British Pub where you can get more than a beer! Pub, Quán bia ở Anh Quốc – Điểm hẹn văn hóa.

Người Việt xưa có cây đa – bến nước – sân đình là nơi tụ họp, gặp gỡ, và diễn ra các hoạt động cộng đồng thì ở Vương quốc Anh và các nước phương Tây những chức năng văn hóa đó thuộc về các quán bia (Pub). Trên từng góc phố, bên cạnh những quán bar, các vũ trường (disco club) mới xuất hiện cùng nhịp sống hiện đại ồn ào, các quán pub vẫn tồn tại song song như nét đẹp văn hóa của nước Anh truyền thống. British Way sẽ cùng các bạn khám phá những câu chuyện lý thú về các quán Pub truyền thống ở nước Anh nhé.

Một quán pub truyền thống của Anh
Một quán pub truyền thống của Anh

Các quán bia (Pub) (thực ra Pub là dạng rút gọn của từ Public House –Ngôi nhà chung., mở cửa cho công chúng), là tâm điểm (focal point) trong thiết chế sinh hoạt cộng đồng của người Anh bên cạnh các nhà thờ, đặc biệt là ở các làng quê. Người dân gặp gỡ, chuyện trò, ăn uống và giải trí đều tại đó. Đó là lý do dễ hiểu vì sao có tới hơn 60.000 quán bia trên khắp nước Anh (ở Anh và xứ Wales là 53.000, 5200 ở Scotland, và 1600 ở Bắc Ai-len). Quán bia lâu đời nhất trong lịch sử có từ thế kỉ thứ 11 , tên là Fighting Cocks ở St. Albans, Herts. Văn hóa Pub ở Anh du nhập từ các quán rượu (tavern) của người La Mã (Romans) khi họ xâm lược Anh.

Trong các quán bia truyền thống, thường có hai quầy bar, một quần thường vắng hơn, nhiều nơi còn có cả vườn hoặc gác mái (terrace) để khách có thể ngồi sưởi nắng trong mùa hè. Các nhóm bạn thường có một người lần lượt mua những chầu đồ uống (rounds of drinks) cho cả nhóm. Khi các quán đông khách, khách thường phải đợi khá lâu để được phục vụ. Mặc dù không cần xếp hàng (queue) nhưng nhân viên sẽ phục vụ người đợi lâu nhất trước. Nếu bạn vô tình đánh đổ đổ uống của một người lạ, theo phép lịch sự, bạn cần phải đề nghị một cho họ một ly khác.

Một quầy bar trong pub Anh
Một quầy bar trong pub Anh

Hầu hết các quán đều thuộc về một hãng bia nào đó (a brewery) nhưng họ cũng bán các loại bia khác, cả bia tươi và bia chai, các loại bia của địa phương cũng như bia nhập từ các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ…..Loại bia phổ biến nhất của Anh là bitter, một loại bia sẫm màu, để ở nhiệt độ phòng (không nóng, không lạnh). Bia Anh thường được nấu từ mạch (malt) và hoa bia (hops).

Ngày nay, người ta ưa chuộng loại bia nhẹ (lager) hơn. Loại bia này nhạt màu hơn và uống lạnh. Guinness, một loại bia sẫm màu, có kem, còn được gọi là stout, mặc dù được sản xuất tại Ai Len (Ireland) nhưng cũng rất được dân Anh ưa thích. Ở miền Tây nước Anh, loại bia nhẹ được làm từ táo (cider) rất phổ biến. Giống như rượu vang, nó cũng ngọt nhưng mạnh hơn bia.

Bia được bán theo pints – là một ly to, và halves cho ly nhỏ hơn.

(1 Pints tương đương với 568ml của người Anh, và 473ml của người Mỹ)

Một pint bia Guiness - Bia đen của Ireland
Một pint bia Guiness – Bia đen của Ireland

Nhiều người nghĩ rằng, đã đến pub chắc chỉ để uống bia, nhưng họ cũng phục vụ cả các loại đổ uống nhẹ không cồn (soft drink/non-alcoholic).

Người Anh uống trung bình 99.4 lít bia mỗi năm, và 80% lượng bia này được tiêu thụ các quán bia và các câu lạc bộ.

Tất cả các quán bia ở Anh đều cần phải có giấy phép (rất khó để có được giấy phép này), cho phép họ được mở cửa có khi cả 24 tiếng; nhưng hầu hết các quán thường chỉ mở từ 11h sáng đến 11h đêm.

Hầu như các quán bia đều phục vụ bữa trưa. Điển hình là Ploughman’s Lunch – “”bữa trưa của người thợ cày (gồm có phomat Cheddar, bánh mỳ, dưa muối, và hành), bên cạnh đó còn có tôm (scampi) , khoai tây chiên(chip), bánh táo và khoai (pie and chip), gà và khoai chiên.

The Ploughman Lunch - "Bữa trưa của Người Thợ Cày" truyền thống. Ngon!!!
The Ploughman Lunch – “Bữa trưa của Người Thợ Cày” truyền thống. Ngon!!!

Các quán bia đều có những cái tên truyền thống có từ rất lâu đời. Những cái tên điển hình như The Chequers, The White Swan, The Crown, The King’s Arms, The Red Lion và The White Horse. Người Anh cũng có thói quen sử dụng tên của quán pub để chỉ đường “Turn left at the Rose and Crown”. Phía ngoài của quán pub luôn có biển hiệu (sign) có tên và hình ảnh của quán.

Một biển hiệu của quán Pub
Một biển hiệu của quán Pub

Vào một quán bia của Anh, bạn có thể tham gia rất nhiều các trò chơi thú vị, đặc biệt là trò ném tiêu (darts) rất phổ biến. Các quán bia cổ ở vùng nông thông vẫn còn giữ được các trò chơi truyền thống như “Bat and Trap”(ở Kent) được chơi từ hàng trăm năm nay.

Theo luật pháp Anh, độ tuổi hợp pháp để có thể mua bia, rượu là 18 tuổi, nhưng nếu được sự cho phép của chủ quán (licensee), người 16-17 tuổi có thể được uống một ly bia, rượu vang, hoặc bia táo tại bàn ăn ở khu vực riêng nếu đi cùng với một người lớn. Việc bán bia rượu cho người đã say là bất hợp pháp. Mua rượu bia cho một người dưới tuổi (a minor) sẽ bị phạt tại chỗ (on-the-spot fine) £80.  Người 14 tuổi có thể vào quán bia một mình nếu chỉ để ăn. Trước 9h tối, trẻ em được phép đi cùng cha mẹ vào quán bia để ăn tối. Tuy nhiên, nếu ở nhà, trẻ em chỉ cần từ 5 tuổi trở lên nếu được phép của cha mẹ (parental consent) có thể được uống đồ uống có cồn.

Bạn có biết?

  • Từ Pub-crawl (đôi khi còn gọi là bar-crawl, bar-tour, hay bar-hopping) thường được dùng để chỉ một cuộc vui chè chén giữa một nhóm bạn, họ thường đi hết quán pub này đến quán khác, mỗi quán chỉ uống một vài chầu. Tiếng Việt thường dịch là “Cuộc rượu chè bù khú” xem ra không chuẩn và mang ý tiêu cực, thực sự đây là một nét văn hóa điển hình rất vui nhộn của các nước phương  Tây ngày nay. Hãy vui và hãy uống, miễn đừng tự biến mình thành một “hangover” (chỉ người uống quá nhiều, đến ngày hôm sau vẫn còn “trên mây”) là được.
  • Gastro-pub (sự kết hơp giữa Gastronomy và Pub) là một kiểu hình quán pub mới ở Anh, không chỉ là nơi bán bia rượu và các món ăn bình dân, mà còn phục vụ những món ăn ngon, cao cấp (fine-dining) được dân Anh rất ưa chuộng. Năm 1991, quán The Eagle ở khu vực Clerkenwell, London là trở thành gastropub đầu tiên. Đến năm 2012, từ gastropub mới được đưa vào từ điển Meriam Webster.
  • Ở Anh, nếu có một nhà thờ tên là St.Mary thì quán pub gần nhất sẽ có tên là The Star.
  • Tập quán trong các pub của Anh khác biệt so với các quán bar Mỹ. Ở Anh, bạn phải tự đến quầy bar để gọi đồ uống và thức ăn và trả tiền ngay, không có phục vụ tại bàn. Nhân viên của quán pub cũng không thường xuyên được cho tiền boa (tipping). Nhưng nếu muốn tip cho nhân viên quầy bar, theo truyền thống người ta thường hỏi “Would you like a drink yourself?”
  • Chủ của một quán pub thường được gọi là “publican” hay “landlord”. Nhân viên quầy bar được gọi là Bartender (nam) hoặc Barmaid (nữ)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook and use them to tell your own story.

  1. Pub (n)
  2. Focal point (n)
  3. Tavern (n)
  4. Romans (n)
  5. Terrace (n)
  6. Rounds of drinks (n)
  7. Queue (v)
  8. A brewery (n)
  9. bitter (n)
  10. malt (n)
  • hops (n)
  • lager (n)
  • cider (n)
  • Pint/halves (n)
  • Soft-drink/non-alcoholic (n)
  • Sign (n)
  • Darts (n)
  • Licensee (n)
  • A minor (n)
  • On-the-spot fine (n)

 

Fish & Chip – The pride of British! Cá & Khoai tây chiên –Niềm tự hào của người Anh.

Nếu như người Việt luôn yêu và tự hào về Phở – món ăn truyền thống đã lan tỏa đi khắp năm châu như một sứ giả văn hóa, người Ý kiêu hãnh với món bánh pizza đang lên ngôi trong cuộc sống hiện đại bận rộn, thì người Anh có điều gì để tự hào về nền ẩm thực của họ. Có người đã nói đùa rằng có lẽ cuốn sách dạy nấu ăn của người Anh là mỏng nhất thế giới có lẽ vì họ không có nhiều món ăn như các quốc gia khác.  Tuy nhiên, nếu bạn hỏi một người Anh gốc, món nào là “national dish” của Anh Quốc, họ sẽ tự hào trả lời bạn: Fish & Chip. Hôm nay hãy cùng English4ALL tới ga British Way để “nếm” thử món ăn có vẻ đơn giản nhưng rất hấp dẫn này nhé. 

Fish and Chip

Biển giới thiệu phía ngoài cửa hàng fish&chip đầu tiên tại Anh.
Biển giới thiệu phía ngoài cửa hàng fish&chip đầu tiên tại Anh.

London cũng như hầu hết các thành phố của Anh luôn ngập tràn những cửa hàng bán đồ ăn sẵn để mang đi (take-away shop), đồ ăn của Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hiện hữu trên từng góc phố cạnh tranh với những chuỗi cửa hàng McDonald, Burger Kings. Tuy nhiên, để thưởng thức một món ăn nhanh thuần Anh, điển hình của Anh, mời bạn hãy thử món Fish & Chip. Nhà sáng chế James Watt không thể ngờ rằng những đầu máy hơi nước do ông chế tạo ra không chỉ mở đầu một cuộc cách mạng công nghiệp lừng lẫy lịch sử, mà còn mang lại cho người dân Anh một món ăn mới. Mặc dù là một đảo quốc, và món cá chiên giòn đã xuất hiện ở Anh từ thế kỉ 16 do những người Do Thái (Jewish) chạy nạn khỏi Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha mang tới, nhưng phải đến những năm 1860, món “fish & chip” mới trở nên phổ biến khi xe lửa bắt đầu chở cá tươi từ vùng biển phía đông tới các thành phố của Anh. Đây cũng là năm ra đời của cửa hàng fish & chip đầu tiên ở London và cũng là của cả nước Anh do Joseph Malin mở ra. Ngay khi ra đời, món ăn này đã được tầng lớp công nhân lao động (working class) của Anh ưa thích vì ngon, rẻ, và tiện lợi.

Cá được dùng trong món ăn này phải là loại cá thịt trắng (white fish) như cod, haddock, plaice, huss….được chiên giòn sau khi đã tẩm bột, và ăn kèm với khoai tây chiên (chip). Bột dùng để tẩm với cá thường được cho thêm bột sô đa (baking soda), giấm, bia để tạo độ giòn và màu sắc đẹp. Loại khoai tây chiên truyền thống dành cho Fish & Chip thường được thái dày hơn khoai tây chiên kiểu Mỹ (American-style French-fries), điều này giúp cho “chip” của Anh ít dầu hơn kiểu Mỹ – loại hay được bán trong các chuỗi cửa hang ăn nhanh. Tất cả được gói trong giấy báo sau khi rắc muối (salt) và giấm mạch (malt vinegar). Người cũng thường ăn món này kèm với đậu (mushy peas)

Một cửa hàng fish & chip ngày nay.
Một cửa hàng fish & chip ngày nay.

Truyền thống không ăn thịt vào ngày thứ Sáu của người Công Giáo La Mã, đặc biệt là trong mùa lễ chay (Lent season) khoảng 40 ngày trước lễ Phục Sinh (Easter) lý giải vì sao các nhà hàng Anh luôn có món fish&chip trong thực đơn Thứ Sáu – đây là ngày truyền thống để mọi người thưởng thức món này thay vì các loại thịt động vật khác.

Từ Anh, fish & chip đã lan đi khắp các nước nói tiếng Anh như Ai Len, Mỹ, Úc, Canada và dần dần trở thành một món ăn quốc tế bên cạnh món gà rán của Mỹ, mỳ Ý……

Bạn có biết?

  • Một cửa hàng bán món fish & chip hiện đại thường được người Anh gọi là chippy hay chipper.
  • Các cửa hàng fish & chip ở Anh mỗi năm tiêu thụ 25% lượng cá thịt trắng và 10% khoai tây của cả nước Anh.
  • Các chủ cửa hàng Fish & Chip thường nghĩ ra những cái tên rất ấn tượng cho quán của mình như “A Salt and Battery”, “The Codfather”,”The Frying Scotsman”,”Oh My Cod”, hay”Frying Nemo”

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words have you got today?

Drop them in your wordbook and use them to tell your own story.

  1. National dish (n)
  2. Take-away shop (n)
  3. Jewish (n)
  4. Working-class (n)
  5. White-fish (n)
  • Chip (n)
  • American-style French Fries (n)
  • Salt/Malt- vinegar (n)
  • Mushy peas (n)
  • Lent season – Easter

Drink tea Like a British! Thú vui uống trà của người Anh.

Trà (tea) là loại đồ uống lâu đời và có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trải qua thời gian uống trà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng ở một số quốc gia, tuy không trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà tinh tế và thanh cao như người Nhật, nhưng thú vui uống trà của người Anh cũng là một điều vô cùng thú vị với những ai một lần đến với xứ sở sương mù. Chuyến tàu đầu tiên dừng ở ga British Way sẽ chia sẻ với các bạn đôi điều về đặc sản văn hóa lâu đời này của nước Anh nhé.