Hello, may I speak to Mr Obama, please! Câu chuyện thú vị về từ Hello.

Bạn nói từ gì đầu tiên khi nghe điện thoại? Hello! Bạn nói gì khi ai đó giới thiệu một người bạn mới? Hello! Đó cũng là từ đầu tiên mà có lẽ ai đi học tiếng Anh cũng được dạy, và có lẽ là từ tiếng Anh phổ biến nhất khi hầu như ai cũng biết ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, có lẽ bạn không hề biết rằng Hello là một từ còn rất trẻ, và khi mới xuất hiện, Hello hoàn toàn không phải là một câu chào như ngày nay. Vậy chuyện gì đã xảy ra với từ Hello? Còn nhiều điều thú vị hơn nữa đang đợi chờ bạn trong chuyến tàu hôm nay của English4ALL đi tìm hiểu về một từ tưởng chừng như quá đơn giản: Hello! All aboard!

Từ điển The Oxford English Dictionary ghi nhận lần đầu tiền từ Hello được sử dụng trong in ấn mới chỉ là từ năm 1827, chứ không phải là rất lâu đời như nhiều người vẫn nghĩ. Và lúc đó, Hello hoàn toàn không phải là một lời chào như ngày nay. Người thời đó, suốt những năm 1830s chỉ dùng Hello để thu hút sự chú ý (attract attention) kiểu như

Hello, what do you think you’re doing?

(Này/ê, anh nghĩ là anh đang làm cái gì đấy?)

hay thể hiện sự ngạc nhiên (express surprise)

Hello, what have we here?

(Ái chà, xem chúng ta có cái gì đây này?)

Thực sự là từ Hello sẽ không bao giờ trở thành một câu chào (Hi) nếu như không xuất hiện một thứ……..

Telephone

Chính nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison là người đã đưa từ Hello trở nên phổ biến như hiện nay. Ông đã đề nghị mọi người sử dụng từ “hello” khi trả lời điện thoại. Trong khi, cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới, Alexander Graham Bell lại nghĩ là nên dùng từ “ahoy”.

Không chỉ phát minh ra rất nhiều thứ, Thomas Edison còn tặng cho chúng ta từ Hello để sử dụng như một câu chào như ngày nay.
Không chỉ phát minh ra rất nhiều thứ, Thomas Edison còn tặng cho chúng ta từ Hello để sử dụng như một câu chào như ngày nay.

Từ Ahoy có trước từ “Hello” khoảng 100 năm. Đó cũng là một câu chào của các thuỷ thủ (nautical greeting) bắt nguồn từ từ “hoi” của tiếng Hà Lan. Ông Bell thích thú với từ “ahoy” này đến mức ông đã sử dụng nó suốt phần đời còn lại của mình.

Nếu như bạn đã từ xem bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Simpsons, bạn chắc hẳn đã nghe thấy nhân vật Monty Burns thường trả lời điện thoại bằng từ “Ahoy-hoy” này.

Vậy thì tại sao từ Hello lại thắng Ahoy để trở thành từ được sử dụng chính thức trên điện thoại? Đó chính là nhờ những quyển niên giám điện thoại (telephone book). Cuốn niên giám đầu tiên của Công ty điện thoại quận New Haven, bang Connecticut, Mỹ, năm 1878 trong phần How to ở những trang đầu tiên đã giới thiệu “hello” như một cách chào hỏi chính thức trên điện thoại vào năm 1878.

Dần dần, cùng với sự phát triển của điện thoại, từ Hello đi chu du đến tất cả các quốc gia, các ngôn ngữ khác với tư cách một câu chào hỏi trên điện thoại cũng như trong cuộc sống, và tạo ra nhiều biến thể, như từ A lô của người Việt.

Tuy nhiên, cách thức để kết thúc một cuộc điện thoại thì lại hoàn toàn không giống như trong niên giám điện thoại hướng dẫn. Ngày đó, niên giám hướng dẫn khi kết thúc một cuộc điện thoại, nên nói “That is all.” (Thế nhé, thế là hết) trong khi ngày nay chúng ta lại hay dùng từ Goodbye.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

10 Words You Didn’t Realize Were Named After People Những từ tiếng Anh bắt nguồn từ tên tên người (Eponym.)

Có rất nhiều từ chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày quen thuộc đến mức chúng ta không hề biết rằng, chúng đã từng là tên riêng của một ai đó? Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ như vậy, và được gọi chung là eponym. Hãy cùng English4ALL điểm qua một số eponym mà có lẽ bạn chưa bao giờ ngờ tới nhé. All aboard!

  1. SAXOPHONESaxophone

 

Chắc chắn bạn đã từng biết đến tên tuổi của nghệ sỹ nổi tiếng Trần Mạnh Tuấn với tiếng kèn saxophone quyến rũ và ấn tượng. Tuy nhiên, có lẽ nhiều bạn chưa biết rằng kèn saxophone được đặt tên theo người đã phát minh (inventor) ra nó, một nhà thiết kế nhạc cụ người Bỉ (Belgian musical instrument designer) tên là Adolphe Sax. Một loại nhạc khí khác cũng được đặt tên theo tên người đó là chiếc kèn sousaphone được đặt tiên theo John Phillip Souse – một nhà soạn nhạc người Mỹ.

Sousaphone

 

  1. NICOTINE

Dù bạn có hay không hút thuốc là, thì ít nhất cũng biết rằng trong thuốc lá có chất Nicotine không tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn ít có thể ngờ rằng, tên gọi này được đặt theo tên gọi của một ngài đại sứ, Jean Nicot, đại sứ (ambassador) của Pháp tại Bồ Đào Nha (Portugal), người đã mang cây thuốc lá (tobacco plants) về Pháp trên một chuyến tàu từ Bồ Đào Nha năm 1559. Lúc đầu được chào mời với những thuộc tính y dược, dần dần phần tử nicotine trong cây thuốc lá đã được đặt tên theo ngài Nicot.

smoking

 

 

  1. MAUSOLEUMMad Jack Fuller's Mausoleum Brightling Church

Đến với Hà Nội, chắc chắn nhiều người sẽ muốn đến thăm President Ho Chi Minh’s Mausoleum (Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh), tới Huế, muốn tới thăm các Lăng mộ của các vua nhà Nguyễn cổ kính. Và từ mausoleum cũng bắt nguồn và được đặt tên theo Mausolus, người đã cai trị một phần đế chế Hi Lạp (Greek Empire) vào thế kỉ thứ 4 trước Công Nguyên. Lăng mộ của ông, the Mausoleum ở Halicarnassus, là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại (Seven Wonders of the Ancient World)

 

 

  1. CHAUVINISM

Bạn đã bao giờ nghe nói đến Chủ nghĩa Sô-vanh (chauvinism) chưa? là một chủ nghĩa sùng bái tinh thần bè phái cực đoan, mù quáng trên danh nghĩa của một nhóm (thường là một quốc gia hoặc một dân tộc), nhất là khi tinh thần bè phái đó có bao gồm cả sự thù hận chống lại một nhóm địch thủ. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tên của Nicolas Chauvin, một người lính cuồng tín của Napoléon Bonaparte mà sự tôn thờ cuồng loạn của anh ta đối với Hoàng đế đã khiến anh ta liên tục chiến đấu cho nước Pháp ngay cả khi đã bị thương 17 lần trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Napoléon. Tương truyền, trong trận đánh quyết định tại Waterloo khi quân Pháp đã bị đập tan tác, anh ta đã thét lên rằng “Đội Cựu Cận vệ có chết nhưng không đầu hàng!”, hàm ý một nhiệt huyết mù quáng đối với Tổ quốc hay một hội nhóm của mình.

Chủ nghĩa Sô vanh là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa dân tộc, dẫn đến chủ nghĩa dân tộc lệch lạc, dân tộc nước lớn, dân tộc hẹp hòi, bài ngoại, tự cho dân tộc mình là dân tộc siêu đẳng có sứ mệnh lãnh đạo các dân tộc khác.

 

5. BRAILLE

Braille

Louis Braille khiếm thị từ nhỏ, và đến năm 1824 người đàn ông người Pháp này đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết dành riêng cho người khiếm thị, và bảng chữ cái này được mang tên ông để ghi nhớ.

  1. DUNCE CAPDUnce cap

Ngày trước, ở Anh, những học sinh lười và chậm tiến, thường sẽ bị đội một chiếc mũ lừa – dunce cap. Tuy nhiên từ này lại được đặt tên theo một nhà triết học (philosopher) đáng kính thế kỉ 13, John Duns Scotus. Đến những năm 1500, trong một phản ứng chống lại những lý tưởng của Scotus, những người ủng hộ Duns bị biến thành chủ đề để chế nhạo, và ra đời chiếc mũ đó được coi như biểu tượng của sự chậm tiến

 

  1. FUCHSIAfuchsia-flower

Loài hoa lồng đèn (fuchsia) rất đẹp này được người khám phá (discoverer) ra nó Charles Plumier đặt tên như vậy để vinh danh một nhà thực vật học (botanist) của thế kỉ trước, Leonhart Fuchs.

 

  1. UZIUzi

Loại súng tiểu liên(submachine gun) này của Israel vô cùng lợi hại và được đặt tên theo người thiết kế ra nó, thiếu tá Uziel Gal vào những năm 1940s.

 

  1. GARDENIAGARDENIA

Ngoài cây hoa lồng đèn, đây cũng là một loại hoa do một người khám phá ra những lại đặt tên theo một người khác để ghi nhớ. Cây hoa dành dành (gardenia) do Carl Linnaeus tìm ra, nhưng lại đặt tên theo Tiến sỹ. Alexander Garden.

10.DIESEL

DieselĐộng cơ Diesel thì ai cũng biết tới nhưng cha đẻ của nó, kĩ sư Rudolf Diesel cuối thế kỉ 19 thì có lẽ nhiều người không biết tên mặc dù hàng ngày vẫn nghe nhắc đến tên ông.

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

 

There’s a Third World. Are there a Second World and First World? Nguồn gốc thuật ngữ Thế giới thứ ba (Third World)

 Đôi khi trong các bản tin thời sự, hay sách báo, chúng ta thường đọc, nghe thấy thuật ngữ “Third World countries” (các nước thuộc thế giới Thứ ba). Tất nhiên các nước thuộc thế giới thứ ba không phải mang nghĩa là dân số của những nước đó thuộc về giới tính thứ ba!!!! Đây là một thuật ngữ kinh tế- chính trị quan trọng mà đôi khi chúng ta nhiều khi tưởng rằng đã hiểu rõ nhưng thực ra lại chưa thật rõ. Chuyến tàu ngày hôm nay của English4ALL sẽ không chỉ giúp bạn tìm hiểu thế nào là “Thế giới thứ ba” (Third World) mà còn cả các “thế giới” khác nữa. All aboard!

Ngày nay, chúng ta thường sử dụng các thuật ngữ (terms) Thế giới thứ nhất (First World) hay thế giới thứ ba (Third World) để xếp hạng trình độ phát triển hay sức mạnh kinh tế của các quốc gia. Đây là một cách sử dụng mới, khác biệt với ý nghĩa ban đầu của những thuật ngữ này khi chúng được ra đời trong cuộc Chiến tranh lạnh (Cold War) của thế kỉ 20.

Cuộc chiến tranh lạnh và sự ra đời của Khối NATO – liên minh quân sự phòng thủ của Mỹ và các đồng minh phương Tây (Western allies) và Khôi Hiệp ước Vacsava (Warsaw Pact) – liên minh quốc phòng của một số nước cộng sản ở Đông Âu, đã chia rẽ sức mạnh chủ lực của thế giới thành hai nửa bán cầu với sự khác biệt về chế độ chính trị – kinh tế: Đông – Tây, Cộng sản và tư bản, Mỹ và Liên Xô (USSR) với bức màn thép (Iron Curtain) ở giữa hai bên.

Năm 1952. Nhà nhân khẩu học (demographer) người Pháp Alfred Sauvy đã tạo ra thuật ngữ “Third World”(Thế giới thứ ba) để gọi nhóm các quốc gia không liên minh (unaligned) và không liên quan (uninvolved) đến cả hai phe trong cuộc chiến tranh Lạnh. Trước Third Word, hai phe chính trong cuộc chiến lần lượt được gọi là First World (Thế giới thứ nhất -Mỹ và các đồng minh tư bản Phương Tây) và Second World (Thế giới thứ hai – Liên Xô và các đồng minh Đông Âu).

Về sau này, thuât ngữ “ “Fourth World” (Thế giới thứ tư) ra đời để chỉ những nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo sống trong hoặc ngoài ranh giới của các quốc gia, các nước không có chủ quyền, và các nhóm thiểu số khác.

Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, mô hình Tam thế giới (đừng nhầm lẫn với một học thuyết Tam thế giới khác của Mao Trạch Đông) mang ý nghĩa kinh tế, hơn là địa chính trị (geopolitical). Ngày nay, thế giới thứ nhất (First World) thường được chỉ Phương Tây, các nước công nghiệp (industrialised states) trong khi Thế giới thứ Hai (Second World) bao gồm các nước cộng sản và đã từng theo chế độ cộng sản (former communist states). Thế giới thứ Ba (The Third World) bao gồm phần còn lại, chủ yếu là Châu Phi, Châu Á và Trung Đông (Middle East) hay còn gọi là những nước đang phát triển (developing nations) – nghèo, thiếu công nghệ, bị phụ thuộc vào những nước phát triển (developed countries), hoặc là không có chính phủ ổn định (unstable governments), tỉ lệ gia tăng dân số cao (population growth), mù chữ(illiteracy) và bệnh dịch(disease), nợ nước ngoài nhiều (foreign debt)

Vậy theo bạn, Vietnam là quốc gia thuộc thế giới thứ mấy?

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

I am sitting on the bench, and I am a banker! Nguồn gốc từ Ngân hàng (Bank) và Phá sản (Bankrupt)

Nơi nào có thể giữ tiền cho bạn, và cho bạn vay tiền khi cần? Chắc chắn rồi, đó là công việc của ngân hàng. Và ngân hàng ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu của bất kỳ nền kinh tế, bất kỳ xã hội nào. Nó quan trọng đến mức ngay cả nhiều người không biết tiếng Anh những vẫn biết bank là ngân hàng. Ngày ngày dù muốn hay không, bạn vẫn phải nghe thấy, nhìn thấy những biển hiệu Sacombank, Vietcombank, VietinBank…..Ngày nay, nghĩ đến ngân hàng người ta thường nghĩ đến những văn phòng giao dịch hiện đại, những máy ATM tối tân và tiện lợi, và những cô giao dịch viên xinh đẹp, tuy nhiên trong quá khứ, hình dung về một ngân hàng lại hoàn toàn khác.  Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao người ta lại gọi ngân hàng là Bank chưa? Nếu bạn có thắc mắc đó, thì hãy cùng lên chuyến tàu của English4ALL ngày hôm nay để đi sang Italy tìm hiểu ngay nhé. All aboard!

 

Bank

Những ngân hàng đầu tiên trên thế giới đã ra đời ở những phiên chợ như thế này.
Những ngân hàng đầu tiên trên thế giới đã ra đời ở những phiên chợ như thế này.
[dropcap]N[/dropcap]gày xưa ngày xưa, ở những vùng đô thị sầm uất của nước Ý thời Trung cổ và đầu Phục Hưng, ở khắp các thành phố giàu có ở miền Bắc như Florence, Lucca, Siena, Venice và Genoe luôn có những phiên chợ tấp nập, giao thương hàng hóa vô cùng phát triển. Các lái buôn từ khắp nơi mang hàng hóa đến buôn bán và thu về rất nhiều tiền mặt, dần dần người ta cảm thấy bất tiện khi phải mang vác tiền về nhà rồi mai lại phải mang tiền đi trong những bao tải để buôn bán, giao dịch. Và đôi khi họ mang tiền đi nhưng lại thiếu, không đủ để mua bán hàng hóa hay giao dịch. Chính lúc đó, những người Do Thái giàu có, thông minh và tài ba đã xuất hiện và nắm bắt được nhu cầu đó. Ở giữa các phiên chợ ngày xưa, thường đặt những chiếc ghế băng lớn (bench) (tiếng Ý cổ gọi là Banca – banco). Và những giao dịch đầu tiên của ngành ngân hàng đã diễn ra tại đó, chính trên những chiếc ghế băng đó, những nhà cho vay (lenders) người Do Thái cho các lái buôn mượn tiền để mua bán giao dịch trong ngày, giữ tiền cho họ khi hết ngày cuối buổi chợ, và lại giao tiền cho họ vào ngày hôm sau để tiếp tục giao thương, tất nhiên là có một khoản phí và thu lời nếu cho vay. Dần dần các hoạt động nó ngày càng trở nên cần thiết và phát triển hơn, những chiếc ghế băng với những người đàn ông Do Thái ngồi bên bị đựng tiền không thể đáp ứng nổi nhu cầu quá lớn, và họ đã hình thành nên những thể chế tài chính mà ngày nay chúng ta gọi là ngân hàng (bank). Từ bank trong tiếng Anh hiện đại ngày nay đã được vay mượn từ tiếng Pháp trung cổ “banque”, từ tiếng Ý cổ banca, từ tiếng Đức cổ là banc, đều có nghĩa là “ghế, quầy”. Những chiếc ghế đó ở Florentine chính là những quầy giao dịch đầu tiên của ngành ngân hàng thế giới.

Trong trường hợp, những người giữ tiền và đổi tiền kia mất khả năng thanh toán, các chủ nợ – những người gửi tiền kia thường sẽ nổi điên lên và đập vỡ cái ghế băng đó, và thế là ngày này chúng ta biết đến từ bankrupt (phá sản – mất khả năng thanh toán), từ này bắt nguồn từ tiếng Ý cổ banca rotta (broken bench) – cái ghế bị đập gẫy.

Các Bardi và các gia đình Peruzzi thống trị hoạt động ngân hàng trong Florence thế kỷ 14, bằng cách thành lập chi nhánh ở nhiều nơi khác của châu Âu.Một trong những ngân hàng nổi tiếng nhất của Ý là Ngân hàng Medici, được thành lập bởi Giovanni di Bicci de ‘Medici năm 1397, ngân hàng tiền gửi nhà nước được biết đến sớm nhất, Banco di San Giorgio (Bank of St. George), được thành lập năm 1407 tại Genoa, Ý.

Ngân hàng lâu đời nhất còn tồn tại là Monte dei Paschi di Siena, trụ sở chính tại Siena, Ý, đã hoạt động liên tục kể từ năm 1472.Tiếp sau đó là Berenberg Bank của Hamburg (1590) và Sveriges Riksbank của Thụy Điển (1668).

Ngày nay, nếu như bạn tới thăm Bảo tàng Anh Quốc tại Luân Đôn, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một trong những món cổ vật lâu đời nhất được tìm thấy cho thấy các hoạt động đổi tiền: đó là một đồng tiền drachm Hy Lạp bằng bạc từ Trapezus thuộc địa của Hy Lạp trên Biển Đen. Đồng xu cho thấy một bàn của người làm ngân hàng (trapeza) đầy tiền xu, một sự chơi chữ tên của thành phố. Trong thực tế, ngày nay trong tiếng Hy Lạp hiện đại từ trapeza (Τράπεζα) có nghĩa đồng thời là bàn và ngân hàng.

Tiếng Việt ngày xưa vốn dĩ không có từ ngân hàng, khi người Pháp vào Vietnam, họ xây dựng những thể chế tài chinh đầu tiên, gọi là nhà băng, và tất nhiên, người Việt cũng có từ ghế băng. Thật là dễ hiểu hơn phải không?

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

How I can go to the North Terminal? Get on a Wiki, Sir. Nguồn gốc từ Wiki-Wikipedia

Ngày nay, ít khi chúng ta còn cần đến những cuốn bách khoa toàn thư dày cộp để tìm hiểu thế giới của những điều chưa biết. Chỉ cần một click chuột, Wikipedia- bách khoa toàn thư trực tuyến đồ sộ nhất sẽ giải thích cho bạn mọi câu hỏi một cách nhanh nhất. Chắc hẳn bạn không hề xa lạ với bách khoa thư nổi tiếng này, đặc biệt nếu bạn là một người ham tìm hiểu hay thường xuyên phải nghiên cứu, nhưng đã bao giờ bạn hỏi vì sao lại có cái tên Wikipedia chưa? Hãy đến ngay Hawaii cùng English4ALL để tìm câu trả lời nhé. All aboard!

 Người phát triển phần mềm wiki đầu tiên WikiWikiWeb năm 1995 là Howard. G. Cunningham trong lần đầu tiên đến thăm đảo Hawaii đã rất lúng túng không hiểu khi một nhân viên sân bay quốc tế Hololulu – Hawai thông báo rằng ông sẽ cần phải bắt wiki-wiki bus để di chuyển giữa các nhà ga của sân bay (airport’s terminals). Tìm hiểu thêm, ông được biết rằng “Wiki” nghĩa là “nhanh chóng” (quick) trong ngôn ngữ của Hawaii, bằng cách lặp lại từ wiki-wiki, tạo ra thành nghĩa “rất nhanh, siêu tốc” (very quick)

Xe bus wiki-wiki ở sân bay quốc tế Honolulu là nguồn gốc của từ Wiki.
Xe bus wiki-wiki ở sân bay quốc tế Honolulu là nguồn gốc của từ Wiki.

Sau này, khi Cunnningham đang tìm kiếm một tên gọi phù hợp cho nền tảng web (web platform) mới của mình, ông muốn đặt một cái tên độc đáo, không bị trùng lặp với những thứ hiện có, không giống như kiểu email được đặt theo từ mail. Cuối cùng, ông lựa chọn một tên gọi là mang hàm ý “quick web”, theo kiểu “quick basic” của Microsoft, và ông đã thay thế từ “quick” của tiếng Anh bằng từ “wiki wiki” trong tiếng Hawaii. Và thực sự, chương trình của ông sáng tạo ra hoạt động rất nhanh theo đúng nghĩa “very quick”. Đôi khi từ wiki còn được diễn giải là từ cấu tạo từ các chứ cái đầu (backronym) của (what I know is – “cái mà tôi biết là như thế“), cách giải thích đó miêu tả các chức năng đóng góp, lưu giữ, và trao đổi kiến thức của nền tảng web mà Cunningham tạo ra.

Đúng ra, cách đọc chuẩn của từ “wiki” phải là “we-key” chứ không phải như ngày này chúng ta đọc “wick-ee”. Tuy nhiên vì số người đọc sai đông và nguy hiểm gấp nhiều lần số người đọc đúng, nên Cunningham và những người biết đã chán không đi sửa sai nữa.

Từ wiki được chinh thức thêm vào từ điển Oxford English Dictionary vào ngày 15 tháng 03 năm 2007. Trên nền tảng web wiki, Wikipedia là website nổi tiếng nhất, được ra mắt ngày 15 tháng 1, 2001. Wikipedia được kế thừa tất cả các bài viết trên Nupedia khi trang này đóng cửa năm 2003. Chỉ trong 1 năm, cuối năm 2001, Wikipedia đã có tới 20.000 bài viết được viết bằng 18 ngôn ngữ khác nhau. Tháng 9 năm 2007, Wikipedia đã  vượt mặt bách khoa thư Yongle Encyclopedia ra đời năm 1407 – trong 600 năm liền giữ kỷ lục là bách khoa thư lớn nhất thế giới, tại thời điểm đó, Wikipedia có tới 2 triệu bài viết.  Trong bình, mỗi một giây, Wikipedia nhận được từ 25.000 đến 60.000 lượt truy nhập tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

If I don’t submit my article before the deadline, the editor will kill me. – Nguồn gốc từ Deadline

Deadline – hạn cuối, hạn chót để làm một việc gì đó luôn luôn là một nỗi ám ảnh, đôi khi là nỗi sợ hãi căng thẳng cho không ít người trong số chúng ta, bất kể bạn là một anh sinh viên hay một cô thư ký văn phòng. Nhưng đã có ai chết vì chậm nộp một bản báo cáo cho sếp hay nộp bài cho thầy cô muộn bao giờ đâu? Vậy thì sao lại gọi là “deadline” chứ? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình câu hỏi đó chưa? Nếu bạn có chung cầu hỏi đó thì chúng ta sẽ là bạn đồng hành trong chuyến tàu English4ALL đầu tuần để đến ga Every word has its family để cùng tìm hiểu nhé. All aboard! Chúc mọi người tuần mới làm việc hiệu quả và chắc chắn sẽ hoàn thành mọi công việc trước “deadline”.

[dropcap]T[/dropcap]rong xã hội hiện đại và vô cùng bận rộn hiện nay, “meet a deadline” (kịp thời hạn) là một cụm từ cực kỳ phổ biến ở mọi nơi, từ công sở cho đến trường học. Tuy nhiên, nếu như không có cuộc nội chiến của nước Mỹ  (American Civil War 1861-1865) thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết đến “deadline” là gì.

Do not cross

Thật thú vị là khi từ “deadline” được sử dụng lần đầu tiên, nó chẳng liên quan gì đến thời gian, thời hạn chót như ngày nay chúng ta hiểu. Trong một bản báo cáo về tình trạng tồi tệ như địa ngục (hellish condition) của nhà tù Andersonville, tiểu bang Georgia, Đại tá D.T. Chandler – Tổng thanh tra liên bang (Confederate Inspector) đã lần đầu tiên nhắc đến từ “deadline”. Đó là ngày 5 tháng Bảy năm 1864. Đây là một nhà tù khủng khiếp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ khi có tới 13.000 trong số 45.000 tù nhân đã chết trong vòng 14 tháng vì những điều kiện giam giữ vô cùng tồi tệ. Hóa ra, deadline là một đường kẻ được vẽ cách 20 feet (khoảng 6m) bao xung quanh tường nhà tù, bất kỳ tù nhân (prisoner) nào liều lĩnh dám bước một bước ra khỏi đường kẻ này, ngay lập tức sẽ bị bắn chết (shot) bởi vì đó được coi là hành vi vượt ngục. Vậy nên, “dead line” lúc đầu mang ý nghĩa là “don’t cross line”(ranh giới không được vượt qua).

Deadlines

Đến đầu thế kỉ 20, từ deadline mới được nhắc tới với ý nghĩa là giới hạn thời gian (time limit) cho một nhiệm vụ (task) mào đó. Mặc dù từ điển Oxford English Dictionary đến nắm 1920 mới ghi nhận dealine như một mục từ mang nghĩa này, nhưng thực tế, năm 1913, trong một bài báo “It’s a Gay Life, this Reporting” phát hành ngày 7 tháng Ba của tờ Chicago Daily Tribune đã xuất hiện từ deadline với nghĩa hiện nay.

Vào thời đó, từ “deadline” được giới thợ in, nhà in sử dụng như một thuật ngữ để chỉ thời hạn chót để sắp chữ, lên khuôn cho việc chuẩn bị in một tờ báo. Mọi bài vở của phóng viên phải được hoàn thành trước thời điểm này.

Từ deadline đã có thời còn sở hữu những cách dùng khác khá thú vị như dùng để chỉ ranh giới (boundary) tồn tại giữa khu vực giàu có (rich quarters of residential areas) so với các khu dân nghèo lân cận. Trong lĩnh vực truyền giáo, deadline được dùng để chỉ tuổi về hưu của các nhà truyền giáo, các mục sư (minister). 50 tuổi là “deadline”- họ sẽ phải từ giã bục giảng kinh (pulpit)

Vậy đó, từ một từ chỉ một ranh giới sinh-tử có thật ở các nhà tù trong thời nội chiến Mỹ, trở thành một từ chỉ giới hạn thời gian mà không ai được chậm trễ để hoàn thành một tác vụ nào đó trong ngành báo chí (journalism)- nơi mà thời hạn nộp bài luôn cực kỳ chặt chẽ (tight deadline) và thường luôn phải hoàn thành với những mốc thời gian cụ thể để kịp in ấn và lưu chuyển.

Vậy nên, nếu bạn được giao một nhiệm vụ gì đó, tốt hơn hết là hãy hoàn thành nó trước thời hạn (before the deadline) nếu không sếp của bạn có thể sẽ làm cho bạn nhớ lại nguồn gốc của từ này theo những cách riêng của họ đấy.

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

“Mayday-Mayday-Mayday- MH370 highjacked!” Nguồn gốc từ “Mayday”- tín hiệu cấp cứu quốc tế.

Bạn có biết trong trường hợp các máy bay và tàu biển gặp tình trạng nguy hiểm khẩn cấp, họ sẽ phát tín hiệu cấp cứu (distress call) với tổng đài qua vô tuyến bằng từ nào không? “Help me!”? SOS?….Không, các phi công, và thuyền trưởng sẽ nói “Mayday!”. Nhưng tại sao lại là “Mayday” chứ không phải “Juneday” hay “Augustday”. Ngày hôm nay chuyến tàu đầu tuần của English4ALL sẽ giải thích cho bạn điều đó nhé. All aboard!

Năm 1923, một sỹ quan vô tuyến cao cấp (a senior radio officer) , tên là Frederick Stanley Mockford (1897–1962), ở sân bay Croydon, Luân Đôn, nước Anh, được giao nhiệm vụ nghĩ ra một từ dễ hiểu nhất để tất cả phi công và nhân viên mặt đất sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Vấn đề nảy sinh vì giao tiếp bằng giọng nói qua sóng vô tuyến ngày càng trở nên phổ biến, do đó, một hình thức tương đương (equivalence)  với tín hiệu SOS của mã Morse là rất cần thiết. Rõ ràng là từ “help” không thể sử dụng được đối với những người nói tiếng Anh, bởi vì ngay cả trong giao tiếp thông thường, không có gì nguy hiểm, từ này cũng được sử dụng rất thường xuyên.

Tại thời điểm ông Mockford nhận nhiệm vụ này, ông chủ yếu làm việc giao tiếp các hoạt động không lưu từ sân bay Croydon đến sân bay Le Bourget ở Paris, Pháp. Suy nghĩ bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh, ông nảy ra ý nghĩ sử dụng một từ độc đáo –“Mayday” là cách đọc chệch đi của từ “m’aider” trong tiếng Pháp có nghĩa là “help me”(Cứu tôi với!)

Bốn năm sau đó, 1927, Hiệp ước Điện báo vô tuyến quốc tế Washington đã chọn “Mayday” là tín hiệu giọng nói chính thức trong các cuộc gọi báo tình huống cực kỳ khẩn cấp với mức độ nguy hiểm cao nhất ví dụ như những trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tín mạng.

Khi sử dụng từ Mayday trong cuộc gọi báo nguy, thường được lập lại ba lần một lượt “Mayday –Mayday- Mayday” để đảm bảo thông điệp được dễ dàng nhận biết ngay cả trong điều kiện ồn ào nhất. Khuôn mẫu chuẩn của một cuộc gọi báo nguy gồm có chữ MAYDAY được nói ba lần liên tiếp, theo sau là tên (hoặc mã hiệu) của chiếc tàu (máy bay) cũng được nói ba lần, rồi MAYDAY và tên hoặc mã hiệu lần nữa. Các thông tin quan trọng nên theo sau gồm có vị trí, tính khẩn cấp và sự giúp đỡ nào được cần đến và số người trên tàu hay máy bay. Một thông điệp báo nguy tiêu biểu có thể như sau:

“MAYDAY, MAYDAY, MAYDAY, đây là HỒNG HÀ, HỒNG HÀ, HỒNG HÀ. MAYDAY, HỒNG HÀ. Vị trí 54 25 bắc, 016 33 tây. Tàu của tôi đang bị cháy và chìm xuống. Tôi yêu cầu được giúp đỡ ngay. Bốn người đang trên tàu và đang dùng một xuồng cứu hộ. HẾT.”

 

Trong trường hợp tàu thủy cần hỗ trợ, tình huống không quá nguy cấp, từ “pan-pan” có thể được sử dụng thay thế. Về cơ bản, tín hiệu này nghĩa là bạn cần hỗ trợ, nhưng không ở mức độ khẩn thiết như tín hiệu “Mayday”. Giống như “Mayday”, pan-pan cũng là cách đọc chệch của một từ tiếng Pháp “panne” nghĩa là ““broken/failure/breakdown”.(hỏng hóc). Tín hiệu này cũng được phát đi từ tàu ba lần liên tiếp “pan-pan pan-pan pan-pan” sau đó là tên trạm kiểm soát biển bạn muốn báo tới, vị trí tọa độ cuối cùng và tình trạng khẩn cấp.

 

Trong trường hợp các cuộc gọi Mayday hay pan-pan không được lực lượng Bảo vệ bờ biển hoặc cơ quan cứu hộ trả lời, sau một vài phút, một vài nguồn sóng vô tuyến khác từ một con tàu hay máy bay khác đã nhận được cuộc gọi, sẽ truyền phát đi tín hiệu khẩn cấp thay cho con tàu hay máy bay đang gặp nguy hiểm, lặp lại tất cả các thông tin mà chúng đã nhận được lúc đầu.

 

Bạn có biết?

Ở Mỹ, nếu bạn sử dụng tín hiệu “Mayday” không đúng trường hợp, bạn có thể bị phạt 6 năm tù và chịu phạt $250.000.

Trong các cuộc tấn công khủng bố (terrorist attacks) vào ngày 11/09/2011, mặc dù có bốn máy bay bị nạn, chỉ có duy nhất một chiếc đã phát tín hiệu Mayday. Chuyến bay số 93 đâm xuống (crashed into) một cánh đồng ở Stonycreek Township, Somerset County, Pennsylvania đã phát đi hai cuộc gọi báo nguy Mayday tới Đài kiểm soát không lưu (Air Traffic Control) ở Cleveland. Cuộc gọi đầu tiên vào lúc 09:28:17, cơ trưởng (captain) Jason Dahl đã hét lên “Mayday, Mayday, Mayday” giữa những âm thanh của bạo lực. Cuộc gọi Mayday thứ hai vào lúc 09:28:50 khi ai đó trong buồng lái (cockpit) hét lên ““Mayday! Get out of here! Get out of here!” (Cấp cứu! Ra khỏi đây! Ra khỏi đây!). Không ai biết được chiếc máy bay 93 đã bị bọn không tặc (highjackers) kiểm soát khi nào nhưng vào lúc 09:31:57, tên không tắc Ziad Jarrah đã thông báo với toàn bộ hành khách và vô tình báo với cả Đài kiểm soát không lưu Cleveland.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

If you are tired, I will give you a piggyback – Nguồn gốc từ Piggyback trong tiếng Anh.

Chuyện kể rằng, ngày nảy ngày nay, có lẽ cũng chưa hề lâu lắm, có một nữ du học sinh Việt Nam vô cùng xinh đẹp đem lòng thầm thương trộm nhớ một chàng hoàng tử người Anh mắt vàng tóc xanh học cùng lớp, và chuyện gì đến cũng đã đến, họ hẹn hò…..Buổi tối hôm ấy hai người đi dạo cùng nhau bên bờ sông Thames êm đềm, chàng và nàng tản bộ đi dưới ánh hoàng hôn, nói đủ thứ chuyện, và chuyện gì đến cũng phải đến, …….nàng đã thấm mệt và mỏi chân, chàng đã tỏ ra ga-lăng như một người đàn ông châu Âu thứ thiệt, chàng chỉ chỉ vào lưng mình và nói “Piggyback, ok? Should I give you a piggyback?”….Tai nàng ù đi, không tin vào những gì chàng vừa nói nữa, nàng chẳng biết từ “piggyback” nghĩa là gì, nhưng nàng biết rõ “piggy” là từ để chỉ một con vật không lấy gì làm nhẹ nhàng và duyên dáng cho lắm. Có lẽ nào người mà nàng thầm yêu, mới hẹn hò lần đầu tiên mà lại ám chỉ nàng như thế dù nàng mới chỉ hơi hơi “mỡ màng” một chút. Còn sự xúc phạm nào lớn hơn, nàng vùng vằng bỏ đi, vừa chạy vừa khóc. Và chuyến tàu đầu tuần của English4ALL hôm nay, dành cho nàng và những ai chưa biết từ piggyback nghĩa là gì? All aboard!

Thực tế, từ Piggyback chẳng liên quan gì đến lợn (pig) cả. www.english4all.vn
Thực tế, từ Piggyback chẳng liên quan gì đến lợn (pig) cả. www.english4all.vn

Piggy có nghĩa là con lợn, và back nghĩa là lưng. Vậy piggyback có nghĩa là lưng con lợn hay mang con lợn trên lưng? Thật ra không phải vậy, piggyback chẳng liên quan gì đến con lợn vô tội. Bởi vì bất kể bạn mang, vác cái gì, hay cõng ai trên lưng, thì đều gọi là “piggyback” cả.

Hãy quay trở lại thế kỉ 16, những năm 1564 để tìm hiểu vì sao lại xuất hiện từ này nhé. Thời ấy, hàng hóa được vận chuyển theo những kiện hàng (packs) và người ta mang vác chúng bằng lưng người và để thồ trên lưng gia súc. Thuật ngữ thời đó mô tả hành động này bằng từ “pick pack” bởi lẽ bạn sẽ phải “pick up a pack” (nhấc kiện hàng lên) để chuyển đi bằng lưng. Nghe đã có vẻ logic chưa? Tuy nhiên, vì sao con heo lại xuất hiện như trong từ “piggyback” như ngày nay chúng ta vẫn sử dụng.

Hóa ra từ “pick pack” cuối cùng lại trở thành “pick-a-pack”. Đây là câu mà người  chủ hàng hay dùng để giục giã những người phu khuân vác khi dỡ hàng “Pick a pack!” – “Pick a pack!”  (Lấy hàng đi! Lấy hàng đi!)

Và vì hàng được chuyển bằng lưng người là chủ yếu, nên người ta còn đọc thành “pick-a-back”.

Vấn đề cũng chỉ vì cái chữ “a” đó, bởi vì khi bạn đọc nhanh “pick-a-back” sẽ nghe như “pick-i-back” (picky back). Và từ picky back thì toàn chẳng có ý nghĩa gì với những ai ngoại đạo với ngành bốc vác. Rất nhiều người người ở thế kỉ 18-19 khi nghe từ này chẳng hiểu nghĩa là gì? Và thế là người ta lại biến đổi một lần nữa, và từ “piggyback” ra đời vào đúng thời kì này, lúc đầu chỉ được hiểu là mang vác hàng hóa trên lưng, nhưng đến những năm 1930, thì còn dùng để diễn tả việc cõng ai đó trên lưng nữa (ride on someone’s back and shoulders)

Cũng tội cho con lợn vì vốn dĩ loài vật này chẳng bao giờ mang vác cái gì trên lưng cả, tuy nhiên nó (pig-piggy) lại là từ gần âm nhất với “picky” cho nên người ta mượn luôn từ này cho dễ hiểu.

Vậy đấy, tiếng Anh đôi khi vẫn vậy, một từ khi hoán đổi từ một cách  gọi, cách đọc dài sang một dạng rút gọn ngắn hơn rất có thể biến đổi thành một dạng khác. Ví dụ nhé, những người đàn ông tên là Richard thường hay có nickname là Dick, bởi vì Richard đọc gọn lại thành Ric hay Rick, nhưng Ric hay Rick thì trong tiếng Anh lại vô nghĩa, nghe giống như Dick-một từ có nghĩa, vậy nên người ta mượn luôn từ này.

Hi vọng, sau khi đã biết rằng từ “piggyback” không liên quan gì đến heo-lợn như sẽ không còn chuyện tình nào phải dang dở vì bất đồng ngôn ngữ như trong câu chuyện hiểu nhầm ở trên nữa.

Chúc mọi người một tuần làm việc vui vẻ, và các chú các anh nếu có đi nhậu, cũng đừng để đến mức bạn phải “piggyback”  về nhà!

Bạn có biết?

Ngày nay, thuật ngữ “piggyback” được sử dụng rất phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đều mang nghĩa là sử dụng một hệ thống, cơ chế có sẵn….

Ví dụ: Piggybacking là một kỹ thuật được sử dụng trong lĩnh vực chụp ảnh vũ trụ (astrophotogrophy)- gắn một ống kính chụp ảnh bên trên kính thiên văn để chụp lại các vì sao.

Piggybacking 1

Piggybacking trong lĩnh vực vận tải (transportation) lại có nghĩa là một phương tiện chuyên trở các phương tiện khác.

Piggybacking 2

Piggybacking trong lĩnh vực an ninh (security) lại có nghĩa là một ai đó được phép tiếp cận một khu vực bị giới nghiêm thông qua điểm kiểm soát (access to a restricted area or through a checkpoint) lại tạo kẽ hở cho những kẻ khác không được phép đi vào theo.

Trong lĩnh vực đánh giá tín dụng (credit ratings), piggybacking lại dùng để chỉ ai đó có chỉ số tín dụng yếu kém (bad credit) sử dụng kênh của bên thứ ba không liên quan để cải thiện chỉ số tín dụng của mình.

Trong lĩnh vực Internet, piggybacking là truy cập Internet từ thiết bị thông qua mạng của người khác.

Trong y dược, piggybacking là chỉ việc sử dụng hai loại thuốc khác nhau  nhưng có cùng tác dụng (same function) (ví dụ như ibuprofen & paracetamol đều có tác dụng giảm đau) vào những khoảng thời gian xen kẽ nhau để đảm bảo có công hiệu tức thời (constant effect.)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Boycotting Chinese goods is patriotic!!! Nguồn gốc từ Boycott (Tẩy chay)

Bạn có tin rằng trong tiếng Anh tên của một người có thể trở thành một động từ và  lan truyền hết từ châu lục này sang châu lục khác không? Thật đấy, và Boycott – là ví dụ điển hình cho điều đó. Tuy nhiên, chắc là sẽ có ít người muốn tên mình được trở thành một từ chung như ông Boycott trong câu chuyện của English4ALL ngày hôm nay. Hãy lên ngay chuyến tàu đầu tuần tới để cùng English4ALL tìm hiểu vì sao hành động tẩy chay lại được gọi là Boycott nhé!

Boycott – Ông là ai?

Đại úy Charles Boycott
Đại úy Charles Boycott

Từ boycott được ra đời từ tên của một người Anh ở thế kỉ 19, Đại úy Charles C. Boycott (thật ra họ của ông là Boycatt, nhưng năm lên 9 tuổi thì gia đình đổi lại). Và cái tên này đã trở thành định mệnh đối với ông khi đi vào lịch sử tiếng Anh như một từ không ai mong muốn gặp phải.

.Trước thời ông Boycott bị tẩy chay (boycotted), ở Ailen (Ireland) chỉ có tới 2% dân số sở hữu toàn bộ đất đai của cả nước. Hầu hết chủ đất không sống ở Ai-len nhưng cho nông dân thuê đất theo hợp đồng một năm (one-year lease).

Năm 1880, ông đại úy Boycott, lúc bây giờ đã nghỉ hưu, và làm người quản lý đồn điền thuê cho Bá tước thứ ba của vùng Erne (Earl of Erne), John Crichton. Mùa màng năm đó không được thuận lợi lắm, nên để nhượng bộ với những nông dân thuê đất, ông giảm tiền thuê 10%, nhưng họ không đồng ý, đòi giảm 25%, nhưng ông Bá tước chủ đất lại không chịu. Và cuối cùng có 11 người thuê đất không đóng tiền thuê.

Chỉ 3 ngày sau, ông Boycott bắt đầu gửi thông báo trục xuất những người không đóng tiền, và cho cảnh sát (Constabulary) xuống để làm việc này. Và mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ.

Khi nông dân biết được thông báo trục xuất đang được phát ra, phụ nữ trong vùng đáp đủ các thứ từ đá (rock) và phân (manure) vào những người tới chuyển thông báo, cuối cùng cảnh sát bỏ đi mà không thể thông báo tới tất cả các chủ hộ gia đình (head of the households) và như thế, theo luật, sẽ không ai phải rời khỏi nhà của mình.

Sau đó, đám đông quyết định trừng phạt lại Boycott và những ai làm việc cho ông ta. Chẳng mấy chốc, đám công nhân làm thuê cho Boycott bỏ việc và còn rủ cả những người khác bỏ theo.

Cuối cùng, Boycott ở một mình trong một điền sản lớn, không còn ai làm thuê cho ông ta để thu hoạch vụ mùa. Các doanh nghiệp khác cũng hết muốn làm ăn với Boycott nữa, ông ta không thể mua được đồ ăn thức uống ở trong vùng, đi sang vùng khác mua cũng khó khăn vì các lái  xe, các chủ tàu, và ngay cả những người đưa thư cũng không muốn làm việc với ông.

Đến cuối tháng 11, Boycott buộc phải bỏ cả nhà cửa, chạy trốn về thủ đô Dublin. Thậm chí ở đó, ông cũng vấp phải thái độ thù nghịch (hostility) và các cơ sở kinh doanh nào (nhà hàng, khách sạn) mà đón tiếp ông ta cũng bị dọa tẩy chay. (boycotted)

Kể từ đó, phong trào “boycotting” (tẩy chay) lan rộng và làm cho các doanh nghiệp phải khiếp sợ. Năm 1888, 8 năm sau khi ông Boycott bị tẩy chay, từ này chính thức được ghi nhận vào từ điển New English Dictionary on Historical Principles – tiền thân của Oxford English Dictionary ngày nay.

Từ này lan sang các ngôn ngữ châu Âu khác và nhanh chóng sang tới tận châu Mỹ, khi đại úy Boycott sang thăm bạn bè ở bang Virginia bằng một cái tên giả là “Charles Cunningham”. Nhọ một nỗi, đám lều báo phát hiện ra chuyến đi của ông và còn công bố “lý lịch” của ông, và từ đó boycott du nhập vào tiếng Anh Mỹ. Và cứ thế, theo như lời của tác giả người Ai Len George Moore “Động từ boycott xuất hiện như sao chổi” (‘Like a comet the verb ‘boycott’ appeared.)

 

Một biển hiệu Boycott hàng trung quốc ở Philipines
Một biển hiệu Boycott hàng trung quốc ở Philipines

Bạn có biết?

  • Thực ra thì năm đầu tiên bị tẩy chay, chàng Boycott vẫn thu hoạch được mùa màng bằng cách tuyển ngay 50 công nhân từ vùng khác đến để làm việc. Tuy nhiên, dân địa phương ở đó không dễ gì bỏ qua, chính phủ phải vào cuộc và gửi ngay 1000 quân lính hộ tống và bảo vệ đám công nhân này khi họ làm việc. Điều này khiến chính phủ Anh phải chi tới £10,000, còn mùa màng trị giá bao nhiêu? £500.
  • Không chỉ có boycott, mà còn có cả girlcott nữa. Từ girlcott do ngôi sao trên đường chạy người Lacey O’Neal sáng tạo ra để nói về sự tẩy chay nữ giới (female boycott) của các nam vận động viên  người Mỹ gốc Phi tại Thế vận hội mùa hè ở Mexico năm 1968.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Bless you! Vì sao lại nói “Bless you!” khi ai đó hắt hơi?

Khi bạn ho, không ai nói gì. Khi bạn nấc, không ai nói gì. Khi bạn khóc, chưa chắc đã có người nói gì. Vậy nhưng nếu như ở một nước nói tiếng Anh, khi bạn hắt hơi, sẽ có ai đó nói “Bless you”. Vì sao lại như thế nhỉ? English4ALL sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay và luôn câu chuyện về câu nói rất phổ biến này nhé. Cùng lên ngay chuyến tàu đầu tuần đến ga Every word has its family để biết vì sao nhé? All aboard!

Thời tiết lạnh và mưa hầu như quanh năm ở Anh làm cho cảm lạnh trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Bạn sẽ rất dễ nghe thấy có ai đó hắt xì hơi. Và chắc chắn, sẽ có ai đó nói “Bless you” ngay sau đó. Vì sao vậy nhỉ?

Thực tế, nói “Bless you” sau khi ai đó hắt xì hơi là một phép xã giao chuẩn mực của xã hội (correct social etiquette.)

Thông thường, một lời câu nguyện (a blessing) thường gắn với một nghi lễ tôn giáo, nhưng nói “Bless you” sau khi ai đó hắt hơi thường không mang ý nghĩa tôn giáo, mà mang ý nghĩa văn hóa nhiều hơn.

Có nhiều cách giải thích vì sau người ta lại nói “Bless you” nhưng phổ biến nhất là hai cách giải thích dưới đây:

  1. Vào những năm 590 sau công nguyên, bệnh dịch hạch (bubonic plague) bùng phát và lan tràn khắp châu Âu và cướp đi rất nhiều sinh mạng. Riêng ở Anh, dịch bệnh khủng khiếp này đã khiến cho 1 triệu người chết. Thời đó, khi dịch bệnh lan đến thành Rome, Giáo hoàng (Pope) Gregory I đã ra lệnh tổ chức những buổi khấn nguyện không ngừng để cầu xin sự can thiệp của thánh linh (divine intercession.) với hi vọng dập tắt được dịch bệnh. Vào thời đó, hắt xì hơi (sneezing) được coi là một triệu chứng sớm (early symptom) của dịch bệnh. Lời cầu nguyện “God bless you” sau này rút gọn thành “Bless you” (Xin Chúa ban phước lành) được coi như một lời cầu nguyện để ngăn chặn dịch bệnh .
  2. Cách giải thích thứ hai bắt nguồn từ một tín ngưỡng dân gian tin rằng khi người ta hắt hơi, linh hồn (soul) sẽ trốn thoát khỏi thể xác (body) và mở cửa cho quỷ dữ (Devil)  và cái xấu (evils) xâm nhập vào. Do đó, người ta nói “Bless you” như một cách để tự bảo vệ và giữ cho linh hồn ở lại. Một số người còn tin rằng, khi hắt hơi, tim sẽ ngừng đập (thực ra hoàn toàn không phải vậy!!!!) và nói Bless you để cho tim đập trở lại.

Tương tự như tiếng Anh, rất nhiều ngôn ngữ khác cũng có những ứng đáp khi ai đó hắt xì hơi, như tiếng Đức nói Gesundheit (nghĩa là sức khỏe), tiếng Ai Len nói sláinte (nghĩa là khỏe mạnh) và tiếng Tây Ba Nha nói salud.

Và dù bạn tin hay không tin cách giải thích nào trên đây về “Bless you” thì khi bạn hắt xì và ai nói câu này, hãy nói “Thank you” như một phép lịch sự truyền thống nhé.

Đố bạn khi một đứa trẻ hắt xì hơi, người Việt sẽ nói từ gì???

Hãy cho English4ALL biết câu trả lời cảu bạn trong comment phía dưới nhé.

 

Why do Brits say bless you when someone sneezes?

SneezingBEING freezing and rainy almost all the time in the UK means the common cold is a regular occurence in Britain. You will have definitely heard someone sneeze while out and about in the UK. This would have no doubt been followed up by someone saying“Bless you” to the sneeze.

This is common practice to the point that saying ‘Bless you’ is actually correct social etiquette.

The phrase is an English one but not necessarily religious making this social occurence seem very confusing. Usually a blessing is associated with a religious ceremony or prayer but saying ‘Bless you’ after a sneeze does not mean the person is religious. In fact they could be a full-blown atheist because saying bless you after a sneeze is a part of culture now rather than religion.

The origin of the practice of saying ‘Bless you’ after a sneeze is hotly debated. Here are our two favourite histories of the phrase:

1. Let us set the scene in about 590AD…the bubonic plague was spreading and killing people daily. Gregory I became Pope in 590 AD as an outbreak of the bubonic plague was reaching Rome. In hopes of fighting off the disease, he ordered unending prayer and parades of chanters through the streets. At the time, sneezing was thought to be an early symptom of the plague. The blessing (“God bless you!”) became a common effort to halt the disease. If someone sneezed a quick “God bless you” was thought to stop the disease from killing and spreading. Of course today we know that did not work and the plague went on to kill more than one million people in England alone.

2. Some have offered another explanation suggesting that people once held the folk belief that a person’s soul could be thrown from their body when they sneezed that sneezing otherwise opened the body to invasion by the Devil or evil spirits or that sneezing was the body’s effort to force out an invading evil presence. In these cases, “God bless you” or “bless you” is used as a sort of shield against evil. The Irish Folk story “Master and Man” by Thomas Crofton Croker, collected by William Butler Yeats, describes this variation. Moreover, in the past some people may have thought that the heart stops beating during a sneeze, and that the phrase “God bless you” encourages the heart to continue beating.

As such, alternative responses to sneezing sometimes adopted by English speakers are the German word Gesundheit (meaning “health”), the Irish word sláinte (meaning “good health”), and the Spanish salud.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn