English in China: You will laugh to death!!!!!! Tiếng Anh Tàu……xem thôi xin đừng cười

Chắc hẳn đã biết đến “tên tuổi” của trái cây trung quốc, điện thoại trung quốc, quần áo trung quốc…….thế nhưng chắc bạn chưa biết một thứ đặc sản khác, đó là tiếng Anh trung quốc. Hãy cùng English4ALL có vài phút thư giãn vui vẻ và xem người trung quốc sử dụng tiếng Anh như thế nào nhé. Nếu như bạn tin cậy hoàn toàn vào Google Translate và các công cụ dịch trực tuyến thay vì học tiếng Anh một cách tử tế, bạn cũng có thể tạo ra những kỳ quan tương tự như trong bài viết này. All aboard.

1. Có ai biết loại rau này là gì không???

1

2. Không phải đề phòng móc túi, đề phòng cướp giật……..mà là đề phòng an toàn!

2

3. Có bạn nào đã thử món đồ uống thứ hai chưa?

3

4. Cái này là lựu đạn cầm tay????

4

5. Discunt là gì, có ai biết không?

5

6. Ở trung quốc, người ta bán cả những đống rác (dumping) như thế này để ăn? 

6

7. Bình tình, chúng tôi đang hành hình (execution). Khiếp!

7

8. A time sex thing – Đó bạn đoán được đó là cái gì?

8

9. Khộ thân con vit.

9

10. Say thì đừng lái xe!

10

11. Hay không?

11

12. Chữ 干 trong tiếng trung thật là lợi hại!

12

13. Hmm!Edison không thích điều này.

13

14. Had to burn? Really

14

15. Crap là con gì nhỉ?

15

16. Vâng, no shiting!

16

17. Don’t be edible????

17

18. Đã ai nghe thấy evil rubbish chưa?

18

19. Ở trung quốc, người tàn tật được gọi là “deformed????

19

20. Trượt ngã cũng phải đúng cách và cẩn thận.

20

21. Đừng có tự xử, hay để chúng tôi giúp bạn. 

21

22. Grab the cock nào bạn ơi! Giải khát ngay cùng với “c*ck”

22

23. Cẩn thận mất chân? Có phải dịch thế không nhỉ?

23

24. Mỳ này dành cho ai????

24

25. You are the best!!!! Lol

25

26. Lại là chữ 干 huyền thoại!

26

27. Vâng, I unlike you! Haha

27

28. Of course, the germ don’t like soup

28

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

What do you have for Sunday lunch? Of course, Sunday Roast! The Sunday Roast- hương vị đặc trưng của ẩm thực Anh.

Dăm ba lịch hẹn, vài cái deadline đã đốt cháy bạn trong một tuần làm việc. Bạn sẽ ăn món gì cuối tuần để có thể nạp lại năng lượng tràn đầy cho một tuần mới đây? Nếu ở Hanoi, tôi sẽ rất thích ngồi thưởng thích món bánh tôm Hồ Tây hay phở Lý Quốc Sư, còn nếu bạn ở Anh thì sao? Hãy nạp lại năng lượng theo cách của người Anh với “The Sunday roast” nhé. Món ăn này có gì mà đặc biệt đến vậy? English4ALL muốn cùng bạn một lần nữa du ngoạn vào khu vườn ẩm thực ít cây thưa lá của nước Anh để tìm hiểu về một trong những món ngon ít ỏi trong cuốn sách nấu ăn nổi tiếng mỏng nhất thế giới của xứ sương mù. Người ta thường nói thế giới sẽ là địa ngục nếu như người Anh là đầu bếp, tuy nhiên, người nói ra điều đó có lẽ sẽ nên nghĩ lại nếu một lần thử “The Sunday Roast”. Thật đấy! All aboard!

Sunday Roast

The Sunday Roast là một bữa ăn chính theo truyền thống ở Anh và Ai Len thường vào các ngày Chủ Nhật, tuy nhiên có thể ăn vào bất cứ ngày nào trong ngày, bao gồm thịt bỏ lò (roasted meat), khoai tây bỏ lò (roasted potato) hoặc khoai tây nghiền (mashed potato) và các đồ ăn kèm (accompaniments) như là bánh Yorkshire pudding (món bánh trứng sữa nướng bằng mỡ tiết từ thịt. Bánh giòn xốp, ăn khi mới ra lò nóng hổi.) hay apple sauce (Táo nấu mềm với quế và chanh rồi nghiền nhuyễn), rau củ, và sốt (gravy). Người ta cũng gọi là Sunday dinner, Sunday lunch, Roast dinner, và Sunday joint. Bữa ăn này tương đương với một bữa ăn truyền thống Giáng Sinh (a traditional Christmas dinner) nhưng nhỏ hơn một chút. Không chỉ phổ biến ở Anh, bữa ăn truyền thống vào tối ngày Chủ Nhật này còn ảnh hưởng lớn đến văn hoá ẩm thực (food culture) của nhiều nước, đặc biệt là các nước có dân số gốc đến từ Anh và Ai Len.

Tập tục ăn một bữa lớn sau khi hết lễ ở nhà thờ (church services) khá phổ biến ở hầu khắp Châu Âu và các quốc gia khác theo Thiên chúa giáo. Vào ngày Chủ Nhật, tất cả các loại thịt và các sản phẩm từ sữa (dairy product) đều có thể được phép ăn, không giống như những ngày thứ Sáu khi mà ở nhiều nơi các tín đồ Công giáo kiêng thịt (abstain from meat) chỉ ăn cá. Tương tự như vậy, người Công giáo Anh cũng có truyền thống nhịn ăn trước lễ nhà thờ ngày Chủ nhật, và sau đó ăn một bữa lớn hơn để kết thúc việc chay tịnh (break the fast)

Có hai ý kiến về nguồn gốc của bữa ăn Sunday Roast hiện đại. Một ý kiến cho rằng, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp (industrial revolution), các gia đình ở vùng Yorkshire để một tảng thịt vào lò trước khi đi nhà thờ sáng Chủ Nhật, đến khi đi lễ xong ra về là vừa kịp ăn trưa. Ý kiến thứ hai cho rằng, bữa ăn Sunday Roast là có từ thời trung cổ (medieval times) khi các nông nô (serfs) phải hầu hạ giới địa chủ (the squire) sáu ngày một tuần. Và vào ngày chủ nhật, sau lễ nhà thờ, các nông nô sẽ tụ tập trên một cánh đồng và đấu vật với nhau để tranh phần thưởng (reward) là một tảng thịt bò nướng

Sunday Roast 2

Các loại thịt chính thường được dùng trong Sunday roast là thịt bò, gà, cừu, và heo, mặc dù đôi khi theo mùa cũng có cả thịt vịt, ngỗng (goose), gà lôi (turkey) và thậm chí cả thịt chim thú nữa.

Sunday roasts được chuẩn bị với rất nhiều loại rau củ luộc (boiled), hấp (steamed) hoặc bỏ lò (roasted). Tuỳ theo mùa và tuỳ theo vùng, những sẽ luôn có khoai tây bỏ lò, với nước mỡ chảy ra từ thịt (meat dripping) hoặc dầu thực vật (vegetable oil) và sốt gravy làm từ các loại nước thịt . Khoai tây có thể bỏ xung quang tảng thịt, ngấm các loại nước thịt và mỡ. Tuy nhiên, nhiều đầu bếp lại ưa thích nấu khoai tây và bánh Yorkshire Pudding trong một cái lò nóng hơn lò dùng để nướng thịt, và lấy thịt ra khỏi lò trước và sau đó giữ nóng.

Một số các gia vị kèm theo nữa có lẽ phải tùy vào từng loại thịt nướng của Anh. Chẳng hạn như món thịt cừu nướng được ăn kèm với sốt bạc hà. Đối với các nước láng giềng Châu Âu, món thịt cừu nướng còn có thể kết hợp với một loại hỗn hợp gia vị của bạc hà cắt khúc, đường và giấm. Dù thế nào đi nữa thì đó cũng chính là sự hòa hợp các hương vị chua chua, ngọt ngọt làm cho món ăn đậm chất Anh cổ điển thêm hấp dẫn và rất dễ ăn.

Nếu là món thịt heo nướng của Anh thì nó được trang trí và ăn kèm với một loại sốt và thịt bằm nhồi hành tây. Món thịt nhồi này thường được đặt ở giữa cuộn thịt heo hay chỉ đơn giản được bày ra trên đĩa thịt nướng. Da heo được làm sạch với muối, rọc caro tẩm gia vị rồi nướng thật giòn được bày riêng trên dĩa và được phủ lên một lớp sốt táo cua ngọt làm cho món ăn thêm cầu kỳ, hấp dẫn.

 Với món thịt gà nướng của người Anh, nó được nướng với nhân nhồi mặn mà. Cũng giống như món thịt lợn nướng nhưng cũng có thể thêm vào các gia vị như hành tây, mùi tây, húng tây. Kèm theo là sốt Redcurrant – một phụ gia truyền thống không thể thiếu của món thịt gà nướng.

Cuối cùng món nướng chính và phổ biến nhất của người Anh là món thịt bò nướng Roast Beef. Đây là món nướng ưa thích từ bao đời nay của người Anh.. Thật bất ngờ khi món ăn quý tộc này đã từng có tên trong “ The Roast Beef of Old England”, một bản nhạc thể loại ballad nói về truyền thống yêu nước của Anh, được chính nhà soạn kịch Henry Fielding viết trong vở kịch The Grub – Street Opera được trình diễn đầu tiên vào năm 1731.

Các loại rau ăn kèm trong bữa đồ nướng này bao gồm su hào tây (swede), cải bắp luộc hoặc hấp (cabbage), súp lơ xanh (broccoli), đậu xanh (green beans), cà rốt, và đỗ (pea).

sunday roast (1)

Những đồ ăn còn sót lại (left-over food) từ ngày Chủ nhật thường được chuyển thành bữa ăn thường trong các ngày còn lại của tuần. Ví dụ, thịt có thể làm nhân bánh sandwich (sandwich fillings).

Ở Anh, nhiều quán pub luôn có Sunday Roast trong menu ngày Chủ nhật với nhiều loại thịt khác nhau và có cả lựa chọn cho người ăn chay.

Món thịt nướng của Anh – English Sunday Roast là một trong những món ngon ở châu Âu mà bất kỳ khách du nào cũng nên thưởng thức qua. Món ăn này không chỉ đơn thuần là món ăn dành cho ngày chủ nhật ở Anh hay các nước láng giềng khác ở châu Âu, mà còn là một phần của bản sắc dân tộc văn hóa Anh mà du khách nên trải nghiệm khám phá, để cảm hết sự thú vị tuyệt vời của nó.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

When you are fed up with REWARDS, aim at AWARDS. Phân biệt Award và Reward

Thường thì nhiều người cảm thấy không có nhiều sự khác biệt giữa award và reward, đặc biệt là khi dịch sang tiếng Việt, sẽ đều mang ý nghĩa một cái gì đó mang tính chất “thưởng”. Thế nhưng award – reward lại là cặp từ cực kỳ khác nhau. Khác như thế nào? Bạn hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL tới ga Stop Confusing để nhận biết sự khác biệt đó nhé. All aboard!

1. AWARD (noun, verb)

Tên gọi đầy đủ của giải Oscar danh giá trong làng điện ảnh thế giới là : The Academy Awards
Tên gọi đầy đủ của giải Oscar danh giá trong làng điện ảnh thế giới là : The Academy Awards

Award – phải được hiểu và dịch chính xác là “giải thưởng”, là biểu hiện của sự ghi nhận, đánh giá cao (appreciation) thường được trao tặng cho các cá nhân (individuals) vì thành tích của họ (achievements). Để nhận được award hay prize, các cá nhân phải có những hành động, việc làm đáng chú ý, đáng ghi nhận (noteworthy). Nếu bạn nhận được “award” tức là người ta đồng ý rằng bạn đã làm một việc gì đó rất tốt, rất xuất sắc. Award có thể có nhiều hình thức như bằng kỷ niệm (commemorative plaques), huy chương (medals), cúp (trophies), giấy chứng nhận (certificates), danh hiệu (titles), quân hàm (badges) và tiền thưởng.

Award luôn luôn gắn với ý nghĩa tích cực, với việc tốt, thành tích tốt (positive things)

Award thường được trao tặng công khai (publicly presented) trong bối cảnh trang trọng (formal context)

Một award (giải thưởng) là sự ghi nhận bằng một quyết định do nhiều người, hay một nhóm người (judges: thẩm phán – giám khảo) đưa ra.

STOCKHOLM: Nobel Prize Award Ceremony 2010.
Một buổi lễ trao giải (award) Nobel

An award cũng được dùng để chỉ một khoản tiền mà ai đó được yêu cầu phải trả cho một người khác, thường là tại tòa án.

Ví dụ

Nam received an award of £2000 as compensation for the car accident.

(Nam được nhận £5000 tiền bồi thường cho vụ tai nạn xe hơi.)

Xin lưu ý thể bị động thường được dùng trong trường hợp someone is awarded something và tương tự như với từ reward, thì “someone receives an award”.

Award thường sẽ được “awarded”.

Ví dụ:

Professor Ngô Bảo Châu received The Fields award for his great contributions to Math.

(Giáo sư Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng Fields vì những đóng góp to lớn của ông cho toán học)

 

We would expect that the award was awarded in the school assembly or at a special presentation event.

(Chúng tôi mong đợi rằng giải thưởng sẽ được trao trong buổi hội trường hay một dịp đặc biệt)

Vinh was awarded a gold medal for winning the marathon.

(Vinh được trao huy chương vàng vì thắng trong cuộc thi maraton)

 

 2. REWARD (noun, verb)

Thông cáo treo "reward" 25 triệu USD cho ai cấp thông tin giúp tìm và diệt được Osama Bin Laden trên trang web của Bộ tư pháp Hoa Kỳ
Thông cáo treo “reward” 25 triệu USD cho ai cấp thông tin giúp tìm và diệt được Osama Bin Laden trên trang web của Bộ tư pháp Hoa Kỳ

Reward – phải được hiểu và dịch chính xác là “phần thưởng”, cũng là sự ghi nhận, thừa nhận đối với đóng góp của một cá nhân nào đó(an individual contributions). Reward là sự khích lệ (encouragement) đối với cá nhân và thường gắn liền với tiền bạc (money) hay một sự đề bạt, thăng cấp (promotion) hay tương tự. Bạn có thể nhận được “reward” nếu như tìm thấy và trả lại ai đó những đồ vật giá trị (valuable things), và họ sẽ thường “reward” bạn bằng tiền. Cảnh sát cũng thường treo phần thưởng cho những ai có thể cấp những thông tin giá trị. Reward cũng được hiểu như một sự bù đắp (compensation), trả ơn cho việc bạn giúp đỡ những người khác. Trong khi, award chỉ gắn với những việc tốt, thành tích tốt, thì reward lại có thể đi liền với cả hai: những việc xấu (evil activities) hoặc những việc tốt. Cảnh sát trao tiền thưởng (reward) cho những ai cấp tin bắt được tội phạm, và các tên trùm băng đảng cũng treo tiền thưởng cho những kẻ nào thực hiện được tội ác.

Trong khi award được trao công khai và trang trọng (public affair) thì reward có khi chỉ là vấn đề giữa cá nhân – cá nhân, riêng tư, khép kín. Và reward hoàn toàn có thể do một cá nhân quyết định.

Reward thường được “given”

Ví dụ: The person who finds my cat will receive £100 as a reward.

(Ai mà tìm được con mèo của tôi sẽ nhận được phần thưởng là £100. )

I’m so pleased with your work I’m going to reward you with two days holiday.

(Tôi hài lòng với công việc của cậu, tôi thưởng cho cậu hai ngày nghỉ)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Are you ready to make up your own ghost story in English? Học tiếng Anh qua ……truyện ma.

Bạn đã quá quen với việc học tiếng Anh qua bài hát, học tiếng Anh qua truyền hình, học tiếng Anh qua phim truyện………..nhưng bạn đã bao giờ thử học tiếng Anh qua…..truyện ma chưa? Bạn có thường bày trò kể chuyện ma để hù doạ đám bạn không? Vậy thì tại sao lại không thử kể một câu chuyện ma của chính bạn bằng tiếng Anh nhỉ, nhất là khi một mùa Halloween đang đến rất gần? Sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị cho việc học tiếng Anh của bạn đấy. Chuyến tàu English4ALL hôm nay sẽ hướng dẫn bạn thử “tự tạo” ra một câu chuyện ma cho riêng mình bằng tiếng Anh nhé. All aboard!

Vài gợi ý để xây dựng một câu chuyện ma (Some tips to make up a ghost story)

Tạo một bầu không khí huyền bí và hồi hộp (An atmosphere of mystery and suspense)

Mô tả thời tiết (the weather)

Sử dụng những điềm báo (omens and portents)

Tạo ra những hiện tượng siêu nhiên (supernatural) hoặc không thể giải thích được (inexplicable)

Sự hiện hình của ma (ghost), ma cà rồng (vampire)………

Vài “nguyên liệu” cơ bản cho câu chuyện của bạn.

Spooky (adj) thường là a spooky house là một ngôi nhà làm cho bạn có cảm giác lạ, lạnh lạnh, và có vẻ như bị ma ám.

Ví dụ: There is a spooky house abandoned near my village

(Có một ngôi nhà ma ám bị bỏ hoang gần làng tôi)

Như thế này là a haunted/spooky house
Như thế này là a haunted/spooky house

Haunted (adj) tương tự như spooky, cũng dùng để chỉ nơi có nhiều tà khí, hoặc ma quỷ

Ví dụ: I know some guys who believe in haunted houses and witches on broomsticks. What about you?

(Tớ biết có mấy đứa rất tin vào mấy ngôi nhà ma và phù thuỷ cưỡi chổi. Cậu thì sao?)

Ghostly (adj) như ma

Ví dụ: You may hear ghostly laughter in haunted houses

(Cậu có thể nghe thấy tiếng cười ma quái trong những căn nhà hoang)

Apparition (n) là loại ma quỷ hiện hình, thường dưới hình hài của người chết

Ví dụ: If you see an apparition on your way to home, for sure you will give up the ghost.

(Nếu cậu mà trông thấy ma hiện hình trên đường về nhà, coi như cậu chết chắc rồi)

Are you scared of me?
Are you scared of me?

Give up the ghost nghĩa là đi theo ma bạn nhé, đi về nơi mà những người sống không thể tìm thấy được nữa.

Poltergeist (n) một loại ma không nguy hiểm lắm, chỉ hay phá hoại, dịch chuyển, và làm hỏng đồ vật, …..hmm, yêu tinh.

hailing down a storm of blowsgiáng xuống một cơn mưa đòn, đấm đá túi bụi.

Người ta hay mắng, hay doạ nhau “xé xác” ra, và đó chính là “mangled body”

Agony (n) là khoảnh khắc gần kề cái chết, hấp hối

Ví dụ: She lay there screaming in agony.

(Bà ta nằm đó rên rỉ trong cơn hấp hối)

Việc tạo ra một khung cảnh u ám cực kỳ quan trọng!!! ( A gloomy atmosphere)

Ghost 3

the city was brilliantly lit by a full moon” (Cả thành phố ngập tràn ánh trăng)

fog rolled over the city” (Sương mù bao phủ thành phố)

“ It was a beautiful cloudless night” (Đó là một đêm trời quang mây)

“it was a raw winter” (Đó là một mùa đông ủ ê giá buốt)

“it was frosty outside” (Ngoài trời lạnh giá buốt)

“the house was in a desolated area” (Ngôi nhà nằm trong một vùng hoang vắng)

:” The house stands on a bleak, windswept moor” (Ngôi nhà ở trên một cánh đồng hoang trống trải và lộng gió)

 

Thêm một chút âm thanh nữa nhé (Noise)…..

 

“bones were audibly shattered” (Tiếng xương kêu răng rắc, vỡ vụn)

“He suddenly let out a piercing shriek.” (Anh ta đột nhiên thét lên chói tai)

The door creaked on its hinges.” (Cánh cửa kêu cọt kẹt vào bản lề)

“ I could hear something whirring from the attic” (Tôi có thể nghe thấy tiếng gì đó kêu vo vo từ trên gác xép)

“The monster roared and gnashed its teeth.” (Con quái vật rú lên và nghiến chặt răng)

Chân dung cơ bản của các anh/chị Ma. (Mr and Mrs. Ghost’s appearances)

ghost 1

“the roses in her cheeks” (nàng có núm đồng tiền, mặt hoa da phấn)

“weak as water” (yếu như giọt nước)

“ivory faced, silver haired” (mặt trắng bệch, tóc trắng xoã)

“he had an odd look” (Anh ta có một cái nhìn khác lạ)

“eyes like burning flames” (đôi mắt đỏ rực như lửa đốt)

“paler than it´s her want” (nhợt nhạt)

“drawn, haggard look” (nhìn hốc hác, phờ phạc)

Đừng quên những điều huyền bí! (Mystery)

Ghost 4

Omen (n): điềm báo

Ví dụ: “Many people believe that a broken mirror is an omen of bad luck.”

(Nhiều người tin rằng gương vỡ là điềm gở)

There was an ominous silence in the house”

(Có một sự im lặng đáng sợ trong ngôi nhà)

There was a preternatural rain.

(Có một cơn mưa dữ dội, bất thường)

Bạn đã sẵn sàng có câu chuyện ma của riêng mình chưa???

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

He had a skeleton in the cupboard and I found it out!!!!! Thành ngữ tiếng Anh về chủ đề Halloween (Halloween Idioms)

Chỉ còn một vài tuần nữa là sẽ đến ngày Halloween rồi đấy, bạn đã chuẩn bị gì để chơi trong dịp lễ này chưa? Một chiếc mặt nạ? Một bộ đồ hoá trang? Lễ hội Halloween thường gắn với những hình ảnh đáng sợ và rùng rợn như phù thuỷ (witch), mèo đen, máu (blood), những bộ xương (skeletons), những bóng ma (ghost), những con dơi (bat), hay ít sợ hơn là những trái bí ngô (pumpkins) và cú mèo (owl). English4ALL thật tiếc là không thể tặng cho tất cả mọi người một bộ đồ hoá trang để chơi Halloween, nhưng giới thiệu một số thành ngữ tiếng Anh thú gắn liền với những hình ảnh của ngày lễ này thì hoàn toàn có thể làm được. All aboard!

 

1. Hôm trước, đi trên phố, tình cờ bắt gặp một nàng hot-girl chân siêu dài, mắt siêu xanh, tóc siêu vàng, mặt siêu xinh, mình siêu mê, nhưng mình hiểu rằng để lọt được vào mắt xanh của nàng xem ra là một điều siêu tưởng, mình không có “a cat in hell’s chance” (have no chance at all) – thật là không có cơ hội, không có cửa gì mà mơ mộng đến chuyện đó. – no chance at all

Ví dụ:

We didn’t have a cat in hell’s chance of winning that contract.

(Chúng tôi chẳng có tí cơ hội nào thắng được hợp đồng này)

 

2. Nếu như ai đó nói điều gì rất không vui, thậm tệ với bạn, bạn có khi cảm giác đau như bị dao đâm ấy nhỉ? “Stick the knife in” chính là thành ngữ chỉ điều đó.

Ví dụ:

The Sales Director really stuck the knife in when he told Tom that his sales pitch was the worst he’d ever seen.

(Tay giám đốc bán hàng đã nổi đoá lên khi ông ấy nói với Tom rằng doanh số của anh là tồi tệ nhất mà ông ấy từng biết)

 

3. Nếu như có ai đó trước mặt thì cười nói, vui vẻ, thân thiện với bạn; sau lưng thì lại nói xấu bạn hay có những hành động không tử tế. Như vậy gọi là gì nhỉ? Có phải là “Stab in the back”- đâm lén sau lưng/phản bội không?

Ví dụ:

After all I did for him, he stabbed me in the back when he told all those lies about me.

(Sau tất cả những gì tôi làm cho anh ta, anh ta đã phản bội tôi khi nói toàn những điều dối trá về tôi)

 

4. Đã có lần mình sợ đến mức suýt……tè ra quần khi đến nhà một người bạn Anh chơi và nó nói rằng nó có “Skeleton in the Cupboard” (một bộ xương để trong tủ) và nó muốn nói chuyện với mình. Lúc ấy, mình đã rất sợ rằng, có thể mình sẽ là bộ xương thứ hai nằm trong tủ nhà nó. Hic, xin thề là lúc ấy mình sợ thật vì mình hoàn toàn không biết “Skeleton in the Cupboard” là cách người ta nói về một bê bối/xì căng đan mà cần phải giữ bí mật

Ví dụ:

Phong has a few skeletons in his cupboard and is terrified that he will be found out.

(Phong có một vài bí mật phải giấu kín và hắn đã rất sợ nếu như bị phát giác)

 

5. Mỗi khi vào dịp nghỉ lễ, mặc dù mọi người được nghỉ, nhưng ở các công sở, đặc biệt là các bệnh viện, sẽ vẫn có những người cốt cán nhất phải ở lại làm việc, họ được gọi là “Skeleton staff” – không phải là nhân viên chăm sóc xương, mà đó là số người ít nhất, tối thiểu nhất cần làm việc trong một cơ quan.

Ví dụ: We always operate with a skeleton staff over the Christmas period.

(Trong dịp Giáng Sinh, chúng tôi vẫn duy trì một đội ngũ tối thiểu để hoạt động)

 

6. Người Việt mình khi nói về sự sợ hãi hay nói như thế nào nhỉ? Sợ xanh mặt, sợ phát khiếp, sợ chết đi được………, thế còn sợ đến mức độ cứng người, không dịch chuyển được thì nói như thế nào nhỉ? Có phải là “Scared Stiff” không?

Ví dụ: I am scared stiff of walking on ice.

(Tôi sợ đến cứng người khi bước đi trên băng)

 

7. Nếu bạn làm cho ai đó sợ chết khiếp, tức là bạn đã “Scare the pants off someone”.

Ví dụ:

The film “Nightmare on Elm Street” scared the pants off me.

(Bộ phim “Ác mộng ở phố Elm” làm tôi sợ chết khiếp)

 

8. Máu bình thường luôn nóng. Nhưng cái gì có thể làm cho nó biến thành lạnh nhỉ. Có phải là sự sợ hãi (người ta tin như thế!!!). Vậy nên mới có thành ngữ “Make the blood run cold” làm cho ai cực kỳ sợ hãi

Ví dụ:

The screams in the woods made my blood run cold.

(Tiếng kêu khóc trong rừng làm tôi vô cùng sợ hãi)

 

9. Khoa học hiện nay chưa chứng minh, nhưng người ta vẫn tin rằng những kẻ gây ra tội ác có dòng máu lạnh, chúng không hề có một chút xúc cảm nào, nhẫn tẫm thực hiện tội ác mà không hề mảy may suy nghĩa, nói tóm lại chúng “in cold blood”

Ví dụ:

Luyện killed all the victims in cold blood.

(Thằng Luyện đã đồ sát tất cả nạn nhân một cách máu lạnh

 

10. Bạn mở một khách sạn nho nhỏ và ngày nào cũng có vài anh công an phường qua thăm hỏi kiểm tra dù chẳng có chuyện gì to tát, mục đích là “hành chính”. Có khi là họ đang chơi trò săn phù thuỷ với bạn đấy “a witch hunt”.

Ví dụ:

The Government has been accused of carrying out a witch-hunt on small businesses.

(Chính phủ bị cáo buộc đã tiến hành một cuộc sách nhiễu với các doanh nghiệp nhỏ”

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Why do you call that holiday “Halloween”? Nguồn gốc tên gọi lễ Halloween (Origin of Halloween)

Nếu như trong văn hoá người Việt có ngày lễ Xá tội vong nhân, vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch hàng năm thì phương Tây có lẽ cũng có một ngày lễ mang ý nghĩa tương tự, đó là Halloween. Halloween là một trong những lễ hội cổ xưa nhất cho đến ngày nay vẫn còn. Đó là một trong những ngày lễ phổ biến nhất, chỉ sau Giáng Sinh. Tuy nhiên hàng triệu người trên thế giới vẫn kỉ niệm lễ Halloween mà không biết đến nguồn gốc cũng như những huyền thoại đã làm cho ngày lễ này trở nên vô cùng thú vị. Một số người thì coi Halloween là dịp để vui, mặc những bộ đồ hoá trang, trẻ con thì chơi trò “trick or treat” và tổ chức những bữa tiệc. Một số người khác thì coi đây là là ngày lễ tín ngưỡng, cần phải tránh xa ma quỷ và những điều xấu. Vậy Halloween thực sự là gì? Hôm nay English4ALL sẽ cùng bạn tìm hiểu trong chuyến tàu đầu tuần nhé! All aboard!

Halloween là một ngày lễ được tổ chức vào đêm 31/10 hàng năm. Tên gọi Halloween hay Hallowe’en có từ năm 1745 và bắt nguồn từ Thiên chúa giáo. Trong tiếng Scotland, từ “đêm” (eve) là even và khi viết gọn lại sẽ là e’en hay een. Theo thời gian, (All) Hallow(s) Eve(n) biến đối thành Halloween. Do đó, Halloween chính là dạng viết tắt (a shortening) của All Hallows’s Evening (Đêm của các thánh) hay còn gọi là Hallowe’s en hay All Hallows’ Eve đã có từ hơn 2000 năm trước. All Hallows’ Eve là đêm trước ngày Lễ các thánh (All Saint Day 1/10)- là ngày mà nhà thờ Thiên Chúa Giáo sẽ làm lễ tưởng nhớ các vị thánh.

Có nhiều dị bản về nguồn gốc và các phong tục của ngày lễ Halloween, nhưng tuy nhiên nhìn chung đều có những điểm nhất quán. Các nền văn hoá có góc nhìn khác nhau về ngày lễ Halloween nhưng cách thức kỉ niệm là giống nhau.

Halloween bắt nguồn từ người Druids, một nền văn hoá Celtic ở khu vực Ai Len, Anh và Bắc Âu ngày nay. Nguyên thuỷ, Halloween là một lễ hội của người Celtic cổ gọi là Samhain (đọc là sah-win). Lễ Samhain báo hiệu “kết thúc mùa hè” – tháng 11, cũng là ngày kết thúc một năm theo lịch Celtic và bước sang năm mới. Các tập tục trong ngày lễ này mang đậm màu sắc tín ngưỡng. Ngày Celtic cổ đại tin rằng vào ngày 31/10, ranh giới giữa thế giới thực của người sống và người chết giao hoà với nhau, và linh hồn của những người đã khuất sẽ trở lại, lang thang trên đường phố và các làng mạc vào ban đêm. Không phải linh hồn nào cũng hiền lành, tốt đẹp, rất có thể họ sẽ gây ra những sự tàn phá (havoc) như ốm đau bệnh tật hay mùa màng thất bát, thế nên các quà tặng, vật phẩm được đặt ra phía ngoài để làm vừa lòng các linh hồn và đảm bảo vụ mùa năm sau (next crops) được bội thu (plentiful). Phong tục này dần dần biến đổi thành trò “trick-or-treat” của trẻ con ngày nay. Là ngày lễ kỉ niệm kết thúc một vụ mùa trong văn hoá của người Celtic, lễ Sahmain còn được những tín đồ của đạo đa thần (pagan) sử dụng như là dịp để cất trữ lương thực, đồ dự trữ cho mùa đông.

 Các hoạt động truyền thống của Halloween.thường bao gồm trò “trick or treat”, đốt lửa (bonfires), các bữa tiệc hoá trang (costume parties), thăm các “ngôi nhà ma” (haunted houses) và khắc đèn lồng Jack-o-lanterns. Những người di cư Người Ai Len và người Scotland (Irish and Scotish immigrants) đã mang theo rất nhiều những phiên bản của lễ hội truyền thống này xuống thuyền ,theo họ sang mảnh đất mới Bắc Mỹ và đầu thế kỉ 19. Các nước phương Tây khác cho đến tận cuối thế kỉ 20 mới kỉ niệm buổi lễ này đó là: Ai Len, Canada, Puerto Rico, Anh Quốc và các nước như Austrlia và New Zealand.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

WAKE ME UP WHEN SEPTEMBER ENDS – Billie Joe Armstrong – TẠM BIỆT THÁNG CHÍN!

Này bạn, tỉnh dậy đi, dạy nhanh đi tháng Chín đã qua rồi! Những ký ức, nỗi buồn cũng đã theo đi cùng với mùa hè. Và phía trước, là tháng Mười, là cuộc đời đang chảy trôi, là ta với chính ta. Hãy tạm biệt những muội phiền, những ám ảnh để đi về phía ngày mai tươi sáng…..Có lẽ, rất nhiều đều chọn bài hát “Wake Me Up When September Ends” như một khúc ca tạm biệt tháng Chín, nhưng có lẽ vẫn nhiều người chưa biết đằng sau nguyên gốc ca khúc này là cả một câu chuyện rất buồn của chính tác giả Billie Joe Armstrong. Cha của Billie qua đời vì căn bệnh ung thư vào ngày đầu tiên của tháng 9/1982, khi anh mới 10 tuổi. Trong đám tang của cha, Billie đã khóc, bỏ chạy về nhà và nhốt mình trong phòng. Khi mẹ anh trở về và gõ cửa phòng, Billie chỉ khóc và nói: “Wake me up when September ends” (Hãy đánh thức con dậy khi tháng 9 qua đi). 20 năm sau, câu nói ấy trở thành tên của bài hát mà Billie dành để tưởng nhớ cha. Những cơn mưa bất chợt luôn đem tới những ký ức ngày xưa cũ trở lại. Những người trưởng thành nhớ lại thời thơ bé với nhiều kỷ niệm vui, buồn và cả những đau đớn từ quá khứ. Những nỗi đau, dù lớn dù nhỏ, đều tì vết trong tâm hồn của mỗi đứa trẻ. Với Billie, đó là sự mất mát người thân. Đau đớn ấy đã được anh thể hiện qua những giai điệu dữ dội, mạnh mẽ nhưng vẫn gợi lên một sự xót xa, ngọt ngào. Cơn mưa tháng 9 gợi lại quá khứ nhưng cũng gột rửa đi mọi thứ và xua đi mọi nỗi ưu phiền, giúp ta trở về với chính bản thân mình. Để đến khi tháng 9 trôi qua, ta như chợt bừng tỉnh sau một giấc mơ dài, để đón nhận những tia nắng của tháng 10. Hãy cùng English4ALL tận hưởng giai điệu mạnh mẽ những cũng vô cùng sâu lắng của “Wake me up when September Ends” trong ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 10 nhé. Chúc bạn ngày Chủ nhật vui vẻ và ngập tràn niềm vui. All Aboard!

 Lyrics

“Wake Me Up When September Ends”

Summer has come and passed
The innocent can never last
wake me up when September ends

like my father’s come to pass
seven years has gone so fast
wake me up when September ends

here comes the rain again
falling from the stars
drenched in my pain again
becoming who we are

as my memory rests
but never forgets what I lost
wake me up when September ends

summer has come and passed
the innocent can never last
wake me up when September ends

ring out the bells again
like we did when spring began
wake me up when September ends

here comes the rain again
falling from the stars
drenched in my pain again
becoming who we are

as my memory rests
but never forgets what I lost
wake me up when September ends

Summer has come and passed
The innocent can never last
wake me up when September ends

like my father’s come to pass
twenty years has gone so fast
wake me up when September ends
wake me up when September ends
wake me up when September ends

Lời dịch của English4ALL 

Hãy đánh thức tôi dậy khi tháng 9 qua đi…..

Mùa hè đến rồi lại đi

Sự ngây thơ chẳng thể còn mãi

Hãy đánh thức tôi dậy khi tháng 9 trôi qua…

Như cha yêu của tôi đến rồi đi,

Bảy năm trời sao trôi qua nhanh quá

Hãy đánh thức tôi khi tháng Chín qua đi.

Cơn mưa lại đến

Những hạt mưa rơi từ bầu trời sao

Làm ướt nhòe nỗi đau của tôi thêm lần nữa

Để tôi trở lại với chính bản thân mình

Như những ký ức ngủ yên,

Mà tôi chẳng thể nào quên

Hãy đánh thức tôi dậy khi tháng 9 qua đi…”

Mùa hạ đến rồi đi

Sự thơ ngây chẳng thể nào còn mãi

Hãy đánh thức tôi khi tháng Chín qua đi.

Hãy rung chuông ngân lên lần nữa,

Như ta đã từng khi mùa xuân vừa chớm.

Hãy đánh thức tôi khi tháng Chín tàn phai.

Cơn mưa lại đến

Những hạt mưa rơi từ bầu trời sao

Làm ướt nhòe nỗi đau của tôi thêm lần nữa

Để tôi trở lại với chính bản thân mình

Như những ký ức ngủ yên,

Mà tôi chẳng thể nào quên

Hãy đánh thức tôi dậy khi tháng 9 qua đi…”

Mùa hạ đến rồi đi

Sự thơ ngây chẳng thể nào còn mãi

Hãy đánh thức anh khi tháng Chín qua đi.

Như cha yêu của tôi đến rồi đi,

Hai mươi năm đã vụt qua rồi đó.

Hãy đánh thức tôi khi tháng Chín qua đi.

Bạn có biết?

  • MV Wake me up when September ends lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác với lời bài hát. Năm 2005 là thời điểm nóng của cuộc chiến Iraq và rất nhiều người lính trẻ ở Mỹ phải rời xa gia đình để tới chiến trường Trung Đông. Chính vì vậy, Billie và các thành viên của Green Day đã gửi gắm một thông điệp phản chiến thông qua MV này.
    Được dàn dựng như một bộ phim ngắn, MV Wake me up when September ends xoay quanh một đôi tình nhân trẻ (do hai diễn viên Evan Rachel Wood và Jamie Bell đảm nhận) sống yên bình ở vùng quê nước Mỹ bên những cánh đồng hoa vàng rực rỡ. Chiến tranh xảy ra, chàng trai ghi danh ra chiến trường mặc cho cô gái đau khổ can ngăn.
    Hình ảnh kết thúc của MV gây ấn tượng mạnh mẽ khi chàng trai vẫn phiêu bạt ở nơi chiến trường khói lửa, còn cô gái ngồi cô đơn giữa cánh đồng hoang vắng chờ người yêu trở về và thốt lên: “Em sẽ không bao giờ rời xa anh”. Khi Wake me up when September ends ra mắt, rất nhiều cô gái Mỹ có anh trai hay người yêu đang ở chiến trường Iraq đã không thể cầm được nước mắt khi xem đến đoạn kết của MV.
    green-day
  • Green Day là một ban nhạc punk rock của Mỹ thành lập năm 1987. Ban nhạc bao gồm ca sĩ chính và chơi guitar Billie Joe Armstrong, chơi bass và hát đệm Mike Dirnt và tay trống Tré Cool. Cool thay thế cho tay trống cũ John Kiffmeyer vào năm 1990, trước khi ban nhạc phát hành album thứ 2 của họ, Kerplunk vào năm 1992. Vào tháng 9, 2012 Armstrong đã tuyên bố rằng Jason White – Tay guitar đệm cùng đi lưu diễn với Green Day hơn 13 năm, đã chính thúc trở thành thành viên thứ tư của nhóm. Green Day đã bán được hơn 70 triệu đĩa hát trên toàn thế giới với gần 25 triệu bản được bán tại Mĩ. Ban nhạc đã giành được 5 giải Grammy Awards: Album Alternative Xuất Sắc Nhất cho Dookie, Album Rock Xuất Sắc Nhất cho American Idiot, Thu Âm Của Năm cho “Boulevard of Broken Dreams”, Album Rock Xuất Sắc Nhất lần thứ 2 cho 21st Century Breakdown và Album Nhạc Kịch Xuất Sắc Nhất cho American Idiot: The Original Broadway Cast Recording. Vào năm 2010, vở nhạc kịch American Idiot (musical) dựa trên album American Idiot được ra mắt tại Broadway. Vở nhạc kịch được đề cử ở giải thưởng Tony Awards, bao gồm Best Musical and Best Scenic Design.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Why do you need to listen to different English accents? Vì sao bạn cần phải nghe nhiều giọng tiếng Anh khác nhau?

Đã bao giờ bạn cảm thấy buồn khi bạn có thể giao tiếp rất tốt bằng tiếng Anh với một số người bản xứ, nhưng đôi khi với những người khác, bạn lại chẳng thể hiểu nổi họ đang nói những gì dù rằng những điều họ nói lại rất đơn giản với những từ bạn hoàn toàn đã biết? Ngay trong tiếng Việt của chúng ta cũng đã có rất nhiều âm giọng khác nhau: giọng Hà Nội, giọng Hải Phòng, giọng Huế, giọng Nghệ Tĩnh, giọng Sài Gòn, giọng Miền Tây…..tạo nên sự phong phúc vô cùng của ngôn ngữ. Tiếng Anh cũng vậy và còn hơn thế nữa. Với vai trò là một ngôn ngữ quốc tế, tiếng Anh lan rộng ra nhiều châu lục, vùng quốc gia và lãnh thổ rộng lớn, kết hợp với giọng nói địa phương của người bản địa tạo ra một bức tranh đa sắc và giàu có về âm giọng. Bạn có cơ hội được học tiếng Anh với một thầy giáo người Anh, nhưng sau này rất có thể bạn sẽ dùng tiếng Anh để làm việc với một đối tác Ấn Độ, và sẽ hẹn hò với một cô gái người Singapore….? Vậy nên mặc dù “tiếng nói” của bạn được khuyên nên “chung thuỷ” với một giọng chuẩn nào đó, nhưng đôi tai của bạn thì khác, hãy để cho chúng có được tự do, có nhiều cơ hội tiếp xúc với càng nhiều âm giọng tiếng Anh càng tốt, như thế bạn sẽ càng có thêm sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Còn nếu bạn tin rằng, chỉ cần nghe tốt một âm giọng tiếng Anh chuẩn thôi là đủ, thì hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL để tự tìm hiểu lý do vì sao nhé? Chúc bạn ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ! All aboard!

https://www.youtube.com/watch?v=bgglBcWkK64

https://www.youtube.com/watch?v=0DajvwlmGfs

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

What should I do or not do when I am eating in Britain? Phép tắc trong ăn uống của người Anh (Eating Etiquette)

Học một ngôn ngữ không chỉ là học vài câu nói “Hello, How are you?… mà thực sự là cần phải thu nhận cả một nền văn hoá mới, là “học ăn, học nói, học gói, học mở” như người Việt chúng ta thường nói. Nếu một ngày bạn có mặt ở Anh hoặc dùng bữa với người Anh, bạn có cảm thấy tự tin với phong cách ăn uống của mình không? “Nhập gia” phải “tuỳ tục”, và hôm nay chuyến tàu English4ALL tới ga British Way xin giới thiệu với các bạn một số “tục” về phép tắc khi ăn uống của người Anh (British Eating Etiquette), hi vọng sẽ giúp các bạn thêm phần hiểu biết và luôn luôn tự tin “nhập gia” thành công trong bữa tối với người Anh. All aboard!

 

Những điều bạn nên làm (Should-do)

Người Anh thường rất chú ý tới phong cách ăn uống tại bàn ăn (table manners). Thậm chí ngay cả trẻ em cũng được dạy để ăn sao cho đúng cách với dao và dĩa (knife and fork). Hầu hết đồ ăn đều sử dụng dao dĩa, ngoại trừ bánh sandwich, khoai tây chiên giòn (crisps), bắp ngô (corn on the cob) và trái cây.

Nếu bạn không thể ăn được một loại thức ăn nào đó hay có nhu cầu gì đó đặc biệt (special needs), hãy thông báo cho người chủ nhà/người tổ chức bữa tiệc trước vài ngày.

Nếu bạn là khách, phép lịch sự là chờ đợi chủ nhà bắt đầu ăn trước hoặc ra hiệu cho bạn bắt đầu ăn. Điều này thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà.

Luôn phải nhai (chew) và nuốt (swallow) tất cả đồ ăn trong miệng trước khi lấy thêm đồ ăn hay đồ uống.

Luôn nói “Thank you” khi được phục vụ (được đưa thêm đồ ăn hay nước uống) để thể hiện sự trân trọng (appreciation)

Bạn có thể ăn gà, bánh pizza bằng tay nếu như bạn ở trong một buổi tiệc nướng, hay tiệc đứng, hay trong những bối cảnh thân mật. Những trường hợp khác, luôn cần phải sử dụng dao và dĩa.

Khi ăn bánh mỳ nhỏ (roll – loại bánh mỳ nhỏ hay dùng để ăn sáng), cần phải cắt nhỏ bánh mỳ trước khi phết bơ (buttering).

Khi dùng bữa trong những bối cảnh trang trọng, thường bạn nên lấy bơ từ đĩa bơ với dao cắt bánh mỳ (bread knife) và để cạnh đĩa của mình. Sau đó mới phết bơ lên bánh mỳ từ miếng bơ này, để tránh cho miếng bơ chung bị dính đầy vụn bánh mỳ (bread crumbs)

Ở nhà hàng, thường bạn sẽ trả tiền bằng cách đặt tiền lên đĩa đựng hoá đơn (bill) được người phục vụ mang tới.

 

……..và những điều không nên (Shouldn’t-do)

Không được liếm và cho dao ăn vào miệng.

Sẽ là bất lịch sự nếu như bắt đầu ăn trước khi những người khác được phục vụ đồ ăn, trừ khi người chủ nhà/chủ tiệc nói rằng bạn không cần phải đợi.

Không bao giờ được nhai mà mở miệng, và không nên tạo ra âm thanh khi nhai, nuốt đồ ăn.

Để khuỷu tay (elbow) lên bàn trong khi đang ăn cũng bị coi là bất lịch sự.

Không được với người sang đĩa của ai đó để lấy cái gì, hãy đề nghị người ta truyền thứ đó sang cho bạn

Không nên nói chuyện khi thức ăn còn trong miệng.

Cũng không nên giữ quá nhiều đồ ăn trong miệng.

Không sử dụng các ngón tay để bốc đồ ăn vào thìa hay dĩa.

Rất bất lịch sự nếu nhai nhóp nhép (slurp) hay gây tiếng ồn khi ăn.

Không được phép xì mũi vào khăn ăn (napkip/serviette). Khăn ăn/giấy ăn chỉ dành để lau nhẹ, chấm nhẹ (dabbing) lên môi (lips) và chỉ dành vào việc đó.

Không được lấy thức ăn từ đĩa của người bên cạnh

Không được lấy móng tay lấy thức ăn bị dắt trong kẽ răng.

 

Những điều được phép làm (OK to Do)

Bạn có thể tự rót đồ uống cho mình khi ăn cùng người khác, nhưng nếu lịch sự hơn thì nên đề nghị rót cho những người ngồi đối diện bạn trong bàn ăn.

Bạn có thể cho sữa và đường vào trà hay cà phê hoặc uống mà không cần cả hai thứ trên.

Nếu bạn không quen với việc sử dụng dao và dĩa?

Khi ăn tối theo kiểu Âu (continental style), dao sẽ được cầm phía bên phải, và dĩa cầm tay trái (sẽ là ngược lại nếu bạn là người tay chiêu). Phía trên của đĩa, sẽ là thìa và dĩa dành cho món tráng miệng (dessert spoon and fork)

Nếu bạn tới dự một bữa tối trang trọng (formal dinner party), bạn sẽ bắt gặp rất nhiều các loại thìa dĩa khác nhau. Phải làm thế nào bây giờ? Hãy làm quen với chúng và sử dụng cho đúng nhé.

Table manner

Trong trường hợp như có vẻ bạn sẽ không thể nào ăn hết phần đồ ăn của mình vì quá nhiều.

Hãy nói:

“I’m sorry, but it seems that ‘my eyes are bigger than my stomach’.

(Tôi xin lỗi, nhưng có vẻ tôi no cái bụng đói con mắt)

Hoặc

“I’m sorry. It was so delicious but I am full”.

(Tôi xin lỗi. Đồ ăn ngon quá nhưng tôi no mất rồi)

 

Dao và dĩa (Story of Knife and fork)

Dĩa được được dùng bằng tay trái và dao bằng tay phải.

Fork, knife and steak.

Nếu bạn cầm dao bằng một tay, thì tay kia cầm dĩa không được hướng phần nanh (tines) lên trên.

Giữ dao với phần tay cầm trong long bàn tay (palm) và dĩa ở tay kia với phần chĩa hướng xuống dưới.

Khi dùng bữa ở những bối cảnh trang trọng, có thể đặt dao và dĩa xuống khi đang ăn, hoặc khi nghỉ để trò chuyện.

Khi bạn đặt dao xuống, bạn có thể đổi tay cầm dĩa sang tay phải.

Khi bạn đã dùng bữa xong, để cho những người khác biết, bạn đặt dao và dĩa cùng với nhau lên đĩa, với răng dĩa (prongs) hướng lên trên.

Cutlery Finished

Khi bạn chỉ dùng dĩa, nên cầm dĩa kẹp giữa ngón trỏ (index finger) và ngón cái (thumb).

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

 

 

 

 

 

Quan trọng nhất là không làm phiên lòng chủ nhà.

Although Romeo finally persuaded Juliet to marry him, she was not fully convinced that it was the best thing to do. Sự khác biệt giữa Convince và Persuade.    

Đã có nhiều người tin rằng “convince” và “persuade” là hai động từ hoàn toàn giống nhau, và có thể sử dụng thay thế cho nhau vì khi dịch ra tiếng Việt đều mang nghĩa thuyết phục (một ai đó). Tuy nhiên, đó là một niềm tin sai lầm, vì giữa hai động từ này vẫn có một sự khác biệt nho nhỏ. Chuyến tàu English4ALL – Stop Confusing hôm nay sẽ giúp bạn lý giải sự khác biệt đó nhé. All aboard

 

1. Persuade

Động từ Persuade được sử dụng trong cấu trúc:

Persuade somebody to + infinitive:

  • I persuaded them to stayfor another drink.

(Tôi thuyết phục họ ở lại uống thêm chút nữa)

  • He persuaded her not to takethe job.

(Anh ta thuyết phục cô không nên nhận công việc này)

Persuade mang nghĩa là thuyết phục ai đó làm một việc gì đó, kết quả của việc thuyết phục đó luôn theo sau bởi một hành động.

Ví dụ:

The Union is trying to persuade the director to raise the pay rate.

(Công đoàn đang cố thuyết phục giám đốc tăng mức lương)

 

2. Convince

Sau convince, chúng ta không thể sử dụng dạng nguyên thể của động từ (a verb infinitive), thường là

Convince somebody (that) + Clause (mệnh đề)

Ví dụ

  • She convinced the jury that she was telling the truth.

(Cô ấy thuyết phục được bồi thẩm đoàn rằng cô ấy đang nói sự thật)

  • He convinced her that it was the right thing to do.

(Ông ta thuyết phục cô ấy rằng đó là việc nên làm)

Khi lược bỏ that, câu vẫn đúng.

Một số người vẫn dùng convince somebody to – infinitive, tuy nhiên cách dùng này thường được coi là không đúng trong tiếng Anh chuẩn.

Convince mang nghĩa thuyết phục ai tin vào cái gì đó là đúng, kết quả của sự thuyết phục đó luôn theo sau bởi sự thay đổi niềm tin. 

Ví dụ: These experieces convinced me of the drug’s harmful effects.

(Những trải nghiệm này thuyết phục tôi/làm cho tôi tin vào những ảnh hưởng có hại của thuốc)

Nếu không có những trải nghiệm này, có thể đã không tin hoặc chưa tin vào những ảnh hưởng kia

 

* Nhìn chung, có thể hiểu, nếu như bạn bị ai đó “persuade” làm việc gì đó, có thể vì nể nang, hoặc một phần tin theo những lý do mà họ nói, bạn sẽ làm việc đó, tạm gọi là “khẩu phục”.

Còn nếu bạn bị ai đó “convince” – thuyết phục, bạn hoàn toàn thay đổi suy nghĩ, hoàn toàn tin tưởng vào điều họ nói là đúng, và nếu sự thay đổi niềm tin đó dẫn tới một hành động kế tiếp, thì đó là do tự thân bạn muốn thực hiện một cách “tâm phục khẩu phục”.

Do đó, mức độ “bị thuyết phục” của từ convince tạo ra sẽ lớn hơn là persuade.

3. Các dạng từ (forms) liên quan

 

  • Convincing (adjective)  It was a convincing argument. (Đó là một luận điểm đầy thuyết phục)

  • Convinced (adjective) He was convinced of her faithfulness (Ông ấy tin chắc chắn vào sự chung thuỷ của nàng)
    Tuyệt đối không dùng các trạng từ như very/extremely trước convinced, tuy nhiên để nhấn mạnh cho tính từ convinced có thể sử dụng các trạng từ khác như firmly, totally, fully, absolutely

  • Persuasive (adjective) Minh Minh can be very persuasive when she wants.
    (Minh Minh có thể rất có sức thuyết phục/có tài thuyết phục khi cô ấy muốn)
  • Persuasion (noun) He used his powers of persuasion.
    (Anh ta sử dụng năng lực thuyết phục của mình)


Hoàng Huy
Bản quyền thuộc vè English4ALL.vn