Spending time flirting her just brings me Dead Sea fruits. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ Trái cây(Fruits)

 

Muà hè không chỉ mang lại nắng vàng, gió mát và những kỳ nghỉ hấp dẫn, đây còn là mùa đơm hoa kết trái. Rất nhiều loại trái cây chọn mùa hè để ra đời. Và quả thật, thế giới của con người không bao giờ có thể tách rời khỏi trái cây. Thật đấy, tất cả chúng ta đều ra đời từ một trái táo bị ăn trộm trong vườn Eden, chúng ta biết nhiều hơn về thế giới nhờ một quả táo rụng vào đầu Issac Newton, và bây giờ chúng ta sẽ cảm thấy thiếu thốn nếu vắng bóng quả táo của Steve Job. Và tiếng Anh cũng mang trong mình nhiều thành ngữ về trái cây mà ta không thể không biết. English4ALL sẽ đưa bạn đến ga của ngày thứ Ba để học những thành ngữ đó nhé. All aboard!!!!

 

1. Trái cây thường được coi là biểu tượng của thành quả, kết tinh cho một quá trình, một sự cố gắng.  Một cái cây ra trái và một kế hoạch, ý định đem lại kết quả thì tức là chúng đều đã “bear fruits

Ví dụ: Our apple tree didn’t bear fruit this year.

(Năm nay cây táo nhà tôi không cho trái)

 

We’ve had many good ideas, but none of them has borne fruit.

(Chúng tôi có nhiều ý tưởng hay, nhưng rồi không có cái nào đem lại kết quả hết)

 

Người còn dùng “fruits of one’s labor(s)” để chỉ thành quả lao động

Ví dụ: English For ALL is the fruit of my labour.

(English For ALL là thành quả lao động của tôi)

 

2. Ngày xưa ông tổ Adam đã ăn “forbidden fruit” và tạo ra chúng ta, còn ngày nay nếu chúng ta ăn “forbidden fruit” rất có thể sẽ phải vào tù hoặc bị lên án, bởi vì “forbidden fruit” không chỉ mang nghĩa là trái cấm, mà còn là biểu tượng của điều gì đó phi pháp hoặc phi đạo đức.

Ví dụ:. The boy watches that program only when his parents are out. It’s forbidden fruit.

(Thằng cu con chỉ xem chương trình đó khi bố mẹ nó đi vắng. Nó bị cấm)

Còn nếu điều gì đó bị coi là “the bitter fruits” tức là nó là một kết quả không mong đợi. Trái đắng mà!

Ví dụ: Hyperinflation and deficit are the bitter fruits of an inefficient fiscal policy.

(Lạm phát phi mã và thâm hụt ngân sách là trái đắng của một chính sách tài khoá kém hiệu quả)

 

3.  Nếu bạn là “gà” trong chuyện mua bán, ai gạ gì mua nấy, thì bạn là một “low-hanging fruit” chính hiệu.

Ví dụ: People who always want to be the first to buy something, they’re low-hanging fruit for this product.

(Ai cũng muốn là người đầu tiên mua cái gì đó, họ chính là ”chuột bạch” cho sản phẩm này.)

 

4. Hôm qua trên đường đi làm, mình thò tay hái trộm một quả táo trong vườn nhà ông hàng xóm, ngon hơn hẳn loại bán ngoài siêu thị. Thật đúng là “stolen fruit is sweetest/Stolen pleasures are sweetest” (Quả ăn trộm là quả ngọt nhất). Câu thành ngữ này còn có ý: những điều lén lút, bị cấm đoán thường thú vị.

Ví dụ: To judge from the number of his extramarital affairs, John must believe that stolen pleasures are sweetest.

(Từ những vụ ngoại tình của anh ta mà nói, John quả thật đã tin rằng của ăn vụng là của ngon.)

5. Có một huyền thoại kể rằng có loại táo được trồng bên bờ biển Chết (Dead Sea), trông rất đẹp nhưng nếu bị chạm vào, chúng sẽ ngay lập tức biến thành tro bụi (ashes). Từ đó những điều mà tốn công tốn sức nhưng không mang lại kết quả sẽ được gọi là “Dead Sea fruits”

Ví dụ: I spent 4 years learning Chinese at university, but I got Dead Sea fruits.

(Tôi học tiếng trung 4 năm trong trường đại học, nhưng rồi công cốc.)

6. Nếu  một ngày bạn chán gọi các con của bạn là “children”, hãy thử gọi là “the fruit of my loins”  xem sao

Ví dụ:

The fruit of my loins you may be, but that doesn’t mean I have to look after you all my life!

(Mày là con tao, nhưng không có nghĩa là tao phải chăm cho mày cả đời nghe chưa!!!!)

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Bear fruit/fruits of one’s labour Forbidden juice
Forbidden fruit stolen fruit is sweetest
Low-hanging Dead Sea fruits
the fruit of my loins  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Sapa is the name of a town. So is Spa” – Nguồn gốc từ Spa.

Spa

Spa và Sapa đều giống nhau?

Đúng đấy, bạn không đọc nhầm đâu. Sapa và Spa giống nhau ở chỗ đều là tên gọi của những thị trấn (town) nghỉ dưỡng nổi tiếng  một ở tỉnh Lào Cai của Việt Nam và một nằm trong thung lũng của dãy núi Ardennes, tỉnh Liege, Vương Quốc Bỉ (Belgium). Tên gọi của thị trấn Spa có từ thời La Mã, khi ấy được gọi là Aquae Spadanae, đôi khi bị đọc chệch thành từ “spargere” trong tiếng Latin nghĩa là làm cho ẩm ướt (moisten). Từ thời Trung Cổ (Medieval Times), các bệnh do thiếu sắt (iron deficiency) được chữa trị bằng các uống nước suối có chứa chất sắt (chalybeate spring water). Người Bỉ thời đó rất nổi tiếng với những suối nước nóng (spas) được cho là có tác dụng chữa bệnh (healing properties). Vào thế kỉ thế 18, thi trấn Spa trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết nhờ có rất nhiều quý tộc Châu Âu đến thăm (European aristocracy) vì nơi đây bắt đầu xuất hiện nhiều sòng bạc lớn (casino).

Bức phù điêu tại thị trấn Spa, Vương Quốc Bỉ. Nơi khởi nguồn của từ Spa.
Bức phù điêu tại thị trấn Spa, Vương Quốc Bỉ. Nơi khởi nguồn của từ Spa.

Ở Anh vào thế kỉ thứ 16, ý tưởng về việc chữa bệnh bằng tắm nước nóng của người La Mã đã trở lại ở những thành phố như Bath (Không phải từ Bath bắt nguồn từ tên thanh phố này đâu nhé). Vào năm 1596, ngài William Slingsby, người đã từng đến thị trấn Spa của Bỉ (ông ấy gọi là Spaw) đã khám phá một suối khoáng nóng có chứa sắt ở vùng Yorkshire. Ông đã cho xây dựng một giếng khép kín (an enclosed well) gọi là Harrogate – khu nghỉ dưỡng đầu tiên của Anh có nguồn nước uống có khả năng chữa bênh. Bác sỹ Timothy Bright sau khi khám phá ra nguồn suối khoáng thứ 2, The English Spaw đã bắt đầu sử dụng từ Spa trong những ghi chép chuyên môn của mình. Từ đó từ Spa mang ý nghĩa như ngày nay.

Spa - Bath City

Một Spa La Mã còn đến ngày nay tại thành phố Bath, Anh.
Một Spa La Mã còn đến ngày nay tại thành phố Bath, Anh.

Còn có một giả thuyết khác cho rằng, từ Spa bắt nguồn từ Salus per Aqua nghĩa là Khỏe mạnh nhờ nước (Health through water). Tuy nhiên không có nhiều ghi chép lịch sử chứng minh điều này.

Bạn có biết?

–        Thị trấn Spa của Vương Quốc Bỉ không chỉ là bắt nguồn cho từ Spa mà còn là nơi tổ chức cuộc thi sắc đẹp đầu tiên (the first modern beauty pageant) của thế giới hiện đại vào năm 1888 và giải đua xe Belgian Grand Pix vào năm 2004.

–        Spa ngày nay không còn đơn giản là một dòng suối khoáng nóng nữa mà còn là một ngành công nghiệp khổng lồ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, ngành Spa đã có doanh thu 16 tỷ USD và tạo việc làm cho 339.000 người cho đến hết năm 2012.

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Town (n)
  2. Belgium (prop n)
  3. Moisten (v)
  4. Medieval Times
  5. Iron deficiency (n)
  • Chalybeate spring water (n)
  • healing properties (n)
  • European aristocracy (n)
  • an enclosed well (n)
  • Health through water

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA) 

Haven’t you laughed yet 1? – Bạn đã cười chưa 1?

The child and his mother:

A curious child asked his mother: “Mommy, why are some of your hairs turning grey?”

The mother tried to use this occasion to teach her child: “It is because of you, dear. Every bad action of yours will turn one of my hairs grey!”

The child replied innocently: “Now I know why grandmother has only grey hairs on her head.”

Wrong email address:

A couple going on vacation but his wife was on a business trip so he went to the destination first and his wife would meet him the next day.

When he reached his hotel, he decided to send his wife a quick email.

Unfortunately, when typing her address, he mistyped a letter and his note was directed instead to an elderly preacher’s wife whose husband had passed away only the day before.

When the grieving widow checked her email, she took one look at the monitor, let out a piercing scream, and fell to the floor in a dead faint.

At the sound, her family rushed into the room and saw this note on the screen:

Dearest Wife,
Just got checked in. Everything prepared for your arrival tomorrow.

P.S. Sure is hot down here.

Will’s experience at the airport:

After his return from Rome, Will couldn’t find his luggage in the airport baggage area. He went to the lost luggage office and told the woman there that his bags hadn’t shown up on the carousel.

She smiled and told him not to worry because they were trained professionals and he was in good hands.

Then she asked Will, “Has your plane arrived yet?”

Clever kids:

A police officer found a perfect hiding place for watching for speeding motorists.

One day, the officer was amazed when everyone was under the speed limit, so he investigated and found the problem.

A 10 years old boy was standing on the side of the road with a huge hand painted sign which said “Radar Trap Ahead.”

A little more investigative work led the officer to the boy’s accomplice: another boy about 100 yards beyond the radar trap with a sign reading “TIPS” and a bucket at his feet full of change.

Mouthology:

A Professor was traveling by boat. On his way he asked the sailor:

“Do you know Biology, Ecology, Zoology, Geography, physiology?

The sailor said no to all his questions.

Professor: What the hell do you know on earth. You will die of illiteracy.

After a while the boat started sinking. The Sailor asked the Professor, do you know swiminology & escapology from sharkology?

The professor said no.

Sailor: “Well, sharkology & crocodilogy will eat your assology, headology & you will dieology because of your mouthology.

Captain:

A navy captain is alerted by his First Mate that there is a pirate ship coming towards his position. He asks a sailor to get him his red shirt.

The captain was asked, “Why do you need a red shirt?”

The Captain replies, “So that when I bleed, you guys don’t notice and aren’s discouraged.” They fight off the pirates eventually.

The very next day, the Captain is alerted that 50 pirate ships are coming towards their boat. He yells, “Get me my brown pants!”

Elephant:

The class teacher asks students to name an animal that begins with an “E”. One boy says, “Elephant.”

Then the teacher asks for an animal that begins with a “T”. The same boy says, “Two elephants.”

The teacher sends the boy out of the class for bad behavior. After that she asks for an animal beginning with “M”.

The boy shouts from the other side of the wall: “Maybe an elephant!”

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Radio Log 4: Cần biết bao nhiêu từ để có thể sử dụng tiếng Anh hiệu quả?

Chào các bạn, vậy là chúng ta lại gặp lại nhau sau một tuần học tập và làm việc trong chuyên mục Trò chuyện cuối tuần trên English For ALL. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi một câu hỏi mà mình tin rằng rất nhiều người học tiếng Anh trên thế giới đang đặt ra, đó là: Tôi cần phải biết bao nhiêu từ để có thể sử dụng hiệu quả tiếng Anh???

Câu hỏi này thực sự rất quan trọng đối với bản thân người học tiếng Anh.

Từ vựng là nguyên liệu quan trọng nhất trong ngôn ngữ,cũng giống như cần có mía để làm ra nước mía; cần có nho để làm ra rượu vang, và cần người phụ nữ để tạo ra gia đình. Không có từ vựng là không có ngôn ngữ. Nói một cách vui vui, học tiếng Anh cũng giống chơi……..xếp hình. Trước hết chúng ta cần phải có cái để mà xếp, đó là những mảnh ghép, và những mảnh ghép đó chính là từ vựng, quy tắc và cách chúng ta xếp đặt những mảnh ghép đó như thế nào để tạo ra bức tranh, đó chính là ngữ pháp, và cuối cùng tốc độ và mức độ thành thạo của chúng ta trong việc ghép hình chính là kỹ năng. Học bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều phải học đều và cân bằng giữa ba yếu tố đó, tuy nhiên trong đó, từ vựng được coi là quan trọng hơn cả. Vì một người thợ xây dù kỹ năng điêu luyện đến mấy, xây nhanh đến mấy mà không có gạch thì cũng thể xây nên một căn nhà bằng niềm tin và hi vọng được.

Câu hỏi đặt ra là trong tiếng Anh có bao nhiêu từ và chúng ta cần phải biết tối thiểu bao nhiêu từ để có thể giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh, và quan trọng nhất, đó là những từ nào trong từ điển của bạn???

Và chúng ta sẽ trả lời từng phần một của câu hỏi ấy.

Theo bạn, trong tiếng Anh chính xác là có tất cả bao nhiêu từ? 2 triệu? 5 trăm ngàn? 2 trăm ngàn hay 60 ngàn từ? Thực tế, ngôn ngữ và dân số giống nhau ở một điểm: chúng ta tuyệt nhiên không thể thống kê con số chính xác tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, trong tiếng Anh lại còn khó hơn ở chỗ, xác định tiêu chí thế nào là một từ thuộc về tiếng Anh là một vấn đề mà các nhà ngôn ngữ học và từ điển học chưa thể thống nhất được. Bởi vì, với tính chất là một ngôn ngữ quốc tế, tiếng Anh là một kẻ vay mượn (borrower) ngoại hạng. Nó vay hơi bị nhiều từ tiếng Pháp trong lĩnh vực ẩm thực, vay vô số từ gốc Latin trong ngành luật pháp, vây không ít từ tiếng Nhật trong các môn võ thuật…..Chưa kể các từ long, các chữ viết tắt, các từ địa phương.  Và chưa kể mỗi ngày, có đều có hàng loạt từ mới ra đời. Người ta thống kê được rằng hiện nay cứ 98 phút lại có một từ mới được tạo ra trong tiếng Anh, và trong một ngày có tổng cộng 14,7 từ mới hình thành. Đồng thời, có những từ vì quá ít được sử dụng, xưa cũ và lỗi thời, cũng bị loại khỏi vòng chiến đấu và trở thành từ chết.

Tuy nhiên nếu cần một con số thì chúng ta cũng có những con số biết nói. Bộ từ điển Oxford đầy đủ nhất và gần đây nhất bao gồm 20 tập có chứa tới 171.476 từ đang được sử dụng, và 47.156 từ đã chuyển thành tử sĩ. Quá nửa con số này là danh từ, một phần tư là tính từ, một phần bảy là động từ, và phần còn lại những từ loại khác (giới từ, thán từ, liên từ……). Như vậy có thể thấy rằng tiếng Anh được ước lượng là khoảng 250 ngàn từ không tính những thuật ngữ chuyên ngành mà từ điển này không bao quát hết được hoặc từ mới chưa cập nhật; 20% số này là từ chết, không còn tham gia giao thông được nữa. Nếu đếm hết và tính cả, sẽ có tới 750 ngàn từ.

Global Language Monitor – một chuyên trang nghiên cứu về các xu hướng ngôn ngữ thì còn đưa ra một con số khủng hơn, họ cho rằng tiếng Anh có khoảng 1.025.109.8 đơn vị từ tính đến 01/01/2014. Trong khi Google và một nghiên cứu của trường đại học Havard cũng chơi trội không kém khi công bố một con số tương đương đó là 1.022.000 từ.

Tuy nhiên, dù có bao nhiều, 200 ngàn hay 1 triệu từ tiếng Anh thì cũng chỉ có một điều chắc chắn là chúng ta mãi mãi không thể học hết và nhớ hết được những con số khủng đó vì bộ nhớ con người là có hạn, do đó chúng ta buộc phải đi đến một giải pháp đó là chọn lọc từ để học.

Trong quá trình học tập và giảng dạy tiếng Anh, mình đã quan sát thấy một thói quen rất xấu trong cách dùng từ tiếng Anh của một số người Việt. Họ thường có xu hướng sử dụng những từ quá hoành tráng, loằng ngoằng và khó hiểu. Thật ra họ chẳng hiểu kỹ về những từ đó, nhưng vì tra từ điển Việt Anh, thấy nó viết vậy, họ bê nguyên vào và vô tư sử dụng một cách rất máy móc. Mình nhớ một lần có một cô bạn cũ, cũng là người được đào tạo về tiếng Anh, cô ấy chia sẻ một status trên Facebook về chuyện tối qua không ngủ được, thay vì đơn giản nói là I cannot sleep last night, thì cô ấy lại dùng một cái từ chết tiệt nào đó, lạ hươ lạ hoắc đại ý là “hội chứng thiếu ngủ”. Mình hỏi một người bạn Anh xem nó có hiểu cái status tiếng Anh của cô bạn kia viết gì không? Và nhận được một cái lắc đầu. Thật vậy, có quá nhiều người Việt chúng ta đang lãng phí tài nguyên bộ nhớ, trí óc có hạn của mình đã học những từ mà có khi cả đời bạn những từ chẳng bao giờ dùng đến, hoặc nếu có dùng thì có khi đến người Anh cũng chẳng hiểu. Cũng giống như chúng ta thôi, chúng ta là người Việt nhưng đôi khi hỏi chúng ta những từ tiếng Việt quá chuyên sâu về một ngành nào đó, ví dụ như tim mạch chẳng hạn, chắc chúng ta cũng chẳng biết. Bộ nhớ con người cũng như cái dạ dày, đều bé nhỏ trong khi có quá nhiều thứ cần phải tiếp thu, vậy thì chúng ta cần phải biết bao nhiêu từ đây để có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.

Các bạn đang chờ một con số phải không? Và tất nhiên, mình sẽ đưa cho các bạn một con số chính xác đến hàng đơn vị: chúng ta cần phải làm chủ được 1510 từ để có thể cơ bản tự tin nghe nói đọc viết bằng tiếng Anh.

Thật bất ngờ phải không, đó ít hơn nhiều so với hình dung của các bạn đúng không? Tại sao lại là 1510 từ chứ không phải là một con số khác. Vì đó là số lượng từ cơ bản trong VOA Word Book mà VOA – Đài  tiếng nói Hoa Kỳ đã nghiên cứu và liệt kê để đảm bảo rằng nếu người nghe nắm được những từ đó, họ cơ bản có thể hiểu được nội dung của bản tin tiếng Anh đọc chậm VOA Special English.

Đó là những từ cơ bản bao quát mọi mặt các lĩnh vực đời sống xã hội đã được chắt lọc và tóm tắt lại.

Danh sách chi tiết của VOA Word Book đã được English4ALL biên soạn lại, các bạn có thể download từ đường link ở dưới bài.

Oxford – nhà phát hành từ điển tên tuổi của Anh thì đưa ra con số 3000 từ, trong khi Longman lại cần tới 5000 từ.

Tuy nhiên, sau khi đã nghiên cứu cả 3 Word book trên mình cho rằng VOA là sự lựa chọn tốt nhất.

Và chính những từ trong các word book trên là nền tảng của Plain English, hay mình quen gọi là Tiếng Anh Đơn Giản hay Tiếng Anh tường mình. Đó là thứ tiếng Anh mà bạn có thể dùng những từ đơn giản để biểu đạt những khái niệm, những ý tưởng phức tạp hơn theo cách dễ hiểu nhất, dễ hiểu đến mức là người nói tiếng Anh ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có thể hiểu được. Biết những từ này, bạn có thể định nghĩa được những từ khác bằng chính tiếng Anh. Plain English loại bỏ tất cả những quy tắc không cần thiết và lạc hậu, hạn chế dung từ khó, phức tạp, không dùng tiếng lóng, thành ngữ, thuật ngữ….. để làm cho tiếng Anh trở nên thực sự đơn giản và dễ sử dụng. Những người thực hiện English4ALL rất chú trọng quảng bá cho loại hình tiếng Anh này, vì bất kỳ ai học và sử dụng tiếng Anh đều phải đi qua ngưỡng cửa này trước khi đi tiếp đến những trình độ cao hơn.

Nhiều người cho rằng học tiếng Anh là phải biết nhiều từ nghe có vẻ hoành tráng, nhưng thực ra không cần thiết trừ khi đó là chuyên ngành hay lĩnh vực chúng ta quan tâm và nghiên cứu để phục vụ công việc. Trong giao tiếp, chỉ cần Plain English là đã quá đủ để cho bạn cảm thấy tự tin. Đó là một giải pháp an toàn và hữu hiệu cho người nước ngoài học tiếng Anh.

Theo bạn, người giỏi tiếng Anh là người biết và nhớ được nhiều từ khó hay là người mà dùng những từ đơn giản để nói được về những vấn đề phức tạp. Câu trả lời đấy để dành cho các bạn tự trả lời nhé!

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở tuần sau.

Download VOA WORD BOOK của English4ALL tại đây

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc  về English4ALL.

Nếu bạn sử dụng các thiết bị chạy trên hệ điều hành iOS của Apple (Iphone, Ipod, Ipad) các bạn có thể download ứng dụng VOA Wordbook miễn phí từ Apple Store để ứng dụng học và luyện tập rất hiệu quả.

Photo Show: Inside a British pub. – Phóng sự ảnh: Bên trong một quán pub Anh.

Nếu như bạn mới chuyển đến sống ở một khu vực mới, chắc chắn bạn sẽ phải tốn thời gian để xây dựng những mối quan hệ bạn bè mới. Và ở Anh, một trong những địa chỉ lý tưởng để làm nhiệm vụ kết nối cộng đồng đó là quán pub.  Và hôm nay, English4ALL sẽ cùng bạn đi tham quan một số quán pub truyền thống ở Anh xem bên trong những “đình làng phương Tây” đó là gì nhé.

 

[metaslider id=625]

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

LTD, JSC, or PLC? Phân biệt các từ chỉ loại hình công ty trong Tiếng Anh: LTD- JSC-PLC?

Có thể một lúc nào đó bạn bắt gặp trên các biển hiệu trên phố, đọc đâu đó trong các tờ báo những từ viết tắt như Ltd, J.S.C, hay Plc, đằng sau tên gọi của các công ty, các tổ chức kinh doanh. Bạn có biết ý nghĩa của những từ viết tắt đó không và có khi nào bạn bối rối không phân biệt được thế nào là một Ltd, một Plc. Hãy bối rối thêm vài giây nữa đi bởi vì sau “chuyến tàu” ngày hôm nay của English4ALL, bạn sẽ không bao giờ còn phải lúng túng khi bắt gặp những từ đó nữa.

 

LTD là gì?

Ltd. hay LLC. là từ viết tắt của Limited Liability Company – chỉ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Mô hình kinh doanh vừa và nhỏ. Ở Anh, 99% các công ty theo mô hình Ltd.

Sở dĩ gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là vì các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Là mô hình công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong công ty TNHH rất hạn chế, khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.

Nếu chỉ có duy nhất một tổ chức hoặc cá nhân là chủ sở hữu của công ty thì sẽ được gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Và một công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép có quá 50 thành viên.

Tổ chức lãnh đạo cao nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn là Hội đồng thành viên

JSC là gì?

JSC là từ viết tắt của Joint Stock Comapany –chỉ loại hình công ty cổ phần, số lượng chủ sở hữu tối thiểu phải là 3, có thể là pháp nhân hay thể nhân. Vốn góp được chia thành những phần bằng nhau được gọi là cổ phần (share) và người góp vốn được gọi là cổ đông (shareholder).Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu (stock). Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.

Quyền lực cao nhất trong mô hình công ty cổ phần thuộc về Đại hội cổ đông (Annual  General Meeting)– phiên họp thường kỳ của tập thể các cổ đông, có thể được tổ chức hàng năm. Và trong các đại hội này, người ta bầu ra Hội đồng quản trị (Board of Director) để điều hành công ty. Một trong những lợi thế lớn của mô hình công ty cổ phần (Jsc.) là Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;

PLC là gì?

PLC là từ viết tắt của Public Limited Company, hay gọi tắt là Public Company là mô hình Công ty đại chúng. Đây là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (stock exchange)  hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán. Tùy từng nước có thể có định nghĩa cụ thể hơn về công ty đại chúng. Cụ thể, tại Việt Nam, một công ty cổ phần (Jsc.) muốn trở thành một công ty đại chúng (Plc.) phải đảm bảo được một trong ba điều kiện sau đây theo Luật Chứng Khoán:

  • Đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.
  • Có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
  • Có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Cơ quan có thẩm quyền công nhận một công ty là công ty đại chúng tại Việt Nam là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Nét đặc trưng của các công ty đại chúng là có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư, do đó đặt ra yêu cầu quản trị công ty như là yếu tố khác biệt với vấn đề quản lý công ty. Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.

Thông thường, công ty cổ phần (Jsc.) chỉ có thể trở thành công ty đại chúng (Plc.) sau khi đã tiến hành chào bán công khai công khai cổ phiếu lần đầu cho công chúng – IPO (initial public offering).

 

Bạn có biết

  • Ở Anh, để thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn cực kỳ đơn giản, nếu đăng ký online chỉ mất 48h và tốn £15 (khoảng 500 ngàn tiền Vietnam) thành toán qua thẻ tín dụng hoặc Paypal (paid by debit or credit card or Paypal). Nếu đăng ký qua bưu điện mất khoảng 8-10 ngày và tốn £40 – trả bằng séc (cheque0 cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Anh gọi là ‘Companies House’ – tương đương với Phòng đăng ký Kinh doanh trực thuộc các Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh thành ở Việt Nam). Còn nếu muốn đăng ký và nhận kết quả ngày trong ngày thì tốn £100 với điều kiện hồ sơ được nộp trước 3h chiều.
  • Trong khi ở Vietnam, các công ty đại chúng do Uỷ ban Chứng khoán nhà nước quản lý thì ở Mỹ, lại do Tổng chưởng lý (State Attorney General – Bộ trưởng Bộ Tư Pháp), ở Anh là Cục quản lý doanh nghiệp (Companies House) chịu trách nhiệm.
  • Ba công ty lớn nhất thế giới năm 2014 theo xếp hạng của Forbes lần lượt là ba ngân hàng của Trung Quốc, trong đó dẫn đầu là một Ltd: ICBC (Ngân hàng công nghiệp và thương mại Trung Quốc) sau đó là Ngân hàng Xây Dựng và Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, trong khi Apple chỉ đứng thứ 15 trong danh sách xếp sau tập đoàn ngân hàng HSBC của Anh
  • Hoàng Huy.
    Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

How to Be PRO in a bar? Từ lóng tiếng Anh giúp bạn Pro ở Bar/Pub.

Làm thế nào để tỏ ra thật Pro ở bar và pub đây? Bạn sẽ không thể pro nếu như bỏ lỡ chuyến tàu ngày hôm nay của English For ALL tới ga English on the Street. Làm thế nào để order đúng thứ mà bạn muốn theo đúng cách và nhanh chóng? Làm thế nào để tự tin lựa chọn đồ uống ở bar và pub như một người bản xứ??? English4ALL sẽ giúp bạn làm điều đó.

Những nickname của quán bar

Pub được coi như một ngôi sao sáng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Anh Mỹ. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi họ sử dụng rất nhiều từ khác nhau để chỉ điểm hẹn ưa thích của họ như……..

  • alehouse- barroom- beer garden- bistro-canteen- cocktail lounge –drinkery- inn- lounge- rathskeller- saloon- tap- taproom- tavern- watering hole

Tuy nhiên, vì là một địa điểm công cộng, không thể tránh khỏi có những quán pub, quán bar không được sạch sẽ và gọn gàng như mong đợi của mọi khách hàng. Do đó, người Anh cũng có những từ lóng để chỉ những địa chỉ như thế như: a dive bar, dump, flea trap, flophouse, honky-tonk…..Để phàn nàn về một quán pub/bar không tốt ,kém vệ sinh , bữa bài người ta thường nói:

This place is dive/ a hole on the ground!!!!

 

Order đồ uống trong bar theo phong cách pro?

Người Anh – Mỹ rất ưa thích việc đến club-bar và pub không chỉ để uống và còn để giao lưu (socialize), tuy nhiên ngay cả nhiều người bản xứ đôi khi cũng không hiểu cách chuẩn mực nhất để có thể gọi đồ uống trong bar.

Đừng quên 8 nguyên tắc sau đây khi bước vào một quán bar/pub Anh  nhé:

1.Khi đã bước tới bar, bạn nên biếtchắc chắn rằng bạn muốn uống gì, nếu chưa biết bạn có thể đứng lùi lại một chút để nhìn lướt qua quầy rượu. Nếu như bạn muốn order bia thông thường, bạn có thể bỏ qua bước này.

2. Bạn muốn uống Rum, Gin, Vodka, Tequila, Whiskey,Amaretto hay một loại rượu nào khác? Luôn gọi rượu trước và sau đó mới gọi đồ pha (mixer). Nếu người phục vụ bar nghe bạn gọi nước trái cây (juice) hay soda trước, họ sẽ tưởng rằng bạn chỉ muốn uống những thứ đó riêng.

3.Đứng ở gần bar với tiền mặt hoặc thẻ cầm sẵn trong tay là dấu hiệu để người phục vụ biết rằng bạn đã sẵn sang để order.

4. Ở trong các quán bar và club, thường rất ồn ào, vậy nên cần phải nói to và rõ ràng cho người phục vụ biết bạn muốn gì? Nhưng nói thế nào để họ có thể phục vụ bạn một cách nhanh chóng và tốt nhất đây. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau trước khi order nhé:

•          “What type of Whiskey?” (Beam, Jack, Crown, Makers Mark, Johnny Walker?) (Uống loại Whiskey nào?)

•          “Single or Double?”(Một shot hay shot đôi?)

•          Ly cao hay ly thấp (“Tall or Short Glass”. (Single Tall, Single Short, Double-Tall, Double-Short.) Điều này đôi khi không quan trọng lắm bởi vì người phục vụ chắc sẽ đưa cho bạn loại cốc mà họ có sẵn, tuy nhiên vẫn nên báo cho họ biết nếu bạn có yêu cầu.

5. Cách chuẩn nhất để gọi đồ uống đó là bao gồm tất cả các thông tin trên trong order của bạn. Một số ví dụ điển hình sẽ là:

•          “Jack and Coke, Double-Tall.”

(Rượu whiskey Jack Daniel pha với Coke. Ly đôi –cao.

•          “Absolut and Cran, Double-Short.”

(Rượu whiskey Absolut và nước Cranbery. Ly đôi – thấp)

•          “Tanqueray and Tonic. Single-Tall.”

(Rượu Tanqueray pha với soda. Ly đơn, cao)

6. Sau khi bạn gọi, không phải lúc nào đồ uống cũng được làm ngay, có thể người phục vụ đang bận, nhưng khi họ hỏi lại bạn, hãy cố gắng trả lời thật chính xác.

•          Bartender: You said Stoli-Cran right?

•          Customer: “No. OJ”

7. Không phải nhắc lại toàn bộ order trừ khi người phục vụ hỏi.

8. Một người phục vụ giỏi sẽ nhớ được hết các đồ uống của bạn cho dù có bận. Nhưng không phải ai cũng có trí nhớ xuất sắc, vì vậy hãy giúp họ và đừng làm phiền bằng việc hỏi họ lần trước bạn uống gì, và đừng tức giận nếu họ không nhớ ra. Họ rất bận và luôn chân luôn tay, vậy nên khi họ lấy order của bạn, hãy tỏ ra vui vẻ!

 

Đi BAR đừng quên những từ này!

Bạn có tin là bạn sẽ được phục vụ nhanh hơn và thân thiện hơn nếu như gọi đồ uống ưa thích của bạn theo đúng cách bằng tiếng Anh không? Thử nhé. Vào bar nào:

Những câu người phục vụ sẽ hỏi bạn.

What can I get for you? (Em có thể giúp gì cho anh?)

And for yourself? (Và chỉ mình anh thôi ạ? Ví dụ các bạn của bạn đã order xong xuối, chỉ còn đến lượt bạn)

Would you like the house wine? (House wine là loại rượu phổ biến nhất ở từng quán pub)

Do you want a pint or a glass? (Anh muốn pint hay cốc?)

Do you want that on tap? (Anh có muốn bia tươi không ạ?)

Do you want a double? *Anh có muốn shot đôi không?

On the rocks? (over ice) (Có đá không anh?)

Straight up? Uống chay ạ? (Không đá không pha) (no ice and no mix)
Anh có muốn 1 ly không?

Chúng em chỉ bán riêng lẻ thôi? We only do cash and carry. (Bạn phải trả tên các trò choi so với bà chín)

Do you have a designated driver? Anh có tài xế không?

Những câu bạn có thể hỏi người phục vụ:
What do you have on tap/on draft? (Em có bia nào tươi)
Do you have anything light on tap? (a light beer)
Do you have anything dark on draft?
Do you have any pale ales?
Do you have anything local?
Do you carry any import beers?
Do you have any drink specials?
May I start/run a tab?

(A tab là cách gọi đồ uống bạn sẽ chỉ trả tiền sau cùng, chứ không trả riêng lẻ)
How much is a …?
May I also have a glass of water? (Hãy hỏi ngay khi bạn order đồ uống!.)
Can you call me a taxi, please?

Một số mẫu câu dùng khi order.

Người phục vụ trong quán bar thường rất bận. Họ không có quá nhiều thời gian để lấy order của bạn. Hãy hỏi xem “Drink list” nếu bạn chưa chắc chắn.

I’ll have a pint of … (Cho tôi một bình…..)
We’d like a pitcher/jug of beer. (to share between 2 or more)
I’ll have a bottle of ________ (Cho anh một chai…..tên bia+loại bia)
I’ll have a glass of red wine. The house wine is fine. (House wine là loại hay sử dụng nhất ở quán đó)
I’ll have a glass of white.
We’d like a half litre of import white.
We’d like a litre of house red.
We’d like a bottle of … (specific wine from list). We’ll need three glasses please.
Can I have another…? (name the drink you already had)
We’d like another round please. (Each person at your table would like a second drink of the same kind.)
We’d like a round of shooters please.
I’ll have a …. this time. (change your second drink to a different type or size such as a bottle instead of a pint)

5 loại bia phổ biến
Light beer (Bia nhẹ- ít cồn)
Pale Ale (màu nâu nhạt)
Lager
Stout (bia đen – stout)
Non-alcoholic beer (bia không cồn hay còn gọi là “near beer” với hàm lượng cồn bằng 0%)

Cũng có cách phân loại bia khác

Domestic (Bia nội- sản xuất trong nước)
Local (Bia riêng của từng vùng )
Imported (Bia nhập hay bia ngoại)

 5 Common Cocktails: 5 loại Cocktails phổ biến
Strawberry Daiquiri (rum and frozen strawberry mix-pronounced “da-cker-ee” – Rượu rum pha với dâu tây đông đông đá)
Margarita (tequila and frozen lime mix- Tequila pha với chanh đá)
Tequila Sunrise (tequila and orange juice and grenadine – Tequila pha với nước cam và)
Cooler (pre-mixed alcoholic fruit drink that comes in a bottle, such as an apple cider- Loại đồ uống có cồn được pha sẵn trong chai, ví dụ như bia táo)
Blood Caesar/Mary (Clamato or tomato juice and vodka)(Nước cà chua/ pha với rượu vodka)

5 Common Mixed Drinks: 5 loại đồ uống pha chế phổ biến
Rum and Coke (Rượu Rum pha với Coke)
Gin and tonic (Rượu Gin và soda)
Rye and ginger (gingerale) (Rye pha với gừng)
Vodka and orange juice (Vodka pha với nước cam)
Coffee drink (your choice of liqueur with coffee and whipped cream rượu pha với cà phê và kem)

5 Common Shots: 5 loại rượu mạnh (Rượu mạnh thường được uống trong một lý nhỏ một cách rất nhanh, thường là một phần của một buổi lễ như sinh nhật hoặc chia tay

Tequila
Whiskey
Jagermeister
Vodka
Shooter (Các loại rượu mạnh này có cách pha chế khác nhau, tốt hơn hết hãy để người phục vụ gợi ý.

Tip thế nào cho đúng?

Bạn không cần phải nói gì khi bạn muốn tip cho nhân viên phục vụ bar. Bạn có thể để tiền trên mặt bar hoặc bàn. Thỉnh thoảng họ có để cái ly dán chữ TIP để khách bỏ tiền vào. Nếu người phục vụ trả lại tiền thừa cho bạn, bạn có thể nói “: “That’s okay/fine” hay “That’s for you.”. Bạn cũng có thể vẫy tay và nói “Thank you”. Họ sẽ hiểu đó là tiền tip cho họ. Khi không cần lấy lại tiền thừa, lúc trả tiền bạn có thể nó “That’s fine, thank you”. Tip thường được ngầm quy định là15-20% số tiền trong hoá đơn của bạn.

Bạn có biết

Nếu bạn không biết rõ mình mình muốn gọi gì, và bạn cũng không khó tính lắm (picky), hãy nói “Surpise me”. Và người phục vụ sẽ chọn thay cho bạn. Bạn có thể giúp họ bằng cách mô tả chung yêu cầu của mình như “I’d prefer something light”, hay“I’d like something fruity”.

I am all at sea with this computer manual. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ Biển (Sea)

Anh Quốc là một quốc đảo bốn bề sóng vỗ vậy và có lịch sử ngành hàng hải ngàn năm nên không có gì ngạc nhiên khi tiếng Anh sở hữu rất nhiều những cụm từ và thành ngữ bắt nguồn từ biển. Thế mới biết, biển không cho chỉ cho con người cá tôm, mà còn cho ngôn ngữ rất nhiều quà tặng. Hãy cùng English4ALL khám phá những cụm từ và thành ngữ tiếng Anh vô cùng thú vị này nhé! All aboard!!!!

1. Quê hương mình là một thành phố biển, rất nhiều bạn trẻ sinh ra đã mang trong mình ước mơ được “go to sea”, và có hẳn một trường Đại học để chắp cắp ước mơ tươi đẹp đó: Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam (Vietnam Maritime University). Đó không phải là những người đơn giản chỉ thích tắm biển, hay du lịch, chụp hình, họ “go to sea” tức là gắn cả cuộc đời mình trên biển như những thuỷ thủ (sailors).

Ví dụ: “When I get older, I’m going to go to sea” my nephew said to me.

(Cháu trai tôi nói khi nào lớn, cu cậu sẽ trở thành một thuỷ thủ)

2. Sinh ra ở biển, mình không hề bị say sóng (seasick) và thường “get my sea legs” (get/have one’s sea legs) rất nhanh. Sea legs ở đây không phải là khi đi biển chúng ta “mọc thêm” những cái chân nữa, mà đó là khả năng chống chịu, cân bằng khi đi tàu ra biển. Vậy nên cái “sea legs” này thì ai cũng có cả nhé.

Ví dụ : You may feel a little sick until you get your sea legs.

(Bạn có thể cảm thấy hơi mệt một chút cho tớ lại lấy được sự cân bằng khi đi biển)

3. Hôm qua, mình gọi điện hỏi một người bạn xem nó đã giải được đống bài tập mà thầy giao hôm trước chưa? Nó lại trả lời “I am still all at sea!”. Rõ cái thằng hâm, trả lời không liên quan, hỏi làm bài chưa thì lại nói đang đi biển, khoe ah? Nhưng nghĩ lại mới biết có khi mình mới hâm, vì không hiểu ý nó, “at sea” không chỉ mang nghĩa là một con tàu đang ở trên biển (on the sea) mà còn biểu thị một sự lúng túng (confused-at a loss), bế tắc. Haizzz, tiếng Anh đúng là đôi khi làm mình “at sea” (tịt!!!!)  thật ngay cả khi đứng giữa đất liền.

Ví dụ:Reading microeconomic theory leaves me feeling at sea.

(Đọc mớ lý thuyết kinh tế vi mô chỉ làm tôi thấy rối tung cả lên)

Cụm từ này bắt nguồn từ thuật ngữ của ngành hàng hải vào thời mà công nghệ định vị (navigation) chưa sẵn có, bất kỳ con tàu nào ra khơi, ra khỏi tầm quan sát của đất liền đều có nguy cơ bị mất tích. Thành ngữ này được sử dụng với nghĩa như trên lần đầu tiên vào năm 1893 trong một ghi chép “Travel and adventure in south-east Africa” của Frederick C. Selous.

4. Người Việt khi nói về một tình thế khó khăn, khó ra quyết định, thường hay nói câu “tiến thoái lưỡng nan”, còn người Anh thì lại nói “between a rock and a hard place” hay “between the devil and the deep blue sea”.

Ví dụ :I couldn’t make up my mind whether I should attend the my ex-girlfriend wedding or not. I was caught between a rock and a hard place.

(Tôi không quyết định được là có nên đi dự đám cưới của gấu cũ không nữa. Rõ là tiến thoái lưỡng nan)

5. Nếu như bạn đang cần một sự biến đổi to lớn (a major change/transformation) nào đó mang tính quyết định, sea change, đúng là bạn đang cần một “sea change” rồi.

Ví dụ: This is not the time for a sea change in our manufacturing division. There are too many orders at the moment.

(Đây không phải là lúc để có những thay đổi cải tổ ở bộ phận sản xuất được. Đang có cả núi đơn đặt hang.)

6. Nếu bạn tức tối một gã nào đó, đừng chửi nó “Son of a bitch (Thằng chó chết!” nghe rất mất lịch sự và xúc phạm loài chó. Hãy hít thở thật sâu, và chửi nó thật to “You are son of a sea biscuit” – nghĩa tương tự như trên nhưng mà nghe độc và lạ

Ví dụ: You son of a seabiscuit! You make me so mad I could hit you.

(Thằng khốn nạn! Tao điên lên đập cho phát chết giờ!”

7. Thằng bạn mình mới bị bồ đá, bạn bè, anh em ai hỏi thăm nó cũng nói câu“There are plenty of (other) fish in the sea” mặc dù thằng này rất ghét ăn cá. Mình tưởng người ta giễu nó, hoá ra lại là động viên, vì câu này có nghĩa là “Vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác”.

Ví dụ: When Brad Pit broke up with Angella, I told her not to worry. There are plenty of other fish in the sea.

(Khi Brad Pitt đá Angella, tôi nói nàng đừng quá đau buồn. Biển còn đầy sóng, và chợ còn nhiều hàng.)

Look! Which idioms you get today? Drop them in your notebook.

  • Go to sea
  • Get/have one’s sea legs
  • Be all at sea
  • between a rock and a hard place
  • between the devil and the deep blue sea.
  • sea change
  • son of a sea biscuit see red
  • here are plenty of (other) fish in the sea

 

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

“Goodbye. See you again” – Mật mã bí ẩn đằng sau từ Goodbye

Hello! Goodbye! Ngay cả những người chưa một lần đi học tiếng Anh, dù ở đâu trên thế giới cũng biết được ý nghĩa của những từ đó, bởi vì đây là những từ quốc tế đã trở nên quá quen thuộc. Ngày xưa, khi học bài học tiếng Anh đầu tiên về chào hỏi, mình đã hỏi cô giáo “Tại sao Goodbye lại là tạm biệt” Tại sao không phải là một từ khác?”. Cô giáo thay vì đuổi mình ra khỏi lớp vì làm mất thời gian của các bạn thì đã trả lời “Khi nào em lớn em sẽ tự tìm hiểu nhé”. Và hôm nay English4ALL sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện về từ Goodbye thay lời cảm ơn tới cô giáo tiếng Anh đầu tiên của mình 20 năm về trước.

Nguồn gốc từ Goodbye
Nguồn gốc từ Goodbye

[dropcap]G[/dropcap]oodbye- Có đơn giản chỉ là tạm biệt? Goodbye là lời chào tạm biệt (farewell greeting), kết thúc một cuộc gặp gỡ mà có lẽ được sử dụng hàng tỉ lần mỗi ngày trên khắp thế giới. Nhưng thực sự ít ai quan tâm rằng Good-bye không đơn giản chỉ là một thói quen giao tiếp. Đó còn là một lời chúc phúc.  Từ Goodbye bắt nguồn từ cụm từ “Godbwye” – là dạng rút gọn của câu “God be with ye” (God be with you). Nếu như các bạn là người Công Giáo hay ít nhất một lần tham dự thánh lễ của người Thiên Chúa Giáo chắc chắn các bạn sẽ nghe thấy câu này “Chúa ở cùng anh chị em” từ linh mục cử hành buổi lễ. Từ này xuất hiện lần đầu tiên đâu đó vào khoảng thời gian từ 1565 đến 1965. Văn bản đầu tiên còn ghi lại từ “Godbwye” là một lá thư do nhà văn –học giả người Anh Gabriel Harvey viết năm 1573. Thời gian qua đi, chịu sự ảnh hưởng của những lời chào khác như “good morning/good afternoon/good evening/good night…..”, cụm từ “god by with ye” chuyển thành god-b’wye, good-b’wy và cuối cùng là goodbye như ngày nay.

Nói lời tạm biệt, không chỉ có “Goodbye”

Người Anh có rất nhiều cách nói phong phú trong ngôn ngữ thường ngày của họ. Và để nói lời tạm biệt, kết thúc một cuộc gặp gỡ họ cũng có rất nhiều kiểu khác nhau tùy tình huống mà Goodbye chỉ là sự lựa chọn thường gặp nhất. Dưới đây là một số ví dụ:

Tạm biệt – Chia tay (Trang trọng)

  • Goodbye.  
  • Từ Goodbye tự thân nó là một trong những từ trang trọng nhất để nói tạm biệt/chia tay một ai đó. Một số tình huống phù hợp để dùng “GOODBYE!”.
  • Bạn vừa chia tay (break up) với bạn trai/bạn gái của bạn. Bạn rất buồn và nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại người ấy nữa.
    • Bạn giận dỗi với một người thân. Bạn nói từ này khi bạn đóng sập cửa (slam the door) hay gác máy điện thoại (hang up the phone).
  • Farewell.  Từ này thường khá trang trọng và mang nặng tình cảm (emotional-sounding). Dường như dành cho những điều kết thúc, kiểu như một cặp tình nhân trong một bộ phim nói rằng họ sẽ khó có thể gặp lại nhau được nữa. Thường ít gặp trong đời sống hàng ngày
  • Have a good day. 
  • Ta thường nói “Have a good day” (hay”Have a nice day,” “Have a good evening,” hay “Have a good night”) với ai đó mà ta không quá thân thiết, như là một người làm cùng chỗ làm mà ta không biets rõ, một nhân viên, một khách hàng, hoặc một người bạn của bạn
  • Take care. 
  • Từ này cũng tương đối trang trọng, tuy mức độ không bằng “Have a good day.” Sử dụng khi bạn sẽ không gặp ai đó trong vòng ít nhất một tuần.

Casual goodbyes (Tạm biệt thông thường) Trong hầu hết các tình huống, chúng ta hay sử dụng những cụm từ dưới đây để nói tạm biệt ai đó

  • ‘Bye!  “‘Bye” là cách hay gặp nhất để nói tạm biệt trong tiếng Anh. Bạn có thể nói Bye với bất kì ai bạn biết, từ bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Bye có thể dùng để kết thúc một cuộc trò chuyện, thậm chí sau khi bạn đã sử dụng một vài cụm từ khác dưới đây.

Ví dụ: A: See you later. B: OK, have a good one. A: You too. ‘Bye. B: ‘Bye.

  • Bye bye! 

Trẻ nhỏ thường nói “Bye bye”, và người lớn khi nói chuyện với trẻ nhỏ cũng vậy. Khi người lớn nói từ này với nhau nghe thường có vẻ trẻ con (childish) và đôi khi mang tính chất tán tỉnh nhau (flirtatious).  

  • Later!  “Later!” là một cách tạm biết rất “cool”. Đám đàn ông thường dùng “Later!”Khi nói chuyện với nhau. Chúng ta thường dùng “man”, “bro”, “dude”, hay”dear” sau “Later!”. Later, man.
  • See you later. / Talk to you later.
  • Với bất kì ai bạn cũng đều có thể sử dụng các cụm từ này. Bạn nói “See you later” khi muốn tạm biệt một người mà bạn vừa gặp trực tiếp (in person). Nếu tạm biệt trên điện thoại, thay vào đó, bạn sẽ nói”Talk to you later”.
  • Have a good one.  “Have a good one” có nghĩa là “Have a good day” or “Have a good week.” Sử dụng những cụm từ này mang lại cho người nghe cảm giác gần gũi và thân thiện. Tuy nhiên một số người vẫn ưa dùng “Have a good day” hơn.
  • So long.  “So long” không phải là kiểu thường gặp để nói tạm biệt ai đó, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể bắt gặp đâu đó trong các tiêu đề bản tin (news headlines)
  • All right then.  Đây cũng không phải là kiểu tạm biệt phổ biến, nhưng một số người ở miền Nam nước Mỹ vẫn dùng.

Tạm biệt bằng ngôn ngữ bình dân (Slang goodbyes)

  • Catch you later.  Đây là biến thể của “See you later”. Thường ít nhiều gây ấn tượng mạnh
  • Peace! / Peace out.  “Peace!” là cách nói tạm biệt đến từ văn hóa hip-hop, nghe rất thông thường. “Peace out”rất phổ biến vào những năm 1990s nhưng đến nay đã trở lên lỗi thời.
  • I’m out!  “I’m out!”cũng có mối liên hệ với hip-hop. Dùng từ này biểu thị sự vui vẻ khi được về, kiểu như học sinh nói với bạn bè khi tan giờ học ở trường “Tao biến đây”.
  • Smell you later.  Đây là một dạng biến thể nghe có vẻ nghịch ngợm của “Catch you later”. Kiểu như một ông chú trẻ nói với các cháu.

Bạn có biết?

  • Bài hát “Time To Say Goodbye” – bản song ca (duet) của Andrea Bocelli và  Sarah Brightman – một ca khúc nổi tiếng nhất thế giới về chủ đề Tạm biệt – đầu tiên là một bài hát tạm biệt dành cho võ sĩ quyền anh (boxer) Henry Maske (một người bạn của nữ ca sĩ Brightman) trong trận so găng cuối cùng của ông 1996.
  • Goodbye! chứ không phải Good Bye! Vì Bye không phải là một danh từ có nghĩa như Morning hay Afternoon nên không có Good Bye hay Bad Bye nhé.
  • Goodbye hay Say/Wave Goodbye to Sth không chỉ có nghĩa là chào tạm biệt mà còn có thể hiểu là không còn có, không còn khả năng có điều gì đó nữa.

“Well, If you have argue with seninor management, you can wave goodbye to any chances of promotion.”

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Farewell
  2. Have a good day!
  3. Take care!
  4. Bye-bye
  5. See u Later/Talk to you later
  • Have a good one!
  • So long!
  • All right then!
  • I am out!
  • Peace! Peace out!

 

Word Search Challenge 1: Jobs

Cả tuần làm việc hay học tập mệt mỏi, không có gì tuyệt vời hơn một ngày chủ nhật đẹp trời để nghỉ ngơi và thư giãn. Nhưng làm thế nào để vừa có những phút giây thư giãn mà vẫn tìm hiểu được một điều đó thú vị cho riêng mình. Và chuyến hàng mà tàu English4ALL đưa đến ga Relaxing in English ngày hôm nay là một điều lý thú như vậy cho các bạn. Hãy cùng chinh phục những thử thách từ vựng cùng English4ALL nhé.

 

Jobs

Find the English words about Jobs below in the grid. Words can go horizontally, vertically and diagonally, backwards or forwards.

Hãy tìm những từ tiếng Anh chỉ nghề nghiệp trong bảng dưới đây. Các từ có thể dọc, ngang, chéo, xuôi chiều hoặc ngược chiều.

Let’s try it!

R

M

B

R

K

L

A

W

Y

E

R

V

T

K

R

G

A

R

D

E

N

E

R

Q

T

T

M

V

D

M

B

L

G

N

N

H

S

E

R

R

Z

R

M

N

D

P

Y

F

I

A

E

T

A

G

C

X

R

A

N

B

T

C

K

X

K

R

B

D

Z

E

R

M

N

H

A

J

W

R

C

R

R

O

H

L

E

E

B

K

W

K

K

H

E

C

V

C

D

R

H

C

Y

T

J

G

I

B

N

R

T

T

Y

P

N

I

K

F

C

T

M

V

V

U

H

O

L

U

R

L

K

H

E

U

X

G

B

V

R

R

R

M

M

O

T

C

L

R

E

M

R

A

F

S

R

L

D

P

T

P

M

W

P

N

R

N

E

L

L

Y

R

Hãy cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bạn càng nhanh càng tốt, và liệt kê các từ bạn tìm được trong phần comment dưới này nhé, thử xem bạn biết bao nhiêu từ chỉ nghề nghiệp trong tiếng Anh nhé. Đáp án sẽ được thông báo vào lúc 21h ngày 22/06/14 tại trên Facebook Page của English4ALL và trong comment dưới bài viết này. Cùng thử sức và cùng vui với English4ALL các bạn nhé! Chúc các bạn sớm giải mã được bí mật nhé.

Annie Nguyễn

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Đáp án: 12 từ chỉ nghề nghiệp trong tiếng Anh có thể tìm thấy là

architect gardener
baker lawyer
butcher nurse
dentist plumber
doctor policeman
farmer teacher