You should be SHAMEFUL of yourself! Nope, I am ASHAMED of myself. PHÂN BIỆT CÁC TỪ CHỈ XẤU HỔ TRONG TIẾNG ANH: ASHAMED, SHAMEFUL, SHY, EMBARRASSED

Bạn không thể đứng trước đám đông, vì bạn cảm thấy xấu hổ.

Bạn không dám nhìn thẳng vào mắt ai đó, vì bạn cảm thấy xấu hổ vì nói dối họ.

Bạn đi ăn và phát hiện bỏ quên ví ở nhà lúc thanh toán, thật là xấu hổ.

Vâng, trong tiếng Việt, tất cả các cảm giác kể trên của bạn chỉ được diễn tả chung chung bằng một tính từ XẤU HỔ. Tuy nhiên, với tư duy ngôn ngữ chính xác, người Anh lại sử dụng tới ba tính từ khác nhau để nói về cảm giác, cảm xúc xấu hổ trong ba tình huống trên: SHY, ASHAMED, và EMBARRASSED……Đã bao giờ bạn nhầm lẫn và khó sử khi sử dụng ba từ này chưa? Hãy để English4ALL gỡ rối cho bạn tại ga Stop Confusing tuần này nhé. All aboard!

Shameful ashamed

1. SHY

Shy là một tính từ (an adjective) diễn tả cá tính (personality) hay tính cách (character) của một người. Nếu một ai đó shy, tức là họ hãy bẽn lẽn, rụt rè, hay cảm thấy căng thẳng trong việc gặp gỡ và nói chuyện với người mới, hay e ngại đứng trước đám đông. Nói tóm lại, họ cảm thấy không tự tin (not confident) cho lắm, nên ta nói rằng họ SHY (hay xấu hổ – e ngại)

Ví dụ:

Annie doesn’t like going to karaoke bars, because she is so shy and doesn’t want to sing in front of people.

(Annie không thích đến các quán karaoke bởi vì cô ấy rất dễ xấu hổ và không muốn hát trước mặt mọi người)

 

 

My best friend is always talking to strangers in the club. He’s definitely not shy.

(Thằng bạn thân của tôi luôn nói chuyện với những người lạ ở CLB. Nó rõ ràng là chẳng xấu hổ, e ngại gì cả)

 

 

I’m shy of speaking in front of large audiences.

(Tôi ngại nói trước đám đông lắm)

 

2. EMBARRASSED

 

Embarrassed cũng là một tính từ (an adjective) thường được sử dụng để diễn tả cảm giác (feeling) của một ai đó trong một tình huống (a social situation) mà người đó cảm thấy không thoải mái, khó chịu (discomfort) vì một lý do bất thường, khó chấp nhận về mặt xã hội (socially unacceptable event). Thường đó là một tình huống bất khả kháng, do tai nạn hay sơ ý mà gây ra, ví dụ: bạn quên mất tên của một ai đó, bước vào phòng mà quên chưa kéo khóa quần, hay mải đá cầu với bạn mà bị rách quần, quên ví………Trong những hoàn cảnh như vậy, bạn thường sẽ cảm thấy EMBARRASSED (xấu hổ, lúng túng, bối rối)

Ví dụ:

 

Mai was really embarrassed when she realised she had food stuck in her teeth.

(Mai cảm thấy xấu hổ, bối rối khi cô ây nhận ra bị giắt răng)

 

 

Kenny was so embarrased when he forgot the words to the song during the performance.

(Kenny cảm thấy xấu hổ khi anh ấy quên lời bài hát giữa buổi diễn)

 

 

Linnie was too embarrassed to go swimming, because of the scar on her back.

(Linnie thường ngại, thường xấu hổ khi đi bơi, vì vết sẹo trên lưng cô ấy)

 

 

When Mindy dropped her plate in the school canteen, everyone laughed. She was so embarrased that her face turned red.

(Khi Mindy đánh rơi cái đĩa trong căng tin của trường, ai cũng cười. Cô ấy xấu hổ đến đỏ mặt)

 

3. ASHAMED và SHAMEFUL

 

Khi bạn cảm thấy ashamed về một điều gì đó, thì cũng là cảm giác tương tự như embarrassed. Ashamed khác ở chỗ thường dùng để diễn tả cảm giác về cái mà bạn làm sai (wrong), và bạn biết là bạn đã sai khi làm điều đó. Trong khi embarrassed dùng trong các tình huống khó xử, bối rối thì ashamed lại dùng với những việc làm trái đạo đức (morally wrong). Do đó, có thể thấy rằng ashamed mạnh hơn là embarrassed.

 

Ví dụ:

I felt so ashamed after lying to my parents.

(Tôi cảm thấy xấu hổ sau khi nói dối cha mẹ)

 

 

 

You should be ashamed of yourself for cheating on the test.

(Cậu phải xấu hổ về chính bản thân vì đã gian lận trong kỳ thi)

 

 

The parents should be ashamed for leaving their children at home alone.

(Các bậc phụ huynh nên cảm thấy xấu hổ vì bỏ con ở nhà một mình)

 

 

Bạn có thể dùng ashamed để nói về cảm giác của bạn khi ai đó gần gũi với bạn (người thân, bạn bè) làm điều gì đó sai.

 

 

 

Some people think that the parents of bad children should be ashamed.

(Người ta nói rằng phụ huynh của những đứa trẻ hư nên biết xấu hổ)

 

 

Luyen’s brother felt so ashamed of his brother when he was found guilty of murder.

(Anh trai của thằng Luyện cảm thấy xấu hổ khi hắn bị kết tội giết người)

 

 

Bạn cũng dùng ashamed khi bạn thấy rằng mình làm người khác thất vọng (let other people down) dù rằng nguyên nhân của sự thất vọng đó không có gì sai trái cả.

 

I felt so ashamed when I lost my job and didn’t have enough money saved to support my family.

(Tôi cảm thấy xấu hổ khi tôi mất việc và không có đủ tiền để nuôi cả nhà)

 

Lưu ý:

Đôi khi có sự trùng lặp giữa embarrassedashamed, và trong một số tình huống bạn phải dựa vào mức độ nặng nhẹ của cảm xúc để quyết định nên sử dụng từ nào cho phù hợp

 

Shameful nghĩa cũng tương tự như ashamed nhưng khác ở chỗ: ashamed dùng để nói về cảm giác xấu hổ đối với người thực hiện hành động, việc làm sai tráí, còn shameful là để nói về bản chất của hành động, việc làm sai trái đó: đáng xấu hổ, đáng hổ thẹn.

Ví dụ:

 

You tell a lie to your mother. (Bạn nói dối mẹ bạn)

You feel ashamed. (Bạn cảm thấy xấu hổ)

The thing you did (eg the lie) is shameful. (Việc bạn làm – nói dối- là đáng hổ thẹn, xấu hổ)

(Trong một số tình huống ít phổ biến, có thể nói you feel full of shame).

Ví dụ:

I couldn’t see anything shameful in what I had done.

(Tôi chẳng thấy có điều gì đáng xấu hổ trong những gì tôi làm cả)

 

The crime figures are shameful.

(Con số về tình trạng phạm tội thật đáng xấu hổ)

 

The family kept their shameful secret for years.

(Gia đình này đã giữ kín những bí mật xấu hổ của họ suốt bao năm qua)

 

Tóm lại

 

Dùng shy để nói về tính cách con người (person’s personality): hay xấu hổ, e dè, ngại ngần.

Dùng embarrassed để nói về cảm giác xấu hổ, lúng túng, bối rối trong một số tình huống khó xử nhất định.

 

Dùng ashamed để diễn tả cảm giác xấu hổ, hối hận khi đã làm một việc gì đó sai trái về mặt đạo đức.

Dùng shameful để nói về bản chất của những việc làm sai trái đó.

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Alternative words for ‘Yes’ and ‘No’ in English- Những từ dùng để thay thế Yes và No. 

Tưởng chừng như rất ngắn và rất đơn giản, nhưng “Yes” và “No” lại là hai trong số những từ quan trọng nhất trong tiếng Anh và được sử dụng hàng ngày trong rất nhiều các bối cảnh giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng còn rất nhiều những từ khác trong tiếng Anh có ý nghĩa tương tự như “Yes” và “No”. Mỗi một từ lại biểu thị một sắc thái ý nghĩa khác biệt và thường được sử dụng trong những văn cảnh nhất định. Hãy cùng English4ALL ngày thứ tư khám phá thêm về những từ này tại ga English on the Street nhé! All aboard!

Yes!

 

Những từ thay thế “Yes”

 

Sure – Một cách thông thường và khá thoải mái để nói “Yes”. Sử dụng Sure để thể hiện sự nhất trí cao độ, đồng ý hoàn toàn với ý kiến hay yêu cầu của ai đó, cũng dùng để thể hiện sự chấp thuận

 

Okay – Nguồn gốc của từ này còn rất nhiều tranh cãi, nhưng hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đây là một từ viết tắt (an abbreviation) của ‘Oll Korrekt’ – một cách cố tình đánh vần sai của ‘all correct’ rất phổ biến ở Mỹ những năm 1800. Ngày nay, OKAY rất gần nghĩa với Yes.

 

Yeah – Là dạng biến thể thường gặp nhất của Yes, trẻ con thường bị mắng ở trường khi dùng “yeah” thay cho Yes khi nói với giáo viên. Đôi khi ta gặp trường hợp từ Yeah kết hợp với Absolutely! Tạo thành “Yeahsolutely!”.

 

Affirmative – Thường sử dụng trong quân đội hay giao tiếp qua radio, thực ra đây là một tính từ mang nghĩa “Điều này đã được xác nhận!” (‘this has been affirmed’)

 

Aye – Đây là một trong những từ nổi tiếng nhất gắn liền với ngôn ngữ hàng hải (naval language) và những tên cướp biển (pirates) . Bạn có thể nghe thấy các thuỷ thủ hét lên (‘Aye aye Captain!’) (Rõ thưa thuyền trưởng!) trong các bộ phim về hải tặc.

No

 

Những từ thay thế cho No

 

Nope – Là một cách rất thông thường để nói “No”. Nope có thể hiểu là ngược nghĩa của “Yeah”.

 

Nah – Là một cách nói No khác, nhưng thể hiện sự phớt lờ, không quan tâm tới điều mà bạn đang trả lời.

 

Negative – Đây là một tính từ ngược nghĩa với ‘Affirmative’ trong thuật ngữ quân sự.

 

No way – Là một cách thái quá để nói “No”,cụm từ này nhấn mạnh ý phủ định: Không đời nào! Không bao giờ!

 

Nay – Là ngược nghĩa của “Yay”, từ này đã cũ và thường sử dụng khi người ta tiến hành bầu cử (taking a vote).

 

 

Bạn có biết?

Rất nhiều người Anh không thể trả lời cho bạn được Yes và No là từ loại gì. Tuy nhiên Yes và No thường được coi là Trạng từ (adverb).

 

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Working as a teacher is his bread and butter – Thành ngữ tiếng Anh thú vị từ Bánh Mỳ (Bread Idioms)

Bánh mỳ với người Phương Tây cũng giống như thóc gạo của người Á Đông, đó là không chỉ là một thức ăn hàng ngày mà còn là biểu tượng của cuộc sống vật chất quen thuộc và gẫn gũi với mỗi người Anh- Mỹ. Và như một lẽ tự nhiên, bánh mỳ đã đi vào ngôn ngữ Anh thông qua rất nhiều những thành ngữ mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong đời sống giao tiếng hàng ngày bằng tiếng Anh. Hãy cùng English4ALL tới ga I am Idiom tuần này để học thêm những thành ngữ tiếng Anh thú vị từ bánh mỳ bạn nhé. All aboard!

Bread 2

1. Những ngày muà đông giá rét như thế này, không có gì sung sướng bằng được ở trong một ngôi nhà ấm cúng và uống một ly trà nóng. Và người Anh đã ưu ái sử dụng hình ảnh của lát bánh mỳ nướng buổi sáng để nói về sự ấm áp qua cách nói as warm as toast. Muốn biết as warm as toast là như thế nào, bạn hãy đi bộ thật lâu dưới tuyết sau đó chạy về nhà, bạn sẽ hiểu.

Ví dụ:

Our house was as warm as toast when we came in from the rain.

(Khi chúng tôi từ trong mưa trở vào, căn nhà của chúng tôi vô cùng ấm áp)

 

2. Hôm trước gặp một người bạn cũ cùng lớp trên phố, cậu ta hỏi han mình đủ thứ chuyện, rồi còn hỏi về vấn đề “bread and butter” của mình. Mình đã ra sức giải thích với nó là: bọn tau là người Á Đông, chủ yếu ăn cơm nấu từ gạo, chỉ thỉnh thoảng mới ăn bánh mỳ và bơ, nhưng hắn cứ cười. Hoá ra “bread and butter” còn có nghĩa là nguồn thu nhập (income) hay “cần câu cơm” giúp bạn sinh sống, trang trải các chi phí thiết yếu của cuộc sống.

Ví dụ:

Most people are worried about bread-and-butter issues like jobs and taxes.

(Mọi người thường lo lắng về những vấn đề cơm áo gạo tiền như việc làm và thuế má)

Còn a bread-and-butter letter không phải là thư mời đi ăn bánh mỳ bơ, mà thường là một lá thư cảm ơn, hay báo trước một cuộc thăm viếng.

Ví dụ: When I got back from the sales meeting, I took two days to write bread-and-butter letters to the people I met.

(Khi tôi trở về từ hội nghị bán hàng, tôi mất hai ngày để viết thư cảm ơn cho những người tôi gặp)

Bread And Butter 2

 

3. Nếu muốn khen một thứ gì đó là tốt nhất, tuyệt nhất, hoàn hảo nhất, là “đỉnh của đỉnh”, hãy nói the greatest thing since sliced bread

Ví dụ:

My mother believes that the microwave oven is the greatest thing since sliced bread.

(Mẹ tớ tin rằng cái lò vi song là thứ tuyệt vời nhất từ trước đến nay)

 

4. “Méo mó có hơn không” nói bằng tiếng Anh thế nào các bạn nhỉ?

Ah, đây rồi, half a loaf is better than none.

Ví dụ:

Half a loaf is better than none and I would rather work part-time than have no job at all.

(Thà méo mó có hơn không, và tôi thà làm việc bán thời gian còn hơn thất nghiệp)

 

5. Một chiếc bánh mỳ nếu nướng nửa vời half-baked chắc là sẽ không thể ăn được, và chắc chắn một ý định, kế hoạch, ý tưởng half-baked: không được nghiên cứu, cân nhắc, tính toán kĩ chắc cũng khó để có thể thành công.

Ví dụ:

Our friend has a half-baked idea about starting a new business but most of us think that it will fail.

(Bạn của chúng tôi có một ý tưởng nửa vời về chuyện khởi sự doanh nghiệp nhưng hầu hết bọn tôi nghĩ rằng nó sẽ thất bại)

 

6. Nếu như cuộc đời của chúng ta là một chiếc bánh mỳ, thì chắc chỉ có bố mẹ và gia đình mới biết được nửa nào đã được phết bơ (know which side one’s bread is buttered) – biết điều gì là tốt, là có lợi cho chúng ta.

Ví dụ:

My aunt knows which side her bread is buttered when she visits her sister.

(Dì tôi biết thế nào là tốt nhất khi bà đến thăm chị gái)

 

7. Nếu như đã rất lâu rồi bạn chưa break bread with someone, tức là lâu rồi bạn không dùng bữa cùng với họ.

Ví dụ:

I haven’t broken bread with my parents in a long time.

(Lâu lắm rồi tôi không ăn cơm cùng với bố mẹ)

Bread 4
Thế này gọi là break bread with someone này

 

8. Mấy hôm nay truyền thông trong nước có vẻ muốn dùng cuộc thi hoa hậu Việt Nam để làm bread and circuses, làm lu mờ, xoa dịu đi, hay đánh lạc hướng sự tức giận của dư luận đối với vụ lùm xùm Công Phượng của VTV24 và rất nhiều các vấn đề bê bối khác.

Ví dụ: Tax cuts are just bread and circuses designed to distract attention from the underlying economic crisis

(Giảm thuế chỉ là chiêu trò để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

 

 

Why we called it Boxing Day? – Nguồn gốc của Boxing Day (Origin of Boxing Day)

Boxing Day là ngày gì? Hãy hỏi các tín đồ shopping và họ sẽ trả lời bạn rằng: đó là một trong hai ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm, cùng với ngày Black Friday. Boxing Day luôn được ấn định là ngày đầu tiên sau ngày Giáng Sinh (Christmas Day), ngày 26 tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, Boxing Day còn có từ rất lâu trước khi các trung tâm mua sắm, các khu phố thương mại xuất hiện như bây giờ. Vậy tại sao ngày Boxing Day lại có tên gọi như vậy, phải chăng đó là ngày người ta tổ chức các giải đấm bốc (Boxing) giống như người Việt tổ chức chọi gà, đua thuyền trong các dịp lễ hội? Chỉ còn 18 ngày nữa là đến Boxing Day của năm 2014 rồi, và chuyến tàu đầu tuần của English4ALL hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm hiểu vì sao lại gọi là Boxing Day nhé! All aboard!

Boxing Day 1
Quang cảnh Boxing Day ở Anh.

Boxing Day là một ngày nghỉ lễ được kỉ niệm ở Anh và các nước thuộc khối Thịnh Vượng Chung (other Commonwealth nations) khác nhưng có lẽ ngay cả nhiều người bản xứ cũng ít khi để ý vì sao lại có ngày này, với họ, đơn giản đây chỉ là một ngày lễ mà khi họ sinh ra đã có.

Về nguồn gốc, Boxing Day hoàn toàn không liên quan gì đến môn quyền anh (boxing) và văn hoá mua sắm hàng giảm giá sau Giáng Sinh (post-Christmas sale) như ngày nay chúng ta vẫn thấy.

Ngày 26 tháng 12 hàng năm còn được gọi là ngày Thánh Stephen ( St. Stephen’s Day) và được kỉ niệm từ thời kỳ đầu của Công giáo. Mặc dù thánh Stephen là vị thánh tử vì đạo đầu tiên(the first Christian martyr) và cũng là một vị thánh quan trọng đến mức có thể tưởng niệm chỉ sau ngày Giáng Sinh (Christmas Day), tuy nhiên đến năm 1809, thuật ngữ Boxing Day mới lần đầu tiên xuất hiện.

Có ít nhất ba cách giải thích về sự ra đời của ngày Boxing Day.

Một cách giải thích đến từ các nghi lễ tôn giáo: từ “box” là chỉ the alms box (hòm công đức) thường dùng để quyên góp tiền trong nhà thờ. Và vào ngày St Stephen’s Day (tức ngày 26/12), hòm sẽ được mở và tiền được chia cho người nghèo.

Một cách giải thích khác lại đến từ ngành hàng hải. Ngày xưa khi các con thuyền buôn lớn trước khi ra khơi bao giờ cũng mang theo một hộp tiền được niêm phong (a sealed box of money) để cầu may mắn, bình an. Thuỷ thủ đoàn trên chiếc tàu đó sẽ lần lượt bỏ tiền vào hộp. Khi chiếc thuyền đi thuận buồm xuôi gió trở về, một thầy tu (a priest) sẽ mở chiếc hộp vào ngày Giáng Sinh và phân phát tiền cho người nghèo. Tuy nhiên, cách giải thích này chưa hợp lý, bởi vì nếu như vậy,Boxing Day sẽ là ngày 25 chứ không phải 26/12.

Cách giải thích hợp lý nhất đó là Boxing Day ra đời dựa theo truyền thống tặng Christmas Box (hộp đựng tiền hoặc quà tặng) cho những người phục vụ (servants) vào ngày sau Lễ Giáng Sinh, giống như một phần thưởng. Một số người khác lại cho rằng, vào thế kỉ 18, các lãnh chúa (The Lords and Ladies) thường gói (box) đồ ăn thừa (leftover) của họ và đôi khi là quà tặng để phân phát cho các tá điền, nông nô thuê đất hoặc làm việc cho họ vào ngày sau Giáng Sinh. Truyền thống này từ năm 1663 đã được ghi nhận trong nhật ký của Samuel Pepy. Ngày nay, truyền thống này vẫn còn tiếp tục. Các hộ gia đình thường chuẩn bị sẵn một ít tiền hoặc quà để tặng cho những người đã thường xuyên lui tới phục vụ gia đình mình trong cả năm như người đưa sữa (milkman), người giao báo (paper boy)……, ở các công sở, người chủ (employers) cũng nhân dịp này tặng quà cho nhân viên. Ở các trường học trên khắp cả nước, quà tặng được tập hợp vào các Christmas Boxes để gửi tặng trẻ em ở các nước nghèo hơn.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

10 Interesting Facts and Figures about Trafalgar Square – London. – 10 Điều thú vị về Quảng trường Trafagar ở London.

Hàng năm mỗi khi thấy cây thông khổng lồ được dựng lên và sáng đèn trên quảng trường Trafagar, đó là lúc một mùa Giáng Sinh nữa đang đến gần. Không chỉ được mệnh danh là “trái tim của London”, quảng trường Trafagar còn là một trong những quảng trường đẹp và nổi tiếng nhất thế giới mà không du khách nào có thể bỏ qua khi đến thăm Vương Quốc Anh với những dấu ấn kiến trúc hoành tráng vẫn còn lại qua bao năm tháng. Quảng trường Trafagar còn chứa đựng nhiều điều thú vị hơn thế nữa mà English4ALL hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn trong chuyến tàu thứ Sáu của British Way. All aboard!

Trafagar 7
Toàn cảnh Trafagar Square nhìn từ Nhà triển lãm quốc gia (National Gallery)

1. Điểm nhấn chính (centrepiece) của quảng trường Trafagar (Trafagar Square) là cột đá Nelson (Nelson Column) được dựng lên để vinh danh Đô Đốc (Admiral) Horatio Nelson người đã lãnh đạo quân Anh giành chiến thắng trong trận Trafagar (Battle of Trafagar). Cột Nelson cao 169.3 feet (gần 52m), được phục chế lại vào năm 2006

Trafagar 2
Tượng Đô Đốc Nelson trên đỉnh cột đá

2. Phần bệ đỡ (pedestal) của cột Nelson được trang trí bằng bốn bức phù điêu bằng đồng (four bronze relief panels), mỗi tấm rộng 18 feet vuông, được đúc từ súng ống thu được của quân Pháp. Bốn bức phù điêu này khắc hoạ (depict) cảnh trận Cape St Vincent, trận sông Nile, trận Copenhagen, và cảnh tướng Nelson tử trận ở Trafagar.

Trafagar 8
Một trong 4 tấm phù điêu dưới chân cột đá Nelson

3. Các đài phun nước (fountains) ở quảng trường Trafagar, mặc dù mang tính chất biểu tượng cho cả quảng trường nhưng vẫn không tránh khỏi lệnh cấm của chính phủ trong mùa hè năm 2012, các đài phun nước này phải ngừng hoạt động do hạn hán kéo dài (prolonged drought ) ở Anh

Trafagar
Một trong hai đài phun nước trên Trafagar Square

4. Tại quảng trường có 4 bệ tượng (plinths) ở bốn góc vuông, 3 trong số đó đặt tượng của các vị vua trước đây của Anh Quốc. Riêng bệ tượng thứ tư, không bao giờ đặt tượng cố định mà trở thành nơi luân phiên trưng bày nghệ thuật. Trước đây đặt mô hình tàu HMS Victory (tàu của Đô đốc Nelson), đôi khi đổi thành Powerless Structures – tượng một cậu bé trên con ngựa gỗ (rocking horse) cao 4.1 m, đúc bằng đồng là tác phẩm của Michael Elmgreen và Ingar Dragset . Năm 2013, con ngựa gỗ sẽ được thay thế bằng Hahn / Cock – tượng một chú gà trống, biểu tượng cho “sự tái sinh- bừng tỉnh và sức mạnh” (regeneration, awakening and strength) của nghệ sĩ Katharina Fritsch.

Trafagar 4

Trafagar 5

Trafagar 6

5. Quảng trường Trafagar Square từng nổi tiếng là ngôi nhà của hàng ngàn chú chim bồ câu. Tuy nhiên việc cho chim ăn bừa bãi đôi khi lại thành gây hại, vì vậy vào năm 2003, thị trưởng London Ken Livingston đã tuyên chiến với bồ câu bằng lệnh cấm cho bồ câu ăn (cũng như bán các loại đồ ăn choc him gần khu vực quảng trường). Chính quyền còn thuê hẳn một con diều hâu (a hawk) để xua đuổi bồ câu. Dần dần đã giải tán được vấn nạn bồ câu, và đã có thể tổ chức các buổi hoà nhạc (concerts) hay sự kiện công cộng (public events) tại đây.

6. Mỗi năm, có một cây Giáng Sinh (a Christmas tree) được đặt ở giữa trung tâm quảng trường. Năm nào cũng cùng một loại cây giống nhau, một cây vân sam Na Uy (a Norwegian Spruce), đây là quà tặng của Na Uy để tỏ lòng biết ơn của nhân dân Na Uy đối với sự giúp đỡ của Anh trong Đại chiến thế giới lần thứ 2. Theo truyền thống, thị trường của Westminster (the Lord Mayor of Westminster) sẽ thăm Oslo – thủ đô Na Uy vào cuối mùa thu để tham gia hạ cây, và thị trường của Oslo sẽ đến London để thắp đèn cho cây vào dịp Giáng Sinh. Theo truyền thống Na Uy, đèn Giáng Sinh sẽ được treo dọc từ trên xuống (vertically) thay vì treo vòng xung quanh cây.

Cây Giáng Sinh ở Trafagar Square lên đèn là báo hiệu một mùa Giáng Sinh đã đến
Cây Giáng Sinh ở Trafagar Square lên đèn là báo hiệu một mùa Giáng Sinh đã đến

7. Có 17 tuyến xe bus chạy qua quảng trường Trafagar – hình thành nên một giao điểm của hệ thống giao thông London.

8. Trước kia quảng trường bốn phía đều giao nhau với những con đường rất đông đúc, tạo ra nguy hiểm cho khách tham quan. Năm 2003, quảng trường được quy hoạch lại và con phố phía trước Nhà triển lãm quốc gia (National Gallery) được đóng lại và tạo thành đường cho người đi bộ (pedestrianized). Các phần tường cũ bị dỡ bỏ và một bậc thềm (staircase) lớn được xây mới nối với nhà triển lãm, tạo thành một khung cảnh đẹp mắt.

9. Quảng trường Trafagar thuộc sở hữu của Nữ hoàng Anh và là một phần tài sản của Hoàng Gia, và giao cho chính quyền London (Greater London Authority) quản lý, trong khi đó các tuyến đường xung quanh quảng trường và khu vực dành cho người đi bộ ở phía bắc lại do Hội đồng thành phố Westminster quản lý.

10. Hitler đã từng có kế hoạch nếu xâm lược thành công được Anh Quốc, sẽ mang cột đá Nelson về Berlin để làm chiến lợi phẩm (a war spoil)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

“Talk to” or “Talk with”? Phân biệt Talk to và Talk with (Difference between talk to & talk with)

Nếu như coi các từ loại trong tiếng Anh là một đại gia đình thì có lẽ, giới từ (preposition) lại là một trong những gia đình ít thành viên nhất, là một trong những từ loại mà bạn có thể biết hết các từ thuộc nhóm…….Tuy nhiên, giới từ lại là một trong những từ loại gây nhiều phiền toái nhất với người học tiếng Anh, thường được coi là “giới hạn cuối cùng” (the final frontier) bởi không có một nguyên tắc nào có thể áp dụng chung cho tất cả các giới từ mà người dùng buộc phải tự ghi nhớ cách dùng. Cặp từ Talk to và Talk with là một ví dụ điển hình điều này. Bạn sẽ thấy sử dụng giới từ còn chi phối và định hướng được cả cảm xúc của người nghe/đọc. Bạn tin không? Học giới từ tiếng Anh là học những điều phức tạp tưởng chừng như đơn giản. Hãy cùng English4ALL tìm hiểu xem talk to và talk with khác nhau như thế nào bạn nhé. All aboard!

Trước hết, phải khẳng định rằng, về ngữ pháp, bạn dùng talk to hay talk with đều đúng (grammartically correct). Tuy nhiên, về ngữ nghĩa, hẳn là có một sự khác biệt lớn.
Giả sử bạn làm việc trong một công ty của Anh hay một công ty nước ngoài, một ngày gặp sếp và sếp nói:

I need to talk to you

Hoặc

I need to talk with you.

Đều dịch là “Tôi cần nói chuyện với anh/chị”

Nhưng câu nào sẽ làm bạn cảm thấy lo lắng (worried) hơn???

Trả lời: Talk to sẽ làm bạn cảm thấy lo lắng hơn nếu như bạn biết sự khác biệt giữa hai từ này.

Giới từ TO trong trường hợp này được sử dụng khi động từ “talk” thường mang tính chất một chiều (one-way). Một người sẽ chủ yếu nói và có tính chất ảnh hưởng một chút đối với người nghe, và một người sẽ là chủ yếu nghe. Cần phải lưu ý rằng, talk to còn có nghĩa bóng là rầy la, khiển trách, nhắc nhở.

Ví dụ, trong một buổi gặp mặt với phụ huynh, cô giáo có thể nói

I wish you’d talk to your son. He keeps talking in the classroom

(Tôi mong anh nói chuyện với cháu. Thằng bé nói chuyện trong lớp suốt)

Chúng ta có thể hiểu rằng cuộc nói chuyện của ông bố-cậu con trai chắc khó có thể là một cuộc trò chuyện dễ chịu.

 

Giới từ WITH sử dụng khi động từ “Talk” mang tính chất hai chiều (give-and-take). Do đó, Talk with có thể hiểu là bàn chuyện với ai, trao đổi, thảo luận với ai (discuss something with someone). Vị thế của những người tham gia hành động “talk with” khá ngang bằng nhau, họ sẽ cùng nói và cùng nghe như nhau để trao đổi thông tin.

Ví dụ:
I will talk over this matter with John

(Tôi phải bàn chuyện này với John.)

Could I talk with you about Annie?

(Tôi có thể thưa chuyện với bà về cô Annie không?)

I talked with my adviser about my program

(Tôi đã bàn với vị giáo sư cố vấn về chương trình học của tôi.)

Bây giờ thì bạn đã biết khi nào nên dùng talk to, khi nào nên dùng talk with rồi nhé?

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

I can’t thank you enough for all your help- 10 cụm từ thường gặp hàng ngày với CAN’T

CAN’T ai cũng biết là “không thể, không có khả năng”, tuy nhiên thực tế rằng từ CAN’T còn có thể tạo ra rất nhiều những cụm từ khác mang nhiều sắc thái ý nghĩa trong cuộc sống giao tiếp thường ngày thì có lẽ nhiều người học tiếng Anh vẫn chưa biết hoặc vẫn chưa sử dụng thường xuyên. Các cụm từ đi kèm với CAN’T thường là những cụm từ phủ định nhưng mang tính chất khẳng định, thậm chí nhấn mạnh. English4all xin giới thiệu 10 cụm từ như thế trong chuyến tàu hôm nay tới ga English on the Steet. All aboard.

 

1. CAN’T CARRY A TUNE

“Jeff wants to sing in the church choir, but he can’t carry a tune.”

(Jeff muốn tham gia hát trong dàn đồng ca nhà thờ, nhưng cậu ấy không có khiếu âm nhạc)

Nếu ai đó “can’t carry a tune” nghĩa là họ không có khả năng, không có năng khiếu về âm nhạc, họ không thể hát đúng hay chuẩn được.

 

2. CAN’T BE BOTHERED

“I can’t be bothered to keep up with the latest TV shows. TV is a waste of time, anyway.”

(Tôi không hứng thú gì với việc theo dõi các show truyền hình mới nhất. TV dù sao cũng lãng phí thời gian)

Nếu bạn “can’t be bothered to do something” nghĩa là bạn không có thời gian hay hứng thú để làm việc gì đó. Đó là điều không quan trọng đối với bạn.

 

3. CAN’T TELL 

“I can’t tell the difference between these two types of rice.”

 (Tôi không phân biệt được hai loại gạo này)

Cụm từ này cũng tương đương với “can’t perceive/observe.” Thường dùng trong các trường hợp

can’t tell the difference between (two similar things): Không phân biệt sự khác biệt giữa 2 thứ giống nhau.

Ví dụ: I can’t tell the difference between Anna and Mary. They are twin.

(Tôi không phân biệt được sự khác biệt giữa Anna và Mary. Họ là chị em sinh đôi)

can’t tell if/whether (something is the case or not): Không biết, không chắc chắn trong một tình huống Có/Không

Ví dụ: “I can’t tell if he’s serious or not.

(Tôi chẳng biết hắn có nghiêm túc hay không nữa)

 

4. CAN’T GET ENOUGH

“I can’t get enough of these cookies. They’re delicious!”

 (Tôi muốn thêm loại bánh quy này. Ngon quá)

Nếu bạn “can’t get enough of something” có nghĩa là bạn muốn có thêm nhiều thứ gì đó.

 

5. CAN’T WAIT

“My kids can’t wait to go to Disney World this summer.”

(Mấy đứa nhỏ nhà tôi rất mong được đi Disney World mùa hè này)

can’t wait nghĩa là bạn rất háo hức và mong đợi một điều gì đó sẽ đến trong tương lai.

 

6. CAN’T STAND

“I can’t stand it when people are late to appointments. It’s so inconsiderate.”

(Tôi không chịu được khi người ta trễ hẹn. Như thế rõ là không thể chấp nhận được)

Nếu như bạn can’t stand something, tức là điều gì đó rất phiền phức và quấy rối bạn, bạn rất không thích nó. Có thể sử dụng theo hai cách

can’t stand + noun (danh từ)

I can’t stand the smell of onions.

(Tôi không thể nào chịu được cái mùi hành)

can’t stand it when + situation(tình huống)

I can’t stand it when my kids come into the house with muddy shoes.

(Tôi không thể chịu được khi bọn nhóc vào nhà với đôi giày dính đầy bùn)

 

7. CAN’T BEAR

“I can’t bear to live so far away from my family.”

(Tôi không thể nào sống xa gia đình được)

Nếu bạn can’t bear something nghĩa là điều đó làm bạn rất buồn, rất khó để chịu đựng. Sử dụng theo những cách sau:

can’t bear to watch: Không thể xem nổi

The death scene is horrible. I can’t bear to watch it.

(Cảnh chết chóc thật là khủng khiếp. Không thể nào mà xem nổi)

can’t bear the thought of: Không thể chịu đựng nổi suy nghĩ

He’s so focused on success; he can’t bear the thought of failing.

(Anh ta quá tập trung vào thành công, anh ta không chịu nổi suy nghĩ thất bại)

 

8. CAN’T HELP

“I know I shouldn’t feel guilty since it wasn’t my fault, but I can’t help it.”

 (Tôi biết tôi không nên cảm thấy có lỗi vì đó không phải là lỗi của tôi, nhưng tôi không thể nào mà tránh được)

I can’t help nghĩa là bạn không nhịn, không ngừng được việc gì hay cảm thấy như nào

Can’t help + Ving

Ví dụ: “I can’t help feeling guilty, even though it wasn’t my fault.”

(Tôi không tránh được cảm giác tội lỗi, mặc dù đó không phải là lỗi của tôi.)

 

9. YOU CAN’T BEAT THAT

“I spent my vacation relaxing on the beach and eating delicious food. You can’t beat that!“

(Tớ đã đi nghỉ ở biển và ăn đồ ăn rất ngon. Đỉnh của đỉnh/Tuyệt vời!/Hết sảy!)

Cụm từ You can’t beat that!You can’t top that! Diễn tả một tình huống hay một điều gì đó đã là tốt nhất, không thể tốt hơn được nữa. Từ You là từ phiếm chỉ chung, không nói đến ai đó cụ thể. Đôi khi có thể lược bỏ You, chỉ còn “Can’t beat that!” hay “Can’t top that!”

 

10. CAN’T THANK YOU ENOUGH

“I can’t thank you enough for all your help.”

(Tôi vô cùng biết ơn tất cả sự giúp đỡ của anh)

Câu “I can’t thank you enough” biểu thị một sự biết ơn sâu sắc với thái độ chân thành. Thường dùng để cảm ơn ai đó đã làm một điều rất quan trọng và ý nghĩa đối với bạn.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

If you feast your eyes on my girlfriend, you will get a black eye soon.- Thành ngữ tiếng Anh thú vị từ Eye (Eye Idioms)

Đôi mắt là nơi cửa sổ tâm hồn – nơi người ta có thể trèo vào trèo ra qua đó để đánh cắp tâm hồn nhau, nơi tình yêu bắt đầu và cũng là nơi kết thúc. Qua đôi mắt, người ta nhìn thấy được nhiều điều về nhau và cuộc sống, thấy được những lúc nước mắt tràn khi khi buồn và niềm vui không giấu được khi hạnh phúc. Chính vì thế trong mỗi ngôn ngữ, mắt luôn là hiện thân của “quan điểm, khả năng, tầm nhìn…….”. Và người Anh nói về mắt như thế nào qua hệ thống những thành ngữ quá phong phú của họ – đó sẽ là nội dung của chuyến tàu hôm nay của English4all. All aboard!

1. Đã bao giờ bạn ước rằng mình là một cánh chim bay lượn giữa trời không nhỉ? Như thế, bạn sẽ có được “Bird’s-eye view – sự nhìn xa trông rộng về một tình hình hay triển vọng nào đó.

Ví dụ:

His bird’s-eye view of the market will help us beat our competitors.

(Tầm nhìn xa trông rộng của anh ta về thị trường sẽ giúp chúng ta đánh bại các đối thủ)

The hotel provides a lovely bird’s-eye view over the bay.

(Khách sạn có một góc nhìn rộng rất đẹp bao quát vịnh)

Bird eye view
Như thế này là Bird eye’s view này. Rất đẹp phải không bạn?

2. Nếu như bạn làm ngành quảng cáo, chắc bạn sẽ không xa lạ gì với từ “eye-catching” – tính bắt mắt, một trong những tiêu chí hàng đầu của một quảng cáo hiệu quả. Tương tự, catch someone’s eye, là cách nói thành ngữ về việc thu hút được sự chú ý của ai đó.

Ví dụ
That house on Elm street certainly caught my eye. Should we take a look inside?

(Ngôi nhà đó trên phố Elm chắc chắn là vừa mắt tôi rồi đây. Chúng ta có nên ngó bên trong một chút không nhỉ?)

 

 

3. Mình thường là một người khá gan dạ, mình không sợ rắn, không sợ chuột, không sợ ma, không sợ quỷ, nhưng mình lại rất sợ những người phụ nữ có khả năng Cry one’s eyes out – khóc lóc vật vã trong cả thời gian dài.

Ví dụ
Maria’s crying her eyes out. I wonder what happened?

(Maria đang khóc lóc ghê quá. Tôi không biết có chuyện gì xảy ra vậy?)

4. Bạn đã từng xem bộ phim Mắt Đại Bàng (Eagle eye) nổi tiếng của điện ảnh Hollywood chưa? Đại Bàng có tầm nhìn rất xa, có khả năng tập trung vào một cái gì đó lên đến khoảng cách 5 km. Khi phát hiện ra con mồi của nó, thậm chí là một động vật gặm nhấm từ xa, nó chú tâm và dành sự tập trung của mình vào con mồi và thiết lập ra cách tiếp cận để bắt được con mồi đó.Không có vấn đề gì có thể cản trở được nó, con Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu con mồi cho đến khi nó bắt được.Vậy nếu như ai đó nói bạn có Eagle Eye – tức là bạn có khả năng thấy được những chi tiết quan trọng.

Eagle Eye
Eagle eye là mắt rất tinh, sự tinh tường.

Ví dụ:

Show it to the editor. She has an eagle eye and will catch any mistake.

(Đưa nó cho biên tập viên đi. Cô ấy có cặp mắt tinh tường và sẽ phát hiện ra mọi lỗi)
Luckily Tom’s eagle eye saw the discounted sweater I was looking for.

(May là có Tom tinh mắt nhìn thầy cái áo len giảm giá mà tôi đang kiếm)

 

 

5. Làm muốn cho miệng của bạn cảm thấy “sung sướng”, hãy thưởng thức những món ăn ngon nhất, muốn mũi của bạn được sung sướng, hãy ngửi những mùi hương thơm nhất, còn muốn mắt của bạn sung sướng, hãy “Feast one’s eyes on something”- nhìn cho thoả thích, chán chê một thứ gì đó rất đẹp hay bạn rất thích (thường dùng để khoe của)

Ví dụ:

Feast your eyes on my new watch. Isn’t it beautiful?!

(Hãy nhìn cho đã mắt cái đồng hồ mới của tớ đi. Nó không đẹp sao?)

I can’t stop feasting my eyes on my new car.

(Tôi không dừng mắt được với chiếc xe mới của tôi)

6. Tuy nhiên, nếu bạn “feast your eyes on a beautiful girl” – không rời mắt khỏi một cô gái xinh đẹp, nhất là khi cô ấy đang đi cạnh chồng hoặc người yêu, rất có thể bạn sẽ “Get a black eye” – tím mắt là rất cao. Cứ thử đi bạn sẽ nhớ thành ngữ “get a black eye” đến cuối đời.

Ví dụ:

I got a black eye when I bumped into the door.

(Tôi bị bầm mắt khi va vào cửa)
THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CHỈ MÀU ĐEN - BLACK IDIOMS

7. Trong phòng thi, điều gì làm bạn hoảng hốt và căng thẳng nhất. Đó có phải là lúc giám thị “Give someone the eye” không, đưa ánh nhìn lạnh lùng và soi sét, nhất là khi bạn đang có cái gì không hay lắm dưới ngăn bàn.

Ví dụ:

The teacher was giving me the eye during the test. I guess he thought I might cheat.

(Thầy giáo nhìn tôi suốt cả buổi thi. Tôi đoán chắc thầy nghĩ tôi quay cóp)


Don’t give me the eye! You’re the one who caused this mess.

(Đừng có nhìn tôi! Cậu mới là người gây ra đống lộn xộn này)

 

8. Trong một chuyến tàu khác, English4ALL đã hướng dẫn bạn cách nói khi bạn không thể hoàn thành hết phần ăn của mình khi quá no trong lúc ăn tiệc, ăn cơm khách. Bạn còn nhớ không? Đó là Have eyes bigger than your stomach, phải không nào?

Ví dụ:

Little children tend to have eyes bigger than their stomachs.

(Bọn trẻ con thường mắt to hơn bụng)
Bigger eye than stomach

9. Ngày xưa, đã có thời, mình rất tin là bố mẹ có mắt đằng sau gáy –Have eyes in the back of one’s head– mọi trò nghịch ngợm lén lút của mình đều sớm bị phát hiện, lộ tẩy.

Ví dụ:

My mom had eyes in the back of her head. I never got away with anything.

(Mẹ tớ có mắt ở sau gáy đấy. Tớ không bao giờ thoát việc gì)


Do you have eyes in the back of your head? How did you notice that?

(Cậu có mắt ở sau gáy ah? Sao cậu biết việc đó?)

 

10. Ở Việt Nam thì không có bò tót (bull), tuy nhiên nếu bạn muốn đấm vào mắt một con bò tót Hit the bull’s-eye thì cũng không có gì quá khó cả, chỉ cần làm thật tốt, đạt mục tiêu một việc gì đó, thế là xong.

Ví dụ:

I think we hit the bull’s-eye with our new product line.

(Tôi nghĩ chúng ta đã thành công với dòng sản phẩm mới)


You’ve hit the bull’s-eye by getting that job.

(Nhận được công việc đó là cậu đã thành công rồi)

 

11. Ở Việt Nam, có rất nhiều nghề được trả tiền chỉ để “nhắm một mắt lại” – Turn a blind eye to someone or something: nhắm mắt làm ngơ trước một ai, hay việc gì đó.

blind-eye

Ví dụ: Just turn a blind eye to Ted. He’ll never change.

(Mặc kệ thằng Ted đi. Nó sẽ không bao giờ đổi thay đâu)


I’m going to turn a blind eye to that problem for the moment.

(Tôi sẽ làm ngơ vấn đề đó vào lúc này)

 

12. Cư dân mạng ở Việt Nam đang nóng lên vì anh chàng Kenny Sh*t rất giàu có, hắn có thể đập vỡ một lúc mấy chiếc iPhone 9 phiên bản trung quốc một lúc Without batting an eye – không chớp mắt, không ngại ngùng, không e dè. Kinh không?

Ví dụ:

He purchased the $2 million house without batting an eye.

(Hắn mua cái nhà 2 triệu đô mà không cần chớp mắt)


John made the decision without batting an eye.

(John quyết định mà không hề lưỡng lự)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

Who loves paparazzi? None. Nguồn gốc từ paparazzi (Origin of Paparazzi)

Người Việt Nam hình như ai cũng biết từ Osin bắt nguồn từ đâu, từ tên một cô bé trong bộ phim truyền hình cùng tên rất nổi tiếng của Nhật Bản phát sóng trên VTV những năm 90s. Từ đó, người ta dùng luôn từ Osin để chỉ về một nghề mới xuất hiện trong xã hội: nghề giúp việc gia đình. Trong tiếng Anh cũng đã từng có trường hợp tương tự như vậy. Từ tên của một nhân vật trong một bộ phim đã tạo ra một danh từ mới chỉ nghề nghiệp, đó là Paparazzi – một từ không quá xa lạ với những ai hay quan tâm đến đời sống của các ngôi sao và những nổi tiếng. Họ là những thợ “chộp ảnh” mà đôi khi là sự phiền nhiễu không hề nhẹ đối với thế giới của những người thuộc về công chúng. Vì sao lại được gọi với cái tên này. Hãy cùng English4ALL khám phá trong chuyến tàu đầu tuần đến gà Every word has its family nhé. All aboard!

Paparazzi

Bộ phim đã làm cho cả thế giới biết đến từ paparazzi đó chính là La Dolce Vita của đạo diễn Federico Fellini vào những năm 1960. Và chỉ trong 1 năm sau đó, từ paparazzi đã được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa như ngày nay chúng ta biết.

Chỉ cần nhìn thoáng qua, bạn cũng có thể đoán được đây là một từ gốc Ý (Italian), và nếu như bạn biết một chút tiếng Ý, bạn sẽ biết rằng Paparazzi là dạng số nhiều (plural) của từ Paparazzo (singular)

Trong bộ phim La Dolce VitaPaparazzo là tên của một nhân vật (a character), do diễn viên Walter Santesso đóng vai một nhà nhiếp ảnh (a photographer) chuyên đi theo chụp ảnh trộm (take snaps) các ngôi sao Mỹ (American stars).

Paparazzo là một họ (a surname) khá phổ biến ở Ý, đặc biệt là vùng Calabria, tuy nhiên vẫn có một vài giả thuyết vì sao Fellini lại chọn cái tên này.

Có lẽ Paparazzo được vay mượn từ một cuốn sách về du lịch tên là By the Ionian Sea của George Gissing. Trong sách có tên một người chủ khách sạn (hotel owner) người Ý tên là Coriolano Paparazzo.  Mặt khác, paparazzo, theo phương ngữ Abruzzi (Abruzzi dialect) có nghĩa là “clam” (con sò) ám chỉ (allude) đến sự đóng mở của ống kính máy ảnh (camera lens)

Thêm vào đó, hậu tố (suffix) –azzo cũng mang sắc thái nghĩa tiêu cực (negative connotations) trong tiếng Ý.

Tuy nhiên, chính đạo diễn Fellini đã có lần nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Time rằng “từ paparazzo nó gợi đến âm thanh vo ve của một con muỗi (a buzzing mosquito).

Phải chăng với các ngôi sao, các paparazzi ngày nay cũng gây ra sự khó chịu như những con muỗi???

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

 

 

 

Back To December – TAYLOR SWIFT: Thời gian có quay trở lại????

Đã bao giờ bạn ước rằng thời gian có thể quay trở lại? Chắc rằng trong cuộc đời mỗi chúng ta đã từng ít nhất một lần mơ ước điều đó. Có người mong muốn quay trở lại thời ấu thơ để được sống trong ký ức êm dịu ngày nào, được “thả diều, đá bóng, bắt cá giữa đồng….”. Có người mong ước được qua trở lại ngày xưa để gặp lại những người thương, được sống lại những hoài niệm đã xa……..Và cũng có người mong được trở lại một lần thôi những tháng ngày đã cũ, chỉ để nói một lời xin lỗi với một ai đó. Thật khó để nói rằng, trong suốt cuộc đời, chúng ta luôn chỉ mang lại niềm vui cho những người xung quanh. Đã có những nụ cười, thì cũng có nước mắt, cũng có những tổn thương mà vô tình hay cố ý, đôi khi ta đã gây ra. Ta ước rằng nếu được trở lại ngày ấy ta sẽ đã không như thế, ta đã tốt hơn, ta đã……ta đã……Và thời gian thì luôn là kẻ lạnh lùng bậc nhất, đã qua đi sẽ chẳng ngoảnh lại bao giờ, để lại cho ta những nỗi tiếc nuối và đôi khi, ân hận không dễ gì nguôi ngoai. Quá khứ không thể sửa lại, nhưng những lời xin lỗi thì luôn có thể nói ra….Đừng ngại ngùng, đừng chờ đợi, và đừng để dành những lời xin lỗi lâu thêm nữa. Tháng 12 đã tới – những tháng ngày cuối cùng của một năm đang qua đi, hãy cùng English4ALL lắng nghe Back to December của Taylor Swift, một lời xin lỗi chân thành như thế. All aboard!

https://www.youtube.com/watch?v=4G4UxadjuCk

Lyrics

I’m so glad you made time to see me
How’s life? Tell me, how’s your family?
I haven’t seen them in a while

You’ve been good, busier than ever
We small talk, working the weather
Your guard is up, and I know why

Because the last time you saw me
Is still burned in the back of your mind
You gave me roses, and I left them there to die

So this is me swallowing my pride
Standing in front of you, saying I’m sorry for that night
And I go back to December all the time

It turns out freedom ain’t nothing but missing you
Wishing I’d realized what I had when you were mine
I go back to December, turn around and make it alright
I go back to December all the time

These days, I haven’t been sleeping
Staying up, playing back myself leaving
When your birthday passed, and I didn’t call

Then I think about summer, all the beautiful times
I watched you laughing from the passenger side
And realized I loved you in the fall

And when the cold came, the dark days
When fear crept into my mind
You gave me all your love, and all I gave you was goodbye

So this is me swallowing my pride
Standing in front of you, saying I’m sorry for that night
And I go back to December all the time

It turns out freedom ain’t nothing but missing you
Wishing I’d realized what I had when you were mine
I go back to December, turn around and change my own mind
I go back to December all the time

I miss your tanned skin, your sweet smile
So good to me, so right
And how you held me in your arms that September night
The first time you ever saw me cry

Maybe this is wishful thinking
Probably mindless dreaming
But if we loved again, I swear I’d love you right

I’d go back in time and change it, but I can’t
So if the chain is on your door, I understand

So this is me swallowing my pride
Standing in front of you, saying I’m sorry for that night
And I go back to December

It turns out freedom ain’t nothing but missing you
Wishing I’d realized what I had when you were mine
I go back to December, turn around and make it alright
I go back to December, turn around and change my own mind
I go back to December all the time
all the time

 

Lời dịch của English4ALL

Em rất vui vì anh dành thời gian đến gặp em

Anh dạo này ra sao, nói cho em về gia đình của anh đi

Lâu lắm rồi em chưa gặp họ

Anh là một người hoàn hảo, và luôn bận rộn hơn bao giờ hết

Những câu chuyện nhỏ về công việc và thời tiết

Anh đang đề phòng và em hiểu vì sao

Vì cái lần cuối cùng anh gặp em vẫn nằm trong tâm trí anh

Anh tặng em những bông hoa hồng, nhưng em lại khiến cho chúng khô héo

 

Vậy nên em đã nén lòng tự ái lại

Đứng trước mặt anh và nói xin lỗi về tối hôm qua

Và em nguyện quay lại tháng mười hai xưa cả cuộc đời

Tuy tự do nhưng em chỉ còn lại nỗi nhớ thương anh

Ươc gì em nhận ra những thứ em từng có khi anh là của em

Em muốn quay về tháng mười hai ấy để làm lại mọi thứ

Em muốn quay lại tháng mười hai ấy cả cuộc đời này

 

Những ngày này, em không ngủ nổi

Thức khuya và hồi tưởng lại sự ra đi của em

Khi tiệc sinh nhật anh qua mà em lại không gọi điện chúc mừng

Và em nghĩ về những tháng ngày hè tươi đẹp

Em ngắm nhìn khuôn mặt anh theo một phía và

Em nhận ra em đã yêu anh rồi

Và rồi cái lạnh kéo đến, những tháng ngày tăm tối cảm giác sợ hãi len vào trong tâm trí em

Anh đã trao em tất cả tình yêu của anh, và em tất cả những gì em trao anh chỉ là sự tạm biệt

 

Vậy nên em đã nén lòng tự ái lại

Đứng trước mặt anh và nói xin lỗi về tối hôm ấy

Và em nguyện quay lại tháng mười hai xưa cả cuộc đời

Tuy tự do nhưng em chỉ còn lại nỗi nhớ thương anh

Ước gì em nhận ra những thứ em từng có khi anh là của em

Em muốn quay về tháng mười hai ấy để làm lại mọi thứ

Em muốn quay lại tháng mười hai ấy cả cuộc đời này

 

Em nhớ làn da chai sạn của anh

Nụ cười rạng rỡ của anh

Sưởi ấm cõi lòng em

Và lúc anh ôm em trong vòng tay vào đêm tháng chín ấy

Lần đầu tiên anh thấy em khóc

Có thể đây chỉ là ảo ảnh

Chắc chắn là giấc mơ của mình em

Nhưng nếu được yêu lại lần nữa, em hứa em sẽ trân trọng anh

Em mong có thể quay ngược thời gian để thay đổi tất cả, nhưng em không thể

Vậy nên nếu cửa nhà anh có khóa chặt thì em cũng hiểu

 

Nhưng em đã nén lòng tự ái lại

Đứng trước mặt anh và nói xin lỗi về tối hôm qua

Và em nguyện quay lại tháng mười hai xưa cả cuộc đời

Tuy tự do nhưng em chỉ còn lại nỗi nhớ thương anh

Ước gì em nhận ra những thứ em từng có khi anh là của em

Em muốn quay về tháng mười hai ấy để làm lại mọi thứ

Em muốn quay lại tháng mười hai ấy thay đổi suy nghĩ của chính em

Em muốn quay lại tháng mười hai ấy cả cuộc đời

Suốt cuộc đời mình

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn