Vice President but Deputy Prime Minister. Phó – Anh là ai? Phân biệt Vice- Deputy – Associate.

Phó — thường là chỉ chức vụ dưới “Trưởng”- hay dưới vị trí cao nhất. Trong tiếng Việt, phó nào thì cũng là “Phó” – phó giám đốc, phó trưởng khoa, phó thủ tướng, phó chủ tịch. Nhưng tiếng Anh thật là biết vẽ vời khi lại có cả Vice- Deputy-và Associate để hàm ý “Phó”. Tuy nhiên, đừng phó thác sự phân vân của bạn khi sử dụng các từ chỉ Phó trong tiếng Anh cho thời gian, hãy lên ngay tàu English4ALL hôm nay và các bạn sẽ…..thôi đừng phân vân, và tự tin sử dụng các từ này.

Deputy

Muốn dùng đúng từ Deputy, cần phải hiểu rõ về động từ Deputise: là  ủy quyền, trao quyền cho ai thay mặt mình làm một việc gì đó.

Ví dụ: He deputised a local citizen to take charge of situation while he was away.

(Ông ấy ủy quyền cho một người dân địa phương phụ trách tình hình trong lúc ông ấy đi vắng)

Do đó, danh từ Deputy có thể hiểu là người đóng vai trò thay mặt cấp trên, người được ủy quyền.Deputy thường dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh Ví dụ: Phó giám đốc – Deputy Director, phó trưởng phòng – Deputy manager……..

Thường thì một cấp lãnh đạo có thể có nhiều deputy, ví dụ như trong chính phủ, dưới thủ tướng (Prime Minister) có tới vài phó thủ tướng (Deputy Prime Minister) là những người được thủ tướng ủy quyền phụ trách những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như hiện nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giúp thủ tướng phụ trách khối văn hóa-xã hội-y tế- giáo dục, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phụ trách kinh tế ngành, phó thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách các vấn đề đối ngoại.

Tương tự như vậy, dưới một bộ trưởng (Minister) cũng sẽ có nhiều thứ trưởng (deputy minister) để giúp việc, được giao quyền phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Riêng chức danh thứ trưởng của chính phủ Mỹ không phải là Deputy Minister mà là Undersecretary vì Bộ trưởng là Secretary (ví dụ: Secretary of States: Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao)

Vice Deputy Associate

Vice

Vice- là từ gốc Latin có nghĩa là “thay thế”. Do đó, vice-president (Phó tổng thống – Phó Chủ tịch) là người có thể thay thế toàn quyền như president (tổng thống/chủ tịch) trong những trường hợp đặc biệt và sẽ là Provisional President (Quyền tổng thống, quyền chủ tịch) trong trường hợp chức vụ cao nhất này bị trống đột ngột (ví dụ tổng thống qua đời). Tiếng Anh chuẩn hiếm khi dùng deputy president.

Trong thực tiễn kinh doanh, từ chứ vice-director ít dùng hơn nhưng không phải là không có. Nếu bắt gặp, ta có thể hiểu rằng vice-director sẽ được toàn quyền như director nếu như diretor vắng mặt, trong khi deputy director có quyền rất hạn chế và trợ lý giám đốc (assistant to Executive director) nếu không được ủy quyền cụ thể (lawful power of attorney) bằng văn bản sẽ không có quyền ký kết thay giám đốc.

Vice- mang tính trang trọng hơn deputy. Chức danh Vice-Chairman nghe trang trọng  hơn Deputy Chairman, vì Vice-Chairman là phó chủ tịch, có quyền tương đương chủ tịch khi ông này vắng mặt còn Deputy Chairman có thể là người được ủy quyền chủ tịch, quyền hạn hạn chế.

Vice thường dùng cho các chức danh trong hệ thống giáo dục và hành chính.

Ví dụ: Vice-President (Phó Tổng thống), Vice-Chairman (Phó Chủ tịch), Vice-Principal (Phó hiệu trưởng), Vice-Dean (Phó trưởng khoa, ngày nay cách gọi Associate Dean phổ biến hơn)…..

Lưu ý quan trọng khi Deputy không có dấu gạch ngang (-), còn vice – thì cần có.

 

Một số ngoại lệ đặc biệt

Ở các trường đại học ở nước ngoài, hệ thống học hàm lần lượt là Giáo sư (Professor), Phó Giáo sư (Associate Professor) rồi mới tới trợ lý giáo sư (Assistant Professor). Từ “Phó” trong chức danh “Phó giáo sư” là tên gọi của học hàm chứ không mang nghĩa là Phó giáo sư (Associate Professor) là người giúp việc của Giáo sư (Professor).

Trong khi ở Mỹ, chức vụ hiệu trưởng trường đại học được gọi là có thể là President hoặc Chancellor thì ở Anh và Úc, Vice – Chancellor mới thực sự hiệu trưởng thực quyền, là người quản lý mọi mặt, phụ trách chung của nhà trường, trong khi Chancellor cũng là dịch hiệu trưởng nhưng là hiệu trưởng danh dự,  chủ yếu mang tính chất lễ nghi. Do đó, hiệu trưởng của các trường Anh hay Úc thường ghi Vice – Chancellor (President) để tránh hiểu nhầm.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

“Do you have a sweet tooth?” Từ lóng tiếng Anh chỉ đồ ăn thức uống (Food & Drink)

Ăn, xơi, hốc, chén, nốc, dùng bữa…….Tiếng Việt của chúng ta có biết nhiêu từ lóng để chỉ một hoạt động rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày: chuyện ăn uống. Tiếng Anh cũng tỏ ra giàu có không kém với vô số những từ để chỉ đồ ăn thức uống. Ga English on the Street ngày hôm nay sẽ cùng bạn khám phá một số từ lóng Tiếng Anh cực kỳ hấp dẫn mà nếu bạn là một tâm hôn ăn uống không thể không biết. All aboard!

 

Grub

“Chén gì đê!” đừng dịch là “Let’s get some food!” bạn nhé. “Thanh niên nghiêm túc” quá!

Hãy dịch là “Let’s get some grub/nosh/chow!” khi nói với bạn bè nhé, như thế “Anh” hơn nhiều, vì đó đều là những từ lóng của từ “food”.

Ví dụ:

“I’m hungry. Let’s get some grub!”

(Tớ đói lắm rồi. Kiếm gì ăn đi!)

 

booze

Trời nóng thế này, bước vào một tiệm tạp hóa (off-licence), kiếm một chai bia để uống theo cách của một người Anh, hãy nói “Can I get a bottle of booze?”. Booze là cách gọi khác của bia rượu (alcohol)

Ví dụ:

“We found him asleep next to an empty bottle of booze.”

(Bọn tớ thấy nó ngủ lăn cạnh cái chai bia cạn)

 

cup o’ Joe

Mỗi buổi sáng, bạn cần gì hơn một “Cup o’ Joe” – một ly cà phê để bắt đầu ngày mới !!!

Ví dụ:

“If I don’t have my morning cup o’ Joe, I can’t stay awake for my 7 AM class!”

(Tớ mà không uống cà phê, chẳng trụ được mà học lớp 7h)

 

lay off

Ngày xưa mình ăn nhiều lắm, nhưng dạo này quá cân rồi, phải “lay off” thôi – không thể tiếp tục ăn nhiều được nữa, đặc biệt là “lay off” các loại đồ ăn nhanh.

Ví dụ:

“I’m gaining weight. I should probably lay off the fast food.”

(Tớ đang tăng cân. Phải cai ngay và luôn các loại đồ ăn nhanh.)

 

pig out

Con heo, người Việt thường dùng để nói những người ăn khỏe. Người Anh thường lại dùng động từ “pig out” để nói ai đó ăn rất khỏe, rất nhiều. .

Ví dụ:

“We all pigged out at the all-you-can-eat buffet.”

(“Bọn tớ ních đầy đồ ăn ở tiệc buffet cả rồi!)

 

doggie bag

Hôm trước, đi ăn với một anh bạn Tây, ăn xong còn chút đồ thừa, nó nói với nhân viên phục vụ “Can I get a doggie bag for my friend?” rồi nhìn mình cười. Mình có phần tức tối, nghĩ bụng “Thằng ch*, sao nó lại xin túi đồ cho chó đưa cho mình nhỉ?” Hóa ra, doggie bag đơn giản chỉ là túi để gói đồ thừa mang về khi ăn ở nhà hàng.

Ví dụ:

“The restaurant served so much food that I couldn’t eat it all, so I took the rest home in a doggie bag.”

(Nhà hàng mang nhiều đồ ăn đến mức tớ chẳng thầu hết được, vậy nên tớ bỏ túi mang về.”

Nếu bạn muốn hỏi xin túi để gói đồ xót lại mang về khi ăn ở nhà hàng, bạn có thể hỏi nhân viên phục vụ

Can I get a doggie bag?” hoặc “Could you wrap this up for me?”

 

 plastered

“Plastered” là một cách để nói ai đó đã quá say.

Ví dụ:

“He’s completely plastered! He can’t even stand up!”

(Nó say quá rồi. Đứng còn không nổi!)

Còn một vài cách nói khác để chỉ say xỉn ngoài “plastered” như wasted, juiced, sauced, sloshed, hammered, trashed, và shit-faced. “Shit-faced” mang một chút hàm ý xúc phạm.

Bạn có thể sử dụng các từ này với “completely” và “totally”, nhưng không thể dùng với “very”.

 “He’s totally wasted”

“He’s very wasted”

“She’s completely hammered”

“She’s very hammered”

 

brunch

Brunch là từ ghép giữa “breakfast” và “lunch”. Thường được ăn vào cuối buổi sang, là bữa ăn gộp cho cả bữa sáng lẫn bữa trưa.

Ví dụ:

“We’re having brunch at 10:30 on Sunday morning.”

(Chúng tôi ăn bữa gộp vào lúc 10:30 sáng Chủ Nhật)

 

sweet tooth

Bạn đã từng nghe nói đến răng nanh, răng sữa, răng khểnh, răng khôn…….nhưng đã bao giờ nghe thấy “răng ngọt” chưa? Nếu bạn thích ăn nhiều đồ ngọt, các loại kẹo bánh….chứng tỏ bạn đang sở hữu “sweet tooth”.

Ví dụ

“My son has such a sweet tooth, he’d eat candy for breakfast if I let him!”

(Con trai tớ mê đồ ngọt lắm, nếu tớ mà đồng ý có khi nó ăn kẹo trừ bữa)

 

veggie

Nếu bạn là người ăn chay, chắc là bạn sẽ thích veggie food – các món chay..  “Veggie” là viết tắt “vegetable.”

Ví dụ:

“I’m making some veggie burgers.”

(Tớ đang làm mấy cái burger chay)

 

yummy / yucky

Bọn trẻ con thường nói “Yummy” và “yucky” thay vì “delicious” và “disgusting.” Để khen đồ ăn ngon hay chê dở

Ví dụ:

“Macaroni and cheese is really yummy!”

(Mỳ ý và phó mát thật là tuyệt!)

“I don’t like broccoli. It’s yucky.”

(Tớ không thích súp lơ xanh đâu. Kinh lắm!)

 

wolf down

wolf down là “nốc” là “chén” một món gì đó rất nhanh.

Ví dụ:

“He wolfed down four pieces of pizza and asked for more.”

(Hắn chén một phát bốn miếng pizza mà còn đòi ăn thêm)

 

snack on

Snack là đồ ăn nhẹ  còn  “snack on” là ăn vặt món gì đó.

Ví dụ:

“If you want to lose weight, try snacking on dried fruit instead of potato chips.”

(Nếu cậu muốn giảm cân, ăn vặt mấy thứ trái cây khô thay cho khoai chiên thôi.)

 

have a bite

Nếu bạn muốn nếm thử món ăn một người bạn, hãy nói

“Can I have a bite of your… (steak / spaghetti / salad / etc.)”

 

grab a bite to eat

grab a bite to eat” là kiếm cái gì đó để ăn.

Ví dụ:

“Let’s grab a bite to eat on the way to work.”

(Trên đường đi làm, kiếm cái gì ăn đi.)

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Passing the university entrance exam, she is on cloud nine. Thành ngữ tiếng Anh chỉ tâm trạng và cảm xúc (Feelings or mood)

Ai là người quan tâm đến bạn nhất trên thế giới này? Bố mẹ, gia đình, bạn bè, hay một chàng trai/cô gái nào đó??? Tuy nhiên, người hay hỏi han bạn hàng ngày nhất lại là một người đàn ông từ nước Mỹ xa xôi, anh Mark Zuckerberg. Chẳng phải ngày nào, qua Facebook, anh ta cũng hỏi “Bạn đang nghĩ gì?” (What’s on your mind?”) đó sao? Hôm nay, thay vì đáp lại sự quan tâm của Mark bằng “I am happy” hay “I am so sad”……bạn hãy thử dùng những thành ngữ chỉ tâm trạng và cảm xúc mà English4ALL sẽ giới thiệu sau đây xem sao? All aboard!!!

1. Nếu bạn đứng trên đỉnh thế giới, ví dụ trên đỉnh Everest chẳng hạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Lạnh. Chắc chắn rồi, nhưng sao nữa? Sướng! Đúng , rất sướng, rất vui, rất hạnh phúc và “top of the world” cũng mang nghĩa đó.

Ví dụ: How are you today? (Ê, khỏe không?)

Top of the world (Đỉnh của đỉnh!)

 

2. Hôm trước khi nghe tin đã đỗ đại học, em đứa bạn tôi đã lên thẳng “tầng mây thứ chín” (on cloud nine) vì quá vui.

Ví dụ: When I got my promotion, I was on cloud nine.

(Khi được thăng chức, tôi sướng phát điên luôn.)

 

3. Ngày xưa, hồi còn 7-8 tuổi, mình đã có một phát hiện mang tính “chấn động” với bản thân thời bây giờ, mình phát hiện ra lúc nào bố mẹ đang “high spirits” (cao hứng, phấn khởi vì một chuyện gì đó) thì xin gì cũng được, nhưng khi nào bố mẹ đang “low spirits” (buồn rầu, chán nản) thì tốt nhất là nên tránh xa kẻo bị ăn mắng oan.

Ví dụ: When my parents are in hight spirits, they say Yes to all my claims.

(Khi bố mẹ tớ cao hứng, vui vẻ, muốn xin gì cũng được.)

 

4. Một đứa em vừa nhận tin tạch đại học, chắc nó buồn lắm, mình chẳng biết động viên nó như thế nào, chỉ biết nhắn tin một dòng “ Keep your chin up! Many other doors are waiting for you.” (Lạc quan lên em! Còn nhiều cánh cửa khác rộng mở mà!).

Ví dụ. Just keep your chin up and tomorrow comes.

(Hãy lạc quan lên và ngày mai lại đến)

 

5. Nhớ ngày trước ở Việt Nam, cứ tầm 8h-9h ở hàng lô đề đầu phố, rất nhiều cô bác anh chị dù gầy, béo, giàu, nghèo khác nhau, nhưng gương mặt họ lúc đó lại rất giống nhau “as long as a fiddle” – mặt buồn dài thườn thượt vì trượt đề.

Ví dụ: Failing the exam, she had her face as long as a fiddle.

(Khi tin ăn vỏ chuối, mặt nàng buồn rười rượi)

 

6. Hôm qua xem ảnh trên Kênh 14 về lễ tang của hot vlogger Toàn Shinoda, nhìn An Nguy “looks down in the dumps/browned off” – suy sụp, đau khổ thấy rõ. Khổ thân bạn ấy.

Ví dụ: After a long-haul flight, she was down in the dumps during her boyfriend’s funeral.

(Sau cả một chuyến bay dài, cô ấy suy sụp tột cùng trong đám tang của bạn trai)

 

7. Nhớ có một lần, đang ngồi bấm game, anh bạn Tây đi đâu về gõ cửa hỏi “Do you have something to eat?  I’ve had nothing but a baguette today. I could eat a horse” (Mày còn gì ăn không? Cả ngày hôm nay tao chưa có gì vào bụng ngoài cái bánh mỳ. Tao có thể ăn cả con ngựa.) Mình lắc đầu và chỉ vào con chó đang nằm dưới chân “Sorry, I don’t have a horse for you, I just have him only. Do you want….” (Xin lỗi, tau không có ngựa, tao chỉ có con chó này.” Anh bạn Tây sập cửa cái rầm và sau đó mình vẫn còn nghe tiếng gào lên “I just mean that I am very hungry. (Ý tao nói là tao đang rất đói!). Từ đó mình nhớ đến chết rằng nếu ai đó “could eat a horse” tức là họ sắp chết đói.

Ví dụ: I’ve had nothing but a sandwich all day – I could eat a horse.

(Cả ngày nay không được cái gì vào bụng ngoài cái bánh sandwich. Đói chết đi được!)

 

8. Mình có cháu trai rất dễ thương, không hiểu sao bố mẹ cháu lại đặt tên ở nhà cho cháu là All-in, hic, all in nghĩa là mệt mỏi, kiệt sức mà…….

Ví dụ: I don’t want to go out today, I am feeling all in.

(Tớ chẳng muốn đi chơi hôm nay đâu. Đuối rồi!)

 

9. Mình vừa qua nhà bạn gái rủ cô ấy đi ăn tối, ai ngờ vừa đến cửa chưa kịp bấm chuông, Facebook báo có tin nhắn, cô ấy vừa update status. “Hmm, just a bit under the weather! Just wanna stay at home”. Thế thôi, mình về, vì người ta đã mệt rồi “under the weather” thì còn ăn chơi gì nữa. Buồn 5s.

Ví dụ: She feels sort of under the weather today.

(Hôm nay nàng thấy hơi mệt….)

 

10. Người Việt hay nói “sợ dựng tóc gáy”, “sợ hết cả hồn”, người Anh cũng không kém miếng, họ nói “jump out of skin” (sợ nhảy dựng lên)

Ví dụ: Oh! You really scared me. I nearly jumped out of my skin.

(Oh! Mày làm tao sợ quá. Hết cả hồn!)

 

11. Hôm trước, một người bạn đăng status lên Facebook “Summer is coming to the town and I get itchy feet as usual” (Mùa hè đến rồi và mình lại bị ngứa chân), mình đã rất thành thật comment “The pharmarcy is on the way to my work, I will buy some gels for your feet”(Trên đường tới chỗ tao làm có hiệu thuốc, tao sẽ mua cho mày loại gel bôi chân). Vậy mà nó cười phá lên, chê mình quê không biết “get itchy feet” nghĩa là cảm giác thèm đi du lịch đây đó, chứ không phải ngứa chân. Hmm, một sự nhục không hề nhẹ.

Ví dụ: Hearing the train whistle at night gives me itchy feet.

(Nghe tiếng còi tàu trong đêm làm cho tôi có cảm giác muốn xách ba lô lên và đi).

 

12. Nếu ai đó đang lưỡng lự, chưa dứt khoát quyết định được về một việc gì, tức là anh ta đang “in two minds

Ví dụ: Pha Lê or Dương Yến Ngọc, Don Juan is in two minds.

(Pha Lê hay Dương Yến Ngọc, gã Sở Khanh vữn còn lưỡng lự)

 

Còn rất nhiều thành ngữ khác thú vị để nói về tâm trạng và cảm xúc bằng tiếng Anh, hãy đóng góp ngay và luôn những thành ngữ mà bạn biết về chủ đề này cho English4ALL bằng comment phía dưới bài viết nhé.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Bless you! Vì sao lại nói “Bless you!” khi ai đó hắt hơi?

Khi bạn ho, không ai nói gì. Khi bạn nấc, không ai nói gì. Khi bạn khóc, chưa chắc đã có người nói gì. Vậy nhưng nếu như ở một nước nói tiếng Anh, khi bạn hắt hơi, sẽ có ai đó nói “Bless you”. Vì sao lại như thế nhỉ? English4ALL sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay và luôn câu chuyện về câu nói rất phổ biến này nhé. Cùng lên ngay chuyến tàu đầu tuần đến ga Every word has its family để biết vì sao nhé? All aboard!

Thời tiết lạnh và mưa hầu như quanh năm ở Anh làm cho cảm lạnh trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Bạn sẽ rất dễ nghe thấy có ai đó hắt xì hơi. Và chắc chắn, sẽ có ai đó nói “Bless you” ngay sau đó. Vì sao vậy nhỉ?

Thực tế, nói “Bless you” sau khi ai đó hắt xì hơi là một phép xã giao chuẩn mực của xã hội (correct social etiquette.)

Thông thường, một lời câu nguyện (a blessing) thường gắn với một nghi lễ tôn giáo, nhưng nói “Bless you” sau khi ai đó hắt hơi thường không mang ý nghĩa tôn giáo, mà mang ý nghĩa văn hóa nhiều hơn.

Có nhiều cách giải thích vì sau người ta lại nói “Bless you” nhưng phổ biến nhất là hai cách giải thích dưới đây:

  1. Vào những năm 590 sau công nguyên, bệnh dịch hạch (bubonic plague) bùng phát và lan tràn khắp châu Âu và cướp đi rất nhiều sinh mạng. Riêng ở Anh, dịch bệnh khủng khiếp này đã khiến cho 1 triệu người chết. Thời đó, khi dịch bệnh lan đến thành Rome, Giáo hoàng (Pope) Gregory I đã ra lệnh tổ chức những buổi khấn nguyện không ngừng để cầu xin sự can thiệp của thánh linh (divine intercession.) với hi vọng dập tắt được dịch bệnh. Vào thời đó, hắt xì hơi (sneezing) được coi là một triệu chứng sớm (early symptom) của dịch bệnh. Lời cầu nguyện “God bless you” sau này rút gọn thành “Bless you” (Xin Chúa ban phước lành) được coi như một lời cầu nguyện để ngăn chặn dịch bệnh .
  2. Cách giải thích thứ hai bắt nguồn từ một tín ngưỡng dân gian tin rằng khi người ta hắt hơi, linh hồn (soul) sẽ trốn thoát khỏi thể xác (body) và mở cửa cho quỷ dữ (Devil)  và cái xấu (evils) xâm nhập vào. Do đó, người ta nói “Bless you” như một cách để tự bảo vệ và giữ cho linh hồn ở lại. Một số người còn tin rằng, khi hắt hơi, tim sẽ ngừng đập (thực ra hoàn toàn không phải vậy!!!!) và nói Bless you để cho tim đập trở lại.

Tương tự như tiếng Anh, rất nhiều ngôn ngữ khác cũng có những ứng đáp khi ai đó hắt xì hơi, như tiếng Đức nói Gesundheit (nghĩa là sức khỏe), tiếng Ai Len nói sláinte (nghĩa là khỏe mạnh) và tiếng Tây Ba Nha nói salud.

Và dù bạn tin hay không tin cách giải thích nào trên đây về “Bless you” thì khi bạn hắt xì và ai nói câu này, hãy nói “Thank you” như một phép lịch sự truyền thống nhé.

Đố bạn khi một đứa trẻ hắt xì hơi, người Việt sẽ nói từ gì???

Hãy cho English4ALL biết câu trả lời cảu bạn trong comment phía dưới nhé.

 

Why do Brits say bless you when someone sneezes?

SneezingBEING freezing and rainy almost all the time in the UK means the common cold is a regular occurence in Britain. You will have definitely heard someone sneeze while out and about in the UK. This would have no doubt been followed up by someone saying“Bless you” to the sneeze.

This is common practice to the point that saying ‘Bless you’ is actually correct social etiquette.

The phrase is an English one but not necessarily religious making this social occurence seem very confusing. Usually a blessing is associated with a religious ceremony or prayer but saying ‘Bless you’ after a sneeze does not mean the person is religious. In fact they could be a full-blown atheist because saying bless you after a sneeze is a part of culture now rather than religion.

The origin of the practice of saying ‘Bless you’ after a sneeze is hotly debated. Here are our two favourite histories of the phrase:

1. Let us set the scene in about 590AD…the bubonic plague was spreading and killing people daily. Gregory I became Pope in 590 AD as an outbreak of the bubonic plague was reaching Rome. In hopes of fighting off the disease, he ordered unending prayer and parades of chanters through the streets. At the time, sneezing was thought to be an early symptom of the plague. The blessing (“God bless you!”) became a common effort to halt the disease. If someone sneezed a quick “God bless you” was thought to stop the disease from killing and spreading. Of course today we know that did not work and the plague went on to kill more than one million people in England alone.

2. Some have offered another explanation suggesting that people once held the folk belief that a person’s soul could be thrown from their body when they sneezed that sneezing otherwise opened the body to invasion by the Devil or evil spirits or that sneezing was the body’s effort to force out an invading evil presence. In these cases, “God bless you” or “bless you” is used as a sort of shield against evil. The Irish Folk story “Master and Man” by Thomas Crofton Croker, collected by William Butler Yeats, describes this variation. Moreover, in the past some people may have thought that the heart stops beating during a sneeze, and that the phrase “God bless you” encourages the heart to continue beating.

As such, alternative responses to sneezing sometimes adopted by English speakers are the German word Gesundheit (meaning “health”), the Irish word sláinte (meaning “good health”), and the Spanish salud.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Home – Michael Buble : Bài hát cho người yêu xa…..

Đã bao giờ bạn phải yêu xa một ai đó?

Với những người yêu xa, họ mong chờ nhất là điều gì?

Không gì cháy bỏng hơn, dữ dội hơn mong muốn được trở về nhà, trở về bên người thương yêu. Những lá thư, những cuộc gọi từ hai đầu nỗi nhớ có khi nào thay thế được những vòng tay ôm, những nụ cười trìu mến…..?

Không, mãi mãi là không…

Ở phương trời xa, dù có là nắng ấm, dù có là bình yên, dù giữa muôn triệu người, nhưng sẽ vẫn không đâu có thể bằng một nơi mà trong trái tim của mỗi người luôn chỉ có một: Mái nhà thân yêu.

Không có bài hát nào giản dị mà cảm động hơn dành cho những tình yêu xa cách hơn Home. Xin dành tặng bài hát này cho những người yêu xa, ở xa – những trái tim dũng cảm, những tình yêu vô bờ.

Nơi nào tình yêu hội ngộ và cất cánh, nơi ấy sẽ là Home.

Chúc mọi người Chủ nhật vui vẻ!

Lời bài hát

“Home”

Another summer day
Has come and gone away
In Paris and Rome
But I wanna go home
Mmmmmmmm

May be surrounded by
A million people I
Still feel all alone
I just wanna go home
Oh, I miss you, you know

And I’ve been keeping all the letters that I wrote to you
Each one a line or two
“I’m fine baby, how are you?”
Well I would send them but I know that it’s just not enough
My words were cold and flat
And you deserve more than that

Another aeroplane
Another sunny place
I’m lucky, I know
But I wanna go home
Mmmm, I’ve got to go home

Let me go home
I’m just too far from where you are
I wanna come home

And I feel just like I’m living someone else’s life
It’s like I just stepped outside
When everything was going right
And I know just why you could not
Come along with me
This was not your dream
But you always believed in me

Another winter day has come
And gone away
In either Paris or Rome
And I wanna go home
Let me go home

And I’m surrounded by
A million people I
Still feel alone
And let me go home
Oh, I miss you, you know

Let me go home
I’ve had my run
Baby, I’m done
I gotta go home
Let me go home
It’ll all be all right
I’ll be home tonight
I’m coming back home

Lời dịch của English4ALL

Lại một ngày hè nữa đến rồi đi

Dù ở Paris hay Rome

Nhưng anh vẫn muốn về nhà

Có lẽ quanh anh là hàng triệu người

Nhưng sao anh vẫn cảm thấy cô đơn

Anh chỉ muốn được trở về thôi

Anh nhớ em, em có biết không?

Và anh vẫn giữ tất cả những lá thư mà anh đã viết cho em

Dù chỉ một đôi dòng

“Anh ổn em yêu ah. Còn em thì sao?”

Anh định gửi chúng đi, nhưng anh biết bấy nhiêu đâu có đủ.

Những câu chữ thật lạnh lẽo và khô khan

Em xứng đáng được nhiều hơn thế.

Lại một chuyến bay khác

Lại một phương trời đầy nắng khác

Anh hiểu mình là người may mắn

Nhưng anh vẫn mong được quay về

Anh phải về thôi…..

Hãy để anh trở về

Anh đã xa em lâu quá rồi. anh muốn về nhà.

Và anh có cảm giác rằng mình đang sống cuộc sống của một người khác

Như thể anh đã bước ra khỏi cuộc đời này

Khi mà mọi thứ dần hiện ra….

Và anh hiểu rằng vì sao em không thể đến bên anh

Bởi đây đâu phải điều em mơ ước

Nhưng anh hiểu rằng em luôn tin vào anh

Một ngày đông lại đến rồi lại đi

Dù ở Paris hay Rome

Anh vẫn mong được quay về mà thôi.

Có lẽ quanh anh là hàng triệu người

Nhưng sao anh vẫn cảm thấy cô đơn

Anh chỉ muốn được trở về thôi

Anh nhớ em, em có biết không?

 

Hãy để anh về nhà

Cố gắng nhiều rồi,

mọi thứ xong rồi

Anh phải về nhà thôi

Hãy để anh về nhà

Mọi thứ sẽ ổn thôi

đêm nay anh sẽ ở nhà.

Anh sẽ về với tổ ấm của minh.

Bạn có biết

Micheal Buble

Michael Steven Bublé (sinh ngày 9 tháng 9 năm 1975) là một ca sĩ người Canada. Anh đã thắng 3 Giải Grammy và nhiều Giải Juno. Album đầu tay của anh từng lọt vào top 10 tại Canada và UK. Album It’s Time năm 2005 đã đem về cho anh thành công về thương mại trên toàn cầu, và album Call Me Irresponsible năm 2007 lại còn thành công vang dội hơn, đứng đầu bảng xếp hạng album của Canada, bảng Billboard 200 của Mỹ, bảng xếp hạng album của Úc và của châu Âu. Bublé đã bán được hơn 30 triệu bản album trên toàn thế giới.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Come in & Argue 1: The best way to learn English is to go to an English-speaking country?

“The best way to learn a foreign language is to go to a foreign country???” Of course, a big Nope from me

Many people seem to think that living in a English-speaking country means that you automatically learn English well. Perhaps the most prominent people who believe in this “common-sense truth” are Vietnamese parents who spend a lot of money sending their children to language schools in England, expecting that they will come back with a perfect English.

In fact, most immigrants in United Kingdom don’t speak English very well, even after living there for 10 or 20 years. Many of them have been making the same basic mistakes for decades — for example, saying things like “Me do for you?” instead of “I do for you”, or “I help you” instead of “I will help you”. They typically speak with strong accents, which enable others to instantly classify them as Asians, Latinos, East European, etc.

The reason why immigrants don’t do anything about their grammar and pronunciation is that there is little pressure to do so. Native speaker can understand them despite their mistakes (sometimes with some effort), and are normally too polite to correct them. If you are speaking to a native English speaker, rarely do they interrupt you to correct your minor mistakes.

The vivid example of immigrants in United Kingdom reveals a truth that many language learners find quite shocking: that living in a foreign country simply does not make you speak the country’s language well. It does not force you to learn good grammar, good pronunciation, or a large vocabulary, because you can do quite well without those things in everyday life. For example, you can skip all your articles when speaking English (“Give me cup”, “Bag is not good”) and still be able to shop in USA or Britain without much trouble.

Being in UK only forces you to learn what is necessary to survive — the ability to understand everyday language and just enough speaking skills to order takeaway, go shopping in TESCO, Sainsbury (supermarkets) and communicate with your co-workers or classmates. The rest depends on you, your self-motivation and ability to learn — which mean that you’re not much better off than someone who leans English effectively in Vietnam.

Additionally, being in an English-speaking country often forces you to say incorrect sentences, because it forces you to speak, even if you make a lot of mistakes. When you’re in a foreign country, you cannot decide that you will temporarily stop talking to people and focus on writing practice (which would enable you to learn correct grammar better than speaking, because you could take as much time as you needed to look up correct phrases on the Web or in dictionaries). You have to speak, because your life depends on it.

By making mistakes, you reinforce your bad habits, and after a couple of years of saying things like “He make tea?”, it’s really hard to start speaking correctly. It is important to remember that native speakers will not correct your mistakes. Instead, they will try to be nice and try to understand you, no matter how horrible your grammar and pronunciation are.

In a nutshell, while going to another country may seem like a sure-fire way to master a foreign language, it is not so. Without sufficient motivation, you will learn very little and are likely to end up speaking in an understandable way, but with lots of mistakes. On the other hand, if you have the strong self-motivation, you might as well simulate a foreign-language environment in your own home with foreign-language TV and the Internet. Such an environment will be safer, because it will not force you to speak and reinforce your mistakes. Instead, you can learn at your own pace and concentrate on pronunciation, input and writing before you start speaking. It is a little bit slow but effective.

 

The advantages of going abroad are:

 

  • Easy access to native speakers that you can communicate with (though you can also find natives in Vietnam, or you can just talk with someone who’s learning English.)
  • The opportunity to perfect your listening skills (trying to understand English-language TV and movies is not quite the same as trying to understand the speech of a teenaged supermarket clerk in H&M, Sport Direct)
  • The opportunity to learn useful everyday words which are not frequently heard on TV or in movies, e.g. open-air market , ATM, carpool, parking space, detergent, deli, cereal…….

All things considered, learning in your own country will be a safer (and cheaper) option than going abroad, assuming you can motivate yourself and can find opportunities to speak in the language you’re learning. After you’ve learned to speak the language fluently, you can go abroad to polish your listening skills and make your vocabulary a bit more native-like.

Come in and Argue
Many people believe that best way to learn English is to go to an English-speaking country. What do you think?

We are all ears. Let the world know what is in your mind!

Where is your opinion?

Wake it up!

Come in and argue with us. No right, no wrong, just speak!!!!!

English4ALL will officially sum-up the topic with its usual article after listening to yours.

Start right now in the comment.

Are you English? Nope, I am a Briton. Sự khác biệt giữa The United Kingdom, England và Great Britain.

Đã bao giờ bạn hỏi một người có vẻ như đến từ Anh và nhận được câu hỏi như trên chưa? Nếu như bạn chưa biết nhiều về lịch sử hình thành của Vương Quốc Anh, có lẽ bạn sẽ một chút bối rối vì English hay Briton đều dịch là người Anh cả. Vậy có gì khác biệt? Tại ga Brtish Way thứ sáu tuần này, English4ALL sẽ cùng bạn những phân biệt rõ một số tên gọi dùng để chỉ Vương Quốc Anh mà bạn có thể hay nhầm lẫn nhé. All aboard.

UK

Nếu bạn gặp một người đàn ông nói giọng Anh trên đường phố Hà Nội, đừng bao giờ vội vàng hỏi họ “Are you English?” (Bạn là người Anh ah?” nhé, mà thận trọng hơn, nếu bạn nghĩ rằng người đàn ông đó đến từ Vương Quốc Anh, hãy hỏi “Are you British/Briton?” nhé.

 

Vì sao???

Vì tên gọi chính thức và đầy đủ của Vương Quốc Anh là The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (UK) – dịch tiếng Việt là Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len.  Vương quốc Anh hay còn gọi là Anh Quốc được hợp thành bởi các nước nhỏ là Anh (England), Scotland, xứ Wales và Bắc Ai Len (Northern Ireland)

Bản đồ Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len (The United Kingdom - www.english4all.vn0
Bản đồ Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len (The United Kingdom – www.english4all.vn

 

Mặc dù đã hợp thành một vương quốc, nhưng các nước thành viên vẫn được xem là riêng biệt trong những tư duy vùng miền rõ rệt, trong các giải đấu thể thao, trong các quyền và luật định mà họ được Vương quốc Anh uỷ thác. Hãy nhìn sang Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ với 50 bang, và mỗi bang có những bộ luật riêng của mình, nhưng vẫn nằm trong quyền lực của chính quyền liên bang, thì ở Vương Quốc Anh cũng vậy, mặc dù một số lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc y tế được trao quyền riêng cho ba trong số bốn nước. Mỗi nước được trao những quyền riêng biệt và khác nhau, duy nhất chỉ có Anh (England) là do chính quyền Vương Quốc Anh trực tiếp điều hành. Trong chính trị và chủ quyền đối với quốc tế, chỉ có duy nhất Vương Quốc Anh (The United Kingdom) được ghi nhận.

Tên gọi “Great Britain” dùng để chi phần lãnh thổ bao gồm Anh (England), Scotland, và xứ Wales – KHÔNG bao gồm Bắc Ailen (Northern Ireland). Đôi khi người ta nhầm lẫn giữa “Great Britain” (tạm dịch là Đảo Anh) với “The United Kingdom” (Vương Quốc Anh). Sở dĩ như vậy là vì tổ chức Tiêu chuẩn Quốc Tế (ISO) đặt mã quốc gia cho Anh Quốc là GB và GBR và họ coi Bắc Ai Len là một tỉnh trực thuộc. Nếu bạn nghĩ rằng, Bắc Ai Len giống như kiểu một đứa con riêng của Vương Quốc Anh thì cũng đúng.

Lịch sử hình thành Vương Quốc Anh ngày nay khởi nguồn từ Anh (England) và xứ Wales gia nhập vào năm 1536.  Sau đó Scotland và Anh hợp lại vào năm 1707, cùng vớ Wales từ trước đó nữa chính thức hình thành lên “the Kingdom of Great Britain” (Vương Quốc Anh -bao gồm toàn bộ lãnh thổ đảo Anh).  Ireland gia nhập vào năm 1801, từ đó mới hình thành nên “Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len”. Đến năm 1922, một số hạt ở miền Nam Ai Len lại quyết định rút ra khỏi Vương Quốc, từ đó chỉ còn phần lãnh thổ phía bắc đảo Ai Len là thuộc Anh.

 

Tóm lại

Great Britain bao gồm England, Scotland, và Wales (Toàn bộ lãnh thổ đảo Anh)

United Kingdom (UK) bao gồm England, Scotland, Wales, và Northern Ireland ( Tên gọi đầy đủ là Vương Quốc liên hiệp Anh và Bắc Ai Len) (Toàn bộ lãnh thổ đảo Anh và vùng phía Bắc của Đảo Ai Len)

England (Anh) = Chỉ là một phần ,lãnh thổ phía Tây Nam của đảo Anh

Và để tôn trọng người được hỏi khi bạn hỏi ai đó có phải là người đến Vương Quốc Anh không, hãy hỏi “Are you British/Briton?” thay vì hỏi “Are you English?” bởi vì người Scotland (Scottish) và người Wales (Welsh) có lòng tự tôn dân tộc rất cao, họ không bị gọi bằng tên của một nước khác.

Giống như bạn là người Kinh, sẽ không thích bị ai đó hỏi là “Cậu là người Bana ah?”

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

You cannot see the sun, because your dog is in the way. Phân biệt IN THE WAY và ON THE WAY.

Đôi khi có những cụm từ giống nhau đến 90%, nhưng chỉ vì khác một từ thôi lại tạo ra nghĩa rất khác biệt. Ví dụ như hai cụm từ ON THE WAY và IN THE WAY mà hôm nay English4ALL sẽ giúp bạn phân biệt. Sẽ không bao giờ nhầm lẫn hai cụm từ này nữa sau khi bạn đọc bài này. Hứa đấy! 

In the way

IN THE WAY

Nếu như có cái gì đó “in the way” nghĩa là nó đang chắn đường, cản trở và gây bất tiện cho bạn (inconvenience)

Ví dụ: I can’t see the TV screen, my dog is in the way.

(The dog is standing between you and the TV, and blocking your view)

(Tôi không nhìn thấy màn hình TV, con cún của tôi nó đang che mất)

(Con chó đứng giữa bạn và TV, làm cản trở tầm nhìn của bạn)

 

Ví dụ: There’s not enough room for me to work at this table. Please move your books somewhere else; they’re in the way.

(The books are inconveniently occupying space on the table)

(Không có đủ chỗ cho tôi làm việc trên cái bàn này. Làm ơn mang sách của cậu ra chỗ khác đi, vướng quá!)

(Những cuốn sách đang chiếm chỗ ở trên bàn)

 

Nếu có ai đó cản đường, chặn bạn, hãy hét vào họ “Get out of the way!/Get out of my way!) (Biến đi! Xê ra!)…. hơi thô lỗ một chút nhưng đó cũng là cách để nói họ rời đi.

 

ON THE WAY

Ngược lại, cụm từ “on the way” lại diễn tả một cái gì đó nằm trên đường của bạn đến một điểm nào đó, nhưng lại mang tính thuận tiện (convenience)

Let’s stop at the supermarket on the way to work.

(Ghé vào siêu thị trên đường đi làm nhé.)

(Siêu thị nằm ở vị trí rất thuận tiện trên đường từ nhà bạn đến chỗ làm)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

That dish is a la minute! – Một số từ lóng tiếng Anh trong bếp nhà hàng.

Đã bao giờ bạn đi lạc vào bếp của một nhà hàng nói tiếng Anh chưa? Đó quả thật là một trải nghiệm cực kỳ cực kỳ thú vị mà chắc chắn bạn sẽ thấy hấp dẫn. Nhà bếp là một sự tương phản sống động với không gian sang trọng và yên tĩnh phía ngoài, nơi phục vụ các thực khách. Giống như lạc vào một dây chuyền sản xuất bận rộn và đồ sộ, bạn còn nghe thấy từ trong guồng máy đó những từ ngữ mà bạn biết chắc chắn rằng đó là tiếng Anh nhưng chưa chắc đã hiểu chúng mang ý nghĩa gì bất kể bạn đã học tiếng anh 10 hay 20 năm. Đơn giản vì đó là hệ thống những từ lóng rất riêng mà giới nhà bếp đã sáng tạo ra trong quá trình làm việc của họ và dần dần trở thành một thứ ngôn ngữ riêng. English4ALL không thể chuyên chở tất cả những từ ngữ ấy chỉ bằng một chuyến tàu hôm nay, nhưng biết đâu sẽ giúp bạn phần nào hết bỡ ngỡ với “thứ tiếng Anh trong tiếng Anh” của các đầu bếp.

Hãy thử đọc đoạn văn này:

Oh man, we had over 90 covers, two 12-tops, a bunch of four-tops, tons of VIPs. By nine, we were really cruising, totally slammed, had already 86’d striper and tatin. I was running the pass when this huge pick-up was happening, we were doing that really soigne risotto with chanterelles—a la minute you know? The pick-up time is like 20 minutes. I got this really green cook on sauté, fired her a 4 by 4 by 3, half a dozen more on order, but when we go to plate she’s short two fucking orders, so had to order fire two more on the fly, she was totally in the shit! We were so weeded! Food’s dying on the pass. The rail is jammed up with dupes. Thesalamander stopped working. My porter no-showed. I really thought we might go down.

Nếu bạn chưa bao giờ làm việc trong ngành nhà hàng thì đoạn văn viết bằng tiếng Anh này khác nào viết bằng tiếng Phạn. Thứ tiếng lóng của giới đầu bếp này rất khéo, hiệu quả, nhưng đôi khi cả một chút thô nữa, chúng gia tăng tính đoàn kết nơi làm việc nhưng sẵn sàng làm rối lòng những kẻ ngoại đạo.

ON THE LINE

Line là khu vực để đồ ăn đã chế biến xong, thường được xếp thành một hàng dọc. Nếu ai đó “on the line” tức là họ làm công việc sắp xếp đồ ăn để chuẩn bị đưa ra phục vụ khách, còn gọi là “a line cook”

RUNNING THE PASS

 “Pass” là khu vực mặt phẳng dài mà đồ ăn được lên đĩa đợi bồi bàn mang đi. Bếp trưởng hay các đầu bếp cao cấp “run the pass” là người chịu trách nhiệm đọc cho các đầu bếp biết họ sẽ phải chế biến món gì theo thứ tự. Họ vừa xem đơn, vừa kiểm soát tốc độ chế biến và nhịp độ công việc.

SOIGNE

Đọc là SWAN-YAY, có nghĩa là “elegant” trong tiếng Pháp, dùng để mô tả những món ăn hết sức hấp dẫn hoặc được trang trí bắt mắt.

A LA MINUTE

A la minute là từ tiếng Pháp của “in the minute” (một phút nữa!), đề cập tới những món ăn có thể làm ngay, chế biến ngay từ đầu đến cuối ngay sau khi món đó được gọi chứ không cần chuẩn bị trước

MISE

Short for mise en place (French for “everything in its place”), this term refers to all of the prepped items and ingredients a cook will need for his specific station, for one night of service. E.g., Chef: “Did you get all of your mise done?” Cook: “I just need to slice shallots for the vin(aigrette), chef, then I’m ready.”

Viết tắt của mise en place (tiếng Pháp nghĩa là “everything in its place” – mọi thứ đã sẵn sang), từ này đề cập tới tất cả những vật dụng và nguyên liệu mà một đầu bếp cần đều đã ở đúng vị trí cho một tối làm việc.

Ví dụ:

Bếp trưởng: “Did you get all of your mise done?” (Tất cả đồ của anh đã sẵn sàng chưa?)

Đầu bếp: “I just need to slice shallots, then I’m ready.”

(Em chỉ cần thái hành nữa là xong ạ)

12-TOP/4-TOP/DEUCE

12 Top là bàn dành cho 12 thực khách. 4 top là bàn bốn người, còn A “deuce” là bàn hai người.

NO SHOW

Một “no-show” là nhân viên bếp không có mặt để làm việc.

ON DECK/ON ORDER

Khi đơn đặt hàng được in ra từ máy in nhà bếp, đầu bếp “running the pass” (điều hành) sẽ đọc to để các đầu bếp biết họ có những gì “on deck/on order”, ví dụ “4 bò bít tết, 2 chim cút,…chuẩn bị (on order)” như vậy để các đầu bếp chuẩn bị tinh thần và xếp đặt những gì cần thiết để nấu món ăn.

FIRE

Khi bếp trưởng ra lệnh “Fire” hay “Pick-up” là một đầu bếp sẽ bắt đầu nấu một món nào đó. “Order fire” là khẩu lệnh nấu ngay một món nào đó vì chỉ có 1 món trên đơn.

Ví dụ “Fire, 2 jacket potato, 1 lamb” (Chạy, 2 khoai tây, 1 cừu!)

RUN THE DISH

Khi một món ăn đã sẵn sàng để mang ra phục vụ khách tại bàn, đầu bếp sẽ “run the dish” – chạy món.

DYING ON THE PASS

Dùng để chỉ những món ăn đã sẵn sàng để đem ra phục vụ khách nhưng bị để lại quá lâu bị nguội đi và kém ngon bởi vì bồi bàn quá chậm hoặc chưa mang ra kịp.

86’D

Khi nhà bếp hết một món nào đó, người ta gọi là “86’d”. Một món cũng có khi rơi vào cảnh “86’d” nếu như bếp trưởng không hài lòng với khâu chuẩn bị và tạm thời rút khỏi thực đơn. Trong một văn bản đầu tiên viết về  cách sử dụng từ này là ở quán bar Chumley khu trung tâm Mahattan.  Quán bar này có lối vào ở đường Pamela Court và lối ra ở 86 Bedford Street. Cảnh sát sẽ báo trước cho nhân viên quán biết về những cuộc kiểm tra, và bảo họ “86” khách hàng – cho khách hàng ra bằng cửa số 86.

THE RAIL/THE BOARD

Đây là ray kim loại chứa tất cả đơn gọi món mà nhà bếp thực hiện. Khi đơn được in ra, nó sẽ được gắn trên “the rail” hoặc “the board”. “Clearing the board” tưc là nhà bếp đã thực hiện xong hết đơn hang.

 

VIPS/PPX/NPR

Những từ này là viết tắt của “Very Important Person” (Khách quan trọng), “Persone Txtrodinaire,” và “Nice People Get Rewarded” được viết trên đơn gọi món để tất cả nhân viên tại nhà hàng sẽ ưu tiên hang đầu cho những thực khách này.

FLASH

Nếu một món ăn bị nấu chưa chin tới, đầu bếp sẽ “flash it” trong lò vi sóng từ 1-2 phút để hâm nóng, tang nhiệt độ.

SANCHO

Khi một anh chàng đầu bếp nào đó bị hắt xì hơi, một đồng nghiệp sẽ hô “SANCHO”. Đây là truyền thống của Mexico chỉ ra rằng có anh chàng Sancho hay Sancha gì đó đang ngoại tình với vợ bạn trong khi bạn đang đi làm. Đây là một trò đùa vui của cánh nhà bếp.

SHORT

Thiếu một thành phần nào đó hoặc một loại nguyên liệu

Ví dụ ““Dammit, I’m one meatball short!” (Chết tiệt, tôi thiếu một viên thịt rồi!)

“Lancaster fucking shorted us again on cream.” (Cái bọn Lancaster chết dẫm lại làm nhỡ kem rồi)

 

DUPE

Viết tắt của “duplicate”. Khi đơn gọi món được in ra ở trong bếp, chúng thường được in trên giấy có 2 hay 3 mã màu để đánh dấu món ăn. Điều này cho giúp cho người đang điều hành bếp (running the pass) theo dõi và gạch bỏ những món đã hoàn thành

Ví dụ: “Gimme that dupe, I gotta cross off the apps.”

(Đưa cái đơn đấy cho tớ, tớ phải gạch bỏ cái món này)

SOS

Viết tắt của “Sauce on the side” – để nước sốt bên cạnh.

ALL DAY

Đề cập tới tổng số món mà một đầu bế nấu được trong một ngày/một ca. Đó là hệ thốn phân hạng rõ giữa bếp trưởng và đầu bếp.”

WAXING A TABLE

Phục vụ chu đoá một bàn VIP.

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

In my class, she is head and shoulders above the rest. Thành ngữ Tiếng Anh dùng để khen ngợi (Praise).

Lời khen muôn đời nay vẫn là mật ong đối với đôi tai của loài người. Thích được khen là bản ngã sẵn có trong mỗi con người. Một lời khen đúng lúc và tinh tế luôn là phần thưởng tinh thần vô giá mà ai ai trong chúng ta cũng mong muốn được nhận. Tiếng Anh cũng là một sân bay lớn rộng cho những lời có cánh dùng để ngợi khen. Nếu đã chán với “Good job! – Well done! – Fabulous! -….có lẽ bạn sẽ thích những cách khen ngợi khác sử dụng thành ngữ mà hôm nay English4ALL sẽ giới thiệu.

Praise Idioms

1. Văn học viết cho thiếu nhi có rất nhiều tác giả, nhưng có lẽ cố nhà văn Tô Hoài là “Head and shoulders above the rest” so với những bạn văn cùng thời với ông. Khi bạn muốn khen ai đó xuất sắc, nổi bật hơn cả trong một nhóm, một số đông, thành ngữ này sẽ rất hợp ý bạn.

Ví dụ: Tom Hank is a head and shoulders above the other actors in the film.

(So với các nam diễn viên khác trong phim, Tom Hank là xuất sắc/nổi bật hơn cả.)

Một số thành ngữ tương tự là “to be cream of the crop” hay “to be the first rate/top notch”

 

2. Không hiểu từ bao giờ, người ta luôn nghĩ rằng những gì quá tuyệt vời, quá xuất chúng là một món quà đến từ một thế giới khác, chứ không phải của thế giới đất chật người đông, nhiều công nông dư thừa xe máy này. Hôm qua, được một người bạn mời đi ăn tối, quá ngon quá chất, tối về mình viết thư cảm ơn, trong đó có câu này…. “The meal was just out of this world.” Nghe sang chảnh hơn hẳn “a fabulous/wonderful meal”.

Ví dụ: She always thinks that her boyfriend is just out of this world

(Nàng luôn nghĩ rằng thằng bồ nàng là trên cả tuyệt vời.)

Tuy nhiên, nếu một ngày có một gã người nước ngoài nào đó dắt xe máy, đứng trước cây xăng Petrolimex mà gào lên

“The price of gasoline in this country is out of this world right now!”

Bạn đừng vội mừng mà nghĩ là là nó khen giá xăng nước mình là “trên cả tuyệt vời” nhé. Đơn giản là vì gã đó đang “chửi” Petrolimex bán xăng “giá trên trời” đấy. Out of this world còn có nghĩa là quá cao, quá đắt.

 

3. Nếu một ngày nó, bạn được một cô nàng xinh đẹp lại còn giỏi tiếng Anh mời đến nhà, nấu cho một bữa ăn rất ngon. Đừng khen nàng “You are very good at cooking”, khen thế thường quá, hãy khen nàng “You are is a dab-hand at cooking”. Như thế bạn vừa có thể làm nàng vui vì được khen, và nàng cũng biết rằng từ vựng tiếng Anh của bạn cũng không phải nghèo đâu nhé. Như thế thật là “kill two birds with one stone” (một mũi tên trúng hai đích!!!!). Nhưng hãy nhớ rằng, “ a dab-hand at doing sth” chỉ dành để khen những kĩ năng chân tay thôi nhé.

Ví dụ: I hear you’re a dab hand with the paintbrush.

(Anh nghe nói em vẽ siêu lắm)

 

4. Cô tớ rất làm vườn rất giỏi làm vườn và trồng hoa, mặc dù sống ở Thuỵ Điển- một xứ sở lạnh giá nhưng cô vẫn trồng được hoa phong lan rất đẹp và trồng được rất nhiều rau thơm của Việt Nam. Như thế, người Anh sẽ nói là cô tớ có “green fingers” (những ngón tay xanh).

Ví dụ: My auntie really has green fingers. Her garden is out of this world

(Cô tớ rất giỏi chuyện vườn tược. Vườn của cô đúng là trên cả tuyệt vời lun!)

 

5. Ngày xưa ở xóm nhà tớ, có một ông cụ rất giỏi và giàu hiểu biết, cụ đã gần 90 tuổi nhưng chuyện gì cụ cũng biết, buổi trưa bọn tớ thường trốn ngủ trưa sang nhà cụ để nghe cụ kể đủ thứ chuyện trên trời dưới bể. Sau này, tớ mới biết người Anh sẽ khen như nào với một người như thế “He is really on the ball.”

Ví dụ: This guy is really on the ball. He seems to know everything you need.

(Gã này giỏi lắm đấy. Anh ta có vẻ như biết tất cả những thứ mà cậu cần.)

 

6. Theo bạn, thế nào là một giáo viên giỏi? Phải có bằng Thờ sờ (Ths) hoặc Tờ sờ (TS) ah? Không, không, một giáo viên giỏi trước hết phải là người “have a way with his/her student” – đó là người luôn biết cách tạo mối quan hệ tốt và khích lệ, động viên mọi người.

Ví dụ: My  mum had a way with anyone she met.

(Mẹ tôi là một người rất khéo trong giao tiếp với tất cả những người bà gặp.)

 

7. Nếu bạn đọc các sách về các danh nhân, các lãnh tụ trên thế giới, chắc chắn bạn sẽ nhận ra hầu hết họ đều là những người rất giỏi ăn nói, diễn thuyết trước đám đông. Thật đấy, từ Hittler đến Martin Luther King, Obama đều là những người có “the gift of the gab” (giỏi ăn nói – nghĩa là nói là làm cho người khác muốn tin ngay)

Ví dụ: She’s got the gift of the gab – she should work in sales and marketing.

(Em này rất có tài ăn nói – em mà làm trong ngành kinh doanh và marketing thì tốt!)

 

8. Bạn có tin rằng có những điều hoàn hảo quá, tuyệt vời quá sẽ làm cho người khác cảm thấy xấu hổ không? Tại sao không tận dụng điều đó để làm môt lời khen nhỉ – “put the others/something to shame” sẽ giúp bạn tạo ra một lời khen vô cùng hiệu quả. Thử nhé.

Ví dụ: Your cooking puts mine to shame.

(Tài nấu nướng của mày làm tao thấy xấu hổ dần đều rồi đấy!)

 

9. Nếu có điều gì đó đã quá hoàn hảo, và ai ai cũng biết điều đó, bạn sẽ chẳng tìm đâu ra được một lời khen đâu, bởi lẽ “Good wine needs no bush” (Rượu ngon chẳng cần thêm lá – Hữu xạ tự nhiên hương), khen thêm thì khác nào khen “phò mã tốt áo”. Sở dĩ có câu thành ngữ này, vì thời xa xưa, các quán rượu (tavern) thường hay treo một nhánh hoặc một vòng cây thường xuân (ivy) phía ngoài để dâng lên cho Thần Bacchus, thần rượu trong thần thoại Hy Lạp. Nếu như rượu đã quá ngon rồi, chẳng bao giờ lo thiếu khách, vì vậy cũng chẳng cần treo vòng thường xuân làm gì nữa.

 

10. Khen ngợi là cần thiết, nhưng khen ngợi đúng lúc và đúng mức còn cần thiết hơn, nếu như bạn “praise someone or something to the skies” (tán tụng ai đó đến tận mây xanh) hoặc có ý “butter somebody up” (nịnh bợ) ai đó, tức là bạn đang dần dần hại người ta đó, bởi vì rất có thể bạn đã góp phần sản sinh ra một nhân cách tự phụ và kiêu ngạo trong tương lai. Vì vậy, hãy dũng cảm nói Không với các thể loại nịnh thối!

Ví dụ: The teacher sings not so well, but her students always praise her to the skies. They try to butter her up to get better grades.

(Cô giáo thì hát chẳng hay lắm đâu, nhưng bọn học trò thì cứ tán tụng cô lên tận chin tầng mây. Chúng hay nịnh thối cô để được điểm cao hơn.)

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)