HOW ABOUT GOING TO CINEMA? Sự khác biệt nhỏ giữa How about? – What about?

Bạn có nghĩ rằng How about và What about là tuyệt đối giống nhau? Có, nhưng lại không.

Hãy để English4ALL chỉ ra sự khác biệt nhỏ giữa hai loại câu hỏi này nhé. All aboard!

 

Trong đời sống hàng này, nếu giao tiếp bằng tiếng Anh bạn sẽ rất thường xuyên gặp những đoạn hội thoại kiểu như thế này….

A: “How have you been?” (Dạo này thế nào?)

B: “Good – a little busy with school. How about you?” (Ờ, ổn, học hành hơi bận tí. Cậu thế nào?)

 

A: “Where do you work?” (Cậu làm ở đâu?)

B:“At the hotel. What about you?” (Tớ làm ở khách sạn. Cậu thì sao?)

Trong những tình huống hội thoại như trên, What about you?How about you? tuyệt đối giống nhau khi được dùng để hỏi lại một người khác (người trước đó đã hỏi bạn, bạn đã trả lời, và hỏi lại họ) nhằm tránh phải lặp lại câu hỏi cũ.

Tuy nhiên, giữa What about ? và How about? Vẫn có một sự khác biệt nhỏ.

 

HOW ABOUT?

How about?” được sử dụng để gợi ý một hành động, một khả năng, một sự lựa chọn “mở”. Ví dụ như trong đoạn hội thoại dưới đây:

“I’ve got the day off from work tomorrow. What should we do?”

(Mai em được nghỉ rồi. Bọn mình làm gì giờ?)

How about spending the day in the city?”

(Vào trong thành phố chơi nhé?)

“Nah. I don’t really feel like traveling.”

(Ko, em không thích đi lại)

How about we clean the house?”

(Thế ở nhà dọn nhà nhé?)

“No way. I want to do something fun.”

(Mơ. Em muốn gì đó vui vui)

“OK. How about doing some shopping and then seeing a movie?”

(OK. Thế đi mua sắm và xem phim nhá?)

“Hmm… that sounds good!”

(Uh,có vẻ được đấy)

Trong đoạn hội thoại trên, “How about…?” được sử dụng để gợi ý một loại hành động. Được sử dụng tương tự như “Why not?”  

“How about…” được  theo sau bởi V-ing hoặc mệnh đề.

 

WHAT ABOUT.

“What about?” được sử dụng để đề cập tới một đối tượng, hoặc một vấn đề có khả năng xảy ra.

Ví dụ:

“Let’s spend the weekend in the city!”

(Cuối tuần vào thành phố chơi nhé!)

“But what about my guitar lesson on Saturday?”

(Nhưng giờ học đàn guitar của con thứ Bảy thì sao)

“That’s no problem, just talk with the teacher and reschedule it.”

(Không sao, chỉ cần nói với cô giáo và xếp lại lịch là được)

“And what about the English test on Monday? I haven’t studied yet.”

(Còn bài kiểm tra Anh của con vào thứ Hai? Con chưa học gì cả.)

“You can study on Sunday night when we get back.”

(Con có thể học vào tối chủ nhật khi chúng ta quay về)

Trong đoạn hội thoại trên, “What about…” được sử dụng để diễn tả mặt tiêu cực hay một vấn đề có thể nảy sinh theo kế hoạch. Sau “What about” thường là một danh từ.

 

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Vice President but Deputy Prime Minister. Phó – Anh là ai? Phân biệt Vice- Deputy – Associate.

Phó — thường là chỉ chức vụ dưới “Trưởng”- hay dưới vị trí cao nhất. Trong tiếng Việt, phó nào thì cũng là “Phó” – phó giám đốc, phó trưởng khoa, phó thủ tướng, phó chủ tịch. Nhưng tiếng Anh thật là biết vẽ vời khi lại có cả Vice- Deputy-và Associate để hàm ý “Phó”. Tuy nhiên, đừng phó thác sự phân vân của bạn khi sử dụng các từ chỉ Phó trong tiếng Anh cho thời gian, hãy lên ngay tàu English4ALL hôm nay và các bạn sẽ…..thôi đừng phân vân, và tự tin sử dụng các từ này.

Deputy

Muốn dùng đúng từ Deputy, cần phải hiểu rõ về động từ Deputise: là  ủy quyền, trao quyền cho ai thay mặt mình làm một việc gì đó.

Ví dụ: He deputised a local citizen to take charge of situation while he was away.

(Ông ấy ủy quyền cho một người dân địa phương phụ trách tình hình trong lúc ông ấy đi vắng)

Do đó, danh từ Deputy có thể hiểu là người đóng vai trò thay mặt cấp trên, người được ủy quyền.Deputy thường dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh Ví dụ: Phó giám đốc – Deputy Director, phó trưởng phòng – Deputy manager……..

Thường thì một cấp lãnh đạo có thể có nhiều deputy, ví dụ như trong chính phủ, dưới thủ tướng (Prime Minister) có tới vài phó thủ tướng (Deputy Prime Minister) là những người được thủ tướng ủy quyền phụ trách những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như hiện nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giúp thủ tướng phụ trách khối văn hóa-xã hội-y tế- giáo dục, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phụ trách kinh tế ngành, phó thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách các vấn đề đối ngoại.

Tương tự như vậy, dưới một bộ trưởng (Minister) cũng sẽ có nhiều thứ trưởng (deputy minister) để giúp việc, được giao quyền phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Riêng chức danh thứ trưởng của chính phủ Mỹ không phải là Deputy Minister mà là Undersecretary vì Bộ trưởng là Secretary (ví dụ: Secretary of States: Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao)

Vice Deputy Associate

Vice

Vice- là từ gốc Latin có nghĩa là “thay thế”. Do đó, vice-president (Phó tổng thống – Phó Chủ tịch) là người có thể thay thế toàn quyền như president (tổng thống/chủ tịch) trong những trường hợp đặc biệt và sẽ là Provisional President (Quyền tổng thống, quyền chủ tịch) trong trường hợp chức vụ cao nhất này bị trống đột ngột (ví dụ tổng thống qua đời). Tiếng Anh chuẩn hiếm khi dùng deputy president.

Trong thực tiễn kinh doanh, từ chứ vice-director ít dùng hơn nhưng không phải là không có. Nếu bắt gặp, ta có thể hiểu rằng vice-director sẽ được toàn quyền như director nếu như diretor vắng mặt, trong khi deputy director có quyền rất hạn chế và trợ lý giám đốc (assistant to Executive director) nếu không được ủy quyền cụ thể (lawful power of attorney) bằng văn bản sẽ không có quyền ký kết thay giám đốc.

Vice- mang tính trang trọng hơn deputy. Chức danh Vice-Chairman nghe trang trọng  hơn Deputy Chairman, vì Vice-Chairman là phó chủ tịch, có quyền tương đương chủ tịch khi ông này vắng mặt còn Deputy Chairman có thể là người được ủy quyền chủ tịch, quyền hạn hạn chế.

Vice thường dùng cho các chức danh trong hệ thống giáo dục và hành chính.

Ví dụ: Vice-President (Phó Tổng thống), Vice-Chairman (Phó Chủ tịch), Vice-Principal (Phó hiệu trưởng), Vice-Dean (Phó trưởng khoa, ngày nay cách gọi Associate Dean phổ biến hơn)…..

Lưu ý quan trọng khi Deputy không có dấu gạch ngang (-), còn vice – thì cần có.

 

Một số ngoại lệ đặc biệt

Ở các trường đại học ở nước ngoài, hệ thống học hàm lần lượt là Giáo sư (Professor), Phó Giáo sư (Associate Professor) rồi mới tới trợ lý giáo sư (Assistant Professor). Từ “Phó” trong chức danh “Phó giáo sư” là tên gọi của học hàm chứ không mang nghĩa là Phó giáo sư (Associate Professor) là người giúp việc của Giáo sư (Professor).

Trong khi ở Mỹ, chức vụ hiệu trưởng trường đại học được gọi là có thể là President hoặc Chancellor thì ở Anh và Úc, Vice – Chancellor mới thực sự hiệu trưởng thực quyền, là người quản lý mọi mặt, phụ trách chung của nhà trường, trong khi Chancellor cũng là dịch hiệu trưởng nhưng là hiệu trưởng danh dự,  chủ yếu mang tính chất lễ nghi. Do đó, hiệu trưởng của các trường Anh hay Úc thường ghi Vice – Chancellor (President) để tránh hiểu nhầm.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

You cannot see the sun, because your dog is in the way. Phân biệt IN THE WAY và ON THE WAY.

Đôi khi có những cụm từ giống nhau đến 90%, nhưng chỉ vì khác một từ thôi lại tạo ra nghĩa rất khác biệt. Ví dụ như hai cụm từ ON THE WAY và IN THE WAY mà hôm nay English4ALL sẽ giúp bạn phân biệt. Sẽ không bao giờ nhầm lẫn hai cụm từ này nữa sau khi bạn đọc bài này. Hứa đấy! 

In the way

IN THE WAY

Nếu như có cái gì đó “in the way” nghĩa là nó đang chắn đường, cản trở và gây bất tiện cho bạn (inconvenience)

Ví dụ: I can’t see the TV screen, my dog is in the way.

(The dog is standing between you and the TV, and blocking your view)

(Tôi không nhìn thấy màn hình TV, con cún của tôi nó đang che mất)

(Con chó đứng giữa bạn và TV, làm cản trở tầm nhìn của bạn)

 

Ví dụ: There’s not enough room for me to work at this table. Please move your books somewhere else; they’re in the way.

(The books are inconveniently occupying space on the table)

(Không có đủ chỗ cho tôi làm việc trên cái bàn này. Làm ơn mang sách của cậu ra chỗ khác đi, vướng quá!)

(Những cuốn sách đang chiếm chỗ ở trên bàn)

 

Nếu có ai đó cản đường, chặn bạn, hãy hét vào họ “Get out of the way!/Get out of my way!) (Biến đi! Xê ra!)…. hơi thô lỗ một chút nhưng đó cũng là cách để nói họ rời đi.

 

ON THE WAY

Ngược lại, cụm từ “on the way” lại diễn tả một cái gì đó nằm trên đường của bạn đến một điểm nào đó, nhưng lại mang tính thuận tiện (convenience)

Let’s stop at the supermarket on the way to work.

(Ghé vào siêu thị trên đường đi làm nhé.)

(Siêu thị nằm ở vị trí rất thuận tiện trên đường từ nhà bạn đến chỗ làm)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

That dish is a la minute! – Một số từ lóng tiếng Anh trong bếp nhà hàng.

Đã bao giờ bạn đi lạc vào bếp của một nhà hàng nói tiếng Anh chưa? Đó quả thật là một trải nghiệm cực kỳ cực kỳ thú vị mà chắc chắn bạn sẽ thấy hấp dẫn. Nhà bếp là một sự tương phản sống động với không gian sang trọng và yên tĩnh phía ngoài, nơi phục vụ các thực khách. Giống như lạc vào một dây chuyền sản xuất bận rộn và đồ sộ, bạn còn nghe thấy từ trong guồng máy đó những từ ngữ mà bạn biết chắc chắn rằng đó là tiếng Anh nhưng chưa chắc đã hiểu chúng mang ý nghĩa gì bất kể bạn đã học tiếng anh 10 hay 20 năm. Đơn giản vì đó là hệ thống những từ lóng rất riêng mà giới nhà bếp đã sáng tạo ra trong quá trình làm việc của họ và dần dần trở thành một thứ ngôn ngữ riêng. English4ALL không thể chuyên chở tất cả những từ ngữ ấy chỉ bằng một chuyến tàu hôm nay, nhưng biết đâu sẽ giúp bạn phần nào hết bỡ ngỡ với “thứ tiếng Anh trong tiếng Anh” của các đầu bếp.

Hãy thử đọc đoạn văn này:

Oh man, we had over 90 covers, two 12-tops, a bunch of four-tops, tons of VIPs. By nine, we were really cruising, totally slammed, had already 86’d striper and tatin. I was running the pass when this huge pick-up was happening, we were doing that really soigne risotto with chanterelles—a la minute you know? The pick-up time is like 20 minutes. I got this really green cook on sauté, fired her a 4 by 4 by 3, half a dozen more on order, but when we go to plate she’s short two fucking orders, so had to order fire two more on the fly, she was totally in the shit! We were so weeded! Food’s dying on the pass. The rail is jammed up with dupes. Thesalamander stopped working. My porter no-showed. I really thought we might go down.

Nếu bạn chưa bao giờ làm việc trong ngành nhà hàng thì đoạn văn viết bằng tiếng Anh này khác nào viết bằng tiếng Phạn. Thứ tiếng lóng của giới đầu bếp này rất khéo, hiệu quả, nhưng đôi khi cả một chút thô nữa, chúng gia tăng tính đoàn kết nơi làm việc nhưng sẵn sàng làm rối lòng những kẻ ngoại đạo.

ON THE LINE

Line là khu vực để đồ ăn đã chế biến xong, thường được xếp thành một hàng dọc. Nếu ai đó “on the line” tức là họ làm công việc sắp xếp đồ ăn để chuẩn bị đưa ra phục vụ khách, còn gọi là “a line cook”

RUNNING THE PASS

 “Pass” là khu vực mặt phẳng dài mà đồ ăn được lên đĩa đợi bồi bàn mang đi. Bếp trưởng hay các đầu bếp cao cấp “run the pass” là người chịu trách nhiệm đọc cho các đầu bếp biết họ sẽ phải chế biến món gì theo thứ tự. Họ vừa xem đơn, vừa kiểm soát tốc độ chế biến và nhịp độ công việc.

SOIGNE

Đọc là SWAN-YAY, có nghĩa là “elegant” trong tiếng Pháp, dùng để mô tả những món ăn hết sức hấp dẫn hoặc được trang trí bắt mắt.

A LA MINUTE

A la minute là từ tiếng Pháp của “in the minute” (một phút nữa!), đề cập tới những món ăn có thể làm ngay, chế biến ngay từ đầu đến cuối ngay sau khi món đó được gọi chứ không cần chuẩn bị trước

MISE

Short for mise en place (French for “everything in its place”), this term refers to all of the prepped items and ingredients a cook will need for his specific station, for one night of service. E.g., Chef: “Did you get all of your mise done?” Cook: “I just need to slice shallots for the vin(aigrette), chef, then I’m ready.”

Viết tắt của mise en place (tiếng Pháp nghĩa là “everything in its place” – mọi thứ đã sẵn sang), từ này đề cập tới tất cả những vật dụng và nguyên liệu mà một đầu bếp cần đều đã ở đúng vị trí cho một tối làm việc.

Ví dụ:

Bếp trưởng: “Did you get all of your mise done?” (Tất cả đồ của anh đã sẵn sàng chưa?)

Đầu bếp: “I just need to slice shallots, then I’m ready.”

(Em chỉ cần thái hành nữa là xong ạ)

12-TOP/4-TOP/DEUCE

12 Top là bàn dành cho 12 thực khách. 4 top là bàn bốn người, còn A “deuce” là bàn hai người.

NO SHOW

Một “no-show” là nhân viên bếp không có mặt để làm việc.

ON DECK/ON ORDER

Khi đơn đặt hàng được in ra từ máy in nhà bếp, đầu bếp “running the pass” (điều hành) sẽ đọc to để các đầu bếp biết họ có những gì “on deck/on order”, ví dụ “4 bò bít tết, 2 chim cút,…chuẩn bị (on order)” như vậy để các đầu bếp chuẩn bị tinh thần và xếp đặt những gì cần thiết để nấu món ăn.

FIRE

Khi bếp trưởng ra lệnh “Fire” hay “Pick-up” là một đầu bếp sẽ bắt đầu nấu một món nào đó. “Order fire” là khẩu lệnh nấu ngay một món nào đó vì chỉ có 1 món trên đơn.

Ví dụ “Fire, 2 jacket potato, 1 lamb” (Chạy, 2 khoai tây, 1 cừu!)

RUN THE DISH

Khi một món ăn đã sẵn sàng để mang ra phục vụ khách tại bàn, đầu bếp sẽ “run the dish” – chạy món.

DYING ON THE PASS

Dùng để chỉ những món ăn đã sẵn sàng để đem ra phục vụ khách nhưng bị để lại quá lâu bị nguội đi và kém ngon bởi vì bồi bàn quá chậm hoặc chưa mang ra kịp.

86’D

Khi nhà bếp hết một món nào đó, người ta gọi là “86’d”. Một món cũng có khi rơi vào cảnh “86’d” nếu như bếp trưởng không hài lòng với khâu chuẩn bị và tạm thời rút khỏi thực đơn. Trong một văn bản đầu tiên viết về  cách sử dụng từ này là ở quán bar Chumley khu trung tâm Mahattan.  Quán bar này có lối vào ở đường Pamela Court và lối ra ở 86 Bedford Street. Cảnh sát sẽ báo trước cho nhân viên quán biết về những cuộc kiểm tra, và bảo họ “86” khách hàng – cho khách hàng ra bằng cửa số 86.

THE RAIL/THE BOARD

Đây là ray kim loại chứa tất cả đơn gọi món mà nhà bếp thực hiện. Khi đơn được in ra, nó sẽ được gắn trên “the rail” hoặc “the board”. “Clearing the board” tưc là nhà bếp đã thực hiện xong hết đơn hang.

 

VIPS/PPX/NPR

Những từ này là viết tắt của “Very Important Person” (Khách quan trọng), “Persone Txtrodinaire,” và “Nice People Get Rewarded” được viết trên đơn gọi món để tất cả nhân viên tại nhà hàng sẽ ưu tiên hang đầu cho những thực khách này.

FLASH

Nếu một món ăn bị nấu chưa chin tới, đầu bếp sẽ “flash it” trong lò vi sóng từ 1-2 phút để hâm nóng, tang nhiệt độ.

SANCHO

Khi một anh chàng đầu bếp nào đó bị hắt xì hơi, một đồng nghiệp sẽ hô “SANCHO”. Đây là truyền thống của Mexico chỉ ra rằng có anh chàng Sancho hay Sancha gì đó đang ngoại tình với vợ bạn trong khi bạn đang đi làm. Đây là một trò đùa vui của cánh nhà bếp.

SHORT

Thiếu một thành phần nào đó hoặc một loại nguyên liệu

Ví dụ ““Dammit, I’m one meatball short!” (Chết tiệt, tôi thiếu một viên thịt rồi!)

“Lancaster fucking shorted us again on cream.” (Cái bọn Lancaster chết dẫm lại làm nhỡ kem rồi)

 

DUPE

Viết tắt của “duplicate”. Khi đơn gọi món được in ra ở trong bếp, chúng thường được in trên giấy có 2 hay 3 mã màu để đánh dấu món ăn. Điều này cho giúp cho người đang điều hành bếp (running the pass) theo dõi và gạch bỏ những món đã hoàn thành

Ví dụ: “Gimme that dupe, I gotta cross off the apps.”

(Đưa cái đơn đấy cho tớ, tớ phải gạch bỏ cái món này)

SOS

Viết tắt của “Sauce on the side” – để nước sốt bên cạnh.

ALL DAY

Đề cập tới tổng số món mà một đầu bế nấu được trong một ngày/một ca. Đó là hệ thốn phân hạng rõ giữa bếp trưởng và đầu bếp.”

WAXING A TABLE

Phục vụ chu đoá một bàn VIP.

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

The new highway ALLOWS them to go to downtown quicker? Nope, it ENABLES them. Phân biệt cách dùng Allow-Let-Permit và Enable

Đều mang nghĩa và đều được dịch là “cho phép” nhưng liệu các động từ trên còn có sự khác biệt nào nữa không? English4ALL hôm nay sẽ giải thích cho các bạn để không bao giờ phải lúng túng khi sử dụng các từ này nữa nhé.

Các động từ LET, PERMIT, ALLOW  đều mang nghĩa là “cho phép” (give permission) – đồng ý, chấp thuận cho ai đó làm việc gì. Tuy nhiên, trong đó, động từ Let là kém trang trọng  nhất (least formal) thường chỉ sử dụng khi nói chuyện với bạn bè.

Chỉ có một cấu trúc duy nhất: Let somebody Do something.

Let me explain it to you. (Để tớ giải thích cho cậu)

Let her go. (Để cô ấy đi đi)

I won’t let you make the same mistake. (Tôi sẽ không để cậu mắc sai lầm tương tự đâu)

Let me get you a drink. (Để tớ kiếm cho cậu cái gì uống)

Nhưng động từ LET lại bị bất lực ở thể bị động.

Bạn có thể nói :

My parent let me go out with her. (Bố mẹ cho tôi đi chơi với nàng)

Nhưng không thể nói

I am let to go out

 

Tuy nhiên, những gì Let không làm được thì ALLOW và PERMIT lại làm được; bởi lẽ ALLOW mang sắc thái trang trọng hơn LET, còn PERMIT thì là trang trọng nhất (most formal) trong số ba động từ trên. ALLOW và PERMIT được sử dụng cho cả thể chủ động và bị động.

Chúng ta có thể nói : ALLOW/PERMIT somebody TO DO something.

Ví dụ:

They don’t allow their children to go to the pub. (Họ không cho trẻ con vào quán bia đâu)

Their children are not allowed to go to the pub. (Trẻ con không được vào quán bia)

 

They don’t permit their students to wear jeans. (Họ không cho phép học sinh mặc đồ jeans)

The students are not permitted to wear jeans.(Học sinh không được phép mặc đồ jeans)

ALLOW VÀ PERMIT còn có thể sử dụng mà không cần một tân ngữ (Object) riêng

I don’t allow smoking in the bedroom. (Tôi không cho phép hút thuốc trong phòng)

They don’t permit putting up fences here. (Họ không cho dựng hàng rào ở đây)

 

ENABLE Động từ ENABLE không thể hiểu là sự cho phép của một ai đó để hành động diễn ra, mà là tạo cơ hội và điều kiện để một sự việc có thể được thực hiện, không phải nói về sự xin phép.

Cấu trúc: ENABLE SOMEBODY TO DO SOMETHING

The English For ALL site enables you to study English online. (makes it possible)

(Website English For ALL (cho phép/làm cho bạn có thể học tiếng Anh trực tuyến.

Website này không có quyền cho phép bạn học hay không học, nó chỉ là phương tiện và là cơ hội để bạn có thể học trực tuyến.

This visa will enable you to enter the country.

(Visa này cho phép bạn đi vào lãnh thổ/nhập cảnh)

– Thực ra visa này không phải là người quyết định cho bạn vào hay không vào một đất nước, nó chỉ là phương tiện, là chứng nhận cho phép bạn được làm việc đó. Hay nói cách khác là, nhờ có visa này, bạn được phép đi vào một đất nước.

Với ý nghĩa này, đôi khi allow có thể được sử dụng tương tự như enable.)

This position enabled/allowed me to learn a lot about customer service.

(Vị trí/chức vụ này cho phép tôi/cho tôi cơ hội học hỏi nhiều điều về dịch vụ khách hàng)

 

WRAP UP:

  1. LET somebody DO something  (LET =give permission: cho phép) informal – không trang trọng. No passive voice: Không dùng trong thể bị động.
  2. ALLOW somebody TO DO something (ALLOW = give permission: cho phép) more formal – trang trọng.
  3. PERMIT somebody TO DO something (PERMIT= give permission: cho phép) very formal – rất trang trọng.
  4. ENABLE somebody TO DO something (ENABLE = make it possible, authorise

Đừng bao giờ ngồi và lẩm bẩm  học “sau LET là động từ nguyên thể không TO”, hãy nghe bài hát này thôi.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA) 

If Thủy Tinh had arrived in time, he wouldn’t have been FA!!!!. Phân biệt cách dùng On time và In time

Chuyện xưa kể rằng, có một vị thần linh chỉ vì không đến kịp giờ mà không lấy được vợ, đến bây giờ sau biết bao nhiêu ngàn năm, thần vẫn phải sống cảnh FA chăn đơn gối chiếc, không có gấu. Thần chán đời không biết phải làm gì ngoài chuyện hô mưa gọi gió giải sầu cho qua ngày đoạn tháng, đặc biệt trong các dịp như Valentine hay Noel.

Will you advise me what is the best in the menu? Nope, I will RECOMMEND you. Phân biệt advise-recommend-suggest

Khi diễn tả ai đó nên – cần thiết làm một việc gì đó, tiếng Anh có tới hơn ba động từ để nói: advise, recommend, và suggest. Nhưng ba từ này liệu có thể được sử dụng để thay thế cho nhau? Giữa chúng có điều gì khác biệt? Đó là câu hỏi mà hôm nay English4ALL sẽ giúp bạn giải đáp, đi tìm sự khác biệt về ngữ pháp và cách sử dụng của những từ này!

 

1. ADVISE- ADVICE

– Dùng để chỉ ai đó nên làm gì hoặc nên ra một quyết định gì. Tuy nhiên, đáng lưu ý là người mà advise phải là người có chuyên môn (expertise – knowledge+skills), có kinh nghiệm (experience) hoặc có thẩm quyền (authority) để tư vấn về điều gì đó. Ví dụ, bác sỹ (doctor) có thể advise cho bệnh nhân (patient), nhân viên ngân hàng (banker) có thể advise cho khách hàng (client)……

Ví dụ: My GP advised me on my daily diet.

(Bác sỹ gia đình của tôi tư vấn cho tôi về chế độ ăn uống hàng ngày)

(*GP: A general practitioner (GP) is a medical practitioner who treats acute and chronic illnesses and provides preventive care and health education to patients. –GP: Bác sỹ gia đình ở Anh, bác sỹ đa khoa ở Việt Nam)

Để chỉ một lời khuyên, lời chỉ dẫn-tư vấn, người ta không thể nói an advice vì “lời khuyên” là không đếm được (uncountable) mặc dù trong tiếng Việt người ta thường nói “một lời khuyên”, thay vào đó, sẽ nói a piece of advice

Ví dụ: Can you give me a piece of advice on……….?

(Làm ơn cho tôi một lời khuyên về……..?)

* Có Advice(s) nhưng mang nghĩa khác, fresh/private advices là những thông tin, tin tức mới/riêng.

Notes: – to advise someone TO do sth: khuyên bảo ai đó làm gì

            – to advise someone ON sth: khuyên, tư vấn ai đó về cái gì, việc gì

            – to advise AGAINST sth: khuyên, tư vấn ai đó về cái gì, việc gì (thường là không nên làm) Ex: The doctor advised against smoking.

            – to give (a piece of ) advice (to someone): cho ai lời khuyên

            – take advice from someone: nghe lời khuyên của ai.

 

2. RECOMMEND- RECOMMENDATION

Recommend cũng dùng để chỉ ai đó nên làm gì, nên chọn cái gì tuy nhiên người mà recommend không cần phải có chuyên môn hay kinh nghiệm, đơn giản chỉ là anh ta tin rằng điều mà được recommend là lựa chọn tốt nhất, nên làm. Do đó, recommend có thể được sử dụng trong nhiều tình huống (situations) và mối quan hệ (relationships)

Ví dụ: George had recommended some local architects.

(George đã giới thiệu một vài kiến trúc sư ở trong vùng.

Có thể George không cần phải là người có chuyên môn, kiến thức về kiến trúc, anh ta đơn giản chỉ tin rằng những kiến trúc sư mà anh ta giới thiệu là những người tốt nhất, phù hợp nhất)

Nếu không sử dụng động từ recommend, người ta thường hay sử dụng cụm danh từ put forward recommendation(s) để thay thế. Khác với advice, recommendation lại là danh từ đếm được (countable)

Ví dụ: Members put forward their own recommendations at an association committee meeting

(Các thành viên đã đưa ra các khuyến nghị riêng của họ trong phiên họp của ban điều hành hiệp hội)

Notes: Recommend sth: Giới thiệu, gợi ýcái gì

–       Recommend that someone do sth: giới thiệu, ai đó làm gì

–       Recommend (doing): gợi ý làm việc gì

–       Make/put forward recommendation: đưa ra giới thiệu, khuyến nghị.

 

3. SUGGEST- SUGGESTION

Về ý nghĩa, suggest tương tự như recommend, đều mang ý giới thiệu, gợi ý ai đó nên làm gì, có điều suggest luôn đi kèm với một lựa chọn cụ thể, một gợi ý của cá nhân người suggest; đơn giản là đưa ra một ý kiến, một lựa chọn để được xem xét, cân nhắc.

Ví dụ: My brother suggested a Vietnamese restaurant for dinner tonight. What do you think?

(Ông anh tớ gợi ý một nhà hàng Việt Nam cho bữa tối nay. Cậu nghĩ sao?)

Notes: suggest sth: Giới thiệu, gợi ý cái gì

–       suggest that someone do sth: giới thiệu, ai đó làm gì

–       suggest (doing): gợi ý làm việc gì

–       make a suggestion (for sth): đưa ra gợi ý

–       at my suggestion: theo gợi ý của tôi (hay đứng đầu câu, thay cho I suggest)

 

WRAP UP

–       Advise: là chỉ dẫn ai đó nên làm gì dựa trên chuyên môn, kinh nghiệm hoặc thẩm quyền.

–       Recommend: là giới thiệu, gợi ý nên làm gì, chọn gì dựa trên niềm tin, cảm quan cá nhân (tin rằng đó là lựa chọn tốt, thích hợp)

–       Suggest: là gợi ý, giới thiệu luôn đi kèm với một lựa chọn, phương án cụ thể.

–       Trong cấu trúc suggest/recommend someone DO sth, động từ sẽ luôn là nguyên thể vì đây là thức giả định (the subjunctive mood).

Ví dụ: My friend wants to lose weight, so I suggested that she join a gym

NOT: I suggested she JOINED/JOINS a gym

NOT: I Suggested her TO join a gym

(Cô bạn tớ muốn giảm cân, vậy nên tớ gợi ý nó nên tham gia một câu lạc bộ thể dục)

Bây giờ bạn đã tự tin khi sử dụng Advise, Suggest, và Recommend trong các tình huống thực tế chưa? Test thử với bài quiz phía dưới nhé.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

[WATU 3]

LTD, JSC, or PLC? Phân biệt các từ chỉ loại hình công ty trong Tiếng Anh: LTD- JSC-PLC?

Có thể một lúc nào đó bạn bắt gặp trên các biển hiệu trên phố, đọc đâu đó trong các tờ báo những từ viết tắt như Ltd, J.S.C, hay Plc, đằng sau tên gọi của các công ty, các tổ chức kinh doanh. Bạn có biết ý nghĩa của những từ viết tắt đó không và có khi nào bạn bối rối không phân biệt được thế nào là một Ltd, một Plc. Hãy bối rối thêm vài giây nữa đi bởi vì sau “chuyến tàu” ngày hôm nay của English4ALL, bạn sẽ không bao giờ còn phải lúng túng khi bắt gặp những từ đó nữa.

 

LTD là gì?

Ltd. hay LLC. là từ viết tắt của Limited Liability Company – chỉ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Mô hình kinh doanh vừa và nhỏ. Ở Anh, 99% các công ty theo mô hình Ltd.

Sở dĩ gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là vì các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Là mô hình công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong công ty TNHH rất hạn chế, khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.

Nếu chỉ có duy nhất một tổ chức hoặc cá nhân là chủ sở hữu của công ty thì sẽ được gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Và một công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép có quá 50 thành viên.

Tổ chức lãnh đạo cao nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn là Hội đồng thành viên

JSC là gì?

JSC là từ viết tắt của Joint Stock Comapany –chỉ loại hình công ty cổ phần, số lượng chủ sở hữu tối thiểu phải là 3, có thể là pháp nhân hay thể nhân. Vốn góp được chia thành những phần bằng nhau được gọi là cổ phần (share) và người góp vốn được gọi là cổ đông (shareholder).Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu (stock). Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.

Quyền lực cao nhất trong mô hình công ty cổ phần thuộc về Đại hội cổ đông (Annual  General Meeting)– phiên họp thường kỳ của tập thể các cổ đông, có thể được tổ chức hàng năm. Và trong các đại hội này, người ta bầu ra Hội đồng quản trị (Board of Director) để điều hành công ty. Một trong những lợi thế lớn của mô hình công ty cổ phần (Jsc.) là Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;

PLC là gì?

PLC là từ viết tắt của Public Limited Company, hay gọi tắt là Public Company là mô hình Công ty đại chúng. Đây là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (stock exchange)  hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán. Tùy từng nước có thể có định nghĩa cụ thể hơn về công ty đại chúng. Cụ thể, tại Việt Nam, một công ty cổ phần (Jsc.) muốn trở thành một công ty đại chúng (Plc.) phải đảm bảo được một trong ba điều kiện sau đây theo Luật Chứng Khoán:

  • Đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.
  • Có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
  • Có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Cơ quan có thẩm quyền công nhận một công ty là công ty đại chúng tại Việt Nam là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Nét đặc trưng của các công ty đại chúng là có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư, do đó đặt ra yêu cầu quản trị công ty như là yếu tố khác biệt với vấn đề quản lý công ty. Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.

Thông thường, công ty cổ phần (Jsc.) chỉ có thể trở thành công ty đại chúng (Plc.) sau khi đã tiến hành chào bán công khai công khai cổ phiếu lần đầu cho công chúng – IPO (initial public offering).

 

Bạn có biết

  • Ở Anh, để thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn cực kỳ đơn giản, nếu đăng ký online chỉ mất 48h và tốn £15 (khoảng 500 ngàn tiền Vietnam) thành toán qua thẻ tín dụng hoặc Paypal (paid by debit or credit card or Paypal). Nếu đăng ký qua bưu điện mất khoảng 8-10 ngày và tốn £40 – trả bằng séc (cheque0 cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Anh gọi là ‘Companies House’ – tương đương với Phòng đăng ký Kinh doanh trực thuộc các Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh thành ở Việt Nam). Còn nếu muốn đăng ký và nhận kết quả ngày trong ngày thì tốn £100 với điều kiện hồ sơ được nộp trước 3h chiều.
  • Trong khi ở Vietnam, các công ty đại chúng do Uỷ ban Chứng khoán nhà nước quản lý thì ở Mỹ, lại do Tổng chưởng lý (State Attorney General – Bộ trưởng Bộ Tư Pháp), ở Anh là Cục quản lý doanh nghiệp (Companies House) chịu trách nhiệm.
  • Ba công ty lớn nhất thế giới năm 2014 theo xếp hạng của Forbes lần lượt là ba ngân hàng của Trung Quốc, trong đó dẫn đầu là một Ltd: ICBC (Ngân hàng công nghiệp và thương mại Trung Quốc) sau đó là Ngân hàng Xây Dựng và Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, trong khi Apple chỉ đứng thứ 15 trong danh sách xếp sau tập đoàn ngân hàng HSBC của Anh
  • Hoàng Huy.
    Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

Actually, Really hay In fact?

 

Actually, Really và In fact đều là những từ thường gặp trong giao tiếp hàng ngày, hay được sử dụng để nhấn mạnh tính chất thật – thực sự của sự việc. Hiểu mơ hồ sự tương đồng giữa các từ này đôi khi làm bạn bối rối khi sử dụng hoặc sử dụng không chính xác mà không biết. Tuần này, tàu EFA dừng ở ga Stop-Confusing (Thôi đừng phân vân) sẽ cung cấp cho các bạn vài lưu ý nhỏ về sự khác biệt giữa những từ này nhé.

Mastering English terms in UNCLOS – Phân biệt các thuật ngữ Tiếng Anh trong Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).

Cả tháng nay đất nước sục sôi khi hướng về Biển Đông thân yêu đang có bóng dáng của kẻ xâm lược. Báo đài ra sức tuyên truyền, sĩ phu đua nhau chém gió, tuy nhiên thật khó để nó rằng tất cả toàn dân Việt Nam đã nắm vững tất cả những thuật ngữ pháp lý về biển đã được quy định trong UNCLOS. Chúng ta muốn đòi lại trước hết chúng ta phải biết rõ chúng ta có những gì và có đến đâu. English4ALL không phải là tàu chiến để có thể đâm thẳng vào quân thù, nhưng sẵn sàng là tàu thông tin tri thức để đâm thẳng, đâm mạnh mẽ vào những gì chưa biết của chính chúng ta.

Chuyến tàu EFA thứ 2 hướng về ga Stop Confusing tuần này là một chuyến tàu như thế. Hãy cùng làm chủ những thuật ngữ quan trọng này bằng tiếng Anh để cùng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước chúng ta, các bạn nhé!

UNCLOS Truong Sa

Gần đây báo đài đưa tin nhiều về việc Việt Nam chuẩn bị kiện Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Nếu như một kẻ nào đó, ăn cắp cái gì của ta, pháp luật nước ta sẽ sử dụng Bộ luật hình sự để xét xử nó. Vậy nhưng, nếu có kẻ nào ăn cướp cả vùng biển của ta, ta cần phải sử dụng luật nào để giải quyết đây?

Một trong số đó là UNCLOS.

 

UNCLOS là gì?

UNCLOS là viết tắt của United Nations Convention on Law of the Sea – UNCLOS: Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Một số người chống đối thì gọi là Hiệp Ước Luật Biển. (Sự khác biệt về Công ước, Hiệp ước, Minh ước, Thỏa ước sẽ được đề cập trong một chuyến tàu khác của EFA). UNCLOS là kết quả của Hội nghị (conference) về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 và bắt đầu có hiệu lực (came into force) vào ngày 16/11/1994. Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994, cho đến ngày 20 tháng 9 2013, có 166 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Riêng Mỹ chưa tham gia vì thấy chưa có lợi về an ninh và kinh tế. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc không có vai trò hoạt động trong việc thi hành Công ước này. Tuy nhiên các tổ chức liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime Organisation), Ủy ban Cá voi Quốc tế và Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế được Công ước này thành lập lại có một vai trò trong việc thực thi Công ước

 

UNCLOS nói những gì?

 

UNCLOS bao gồm rất nhiều điều khoản (provisions) trong đó những điều khoản quan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo (archipelagic status), và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán (jurisdiction) thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu (seabed), chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp (dispute).

Công ước đặt ra giới hạn cho nhiều khu vực, tính từ một đường cơ sở  (baseline) được định nghĩa kỹ càng. (Thông thường, một đường biển cơ sở chạy theo đường bờ biển (coastline) khi thủy triều xuống, nhưng khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển rất không ổn định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở.

 

Các thuật ngữ quan trọng trong UNCLOS

Phân biệt các thuật ngữ trong UNCLOS

Dựa trên đường cơ sở, có thể xác định được các khu vực dưới đây.

1. Vùng nội thủy (Internal waters)

Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy (waterways) ở bên trong đường cơ sở phía đất liền. Tại đây, quốc gia ven biển (coastal nation) được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài (foreign vessels) không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.

 2. Lãnh hải (Territorial waters)

Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý (nautical mile – 12 hải lý tương đương 22 km – 14 dặm Anh). Tại đây, quốc gia ven biển (coastal state) được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” (innocent passage) mà không cần xin phép nước chủ nhà. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng “không gây hại”. Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc “qua lại không gây hại” này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.

3. Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous waters)

Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp (enforce laws) của mình đối với 4 lĩnh vực: hải quan (customs), thuế vụ (taxation), nhập cư (immigration), và chống ô nhiễm môi trường (pollution).

4. Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zones) (EEZs)

Rộng 200 hải lý (tương đương 370 km hoặc 230 dặm Anh) tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền (sole rights) trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột (clashes) về quyền đánh cá, tuy nhiên từ năm 1947, khi mỏ dầu ngoài khơi vịnh Mexico (Gult of Mexico) thành công và từ năm 1970 khi công nghệ cho phép khai thác dầu mỏ ở vùng biển sâu 4000m, vấn đề dầu mỏ trở nên nóng bỏng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm (submarine pipes) và cáp ngầm (submarine cables).

5. Thềm lục địa (Continential Shelf)

Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý (650 km), không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.

UNCLOSWrap-up

OK! It’s time to revise by answering following questions:

1. Chinese oil-rig HD 981 is inside Vietnam’s………………It is a serious violation of Vietnamese sovereign rights.

A. Internal waters

B. Territorial waters

C. Exclusive Economic Zone (EEZ)

D. Contiguous Zone

E. Continental Shelf

 

2. Is it legal if China lays an oil pipe from its Hainan island to connect to another country (for example: Philippines) across Vietnam waters?

A. Yes

B. No

 

Please answer in your comments below.

 

Bạn có thể đọc toàn văn UNCLOS đọc tại đây (Tiếng Anh).

 

Bạn có biết?

  • Một quốc gia không có biển (ví dụ như Lào) tiếng Anh gọi là “a landlocked country”. Theo UNCLOS, những nước này được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.
  • Trước khi có UNCLOS 1982, từ cuối thế kỉ 18 người ta đã từng xác định chiều rộng lãnh hải dựa trên quan điểm “Quyền lực của một quốc gia có biển chấm dứt ở nơi sức mạnh đạn pháo kết thúc!” của thẩm phán người Hà Lan Bynkershock,  và thời đó lãnh hải của một quốc gia thường là …….3 hải lý, tương đương với tầm bắn xa nhất của đạn pháo. Vùng biển ngoài lãnh hải 3 hải lý đó thuộc về chung tất cả các quốc gia trên thế giới.
  • Đã có tiền lệ khi một tòa án Biển được thành lập dựa trên UNCLOS ngày 20/09/2007 để giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai quốc gia Guyana và Suriname. Việt Nam ơi! Chờ gì nữa???