10 Interesting Facts and Figures about Oxford University You May Not Have Known – 10 điều thú vị về trường Đại học Oxford có thể bạn chưa biết

Nằm ở ngay giữa London và thành phố Gloucester, Oxford, nơi có những lớp học từ những năm 1098, là trường đại học cổ nhất trong thế giới các nước nói tiếng Anh và là đại học cổ thứ hai còn tiếp tục hoạt động trên thế giới, chỉ sau trường University of Bologna của Ý. Ngoài bộ từ điển Oxford nổi tiếng khắp thế giới mà người học tiếng Anh nào cũng biết, ngoài những giải Nobel và tên tuổi các nhà khoa học, các chính khách nổi tiếng thế giới xuất thân từ ngôi trường này, bạn còn biết gì về Oxford- ngôi sao sáng nhất của giáo dục đại học Anh và thế giới. Tại ga British Way thứ sáu tuần này, English4ALL xin giới thiệu tới các bạn một số điều có thể bạn chưa biết về trường đại học cổ kính và danh tiếng bậc nhất Vương Quốc Anh nhé.

 Oxford

Số lượng sinh viên

Trường đại học Oxford có khoảng 22.000 sinh viên trong đó 11.772 sinh viên đại học và 9850 sinh viên sau đại học. Sinh viên sau đại học chiếm 45% tổng số sinh viên và 62% số này đến từ nước ngoài.

Là một trường tư

Oxford 2

Mặc dù là một trong những cơ sở giáo dục trọng yếu và hàng đầu tại Anh, Oxford là một trường đại học tư (private university). Học phí trung bình hàng năm của sinh viên đại học dựa trên một thang bậc tính theo thu nhập, nhưng sinh viên Anh và Châu Âu (EU) thường phải trả tới £9000/năm (khoảng $14.000), trong khi sinh viên từ các nơi khác của thế giới đến học sẽ phải trả từ £14.415 cho tới £21.220 (tuỳ khoá học)cộng với £6724 phí hàng năm.

Nguồn gốc của từ Snobby

Từ snob (kẻ trưởng giả học làm sang, kẻ đua đòi) trong tiếng Anh đích thực là bắt nguồn từ Oxford. Từ này đầu tiên là viết tắt của cụm từ Latin “sine nobilitate” nghĩa là “không có địa vị

Phong tục đón xuân

Vào lúc 6.00h, ngày 1 tháng 5 hàng năm, một dàn đồng ca của trường Magdalen (Magdalen College –trường thành viên của Đại học Oxford) sẽ hát bằng tiếng Latin từ toà tháp Magdalen (Magdalen Tower) để chào đón mùa xuân bắt đầu. Đám đông công chúng sẽ tập hợp để lắng nghe và thưởng thức những màn nhảy múa ngay sau đó. Và đặc biệt là tất cả các quán pub sẽ đều mở cửa vào 6h sáng ngày hôm đó để phục vụ bia và bữa sáng cho mọi người.

Tục cấm lửa

Bên trong thư viện Bodleian cổ kính của trường đại học Oxford
Bên trong thư viện Bodleian cổ kính của trường đại học Oxford

Thư viện Bodleian là thư viện nghiên cứu chính của trường đại học Oxford. Quy mô bộ sưu tập của thư viện này chỉ đứng thứ hai sau Thư viện Anh Quốc với hơn 11 triệu bản sách. Luật của Ai Len cũng yêu cầu thư viện lưu trữ một bản của mỗi cuốn sách được xuất bản tại Cộng hoà Ai Len. Điều thú vị nhất đó là trước khi một sinh viên muốn vào thư viện với tư cách là một người đọc mới (a new reader), họ phải đồng ý tuyên thệ một cách trang trọng rằng sẽ không mang lấy bất kỳ một đoạn văn bản nào của thư viện, không được mang lửa, đốt lửa hay hút thuốc trong thư viện. Ngày xưa lời tuyên thệ (declaration) này được đọc bằng miệng bằng tiếng Latin, hiện nay thì thay thế bằng việc ký vào một bức thư.

Không dành cho nữ giới

Cho tới tận năm 1878, Oxford vẫn là cấm địa đối với phái nữ. Mặc dù tới năm 1884, nhà trường đã cho phụ nữ tham dự các kỳ thi, tuy nhiên họ không được phép nhận bằng cho tới tận năm 1920. Chỉ tới năm 1959, điều này mới được dỡ bỏ, và đến 1974, Oxford chính thức trở thành trường học chung cho cả hai giới (co-education)

Khoai tây đã biến mất

Cánh cửa No Peel này đã có từ hàng trăm năm nay.
Cánh cửa No Peel này đã có từ hàng trăm năm nay.

Đã từng có vô số ý tưởng điên rồ và những phương cách chữa trị lạ lùng để đẩy lùi Cái Chết Đen (Black Death – đại dịch kinh hoàng trong lịch sử Châu Âu thế kỉ 14). Vào thế kỉ 16, các bác sỹ của trường Christ Church College đã kê đơn (prescribed) vỏ khoai tây như một biện pháp phòng ngừa. Sau khi ăn vỏ khoai tây (potato peels) vào bữa sáng, bữa trưa, và bữa tối mỗi ngày, sinh viên của trường đã nổi loạn (revolt). Một bức hoạ phản đối chế độ ăn uống này đã được đốt lên một trong những cửa chính của trường, viết rất to từ “No Peel” (Không vỏ khoai nữa!)

Harry Potter, tên tuổi mới của trường Christ Church

Oxford Stairs

Những bậc cầu thang Great Hall tại trường Christ Church College đã khơi nguồn cảm hứng và sau này được sử dụng như cầu thang dẫn vào đại giảng đường của Hogwarts (Hogwarts’ Great Hall) trong truyện và phim Harry Potter

“This, That, and the Other”

Oxford Advanced Learner Dictionary
Từ điển Oxford là ấn bản nổi tiếng toàn cầu của nhà xuất bản Oxford

Bạn có biết dấu phẩy trong bất kỳ cách liệt kê nào từ ba vật trở lên như (A, B, và C) theo như văn phong tiếng Anh chuẩn được gọi là gì không? Đó là dấu phẩy Oxford (Oxford comma) bắt nguồn từ nhà xuất bản Oxford (Oxford University Press) nơi đã tạo ra chuẩn này.

Huyền thoại về nàng Frideswide

Hình ảnh về nàng Frideswide trong một tranh khảm kính tại nhà thờ
Hình ảnh về nàng Frideswide trong một tranh khảm kính tại nhà thờ

Huyền thoại về việc hình thành nên nhà trường kể rằng Frideswide là một nàng công chúa (a princess) muốn hiến dâng đời mình cho giáo hội (the Church). Tuy nhiên, một vị vua có ý định cưỡng hôn nàng, và nàng trốn đến Oxford. Nhà vua đuổi theo Frideswide, nhưng khi vào đến thành phố, tự nhiên ông bị mù. Ông cầu xin công chúa hãy tha thứ cho ông và giải phóng nàng khỏi hôn ước (betrothal) đổi lại hãy làm cho mắt ông sáng trở lại. Sau này, Frideswide thành lập ra một nữ tu viện (nunnery) và từ đó những trường đại học đầu tiên đã mọc lên xung quanh đó để làm chỗ trú chân cho các học giả của tu viện (monastic scholars).

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Hopefully, he will love you in future/in the future??? Phân biệt cụm từ IN FUTURE và IN THE FUTURE

Chỉ khác biệt một mạo từ THE cũng có thể làm cho giữa In future và In the future là cả một sự khác biệt rất lớn mặc dù đều dùng để chỉ những hành động sẽ xảy ra trong tương lai.

Hãy cùng English4ALL tới ga Stop Confusing để tìm hiểu hai cụm từ đơn giản này khác nhau như thế nào nhé.

In future

Cụm từ In future dùng để chỉ khoảng thời gian tính từ hiện tại cho tương lại, mang nghĩa “từ nay trở đi” (from now on)

Ví dụ: Nếu con bạn vừa mới bị vấp ngã, bạn sẽ nhắc nhở con

In future, be more careful

(Từ nay trở đi, nhớ cẩn thận nhé)

Nhấn mạnh yếu tố “từ nay – hiện tại”, thường dùng để chỉ sự khác biệt gì đó trước và sau thời điểm hiện tại.

Ví dụ: We have just dealt with the situation quite passively. In future, we’ll deal with similar situations differently.

(Chúng ta vừa ứng phó với tình huống một cách khá bị động. Từ nay trở đi, chúng ta sẽ xử lý các tình huống tương tự theo một cách khác)

In future khá phổ biến tại Anh và Ai Len. Ở Mỹ người ta dùng chung In the future để thể hiện ý này.

 

In the future

Cụm từ In the future để chỉ khoảng thời gian tương lai nói chung, không xác định cụ thể, và cũng không nhấn mạnh sự liên quan đến hiện tại. Cụm từ này thường dùng trong câu nói về các kế hoạch, dự định , mong muốn chung chung trong tương lai,

Ví dụ: In the future, people will holiday on the moon.

(Trong tương lai, con người sẽ đi nghỉ trên mặt trăng)

Chỉ là trong tương lai chung chung, 5 năm, 10 năm, hay 100 năm, hay lúc nào, không xác định được, và cũng không hề liên quan đến hiện tại, đến thời điểm nói.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

 

 

Be PRO@Starbucks! WORDS TO USE AT STARBUCKS Những từ bạn cần biết khi bước vào Starbucks

Ban đầu chỉ là một cửa hàng cà phê nhỏ tại thành phố Seatle, Mỹ năm 1974, ít ai khi đó có thể tưởng tượng rằng sau 30 năm, Starbucks đã trở thành một đế chế kinh doanh toàn cầu lớn mạnh với sự hiện diện ở rất nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới, và là một thương hiệu hàng đầu thế giới về ngành kinh doanh đồ uống phong cách Mỹ. Nếu như thử một lần bước vào một Starbuck bên ngoài Việt Nam và order đồ uống bằng tiếng Anh, rất có thể bạn sẽ lúng túng nếu chưa quen với những từ vựng rất riêng của làng cà phê cũng như của riêng Starbucks. Hôm nay English4ALL xin giới thiệu tới các bạn một số từ và cụm từ giúp bạn trở thành một khách hàng “chuyên nghiệp” mỗi khi tới thăm chuỗi hệ thống café hàng đầu thế giới này. All aboard!

Starbucks
Cửa hàng Starbuck đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1974 tại thành phố Seatle, Mỹ.

1. Tên các loại đồ uống chính được phục vụ tại Starbucks

Espresso
Espresso: Cà phê tươi nguyên chất
Starbuck
Latte: Loại cà phê bao gồm ¾ là sữa và ¼ là bọt kem (foam)
Cappuchino
Cappuccino: Loại cà phê bao gồm espresso pha cùng với một nửa sữa và một nữa bọt (foam)
Americano
Americano: Cà phê nguyên chất (espresso) và nước nóng, có thể dùng kèm sữa.
Frappuchino
Frappuccino: Cà phê sữa đá xay của Starbucks
coffee
Filtered Coffee: Cà phê đen
mocha
Mocha: Cà phê pha kèm chocolate đen White Mocha: Cà phê kèm chocolate trắng

Macchiato: Cà phê nguyên chất (espresso) và bọt kem (foam), không sữa.

2. Một số từ cần biết khi order đồ uống @ Starbucks

Ngoài hiểu rõ tên của các loại đồ uống chính, bạn cũng phải biết một số từ và cụm từ để giúp bạn có thể gọi đồ uống một cách nhanh gọn và chuyên nghiệp hơn, đó là một cách rất tốt để tiết kiệm thời gian chờ đợi cho cả bạn và những nhân viên phục vụ (barrista) vốn dĩ luôn vô cùng bận rộn của Starbucks.

– Espresso Shot / Extra Shot / One less shot: Một shot expresso/một shot hơn espresso/một shot vơi espresso.

– Decaffeinated / Từ gọi tắt: “decaf”: là loại espresso chứa ít caffeine

– “Light Sugar” – Khi bạn muốn đồ uống của mình ít ngọt

– “No Foam” – Nếu bạn muốn đồ uống của mình không có lớp bọt kem (foam) ở trên

– Hold the… / no…. / extra… [syrup, sugar, shot of espresso, foam]

Cho/Không cho/Thêm….(Si rô/đường/espresso/bọt)

– Milk, Cream, Skim (Non-fat), Almond, Soy

(Sữa, Kem, Ít béo (Không béo, Hạnh nhân, Sữa đậu nành)

– “Add some______, please” [hot water, soy milk, half and half]

(Làm ơn cho thêm……nước nóng/sữa đậu nành/một nửa sữa nửa kem)

– “Could you please make it hotter / colder?”

(Có thể làm đồ uống nóng hơn/lạnh hơn không?)

– Short (8oz.), Tall (12oz.), Grande (16oz.), Venti (20oz.)

(Short: Cốc thấp : dành riêng cho flat white (2 shot espresso + kem sữa) và macchiato, Tall là cốc nhỏ, Grande là cốc cỡ vừa (Medium) và Venti là cốc lớn nhất (Large)

– Chocolate Powder vs. Chocolate Sauce

(Bột ca cao để rắc trên bề mặt đồ uống/Sốt ca cao để pha cùng đồ uống)

-Những thứ làm đồ uống của bạn thêm ngọt: Hazelnut (hạt dẻ), Vanilla (Vani), Caramel, Peppermint (Siro bạc hà), Classic

Lượng chất ngọt thêm vào đồ uống của Starbuck không được đo bằng thìa, mà bằng lượt bơm từ bình siro, thường gọi là – “pumps”

Ví dụ: May I have two pumps of vanilla?

Khám phá thêm về thế giới đồ uống tuyệt vời của Starbucks tại đây: More drink ideas! 

Nếu như thành phố nơi bạn sống Starbucks chưa kịp có mặt, tại sao bạn không thử tự mình pha chế những đồ uống theo phong cách Starbucks cho riêng mình tại nhà nhỉ???? Bạn cần gì nữa? Các công thức đồ uống nổi tiếng của Starbuck ư? Công thức pha chế của Starbucks là của bạn! 

Còn nếu bạn không chỉ muốn tự tin ở Starbuck còn muốn thoải mái gọi đồ uống trong mọi quán cà phê có sử dụng tiếng Anh trên toàn thế giới, thì hãy bỏ 2 phút để xem bài học sau của Two Minutes English và 30 phút luyện tập, bạn sẽ thành PRO!!!!

Annie Nguyễn

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Don’t look a gift horse in the mouth!She is the most beautiful girl you could find in this life. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị từ con ngựa (Idioms Using Horses)

Bên cạnh những chú chó, người Anh vô cùng yêu quý loài ngựa, do đó không lấy gì là lạ khi rất nhiều thành ngữ tiếng Anh đã ra đời liên quan đến loài động vật cao quý này. Không chỉ là một phương tiện đi lại, không chỉ là một kênh giải trí hàng đầu với những giải đua ngựa nổi danh thế giới, ngựa còn là một biểu tượng thân thuộc trên vùng thảo nguyên mênh mông của Anh Quốc. Chuyến tàu English4ALL hôm nay xin giới thiệu tới các bạn một số thành ngữ hay bắt nguồn từ loài động vật đáng yêu này. All aboard!

1.Cô ấy ít khi nói về chuyện bếp núc, ít khi post ảnh đồ ăn lên Facebook, nhưng rồi một ngày kia, cô ấy trở thành quán quân Master Chef, người Việt gọi cô ấy là một người giấu tài năng, còn người Anh thì lại gọi cô ấy là “một con ngựa ô”-a dark horse

Ví dụ:

Minh Nhat is a dark horse, isn’t she? All these months we thought she was quietly working in the kitchen when in actual fact she became the Master Chef.

(Minh Nhật quả là một người giấu tài nhỉ? Bao nhiêu tháng bọn tôi nghĩ rằng cô ấy âm thầm làm việc trong bếp trong khi thực tế cô ấy đã trở thành Master Chef.)

A dark horse - trong tiếng Anh không chỉ là Xích Thố, ngựa đen, mà còn dùng để chỉ người ẩn giấu tài năng của mình
A dark horse – trong tiếng Anh không chỉ là Xích Thố, ngựa đen, mà còn dùng để chỉ người ẩn giấu tài năng của mình

2. Người Việt mình gần gũi với đời sống nông nghiệp, bầu bạn với con trâu, con bò, cái cày, cái cuốc, và vậy nên cũng đã tạo ra những câu nói như “Mất bò mới lo làm chuồng” để chỉ những sự việc quá muộn so vơi thực tế, trở nên thừa thãi, vô ích. Người Anh thì chỉ dùng bò để vắt sữa là chủ yếu, con ngựa mới là sức kéo chính trong nông nghiệp và là phương tiện đi lại, vậy nên họ cũng có câu thành ngữ tương tự Closing the stable door after the horse has bolted (escaped)” (Ngựa trốn mới lo đóng cửa chuồng) để nói về một tình huống xấu không còn có thể thay đổi.

Ví dụ:

Introducing tighter security measures after the break in seems to me like closing the stable door after the horse has bolted.

(Đưa vào sử dụng các biện pháp an ninh chặt chẽ hơn sau vụ đột nhập với tôi giống như chuyện mất bò mới lo làm chuồng)

3. Nếu như bạn có thể chỉ ra điểm yếu hay kẽ hở trong một kế hoạch, một lập luận nào đó, thì cũng giống như bạn đã kéo được cỗ xe ngựa chạy xuyên qua một cái gì đó “To drive a coach and horses through something”.

Ví dụ:

The CFO drove a coach and horses through the company’s plans for expansion.

(Giám đốc tài chính đã vạch ra những sơ hở trong kế hoạch mở rộng của công ty)

 

4.Con ngựa một khi đã chết rồi, thì bạn có đấm có đá có đánh nó cũng sẽ chẳng biết đau, cũng giống như khi bạn phí thời gian để làm một việc gì đó đã rồi : To beat/to flog a dead horse

Ví dụ:

Do you think it’s worth me writing to a few more recruitment agencies, or am I just beating a dead horse?

(Cậu có nghĩ là tớ nên viết thư cho vài công ty tuyển dụng nữa không, hay là tớ đang phí công vô ích)

Beat a dead horse là làm một việc thừa thãi, vô bổ.
Beat a dead horse là làm một việc thừa thãi, vô bổ.

5. Bạn đã bao giờ cưỡi ngựa chưa? Đôi khi có một số người khi cưỡi ngựa, ở trên cao họ nghĩ rằng mình là kẻ khôn ngoan hơn, ưu việt hơn những người khác. Thật không phải vậy, và ngừng suy nghĩ, và hành xử như vậy, người ta nói là “To get off your high horse

Ví dụ:

“If you would get off your high horse for one minute and listen to your colleagues, you would find that they have some great ideas for this project”.

(Nếu cậu bớt tự cao tự đại một phút và lắng nghe các đồng nghiệp, cậu sẽ thấy họ có vô khối ý tưởng hay cho dự án này)

To get off your hight horse là bớt tự cao tự đại đi.
To get off your hight horse là bớt tự cao tự đại đi.

6. Người Việt để nói ý mọi việc cần được thực hiện có trình tự trước sau, không được đốt cháy giai đoạn, hay nói “Chưa nặn bụt đã lo nặn bệ” hoặc “ Chưa học bò chớ lo học chạy”, người Anh lại nói “Đừng đặt xe đứng trước ngựa”-Don’t put the cart before the horse

Ví dụ:

There’s no point trying to write the report when you haven’t got a clear idea of what to write. You don’t want to put the cart before the horse?

(Viết báo cáo trong khi chưa rõ ý mình sẽ viết gì thì không được đâu. Cậu không muốn đặt xe trước ngựa chứ hả?)

 Horse 4

7. Để nói về sự kén chọn, so đo khi người khác đã cho mình một điều gì đó, người Việt mắng “Đừng có kén cá chọn canh”, người Anh lại nói câu To look a gift horse in the mouth”.  Ai đó đã tặng cho bạn hẳn một con ngựa, bạn còn nhìn ngắm, soi xét hàm răng của nó xem có tốt không, có phải ngựa khoẻ không, chẳng phải như thế là không tôn trọng người tặng không???

Ví dụ:

“I wouldn’t look a gift horse in the mouth. I would accept that promotion”.

(Tôi sẽ không kén chọn nữa. Tôi chấp nhận việc đề bạt đó)

Don't look a gift horse in the mouth! Đừng có kén cá chọn canh!!!!!
Don’t look a gift horse in the mouth! Đừng có kén cá chọn canh!!!!!

8. Trong mỗi một dự án, một công việc chung, việc tìm được đúng người đúng việc là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo thành công. Bạn đã tìm được“ngựa chiến”- Horses for Courses cho những dự định kinh doanh của mình chưa?

Ví dụ:

“Ah well, it’s horses for courses. Just because he is an IT expert doesn’t mean that he is an expert in everything to do with computers”.

(Ah, đúng người đúng việc nhé. Không phải cậu ấy là chuyên gia tin học mà cái gì về máy tính cậu ấy cũng biết hết được)

9. Dạo này làng cải xanh đang bận rộn tung hô Hotboy đẹp trai nhất Vietnam, chẳng biết lấy tin từ đâu mà nhanh và nhiều thế, phải chăng là kiếm được tin từ tận nguồn –To get it straight from the horse’s mouth.

Ví dụ:

A: Where did you hear about the takeover?

B: I got it straight from the horse’s mouth.

(A: Ông moi đâu ra tin về vụ thâu tóm đấy?

B: Tôi có tin tận nguồn đấy.)

10. Bạn là người cưỡi ngựa rất giỏi, rất tài năng và lão luyện, nhưng bạn vẫn sẽ không thể chắc chắn về đích thành công nếu như bạn lên nhầm ngựa. To back the wrong horse. Người ta hay dùng câu này để chỉ việc ai đó theo đuổi, giúp sức cho một điều gì đó khó mà thành công được.

Ví dụ

Oh well, I guess we should have known that this marketing campaign wouldn’t work. We just backed the wrong horse this time.

(Ah, tôi đoán là họ có đã biết rằng chiến dịch Marketing này sẽ không hiệu quả. Có điều họ đã chọn nhầm đối tác lần này thôi)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Why Does “XOXO” Mean “Kisses and Hugs”? Vì sao XOXO lại là biểu tượng ôm hôn?

Một lần lâu rồi Ad của English4ALL nhận được tin nhắn thế này:

Bạn nữ: Could you come by my house? (Anh qua nhà em nhé?)

Bạn nam: For what? (Làm gì?)

Bạn nữ: XOXO (Chơi cờ caro)

Bạn nam: Ok. (OK)

Nghĩ rằng bạn nữ rủ mình qua nhà chơi cờ caro (XOXO), Ad đã hớn hở mang ngay một sấp vở ôli qua ngay với tinh thần sẵn sàng chiến đấu, nhưng không thể ngờ rằng, qua đó không hề chơi cờ, mà lại chơi những thứ khác. Thật ra, ngày ấy mình mình đã không hề biết XOXO là biểu tượng của ôm hôn. Và nếu như bạn cũng đang không biết vì sao XOXO lại có ý nghĩa đó thì hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL để tìm hiểu nhé! All aboard! XOXO

Hug and Kisses

Có lẽ phải đến 99,99% các bạn trẻ bây giờ – những người thường xuyên sử dụng ký hiệu XOXO nhất nếu được hỏi, vì sao XOXO lại có ý nghĩa là ôm hôn (kisses and hugs), họ sẽ trả lời rằng, chữ X thì giống như hình hai cái “mỏ” của hai người đang chu vào, hôn nhau; và chữ O thì giống như hai cánh tay vòng lại tạo thành cái ôm; cũng giống như cách họ giải thích ).( là cái eo và 🙂 là mặt cười :))

Thực ra hoàn toàn không phải vậy. XOXO tưởng chừng như một thứ ngôn ngữ rất xì tin và hiện đại nhưng lại có nguồn gốc từ hàng ngày năm trước, không những thế lại còn là một biểu tượng thiêng liêng liên quan đến tôn giáo, chứ không phải là một sản phẩm của công nghệ emoticon thế kỉ 21.

XOXO

Ngày xửa ngày xưa, từ thời Trung Cổ (Middle Ages), thời mà có rất nhiều người không biết đọc mà cũng chẳng biết viết. Thời đấy, những người mù chữ ở Việt Nam cũng rất nhiều, họ thường sẽ phải điểm chỉ (in dấu tay vào mực và lăn vào văn bản) với các loại giấy tờ, khế ước quan trọng. Còn người phương Tây, họ chọn một cách khác, họ sẽ ký các loại văn bản quan trọng (important documents) chỉ với một chữ X. Tại sao lại là chữ X, mà không phải là chữ U, chữ G, hay một chữ cái nào khác?

Rất dễ hiểu vì chữ X là biểu tượng của hình chữ thập, thánh giá của người Thiên Chúa Giáo. Người ta gọi đó là “The Chi Rho”thường được biểu hiện bằng chữ X vì trong tiếng Hy Lạp, từ “Christ”(Chúa) được viết là ΧΡΙΣΤΟΣ. Đó lý do vì sao người ta đôi khi lại viết là Merry Xmas trong thiệp chúc mừng Giáng Sinh.

Sau khi ký chữ X vào văn bản, người ký (signee) thường hôn lên chữ X đó để biểu thị (demonstrate) sự chân thành (sincerity) và thề trước Chúa họ cam đoan những điều viết trong văn bản là đúng và họ sẽ tôn trọng điều đó; cũng giống như nghi thức người Thiên Chúa Giáo hôn lên Kinh Thánh (the Bible) để thể hiện đứctin của họ vào Chúa.

The Chi Rho - là một biểu tượng thiêng liêng của Thiên Chúa Giáo
The Chi Rho – là một biểu tượng thiêng liêng của Thiên Chúa Giáo

Còn về nguồn gốc của O – vì sao lại tượng trưng cho cái ôm (hug) thì có vẻ khó hơn. Nhưng nhiều người tin rằng, ý nghĩa của ký tự này bắt nguồn từ những người Do Thái di cư sang Mỹ (Jewish immigrants). Họ có biết chữ, nhưng khi ký tên vẫn đặt biểu tượng O vào, tương tự như cách người Thiên Chúa Giáo sử dụng chữ X. Sở dĩ họ không sử dụng chữ X, bởi vì ý niệm Chúa (Christ) mà chữ X biểu tượng không phù hợp với tín ngưỡng Do Thái (Jewish beliefs)

Dần dần, hai cách sử dụng chữ X và chữ O này kết hợp với nhau tạo thành biểu tượng ôm hôn- thể hiện sự chân thành trong các bài viết, thư từ, và thậm chí cả emails, tin nhắn.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

A shoulder to cry on – Tommy Page – Cần lắm một bờ vai…..

Cuộc sống luôn đầy rẫy những thăng trầm, đôi khi nó khiến bạn suy sụp và mất hết niềm tin. Những lúc như vậy bạn cần gì nhất??? Có lẽ cần lắm một bờ vai để bạn tựa vào mà khóc như trẻ thơ. Chủ nhân bờ vai ấy sẽ là người lắng nghe tất cả mọi tâm sự của bạn và đi tìm lại cho bạn nụ cười đã rơi. Và dù cho cả thế giới này bỏ mặc bạn thì người ấy vẫn sẽ luôn bên cạnh bạn. Bạn đã tìm được một bờ vai như thế chưa? Nếu đã tìm thấy rồi, hãy cùng người ấy nghe bài hát này, một bài hát cũ đã ra đời cách đây 26 năm (1988) nhưng ý nghĩa và giai điệu rất đẹp của nó thì sẽ vẫn luôn luôn mới. Còn nếu bạn chưa tìm được, đừng lo, ở đâu đó trên thế giới này, vẫn đang có một bờ vai kiên trì chờ đợi bạn, nhưng, hãy nhanh nhanh lên. Hãy cùng English4ALL tận hưởng ngày Chủ nhật ngọt ngào cùng với “A shoulder to cry on”….

https://www.youtube.com/watch?v=bM7w4Nbv9yI

Lyrics

Life is full of lots of up and downs,

And the distance feels further when you’re headed for the ground,

And there is nothing more painful than to let your feelings take you down,

It’s so hard to know the way you feel inside,

When there’s many thoughts and feelings that you hide,

But you might feel better if you let me walk with you by your side,

 

And when you need a shoulder to cry on,

When you need a friend to rely on,

When the whole world is gone,

You won’t be alone, cause I’ll be there,

I’ll be your shoulder to cry on,

I’ll be there,

I’ll be a friend to rely on,

When the whole world is gone,

You won’t be alone, cause I’ll be there.

 

All of the times when everything is wrong

And you’re feeling like there’s no use going on

You can’t give it up

I hope you work it out and carry on

Side by side with you till the end

I’ll always be the one to firmly hold your hand

No matter what is said or done

Our love will always continue on

 

Everyone needs a shoulder to cry on

Everyone needs a friend to rely on

When the whole world is gone,

You won’t be alone, cause I’ll be there,

I’ll be your shoulder to cry on,

I’ll be there,

I’ll be a friend to rely on,

When the whole world is gone,

You won’t be alone, cause I’ll be there.

And when the whole world is gone

You’ll always have my shoulder to cry on….

 

Lời dịch của English4ALL

Cuộc đời đầy ắp buồn vui
Và khoảng cách dường như dài thêm khi em đối mặt với thất bại
Và chẳng còn gì đau dớn hơn khi tôi phải
Phải để em chìm sâu trong khổ đau
Tôi khó mà hiểu đựoc em đang cảm thấy ra sao
Khi em cứ giấu kín suy nghỉ và cảm xúc của em như thế nào
Nhưng có lẽ em sẽ thấy an ủi
Khi tôi bên em, đi cùng em

Và khi em cần tựa vào một bờ vai để khóc
Khi em cần một người bạn để tin cậy
Khi mà cả thế giới đều từ bỏ em
Em sẽ không cô đơn, vì tôi ở đó
Tôi sẽ là một bờ vai để em tựa vào và khóc
Tôi sẽ ở đó
Tôi sẽ là người bạn mà em tin cậy
Khi cả thế giới từ bỏ em
Em sẽ không cô đơn vì tôi ở đó
Tất cả những thời khắc mà mọi điều đều sụp đổ
Và em cảm thấy đi tiếp chẳng ích gì đâu
Em không thể từ bỏ
Tôi sẽ giúp em gánh vác mọi điều và đi tiếp
Bên em,
Cho đến tận cùng
Tôi sẽ luôn là người nắm tay em thật chặt
Cho dù mọi người nói gì và làm gì
Tình yêu của chúng ta tồn tại mãi mãi

Ai cũng cần một bờ vai nương tựa để khóc
Ai cũng cần một người bạn tin cậy
Khi cả thế giới bỏ đi
Em sẽ không cô đơn vì tôi ở đó
Và khi cả thế giới đều bỏ đi
Em sẽ luôn có bờ vai của tôi để nương tựa mà khóc.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

How can you help your child like English? Làm thế nào để giúp con bạn yêu thích tiếng Anh?

Nhiều bậc phụ huynh tốn rất nhiều tiền đi tìm thầy Tây cô ta thật giỏi để dạy tiếng Anh cho con mình khi các con còn ít tuổi, nhưng lại không đi tìm những người có thể làm cho trẻ yêu thích tiếng Anh, và nếu có tìm, thì lại đi tìm ở đâu đó quá xa, chứ ít khi tìm chính mình. Thật vậy, rất nhiều ông bố bà mẹ rất mong muốn giúp con cái học tiếng Anh khi các con còn nhỏ nhưng lại tỏ ra ngại ngùng hay lúng túng.. Đó không chỉ là một ước muốn và còn là một sự đầu tư cực kỳ khôn ngoan cho tương lai con của bạn. Bạn không nhất thiết phải là một siêu từ điển sống để chỉ cho các con mọi từ các con muốn biết, có thể bạn không phải là một giáo viên chuyên nghiệp để dạy con những bài học một cách bài bản, tuy nhiên làm cho con yêu thích tiếng Anh từ khi còn ít tuổi là điều bạn hoàn toàn có thể làm được. English4ALL xin chia sẻ một vài gợi ý nhỏ để giúp bạn làm việc này trong chuyên mục Weekend Gossip tuần này. All aboard!

Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ đó là giúp trẻ hình thành được nhận thức tích cực (positive perception) trong giao tiếp với thứ ngôn ngữ này.

Một lợi thế lớn của việc cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm đó là sẽ hình thành được ấn tượng tích cực của trẻ đối với ngôn ngữ này. Khi còn ít tuổi, trẻ có xu hướng nhìn nhận ngôn ngữ một cách rất hứng thú. Tuy nhiên, nếu bạn ép trẻ phải nói một ngôn ngữ thứ hai trong khi chúng chưa thích thú, rất có thể bạn đang tạo ra một ấn tượng xấu trong trẻ, vậy nên cần phải rất thận trọng.

Dưới dây là một số gợi ý giúp các bậc phụ huynh có thể làm cho con em mình yêu thích tiếng Anh hơn khi các em còn nhỏ tuổi.

1. Biết ngưng lại khi cần thiết.

Một số cha mẹ nghĩ rằng một cách tốt để giúp con học ngoại ngữ đó là chỉ sử dụng thứ tiếng đó ở nhà. Tuy nhiên đây là một ý tưởng khó thực hiện (trừ khi bố hoặc mẹ là người nước ngoài), vì trẻ luôn muốn bố mẹ sẽ nói chuyện với mình bằng tiếng mẹ đẻ. Bạn càng ép trẻ nói sẽ càng dễ tạo ấn tượng xấu về ngôn ngữ mà bạn muốn trẻ học.

Không có gì quan trọng hơn việc bạn phải có sự giao tiếp tốt với trẻ. Nếu như trẻ cáu giận khi bạn cố nói tiếng Anh với chúng, tốt nhất là ngưng lại, và sử dụng tiếng Việt. Hãy chắc chắn là trẻ hoàn toàn thoải mái khi trò chuyện với bố mẹ.

Your kids 1
Hãy dành thời gian trò chuyện với con bằng tiếng Anh, nhưng ngừng lại khi cần thiết.

2. Hãy để cho trẻ thấy bố mẹ cũng thích tiếng Anh.

Một trong những cách tốt nhất để trẻ thích thú với một điều gì đó chính là để chúng quan sát thấy bạn cũng rất thích điều đó. Không phải là điều gì quá to tát đâu, đơn giản chỉ là để trẻ nhìn thấy bạn đang đọc sách báo bằng Tiếng Anh chẳng hạn. Xem những bộ phim DVD bằng tiếng Anh, nghe nhạc tiếng Anh, hay cho trẻ thấy bạn tán chuyện với bạn bè bằng tiếng Anh. Trẻ con luôn có xu hướng bắt chước người lớn, vậy nên nếu bạn muốn con mình thích tiếng Anh hãy để con thấy rằng mình cũng rất thích tiếng Anh.

Your kids 2
“Mẹ cũng thích học tiếng Anh, con có thích không?”

3. Sử dụng tiếng Anh nhưng không yêu cầu trẻ phải trả lời bằng tiếng Anh.

Your kids 3
Đừng ép trẻ phải trả lời bằng tiếng Anh nếu như chúng không muốn

Nếu trẻ bị ép nói tiếng Anh, chúng sẽ thấy thật là khó khăn, chúng có thể nổi cáu với bạn, và thành ra ghét thứ ngôn ngữ này. Nhưng bạn hoàn toàn có thể nói nhiều với trẻ bằng tiếng Anh mà không tạo ra áp lực bắt trẻ phải trả lời lại bằng tiếng Anh. Làm thế nào đây?

Hãy sử dụng những câu lệnh đơn giản như “Put on your shoes.” (Con đi giày vào!) “Let’s go.” (Đi thôi) or “Give me the apple, please.” (Đưa cho bố quả táo nào)

Đưa ra những lời khen (praise) như là “Good job!” “Well done!” (Giỏi quá! Làm tốt lắm!) hay “What a beautiful drawing!” (Ái chà, vẽ đẹp quá nhỉ!)

Tạo những tình huống cần quan sát hay chỉ vào đồ vật. “It’s cold today!” (Hôm nay lạnh nhỉ) “Look at the brown dog.” (Nhìn con chó nâu kia kìa) or “This ice cream is yummy.” (Cái kem này ngon lắm)

 Hãy hỏi những câu hỏi rất cơ bản, ngắn gọn mà trẻ có thể trả lời bằng cử chỉ hay câu trả lời ngắn như là “Which shirt do you want to wear?” (Con muốn mặc áo nào?) – trong khi giơ hai chiếc áo lên cho trẻ chọn , “Do you like pizza?” (Con có thích bánh pizza không?) or “Where are your shoes?” (Giày của con đâu?)

Đó là những cách rất hay để bạn giao tiếp với trẻ một cách rất tự nhiên mà không tạo ra áp lực bắt chúng phải nói bằng tiếng Anh.

4. Cho trẻ tiếp xúc nhiều với tiếng Anh.

Your kids 4
Tạo cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh ở nhà qua kênh-phương tiện mà các con ưa thích

Hãy luôn nhớ rằng đầu vào trong ngôn ngữ (INPUT) là cực kỳ quan trọng. Các mẹ phải xác định được những phương tiện truyền thông nào bằng tiếng Anh (DVD – CD hay kênh Youtube nào) làm cho trẻ thích thú và hãy để cho các con thoải mái tận hưởng điều đó mà không ép các con phải nói tiếng Anh ngay lập tức, đôi khi chúng ta hay đặt ra những kỳ vọng không tưởng cho những người bạn nhỏ của chúng ta. Ngay cả đến trẻ con người Anh cũng cần phải rất nhiều thời gian mới có thể nói được tiếng Anh, huống hồ là trẻ con Việt Nam. Hầu hết những người học một ngôn ngữ mới đều phải trải qua một giai đoạn gọi là “Silent period” (Giai đoạn thầm lặng) trước khi có thể tự mình nói được. Thông thường, giai đoạn này ở trẻ khá là lâu.

Hãy cung cấp cho trẻ những càng nhiều kênh tiếp xúc với Tiếng Anh một cách vui vẻ càng tốt, và hãy để các con tự mình bắt đầu nói tiếng Anh theo nhịp độ riêng. Đừng la toáng lên khi một đứa trẻ hàng xóm hàng ngày sang xem đĩa Tom và Jerry cùng với con bạn hôm nay đã bắt đầu nói những từ tiếng Anh đầu tiên, trong khi con bạn chỉ ngồi im và chưa nói gì. Các bố mẹ cũng cần phải đọc cho trẻ bằng tiếng Anh nữa. Tìm một vài cuốn sách có nhiều hình ảnh bằng tiếng Anh để cho trẻ cùng nhìn vào khi bạn đọc truyện cho trẻ. Hãy thay đổi xen kẽ, đừng đọc truyện 100% truyện tiếng Việt, và cũng đừng đọc 100% truyện tiếng Anh, hoặc bạn có thể kể chuyện bằng tiếng Anh cho trẻ và dừng lại giải thích từ mới, hay trả lời những câu hỏi của trẻ bằng tiếng Việt.

5. Hãy tập trung vào những điểm tích cực

Your kids 5
Hãy khen ngợi tiếng Anh của con kịp thời, nhưng đừng phong thánh cho con chỉ vì con biết nói Hello, How are you?

Học một ngoại ngữ nên là một trải nghiệm tích cực. Hãy luôn ghi nhớ rằng đây không phải là một cuộc đua. Nếu bạn cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh một cách vui vẻ, tự thân chúng sẽ tiến bộ trong việc học tiếng Anh. Nếu bạn tạo ra quá nhiều áp lực, chúng sẽ bắt đầu chống lại. Hãy tập trung vào những điểm tích cực. Khen ngợi các con về tiếng Anh của chúng, nhưng đừng đi quá xa đến mức trẻ hình dung rằng nói tiếng Anh là một điều gì đó phi thường lắm. Hãy làm cho trẻ cảm thấy rất tích cực với tiếng Anh chứ không phải tìm cách đối phó với một môn học đáng sợ mà quá sức.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

10 Halloween facts you might not know. 10 điều có thể bạn chưa biết về lễ Halloween.

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, cộng đồng các nước nói tiếng Anh (Mỹ – Anh – Ai Len – Úc….) sẽ đón chờ một ngày lễ vô cùng thú vị trong năm: Halloween (31/10). Nếu như người Việt có Rằm Trung thu là dịp truyền thống để trẻ em vui chơi, và Rằm tháng Bảy là dịp để tưởng nhớ tới những người đã khuất…….thì Halloween có thể coi như một lễ hội chung tương tự với thế giới phương Tây. Có lẽ còn nhiều điều hấp dẫn về ngày lễ này mà bạn vẫn chưa biết hết. English4ALL sẽ cùng bạn khám phá thêm về Halloween tại ga British Way ngày hôm nay nhé. All aboard!

Nguồn gốc từ Halloween

1. Bạn có biết từ Halloween đến từ đâu không? Halloween chính là viết tắt (shortening) của cụm từ “All Hallows’s Evening” (Đêm các Thánh). Halloween còn có vài tên gọi khác như: All Hallows Eve, The Feast of the Dead, Samhain, All Saints Eve……

2. Halloween bắt nguồn từ một lễ hội Samhaim của người Celtic ở Ai Len (Ireland) có từ 2000 năm trước, để ăn mừng kết thúc một vụ mùa (harvest season). Truyền thống này lan truyền đến những vùng khác của thế giới sau khi người Ai Len (Irish) di cư (immigrated) đi khắp nơi vì nạn đói mất mùa khoai tây (tomato famine)

Halloween 4

3. Những con dơi (bats) cũng đến từ lễ hội Samhain bởi vì người Ai Len thường đốt lửa (bonfires) để xua đuổi ma quỷ (evil spirits), điều này sẽ hấp dẫn rất nhiều côn trùng (insects) đến, và lũ dơi cũng kéo tới để kiếm ăn, dần dần chúng trở thành một trong những biểu tượng gắn liền với Halloween.

4. Người ta tin rằng ranh giới (boundaries) giữa thế giới của người sống và người chết sẽ trở nên mong manh nhất vào ngày 31 tháng 10, và người chết có thể trở lại trần gian. Chính vì thế để tránh bị nhận ra là người, người ta thường đeo mặt nạ (masks) và hoá trang (costumes)

5. Có một điều mê tín (superstition) rằng các hồn ma (ghost) sẽ cải trang (disguise) thành người và đi gõ cửa xin tiền và đồ ăn. Nếu bạn từ chối, bạn sẽ có thể trọc giận các linh hồn và bị ám.

Children Trick-or-treating6. Chính từ điều mê tín trên đã hình thành nên trò “Trick or Treat” (Cho kẹo hay bị ghẹo) của trẻ con trong ngày lễ Halloween. Bọn trẻ sẽ đến từng nhà trong những bộ trang phục hoá trang hô “Trick or Treat” để xin kẹo bánh, trái cây, nếu chủ nhà từ chối tiếp đón (treat) , chúng sẽ bày trò phá phách, chọc giận (trick) .

7. Màu truyền thống của ngày lễ Halloween là màu da cam (Orange) và màu đen (Black). Màu cam là biểu tượng gắn liền với mùa thu, trong khi màu đen lại là tương trưng cho cái chết, sự kết thúc của mùa hè, và bóng tối.

Halloween 5

8.Tập tục khắc những quả bí ngô (pumpkins) thành hình những chiếc đèn Jack-o’-lantern bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian của người Celtic. Một chàng nông dân hay say xỉn tên là Jack lúc còn sống thì keo kiệt, bủn xỉn, không bố thí cho ai một xu nào, lại hay trêu đùa (tricked) ma quỷ và cuối cùng bằng việc cả thiên đường (heaven) lẫn địa ngục (hell) đều không cho anh ta vào. Bị mắc kẹt ở chốn u minh (limbo), Jack đã làm một cái đèn lồng (lantern) từ một củ cải (turnip) và cho một ít than hồng vào trong để sưởi ấm và có ánh sáng tìm đường đi. Dần dần, người Celtic khắc những gương mặt sợ hãi vào chiếc đèn lồng Jack-o’-lantern đặt bên ngoài nhà trong dịp Halloween để xua đuổi linh hồn ma quỷ đi.

Turnip lantern9. Jack-o’-lanterns nguyên gốc được làm bằng củ cải nhưng khi nạn đói vì mất mùa khoai tây 1846 đã buộc những gia đình người Ai Len phải tha phương cầu thực sang miền đất mới ở Bắc Mỹ thì củ cải được thay thế bằng quả bí ngô như ngày nay. 99% bí ngô được bán trong những ngày này chỉ dùng để làm đèn lồng.

Halloween 6

10. Hình ảnh phù thuỷ (witch) cưỡi chỗi (broomstick) xuất phát từ thực tế là ngày xưa những bà lão mà bị buộc tội là phù thuỷ thường rất nghèo và không có tiền mua nổi ngựa, họ thường đi bộ và chống gậy, dần dần thế bằng hình ảnh cây chổi. Những con mèo đen, thực tế là những con mèo hoang hay đi lang thang theo những bà lão phù thuỷ, người ta coi chúng như những kẻ giúp việc cho phù thuỷ. Riêng ở Anh (England), gặp mèo trắng mới bị coi là xui, mèo đen lại là biểu tương may mắn.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

She is awaiting you. Nope, she is waiting for me. Sự khác biệt giữa Await và Wait.

Có mỗi việc chờ đợi thôi mà người Anh còn phải sinh ra hai động từ wait và await. Phải chăng họ là những người thừa thời gian và lãng phí từ ngữ khi chỉ cùng một ý như nhau mà lại cần tới hai từ?? Câu hỏi này English4ALL hôm nay xin trả lời trong tại ga Stop Confusing. All aboard.

Về mặt ý nghĩa, wait và await đều mang ý nghĩa là chờ đợi. Tuy nhiên, có hai điểm khác biệt lớn mà bạn cần phải lưu ý khi sử dụng cặp từ này. 

Về ngữ pháp, cụ thể là về tân ngữ (Objective)

* Await luôn bắt buộc phải theo sau bởi một tân ngữ (objective). Đây là một ngoại động từ (a transitive verb).

Điều đặc biệt đó là tân ngữ của await thường là một tân ngữ trừu tượng (an inanimate object) hơn là một tân ngữ chỉ người (a person). Bạn không thể await cô Lan, cô Hồng, cô Ánh………..nhưng bạn lại có thể await her call/her letter.

Ví dụ:

I am awaiting her reply.

(Tôi đang đợi hồi âm của nàng)

 

They are awaiting the birth of their baby.

(Họ đang chờ đợi sự ra đời của em bé)
She is awaiting a call from her boyfriend.

(Nó đang đợi thằng bồ nó gọi điện)

 

* Wait không nhất thiết phải có tân ngữ, hoàn toàn có thể đứng một mình nếu thích. Chỉ có điều nếu wait thích đứng trước một tân ngữ, thì cần phải có giới từ (preposition) for. Wait hoàn toàn có thể đứng trước tân ngữ chỉ người, nói cách khác là bạn có thể “wait” một cô nào đó hay một ai đó nếu bạn muốn.

Ví dụ:

What can we do now? Just wait.

(Giờ làm gì nhỉ? Đợi thôi)

 

What are you doing here? I am waiting for my girlfriend. (Wait là động từ – my girlfriend là tân ngữ)

(Làm gì ở đây thế mày? Tao đợi bồ)

 

Ngoài ra wait còn có thể sử dụng trong nhiều cấu trúc khác

Ví dụ.

We have been waiting for ages.

(Chúng tôi đợi lâu lắm rồi)

 

have been waiting for a bus for two hours.

(Tôi đợi xe bus hai tiếng rồi)

 

Wait có thể theo sau bởi một động từ khác

The passengers were waiting to board the bus when the bomb exploded.

(Hành khách đang đợi để lên xe thì bomb nổ)

 

Khi sử dụng từ wait, người ta thường nói luôn thời gian chờ đợi là bao lâu, dù không cần thiết và bắt buộc, nhưng thường là như vậy

She has been waiting for a call from her son since yesterday.

(Bà ấy đợi thằng con gọi điện từ hôm qua tới giờ)

 

Về mức độ trang trọng của văn cảnh (formality of the context)

Một sự khác nhau nữa giữa hai động từ , ‘wait’ và ‘await’, đó là mức độ trang trọng (formality) của câu nói mà người nói muốn sử dụng

‘Await’ nghe trịnh trọng hơn là ‘wait’ – “Await” thường được dùng trong các thư từ chính thức chẳng hạn.

Tốt nhất là nên dùng ‘wait for’; còn chỉ dùng ‘await’ trong những trường hợp cần phải trịnh trọng.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

We should cheer up him, he has just broken up with his girlfriend. 10 cách sử dụng thường gặp của từ UP (10 Colloquial Ways to Use “Up”)

Up là một trong những giới từ thường gặp nhất trong tiếng Anh thường ngày, đặc biệt trong việc tạo thành những cụm động từ (phrasal verb), giúp chúng ta thể hiện sinh động hơn những ý mà đôi khi một động từ đơn lẻ khó có thể thực hiện được. Bạn biết bao nhiêu cách sử dụng của từ Up trong các tình huống giao tiếp thường ngày. English4ALL xin giới thiệu 10 cụm từ với Up mà có lẽ bạn sẽ thường nghe thấy nhấy nhất trong tiếng Anh mỗi ngày. All aboard!

 

Catch up: cập nhật, thông báo cho ai đó những tin tức mới nhất.

Ví dụ: I caught up my friends with the news that I’ll be living abroad next year!

(Tôi đã báo cho các bạn của tôi rằng tôi sẽ ra nước ngoài sống vào năm tới)

 

Give up: từ bỏ một điều gì đó bạn đang theo đuổi, ấp ủ, hoặc đang thực hiện

Ví dụ: He gave up on his dream of being an actor.

(Anh ta đã từ bỏ giấc mơ trở thành diễn viên)

 

Open up – mở lòng, bày tỏ, giãi bày.

Ví dụ: Danielle finally opened up to Graciela about her current relationship.

(Danielle cuối cùng cũng chia sẻ với Graciela về mối quan hệ hiện thời của cô ấy)

 

Start-up là một từ đang hot ở Vietnam cũng như trên thế giới để nói về những doanh nghiệp mới khởi sự kinh doanh, mới thành lập.

Ví dụ: English4ALL is a great start-up project that helps people from Vietnam to love and learn English language.

(English4ALL là dự án khởi sự giúp mọi người ở Việt Nam yêu thích và học tiếng Anh)

 

Strike up là bắt đầu một cuộc trò chuyện, tán gẫu.

Ví dụ: I struck up a conversation with the attractive waitress.

(Tôi đã mở đầu câu chuyện, bắt chuyện với cô phục vụ xinh đẹp)

 

Look up tra cứu thông tin trong sách vở, thường là từ điển hay các sách tham khảo

Ví dụ: I had to look up the word ‘tumultuous’ in the dictionary yesterday.

(Hôm qua tôi đã phải tra từ “tumultuous” trong từ điển)

 

Hang up – kết thúc một cuộc điện thoại.

Ví dụ: Brad hung up the phone after he finished talking to his boss.

(Brad đã gác máy khi anh ta nói chuyện xong với sếp)

 

Keep up (with) là cố gắng theo kịp ai hay một lịch trình, kế hoạch nào

Ví dụ: He had a hard time keeping up with the pace of the class.

(Anh ta đã phải rất chật vật để theo kịp nhịp độ của lớp học)

 

Cheer up là an ủi, làm cho ai vui hơn

Ví dụ: Sandra cheered up Greg after his girlfriend ended their relationship.

(Sandra đã an ủi Greg sau khi anh ta bị bồ đá)

 

Ease up (on) – là giảm bớt áp lực lên cái gì

Ví dụ: She eased up on the gas pedal instead of using the brakes.

(Cô ấy đã nhả chân gat hay vì sử dụng phanh)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn