – phù dâu “nhí”là các cô gái từ 8-16 tuổi giúp việc cho cô dâu.

Page boy và Flower girl
Page boy và Flower girl

Khách mời dự đám cưới (wedding guests) thường được gửi giấy mời trong đó có yêu cầu hồi âm (rsvp). Họ thường được mời tới dự lễ cưới (wedding) và tiệc cưới (wedding reception) diễn ra sau đó, mặc dù đôi khi tiệc cưới mời rất hạn chế. Sẽ có những người chắc chắn phải được mời theo nghĩa vụ gia đình (family obligations) và do đó, nếu như không được mời – họ sẽ coi đó như một sự xúc phạm (an insult).

Lễ cưới.

Ngày cưới thường được ca tụng như “ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời cô dâu”( không thấy nhắc đến chú rể, nên những ai đã có vợ nên tự hiểu), những thực sự đó là một trải nghiệm khá căng thẳng khi có quá nhiều việc phải lo lắng, và luôn phải cố gắng để làm vui lòng tất cả mọi người. Đó cũng là một bài test đầu tiên cho sức chịu đựng (fortitude) của cặp đôi

Khi khác tới dự lễ cưới, ushers sẽ làm nhiệm vụ phát hoa và lịch trình của buổi lễ, và đưa họ về đúng chỗ. Theo truyền thống, nhà trai và nhà gái sẽ ngồi theo hai dãy riêng. Những hàng ghế đầu thường dành cho gia đình và bạn bè thân thiết.

Chú rể và người phù rể sẽ đợi cô dâu và tùy tùng (entourage) phía trong nhà thờ. Đoàn của cô dâu bao gồm cô dâu, cha cô dâu, phù dâu chính và các phù dâu phụ, các em bé (flower girl và page boy), thường đi đến trong những chiếc xe đẹp hoặc xe ngựa kéo. Nhiệm vụ của page boy là mang nhẫn cưới trên một chiếc gối (cushion)

Người dẫn chỗ (usher) và các phù rể phụ lần lượt đưa ông bà, mẹ cô dâu, mẹ chú rể về chỗ ngồi.

Các phù dâu phụ (bridemaids) tiến vào, cùng với các phù rể phụ (groomsmen)

Kế đến là phù dâu (maid/matron of honour) cùng với phù rễ (best man) tiến vào nhà thờ. Theo sau là em bé giữ nhẫn (page boy/ringbearer) – em bé rắc hoa (the flower girl) tiến vào.

Cuối cùng là cô dâu dưới sự hộ tống của cha mình sẽ đi vào sau cùng trong tiếng nhạc đệm (thường là “Here comes the bride”) và buổi lễ chính thức bắt đầu.

Trong buổi lễ, cô dâu và chú rể sẽ có những lời thề hôn phối (marriage vows). Theo văn hóa phương Tây, những lời hứa giữa cô dâu và chú rể thường bao gồm những ý niệm về tình yêu thương (affection –love,comfort, keep), sự thủy chung (forsaking all others), vô điều kiện (for richer or poorer, in sickness and in health) và sự lâu bền (“as long as we both shall live” –“until death do us part”). Phần lớn các đám cưới sử dụng các lời thề theo nghi lễ tôn giáo, nhưng ngày nay, ở Anh, nhiều cặp đôi sử dụng những bài thơ tình rất xúc động hoặc lời bài hát từ một bản tình ca nào đó, thậm chí tự viết lời thề riêng cho mình hơn là dựa vào những chuẩn mực cũ.

Sau khi thề ước, cặp đôi sẽ trao nhẫn cho nhau. Nhẫn cưới thường là nhẫn vàng trơn và đeo vào ngón đeo nhẫn  (ring finger) vì người ta tin rằng ở ngón tay đó có mạch máu (vein) dẫn thẳng đến tim.

Sau phần nghi lễ, cô dâu, chú rể, và viên chức đăng ký, cùng hai nhân chứng (witnesses) sẽ sang một phòng bên cạnh để ký giấy đăng ký kết hôn – đây là bước bắt buộc để hợp thức hóa hôn nhân.

Sau đó, khách mời sẽ tung cánh hoa (flower petals), pháo giấy (confetti), và gạo vào cặp đôi mới cưới (newly-married) để chúc phúc.

Cô dâu sẽ đứng quay lưng lại với khách mời và ném bó hoa cưới (bouquet) qua đầu. Ai bắt được bó hoa đó sẽ là người kế tiếp thành hôn.

Ai là người bắt được bó hoa này sẽ là người tiếp theo thành hôn
Ai là người bắt được bó hoa này sẽ là người tiếp theo thành hôn

Cuối cùng, một buổi chụp hình sẽ diễn ra ngay trước khi cặp đôi rời nhà thờ, mọi người sẽ cùng đứng chung để chụp ảnh.

Ngày nào đẹp để làm đám cưới?

Người Việt thường có thầy bói, thầy cúng để xem ngày tổ chức đám cưới. Người Anh thì kém may mắn hơn, họ chỉ có một bài thơ như thế này

Monday for wealth,
Tuesday for health,
Wednesday the best day of all.
Thursday for losses,
Friday for crosses,
Saturday for no luck at all
.

Đại ý là cưới vào nửa đầu tuần và đặc biệt là vào ngày thứ Tư là đẹp nhất, tuy nhiên, người Anh hiện đại vì quá bận rộn trong tuần nên cứ thứ bảy là tổ chức đám cưới – đó là lý do vì sao tỉ lệ ly hôn tăng vọt.

 

Trang phục đám cưới

Trang phục của cô dâu phương Tây thường là váy cưới màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết (purity) có từ thời Victoria. Trước đó, các cô dâu còn mang mạng che mặt (veil) để xua đuổi tà ý. Và thường cô dâu sẽ mặc như thế này:

“Something old,
Something new,
Something borrowed,
Something blue.”

Thường cô dâu sẽ mang một món trang sức hồi môn (an heirloom) hoặc một cuốn kinh thánh của gia đình, váy cưới chắc chắn là váy mới, kèm theo một món đồ mượn của ai đó, đeo một dải băng xanh (blue). Nếu cô dâu lúng túng không biết chọn đồ như thế nào để mặc, thì cũng không sao, đã có bài thơ này.

 “Married in white, you will have chosen all right. 
Married in grey, you will go far away.
Married in black, you will wish yourself back.
Married in red, you’ll wish yourself dead.
Married in blue, you will always be true.
Married in pearl, you’ll live in a whirl.
Married in green, ashamed to be seen,
Married in yellow, ashamed of the fellow.
Married in brown, you’ll live out of town.
Married in pink, your spirits will sink.”

Và nếu cô dâu chọn váy màu trắng cho đám cưới của mình thì giá trung bình cho một bộ váy cưới là £826.

Ngày xưa, thời Trung Cổ, các phù dâu mặc y như cô dâu để làm cho rối trí những ma quỷ muốn làm hại cô dâu. Nhưng ngày nay thì không cô dâu nào muốn mình bị mờ nhạt trong ngày trọng đại này.

Tiệc cưới

Sau lễ cưới, là phần tiệc cưới với một số bài phát biểu và lời chúc tụng dành cho cặp đôi. Bất kỳ một điệu nhảy nào cũng đều do cô dâu và chú rể mở đầu, thường gọi là “Bridal Waltz”, gọi là như vậy nhưng hiếm khi người ta nhảy điệu waltz. Theo truyền thống, sẽ có một màn nhảy giữa cô dâu và cha mình, trong đó thỉnh thoảng chú rể xen vào nhảy cùng cô dâu, tượng trưng cho việc cô dâu từ biệt cha về nhà chồng.

Bridal Waltz

Trong tiệc cưới, sẽ có một chiếc bánh cưới (wedding cake) rất đẹp, thường là bánh trái cây với tầng trên cùng có hình cô dâu chú rể. Để lấy may, cô dâu chú rể cần phải cùng nhau cắt bánh, điều này tượng trưng cho sự chung sức chung lòng của họ trong cuộc sống sau này. Một tầng của chiếc bánh sẽ được giữ lại để ăn vào dịp 1 năm kỉ niệm ngày cưới hoặc ăn vào lễ rửa tội đứa con đầu lòng. Những ai không đi dự đám cưới, sẽ được gửi  cho một miếng bánh bỏ trong hộp nhỏ (a memento)

Người ta có một điều mê tín rằng, nếu khách nào đi dự đám cưới mà đang FA- còn độc thân, hãy mang miếng bánh đó về để dưới gối, sẽ tăng cơ hội tìm được người bạn đời nhanh hơn.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Đám cưới Hoàng Gia Anh của Hoàng thái tử William và cô Kate Middleton năm 2011

 

 

What will happen if you meet a black cat? Chuyện mê tín của người Anh (Superstitions in Britain)

Nếu như bạn vẫn chưa hiểu vì sao trên các thiệp chúc mừng sinh nhật ở Anh thường in hình những chú mèo đen, và bạn vẫn đang thắc mắc vì sao ở Anh khi người ta ăn xong một quả trứng luộc thường chọc cái thìa xuyên qua vỏ trứng, thì đó chính là lý do bạn nên lên ngay chuyến tàu ngày hôm nay của English4ALL đi về ga British Way thứ Sáu hàng tuần vì đây sẽ là một chuyến tàu cực kỳ hấp dẫn – chuyến tàu giải thích những điều mê tín của người Anh mà có lẽ bạn sẽ khó có thể bắt gặp đầy đủ trong bất kỳ một cuốn sách nào. All aboard!

 

Mê tín về sự may mắn (Good luck)

British Superstitions

Trái với người Việt, người Anh tin rằng bạn sẽ gặp may mắn nếu như bạn gặp được một chú mèo đen (black cat). Do đó trên các thiệp chúc mừng và thiệp mừng sinh nhật ở Anh thường hay in hình những chú mèo đen. Người Anh cũng hay chạm, sờ vào, hay gõ lên gỗ, bởi vì họ tin rằng như thế sẽ làm cho một điều gì đó trở thành sự thật.

Nếu bạn bắt gặp cỏ 4 lá - clover plant này, bạn sắp may mắn lớn đấy!!!!!!
Nếu bạn bắt gặp cỏ 4 lá – clover plant này, bạn sắp may mắn lớn đấy!!!!!!

Cỏ ba lá (clover plant) tất nhiên là thường chỉ có 3 lá, nhưng nếu bạn tìm được một cây mà có bốn lá (như trong hình) thì bạn gặp may rồi.

 

White heather là đây
White heather là đây

Ngoài ra, cây thạch nam trắng (White heather) và cái móng ngựa (horseshoe) cũng được coi là những biểu tượng cho sự may mắn.

 

Bạn có muốn có cả một tháng may mắn không, dễ lắm, vào ngày đầu tiên của tháng, hãy nói to “white rabbits, white rabbits white rabbits” (Thỏ trắng- thỏ trắng-thỏ trắng) trước khi nói những từ đầu tiên trong ngày. Tháng tới thử xem nhé!

Vào mùa thu, nếu đang đi đường mà bạn bắt được những chiếc lá đang rơi, bạn cũng sẽ có được may mắn. Mỗi một chiếc lá tương đương với một tháng may mắn vào năm sau. Nhớ nhé, bắt được chiếc lá đang rơi xuống chứ không phải vặt lá hay nhặt lá nhé.

autumn leave

Tháng này, bạn đã cắt tóc chưa, nếu chưa thì đợi đến lúc trăng tròn (the moon is waxing) hãy cắt nhé, như thế sẽ may mắn hơn. Và đừng quên bỏ một ít tiền vào những bộ quần áo mới mua nhé, vì như thế bạn cũng sẽ hên hơn.

 

Mê tín về sự xui xẻo (Bad luck)

Đừng có bao giờ đi dưới thang (underneath a ladder) nhé, như thế xui lắm. Người Anh cũng giống như người Việt, rất kị làm vỡ gương (break a mirror) vì thời cổ xưa người ta coi gương là công cụ của các vị thần.

Nếu như người Việt rất kị con quạ vì cho rằng nó đem lại điều không may, thì người Anh lại rất sợ khi nhìn thấy một con chim ác là (magpie), nhưng nếu nhìn thấy hai con thì lại vui vì sẽ gặp may.

Sẽ rất tệ nếu như bạn đánh đổ muối ăn (spill salt), nếu không may bị như vậy, hãy ném qua vai mình để tránh những điều xui xẻo nhé. Và khi ở trong nhà, tuyệt đối không được mở ô (open an umbrella),  xui lắm!

Ở Phương Tây, số 13 và Thứ sáu ngày 13 được coi là vô cùng xui xẻo, vì 13 số thứ tự của Judas trong Tiệc ly– kẻ đã bán đứng chúa Jesus, và thứ Sáu là ngày Chúa bị hành hình (crucified). Do đó, thậm chí một số tòa nhà còn không đánh số tầng thứ 13.

Nếu bạn có một đôi giày mới mua đừng bao giờ đặt chúng lên bàn, và đừng bao giờ vượt qua ai đó trên cầu thang……..vì cả hai điều đó được tin là sẽ mang lại những điều không may.

 

Những điều mê tín về thức ăn và bàn ăn (Food and Table Superstitions)

 

Khi ăn xong một quả trứng luộc, người ta thường xuyên cái thìa qua đáy quả trứng để đuổi quỷ đi ra ngoài, không trong trú ngụ trong đó nữa. Ở vùng Yorkshire. Các bà nội trợ hay tin rằng bánh mỳ sẽ không nở nếu như lân cận có người chết, và họ sẽ cắt hai đầu của ổ bánh mỳ để cho quỷ dữ bay ra khỏi nhà.

Trên bàn ăn, nếu bạn đánh rơi con dao (a knife) thì nhà bạn sắp có khách nam giới, đánh rơi chiếc dĩa (a fork) thì sẽ có khách nữ giới. (Nếu đánh rơi cả dao cả dĩa, thì bạn sắp phải……….đi vào bếp để lấy cái khác, nếu như không muốn ăn bằng tay). Người cũng kiêng để đồ dao dĩa (cutlery) vắt chéo nhau trên đĩa, vì như thế là sắp có cãi nhau (a quarrel).

Người Anh cũng không bao giờ phủ khăn trải bàn màu trắng qua đêm vì như thế rất dễ có tang.

 

 

Những điều kiêng kị cho đám cưới (Wedding Superstitions)

Trong ngày thành hôn, cô dâu và chú rể không được phép gặp nhau cho tới khi đứng trước bàn thờ (altar) trong nhà thờ. Và cô dâu không được phép mặc đồ cưới một cách hoàn chỉnh trước ngày cưới. Để cho may mắn, cô dâu nên mặc một cái gì đó được mượn, một cái gì đó màu xanh lá cây, một cái gì đó cũ và có cả cái mới (nguyên văn  “something borrowed, something blue, something old and something new”.

Khi về nhà chông, chú rể nên bế cô dâu đi qua thềm cửa (threshold) vào nhà để gia đình được hạnh phúc mãi mãi.

Phải như thế này mới hạnh phúc......
Phải như thế này mới hạnh phúc……

 

Bạn có tin không???

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

Questions to think about

 

1. Which British superstitions are similar to those in your country?

 

2. Which are different?

 

3. Do you know anything about the origins of some of the superstitions in your country?

 

4. Can you give the definition of “superstition”?

 

5. Do you believe that they can influence our lives and still live on in the age of science?

Let’s try the full English fry-up!” Người Anh ăn sáng như thế nào?.

Buổi sáng, người Hà Nội thức dậy cùng với Phở, xôi, bánh khúc….và vô số những lựa chọn hấp dẫn để bắt đầu một ngày mới. Ở bên kia bán cầu, người London có vẻ có ít sự lựa chọn hơn hẳn cho bữa ăn quan trọng đầu tiên trong ngày – bữa điểm tâm. Hãy cùng English4ALL khám phá xem người Anh họ ăn gì trong một bữa sáng truyền thống tại ga British Way thứ sáu hàng tuần. Khuyến cáo, không nên đọc bài viết khi chưa ăn sáng. All aboard!

English breakfast
Full English Breakfast bữa ăn sáng truyền thống của người Anh www.english4all.vn

 

Một bữa ăn sáng truyền thống của người Anh – Full breakfast, thường bao gồm thịt muối (back bacon), xúc xích (sausages) và trứng chần (poached eggs) hoặc trứng chiên (fried eggs), đậu (baked beans), cà chua nướng (grilled tomato)  thường ăn kèm với một số loại đồ ăn phụ (side dishes) như và các đồ uống như trà và cà phê. Bữa ăn sang kiểu này đặc biệt phỏ biến ở Vương Quốc Anh, Ai Len và các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Anh như Mỹ, Úc, Newzealand, Canada, và Nam Phi. Bữa ăn này đôi khi được gọi bằng những cái tên như  “English breakfast” – “full English breakfast”, nhưng cũng có khi gọi tắt là “full English” hay “ fry-up”-vì phần lớn các món trong bữa sáng này đều là đồ chiên rán.

Các thành phần chính trong một full English breakfast www.english4all.vn
Các thành phần chính trong một full English breakfast www.english4all.vn

Khi một bữa sáng được dọn ra với tất cả những thành phần như trên, người ta gọi đó là một “Full English” hay “Full Monty

Continental Breakfast - bữa ăn sáng ưa thích  của người đại lục Châu Âu www.english4all.vn
Continental Breakfast – bữa ăn sáng ưa thích của người đại lục Châu Âu www.english4all.vn

Cách gọi này (full English breakfast) là để phân biệt với bữa ăn sáng nhẹ của đại lục Châu Âu (continental breakfast) thường bao gồm trà, sữa hoặc cà phê, nước trái cây kèm theo bánh mỳ (bread), bánh sừng bò (croissant) và các loại bánh ngọt (pastries). Người Châu Âu đại lục, đặc biệt là người Pháp lại rất ưa thích ăn sáng kiểu này vì đơn giản, rẻ và nhanh hơn, rất tiện lợi cho những người bận rộn, không có thời gian ngồi xuống cho một bữa ăn sáng đầy đủ.

Một bữa ăn sáng “full breakfast” có thể được coi như một đặc trưng truyền thống của ẩm thực Anh và Ai Len. Nhiều quán cà phê và quán pub của người Anh và Ai Len phục vụ bữa ăn này trong suốt một ngày, được gọi là “all-day breakfast”. Ở từng vùng, người ta lại sáng tạo ra những tên gọi riêng cho bữa ăn này như “full Scottish”- “full Welsh” – “full Irish” và “the Ulster fry”,

Ngày càng có nhiều người Anh quá bận rộn cho một Full English breakfast, họ ưa thích bữa ăn sáng đơn giản bằng ngũ cốc hơn.
Ngày càng có nhiều người Anh quá bận rộn cho một Full English breakfast, họ ưa thích bữa ăn sáng đơn giản bằng ngũ cốc hơn.

Tuy nhiên, ngày nay, một bữa ăn sáng kiểu Anh điển hình lại thường là một bát ngũ cốc (cereal), một lát bánh mỳ (a slice of toast), nước cam hoặc cà phê. Nhiều người lớn và đặc biệt là trẻ em rất ưa thích một bát ngũ cốc làm từ ngô (corn), lúa mỳ (wheat) và yến mạch (oat). Vào mùa đông, người ta có thể lại ăn cháo (porridge) hoặc yến mạch luộc (boiled oat).

Hoàng Huy

Bản quyền thuôc về English4all.vn

Look! He is wearing a skirt! Nope, that’s a KILT. Đôi nét về chiếc váy huyền thoại của đàn ông Tô Cách Lan (Scotland).

 Cùng với chiếc kèn túi (bagpipe), chiếc váy truyền thống dành cho nam giới là những điểm nhấn văn hóa đầy ấn tượng khi nhắc tới Scotland – miền đất đầy huyền thoại của Vương Quốc Anh. Nếu như trong thế giới của phụ nữ, chiếc váy là hiện thân của sự quyến rũ- duyên dáng, thì với người Scotland, KILT – trang phục truyền thống họ lại là biểu tượng cho nam tính và tinh thần chiến binh, lòng yêu nước và niềm kiêu hãnh của họ. Hãy cùng English4ALL tới ga British Way thứ Sáu tuần này để cùng tìm hiểu về trang phục đầy ấn tượng này nhé. All aboard.

Kilt

Thời ấy, người Scotland chưa hề mặc Kilt như trong phim Braveheart (1995)
Thời ấy, người Scotland chưa hề mặc Kilt như trong phim Braveheart (1995)

[dropcap]C[/dropcap]ó một điều sẽ làm buồn lòng các khán giả đã từng xem bộ phim Braveheart – Trái tim dũng cảm – một trong những bộ phim sử thi hành động nổi tiếng của đạo diễn Mel Gibson năm 1995 về Scotland những năm cuối thế kỉ 13 đó là bộ phim này chứa đựng một tình tiết sai lịch sử. Thực sự, truyền thống mặc váy kilts của đàn ông Scotland đến tận thế kỉ 15 mới có, sau hàng trăm năm so với bối cảnh của bộ phim, và phải tận 300 năm sau đó, mới trở thành một trào lưu, điều đó đã được ghi nhận trong cuốn “The Early History of the Kilt” của tác giả Matthew Newsome.

Những năm cuối thế kỉ 15, đàn ông Tô Cách Lan (Scotland) mặc những chiếc khăn choàng (shawl)  qua vai và dài đến tận đầu gối. Qua thời gian, họ ngày càng mặc những chiếc khăn lớn hơn, cho đến khi họ nhận thấy cần phải có thắt lưng để gọn lại. Dần dần, thời trang đổi thay và cánh nam giới lược bỏ đi phần trên của thứ trang phục này, để lại chiếc váy kilt với những nếp gấp như ngày nay chúng ta vẫn thấy.

Sau khi thôn tính Scotland, vào năm 1747, vua King George đệ nhị của Anh Quốc cấm dân Scotland không được mặc kilt nhằm đồng hóa người Scotland. Tuy nhiên, người Scotland hoàn toàn không phải là những tính cách dễ khuất phục. Ngược lại, họ tất cả đều mặc kilts để phản đối điều luật này, và dần dần nó trở thanh một biểu tượng đầy tính lãng mạng về thời quá khứ hoàng kim của Scotland. Lệnh cấm (ban) cuối cùng cũng được dỡ bỏ vào năm 1782 và từ đó kilt không chỉ là một thứ trang phục truyền thống đơn thuần mà còn là hiện thân của lòng ái quốc, tinh thần bất khuất của người dân Scotland.

Một điều đặc biệt là váy kilt chỉ được làm từ các loại vải kẻ caro (tartan), chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một chiếc kilt làm từ vải hoa hay các loại vải có họa tiết khác. Mỗi một thị tộc (tribe)  ở Scotland họ có những họa tiết caro riêng cho trang phục kilt của mình, như một hình thức đồng phục rất ấn tượng.

Sir Walter Scott - Người có công đưa Kilt từ chỗ bị cấm đoán chính thức trở thành quốc phục của Scotland như ngày nay
Sir Walter Scott – Người có công đưa Kilt từ chỗ bị cấm đoán chính thức trở thành quốc phục của Scotland như ngày nay

Thời đại hoàng kim nhất của kilt chỉ đến vào thế kỉ 19 nhờ công của Ngài Walter Scott – một thi sỹ, một tiểu thuyết gia vô cùng nổi tiếng thời đó với tác phẩm Ai-van-hô (Ivanhoe). Ông đã sáng tạo lại (re-invent) kilt như ngày nay và khôn khéo dùng ảnh hưởng của mình đối với đức vua George IV – cha của đương kim nữ hoàng Elizabeth II và cũng là một người ngưỡng mộ tài năng thi ca của ông để đưa Kilt chính thức được ghi nhận như quốc phục (National Dress) của Scotland, được mặc trong hầu hết các nghi lễ, lễ hội hay các sự kiện thể thao- tạo nên bản sắc văn hóa đậm nét Scotland với thế giới bên ngoài. Ngày nay, dù ở bất kỳ đâu, chỉ cần có đội tuyển bóng đá hoặc bóng bầu dục (rugby) của Scotland bạn cũng sẽ bắt gặp những người đàn ông Scotland cao lớn, mặc những chiếc kilt rực rỡ rất ấn tượng. Họ cũng mặc kilt trong những dịp lễ chinh thức hay các đám cưới. Không chỉ trên mặt đất, mà kilt cũng đã từng được mặc trên cung trăng khi Alan Bean-một phi hành gia của tàu Appolo 12 đã mặc khi tàu thám hiểm mặt trăng vào tháng 11 năm 1969.

Hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp về Kilt nhé.

Từ khi còn tấm bé, kilt đã trở thành niềm tự hào cho đàn ông xứ Scotland www.english4all.vn
Từ khi còn tấm bé, kilt đã trở thành niềm tự hào cho đàn ông xứ Scotland www.english4all.vn
Kilt luôn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống, sự kiện quan trọng và cả các đám cưới của người dân Scotland
Kilt luôn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống, sự kiện quan trọng và cả các đám cưới của người dân Scotland

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Are you English? Nope, I am a Briton. Sự khác biệt giữa The United Kingdom, England và Great Britain.

Đã bao giờ bạn hỏi một người có vẻ như đến từ Anh và nhận được câu hỏi như trên chưa? Nếu như bạn chưa biết nhiều về lịch sử hình thành của Vương Quốc Anh, có lẽ bạn sẽ một chút bối rối vì English hay Briton đều dịch là người Anh cả. Vậy có gì khác biệt? Tại ga Brtish Way thứ sáu tuần này, English4ALL sẽ cùng bạn những phân biệt rõ một số tên gọi dùng để chỉ Vương Quốc Anh mà bạn có thể hay nhầm lẫn nhé. All aboard.

UK

Nếu bạn gặp một người đàn ông nói giọng Anh trên đường phố Hà Nội, đừng bao giờ vội vàng hỏi họ “Are you English?” (Bạn là người Anh ah?” nhé, mà thận trọng hơn, nếu bạn nghĩ rằng người đàn ông đó đến từ Vương Quốc Anh, hãy hỏi “Are you British/Briton?” nhé.

 

Vì sao???

Vì tên gọi chính thức và đầy đủ của Vương Quốc Anh là The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (UK) – dịch tiếng Việt là Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len.  Vương quốc Anh hay còn gọi là Anh Quốc được hợp thành bởi các nước nhỏ là Anh (England), Scotland, xứ Wales và Bắc Ai Len (Northern Ireland)

Bản đồ Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len (The United Kingdom - www.english4all.vn0
Bản đồ Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len (The United Kingdom – www.english4all.vn

 

Mặc dù đã hợp thành một vương quốc, nhưng các nước thành viên vẫn được xem là riêng biệt trong những tư duy vùng miền rõ rệt, trong các giải đấu thể thao, trong các quyền và luật định mà họ được Vương quốc Anh uỷ thác. Hãy nhìn sang Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ với 50 bang, và mỗi bang có những bộ luật riêng của mình, nhưng vẫn nằm trong quyền lực của chính quyền liên bang, thì ở Vương Quốc Anh cũng vậy, mặc dù một số lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc y tế được trao quyền riêng cho ba trong số bốn nước. Mỗi nước được trao những quyền riêng biệt và khác nhau, duy nhất chỉ có Anh (England) là do chính quyền Vương Quốc Anh trực tiếp điều hành. Trong chính trị và chủ quyền đối với quốc tế, chỉ có duy nhất Vương Quốc Anh (The United Kingdom) được ghi nhận.

Tên gọi “Great Britain” dùng để chi phần lãnh thổ bao gồm Anh (England), Scotland, và xứ Wales – KHÔNG bao gồm Bắc Ailen (Northern Ireland). Đôi khi người ta nhầm lẫn giữa “Great Britain” (tạm dịch là Đảo Anh) với “The United Kingdom” (Vương Quốc Anh). Sở dĩ như vậy là vì tổ chức Tiêu chuẩn Quốc Tế (ISO) đặt mã quốc gia cho Anh Quốc là GB và GBR và họ coi Bắc Ai Len là một tỉnh trực thuộc. Nếu bạn nghĩ rằng, Bắc Ai Len giống như kiểu một đứa con riêng của Vương Quốc Anh thì cũng đúng.

Lịch sử hình thành Vương Quốc Anh ngày nay khởi nguồn từ Anh (England) và xứ Wales gia nhập vào năm 1536.  Sau đó Scotland và Anh hợp lại vào năm 1707, cùng vớ Wales từ trước đó nữa chính thức hình thành lên “the Kingdom of Great Britain” (Vương Quốc Anh -bao gồm toàn bộ lãnh thổ đảo Anh).  Ireland gia nhập vào năm 1801, từ đó mới hình thành nên “Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len”. Đến năm 1922, một số hạt ở miền Nam Ai Len lại quyết định rút ra khỏi Vương Quốc, từ đó chỉ còn phần lãnh thổ phía bắc đảo Ai Len là thuộc Anh.

 

Tóm lại

Great Britain bao gồm England, Scotland, và Wales (Toàn bộ lãnh thổ đảo Anh)

United Kingdom (UK) bao gồm England, Scotland, Wales, và Northern Ireland ( Tên gọi đầy đủ là Vương Quốc liên hiệp Anh và Bắc Ai Len) (Toàn bộ lãnh thổ đảo Anh và vùng phía Bắc của Đảo Ai Len)

England (Anh) = Chỉ là một phần ,lãnh thổ phía Tây Nam của đảo Anh

Và để tôn trọng người được hỏi khi bạn hỏi ai đó có phải là người đến Vương Quốc Anh không, hãy hỏi “Are you British/Briton?” thay vì hỏi “Are you English?” bởi vì người Scotland (Scottish) và người Wales (Welsh) có lòng tự tôn dân tộc rất cao, họ không bị gọi bằng tên của một nước khác.

Giống như bạn là người Kinh, sẽ không thích bị ai đó hỏi là “Cậu là người Bana ah?”

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

They studied at a red brick university. Tìm hiểu đôi nét về các trường đại học Anh Quốc.

Nói đến nước Anh người ta không thể không nhắc tới Oxford – Camrbidge, những trường đại học cổ kính danh tiếng hàng đầu thế giới, bảo vật quý giá trong nền giáo dục đẳng cấp quốc tế Anh Quốc. Song hành với sự phát triển của lịch sử, trong từng giai đoạn, các trường đại học lần lượt được ra đời và trở thành những cột trụ trong đời sống học thuật và nghiên cứu, góp phần đưa Anh Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học, giáo dục của thế giới. English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn ngược dòng lịch sử để tìm hiểu những câu chuyện về sự ra đời của các trường đại học ở Anh Quốc nhé. All aboard!!!!

Hầu hết các trường đại học ở Anh đều là trường đại học công lập, được chính phủ tài trợ (ngoại trừ hai đại học tư là University of Buckingham và University of Law) và đều thuộc về một trong sáu nhóm chính, tuy nhiên trong đó nổi bật hơn cả là các nhóm trường Oxbridge, Gạch đỏ (Red Brick) và, Kính (Plate Glass).

Oxbridge – những tượng đài lịch sử

Cambridge Oxford

Oxbridge là một từ ghép được dùng để chỉ nhóm hai trường đại học Oxford và Cambridge của Anh. Xuất hiện lần đầu trong văn học, Oxbridge hiện được dùng để nói tới vị trí và danh tiếng hàng đầu của hai trường đại học trong hệ thống giáo dục cũng như xã hội Anh.  Oxford và Cambridge là hai trường đại học lâu đời nhất của Anh, chúng đều đã có hơn 800 năm tuổi và là hai trường đại học duy nhất của Anh cho tới thế kỷ 19. Rất nhiều giảng viên và sinh viên của hai trường đại học này là những nhân vật trí thức ưu tú của xã hội Anh qua nhiều thế kỷ. Hơn thế, Oxford và Cambridge có hệ thống đào tạo tương đối giống nhau với nhiều trường đại học thành viên. Trường đại học Cambridge ra đời từ một cuộc cãi nhau nảy lửa giữa một nhóm học giả của đại học Oxford với người dân thị trấn, và họ đã bỏ đi và lập một trường đại học mới. Và có lẽ bản thân họ cũng không ngờ rằng, cuộc cãi nhau đó là tiền đề cho ngôi trường của nhiều khôi nguyên đạt giải Nobel nhất thế giới cho đến tận ngày nay (89 người đạt giải)

Mặc dù Oxford và Cambridge đều đã có lịch sử lâu đời nhưng từ ghép Oxbridge mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary) thì cụm từ này xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Pendennis của nhà văn William Makepeace Thackeray xuất bản năm 1849, trong đó nhân vật chính theo học tại Trường Boniface (Boniface College) thuộc Oxbridge. Trong Pendennis cũng còn đề cập tới từ ghép Camford, vốn cũng ghép từ Oxford và Cambridge, tuy nhiên cụm từ này không có tính phổ biến như Oxbridge.

“Gạch đỏ” Red Brick – niềm tự hào của các thành phố công nghiệp.

Trường đại học Liverpool - Trường Red Brick đầu tiên
Trường đại học Liverpool – Trường Red Brick đầu tiên

Đại học “Gạch đỏ” (Red brick University) vốn dĩ là từ dung để chỉ nhóm sáu trường đại học nhân dân được thành lập ở các thành phố công nghiệp chính (major industrial cities) của Anh. Tuy nhiên, giờ đây thuật ngữ này được dùng để chỉ rộng rãi các trường đại học Anh được thành lập vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 ở các thành phố lớn. Tất cả nhóm sáu trường đại học “gạch đỏ” này trước thế chiến lần thứ nhất chỉ là các trường học về cơ khi và khoa học thông thường ở bậc cao đẳng. Thuật ngữ này được tạo ra lần đầu tiên bởi một giáo sư tiếng Tây Ban Nha ở Đại học Liverpool tên là Edgar Allison Peers trong cuốn sách của ông với tựa đề Redbrick University xuất bản năm 1943, trong đó miêu tả toà nhà The Victoria Building ở trường đại học Liverpool được xây bằng gạch đỏ rất đep và ấn tượng. Dân dần, thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn để chỉ các trường đại học tương tự cùng thời chứ không chỉ riêng đại học Liverpool nữa. Sáu trường “red brick” đầu tiên đó là: Victoria University, University of Birmingham, University of Liverpool, University of Manchester, University of Leeds, University of Bristol, và University of Sheffield.

 

Đại học “nhà kính” (plate –glass university) –Trường học của những năm 60s.

University of York
University of York

Đại học “nhà kính” (plate –glass university) thường là tên gọi chung cho những trường đại học ra đời trong những năm 1960s của thế kỉ 20. Từ “plateglass” là do một luật sư người Anh tên là Michael Beloff tạo ra trong một cuốn sách ông viết về nhóm các trường đại học này, trong đó phản ánh kiểu kiến trúc hiện đại của các trường đại học mới thường sử dụng những tấm kính lớn và bê tông cốt thép, tương phản với kiến trúc gạch đỏ của thời Victoria hay những trường đại học cổ xưa. Nguyên gốc, chỉ có các trường đại học sau mới được coi là “plate glass university”: Aston University (1966), University of East Anglia (1963), University of Essex (1964/5), University of Kent (1965), Lancaster University (1964), University of Sussex (1961), University of Warwick (1965), University of York (1963) về sau có thêm nhóm các trường khác như City University London(1966) và Heriot-Watt University (1966)……

Những trường đại học mới “NEW”

London Metropolitan University - Một trong những trường đại học "mới" của nước Anh
London Metropolitan University – Một trong những trường đại học “mới” của nước Anh

Năm 1992, với đạo luật Giáo dục đại học 1992 của chính quyền thủ tướng John Major đã tạo điều kiện cho rất nhiều trường đại học mới được ra đời dựa trên tiền thân là các trường bách khoa, trường cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu đã được ra đời rất lâu trong lịch sử. Nhóm các trường này được gọi chung là các trường đại học sau 1992, hoặc các trường đại học hiện đại (modern university). Hầu hết các trường đại học ở Anh hiện nay, số lượng đông đảo nhất thuộc về thành viên của nhóm này.

Bạn có biết?

– Chức vụ Hiệu trường trường đại học của Anh là Vice-Chancellor tương đương với President của Mỹ, là người đứng đầu và điều hành các hoạt động của nhà trường, trong khi Chancellor chỉ là Hiệu trường danh dự, ,mang tính chất tượng trưng là chính, thường là các nhân vật nổi tiếng, bảo trợ cho trường.

Sunrise

Nếu bạn đang mang trong mình giấc mơ du học Anh Quốc để được học tập và xây dựng tương lai trong một môi trường đẳng cấp quốc tế, chất lượng và uy tín nhất của thế giới, bất kể sự lựa chọn của bạn là một trường “Red Brick University” hay một “New University”, hãy để Sunrise Vietnam – một trong những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn du học hàng đầu Việt Nam chắp cánh cho ước mơ của bạn.

 

 

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Changing the Guards – A must-to-see in London. Nghi thức đổi gác cung điện Buckingham – Đừng bỏ lỡ khi đến London!

[dropcap]T[/dropcap]ương tự như người Hà Nội tự hào về Lễ thượng cờ trên Quảng trường Ba Đình mỗi buổi sớm mai, người dân Anh cũng rất hãnh diện về nghi thức đổi gác hàng ngày trước cung điện Buckingham mà rất nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới luôn háo hức, mong chờ được tận mắt chứng kiến. Đây không chỉ là một nghi thức đổi gác thông thường mà đã trở thành một hoạt động văn hoá thường nhật đầy cuốn hút. Hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL đến ga British Way để cùng tìm hiểu thêm đôi điều về nghi thức thú vị này nhé. All aboard!!!!

 

Changing guards

Đổi gác (Changing the Guards hay Guard Mounting) là hoạt động đổi ca của những người lính gác mới thay cho những người lính gác cũ.

Lực lượng lính gác đóng tại cung điện Buckingham được gọi là lính gác của nữ hoàng (The Queen’s Guard) và được chia thành hai phân đội (detachment): phân đội bảo vệ cung điện Buckingham và phân đội bảo vệ cung điện St. James. Nhiệm vụ canh gác này thường được đảm nhiệm bởi một tiểu đoàn (battalion) ngự lâm quân (Household Division) và đôi khi bởi các tiểu đoàn bộ binh (infantry) hoặc các đơn vị khác.

Khi các lính gác làm nhiệm vụ (on duty), họ được tuyển chọn từ một trong năm trung đoàn bảo vệ (regiments) của quân đội Anh: lính gác Scotland (the Scots Guards), lính gác Ai Len (the Irish Guards), lính gác xứ Wales (the Welsh Guards), vệ binh hoàng gia (the Grenadier Guards) và lính gác Coldstreams.

Cả năm lực lượng này tuy đều có chung trang phục truyền thống là áo chẽn đỏ (scarlet tunic) và mũ lông gấu (bearskin cap), tuy nhiên vẫn có thể nhận ra họ là thuộc đơn vị nào dựa trên số nút áo (buttons) và màu sắc và số lượng lông vũ (plume) gắn trên mũ. Ví dụ, lực lượng lính gác Scotland sẽ chỉ có 3 nút áo và không có lông vũ trên mũ, trong khi lực lượng lính gác xứ Wales lại mặc quân phục có 5 nút áo, và có lông vũ màu xanh trắng gắn phía bên trái mũ.

Lực lượng lính gác của nữ hoàng có một đội trưởng đứng đầu (luôn mang quân hàm thiếu tá (Major) và mỗi một phân đội lại có phân đội  trưởng mang quân hàm trung uý (Lieutenant). Người cầm cờ (Ensign) của tiểu đoàn làm nhiệm vụ gác sẽ là một thiếu uý (second lieutenant).

Phiên bàn giao luôn có một đội quân nhạc đi kèm. Người ta có thể chơi đủ thể loại nhạc như nhạc diễu binh cho tới nhạc phim và thậm chí cả những bản nhạc pop đang nổi.

Khi nữ hoàng có mặt trong cung điện, luôn có bốn lính gác đứng trước cửa cung điện, và khi nữ hoàng đi vắng, chỉ có hai lính gác.

Các đơn vị từ các vương quốc trong khối Thịnh vượng chung (Commonwealth realms) đôi khi cũng nhận nhiệm vụ gác. Vào tháng Năm, 1998, những người lính Canada đã lần đầu tiên gác ở cung điện Buckingham kể từ khi nữ hoàng đăng quang (the Coronation) năm 1953.

Lực lượng Ngự Lâm Quân đã bảo vệ Hoàng gia (the Sovereign) và các cung điện kể từ năm 1660. Cho đến năm 1689, hoàng gia chủ yếu sống ở Cung điện Whitehall và ở đó do Kị binh Ngự Lâm Quân bảo vệ.

Năm 1837, nữ hoàng Victoria chuyển vào cung điện Buckingham.

Tại cung điện Buckingham, phiên đổi gác diễn  ra vào vào lúc 11h30 sáng. Nghi thức được tổ chức hang ngày từ tháng Năm đến tháng Bảy, và cách nhật (on alternate dates) trong những tháng còn lại trong năm.

Tuy nhiên, cung điện Buckingham không phải là nơi duy nhất có nghi thức đổi gác. Ở lâu đài Windsor (Windsor Castle) nghi lễ được tổ chức vào lúc 11h00 sáng.

Trong những ngày trời mưa, nghi thức đổi gác không diễn ra.

Nghe thêm về nghi thức Đổi gác ở cung điên Buckingham

 

Changing the Guards at Buckingham Palace – a must-to-see in London.

Nghi thức đổi gác ở cung điện Buckingham Palace - Changing of the Guards

Changing the Guard or Guard Mounting is the process involving a new guard exchanging duty with the old guard.

The Guard which mounts at Buckingham Palace is called The Queen’s Guard and is divided into two Detachments: the Buckingham Palace Detachment (which is responsible for guarding Buckingham Palace), and the St. James’s Palace Detachment, (which guards St. James’s Palace). These guard duties are normally provided by a battalion of the Household Division and occasionally by other infantry battalions or other units.

When Guardsmen are on duty, the soldiers are drawn from one of the five regiments of Foot Guards in the British Army: the Scots Guards, the Irish Guards, the Welsh Guards, the Grenadier Guards and the Coldstream Guards.

The Queen’s Guard usually consists of Foot Guards in their full-dress uniform of red tunics and bearskins. . The five Regiments may be recognised by grouping of buttons on scarlet tunic or plume on bearskin cap.

The Queen’s Guard is commanded by a Captain (who usually holds the rank of Major), and each Detachment is commanded by a Lieutenant. The Colour of the Battalion providing the Guard is carried by a Second Lieutenant (who is known as the Ensign).

The handover is accompanied by a Guards band. The music played ranges from traditional military marches to songs from films and musicals and even familiar pop songs.

When The Queen is in residence, there are four sentries at the front of the building. When she is away there are two.

Units from Commonwealth realms occasionally take turn in Guard Mounting. In May 1998, Canadian soldiers from Princess Patricia’s Canadian Light Infantry mounted guard at Buckingham Palace for the first time since the Coronation in 1953.

Household Troops have guarded the Sovereign and the Royal Palaces since 1660. Until 1689, the Sovereign lived mainly at the Palace of Whitehall and was guarded there by Household Cavalry. Queen Victoria moved into Buckingham Palace in 1837,

At Buckingham Palace, Guard Mounting takes place at 11.30 am. It is held daily from May to July, and on alternate dates throughout the rest of the year.

However, Buckingham Palace is not the only place to see Guard Mounting. At Windsor Castle, the ceremony takes place at 11.00 am.

There is no Guard Mounting in very wet weather.
http://www.youtube.com/watch?v=JPsTqfqfPIY

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Who is Big Ben? A boxer? Câu chuyện về Big Ben.

[dropcap]B[/dropcap]ig Ben là gì? Rất nhiều người dù chưa từng đến Anh cũng đều biết rằng đó là tháp đồng hồ nổi tiếng đã trở thành huyền thoại. Nhưng có đúng tên gọi có của tháp đồng hồ là Big Ben? Và vì sao lại có tên gọi đó? Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp trong chuyến tàu hôm nay của English4ALL đến ga British Way thường kỳ ngày thứ Sáu. All aboard!!!!

Big Ben – biểu tượng huyền thoại của nước AnhBig Ben Tower 2

[dropcap]B[/dropcap]ạn đã bao giờ nghĩ rằng đã biết hết mọi điều về tháp đồng hồ Big Ben của Luân Đôn? Nếu bạn nghĩ rằng đó đơn giản chỉ là một cái đồng hồ, vậy thì hãy nghĩ lại nhé…..

Tên thật của toà tháp chứa chiếc đồng hồ này đơn giản chỉ là “Tháp Đồng Hồ” (The Clock Tower). Big Ben chỉ là “bí danh” (nickname) được đặt cho quả chuông lớn nhất trong toà tháp, tên khai sinh là “Great Bell”. Tuy nhiên, vì nickname lại dễ nhận biết (recognisable) hơn nhiều, “Big Ben” thường được sử dụng phổ biến hơn.

Toà tháp hiện nay được chính thức biết đến với tên gọi Tháp Elizabeth (Elizabeth Tower) để kỉ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II (Diamond Jubilee) (trước khi được đặt lại tên vào năm 2012, người ta chỉ đơn giản gọi nó là Tháp Đồng Hồ). Toà tháp được hoàn thành vào năm 1858 và kỉ niệm 150 tuổi vào ngày 31 tháng 5 năm 2009. Toà tháp đã trở thành một biểu tượng nổi bật của Vương Quốc Anh.

Theo một kết quả khảo sát tiến hành năm 2008, Big Ben là điểm thu hút khách du lịch lớn nhất nước Anh.

Tháp Đồng Hồ cũng được biết đến dưới cái tên Tháp Big Ben (Big Ben Tower) và đôi khi bị nhầm lẫn để chỉ tháp Thánh Stephen (St. Stephen’s Tower) trong khi toà tháp này lại nằm ở giữa nhánh Tây của toà nhà nghị viện (Houses of Parliament) và hiện nay là cửa vào của công chúng. Big Big điểm chuông (chimed) lần đầu tiên vào ngày 31 tháng Năm 1859.

Nguồn gốc tên gọi “Big Ben” (Ben cao lớn) vẫn còn nhiều hoài nghi. Một số người tin rằng Tháp Đồng Hồ được đặt tên theo (named after) kỹ sư-chính trị gia Benjamin Hall, một người rất cao lớn. Số khác thì tin rằng toà tháp được đặt tên theo võ sĩ quyền anh hạng nặng Benjamin Caunt, một người Anh đã thắng giải đấu trong năm mà toà tháp đang là tâm điểm của tranh luận.

Vào thời điểm được đúc, Big Ben (13.5 tấn) là quả chuông lớn nhất Anh Quốc cho tới khi “Great Paul”, quả chuông năm 17 tấn được đúc năm 1881 và hiện đang treo ở Thánh đường St. Paul (St Paul’s Cathedral).

Big Ben được làm từ thiếc và đồng, cộng với những mảnh vỡ của Big Ben cũ vốn đã bị đập bỏ sau khi bị rạn nứt. Ngoài Big Ben, còn có bốn quả chuông phụ không được đặt tên điểm chuông 15 phút một lần.

Big Ben điểm chuông 15 phút một lần và âm thanh có thể vang xa trong bán kính (radius) lên tới 5 dặm Anh (mile – 1 mile = 1.6km)

Cùng English4ALL nghe Big Ben điểm chuông nhé:

Khi mà Nghị viện đang họp, quốc kỳ Anh (the Union Flag) sẽ tung bay trên đỉnh tháp Victoria.

Thời gian của đồng hồ Big Ben được hiệu chỉnh (adjust) hàng năm bằng một đồng xu Anh. Nếu đồng hồ chạy nhanh, một đồng xu sẽ được chèn vào quả lắc (pendulum), khi đồng hồ chạy chậm, đồng xu được gỡ ra.

Lịch sử của Big Ben bắt đầu đã có vấn đề. Việc xây dựng được đánh dấu bởi những chậm trễ trong vận chuyện, vấn đề ngân sách và tệ quan liêu (bureaucracy). Thêm vào đó, toà tháp lại quá nhỏ cho chiếc đồ hồ cơ khí, quả chuông nặng 16.25 tấn đã bị vỡ sau khi thử nghiệm, vì vậy quả chuông thay thế đã phải lắp đặt rất cẩn thận phía trong toà tháp. Kim phút (the minute hand) đã được thay hai lần, bởi vì nó quá nặng để có thể di chuyển quanh mặt đồng hồ.

Big Ben – the legendary symbol of the United Kingdom.

Think you’ve heard all there is to know about London’s Big Ben clock tower? If you thought it was simply a clock, then think again…

The real name of the tower that houses the clock is simply “The Clock Tower”. Big Ben is just the nickname given to the largest bell in the tower, formally known as “Great Bell”. However, since the nickname is much more recognizable, “Big Ben” has become much more commonly used. The tower is officially known as the Elizabeth Tower (prior to being renamed in 2012 it was known as simply “Clock Tower”) to celebrate the Diamond Jubilee of Elizabeth II. The tower was completed in 1858 and had its 150th anniversary on 31 May 2009. The tower has become one of the most prominent symbols of the United Kingdom.

According to a survey carried out in 2008, Big Ben is the UK’s most popular tourist attraction.

The Clock Tower is also known as Big Ben Tower, and is sometimes erroneously referred to as St. Stephen’s Tower. St Stephen’s Tower is actually found in the center of the west side of the Houses of Parliament, and acts as the public entrance. 4. Big Ben first chimed on the 31st of May, 1859.

The origin of the name “Big Ben” remains uncertain. Some believe that the Clock Tower was named after civil engineer and politician Benjamin Hall, who was very tall. Others believe the tower was named after heavyweight boxer Benjamin Caunt, an Englishman who won a tournament in the year the tower was at the center of a great debate in London.

At the time of its casting, Big Ben was the largest bell in the British Isles until “Great Paul”, a 16¾ ton (17 tonne) bell currently hung in St Paul’s Cathedral, was cast in 1881.

Big Ben is made out of tin and copper, plus pieces of the old Big Ben, which was broken up after it cracked. Apart from Big Ben, there are four nameless quarter bells which chime every quarter hour.

Big Ben chimes every 15 minutes and the sound can be heard for a radius of up to 5 miles. Whenever Parliament is in session, the Union Flag is flown from Victoria Tower. The clock’s time is adjusted every year with an old British penny. If the clock is fast, a penny is added to the pendulum, and if the clock is slow, one is removed.

the history of Big Ben began with a problem. Its construction was marked by delays in delivery, budget issues and bureaucracy. Additionally, the tower was too small for the mechanical clock, and the 16.25 tonne bell broke the day after testing, so a replacement had to be very gently placed in the bell tower. The minute hand has also been changed twice, since it was too heavy to move around the clock face.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

Vừa khám phá Big Ben vừa luyện nghe tiếng Anh nhé:

http://www.youtube.com/watch?v=-w6tK4jCH6w

Photo Show: Inside a British pub. – Phóng sự ảnh: Bên trong một quán pub Anh.

Nếu như bạn mới chuyển đến sống ở một khu vực mới, chắc chắn bạn sẽ phải tốn thời gian để xây dựng những mối quan hệ bạn bè mới. Và ở Anh, một trong những địa chỉ lý tưởng để làm nhiệm vụ kết nối cộng đồng đó là quán pub.  Và hôm nay, English4ALL sẽ cùng bạn đi tham quan một số quán pub truyền thống ở Anh xem bên trong những “đình làng phương Tây” đó là gì nhé.

 

[metaslider id=625]

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn