Changing the Guards – A must-to-see in London. Nghi thức đổi gác cung điện Buckingham – Đừng bỏ lỡ khi đến London!

[dropcap]T[/dropcap]ương tự như người Hà Nội tự hào về Lễ thượng cờ trên Quảng trường Ba Đình mỗi buổi sớm mai, người dân Anh cũng rất hãnh diện về nghi thức đổi gác hàng ngày trước cung điện Buckingham mà rất nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới luôn háo hức, mong chờ được tận mắt chứng kiến. Đây không chỉ là một nghi thức đổi gác thông thường mà đã trở thành một hoạt động văn hoá thường nhật đầy cuốn hút. Hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL đến ga British Way để cùng tìm hiểu thêm đôi điều về nghi thức thú vị này nhé. All aboard!!!!

 

Changing guards

Đổi gác (Changing the Guards hay Guard Mounting) là hoạt động đổi ca của những người lính gác mới thay cho những người lính gác cũ.

Lực lượng lính gác đóng tại cung điện Buckingham được gọi là lính gác của nữ hoàng (The Queen’s Guard) và được chia thành hai phân đội (detachment): phân đội bảo vệ cung điện Buckingham và phân đội bảo vệ cung điện St. James. Nhiệm vụ canh gác này thường được đảm nhiệm bởi một tiểu đoàn (battalion) ngự lâm quân (Household Division) và đôi khi bởi các tiểu đoàn bộ binh (infantry) hoặc các đơn vị khác.

Khi các lính gác làm nhiệm vụ (on duty), họ được tuyển chọn từ một trong năm trung đoàn bảo vệ (regiments) của quân đội Anh: lính gác Scotland (the Scots Guards), lính gác Ai Len (the Irish Guards), lính gác xứ Wales (the Welsh Guards), vệ binh hoàng gia (the Grenadier Guards) và lính gác Coldstreams.

Cả năm lực lượng này tuy đều có chung trang phục truyền thống là áo chẽn đỏ (scarlet tunic) và mũ lông gấu (bearskin cap), tuy nhiên vẫn có thể nhận ra họ là thuộc đơn vị nào dựa trên số nút áo (buttons) và màu sắc và số lượng lông vũ (plume) gắn trên mũ. Ví dụ, lực lượng lính gác Scotland sẽ chỉ có 3 nút áo và không có lông vũ trên mũ, trong khi lực lượng lính gác xứ Wales lại mặc quân phục có 5 nút áo, và có lông vũ màu xanh trắng gắn phía bên trái mũ.

Lực lượng lính gác của nữ hoàng có một đội trưởng đứng đầu (luôn mang quân hàm thiếu tá (Major) và mỗi một phân đội lại có phân đội  trưởng mang quân hàm trung uý (Lieutenant). Người cầm cờ (Ensign) của tiểu đoàn làm nhiệm vụ gác sẽ là một thiếu uý (second lieutenant).

Phiên bàn giao luôn có một đội quân nhạc đi kèm. Người ta có thể chơi đủ thể loại nhạc như nhạc diễu binh cho tới nhạc phim và thậm chí cả những bản nhạc pop đang nổi.

Khi nữ hoàng có mặt trong cung điện, luôn có bốn lính gác đứng trước cửa cung điện, và khi nữ hoàng đi vắng, chỉ có hai lính gác.

Các đơn vị từ các vương quốc trong khối Thịnh vượng chung (Commonwealth realms) đôi khi cũng nhận nhiệm vụ gác. Vào tháng Năm, 1998, những người lính Canada đã lần đầu tiên gác ở cung điện Buckingham kể từ khi nữ hoàng đăng quang (the Coronation) năm 1953.

Lực lượng Ngự Lâm Quân đã bảo vệ Hoàng gia (the Sovereign) và các cung điện kể từ năm 1660. Cho đến năm 1689, hoàng gia chủ yếu sống ở Cung điện Whitehall và ở đó do Kị binh Ngự Lâm Quân bảo vệ.

Năm 1837, nữ hoàng Victoria chuyển vào cung điện Buckingham.

Tại cung điện Buckingham, phiên đổi gác diễn  ra vào vào lúc 11h30 sáng. Nghi thức được tổ chức hang ngày từ tháng Năm đến tháng Bảy, và cách nhật (on alternate dates) trong những tháng còn lại trong năm.

Tuy nhiên, cung điện Buckingham không phải là nơi duy nhất có nghi thức đổi gác. Ở lâu đài Windsor (Windsor Castle) nghi lễ được tổ chức vào lúc 11h00 sáng.

Trong những ngày trời mưa, nghi thức đổi gác không diễn ra.

Nghe thêm về nghi thức Đổi gác ở cung điên Buckingham

 

Changing the Guards at Buckingham Palace – a must-to-see in London.

Nghi thức đổi gác ở cung điện Buckingham Palace - Changing of the Guards

Changing the Guard or Guard Mounting is the process involving a new guard exchanging duty with the old guard.

The Guard which mounts at Buckingham Palace is called The Queen’s Guard and is divided into two Detachments: the Buckingham Palace Detachment (which is responsible for guarding Buckingham Palace), and the St. James’s Palace Detachment, (which guards St. James’s Palace). These guard duties are normally provided by a battalion of the Household Division and occasionally by other infantry battalions or other units.

When Guardsmen are on duty, the soldiers are drawn from one of the five regiments of Foot Guards in the British Army: the Scots Guards, the Irish Guards, the Welsh Guards, the Grenadier Guards and the Coldstream Guards.

The Queen’s Guard usually consists of Foot Guards in their full-dress uniform of red tunics and bearskins. . The five Regiments may be recognised by grouping of buttons on scarlet tunic or plume on bearskin cap.

The Queen’s Guard is commanded by a Captain (who usually holds the rank of Major), and each Detachment is commanded by a Lieutenant. The Colour of the Battalion providing the Guard is carried by a Second Lieutenant (who is known as the Ensign).

The handover is accompanied by a Guards band. The music played ranges from traditional military marches to songs from films and musicals and even familiar pop songs.

When The Queen is in residence, there are four sentries at the front of the building. When she is away there are two.

Units from Commonwealth realms occasionally take turn in Guard Mounting. In May 1998, Canadian soldiers from Princess Patricia’s Canadian Light Infantry mounted guard at Buckingham Palace for the first time since the Coronation in 1953.

Household Troops have guarded the Sovereign and the Royal Palaces since 1660. Until 1689, the Sovereign lived mainly at the Palace of Whitehall and was guarded there by Household Cavalry. Queen Victoria moved into Buckingham Palace in 1837,

At Buckingham Palace, Guard Mounting takes place at 11.30 am. It is held daily from May to July, and on alternate dates throughout the rest of the year.

However, Buckingham Palace is not the only place to see Guard Mounting. At Windsor Castle, the ceremony takes place at 11.00 am.

There is no Guard Mounting in very wet weather.
http://www.youtube.com/watch?v=JPsTqfqfPIY

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

If Thủy Tinh had arrived in time, he wouldn’t have been FA!!!!. Phân biệt cách dùng On time và In time

Chuyện xưa kể rằng, có một vị thần linh chỉ vì không đến kịp giờ mà không lấy được vợ, đến bây giờ sau biết bao nhiêu ngàn năm, thần vẫn phải sống cảnh FA chăn đơn gối chiếc, không có gấu. Thần chán đời không biết phải làm gì ngoài chuyện hô mưa gọi gió giải sầu cho qua ngày đoạn tháng, đặc biệt trong các dịp như Valentine hay Noel.

“I will ace the test without any cheat sheet”. Từ lóng tiếng Anh trong trường học

“Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” muôn đời nay vẫn là như vậy. Và ngôn ngữ của giới quỷ ma còn ngại này chắc chắn hứa hẹn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn. English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn đến ga English on the street của ngày thứ Tư để khám phá những từ lóng tiếng Anh được “phát minh” và sử dụng trong trường học. Sẵn sàng chưa? All aboard!

Hãy cùng đọc to những từ lóng trên và ví dụ đi kèm, nghe phần phát âm và lặp lại nhé, khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ “lớn” lên nếu làm theo cách này đấy.

ace a test

Nếu bạn “ace a test” nghĩa là bạn đã đạt điểm khá cao nhé.

Ví dụ: “Hey, how’d you do on the chemistry test?” (Ê, bài hoá mày làm thế nào?)

“I aced it!” (Điểm cao lắm!)

 

cram

Nếu bạn cần phải “cram,” tức là bạn cần “luyện công” trong một thời gian ngắn trước một kì thi.

Ví dụ: “Are you going to the party tonight?” (Tối nay đi xoã không mày?)

“Nah, I have to cram for my history test.” (Không, hôm nay tao phải cày cho bài kiểm tra Sử)

 

cut class

Nếu bạn “cut class,” nghĩa là bạn cúp học, trốn tiết nhá. Như thế không tốt đâu!!!!

Ví dụ: “I’m gonna cut math class so that I can finish this project for biology.”

(Tao trốn tiết toán để làm cho xong bài môn Sinh đây.)

“OK. I’ll tell the professor you’re sick.”

(Ờ, tao sẽ bảo thầy mày ốm)

 

drop a class

Nếu bạn “drop a class,” nghĩa là bạn không học lớp đó nữa..

Ví dụ: “I’m really stressed out this semester. I’m thinking of dropping a class.”

(Kỳ này tao mệt mỏi lắm rồi. Tao đang nghĩ chuyện bỏ cái lớp này.)

 

hit the books

Nếu ai đó bảo bạn “hit the books” thì đừng có mà đấm vào quyển sách, họ chỉ bảo bạn học đi thôi mà.

Ví dụ: “I gotta go hit the books. I have a final exam tomorrow.” (Tớ phải học đây. Mai là bài thi cuối cùng rồi.)

 

pop quiz

Ngày xưa mình đi học, kinh hãi nhất là “pop quiz”- Kiểu cô giáo xách cặp vào lớp, đặt cặp nhẹ nhàng xuống bàn, mỉm cười nhìn cả lớp và nói đầy thương yêu “Các em bỏ giấy ra kiểm tra 45 phút”. Vãi kiểm tra!

Ví dụ: “We had a pop quiz in philosophy class today. I was completely unprepared!”

(Hôm nay lớp tao bị kiểm tra bất chợt môn Triết. Có học cái quái gì đâu!”

 

flunk

Vâng, và nếu như có học cái quái gì đâu, thì chắc bạn sẽ “flunk” a test rồi. Ý văn học là tạch, là trượt, là ăn vỏ chuối.

Ví dụ: “I’ve flunked economics three times.”

(Tao tạch môn Kinh tế học ba lần rồi)

“Really? Maybe you should get a tutor.”

(Thật ah? Thế thì mày phải kiếm gia sư phụ đạo ngay.)

Nếu mà bạn “flunk” nhiều quá thì rất có thể bạn có nguy cơ tạch hẳn, tức là đứt, là thôi khỏi phải học nữa. Tiếng Anh người ta gọi là “flunked out.”

 

slack off

Các bạn có biết cái cảm giác của thời học sinh mỗi khi gần được nghỉ Tết và chuẩn bị nghỉ hè, cảm giác ì chệ, lười biếng, chán học….được gọi là gì không, slack off đấy.

Ví dụ: “A lot of students start to slack off near the end of the school year.”

(Rất nhiều học sinh cứ gần đến cuối năm học là ì ra, không lo học hành gì cả.)

 

dorm

“Dorm” là dạng viết tắt dormitory – Khu liên hợp chung cư giường tầng của sinh viên mang tên Ký túc xá.

Ví dụ: “How’s your dorm?”(Kí túc của mày thế nào?)

“It gets a little noisy on weekends, but in general I like it.” (Cuối tuần hơi ồn tí cơ mà nhìn chung là tao thích)

 

freshman 15

Nhiều bạn khi nhập học vào trường đại học là bắt đầu tăng cân. Người ta hay nói đùa là sinh viên năm nhất (freshmen) thường tăng thêm 15 pounds (khoảng 7-8 kg) trong năm đầu tiên, từ đó có cụm từ “freshman 15”

Ví dụ: “I go to the gym every day so that I don’t gain the freshman 15.”

(Tớ phải đi tập thể dục mỗi ngày vì tớ không muốn phát phì ra sau năm nhất)

Ở trường Đại học của các nước nói tiếng Anh, người ta thường đặt nickname cho sinh viên các khoá như thế này:

  • freshman = sinh viên năm thứ nhất, chú nai vàng ngơ ngác
  • sophomore = sinh viên năm thứ hai, chú mèo con ham chơi
  • junior = sinh năm năm thứ ba, chú cún con nghịch ngợm
  • senior = sinh viên năm thứ tư, chú cáo già gian ác.

 

full ride

Nếu bạn học giỏi, rất có thể bạn sẽ kiếm được một suất “Full-ride” – học bổng toàn phần.

Ví dụ: “She got a full ride to the state university thanks to her good grades in high school.”

(Nhờ điểm số cao thời trung học, nàng nhận được học bổng toàn phần của một trường đại học công lập)

 

senioritis

Các bạn có biết danh từ chung để chỉ đám sinh viên năm cuối lười biếng và chán đời là gì không? “Senioritis”

Ví dụ: “Even the best students often get senioritis just before they graduate.”

(Thậm chí ngay cả đám sinh viên giỏi nhất cũng đổ đốn ra trước khi tốt nghiệp)

 

pull an all-nighter

Mai bạn thi hoặc nộp bài, và đêm nay bạn phải làm cú xuyên đêm mà cày, người Anh sẽ nói là bạn “pull an all-nighter”.

Ví dụ: “I had to pull an all-nighter to finish writing my paper for history class.”

(Đêm nay tớ phải làm cú để viết cho xong bài cho môn lịch sử)

Bạn có biết?

  • “Frat” hay gọi đầy đủ là “fraternity,” là tổ chức hội nhóm của các nam sinh trong trường đại học, trong khi các nữ sinh viên lại có “sorority.” Những hội nhóm thường được gọi tên bằng các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, hay Kappa Delta, và các thành viên gọi nhau là “brothers” (huynh)  and “sisters.” (muội)“My brother joined a frat his first year of college to make new friends.”(Ngay từ năm nhất đại học ông anh tôi đã gia nhập Hội huynh đệ để kết bạn mới)
  • Phao (thi) dùng để gian lận trong các kỳ thi, tiếng Anh gọi là “cheat sheet” hay “crib sheet”
  • Homey  là cách gọi khác của từ homework (bài tập về nhà) và homework đôi khi cũng được viết tắt là hw.
  • play hookie/hooky hay play truant đều mang nghĩa là cúp học, trốn tiết

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For ALL.

 www.english4all.vn

 

 

[mtouchquiz 1] 

She is apple of my eye! Thành ngữ Tiếng Anh thú vị từ trái Táo (Apple)

Điều gì có thể làm dịu đi cái nóng bức của mùa hè nhiệt đới với bạn? Một cốc nước lạnh, một làn gió biển, và cũng rất có thể là một giỏ trái cây ngon ngọt, phải không? Và trong giỏ trái cây đó, bạn sẽ chọn gì đầu tiên? Mình sẽ luôn chọn Apple bởi vì “An apple a day keeps the doctor away.” (Mỗi trái táo một ngày giúp bạn tránh xa bác sĩ) .Và hôm nay, English4ALL sẽ mời các bạn ăn điểm tâm không chỉ bằng một mà bằng vô số những thành ngữ thú vị bắt nguồn từ trái táo. All aboard!!!!

 

1. Trong cả lớp học có bao nhiêu cô xinh xắn, nhưng mình chẳng quan tâm mấy, chỉ mê mỗi cô Annie, thực sự cô ấy mới là “apple of my eye”. Khi ai hoặc điều gì là “apple of your eye” thì đó có nghĩa là điều mà bạn yêu quý nhất, thích nhất. Đây cũng là một câu thành ngữ rất cổ xưa có từ hàng ngàn năm bắt nguồn từ kinh thánh.

Ví dụ: He loved his son, but his daughter was the apple of his eye

(Ông ấy thương thằng con trai, nhưng đứa con gái mới là đứa được cưng nhất)

 

2. Cam là cam, và táo là táo, tuyệt nhiên chẳng thể giống nhau, vậy nên khi bạn so sánh những việc không liên quan, những điều quá khá biệt, người Anh hay nói “To compare apples and oranges”.

Ví dụ: Comparing the salary of a person that lives in Vietnam and a person that lives in England is like comparing apples and oranges.

(So sánh lương của một người làm việc ở Vietnam với một người làm việc ở Anh thì quả là một trời một biển)

 

3. Ở Việt Nam, để chỉ sự tương đồng giữa con cái với bố mẹ, gia đình (thường mang ý chê trách, tiêu cực) chúng ta thường hay nói câu “Đúng là nòi nào giống ấy”, tương tự ý nghĩa đó, người Anh lại nói câu “the apple never falls far from the tree” để chỉ những đứa con có cá tính, lối sống như cha mẹ.

Ví dụ: Jane’s mother was a thief and bad person and so is Jane. That apple didn’t fall far from the tree.

(Mẹ của Jane là phường trộm cắp bất lương và cô ta cũng thế. Đúng là nòi nào giống ấy!)

 

4. Nếu muốn nói điều gì đo là đặc Mỹ, thuần Mỹ, đừng quên câu “As American as apple pie” nhé, hãy dùng câu thành ngữ ấy khi miêu tả những gì mang đậm bản sắc Mỹ.

Ví dụ: “Prom dresses are as American as apple pie”

(Các trang phục cho bữa tiệc bế giảng đúng là thuần Mỹ.)

 

5. Để khẳng định điều gì đó là chắc chắn lắm, chúng ta hay nói “chắc mười mươi/chắc chăm phần trăm/ chắc như đinh đóng cột), người Anh lại nói “(As) sure as God made little green apples” để trấn an người nghe về mức độ cao nhất của sự chắc chắn.

Ví dụ: Their attendance at the party tomorrow is as sure as God made little grean apples.

(Một điều vô cùng chắc chắn đó là ngày mai họ sẽ có mặt ở bữa tiệc)

 

5 Trong một lớp ai cũng chăm học, cần cù thì nếu có một kẻ lười học, ỷ lại, dốt nát, chắc chắn nó sẽ bị coi một “bad/rotten apple” (quả táo thối) . Và đôi khi như thế lại dẫn đến chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”, người Anh thì ít ăn canh,nên họ nghĩ ra câu khác mang nghĩa  tương tự, đó là one bad (or rotten) apple spoils the whole bunch (or barrel)”

Ví dụ: All of Sue’s friends are lovely and very friendly. Except for Ben, he’s a bad apple”

(Bạn nào của Sue cũng rất dễ chịu và thân thiện. Trừ cái thằng Ben, đúng là cái thằng hư hỏng)

 

6. Nếu ở cơ quan bạn có một kẻ không lo làm việc nghiêm túc, tối ngày chỉ lo nịnh sếp để thăng tiến, nếu bất bình thì hãy đứng trước mặt hắn, mỉm cười và khẽ nói “ You are just an apple polisher” (Mày là cái đồ nịnh bợ) chỉ giỏi “polish (one’s) apple” (xu nịnh) mà thôi.

Ví dụ: She is not only working for that company but also is an excellent apple polisher for her bos.

(Cô ta không chỉ làm việc cho công ty đó, những đồng thời cũng là một kẻ nịnh bợ đại tài với sếp của mình)

 

7. Để nói ai hay điều gì đã làm hỏng một kế hoạch đặt trước, người ta thường nói “upset the apple cart”.

Ví dụ: That was up set the apple cart. We cannot go away when the Tube is on strike.

(Thật là hỏng hết cả kế hoạch. Chúng ta không thể đi đâu được khi tàu điện ngầm đang đình công)

 

8. Nếu muốn trấn an một ai đó đang lo lắng về điều gì, “táo” cũng có thể giúp được bạn bằng câu “She will be apples” (Ổn cả thôi). Đây là cách nói thông thường của người Úc.

Ví dụ: What if it rains for the wedding?’ ‘Don’t worry, she’ll be apples.’

(Đám cưới mà mưa thì biết làm thế nào nhỉ? Đừng có lo, sẽ ổn cả thôi)

 

9. Nếu đi du lịch và kiếm được một phòng khách sạn in apple-pie order” (ngăn nắp, sạch sẽ) thì còn gì hơn nhỉ?

Ví dụ: Annie kept all her belongings in apple-pie order.

(Annie giữ đồ đạc của cô ấy hết gọn gàng, ngăn nắp)

 

10. Đôi khi, chúng ta lại có thể làm được những việc mà bạn bè, và những người xung quanh chưa chắc đã tin nổi, với họ đó là những điều quá bất ngờ, và khó  tin.. Khi ấy, người Mỹ và người Úc hay nói câu “How do you like them apples!”

Ví dụ: You know that girl we were talking to last night – with the long blond hair? Well, I got her number. How doyou like them apples!

(Mày có biết cô bé hôm qua bọn mình nói chuyện không, cái cô tóc vàng dài dài ấy? Ah, tao có số cô bé này, Ngạc nhiên chưa!!!!)

 

11. Nếu ai đó nói là họ sẽ đi Big Apple. Tức là họ sẽ đi New York bạn nhé, vì Big Apple chính là nickname của thành phố New York, Mỹ.

Ví dụ: We will have our weekend at the Big Apple.

(Bọn tau sẽ đi nghỉ cuối tuần ở New York.)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

http://www.youtube.com/watch?v=mY_uzMDMUZo

“It’s 7 o’clock now. But why we say O’CLOCK? Vì sao lại nói O’CLOCK?

Ngày xưa đi học tiếng Anh, cô giáo luôn dạy phải nói từ o’clock trong câu trả lời câu hỏi về giờ giấc. “It’s 7 o’clock”. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người tự hỏi, tại sao lại phải bắt buộc phải nói “o’clock” như vậy, phải chăng nói như vậy có phải là thừa không? Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự như vậy, thì chuyến tàu ngày hôm nay chắc chắn sẽ là dành cho bạn, vì ở ga Every word has its own story thứ Hai tuần này chắc chắn có câu trả lời làm bạn vừa lòng. All aboard!!!!

Thực ra việc nói “o’clock” đơn giản là tàn dư (remnant) của một thời xưa cũ khi mà đồng hồ không phải là quá phổ biến (prevalent) và người ta có thể chỉ thời gian bằng nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc họ đang ở đâu và họ dựa trên tiêu chí nào.

Nói chung, vào thời đó, mặt trời được sử dụng như một điểm tham chiếu, với hệ thời gian mặt trời hơi khác biệt chút ít so với thời gian đồng hồ. Đồng hồ chia thời gian thành những đơn vị bằng nhau (evenly), trong khi, với thời gian trung bình mặt trời (mean solar time), một giờ lại có độ dài khác nhau dựa trên rất nhiều yếu tố, ví dụ như theo mùa.

Sundial 2
Một đồng hồ mặt trời ở thành phố Perth- Australia.
Một đồng hồ mặt trời của người cổ đại
Một đồng hồ mặt trời của người cổ đại

Do đó, để phân biệt thời gian được tham chiếu bởi hệ thời gian đồng hồ thường (clock), chứ không phải là dựa trên thời gian của đồng hồ mặt trời (sundial), từ thế kỉ thứ 14, người ta bắt đầu nói “It is 7 OF THE CLOCK”, và cho đến thế kỉ thứ 16,17, thì chỉ còn nói gọn lại thành “o’clock”, rồi thậm chí còn rơi mất tiếp chữ “o” chỉ còn lại “seven clock”.

Việc sử dụng cụm từ “o’clock” đặc biệt trở nên phổ biến vào khoảng thế kỉ 18, khi người có xu hướng gọi kép tên của nhiều thứ như là “Will-o’-the wisp” (Will of the wisp: Ngọn đuốc của Quỷ Will) hay “Jack-o’-lantern” (Jack of lantern: đèn bí ngô đốt nến vào các dịp lễ Halloween)

Ngày nay, khi những chiếc đồng hồ đã nhan nhản (ubiquitous) ở khắp mọi nơi, và hiếm khi có người chỉ thời gian dựa vào mặt trời nữa,việc nói “o’clock” trở nên thừa thãi và không còn cần thiết nữa, nhưng người ta vẫn giữ cách nói “o’clock” như một di sản ngôn ngữ của quá khứ giữa thời hiện đại.

WHY WE SAY O’CLOCK?

The practice of saying “o’clock” is simply a remnant of simpler times when clocks weren’t very prevalent and people told time by a variety of means, depending on where they were and what references were available.

Generally, of course, the Sun was used as a reference point, with solar time being slightly different than clock time. Clocks divide the time evenly, whereas, by solar time, hour lengths vary somewhat based on a variety of factors, like what season it is.

Thus, to distinguish the fact that one was referencing a clock’s time, rather than something like a sundial, as early as the fourteenth century one would say something like, “It is six of the clock,” which later got slurred down to “six o’clock” sometime around the sixteenth or seventeenth centuries. In those centuries, it was also somewhat common to just drop the “o’” altogether and just say something like “six clock.”

Using the form of “o’clock” particularly increased in popularity around the eighteenth century when it became common to do a similar slurring in the names of many things such as “Will-o’-the wisp” from “Will of the wisp” (stemming from a legend of an evil blacksmith named Will Smith, with “wisp” meaning “torch”) and “Jack-o’-lantern” from “Jack of the lantern” (which originally just meant “man of the lantern” with “Jack,” at the time, being the generic “any man” name. Later, either this or the Irish legend of “Stingy Jack” got this name transferred to referring to carved pumpkins with lit candles inside).

While today with clocks being ubiquitous and few people, if anybody, telling direct time by the Sun, it isn’t necessary in most cases to specify we are referencing time from clocks, but the practice of saying “o’clock” has stuck around anyway.

Bạn có biết?

  • Từ “clock” (đồng hồ) được cho rằng bắt nguồn từ “clocca” trong tiếng Latin cổ nghĩa là cái chuông (bell), ngụ ý chỉ những tiếng chuông trên những tháp đồng hồ đầu tiên ở các thị trấn cổ đại, báo cho mọi người biết thời gian.
  • Tháp của những ngọn gió (The Tower of the Winds) ở Athens nằm ngay dưới quần thể đền đài Acropolis được cho là tháp đồng hồ đầu tiên trong lịch sử, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 cho tới năm 50 trước công nguyên. Nó bao gồm tám đồng hồ mặt trời (sundials) một đồng hồ nước, cùng với một cái chong chóng gió (wind vane)
  • Nếu bạn vẫn phân vân a.m và p.m là viết tắt của từ gì, thì thôi đừng phân vân nữa, a.m là viết tắt của “ante meridiem,” là tiếng Latin của “before midday” (trước buổi trưa); p.m. viết tắt của “post meridiem,” nghĩa là “after midday.”(sau buổi trưa).
  • Trạm Vũ trụ quốc tế (International Space Station – ISS) quay vòng quanh trái đất ở độ cao 354 km và di chuyển với vận tốc xấp xỉ 27.700 km/giờ, và cứ 92 phút là đi quanh một vòng trái đất. Chính vì vậy, cứ 45 phút, các nhà du hành vũ trụ (astronauts) trên trạm sẽ nhìn thấy bình minh (sunrise) hoặc hoàng hôn (sunset), với tổng số khoảng 15-16 lần trong mỗi ngày.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For ALL.

25 Minutes – Michael Learns To Rock: Bài hát buồn cho người đến sau.

Trong cuộc sống, đôi khi vì quá bận rộn, vì quá thờ ơ mà người ta thường hay mắc phải những chậm trễ đáng tiếc. Có những chậm trễ chỉ cần một lời nói xin lỗi “I am sorry” với người phải đợi là cả hai lại có thể tiếp tục vui vẻ mà cùng nhau đi tiếp một cuộc hành trình, nhưng, cũng có những sự chậm trễ, dù chỉ là 25 phút, thì ngàn lời xin lỗi cũng không thể thay đổi…..25 phút đủ để cuộc đời hai con người đi về hai ngã rẽ khác nhau, 25 phút đủ để hai trái tim lạc mất nhau. Nếu bạn đang thầm yêu một ai đó, đừng trì hoãn thêm nữa, hãy tiến lên và nói với cô ấy/anh ấy sự thật đó, để rồi bạn sẽ không bao giờ bị muộn, dù chỉ 25 phút như chàng trai trong bài hát buồn này. Hạnh phúc đôi khi không biết chờ đợi những người đến sau. Chúc mọi người một cuối tuần vui vẻ!

Bài hát này tôi đã nghe biết bao lần và đã luôn tự hỏi, vì sao cô ấy không chờ thêm chàng trai thêm 25 phút? Vì sao không cho anh ta thêm một cơ hội? Vì sao lại là 25 phút chứ không phải là một mốc thời gian nào khác? Vì sao người ta lại phải buông tay nhau chỉ vì 25 phút?

Và cho đến một ngày, tôi biết được rằng, theo phong tục của người Châu Âu, một lễ cưới tại nhà thờ được diễn ra trong vòng 25 phút . Trong 25 phút này, nếu có ai đó đứng lên phản đối cuộc hôn nhân thì lễ cưới sẽ được dừng lại. Sau khoảng thời gian ấy,người con gái đã thuộc về một người khác,anh đã đến muộn. Anh không tìm nàng ở nhà thờ,chỉ vì anh nghĩ rằng anh không thể tìm thấy nàng ở nơi ấy,nơi mà anh tin rằng nàng chỉ bước vào sóng đôi cùng anh… Nhưng điều đáng nói ở đây là, thời gian 25 phút không phải là một con số cụ thể ,nó chỉ hàm ý nói lên sự muộn màng nên để đánh mất điều mình yêu quý nhất của mỗi con người. Tình yêu cần có sự kiên nhẫn và chờ đợi,nhưng nếu không thể quyết định hoặc quyết định quá chậm, rất dễ để vuột khỏi tay tình yêu của mình. Sự đau đớn trong lòng anh, lời thổn thức trong làn nước mắt của nàng sẽ luôn sống mãi, để nhắc mọi người dành cho tình yêu của mình một sự quan tâm đúng mực. Chàng trai đã không đến kịp lúc để giành lại hạnh phúc của chính mình. Anh đã quá đắn đo để rồi cả phần đời còn lại phải hối tiếc. Anh cứ nghĩ rằng cô gái sẽ chỉ sánh đôi trong nhà thờ cùng anh, nhưng anh đã sai, không có gì là không thể cả. Cuộc sống đôi khi hào phóng cho ta một năm, hai năm hay lâu hơn nữa để suy nghĩ, để đắn đo về một điều gì đó, nhưng đôi khi lại khắt khe đến mức chỉ chậm 25 phút thôi đã phải trả giá bằng sự hối tiếc muộn màng như anh chàng kia. Hãy nắm lấy cơ hội khi bạn còn có thể ! Hãy yêu thương ngay từng giây từng phút bạn còn đứng dưới ánh mặt trời.Đừng quá vội vàng, nhưng cũng đừng quá muộn màng…

After some time I’ve finally made up my mind
She is the girl and I really want to make her mine
I’m searching everywhere to find her again
To tell her I love her
And I’m sorry about the things I’ve done

I find her standing in front of the church
The only place in town where I didn’t search
She looks so happy in her weddingdress
But she’s crying while she’s saying this

[Chorus:]
Boy I’ve missed your kisses all the time but this is
Twentyfive minutes too late
Though you travelled so far boy I’m sorry your are
Twentyfive minutes too late

Against the wind I’m going home again
Wishing me back to the time when we were more than friends

But still I see her in front of the church
The only place in town where I didn’t search
She looked so happy in her weddingdress
But she cried while she was saying this

[Chorus:]
Boy I’ve missed your kisses all the time but this is
Twentyfive minutes too late
Though you travelled so far boy I’m sorry your are
Twentyfive minutes too late

Out in the streets
Places where hungry hearts have nothing to eat
Inside my head
Still I can hear the words she said

[Chorus:]
Boy I’ve missed your kisses all the time but this is
Twentyfive minutes too late
Though you travelled so far boy I’m sorry your are
Twentyfive minutes too late

I can still hear her say…….

Lời dịch:

Sau bao đắn đo, suy nghĩ…tôi đã hiểu
Nàng là người con gái tôi hằng khao khát
Tôi kiếm tìm khắp mọi nơi, mong gặp lại bóng dáng thân quen, để thổ lộ một lời yêu
Và trong lòng tôi vẫn còn bao nuối tiếc về những điều đã qua

Tôi thấy nàng đứng trước nhà thờ
Nơi duy nhất trong thị trấn tôi đã không tìm kiếm
Nàng hạnh phúc biết bao trong bộ váy cưới kia
Nhưng nước mắt chợt khẽ rơi khi nàng nói…

Chorus:
Anh yêu ơi…em vẫn nhớ nụ hôn anh trao em
Nhưng 25 phút đã trôi qua trong muộn màng
Dù anh đã đến đây rồi
Nhưng em xin lỗi…
25 phút đã trôi qua trong muộn màng

Tôi trở về nhà, đi ngược chiều gió thổi
Cầu sao được trở về thời khắc khi chúng ta yêu nhau

Tôi thấy nàng đứng trước nhà thờ
Nơi duy nhất trong thị trấn tôi đã không tìm kiếm
Nàng hạnh phúc biết bao trong bộ váy cưới kia
Nhưng nước mắt chợt khẽ rơi khi nàng nói…

Chorus:
Anh yêu ơi…em vẫn nhớ nụ hôn anh trao em
Nhưng 25 phút đã trôi qua trong muộn màng
Dù anh đã đến đây rồi
Nhưng em xin lỗi…
25 phút đã trôi qua trong muộn màng

Trên những con phố,
Những con tim mòn mỏi khát khao
Trong đầu tôi,
Vẫn văng vẳng những lời nàng nói…

Chorus:
Anh yêu ơi…em vẫn nhớ nụ hôn anh trao em
Nhưng 25 phút đã trôi qua trong muộn màng
Dù anh đã đến đây rồi
Nhưng em xin lỗi…

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

Bạn có biết?

Michael Learns to Rock (thường được viết tắt là MLTR) là một ban nhạc nổi tiếng Đan Mạch với các ca khúc bằng tiếng Anh. Ban nhạc này thành lập năm 1988 và đã bán được hơn 9 triệu album, chủ yếu là tại Châu Á. Họ đã ra được 6 album CD và các album hình ảnh, tuyển tập khác.

MLTR

 

Radio Log 5: Các chiến thuật học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Chào các bạn, học từ vựng luôn luôn là một thách thức to lớn đối với bất kỳ ai muốn học một ngôn ngữ mới, và hôm nay English4ALL sẽ cùng chia sẻ với các bạn về những chiến thuật học từ vựng tiếng Anh hiệu quả.

Như đã nói ở radio log tuần trước, từ vựng và kỹ năng sử dụng từ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong học tập một ngoại ngữ. Nhiều khi có thể bạn phát âm rất chuẩn, nói rất trôi chảy nhưng vì vốn từ yếu cũng làm cho bạn trở nên kém tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Các bạn có biết vì sao người ta lại gọi là vốn từ không? Mọi từ ngữ đều có ngụ ý riêng. Gọi là Vốn từ bởi vì từ vựng là một loại vốn, có điều loại vốn này không thể huy động, vay mượn được mà chỉ có thể có được thông qua quá trình tự tích luỹ dài lâu. Và mình tin rằng, rất nhiều người Việt học tiếng Anh gặp vấn đề rắc rối trong tích luỹ vốn từ. Tích luỹ thế nào để trong thời gian ngắn nhất có thể nắm vững và sử dụng thành thạo một số lượng lớn từ trong tiếng Anh là một câu hỏi cực kỳ quan trọng mà một người muốn học tiếng Anh hiệu quả cần phải trả lời được.

Trước khi nói về các chiến thuật cụ thể để học từ, chúng ta cần phải biết:

Thế nào là học một từ?

Rất nhiều người học tiếng Anh ở Vietnam đơn giản chi nghĩ rằng học một từ là biết cách đọc, cách viết, và biết nghĩa của từ là đủ. Tuy nhiên, mặc dù đó là cần thiết, nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, một từ luôn chứa đựng nhiều hơn thế. Nắm được cái vỏ âm thanh hay nghĩa của một từ làm cho ta có cảm giác từ đó đã thuộc về mình, nhưng không phải, đó chỉ là một cảm giác chớp nhoáng, sẽ nhanh chóng qua đi. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, để thực sự làm chủ được một từ và bắt nó phục vụ tốt cho nhu cầu giao tiếp và làm việc, chúng ta cần phải nắm được tối thiểu những yếu tố sau đây khi học một từ mới tiếng Anh: Vỏ âm thanh (cách phát âm- đặc biệt là trọng âm)- Ngữ nghĩa (ý nghĩa của từ) – Mối liên hệ của từ với các từ khác – Cách sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau. Chúng ta không thể chọn cách học phát âm và nghĩa trước, sau đó khi trình độ cao hơn sẽ quay lại học các yếu tố khác nhau, như vậy rất mất thời gian và kém hiệu quả, vì vậy, ngay từ đầu nếu có thể, chúng ta nên học đồng thời các yếu tố nói trên ngay từ khi bắt đầu.

Các chiến thuât học từ

 

Chiến thuật 1: Xây dựng sổ học từ

Đây là cách học từ truyền thống nhất nhưng vẫn phát huy hiệu quả cao nếu như bạn biết sử dụng đúng cách. Có một cuốn sổ học từ nhỏ nhỏ có thể bỏ túi để ghi chép lại những từ mới bạn bắt gặp hàng ngày, để rồi sau đó bắt cứ khi nào rảnh rỗi bạn bỏ ra nhẩm lại và cố gắng ứng dụng là một chiến thuật tuy cổ xưa nhưng vô cùng lợi hại. Bởi lẽ chỉ có bạn mới là người biết cách ghi chép như thế nào để chính bạn cảm thấy dễ hiểu nhất. Hơn nữa, việc đọc đi đọc lại cuốn sổ nhỏ bé đó thường xuyên làm bạn giao tiếp thường xuyên hơn với từ mới học, do đó sẽ ghi nhớ nhanh hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, ghi chép những gì và ghi chép thế nào trong cuốn sổ đó là một điều rất quan trọng. Mỗi người một cách ghi chép tuy nhiên theo mình thì dù bạn ghi chép kiểu gì thì thông tin về một từ ngoài ngữ nghĩa, còn phải đảm bảo có: từ loại (n-v-adj???), cách phát âm chuẩn (luôn phải có trọng âm), có ví dụ (luôn đặt một từ trong một cụm từ hay một câu cụ thể), có dấu hiệu ấn tượng riêng để ghi nhớ (có thể là một hình hoạ tự vẽ hay một thông tin riêng tư mà chỉ mình bạn biết), ở trình độ cao cấp hơn, bạn còn nên chú thích là từ mới đó tương đương hay trái nghĩa với một từ nào đó mà bạn đã biết, và một số từ khác hay đi kèm với từ đó. Hãy cất cuốn sổ đó trong túi và luôn mang theo bên mình, hãy mở ra và nhẩm đọc thành tiếng mỗi ngày, luyện tập đặt câu với những từ đã học…..bằng cách này sẽ không lo không làm chủ được từ vựng tiếng Anh.

 

Chiến thuật 2: Nuôi lợn từ vựng

Saving Pig

Chiến thuật này mình chưa từng nghe nói có ai sử dụng ngoài mình, và mình cho rằng đây là một chiến thuật học từ khá lạ và kì cục mà chắc chỉ có mình ứng dụng để tích luỹ từ mới tiếng Anh. Đó là mình có nuôi một con lợn đất, cuối mỗi ngày, mình sẽ chép từng từ đã học được trong ngày từ sổ tay từ vựng ra những mẩu giấy nhỏ, sau đó bỏ vào lợn. Sau đó 6 tháng hay 1 năm, lợn sẽ được đập ra để kiểm tra: mỗi một từ trong các mẩu giấy nếu như trong 5-10s mình có thể phát âm chính xác, nói được nghĩa, và đặt được câu ví dụ với từ đó tức là từ đó được tính đã thuộc về mình. Bằng cách này, bạn sẽ biết được chính xác trong một năm bạn đã học và ghi nhớ để sử dụng bao nhiêu từ. Đồng thời bạn sẽ được khích lệ bởi cảm giác như nuôi lợn tiết kiệm và được thu hoạch thành quả. Chỉ cần mỗi ngày bạn cho lợn ăn 5-10 mẩu giấy nhỏ như thế, thì chỉ cần nuôi vài “con lợn”, bạn sẽ có một vốn từ đủ tự tin trong giao tiếp.

Chiến thuật 3: Học quPost ita post-it/sticker

Cách học này đơn giản và hiệu quả nhưng hạn chế là bạn chỉ học được ở nhà hoặc ở chỗ làm của mình. Hãy liệt kê mỗi 5-10 từ mới mỗi ngày lên một ghi chú nhỏ và dán nó lên trước bàn làm việc của bạn hay bất kỳ chỗ nào mà bạn thường xuyên lui tới trong ngày: có thể là ở trên tấm gương trong nhà vệ sinh, trên cửa tủ lạnh. Tiếp xúc thường xuyên và liên tục với từ cần học là nguyên tắc nhất quán trong mọi chiến thuật học từ. Cuối ngày, hãy thu những sticky notes đó lại và để vào một chỗ và thay bằng những tấm mới, để cuối tuần hay cách vài ba ngày kiểm tra lại bạn đã nắm vững được bao nhiêu %  trong số những từ đã học.

 

Chiến thuật 4: Học nguồn gốc từ

Chiến thuật này là một cách học cao cấp dành cho người đã có trình độ tiếng Anh nhất định. Chiến thuật này là điều chuyên mục về câu chuyện của từ tháng 2 hàng tuần trên English4ALL đang thực hiện. Nắm bắt được nguồn gốc của một từ giúp các bạn hiểu rõ, hiểu sâu từ đó hơn bao giờ hết. Đây là một cách học khá thú vị vì bạn sẽ được học các từ qua những câu chuyện kể sinh động, từ đó ghi nhớ lâu hơn và sâu hơn.

 

Chiến thuật 5: Học gốc từ và collocation

Mỗi một từ bao giờ cũng xuất phát từ một gốc từ nào đó, ví dụ như từ publishing chắc chắn có liên quan đến động từ publish và danh từ publisher……Và nếu tìm hiểu sâu thêm nữa, bạn sẽ nhận ra những quy tắc nho nhỏ kiểu như, những động từ mà tận cùng bằng ish sẽ luôn có dạng danh từ tận cùng là –ment. Tin không?

Thật đấy, thử nhé: punish – punishment, accompanish- accompanishment, refurbish- refurbishment.

Tương tự như vậy việc học collocation – các từ thường đi kèm cũng rất quan trọng. Collocation thường không có quy tắc chung và thường bạn sẽ phải nhớ. Ví dụ người ta thường chỉ nói a handsome man chứ không ai nói a handsome woman cả, vậy tính từ handsome sẽ là một dạng collocation của danh từ man.

Nếu bỏ công học collocation dần dần bạn có thể nói và viết được những câu dài hơn và chuẩn mực hơn, điều này đặc biệt quan trọng nếu như các bạn đang chuẩn bị cho những kỳ thi tiếng Anh quốc tế như IELTS hoặc TOEFL.Collocation Example 1 Collocation example 2

flashcard

Chiến thuật 6: Học qua thẻ từ và Flash Card

Học từ mới qua thẻ từ và dạng hiện đại hơn của thẻ từ là Flash Card trên các thiết bị kỹ thuật số như smartphone và tablet là cách học cực kỳ hiệu quả mà người Anh bản xứ hay sử dụng để dạy từ mới cho con cái họ khi còn nhỏ hoặc học tập một ngôn ngữ mới. Đơn giản là bạn cần chuẩn bị một tập thẻ cứng, kiểu như quân bài, một mặt viết từ cần học, mặt bên kia viết nghĩa, cách phát âm và các chú thích khác, cũng có khi là một hình vẽ. Khi học, chúng ta sẽ lướt qua thật nhanh các tấm thẻ, đọc to từ đó lên và nói nghĩa của từ và đặt ngay một câu với từ đó; hoặc cũng có thể làm ngược lại, đó là dựa vào nghĩa và các ghi chú phía sau để đoán xem từ đó là từ nào. Cách học này vừa rèn luyện phản xạ từ vừa nhớ lâu.

Với flash card – dạng thẻ học từ ứng dụng công nghệ thì tính năng còn mạnh mẽ hơn, bởi vì trên flash card có sẵn các bộ sưu tập từ đi kèm với phát âm, ví dụ và hình minh hoạ. Nếu các bạn đang sử dụng các thiết bị iOS như iPhone – iPad các bạn có thể download miễn phí ứng dụng My wordbook của British Council – Hội đồng Anh để trải nghiệm cách học vô cùng hấp dẫn này. Với thẻ học từ hay flash card, các bạn có thể tự kiểm tra, hoặc nhờ bạn học kiểm tra chéo lẫn nhau. Đôi khi chiến thuật này giúp các bạn có cảm giác như chơi một trò chơi thú vị hơn là một giờ học.

Chiến thuật 7: Học theo chủ điểm – Sử dụng Word Map.

Việc hệ thống hoá lại các từ thuộc cùng một chủ điểm sẽ giúp các bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian khi huy động từ vựng để viết một bài luận hay chuẩn bị một bài hùng biện. Và cách mình hay sử dụng, đó là vẽ cách Word Map hay Mind Map như trong hình vẽ dưới đây. Các bạn cũng có thể tham khảo cách tạo ra một Mind Map như thế nào ở hình phía dưới.

 Mind map

How to creat a mind map

Các chiến thuật học từ thì có nhiều nhưng trong Ralog này mình chỉ xin chia sẻ 7 chiến thuật mà mình đã sử dụng và thấy rằng hiệu quả và phù hợp với số đông người học. Các bạn có thể áp dụng một hay nhiều chiến thuật cùng một lúc để đạt được hiệu quả, nhưng dù theo đuổi bất kỳ một chiến thuật học từ nào, bạn phải luôn ghi nhớ hai nguyên tắc tiên quyết đó là: tính kiên trì và tính hệ thống.

Vì sao cần phải kiên trì, bởi vì tích luỹ từ vựng đòi hỏi một quá trình dài lâu, liên tục và không ngưng nghỉ, bạn không thể tích luỹ vài ngàn hay vài chục ngàn từ chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, từ vựng cũng giống như cá ở dưới biển, học một từ mới cũng giống như bạn bắt cá và thả trong trí nhớ của mình, chỉ có một cách duy nhất để giữ cho những “chú cá” đó luôn luôn tươi sống đó là sử dụng, sử dụng, và sử dụng. Vì đã là “cá” thì phải bơi, bơi mạnh mẽ trong môi trường giao tiếp, vậy mới là cá, còn cá mà nằm yên một chỗ, e rằng chỉ còn là cá rán.

Vì sao cần phải học có hệ thống, bởi vì từ vựng không phải là một đơn vị riêng lẻ và rời rạc, chúng có sự liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau. Từ vựng cũng giống như tính cách con người, bạn chỉ có thể hiểu rõ một tính cách khi đặt trong những mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội. Do đó, hãy chú trọng việc học một nhóm từ, cụm từ hơn là học riêng rẽ từng từ.

Từ ngữ cũng có đời sống của nó. Khi bạn nói ra một từ, nghe thấy một từ, đọc và viết được một từ tức là nó đang sống, đang vui chơi chạy nhảy trong giao tiếp. Khi bạn nhớ được một từ, nhưng ít sử dụng, tức là nó đang ngủ. Và quan trọng nhất, nếu bạn để những từ bạn biết “ngủ” quá lâu, nó sẽ không còn thuộc về bạn nữa. Khi mình dạy học, có một câu chuyện vui như thế này, mình nói “Nếu các bạn gọi tên một thứ gì đó 10 lần mỗi ngày, thứ đó sẽ thuộc về bạn mãi mãi.”, và ngay lập tức ở dưới có một cô học sinh lẩm bẩm “Long-Long-Long- Long……”, hoá ra là bạn trai của cô bé tên là Long. Qua đó, mới thấy rằng, tích luỹ từ là một việc tuy khó khăn nhưng lại là phần hấp dẫn nhất trong học một ngôn ngữ mới và luôn tràn đầy những thách thức thú vị. Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ và sẽ áp dụng tốt những chiến thuật học từ mà mình chia sẻ dưới đây để vốn từ của các bạn sẽ ngày một giàu có hơn.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

Who is Big Ben? A boxer? Câu chuyện về Big Ben.

[dropcap]B[/dropcap]ig Ben là gì? Rất nhiều người dù chưa từng đến Anh cũng đều biết rằng đó là tháp đồng hồ nổi tiếng đã trở thành huyền thoại. Nhưng có đúng tên gọi có của tháp đồng hồ là Big Ben? Và vì sao lại có tên gọi đó? Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp trong chuyến tàu hôm nay của English4ALL đến ga British Way thường kỳ ngày thứ Sáu. All aboard!!!!

Big Ben – biểu tượng huyền thoại của nước AnhBig Ben Tower 2

[dropcap]B[/dropcap]ạn đã bao giờ nghĩ rằng đã biết hết mọi điều về tháp đồng hồ Big Ben của Luân Đôn? Nếu bạn nghĩ rằng đó đơn giản chỉ là một cái đồng hồ, vậy thì hãy nghĩ lại nhé…..

Tên thật của toà tháp chứa chiếc đồng hồ này đơn giản chỉ là “Tháp Đồng Hồ” (The Clock Tower). Big Ben chỉ là “bí danh” (nickname) được đặt cho quả chuông lớn nhất trong toà tháp, tên khai sinh là “Great Bell”. Tuy nhiên, vì nickname lại dễ nhận biết (recognisable) hơn nhiều, “Big Ben” thường được sử dụng phổ biến hơn.

Toà tháp hiện nay được chính thức biết đến với tên gọi Tháp Elizabeth (Elizabeth Tower) để kỉ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II (Diamond Jubilee) (trước khi được đặt lại tên vào năm 2012, người ta chỉ đơn giản gọi nó là Tháp Đồng Hồ). Toà tháp được hoàn thành vào năm 1858 và kỉ niệm 150 tuổi vào ngày 31 tháng 5 năm 2009. Toà tháp đã trở thành một biểu tượng nổi bật của Vương Quốc Anh.

Theo một kết quả khảo sát tiến hành năm 2008, Big Ben là điểm thu hút khách du lịch lớn nhất nước Anh.

Tháp Đồng Hồ cũng được biết đến dưới cái tên Tháp Big Ben (Big Ben Tower) và đôi khi bị nhầm lẫn để chỉ tháp Thánh Stephen (St. Stephen’s Tower) trong khi toà tháp này lại nằm ở giữa nhánh Tây của toà nhà nghị viện (Houses of Parliament) và hiện nay là cửa vào của công chúng. Big Big điểm chuông (chimed) lần đầu tiên vào ngày 31 tháng Năm 1859.

Nguồn gốc tên gọi “Big Ben” (Ben cao lớn) vẫn còn nhiều hoài nghi. Một số người tin rằng Tháp Đồng Hồ được đặt tên theo (named after) kỹ sư-chính trị gia Benjamin Hall, một người rất cao lớn. Số khác thì tin rằng toà tháp được đặt tên theo võ sĩ quyền anh hạng nặng Benjamin Caunt, một người Anh đã thắng giải đấu trong năm mà toà tháp đang là tâm điểm của tranh luận.

Vào thời điểm được đúc, Big Ben (13.5 tấn) là quả chuông lớn nhất Anh Quốc cho tới khi “Great Paul”, quả chuông năm 17 tấn được đúc năm 1881 và hiện đang treo ở Thánh đường St. Paul (St Paul’s Cathedral).

Big Ben được làm từ thiếc và đồng, cộng với những mảnh vỡ của Big Ben cũ vốn đã bị đập bỏ sau khi bị rạn nứt. Ngoài Big Ben, còn có bốn quả chuông phụ không được đặt tên điểm chuông 15 phút một lần.

Big Ben điểm chuông 15 phút một lần và âm thanh có thể vang xa trong bán kính (radius) lên tới 5 dặm Anh (mile – 1 mile = 1.6km)

Cùng English4ALL nghe Big Ben điểm chuông nhé:

Khi mà Nghị viện đang họp, quốc kỳ Anh (the Union Flag) sẽ tung bay trên đỉnh tháp Victoria.

Thời gian của đồng hồ Big Ben được hiệu chỉnh (adjust) hàng năm bằng một đồng xu Anh. Nếu đồng hồ chạy nhanh, một đồng xu sẽ được chèn vào quả lắc (pendulum), khi đồng hồ chạy chậm, đồng xu được gỡ ra.

Lịch sử của Big Ben bắt đầu đã có vấn đề. Việc xây dựng được đánh dấu bởi những chậm trễ trong vận chuyện, vấn đề ngân sách và tệ quan liêu (bureaucracy). Thêm vào đó, toà tháp lại quá nhỏ cho chiếc đồ hồ cơ khí, quả chuông nặng 16.25 tấn đã bị vỡ sau khi thử nghiệm, vì vậy quả chuông thay thế đã phải lắp đặt rất cẩn thận phía trong toà tháp. Kim phút (the minute hand) đã được thay hai lần, bởi vì nó quá nặng để có thể di chuyển quanh mặt đồng hồ.

Big Ben – the legendary symbol of the United Kingdom.

Think you’ve heard all there is to know about London’s Big Ben clock tower? If you thought it was simply a clock, then think again…

The real name of the tower that houses the clock is simply “The Clock Tower”. Big Ben is just the nickname given to the largest bell in the tower, formally known as “Great Bell”. However, since the nickname is much more recognizable, “Big Ben” has become much more commonly used. The tower is officially known as the Elizabeth Tower (prior to being renamed in 2012 it was known as simply “Clock Tower”) to celebrate the Diamond Jubilee of Elizabeth II. The tower was completed in 1858 and had its 150th anniversary on 31 May 2009. The tower has become one of the most prominent symbols of the United Kingdom.

According to a survey carried out in 2008, Big Ben is the UK’s most popular tourist attraction.

The Clock Tower is also known as Big Ben Tower, and is sometimes erroneously referred to as St. Stephen’s Tower. St Stephen’s Tower is actually found in the center of the west side of the Houses of Parliament, and acts as the public entrance. 4. Big Ben first chimed on the 31st of May, 1859.

The origin of the name “Big Ben” remains uncertain. Some believe that the Clock Tower was named after civil engineer and politician Benjamin Hall, who was very tall. Others believe the tower was named after heavyweight boxer Benjamin Caunt, an Englishman who won a tournament in the year the tower was at the center of a great debate in London.

At the time of its casting, Big Ben was the largest bell in the British Isles until “Great Paul”, a 16¾ ton (17 tonne) bell currently hung in St Paul’s Cathedral, was cast in 1881.

Big Ben is made out of tin and copper, plus pieces of the old Big Ben, which was broken up after it cracked. Apart from Big Ben, there are four nameless quarter bells which chime every quarter hour.

Big Ben chimes every 15 minutes and the sound can be heard for a radius of up to 5 miles. Whenever Parliament is in session, the Union Flag is flown from Victoria Tower. The clock’s time is adjusted every year with an old British penny. If the clock is fast, a penny is added to the pendulum, and if the clock is slow, one is removed.

the history of Big Ben began with a problem. Its construction was marked by delays in delivery, budget issues and bureaucracy. Additionally, the tower was too small for the mechanical clock, and the 16.25 tonne bell broke the day after testing, so a replacement had to be very gently placed in the bell tower. The minute hand has also been changed twice, since it was too heavy to move around the clock face.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

Vừa khám phá Big Ben vừa luyện nghe tiếng Anh nhé:

http://www.youtube.com/watch?v=-w6tK4jCH6w

Will you advise me what is the best in the menu? Nope, I will RECOMMEND you. Phân biệt advise-recommend-suggest

Khi diễn tả ai đó nên – cần thiết làm một việc gì đó, tiếng Anh có tới hơn ba động từ để nói: advise, recommend, và suggest. Nhưng ba từ này liệu có thể được sử dụng để thay thế cho nhau? Giữa chúng có điều gì khác biệt? Đó là câu hỏi mà hôm nay English4ALL sẽ giúp bạn giải đáp, đi tìm sự khác biệt về ngữ pháp và cách sử dụng của những từ này!

 

1. ADVISE- ADVICE

– Dùng để chỉ ai đó nên làm gì hoặc nên ra một quyết định gì. Tuy nhiên, đáng lưu ý là người mà advise phải là người có chuyên môn (expertise – knowledge+skills), có kinh nghiệm (experience) hoặc có thẩm quyền (authority) để tư vấn về điều gì đó. Ví dụ, bác sỹ (doctor) có thể advise cho bệnh nhân (patient), nhân viên ngân hàng (banker) có thể advise cho khách hàng (client)……

Ví dụ: My GP advised me on my daily diet.

(Bác sỹ gia đình của tôi tư vấn cho tôi về chế độ ăn uống hàng ngày)

(*GP: A general practitioner (GP) is a medical practitioner who treats acute and chronic illnesses and provides preventive care and health education to patients. –GP: Bác sỹ gia đình ở Anh, bác sỹ đa khoa ở Việt Nam)

Để chỉ một lời khuyên, lời chỉ dẫn-tư vấn, người ta không thể nói an advice vì “lời khuyên” là không đếm được (uncountable) mặc dù trong tiếng Việt người ta thường nói “một lời khuyên”, thay vào đó, sẽ nói a piece of advice

Ví dụ: Can you give me a piece of advice on……….?

(Làm ơn cho tôi một lời khuyên về……..?)

* Có Advice(s) nhưng mang nghĩa khác, fresh/private advices là những thông tin, tin tức mới/riêng.

Notes: – to advise someone TO do sth: khuyên bảo ai đó làm gì

            – to advise someone ON sth: khuyên, tư vấn ai đó về cái gì, việc gì

            – to advise AGAINST sth: khuyên, tư vấn ai đó về cái gì, việc gì (thường là không nên làm) Ex: The doctor advised against smoking.

            – to give (a piece of ) advice (to someone): cho ai lời khuyên

            – take advice from someone: nghe lời khuyên của ai.

 

2. RECOMMEND- RECOMMENDATION

Recommend cũng dùng để chỉ ai đó nên làm gì, nên chọn cái gì tuy nhiên người mà recommend không cần phải có chuyên môn hay kinh nghiệm, đơn giản chỉ là anh ta tin rằng điều mà được recommend là lựa chọn tốt nhất, nên làm. Do đó, recommend có thể được sử dụng trong nhiều tình huống (situations) và mối quan hệ (relationships)

Ví dụ: George had recommended some local architects.

(George đã giới thiệu một vài kiến trúc sư ở trong vùng.

Có thể George không cần phải là người có chuyên môn, kiến thức về kiến trúc, anh ta đơn giản chỉ tin rằng những kiến trúc sư mà anh ta giới thiệu là những người tốt nhất, phù hợp nhất)

Nếu không sử dụng động từ recommend, người ta thường hay sử dụng cụm danh từ put forward recommendation(s) để thay thế. Khác với advice, recommendation lại là danh từ đếm được (countable)

Ví dụ: Members put forward their own recommendations at an association committee meeting

(Các thành viên đã đưa ra các khuyến nghị riêng của họ trong phiên họp của ban điều hành hiệp hội)

Notes: Recommend sth: Giới thiệu, gợi ýcái gì

–       Recommend that someone do sth: giới thiệu, ai đó làm gì

–       Recommend (doing): gợi ý làm việc gì

–       Make/put forward recommendation: đưa ra giới thiệu, khuyến nghị.

 

3. SUGGEST- SUGGESTION

Về ý nghĩa, suggest tương tự như recommend, đều mang ý giới thiệu, gợi ý ai đó nên làm gì, có điều suggest luôn đi kèm với một lựa chọn cụ thể, một gợi ý của cá nhân người suggest; đơn giản là đưa ra một ý kiến, một lựa chọn để được xem xét, cân nhắc.

Ví dụ: My brother suggested a Vietnamese restaurant for dinner tonight. What do you think?

(Ông anh tớ gợi ý một nhà hàng Việt Nam cho bữa tối nay. Cậu nghĩ sao?)

Notes: suggest sth: Giới thiệu, gợi ý cái gì

–       suggest that someone do sth: giới thiệu, ai đó làm gì

–       suggest (doing): gợi ý làm việc gì

–       make a suggestion (for sth): đưa ra gợi ý

–       at my suggestion: theo gợi ý của tôi (hay đứng đầu câu, thay cho I suggest)

 

WRAP UP

–       Advise: là chỉ dẫn ai đó nên làm gì dựa trên chuyên môn, kinh nghiệm hoặc thẩm quyền.

–       Recommend: là giới thiệu, gợi ý nên làm gì, chọn gì dựa trên niềm tin, cảm quan cá nhân (tin rằng đó là lựa chọn tốt, thích hợp)

–       Suggest: là gợi ý, giới thiệu luôn đi kèm với một lựa chọn, phương án cụ thể.

–       Trong cấu trúc suggest/recommend someone DO sth, động từ sẽ luôn là nguyên thể vì đây là thức giả định (the subjunctive mood).

Ví dụ: My friend wants to lose weight, so I suggested that she join a gym

NOT: I suggested she JOINED/JOINS a gym

NOT: I Suggested her TO join a gym

(Cô bạn tớ muốn giảm cân, vậy nên tớ gợi ý nó nên tham gia một câu lạc bộ thể dục)

Bây giờ bạn đã tự tin khi sử dụng Advise, Suggest, và Recommend trong các tình huống thực tế chưa? Test thử với bài quiz phía dưới nhé.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

[WATU 3]

“He is sh*t faced.” Từ lóng tiếng Anh chỉ người say.

Trong những tối cuối tuần, các sàn nhảy, quán bar, quán pub khắp nước Anh luôn đông nghịt người. Tiếng cười, tiếng nói làm cho đường phố náo động và dường như không ngủ, trong đó có rất nhiều tiếng cười, tiếng khóc của những đệ tử lưu linh. Nhưng ngoài cách nói “He got drunk.” thông thường, người Anh còn có cách nào để chỉ những người “không còn tỉnh” vì rượu bia không? English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn đến ga English on the street của ngày thứ Tư để tìm câu trả lời nhé.

 

Trong tiếng Việt, để chỉ những đệ tử lưu linh tối ngày bầu bạn nơi tửu quán, người ta thường hay nói

“Anh ta say rồi,

anh ta xỉn rồi,

anh ta phê rồi,

anh ta thăng rồi………”.

Người Anh và người Mỹ cũng phong phú không kém khi có đến hàng chục từ lóng được sáng tạo ra để gọi những người “đã lên mây” vì bia rượu. Này nhé…

 

American English (Anh Mỹ)

British English (Anh Anh)

1. Buzzed

2. Blasted

3. Canned

4. Croked

5. Destroyed

6. Fried

7. Groggy

8. Hammered

9. Hooched up

10. Juiced

11. Liquored-up

12. Loaded

13. Looped

14. Obliterated

15. Plowed

16. Polluted

17. Rat-assed

18. Ripped

19. Sh*t-faced

20. Sloshed

21. Smashed

22. Stewed

23. Stinko

24. Tanked

25. Three-sheets-to-the-wind

26. Tight

27. Tipsy

28. under-the-influence

29. Under-the-table

30. Wasted

31. Woozy

32. Wrecked

1. Arseholed

2. Battered

3. Bladdered

4. Blotto

5. Bollocksed

6. Boozed-up

7. Caned

8. Cucumbered

9. Drunk as a lord

10. Drunk as a skunk

11. Fannied

12. Far gone

13. Fecked

14. Lagered up

15. Legless

16. Off one’s face

17. Off one’s tits

18. Paralytic

19. Pissed

20. Plastered

21. Rat-Arsed

22. Ruined

23. Slaughtered

24. Sloshed

25. Trollied

26. Trousered

27. Twatted

28. Wankered

29. Wazzocked

30. Whammed

 

Bạn có biết?

  • Người mà thường xuyên say xỉn, bê tha rượu chè được gọi là drunkard.
  • Ngược lại với say chắc chắn là tỉnh, ngược lại với drunk chắc chắn là sober, và người ta thường hay ví bằng câu thành ngữ as sober as a judge (tỉnh như quan toà), còn để ví người say, người ta thường hay nói : as drunk as a skunk/a lord.Thực ra a skunk, con chồn hôi hoàn toàn không hề uống rượu để mà say hay tỉnh, chẳng qua vì từ skunk này là số ít từ có âm gần giống như drunk.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về www.english4all.vn