Why do you need to listen to different English accents? Vì sao bạn cần phải nghe nhiều giọng tiếng Anh khác nhau?

Đã bao giờ bạn cảm thấy buồn khi bạn có thể giao tiếp rất tốt bằng tiếng Anh với một số người bản xứ, nhưng đôi khi với những người khác, bạn lại chẳng thể hiểu nổi họ đang nói những gì dù rằng những điều họ nói lại rất đơn giản với những từ bạn hoàn toàn đã biết? Ngay trong tiếng Việt của chúng ta cũng đã có rất nhiều âm giọng khác nhau: giọng Hà Nội, giọng Hải Phòng, giọng Huế, giọng Nghệ Tĩnh, giọng Sài Gòn, giọng Miền Tây…..tạo nên sự phong phúc vô cùng của ngôn ngữ. Tiếng Anh cũng vậy và còn hơn thế nữa. Với vai trò là một ngôn ngữ quốc tế, tiếng Anh lan rộng ra nhiều châu lục, vùng quốc gia và lãnh thổ rộng lớn, kết hợp với giọng nói địa phương của người bản địa tạo ra một bức tranh đa sắc và giàu có về âm giọng. Bạn có cơ hội được học tiếng Anh với một thầy giáo người Anh, nhưng sau này rất có thể bạn sẽ dùng tiếng Anh để làm việc với một đối tác Ấn Độ, và sẽ hẹn hò với một cô gái người Singapore….? Vậy nên mặc dù “tiếng nói” của bạn được khuyên nên “chung thuỷ” với một giọng chuẩn nào đó, nhưng đôi tai của bạn thì khác, hãy để cho chúng có được tự do, có nhiều cơ hội tiếp xúc với càng nhiều âm giọng tiếng Anh càng tốt, như thế bạn sẽ càng có thêm sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Còn nếu bạn tin rằng, chỉ cần nghe tốt một âm giọng tiếng Anh chuẩn thôi là đủ, thì hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL để tự tìm hiểu lý do vì sao nhé? Chúc bạn ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ! All aboard!

https://www.youtube.com/watch?v=bgglBcWkK64

https://www.youtube.com/watch?v=0DajvwlmGfs

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

How to Say Fashion Brands in English- Cách phát âm một số nhãn hiệu thời trang bằng tiếng Anh.

Bạn có phải tín đồ thời trang và shopping không? Thế giới thời trang luôn luôn hấp dẫn và làm mê đắm biết bao người, đặc biệt là phụ nữ, nhưng đôi khi cũng làm biết bao người phải lúng túng khi không biết phải phát âm làm sao cho chuẩn bằng tiếng Anh tên gọi của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, bởi vì thời trang là nơi hội tụ của rất nhiều ngôn ngữ và quốc gia trên thế giới. Zara là của Tây Ba Nha, Chanel là của Pháp, trong khi Tommy Hilfiger lại là của Mỹ… Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ đọc Lois Vuitton là “Lu Ít Vu Tông” hay Lacoste là “La Cốt” nếu như dành 05 phút sắp tới của bạn cùng English4ALL Weekend Gossip tìm hiểu cách đọc tên các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Bạn có muốn sở hữu một thứ tiếng Anh “hàng hiệu” để nói về đồ hiệu không? All aboard!

https://www.youtube.com/watch?v=75GAoiPfCqc

Hoàng Huy

www.english4all.vn

Nguồn: Kênh Youtube của cô giáo Melanie.

Vì sao bạn cần phải phát âm tiếng Anh chuẩn? Why do you need a good English pronunciation?

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng không biết tiếng Anh là một điều thật là tệ hại không? Không, điều tệ hại nhất không phải là không biết tiếng Anh, mà là biết tiếng Anh nhưng phát âm không chuẩn. Có rất nhiều lý do đưa ra để trả lời cho câu hỏi: Vì sao bạn cần phải phát âm tiếng Anh chuẩn? Nhiều người nói rằng: Phát âm chuẩn để giúp bạn tự tin khi giao tiếp tiếng Anh. Đúng! Người khác nói rằng: Phát âm chuẩn là một cách để bạn thể hiện rằng bạn đang nói thứ một tiếng Anh sành điệu. Cool. Đúng quá rồi. Một số khác lại cho rằng phát âm chuẩn tiếng Anh là yếu tố quan trọng để bạn hòa nhập nhanh hơn vào môi trường sống ở một nước nói tiếng Anh.Điều này rất chính xác. Còn quan điểm của English4ALL thì sao, chúng mình nghĩ một cách rất đơn giản rằng: Phát âm tiếng Anh chuẩn sẽ giúp cho bạn không “tự giết” chính mình và “giết” nhiều người khác khi sử dụng tiếng Anh. Bạn có tin không? Không tin ah, tốt thôi, hãy lên tàu English4ALL hôm nay tới Weekend Gossip để nghe lời giải thích nhé. All aboard!

POOR ENGLISH PRONUNCIATION CAN “KILL” YOU ONE DAY LIKE THIS.

Một ngày nào đó, phát âm tiếng Anh một cách tồi tệ có thể “giết” chính bạn theo cách như này này:

One day imma gona to Malta to bigga hotell
In the morning i go down to eat a breakfast
I tell the waitress i wanna 2 pisses of toast
She brings me only one piss
I tell her i wanna to piss
She says go to the toilet
I say you dont understand
I want to piss on my plate
She say you better no piss on the plate
You son of a bitch!
I dont even know the lady
And she calls me a son of a bitch

Later

I go to eat at a bigga resturant
The waitress bring me a spoon and
a knife, but no fork!
I tell her i wanna the fuck
She tellin me everyone wanna fuck
I tell her you dont understand
I wanna fucka on the table
She say you better not fuck on the table
You son of a bitch!

So i go back to my room in a hotel
And there is no sheeats on the bed
Call the manager and im tellin him i wanna shit!
He tellin me go to the toilet
I say you dont understand
I wanna shit on my bed!
He say you better not shit on my bed
You son of you bitch!

I go to the check out
and the man in the desk says
Peace on you, i said piss on you too
you son of a bitch!
Im goin back to Italia, Arrivederci

AND CAN KILL MANY OTHERS AS WELL. DON’T BELIEVE,, CHECK IT OUT!

và còn có thể hại nhiều người khác nữa cơ, không tin ah, thử xem này!

Why do you need a proper English pronunciation? Vì sao cần phải phát âm tiếng Anh chuẩn?

Annie Nguyễn.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Vì sao người Anh và người Mỹ lại có cách viết khác nhau cho cùng một từ? Colour vs Color.

Cùng một ngôn ngữ nhưng lại có những hai cách viết khác nhau, trong khi cách phát âm không khác nhau là mấy. Thật là phức tạp, rắc rối, và không cần thiết. Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi ấy khi phải lựa chọn giữa colour có u hay không u (color), realize, dùng s hay dùng z (realize) khi viết tiếng Anh chưa? Danh sách những từ như vậy có vẻ như rất dài sau khi tích tụ qua hàng trăm năm kể từ khi nước Mỹ độc lập khỏi sự thống trị của Vương Quốc Anh. Thông thường chúng ta chỉ quan tâm colour là cách viết của người Anh, còn color là cách viết của người Mỹ. Nhưng nguyên nhân vì sao lại phải có sự phân biệt như vậy – đó là câu hỏi mình đã luôn thắc mắc từ khi còn là một cậu bé đi học tiếng Anh, và mình đã đi tìm lời giải cho hỏi đó và đã tìm được: Một con số, một cái tên, và nhiều hơn thế. Hãy để Weekend Gossip tuần này chia sẻ với bạn lời giải đáp đó nhé! All aboard!

Có lẽ cách viết của tiếng Anh và tiếng Mỹ sẽ mãi mãi giống nhau, chẳng phải phân biệt và tách bạch như bây giờ nếu như không có một người. Đó là nhà từ vựng học người Mỹ Noah Webster. Các bạn có thấy cái tên này quen không? Đúng vậy, ông ấy chính là cha đẻ của bộ từ điển Webster nổi tiếng- được coi là nền móng của thứ mà chúng ta ngày nay vẫn hay gọi là tiếng Anh Mỹ (American English) . Theo một dẫn chứng từ cuốn “A History of English Spelling” (Manchester University, 2011, D.G.Scragg) thì chính bộ từ điển Webster Dictionary năm 1828 là sự chuẩn hóa đầu tiên cho cách viết của tiếng Anh Mỹ.

Trước năm 1828, nhiều từ, như humor (hay humour), defense (hay defence) và fiber (hay fibre), có hai cách viết được chấp nhận, bởi vì chúng du nhập vào tiếng Anh qua hai đường chính là tiếng Latin và tiếng Pháp, do đó nên có cách viết hơi khác nhau. Ông Webster đã lựa chọn những cách viết mà ông ấy thích (tức là cách viết đầu trong các từ đã kể trên), và là một người theo dân tộc chủ nghĩa (nationalist), ông muốn người Mỹ phải phát âm và viết theo một kiểu riêng, khác biệt so với cách của Anh (British spelling)

Chính vì bộ từ điển này của Webster khá thành công trong việc định hình tiếng Anh mới ở Mỹ, nó dần dần được coi như dạng chuẩn của tiếng Anh Mỹ cho tới ngày nay. Một số sự biến đổi của Webster còn lan ngược trở lại Anh (England), ví dụ như việc ông loại bỏ chữ k ở cuối các từ như musick và publick. Thực tế, nhiều dạng từ (word forms) do Webster lựa chọn trong từ điển của ông đã có thời được chấp nhận ở Anh, nhưng rồi theo thời gian, người ta ít sử dụng chúng, vì họ coi đó như là biểu tượng của việc Mỹ hóa (Americanisms). Ví dụ, ngày nay, các tờ báo và tạp chí của Anh như The Times và The Economist luôn sử dụng “-ise” ở cuối các từ như realiseorganise and recognise mặc dù đuôi “-ize” vẫn đúng. Nhưng có một ngoại lệ, đó là các nhà xuất bản, việc rút ngắn các từ của Webster kiểu như program  thay vì programme lại được họ ủng hộ, bởi vì chúng giúp cho họ tiết kiệm giấy, mực, và nhân công sắp chữ.

Lời khuyên của English4ALL: Dù bạn lựa chọn cách phát âm-cách viết (spelling) của Anh hay của Mỹ đều được cả, đó đều là tiếng Anh chuẩn và được quốc tế công nhận, chỉ có điều trong phạm vi một bài viết, bài luận, đặc biệt trong các kỳ thi tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEFL, bạn nên sử dụng thống nhất một quy chuẩn, đó là sự chuyên nghiệp trong sử dụng tiếng Anh.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Inspirational Quotes for Language Learners – Danh ngôn truyền cảm hứng cho người học ngoại ngữ.

Con đường chinh phục một ngôn ngữ mới không hề dễ dàng, nó luôn đòi hỏi sự kiên trì và chăm chỉ không ngừng nghỉ của người học. Đã khi nào trên con đường ấy bạn cảm thấy thật mệt mỏi và chán nản, không tìm thấy động lực cho mình để bước tiếp…..Bắt đầu từ chuyến tàu này, ga Weekend Gossip của English4ALL sẽ lần lượt giới thiệu tới các bạn các phương pháp tự cải thiện động lực (motivation) để bạn luôn có thể học tiếng Anh với niềm hứng thú, sự ham thích cao độ nhất. Một trong những phương pháp đầu tiên đó là: lắng nghe lời của các danh nhân. Thật vậy, các bậc hiền triết, các học giả lỗi lạc của thế giới đã từng để lại những danh ngôn bất hủ về lợi ích của việc học ngoại ngữ. Bạn đã bao giờ nghe thấy những danh ngôn này chưa??? Hãy lưu giữ chúng như những lời nhắc nhở, hãy nhẩm đọc lại vào những lúc bạn cảm thấy chán nản nhé.

Quote 4Quote 3Quote 2Quote 1 

If you talk to a man in a language he understands, that goes to his head. If you talk to him in his own language, that goes to his heart.

‒Nelson Mandela

 

One language sets you in a corridor for life. Two languages open every door along the way.

‒Frank Smith

 

The limits of my language are the limits of my world.

‒Ludwig Wittgenstein

 

Learn everything you can, anytime you can, from anyone you can; there will always come a time when you will be grateful you did.

‒Sarah Caldwell

 

Learning is a treasure that will follow its owner everywhere.

‒Chinese Proverb

You can never understand one language until you understand at least two.

‒Geoffrey Willans

 

To have another language is to possess a second soul.

‒Charlemagne

 

Those who know nothing of foreign languages know nothing of their own.

‒Johann Wolfgang von Goethe

 

Language is the road map of a culture. It tells you where its people come from and where they are going.

‒Rita Mae Brown

 

Language is the blood of the soul into which thoughts run and out of which they grow.

‒Oliver Wendell Holmes

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Từ chuyện cô Kỳ nói tiếng Anh!!!!!

Lời giới thiệu của English4ALL

Học tiếng Anh cần nói hay hay cần sự tự tin? – đó thực sự là một câu hỏi khó, bởi lẽ phải đó là hai yếu khó có thể tách rời nhau trong quá trình học tập và rèn luyện tiếng Anh. Có tự tin mới nói hay được, và cũng cần phải nói hay thì mới tự tin được. Nhân sự kiện Đại sứ du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Imbadu ở Nam Phi 2 năm trước, các cư dân mạng “nhạy cảm với thời cuộc” lại được dịp tha hồ bình luận về tiếng Anh của cô, có ý chê trách, nhưng cũng có ý kiến bảo vệ. Được sự đồng ý của tác giả, Engligh4ALL xin trân trọng giới thiệu bài viết của một chuyên gia về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học New South Wales., Úc để mọi người cùng đọc. Quan điểm của tác giả thể hiện khá tương đồng với quan điểm của những người thực hiện English4ALL “Nói hay không bằng hay nói, và thà nói chưa hay còn hơn không nói gì”

Vì chuyện cô diễn viên họ Lý trả lời phỏng vấn tiếng Anh gần đây đã khiến dư luận “dậy sóng”, nên mình cũng vào để tìm hiểu. Thực ra cuộc phỏng vân này thực hiện từ lâu, nhưng không hiểu sao sau gần 2 năm người ta mới đem ra bình phẩm. Gạt qua những chiêu trò mánh khóe để hạ uy tín của nhau trong giới showbiz Việt, vốn đã nhiều tai tiếng, ở đây mình chỉ bàn thêm về cái chuyện người Việt nói và học tiếng Anh. Nói là thêm, vì cũng về vấn đề này, mình thấy bài viết của anh Nguyễn Quốc Toàn rất đầy đủ và mình đồng ý với quan điểm của tác giả.
Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu thế nào là tiếng Anh chuẩn mực (standard English). Trả lời cho khái niệm đến nay vẫn còn tranh cãi. Trong mô hình 3 vùng của mình, Krachu (1985) đã xác định vùng trung tâm bao gồm các nước Anh, Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, South Africa nơi tiếng Anh được coi là gốc gác, là ngôn ngữ mẹ đẻ với số lượng người nói khoảng 380 triệu người. Vùng thứ 2 bao gồm các nước dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2, sau tiếng mẹ đẻ bao gồm các nước như Ấn độ, Singapore, Phillipines, Malaysia, Kynea với số người khoảng 200 đến 300 triệu. Còn vùng thứ 3 là những nước coi tiếng Anh như một ngoại ngữ trong đó bao gồm Việt nam, con số được ước tính lên đến hơn một tỉ người sử dụng.
Vậy, nếu coi tiếng Anh chuẩn là ở các nước sử dụng nó như tiếng mẹ đẻ, thì con số 380 triệu người quả là quá nhỏ bé với số người sử dụng như một ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ 2. Tiếng Anh bây giờ không còn là tài sản của các quốc gia như Anh, hoặc Úc nữa mà nó là tài sản của những ai nói nó. Hay nói cách khác, tiếng Anh bây giờ không thể hiểu chỉ đơn thuần là English (số ít) mà cần hiểu nó trong dạng thức số nhiều Englishes với tính đa dạng phong phú của nó. Do vây, sẽ không ngạc nhiên nếu có tiếng Anh đặc trưng của người Singapore, người Trung Quốc, hoặc người Ấn Độ và thậm chí của người Việt. Sự đặc trưng thể hiện trong cách phát âm, giọng điệu, từ vựng, ngữ pháp, biểu đạt và văn phong.
Do đó, hiểu khái niệm chuẩn mực như thế nào không hề đơn giản.
Chủ nhà mình người Úc, có lần bảo dân châu Á chúng mày nói tiếng Anh tao nghe mà bực. Mình hỏi tại sao, ông trả lời suốt ngày quên cái âm cuối, ví dụ hỏi giá bao tiền, người bán hàng (châu Á) trả lời 4 dollar thay vì dollarS. Mình hỏi lại, thế mày hiểu được không? Ông ấy bảo, hiểu. Mình bảo chỉ cần thế thôi. Mà mình còn bảo thêm, nếu mày không chịu khó nghe và thích ứng tiếng Anh kiểu vậy đi, mày còn bực nữa. Ông gật gù.
Một lần khác, ông bảo phải giao dịch với một công ty phần mềm nào đó ở mãi Trung Đông. Khi nói chuyện qua điện thoại, ông thấy khó nghe vì đặc âm, nên ông rất bực bội. Mình hỏi, thế sao không tìm công ty khác ở Úc để làm ăn cho dễ dàng (về mặt ngôn ngữ), ông bảo, không thể được, vì ở nước kia (không phải tiếng Anh chính gốc), có sản phẩm tốt, giá rẻ và phù hợp yêu cầu công việc.
Thế mới biết, toàn cầu hóa và giao thương trong thế giới hiện đại, khiến cho những người có ưu thế nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ, bây giờ có nguy cơ trở thành thiểu số. Và nguyên tắc, số đông bao giờ cũng áp đảo thiểu số, do vậy, khái niệm chuẩn mực của tiếng Anh trước kia bây giờ đã thay đổi.
Vậy nếu bạn muốn sử dụng và nói tiếng Anh tốt, đừng nên quá đặt nặng vấn đề standard English. Bản thân chính người viết bài này khi mới học tiếng Anh luôn bị ám ảnh bởi từ chuẩn, ví dụ ngữ pháp phải chuẩn, phát âm phải chuẩn, từ vựng phải chuẩn, giọng phải chuẩn, ngữ điệu phải chuẩn. Chính cái suy nghĩ chuẩn và bị ám ảnh bởi chuẩn như vậy đã làm mình cảm thấy mất tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Kinh nghiệm cho thấy để học tiếng Anh hiệu quả, bạn hãy cứ yên tâm, tự tin học và luyện tập tiếng Anh theo đúng sở thích, và đam mê của chính bạn. (Và dĩ nhiên, đối với những bạn mới đầu học tiếng Anh, thì cần có thêm một giáo viên dạy và hướng dẫn bạn. Họ cần phải có năng lực để dạy bạn ngoại ngữ. Mình dùng từ có năng lực, chứ không phải dùng từ chuẩn. Chủ đề về năng lực giáo viên dạy tiếng Anh, mình sẽ bàn ở một dịp khác). Khi bạn nói tiếng Anh với người khác (đến từ nhiều quốc gia khác nhau) mà họ hiểu được bạn (intelligibility), là bạn đã học thành công. Do đó, khi học, bạn cũng nên tiếp cận những Englishes khác nhau để biết tính đa dạng của tiếng Anh ra sao. Điều này sẽ rất hữu ích cho bạn sau này, nhất là nếu bạn được làm việc trong môi trường đa quốc gia, hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người từ nhiều nước khác nhau. Và một khi tiếng Anh bạn đủ tốt, cũng là lúc  bạn sẽ rất tự tin trong việc sử dụng Englishes.

Trở lại, vụ cô họ Lý. Mình thấy cô trả lời rất trôi chảy, và hiểu được phóng viên muốn hỏi gì. Đặc biệt, nếu đó là một cuộc phỏng vấn không có chuẩn bị trước mà cô Lý làm được như vậy thì thực sự là quá tốt. Có nhiều người nói ở cương vị của cô Lý, là đại sứ du lịch mà nói tiếng Anh thế thì chấp nhận sao nổi. Kì thực, nói thế không thuyết phục. Ở đây, rõ ràng cô Lý đã giữ gìn đúng phương châm của hội nhập của Việt nam: hội nhập chứ không hòa tan. Cô ấy nói tiếng Anh mang đặc âm và đặc ngữ Việt, thì sao lại lên án hoặc phê bình cô ẩy nhỉ. Trừ khi, cô ấy nói tiếng Anh mà chả ai hiểu gì thì mới có chuyện để nói.

Xem thêm

Kachru, Braj B. (1985). Standards, codification and sociolinguistic realism: The English langues are in the outer circle, Three circles of world English. In R. Quirk and H. G. Widdowson (eds.) English in the World: Teaching and learning the language and literatures. Cambridge: Cambridge University Press.

Nguyễn Quốc Toàn (2014): http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/dinh-kien-chet-nguoi-khi-hoc-tieng-anh-3007978.html

 

Lê Đức Mạnh, MA in TESOL.

Nghiên cứu sinh trường University of New South Wales., Australia.

 

Radio Log 3: 7 thói quen nên có để học tiếng Anh hiệu quả

“Thói quen tốt là những người bạn tốt, chỉ có những thói quen tốt mới có thể thay thế những thói quen xấu. Và hôm nay Weekend Gossip của English4ALL sẽ cùng bạn đi tìm những thói quen tốt để có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn. Hi vọng qua đây, mọi người sẽ tự tìm thấy được những “người bạn tốt” trên con đường học tập và chinh phục tiếng Anh của chính mình.

Chào các bạn, chúng ta lại gặp lại nhau trong chuyên mục trò chuyện thường kỳ thứ Bảy hàng tuần trên English For ALL. Tuần trước, mình đã trao đổi về những thói quen xấu không nên có của người học tiếng Anh.  Như các bạn biết đấy, thói quen cũng giống như một dạng bạn bè trong cuộc sống của chúng ta, bạn  thân là khác, vì chúng ta phải sống cùng với chúng hàng ngày, chỉ có những thói quen tốt mới thay thế được thói quen xấu, và chỉ có những những người bạn tốt mới có thể thay thế được những người bạn xấu. Không chỉ riêng trong tiếng Anh và trong mọi lĩnh vực, thành công luôn luôn là cộng hưởng dài lâu của một chuỗi những thói quen tốt của chính bạn. Và hôm nay, mình sẽ nói về những thói quen tốt nên có để có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn. Những thói quen này chưa được Viện nghiên cứu hay tổ chức nào đánh giá hay kiểm chứng cả, chỉ có điều đó là thói quen của cá nhân mình, mình tin là sẽ ít nhiều giúp ích cho các bạn. Vậy thôi!

Thói quen thứ nhất: Sống trong môi trường tiếng Anh.

Nhiều bạn có khi lại đang hiểu rằng mình đang xui các bạn đi du học đấy. Không phải đâu, mình nhắc lại, thói quen này là sống trong môi trường tiếng Anh chứ không phải sống ở Anh, ở Mỹ hay ở một nước nói tiếng Anh nào. Nhưng thế nào là một môi trường tiếng Anh trong khi các bạn chủ yếu đang sống ở Việt Nam, nơi mọi người nói tiếng Việt chủ yếu chứ không phải tiếng Anh. Đó là môi trường mà bạn có thể tiếp xúc được với tiếng Anh nhiều nhất.  Các bạn có tin là trên thực tế có nhiều du học sinh ở Anh, sống ở đây đến vài năm, nhiều người Việt ở Anh đến hàng chục năm nhưng họ đều sử dụng tiếng Anh còn kém hơn một số người Việt đang ở Việt Nam và chưa bao giờ đặt chân ra nước ngoài không? Vì sao, vì một số du học sinh ôm cái 6.5 IELTS ra nước ngoài và xác định luôn là đời mình chỉ cần 6.5 là đủ, họ đi trường, ngồi một góc như một cái bóng, nói chuyện với toàn bạn người Việt bằng tiếng Việt, đi về nhà xem phim Hàn lồng tiếng Việt, sáng ra mở Vietnamnet ra đọc tin tức tiếng Việt, thỉnh thoảng có thằng Tây nào gọi điện thoại quảng cáo thì tim đập dồn dập, mặt đỏ phừng phừng, căng óc ra mà nghe như đi thi IELTS……Nếu như vậy thì dù bạn có du học ở Anh hay ở Mỹ cũng chẳng khác nào bạn từ Mộc Châu về Hanoi trọ học cả. Vì bạn ở Anh nhưng lại sống trong môi trường thuần Việt, và nếu cứ như vậy 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa, tiếng Anh của bạn vẫn giậm chân tại chỗ và thậm chí còn bay hơi nữa. Và chúng ta cũng đặt câu hỏi là sống ở Việt Nam thì có tạo dựng được môi trường tiếng Anh không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bạn đang đọc những dòng này tức là bạn có máy tính hoặc smartphone, có Internet, và quan trọng nhất, bạn có thời gian rảnh rỗi cho riêng mình, vậy là đủ. Đừng vứt đi mấy chục triệu mồ hôi của bạn hoặc bố mẹ bạn vào các trường quốc tế chỉ để nói chuyện với mấy anh Tây balo vài tiếng một tuần trong khi bạn có thể học được nhiều hơn thế với chi phí thấp hơn nhiều nếu như bạn tự xây dựng được môi trường tiếng Anh trong chính ngôi nhà của mình.

Mỗi người có một cách riêng để làm việc đó, và mình sẽ kể cho các bạn nghe cách mà mình đã làm nhiều năm trước đây……

Năm 2006, cách đây 8 năm mình học hết lớp 12, sau khi kết thúc học ở trường, mình đã quyết định thi Đại học ngành tiếng Anh. Thay vì tốn rất nhiều tiền để đi học ở các lò luyện, hay trung tâm tiếng Anh hoặc học thêm các thầy cô thì mình đã có một quyết định lịch sử của đời mình: chấm dứt tất cả các loại học hành và ở nhà ăn chơi. Nhưng ăn thế nào và chơi thế nào để vẫn đỗ được đại học thì phải có võ. Hihi. Mình đã ngồi cày games, đọc truyện, và xem phim một cách rất là sung sướng trong khi các bạn mình phải chen chúc trong các lớp học thi nóng bức. Chỉ có điều, mình đã làm tất cả các việc đó……..bằng tiếng Anh. Mình vẫn còn nhớ, mình đã chơi game Sim City 3000 – một game quản lý thành phố bằng tiếng Anh cực hay, nó hay ở chỗ bạn muốn chơi được thì bạn phải ngồi nghe hết và đọc hết các phần hướng dẫn của nó, vậy là mình một bên bàn phím một bên từ điển đã cày ngày cày đêm. Chơi chán thì lăn ra ngủ, sang dậy vào BBC, VOA đọc tin tức thời sự, xem phim thì chỉ xem HBO và Starmovies…..Và cuối cùng thì cũng đã đỗ một cách rất ngon lành và không phải bỏ quá nhiều công sức. Đó chinh là phương pháp Học mà không học, không học mà là học.

Thói quen thứ hai: Học mọi lúc, mọi nơi có thể.

Mình và chắc chắn nhiều bạn cũng có một thói quen rất mất vệ sinh đó là: đọc một cái gì đó trong nhà vệ sinh. Vậy thì tại sao không đọc một bài báo tiếng Anh nhỉ? Thích hợp quá còn gì, trong đấy yên tĩnh, mát mẻ, và không ai làm phiền bạn, chẳng có lý gì bạn lại lãng phí 5-10 phút quý báu đó cả. Mình kể cái chuyện tế nhị này không nhằm quảng bá cái thói quen “nhố nhăng” này của mình mà để dẫn chứng cho một điểm rất quan trọng: Hãy học mọi lúc, mọi nơi có thể. Vì sao lại thế? Vì thời gian là hữu hạn, chúng ta chỉ có 24 tiếng/ngày với vô số việc cần làm, và vô vàn nhu cầu cần giải quyết, nếu chúng ta không tranh thủ và tiết kiệm thì chúng ta sẽ chỉ thành công khi quá muộn, hoặc có khi chẳng bao giờ thành công? Bạn muốn thành công khi bạn 20 hay khi bạn 70? Người Việt chúng ta, đặc biệt là người trẻ thường có xu hướng tiền bạc thì tiết kiệm, còn thời gian thì phung phí vì nghĩ rằng mình là tỷ phú thời gian. Nhưng các bạn ạ, về thời gian, chúng ta lại nghèo hơn chúng ta tưởng đấy, tiền bạc mất có thể lấy lại được, nhưng thời gian đã mất, thì KHÔNG BAO GIỜ. Vậy nên chừng nào, nơi nào có thể học được, hãy học ngay và luôn.

Thói quen thứ ba:  Đọc sách – báo tiếng Anh.

Thế giới phẳng rồi chứ không còn hình cầu như ngày xưa nữa. Vậy nên việc bạn ngồi bên bờ Hồ đọc The Times hay The Guardian (Tên các tờ báo nổi tiếng bằng tiếng Anh của Anh) không còn là quá khó? Tìm một bản ebook free của các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới bây giờ chỉ tốn của bạn vài cái click chuột. Vậy thì tại sao các bạn không tận dụng lợi thế to lớn đó của Internet để học tiếng Anh nhỉ? Ngày xưa thì mình nhà quê hơn bây giờ, mình hay lang thang ra phố Cát Cụt ở Hải Phòng mỗi tháng mua 1kg báo Vietnamnews cũ về để luyện đọc, tốn 2000 đồng. Và nếu các bạn kiên trì hàng ngày, và mỗi tháng bạn đọc hết được 1kg báo đấy trong một năm, mình tin bạn sẽ biết nhiều từ, nhiều cấu trúc tiếng Anh hơn cả mấy anh Tây balo ở các trung tâm ngoại ngữ bây giờ. Gọi tên cái thói quen này là Đọc sách-báo bằng tiếng Anh thì cũng không đúng, vì chẳng qua mình thích đọc nên mình chọn cách này thôi, chính xác tên gọi của thói quen này đó là Hãy làm điều bạn thích bằng tiếng Anh. Ví dụ như nhiều bạn mình, họ không thích đọc, họ chỉ thích nghe nhạc, xem phim hay nghe audio book bằng tiếng Anh.

Thói quen thứ tư: Kỷ luật với bản thân mình.

Thói quen này là khó nhất, vì thắng ai thì thắng chứ thắng bản thân mình là điều không đơn giản. Bản thân ai cũng đầy cái lười, cái ì chệ, cái giờ trên TV đang chiếu phim hay mà tự bắt mình phải ngồi học thì cũng giống như bạn ngồi ăn chay trong khi xung quanh người ta ăn thịt. Nhưng hãy tin rằng người ăn thịt không bao giờ cảm nhận được cái ngon của của người ăn chay, người không học sẽ không bao giờ cảm nhận được cái thú vị của người ngồi học. Hãy rèn kỷ luật với chính mình dù bạn chỉ ngồi ở nhà một mình. Vì nếu không có kỷ luật, thì không chỉ riêng tiếng Anh mà bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng có nguy cơ thất bại.

Thói quen thứ năm: Không học khi không thoải mái.

Không ai tưới cây khi trời đang đổ nắng và không ai học hiệu quả khi đang mệt mỏi.

Thật vậy, đừng bao giờ ép mình học khi bạn đang thấy không thoải mái về sức khỏe cũng như tinh thần. Vì lúc đó bạn có học cũng vô ích. Hãy cố gắng, dù có là khó, tạo ra một tâm thế thoải mái và thư giãn nhất khi bạn bắt đầu một giờ học mới. Nhiều bạn thích học tiếng Anh vào sáng sớm vì lúc đó tỉnh táo, mình mẫn nhất……một số bạn khác thì thích học vào đầu giờ chiều vì lúc đó mát mẻ, dễ chịu, còn mình thì hay thích ngồi học lúc ban đêm, trước khi đi ngủ, cố tình học cho quên để sáng mai ngủ dậy xem mình còn nhớ được những gì. Dù khung giờ yêu thích của bạn là gì, thì hãy chắc chắn lựa chọn một thời gian phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của mình để đảm bảo khi ấy bạn sẵn sàng nhất để học, hung phấn nhất để tiếp thu. Nhớ nhé, không học khi không thoải mái.

 

Thói quen thứ sáu: Học hàng ngày

Trước khi nói về thói quen này, mình xin khẳng định rằng tuyệt đối không có cái gọi là học cấp tốc, học siêu tốc như vô số các khóa học tiếng Anh hiện nay đang rầm rộ quảng cáo suốt ngày trên các đường phố ở Việt Nam. Đó là một khái niệm cực kỳ phản giáo dục. Ôn tập siêu tốc thì có chứ học siêu tốc thì tuyệt nhiên không. Bởi vì học tập, đặc biệt là học một ngôn ngữ mới là cả một quá trình dài lâu nếu muốn đạt đến trình độ thực chất, không thể nào “siêu tốc” như ấm đun nước được. Thà rằng các bạn học đều đặn mỗi ngày 30 phút đến 1 tiếng, còn hơn các bạn chơi 3 tuần, sau đó học thông 8 tiếng một ngày trong suốt tuần cuối cùng. Điều này, học sinh sinh viên Việt Nam rất hay mắc phải. Nếu các bạn áp dụng nó với mấy môn học thuộc lòng và học xong để đấy kiểu như Triết và Tư Tưởng thì còn có thể, chứ nếu học tiếng Anh theo cách này thì cực kỳ sai lầm. Các bạn còn nhớ không, mình đã từng nói học tiếng Anh giống như tưới cây và trí tuệ của ta giống như một chậu cây cảnh. Cái cây nó cần mỗi ngày 1 lít nước đều đặn chứ không cần bị khô 1 tuần sau đó được tưới 100l, chỉ có lãng phí và không hiệu quả. Vậy nên, học hàng ngày là một thói quen cực kỳ quan trọng.

 

Thói quen thứ bảy và cũng là thói quen quan trọng nhất : Hãy hành động.

Chỉ cần vài key words và vài giây, các bạn có thể có hàng tấn tài liệu, tài nguyên bổ ích để học tiếng Anh trên mạng thông qua Google, tham khảo hàng trăm phương pháp học tiếng Anh khác nhau được chia sẻ rộng rãi, các bạn đang nuôi đủ các loại ước mơ nếu một ngày bạn giỏi tiếng Anh: đi du lịch khắp nơi, xem hết phim hay của thế giới, làm một công việc lương cao đẳng cấp quốc tế…….nhưng chỉ tham vọng và ước muốn không chưa đủ, quan trọng nhất là HÃY HÀNH ĐỘNG. Có mơ mộng thì phải có hành động, nếu không, bạn sẽ bị vỡ mộng đấy. Tư duy và quyết tâm cao, bạn đã có 10% thành công, chỉ có hành động mới đảm bảo cho bạn 80% còn lại, còn 10% cuối cùng đó là May mắn, tuy nhiên may mắn lại chỉ dành cho những ai đã hành động. Bắt đầu tham gia một CLB tiếng Anh, bắt đầu viết nhật ký bằng tiếng Anh, bắt đầu tán gái bằng tiếng Anh, bắt đầu đọc một cuốn sách hay bằng tiếng Anh…….đấy, đấy là hành động.

Vậy nên, Hãy hành động nhé, ngay và luôn, học đi và chúng ta sẽ gặp lại nhau vào tuần sau. Bye!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Radio log 2: 6 thói quen xấu của người Việt học tiếng Anh

“Những thói quen xấu nào làm cho chúng ta học tiếng Anh mãi mà vẫn chưa hiệu quả?” câu hỏi đó ít khi chúng ta chú tâm tìm kiếm câu trả lời. Nhưng dù muốn hay không thì những thói quen khó ưa đó vẫn làm lãng phí của bạn nhiều tiền bạc và thời gian trong việc học tiếng Anh. Chuyến tàu cuối tuần của English4ALL hôm nay sẽ cùng trao đổi với bạn về những thói quen không nên có đó tại ga Weekend Gossip (Chém gió cuối tuần). Thử xem bạn đang mắc thói quen xấu nào nhé?

Radio Log 1: Vì sao bạn học tiếng Anh chưa hiệu quả???

“Vì sao tôi học tiếng Anh mãi mà vẫn chưa hiệu quả?” là một câu hỏi lớn gây đau đầu mà rất nhiều người học tiếng Anh ở Việt Nam gặp phải. Nguyên nhân do đâu mà mặc dù bạn tốn nhiều tiền bạc, bỏ nhiều thời gian học tiếng Anh nhưng khả năng sử dụng vẫn chưa cao, chưa tương xứng với mong muốn??? Chuyến tàu ngày Thứ Bảy của English4ALL sẽ đưa bạn tới ga Weekend Gossip (Chém gió cuối tuần) để tự “nghe” thấy câu trả lời cho riêng mình sau 11 phút nữa. Let’s go!!!!

Chào các bạn. Chào mừng các bạn đến với Chuyên mục Weekend Gossip – Chuyện phiếm cuối tuần trên trang English For All. Mỗi tuần chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi những vấn đề liên quan đến học tiếng Anh.