Changing the Guards – A must-to-see in London. Nghi thức đổi gác cung điện Buckingham – Đừng bỏ lỡ khi đến London!

[dropcap]T[/dropcap]ương tự như người Hà Nội tự hào về Lễ thượng cờ trên Quảng trường Ba Đình mỗi buổi sớm mai, người dân Anh cũng rất hãnh diện về nghi thức đổi gác hàng ngày trước cung điện Buckingham mà rất nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới luôn háo hức, mong chờ được tận mắt chứng kiến. Đây không chỉ là một nghi thức đổi gác thông thường mà đã trở thành một hoạt động văn hoá thường nhật đầy cuốn hút. Hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL đến ga British Way để cùng tìm hiểu thêm đôi điều về nghi thức thú vị này nhé. All aboard!!!!

 

Changing guards

Đổi gác (Changing the Guards hay Guard Mounting) là hoạt động đổi ca của những người lính gác mới thay cho những người lính gác cũ.

Lực lượng lính gác đóng tại cung điện Buckingham được gọi là lính gác của nữ hoàng (The Queen’s Guard) và được chia thành hai phân đội (detachment): phân đội bảo vệ cung điện Buckingham và phân đội bảo vệ cung điện St. James. Nhiệm vụ canh gác này thường được đảm nhiệm bởi một tiểu đoàn (battalion) ngự lâm quân (Household Division) và đôi khi bởi các tiểu đoàn bộ binh (infantry) hoặc các đơn vị khác.

Khi các lính gác làm nhiệm vụ (on duty), họ được tuyển chọn từ một trong năm trung đoàn bảo vệ (regiments) của quân đội Anh: lính gác Scotland (the Scots Guards), lính gác Ai Len (the Irish Guards), lính gác xứ Wales (the Welsh Guards), vệ binh hoàng gia (the Grenadier Guards) và lính gác Coldstreams.

Cả năm lực lượng này tuy đều có chung trang phục truyền thống là áo chẽn đỏ (scarlet tunic) và mũ lông gấu (bearskin cap), tuy nhiên vẫn có thể nhận ra họ là thuộc đơn vị nào dựa trên số nút áo (buttons) và màu sắc và số lượng lông vũ (plume) gắn trên mũ. Ví dụ, lực lượng lính gác Scotland sẽ chỉ có 3 nút áo và không có lông vũ trên mũ, trong khi lực lượng lính gác xứ Wales lại mặc quân phục có 5 nút áo, và có lông vũ màu xanh trắng gắn phía bên trái mũ.

Lực lượng lính gác của nữ hoàng có một đội trưởng đứng đầu (luôn mang quân hàm thiếu tá (Major) và mỗi một phân đội lại có phân đội  trưởng mang quân hàm trung uý (Lieutenant). Người cầm cờ (Ensign) của tiểu đoàn làm nhiệm vụ gác sẽ là một thiếu uý (second lieutenant).

Phiên bàn giao luôn có một đội quân nhạc đi kèm. Người ta có thể chơi đủ thể loại nhạc như nhạc diễu binh cho tới nhạc phim và thậm chí cả những bản nhạc pop đang nổi.

Khi nữ hoàng có mặt trong cung điện, luôn có bốn lính gác đứng trước cửa cung điện, và khi nữ hoàng đi vắng, chỉ có hai lính gác.

Các đơn vị từ các vương quốc trong khối Thịnh vượng chung (Commonwealth realms) đôi khi cũng nhận nhiệm vụ gác. Vào tháng Năm, 1998, những người lính Canada đã lần đầu tiên gác ở cung điện Buckingham kể từ khi nữ hoàng đăng quang (the Coronation) năm 1953.

Lực lượng Ngự Lâm Quân đã bảo vệ Hoàng gia (the Sovereign) và các cung điện kể từ năm 1660. Cho đến năm 1689, hoàng gia chủ yếu sống ở Cung điện Whitehall và ở đó do Kị binh Ngự Lâm Quân bảo vệ.

Năm 1837, nữ hoàng Victoria chuyển vào cung điện Buckingham.

Tại cung điện Buckingham, phiên đổi gác diễn  ra vào vào lúc 11h30 sáng. Nghi thức được tổ chức hang ngày từ tháng Năm đến tháng Bảy, và cách nhật (on alternate dates) trong những tháng còn lại trong năm.

Tuy nhiên, cung điện Buckingham không phải là nơi duy nhất có nghi thức đổi gác. Ở lâu đài Windsor (Windsor Castle) nghi lễ được tổ chức vào lúc 11h00 sáng.

Trong những ngày trời mưa, nghi thức đổi gác không diễn ra.

Nghe thêm về nghi thức Đổi gác ở cung điên Buckingham

 

Changing the Guards at Buckingham Palace – a must-to-see in London.

Nghi thức đổi gác ở cung điện Buckingham Palace - Changing of the Guards

Changing the Guard or Guard Mounting is the process involving a new guard exchanging duty with the old guard.

The Guard which mounts at Buckingham Palace is called The Queen’s Guard and is divided into two Detachments: the Buckingham Palace Detachment (which is responsible for guarding Buckingham Palace), and the St. James’s Palace Detachment, (which guards St. James’s Palace). These guard duties are normally provided by a battalion of the Household Division and occasionally by other infantry battalions or other units.

When Guardsmen are on duty, the soldiers are drawn from one of the five regiments of Foot Guards in the British Army: the Scots Guards, the Irish Guards, the Welsh Guards, the Grenadier Guards and the Coldstream Guards.

The Queen’s Guard usually consists of Foot Guards in their full-dress uniform of red tunics and bearskins. . The five Regiments may be recognised by grouping of buttons on scarlet tunic or plume on bearskin cap.

The Queen’s Guard is commanded by a Captain (who usually holds the rank of Major), and each Detachment is commanded by a Lieutenant. The Colour of the Battalion providing the Guard is carried by a Second Lieutenant (who is known as the Ensign).

The handover is accompanied by a Guards band. The music played ranges from traditional military marches to songs from films and musicals and even familiar pop songs.

When The Queen is in residence, there are four sentries at the front of the building. When she is away there are two.

Units from Commonwealth realms occasionally take turn in Guard Mounting. In May 1998, Canadian soldiers from Princess Patricia’s Canadian Light Infantry mounted guard at Buckingham Palace for the first time since the Coronation in 1953.

Household Troops have guarded the Sovereign and the Royal Palaces since 1660. Until 1689, the Sovereign lived mainly at the Palace of Whitehall and was guarded there by Household Cavalry. Queen Victoria moved into Buckingham Palace in 1837,

At Buckingham Palace, Guard Mounting takes place at 11.30 am. It is held daily from May to July, and on alternate dates throughout the rest of the year.

However, Buckingham Palace is not the only place to see Guard Mounting. At Windsor Castle, the ceremony takes place at 11.00 am.

There is no Guard Mounting in very wet weather.
http://www.youtube.com/watch?v=JPsTqfqfPIY

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Tags: No tags

Comments are closed.