Actually, Really hay In fact?

 

Actually, Really và In fact đều là những từ thường gặp trong giao tiếp hàng ngày, hay được sử dụng để nhấn mạnh tính chất thật – thực sự của sự việc. Hiểu mơ hồ sự tương đồng giữa các từ này đôi khi làm bạn bối rối khi sử dụng hoặc sử dụng không chính xác mà không biết. Tuần này, tàu EFA dừng ở ga Stop-Confusing (Thôi đừng phân vân) sẽ cung cấp cho các bạn vài lưu ý nhỏ về sự khác biệt giữa những từ này nhé.

Mastering English terms in UNCLOS – Phân biệt các thuật ngữ Tiếng Anh trong Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).

Cả tháng nay đất nước sục sôi khi hướng về Biển Đông thân yêu đang có bóng dáng của kẻ xâm lược. Báo đài ra sức tuyên truyền, sĩ phu đua nhau chém gió, tuy nhiên thật khó để nó rằng tất cả toàn dân Việt Nam đã nắm vững tất cả những thuật ngữ pháp lý về biển đã được quy định trong UNCLOS. Chúng ta muốn đòi lại trước hết chúng ta phải biết rõ chúng ta có những gì và có đến đâu. English4ALL không phải là tàu chiến để có thể đâm thẳng vào quân thù, nhưng sẵn sàng là tàu thông tin tri thức để đâm thẳng, đâm mạnh mẽ vào những gì chưa biết của chính chúng ta.

Chuyến tàu EFA thứ 2 hướng về ga Stop Confusing tuần này là một chuyến tàu như thế. Hãy cùng làm chủ những thuật ngữ quan trọng này bằng tiếng Anh để cùng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước chúng ta, các bạn nhé!

UNCLOS Truong Sa

Gần đây báo đài đưa tin nhiều về việc Việt Nam chuẩn bị kiện Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Nếu như một kẻ nào đó, ăn cắp cái gì của ta, pháp luật nước ta sẽ sử dụng Bộ luật hình sự để xét xử nó. Vậy nhưng, nếu có kẻ nào ăn cướp cả vùng biển của ta, ta cần phải sử dụng luật nào để giải quyết đây?

Một trong số đó là UNCLOS.

 

UNCLOS là gì?

UNCLOS là viết tắt của United Nations Convention on Law of the Sea – UNCLOS: Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Một số người chống đối thì gọi là Hiệp Ước Luật Biển. (Sự khác biệt về Công ước, Hiệp ước, Minh ước, Thỏa ước sẽ được đề cập trong một chuyến tàu khác của EFA). UNCLOS là kết quả của Hội nghị (conference) về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 và bắt đầu có hiệu lực (came into force) vào ngày 16/11/1994. Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994, cho đến ngày 20 tháng 9 2013, có 166 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Riêng Mỹ chưa tham gia vì thấy chưa có lợi về an ninh và kinh tế. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc không có vai trò hoạt động trong việc thi hành Công ước này. Tuy nhiên các tổ chức liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime Organisation), Ủy ban Cá voi Quốc tế và Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế được Công ước này thành lập lại có một vai trò trong việc thực thi Công ước

 

UNCLOS nói những gì?

 

UNCLOS bao gồm rất nhiều điều khoản (provisions) trong đó những điều khoản quan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo (archipelagic status), và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán (jurisdiction) thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu (seabed), chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp (dispute).

Công ước đặt ra giới hạn cho nhiều khu vực, tính từ một đường cơ sở  (baseline) được định nghĩa kỹ càng. (Thông thường, một đường biển cơ sở chạy theo đường bờ biển (coastline) khi thủy triều xuống, nhưng khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển rất không ổn định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở.

 

Các thuật ngữ quan trọng trong UNCLOS

Phân biệt các thuật ngữ trong UNCLOS

Dựa trên đường cơ sở, có thể xác định được các khu vực dưới đây.

1. Vùng nội thủy (Internal waters)

Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy (waterways) ở bên trong đường cơ sở phía đất liền. Tại đây, quốc gia ven biển (coastal nation) được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài (foreign vessels) không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.

 2. Lãnh hải (Territorial waters)

Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý (nautical mile – 12 hải lý tương đương 22 km – 14 dặm Anh). Tại đây, quốc gia ven biển (coastal state) được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” (innocent passage) mà không cần xin phép nước chủ nhà. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng “không gây hại”. Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc “qua lại không gây hại” này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.

3. Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous waters)

Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp (enforce laws) của mình đối với 4 lĩnh vực: hải quan (customs), thuế vụ (taxation), nhập cư (immigration), và chống ô nhiễm môi trường (pollution).

4. Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zones) (EEZs)

Rộng 200 hải lý (tương đương 370 km hoặc 230 dặm Anh) tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền (sole rights) trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột (clashes) về quyền đánh cá, tuy nhiên từ năm 1947, khi mỏ dầu ngoài khơi vịnh Mexico (Gult of Mexico) thành công và từ năm 1970 khi công nghệ cho phép khai thác dầu mỏ ở vùng biển sâu 4000m, vấn đề dầu mỏ trở nên nóng bỏng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm (submarine pipes) và cáp ngầm (submarine cables).

5. Thềm lục địa (Continential Shelf)

Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý (650 km), không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.

UNCLOSWrap-up

OK! It’s time to revise by answering following questions:

1. Chinese oil-rig HD 981 is inside Vietnam’s………………It is a serious violation of Vietnamese sovereign rights.

A. Internal waters

B. Territorial waters

C. Exclusive Economic Zone (EEZ)

D. Contiguous Zone

E. Continental Shelf

 

2. Is it legal if China lays an oil pipe from its Hainan island to connect to another country (for example: Philippines) across Vietnam waters?

A. Yes

B. No

 

Please answer in your comments below.

 

Bạn có thể đọc toàn văn UNCLOS đọc tại đây (Tiếng Anh).

 

Bạn có biết?

  • Một quốc gia không có biển (ví dụ như Lào) tiếng Anh gọi là “a landlocked country”. Theo UNCLOS, những nước này được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.
  • Trước khi có UNCLOS 1982, từ cuối thế kỉ 18 người ta đã từng xác định chiều rộng lãnh hải dựa trên quan điểm “Quyền lực của một quốc gia có biển chấm dứt ở nơi sức mạnh đạn pháo kết thúc!” của thẩm phán người Hà Lan Bynkershock,  và thời đó lãnh hải của một quốc gia thường là …….3 hải lý, tương đương với tầm bắn xa nhất của đạn pháo. Vùng biển ngoài lãnh hải 3 hải lý đó thuộc về chung tất cả các quốc gia trên thế giới.
  • Đã có tiền lệ khi một tòa án Biển được thành lập dựa trên UNCLOS ngày 20/09/2007 để giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai quốc gia Guyana và Suriname. Việt Nam ơi! Chờ gì nữa???

Which kind of lawyer do you need for your case? Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư trong tiếng Anh.

Việt Nam đã sẵn sàng cho một vụ kiện Trung Quốc xâm lược chủ quyền biển đảo nước ta ra tòa án Quốc tế nếu giàn khoan HD 981 không được rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế . Quyết tâm của toàn dân tộc và bằng chứng pháp lý đã rất đầy đủ, tuy nhiên chúng ta còn cần có những luật sư giỏi nữa. Nhưng đã khi nào bạn bối rối không phân biệt  nổi được thế nào là một Barrister, một Lawyer với Solicitor chưa? Tiếng Anh có không dưới 5 từ để chỉ nghề luật sư, tuy nhiên sự lúng túng của bạn sẽ tan biến trong 5 phút nữa sau khi đọc bài viết này. Hãy để chuyên tàu đầu tiên của English4ALL đến ga Stop Confusing! – Start using it properly! giúp bạn nhé!!!!!.

Một barrister tại tòa án Anh Quốc.
Một barrister đang tranh tụng tại tòa án Anh Quốc. www.english4all.vn

 

1. LAWYER (British English) & ATTORNEY (American English)

– Đều là những từ dùng chỉ chung những người hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật (giving legal advice) hoặc đại diện cho các thân chủ (clients) trong các vấn đề pháp lý trước tòa; đều được dịch là Luật sư. Thường có thể thấy trên báo chí, hay các thông báo.

Ví dụ: Their lawyers told them that they couldn’t use the park for the concert without permission from the city
(Các luật sư nói với họ rằng không thể sử dụng công viên cho buổi hòa nhạc mà không có sự cho phép của thành phố.)

Tuy nhiên trong ngành luật có một sự phân biệt rõ ràng hơn về từ Lawyer dựa trên công việc cụ thể mà một luật sư đảm nhận. Đó là SolicitorBarrister.

2. SOLICITOR & BARRISTER
– Solicitor là người tư vấn pháp luật cho thân chủ về một ngành luật chuyên biệt ví dụ như hôn nhân gia đình, bất động sản, nhập cư…..thay mặt thân chủ chuẩn bị các đơn thư, văn bản pháp lý ví dụ như lập di chúc (will), hợp đồng (contract) và không phải là người đại diện trước tòa.
Ví dụ: She had apparently instructed solicitors to deal with the matter on her behalf.
(Rõ ràng là cô ấy đã đề nghị các luật sư thay mặt cô ấy giải quyết vấn đề)

– Ở Anh và một số nước phương Tây, còn có từ paralegal chỉ người được đào tạo để giúp việc cho luật sư, hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ, tài liệu và làm các việc chi tiết (tasks) còn luật sư thì thụ lý toàn bộ vụ việc (case), còn có thể gọi là legal assistant. Do đó, một paralegal không được phép tư vấn pháp luật cũng như đại diện cho thân chủ.

– Solicitor không có quyền “cãi” trước tòa, vậy thì ai có thể làm việc đó? Là Barrister, nên được dịch ra sát nghĩa tiếng Việt là trạng sư (thầy cãi) để phân biệt với luật sư. Barrister (hay còn gọi là counsel) là những người đại diện cho thân chủ để cáo buộc hoặc biện hộ trước tòa. Trước đây, chỉ có barrister mới có độc quyền (monopoly) được đại diện cho các thân chủ tại Tòa tối cao (The High Court) và Tòa Thượng Thẩm, còn gọi là tòa Phúc Thẩm (The court of appeals). Tuy nhiên, độc quyền này hiện nay đang dần được xóa bỏ. Các luật sư cố vấn –solicitor sẽ chuẩn bị mọi văn kiện, giấy tờ, hồ sơ cho barrister để tranh tụng trước tòa. Nói cách khác, trong các vụ việc cần phải giải quyết tại tòa án, solicitor giữ vai trò là người giúp việc cho barrister.

Ngày xưa, khi ra tòa, các trạng sư thường đội tóc giả (wig) làm bằng lông đuôi ngựa và đeo một dải băng (robe), nhưng ngày nay không còn nữa. Người ta cũng tin rằng từ barrister chính là bắt nguồn từ danh từ bar. Bar không chỉ là nơi cuối tuần các bạn đến uống bia xả stress, mà còn là vành móng ngựa nữa nhé.
– Ví dụ: The company hired the best barrister to defense in the court next month.
(Công ty đã thuê trạng sư giỏi nhất để biện hộ cho họ trong phiên tòa tháng sau.)
Trạng sư bên nguyên – bên khởi kiện là prosecution barrister/counsel
Trạng sư bên bị – bên bị kiện là defence barrister/counsel

Trong trường hợp, trạng sư đứng ra đại diện cho chính quyền, cho nhà nước để buộc tội ai đó…..thì tiếng Anh Mỹ dùng từ district attorney (DA), nên được hiểu là công tố viên quận. Ở Việt Nam, tương đương với vài trò của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân quận. (Kiểm sát viên, chứ không phải Kiểm soát viên các bạn nhé)

– Hiện nay, ở Việt Nam có một số công ty luật và văn phòng luật sư dung từ Counsellor để chỉ chức năng tư vấn luật. Dùng như vậy có phần chưa thật chuẩn vì theo tiếng Anh Mỹ và tiếng Anh Ai Len (Irish English), Counsellor (hay Counsellor-at-law) phải được hiểu là trạng sư (barrister) mới đúng.

• Lawyer và Attorney là những từ chỉ nghề Luật sư nói chung.
• Solicitor là Luật sư chuyên tư vấn, hỗ trợ cho thân chủ trong một lĩnh vực luật cụ thể.
• Paralegal là người giúp việc, trợ lý cho Luật sư
• Barrister/Counsel là Trạng sư đại diện cho thân chủ trước Tòa.

Nói tóm lại, nếu Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để giành lại công lý, chúng ta cần rất nhiều luật sư (lawyer) giỏi, trong đó cụ thể, cần có các luật sư cố vấn (solicitor) chuyên về luật Biển UNCLOS để chuẩn bị hồ sơ, bằng chứng và thủ tục cho vụ kiện (case), và quan trọng là có những luật sư tranh tụng (barrister) giỏi nhất với lý lẽ đanh thép, luận cứ chặt chẽ nhất để bắt chính phủ Trung Quốc phải cúi đầu nhận tội.

Bạn có biết?
– Attorney là Luật sư, nhưng Attorney General thì không phải là luật sư đâu nhé! Đó là từ chỉ chức danh đứng đầu hệ thống tư pháp Mỹ (và một số nước khác nữa) – là cách gọi khác Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, và tiếng Việt thường dịch là Tổng Chưởng Lý , là viên chức đặc trách các vấn đề luật pháp và thực thi luật pháp của Chính Phủ. Đây là chức danh Bộ trưởng duy nhất ở Mỹ mà không có từ Secretary. Tổng chưởng lý Hoa Kỳ là người đứng thứ 7 trong danh sách kế nhiệm Tổng thống (trong trường hợp vị trí này bị khuyết ví dụ như Tổng thống bị ám sát hoặc qua đời trong khi đang tại chức)

– Chức vụ tương đương với Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ở Việt Nam ở Vương Quốc Anh được gọi là Director of Public Prosecutions

– Nếu bạn đọc được đâu đó trên một từ báo Anh “Sir James Bond, KC” thì đừng quên rằng KC là viết tắt của King’s Counsel là tước hiệu được Nữ hoàng Anh phong cho những trạng sư cao cấp.

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

* Nếu có vẫn còn chưa phân biệt được các từ chỉ chức danh pháp lý (legal officials) khác trong tiếng Anh, đừng ngại để lại comment hoặc gửi câu hỏi cho English4ALL để nhận được câu trả lời miễn phí và sớm nhất các bạn nhé.

 

Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh.