I am all at sea with this computer manual. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ Biển (Sea)

Anh Quốc là một quốc đảo bốn bề sóng vỗ vậy và có lịch sử ngành hàng hải ngàn năm nên không có gì ngạc nhiên khi tiếng Anh sở hữu rất nhiều những cụm từ và thành ngữ bắt nguồn từ biển. Thế mới biết, biển không cho chỉ cho con người cá tôm, mà còn cho ngôn ngữ rất nhiều quà tặng. Hãy cùng English4ALL khám phá những cụm từ và thành ngữ tiếng Anh vô cùng thú vị này nhé! All aboard!!!!

1. Quê hương mình là một thành phố biển, rất nhiều bạn trẻ sinh ra đã mang trong mình ước mơ được “go to sea”, và có hẳn một trường Đại học để chắp cắp ước mơ tươi đẹp đó: Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam (Vietnam Maritime University). Đó không phải là những người đơn giản chỉ thích tắm biển, hay du lịch, chụp hình, họ “go to sea” tức là gắn cả cuộc đời mình trên biển như những thuỷ thủ (sailors).

Ví dụ: “When I get older, I’m going to go to sea” my nephew said to me.

(Cháu trai tôi nói khi nào lớn, cu cậu sẽ trở thành một thuỷ thủ)

2. Sinh ra ở biển, mình không hề bị say sóng (seasick) và thường “get my sea legs” (get/have one’s sea legs) rất nhanh. Sea legs ở đây không phải là khi đi biển chúng ta “mọc thêm” những cái chân nữa, mà đó là khả năng chống chịu, cân bằng khi đi tàu ra biển. Vậy nên cái “sea legs” này thì ai cũng có cả nhé.

Ví dụ : You may feel a little sick until you get your sea legs.

(Bạn có thể cảm thấy hơi mệt một chút cho tớ lại lấy được sự cân bằng khi đi biển)

3. Hôm qua, mình gọi điện hỏi một người bạn xem nó đã giải được đống bài tập mà thầy giao hôm trước chưa? Nó lại trả lời “I am still all at sea!”. Rõ cái thằng hâm, trả lời không liên quan, hỏi làm bài chưa thì lại nói đang đi biển, khoe ah? Nhưng nghĩ lại mới biết có khi mình mới hâm, vì không hiểu ý nó, “at sea” không chỉ mang nghĩa là một con tàu đang ở trên biển (on the sea) mà còn biểu thị một sự lúng túng (confused-at a loss), bế tắc. Haizzz, tiếng Anh đúng là đôi khi làm mình “at sea” (tịt!!!!)  thật ngay cả khi đứng giữa đất liền.

Ví dụ:Reading microeconomic theory leaves me feeling at sea.

(Đọc mớ lý thuyết kinh tế vi mô chỉ làm tôi thấy rối tung cả lên)

Cụm từ này bắt nguồn từ thuật ngữ của ngành hàng hải vào thời mà công nghệ định vị (navigation) chưa sẵn có, bất kỳ con tàu nào ra khơi, ra khỏi tầm quan sát của đất liền đều có nguy cơ bị mất tích. Thành ngữ này được sử dụng với nghĩa như trên lần đầu tiên vào năm 1893 trong một ghi chép “Travel and adventure in south-east Africa” của Frederick C. Selous.

4. Người Việt khi nói về một tình thế khó khăn, khó ra quyết định, thường hay nói câu “tiến thoái lưỡng nan”, còn người Anh thì lại nói “between a rock and a hard place” hay “between the devil and the deep blue sea”.

Ví dụ :I couldn’t make up my mind whether I should attend the my ex-girlfriend wedding or not. I was caught between a rock and a hard place.

(Tôi không quyết định được là có nên đi dự đám cưới của gấu cũ không nữa. Rõ là tiến thoái lưỡng nan)

5. Nếu như bạn đang cần một sự biến đổi to lớn (a major change/transformation) nào đó mang tính quyết định, sea change, đúng là bạn đang cần một “sea change” rồi.

Ví dụ: This is not the time for a sea change in our manufacturing division. There are too many orders at the moment.

(Đây không phải là lúc để có những thay đổi cải tổ ở bộ phận sản xuất được. Đang có cả núi đơn đặt hang.)

6. Nếu bạn tức tối một gã nào đó, đừng chửi nó “Son of a bitch (Thằng chó chết!” nghe rất mất lịch sự và xúc phạm loài chó. Hãy hít thở thật sâu, và chửi nó thật to “You are son of a sea biscuit” – nghĩa tương tự như trên nhưng mà nghe độc và lạ

Ví dụ: You son of a seabiscuit! You make me so mad I could hit you.

(Thằng khốn nạn! Tao điên lên đập cho phát chết giờ!”

7. Thằng bạn mình mới bị bồ đá, bạn bè, anh em ai hỏi thăm nó cũng nói câu“There are plenty of (other) fish in the sea” mặc dù thằng này rất ghét ăn cá. Mình tưởng người ta giễu nó, hoá ra lại là động viên, vì câu này có nghĩa là “Vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác”.

Ví dụ: When Brad Pit broke up with Angella, I told her not to worry. There are plenty of other fish in the sea.

(Khi Brad Pitt đá Angella, tôi nói nàng đừng quá đau buồn. Biển còn đầy sóng, và chợ còn nhiều hàng.)

Look! Which idioms you get today? Drop them in your notebook.

  • Go to sea
  • Get/have one’s sea legs
  • Be all at sea
  • between a rock and a hard place
  • between the devil and the deep blue sea.
  • sea change
  • son of a sea biscuit see red
  • here are plenty of (other) fish in the sea

 

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Football gives you not only incredible scores but also some amazing idioms. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ Bóng đá (Football)

Mấy hôm nay chẳng hiểu sao cả ở Việt Nam và ở Anh lại nóng thế, đặc biệt là lúc từ nửa đêm cho đến gần sáng, phải chẳng đó là hơi nóng từ chảo lửa World Cup đang thổi về từ rừng Amazon???? Suy cho cùng, tuy thuộc hàng con cháu trong thế giới thể thao (mới gần 130 tuổi nếu tính từ The Football League-giải đấu đầu tiên ở Anh năm 1888), nhưng bóng đá (Football/Soccer) đã thổi vào cuộc sống của chúng ta những luồng gió vô cùng tuyệt diệu. Người ta đã ăn bóng đá, ngủ bóng đá, nằm mơ bóng đá và cả nói bóng đá nữa. Thật vậy, bóng đá không những “ghi bàn” vào đời sống thế giới mà còn để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ, đặc biệt là trong tiếng Anh, quê hương của môn thể thao vua này. Hãy cùng English4ALL khám phá những cụm từ và thành ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ bóng đá nhé! All aboard!!!!

Football Idioms 2

1. Bất kỳ một nhân viên nào mới được tuyển, mình luôn dặn dò các em phải “keep your eye on the ball” tức là phải luôn để mắt, tập trung cao độ vào công việc. Nếu ai đó không tập trung, sao lãng, lơ là, tức là họ đã “take his/her eye off the ball” rồi.

Ví dụ: “If you want to be successful in this job, you have to keep your eye on the ball”

(Nếu em muốn thành công trong cái nghề này, em phải tập trung vào)

2. Ngày xưa khi mình còn làm ở bộ phận này, mình sẽ trực tiếp tham gia vào các phần của dự án, tuy nhiên bởi vì bây giờ mình đã chuyển sang bộ phận khác rồi, dù rất muốn xắn tay hỗ trợ các bạn, nhưng mình cũng chỉ có thể “to watch from the sidelines”, quan sát từ xa, đứng nhìn  thôi. Haizzz. Phải “watch from the sidelines” thì mới hiểu nổi sự bực tức của Sir Alex Ferguson khi ngồi ngoài xem Rooney không ghi được bàn mà không vào đá thay được.

Ví dụ: I moved to Marketing Department, so I no matter how hard Sale teams tried to solve the problem, I can watch from sidelines only without any help.”

(Tớ chuyển sang phòng Marketing rồi nên vì vậy dù bọn Sales có cực khổ như thế nào trong việc giải quyết vụ này thì tớ cũng chịu, chỉ đứng xem chứ không giúp được gì)

3. Trong đá bóng, khi hai cầu thủ đứng ở giữa sân phát bóng cho nhau, đó chinh là nghi thức bắt đầu trận đấu bóng. Dần dần, cuộc sống cũng mượn hình ảnh đó của bóng đá để nói về việc bắt đầu một việc gì đó bằng cách nói “to kick something off” hay “kick off”.

Ví dụ: If you are interested in that idea, it should kicked off right now”

(Nếu cậu thích thú với cái ý tưởng đó, thì phải “nhích” ngay đi!!!!”

4. Nếu ai đó “to move the goalposts” không phải là họ khiêng cái khung thành ra chỗ khác, đơn giản là họ đang thay đổi luật chơi mà thôi.

Ví dụ: Xi Jinping got very angry because Vietnamese government moved the goalposts: shouting loudly instead of keeping silent as usual.

(Tập Cận Bình rất cú khi chính phủ Việt Nam đã thay đổi luật chơi: hét thật to thay vì giữ im lặng như mọi khi”

5. “A political football” không phải là một trận đấu bóng giữa Tập Cận Bình với Barack Obama, hay trận bóng giữa các chính trị gia. Tập tuổi gì mà đòi đá với Obama, đó là một vấn đề đang được bàn cãi hay gây nhiều tranh cãi.

Ví dụ: Immigration is a political football in the United Kingdom

(Nhập cư là vấn đề gây nhiều bàn cãi ở Anh Quốc)

6. Tối qua mình thức khua quá, thể nào hôm nay không thể nào “on the ball” – nhanh nhẹn, tinh nhanh như mọi ngày được. Haizzz.

Ví dụ: Watching Worldcup till late last night made me unable to be on the ball at work today.

(Tối qua xem World Cup muộn quá làm tớ hôm nay không thể nào mà nhanh nhẹ được ở chỗ làm)

7. Nếu bạn “kick around” với một cô gái, xin lỗi, bạn suốt đời FA,vì phụ nữ không giờ thích người ứng xử thô lỗ, và thiếu tôn trọng cả.

Ví dụ: “Sorry, you are very nice, but I am sorry, because I realised that you are good at kicking me around only.

(Xin lỗi, anh rất tốt, nhưng em rất tiếc, bởi vì em nhận ra rằng anh chỉ giỏi không tôn trọng và lỗ mãng với em thôi)

8. Trong bóng đá, những kẻ đá dội lưới nhà bao giờ cũng bị coi là tội đồ đối với người hâm mộ, và trong cuộc sống cũng vậy, nếu như bạn “to score an own goal” tức là bạn đã mua dây buộc bụng, hay nói dân dã là tự tay bóp………cổ mình, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình.

Ví dụ: By introducing her best friend, Quan Kul, to her boyfriend, Maria Ozawa scored an own goal. He left her to get married to Quan.

(Chính vì giới thiệu bạn thân nhất của mình, Quân Kul với bạn trai, Maria Ozawa đã tự hại mình. Anh ta đã bỏ nàng và kết hôn với thằng Quân)

9. Ngày xưa ngày còn ở Việt Nam, mình có lên Megastar xem bộ phim Mỹ “She is out of my league”, hồi đó ngu, chẳng biết dịch thế nào cho phải, nhưng bây giờ đỡ nhiều rồi, đã biết từ ‘league” còn được dùng để chỉ một tầng lớp, một giới nào đó cụ thể trong xã hội. Như mình, đi bộ, ăn mặc bình thường, dùng Nokia 1200 mà lại đòi yêu một em chân dài, chỉ quen đi bốn bánh, xài Vertu xách hàng hiệu, thì quá là “đùa mốc mà đòi mâm son”. Tiếng Anh thì nói ngắn gọn hơn “out of league” (ngoài tầm với)

Ví dụ: Taylor Swift is out of my league, because I am very poor and stupid.

(Taylor Swift nằm ngoài tầm với của tôi, một thằng đã ngu lại còn nghèo.)

10. Trong cuộc đấu tranh của Việt Nam chống sự bành trướng xấu xí của Trung Quốc, rất nhiều quốc gia đã “take sides with us”, họ đã bày tỏ sự ủng hộ, về phe với chúng ta.

Ví dụ: Many countries will surely take sides with Vietnam in the long-term struggle against Chinese expansionism.

(Trong cuộc đấu tranh lâu dài chống chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, rất nhiều quốc gia sẽ đứng về phía Việt Nam)

11. “Thổi còi” trong bóng đá tức là cảnh báo phạm luật, còn nếu bạn “thổi còi” ai đó (to blow the whistle on someone) thì tức là bạn cảnh cáo những việc làm sai trái của họ. Whislte là cái còi, không phải cái kèn nhé.

Ví dụ: Angry protests in Vietnam blow the whitsle on China to stop its invasion. Unfortunately, it is deaf.

(Những sự phản đối giận dữ ở Việt Nam cảnh báo Trung Quốc hãy ngừng hành động xâm lấn của chúng lại. Rất tiếc, chúng nó bị điếc.)

12. Không những trong bóng đá, mà trong kinh doanh, công việc, cuộc sống, chúng ta luôn cần phải có những chiến lược, những “game plan” để đảm bảo thành công.

Ví dụ: M&A is shaped out in our game plan for next stage.

(Mua bán và sát nhập được định hình trong chiến lược của chúng tôi cho giai đoạn tới)

13. Ở trong bóng đá, thường chẳng có ai biết trước tỉ số (trừ bọn nhà cái và bán độ!!!!) nhưng trong cuộc sông, nếu ai đó “know the score” tức là họ đã biết hết về tình hình trong một trường hợp nào đó.

Ví dụ: It is no need to inform her of termination. She seems to know the score.

(Khỏi cần phải báo cho nó về chuyện đuổi việc. Có vẻ như nó biết trước rồi!)

14. Nếu một ý tưởng, sự kiện hay bất kì điều gì đó mang tính thay đổi quan trọng cách nghĩ, cách làm, người ta sẽ gọi đó là “a game changer

Ví dụ: Hiring Mark should be a real game changer for the company.

(Thuê thằng Mark về sẽ là một bước chuyển mình trọng đại cho công ty)

 Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Bạn có biết?

– “Chó ngáp phải ruồi!” tiếng Anh sẽ nói như thế nào? Đơn giản: What a score!

 

Look! Which idioms you get today? Drop them in your notebook.

* Đừng giam hãm những thành ngữ mới này trong cuốn sổ của bạn. Hãy “thả” chúng ra trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào mà bạn thấy là có thể phù hợp để sử dụng. Dùng chúng thường xuyên, chúng sẽ là của bạn.

to keep one’s eye on/to take one’s eye off) the ball Out of league
to kick something off to take sides
to move the goalposts  a game plan 
a political football  to blow the whistle on someone 
to be on the ball to know the score 
to kick someone around a game changer
to score an own goal  to watch from the sidelines

(NEW) NOW THE TIME FOR WRAPPING UP

[WATU 2]

Red doesn’t mean Red. So what? Đỏ mà không phải Đỏ, thì là gì?- Thành ngữ Tiếng Anh thú vị về màu đỏ.

Người Việt luôn tin rằng màu đỏ mang lại sự may mắn, thịnh vượng. Còn người Anh – người Mỹ thì sao? Hãy cùng English4ALL khám phá những cụm từ và thành ngữ tiếng Anh liên quan tới màu đỏ, các bạn nhé!

Ga của ngày thứ Ba hàng tuần là I am Idioms. U get what I mean?

 

1. Một người phụ nữ sẽ có thể trông rất đẹp và nếu như cô ấy mặc một bộ váy áo màu đỏ đi dự tiệc (She looks more beautiful in the red). Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa đó, lại có rất nhiều người ghét màu đỏ đấy, nếu như đó “in the red” tức là anh ta đang sống nợ nần, mã chứng khoán nào “in the red” tức là đang xuống giá. Thành ngữ này bắt nguồn từ thói quen của các nhân viên kế toán, họ thường ghi số tiền đang nợ bằng mực đỏ. Nếu một công ty thoát khỏi màu đỏ “out of the red” tức là họ đã hết nợ nần, và bắt đầu có lãi.

Ví dụ: Oh dear, I am over-drawn again. I hate being in the red

(Giời ạ, tôi lại tiêu quá tay mất rồi. Tôi ghét bị mắc nợ)

If we can cut down on expenses, we can get out of the red fairly soon.

(Nếu chúng ta cắt giảm chi phí, chúng ta có thể sớm thoát khỏi nợ nần)

2. Sắp là ngày Quốc khánh 2/9 – “red-letter day” – một trong những ngày lễ quan trọng của nước ta. Ngày xưa, trên lịch của nhà thờ công giáo, các ngày lễ thánh, các dịp lễ trọng thường được đánh dấu bằng mực đỏ, gần đây, mọi người dùng luôn từ này để chỉ những ngày quan trọng. Được nghỉ lễ mấy ngày, tôi và mấy người bạn định sẽ đáp a red-eye” – chuyến bay đêm- từ Việt Nam sang Anh chơi. Rất nhiều người đã nhầm tưởng rằng gọi như thế vì bay đêm thì dưới cánh máy bay sẽ bật những đèn tín hiệu màu đỏ. Thật ra không phải vậy, “red-eye” (mắt đỏ) thường là triệu chứng (symtom) của sự mệt mỏi do những chuyến đi khuya gây ra, từ đó người Bắc Mỹ mượn luôn cụm từ này để chỉ những chuyến bay đêm.

Ví dụ: Independence Day is a red-letter day of Vietnam, everybody get some days off. On this occasion, we plan to take the red-eye from Hanoi to London for a holiday.

(Ngày quốc khánh là một ngày lễ lớn ở Việt Nam, mọi người được nghỉ vài ngày. Nhân dịp này, chúng tôi có kế hoạch đáp một chuyến bay đêm từ Hà Nội sang London chơi.)

3. Hôm qua, tôi rủ thằng bạn đi “paint the town red” vì chúng tôi đều đã thi xong môn cuối cùng, nó nói sợ cảnh sát catch red-handed” – bắt quả tang – vì tội làm bẩn thành phố! Tôi nghĩ nó đùa, nhưng có khi nó không biết thành ngữ “paint the town red” đơn giản chỉ là đi xõa, đi tiệc tùng một chút thôi mà. Thật là Thanh niên nghiêm túc!

Ví dụ: We passed all our tests with flying colors, so we will paint the town red tonight.

(Bọn tôi đỗ điểm cao hết rồi, nên tối nay chúng tôi sẽ đi ăn mừng)

Caught you red-handed! I saw you take the money out of the box.

(Ông bắt quả tang mày rồi nhé! Tao đã thấy mày lấy tiền ra khỏi hộp)

Why does the bull "see red"???
Why does the bull “see red”???

4. Ngày xưa, mấy ông công chức nhà nước ở bên Anh hay lấy một sợ dây đỏ để buộc giấy tờ, văn kiện lại, từ đó người ta mượn luôn thành ngữ “red-tape” để nói về tệ quan liêu của bộ máy công quyền. Mỗi khi ra UBND phường xin xác nhận giấy tờ mà các bạn phải đợi chờ rất lâu thì đấy là do “red-tape” đấy, lúc ấy các bạn có “see red” – tức giận không? Một số người không cảm thấy tức giận, vì họ dùng phong bì để cut through the red tape” (đi cửa sau) rồi

Ví dụ: Because of red tape, it took me five weeks to get my visa.

I see red whenever I thought about that.

(Chỉ vì tệ quan liêu mà tôi đã mất 5 tuần mới nhận được thị thực

Cứ nghĩ đến cái chuyện đó là tôi lại tức điên lên.)

5. Hôm qua mình rủ cô bạn mới quen đi uống nước sau giờ làm việc, xong xuôi gọi hóa đơn thanh toán mình mới nhận ra là mình thậm chí không có “a red cent” trong túi (cent –penny- đồng xu nhỏ nhất của Mỹ hay Anh đều có màu đỏ), vì vội quá tôi đã để quên ví ở văn phòng, chuyện đó give me a red face/go red” xấu hổ chết mất

Ví dụ: I became red in the face when I found that I left my purse at the office, even not a red cent in the pocket to pay the bill. .

(Tôi xấu xổ chết đi được khi nhận ra là mình đã quên ví ở văn phòng, túi không có một xu để thanh toán hóa đơn.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which idioms you get today? Drop them in your notebook.

Đừng nhốt những thành ngữ thú vị về màu đỏ bạn học được hôm nay vào sổ, hãy sử dụng nó bất cứ khi nào có thể.

  1. In the red
  2. out of red
  3. a red-letter day
  4. a red- eye
  5. paint the town red
  • caught someone red-handed
  • red-tape/cut through the red-tape
  • see red
  • not a red cent
  • give someone red in the face/go red

Colours don’t mean Colours. So what? Màu nhưng không phải màu, thì là gì?- Những thành ngữ thú vị.

 

Colour idioms

Colours có phải luôn được hiểu là màu sắc. Không. Chắc chắn là không sau khi bạn biết đến những thành ngữ dưới đây. Hãy khởi hành cùng chuyến tàu hôm nay đến ga “I am Idioms. U get what I mean?” nào! Và khi xuống tàu, đừng quên hành lý ở cuối bài viết nhé.

1. Nếu như bạn có một đứa bạn có vẻ tốt, rồi dần dần nhận ra nó cũng không tốt như bạn tưởng, bạn “see someone in his true colours có nghĩa bạn đã hiểu ra bản chất thật của nó rồi đấy.

Ví dụ: As soon as he made a fuss about returning her money, I saw him in his true colours

(Ngay khi hắn lèo nhèo chuyện trả lại tiền cho cô ấy, tôi đã thấy rõ bản chất hắn là người như thế nào)