“Sapa is the name of a town. So is Spa” – Nguồn gốc từ Spa.

Spa

Spa và Sapa đều giống nhau?

Đúng đấy, bạn không đọc nhầm đâu. Sapa và Spa giống nhau ở chỗ đều là tên gọi của những thị trấn (town) nghỉ dưỡng nổi tiếng  một ở tỉnh Lào Cai của Việt Nam và một nằm trong thung lũng của dãy núi Ardennes, tỉnh Liege, Vương Quốc Bỉ (Belgium). Tên gọi của thị trấn Spa có từ thời La Mã, khi ấy được gọi là Aquae Spadanae, đôi khi bị đọc chệch thành từ “spargere” trong tiếng Latin nghĩa là làm cho ẩm ướt (moisten). Từ thời Trung Cổ (Medieval Times), các bệnh do thiếu sắt (iron deficiency) được chữa trị bằng các uống nước suối có chứa chất sắt (chalybeate spring water). Người Bỉ thời đó rất nổi tiếng với những suối nước nóng (spas) được cho là có tác dụng chữa bệnh (healing properties). Vào thế kỉ thế 18, thi trấn Spa trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết nhờ có rất nhiều quý tộc Châu Âu đến thăm (European aristocracy) vì nơi đây bắt đầu xuất hiện nhiều sòng bạc lớn (casino).

Bức phù điêu tại thị trấn Spa, Vương Quốc Bỉ. Nơi khởi nguồn của từ Spa.
Bức phù điêu tại thị trấn Spa, Vương Quốc Bỉ. Nơi khởi nguồn của từ Spa.

Ở Anh vào thế kỉ thứ 16, ý tưởng về việc chữa bệnh bằng tắm nước nóng của người La Mã đã trở lại ở những thành phố như Bath (Không phải từ Bath bắt nguồn từ tên thanh phố này đâu nhé). Vào năm 1596, ngài William Slingsby, người đã từng đến thị trấn Spa của Bỉ (ông ấy gọi là Spaw) đã khám phá một suối khoáng nóng có chứa sắt ở vùng Yorkshire. Ông đã cho xây dựng một giếng khép kín (an enclosed well) gọi là Harrogate – khu nghỉ dưỡng đầu tiên của Anh có nguồn nước uống có khả năng chữa bênh. Bác sỹ Timothy Bright sau khi khám phá ra nguồn suối khoáng thứ 2, The English Spaw đã bắt đầu sử dụng từ Spa trong những ghi chép chuyên môn của mình. Từ đó từ Spa mang ý nghĩa như ngày nay.

Spa - Bath City

Một Spa La Mã còn đến ngày nay tại thành phố Bath, Anh.
Một Spa La Mã còn đến ngày nay tại thành phố Bath, Anh.

Còn có một giả thuyết khác cho rằng, từ Spa bắt nguồn từ Salus per Aqua nghĩa là Khỏe mạnh nhờ nước (Health through water). Tuy nhiên không có nhiều ghi chép lịch sử chứng minh điều này.

Bạn có biết?

–        Thị trấn Spa của Vương Quốc Bỉ không chỉ là bắt nguồn cho từ Spa mà còn là nơi tổ chức cuộc thi sắc đẹp đầu tiên (the first modern beauty pageant) của thế giới hiện đại vào năm 1888 và giải đua xe Belgian Grand Pix vào năm 2004.

–        Spa ngày nay không còn đơn giản là một dòng suối khoáng nóng nữa mà còn là một ngành công nghiệp khổng lồ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, ngành Spa đã có doanh thu 16 tỷ USD và tạo việc làm cho 339.000 người cho đến hết năm 2012.

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Town (n)
  2. Belgium (prop n)
  3. Moisten (v)
  4. Medieval Times
  5. Iron deficiency (n)
  • Chalybeate spring water (n)
  • healing properties (n)
  • European aristocracy (n)
  • an enclosed well (n)
  • Health through water

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA) 

“Goodbye. See you again” – Mật mã bí ẩn đằng sau từ Goodbye

Hello! Goodbye! Ngay cả những người chưa một lần đi học tiếng Anh, dù ở đâu trên thế giới cũng biết được ý nghĩa của những từ đó, bởi vì đây là những từ quốc tế đã trở nên quá quen thuộc. Ngày xưa, khi học bài học tiếng Anh đầu tiên về chào hỏi, mình đã hỏi cô giáo “Tại sao Goodbye lại là tạm biệt” Tại sao không phải là một từ khác?”. Cô giáo thay vì đuổi mình ra khỏi lớp vì làm mất thời gian của các bạn thì đã trả lời “Khi nào em lớn em sẽ tự tìm hiểu nhé”. Và hôm nay English4ALL sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện về từ Goodbye thay lời cảm ơn tới cô giáo tiếng Anh đầu tiên của mình 20 năm về trước.

Nguồn gốc từ Goodbye
Nguồn gốc từ Goodbye

[dropcap]G[/dropcap]oodbye- Có đơn giản chỉ là tạm biệt? Goodbye là lời chào tạm biệt (farewell greeting), kết thúc một cuộc gặp gỡ mà có lẽ được sử dụng hàng tỉ lần mỗi ngày trên khắp thế giới. Nhưng thực sự ít ai quan tâm rằng Good-bye không đơn giản chỉ là một thói quen giao tiếp. Đó còn là một lời chúc phúc.  Từ Goodbye bắt nguồn từ cụm từ “Godbwye” – là dạng rút gọn của câu “God be with ye” (God be with you). Nếu như các bạn là người Công Giáo hay ít nhất một lần tham dự thánh lễ của người Thiên Chúa Giáo chắc chắn các bạn sẽ nghe thấy câu này “Chúa ở cùng anh chị em” từ linh mục cử hành buổi lễ. Từ này xuất hiện lần đầu tiên đâu đó vào khoảng thời gian từ 1565 đến 1965. Văn bản đầu tiên còn ghi lại từ “Godbwye” là một lá thư do nhà văn –học giả người Anh Gabriel Harvey viết năm 1573. Thời gian qua đi, chịu sự ảnh hưởng của những lời chào khác như “good morning/good afternoon/good evening/good night…..”, cụm từ “god by with ye” chuyển thành god-b’wye, good-b’wy và cuối cùng là goodbye như ngày nay.

Nói lời tạm biệt, không chỉ có “Goodbye”

Người Anh có rất nhiều cách nói phong phú trong ngôn ngữ thường ngày của họ. Và để nói lời tạm biệt, kết thúc một cuộc gặp gỡ họ cũng có rất nhiều kiểu khác nhau tùy tình huống mà Goodbye chỉ là sự lựa chọn thường gặp nhất. Dưới đây là một số ví dụ:

Tạm biệt – Chia tay (Trang trọng)

  • Goodbye.  
  • Từ Goodbye tự thân nó là một trong những từ trang trọng nhất để nói tạm biệt/chia tay một ai đó. Một số tình huống phù hợp để dùng “GOODBYE!”.
  • Bạn vừa chia tay (break up) với bạn trai/bạn gái của bạn. Bạn rất buồn và nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại người ấy nữa.
    • Bạn giận dỗi với một người thân. Bạn nói từ này khi bạn đóng sập cửa (slam the door) hay gác máy điện thoại (hang up the phone).
  • Farewell.  Từ này thường khá trang trọng và mang nặng tình cảm (emotional-sounding). Dường như dành cho những điều kết thúc, kiểu như một cặp tình nhân trong một bộ phim nói rằng họ sẽ khó có thể gặp lại nhau được nữa. Thường ít gặp trong đời sống hàng ngày
  • Have a good day. 
  • Ta thường nói “Have a good day” (hay”Have a nice day,” “Have a good evening,” hay “Have a good night”) với ai đó mà ta không quá thân thiết, như là một người làm cùng chỗ làm mà ta không biets rõ, một nhân viên, một khách hàng, hoặc một người bạn của bạn
  • Take care. 
  • Từ này cũng tương đối trang trọng, tuy mức độ không bằng “Have a good day.” Sử dụng khi bạn sẽ không gặp ai đó trong vòng ít nhất một tuần.

Casual goodbyes (Tạm biệt thông thường) Trong hầu hết các tình huống, chúng ta hay sử dụng những cụm từ dưới đây để nói tạm biệt ai đó

  • ‘Bye!  “‘Bye” là cách hay gặp nhất để nói tạm biệt trong tiếng Anh. Bạn có thể nói Bye với bất kì ai bạn biết, từ bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Bye có thể dùng để kết thúc một cuộc trò chuyện, thậm chí sau khi bạn đã sử dụng một vài cụm từ khác dưới đây.

Ví dụ: A: See you later. B: OK, have a good one. A: You too. ‘Bye. B: ‘Bye.

  • Bye bye! 

Trẻ nhỏ thường nói “Bye bye”, và người lớn khi nói chuyện với trẻ nhỏ cũng vậy. Khi người lớn nói từ này với nhau nghe thường có vẻ trẻ con (childish) và đôi khi mang tính chất tán tỉnh nhau (flirtatious).  

  • Later!  “Later!” là một cách tạm biết rất “cool”. Đám đàn ông thường dùng “Later!”Khi nói chuyện với nhau. Chúng ta thường dùng “man”, “bro”, “dude”, hay”dear” sau “Later!”. Later, man.
  • See you later. / Talk to you later.
  • Với bất kì ai bạn cũng đều có thể sử dụng các cụm từ này. Bạn nói “See you later” khi muốn tạm biệt một người mà bạn vừa gặp trực tiếp (in person). Nếu tạm biệt trên điện thoại, thay vào đó, bạn sẽ nói”Talk to you later”.
  • Have a good one.  “Have a good one” có nghĩa là “Have a good day” or “Have a good week.” Sử dụng những cụm từ này mang lại cho người nghe cảm giác gần gũi và thân thiện. Tuy nhiên một số người vẫn ưa dùng “Have a good day” hơn.
  • So long.  “So long” không phải là kiểu thường gặp để nói tạm biệt ai đó, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể bắt gặp đâu đó trong các tiêu đề bản tin (news headlines)
  • All right then.  Đây cũng không phải là kiểu tạm biệt phổ biến, nhưng một số người ở miền Nam nước Mỹ vẫn dùng.

Tạm biệt bằng ngôn ngữ bình dân (Slang goodbyes)

  • Catch you later.  Đây là biến thể của “See you later”. Thường ít nhiều gây ấn tượng mạnh
  • Peace! / Peace out.  “Peace!” là cách nói tạm biệt đến từ văn hóa hip-hop, nghe rất thông thường. “Peace out”rất phổ biến vào những năm 1990s nhưng đến nay đã trở lên lỗi thời.
  • I’m out!  “I’m out!”cũng có mối liên hệ với hip-hop. Dùng từ này biểu thị sự vui vẻ khi được về, kiểu như học sinh nói với bạn bè khi tan giờ học ở trường “Tao biến đây”.
  • Smell you later.  Đây là một dạng biến thể nghe có vẻ nghịch ngợm của “Catch you later”. Kiểu như một ông chú trẻ nói với các cháu.

Bạn có biết?

  • Bài hát “Time To Say Goodbye” – bản song ca (duet) của Andrea Bocelli và  Sarah Brightman – một ca khúc nổi tiếng nhất thế giới về chủ đề Tạm biệt – đầu tiên là một bài hát tạm biệt dành cho võ sĩ quyền anh (boxer) Henry Maske (một người bạn của nữ ca sĩ Brightman) trong trận so găng cuối cùng của ông 1996.
  • Goodbye! chứ không phải Good Bye! Vì Bye không phải là một danh từ có nghĩa như Morning hay Afternoon nên không có Good Bye hay Bad Bye nhé.
  • Goodbye hay Say/Wave Goodbye to Sth không chỉ có nghĩa là chào tạm biệt mà còn có thể hiểu là không còn có, không còn khả năng có điều gì đó nữa.

“Well, If you have argue with seninor management, you can wave goodbye to any chances of promotion.”

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Farewell
  2. Have a good day!
  3. Take care!
  4. Bye-bye
  5. See u Later/Talk to you later
  • Have a good one!
  • So long!
  • All right then!
  • I am out!
  • Peace! Peace out!

 

“I am a Gay, and she is a Les.” – Nguồn gốc các từ chỉ tính thứ 3 trong tiếng Anh.

Trên đường phố London ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hai người đàn ông hoặc hai người phụ nữ nắm tay nhau, cười nói, ôm hôn…..dường như họ rất đang hạnh phúc. Bạn có thể đoán biết được rằng họ thuộc về phần thứ 3 của thế giới. Đã bao giờ bạn tự hỏi những từ chỉ những người đồng tính bắt nguồn từ đâu chưa? Chuyến tàu đầu tuần của English4ALL ngày hôm nay sẽ cùng bạn khám phá nhé!

I have a gay teacher!

Nguồn gốc từ Gay và từ Lesbian trong tiếng Anh www.english4all.vn
Vào những năm 40-50 của thế kỉ trước, nếu như bạn nói câu trên, sẽ ít ai hiểu rằng thầy giáo của bạn là một người đồng tính nam cả, đơn giản họ chỉ biết rằng thầy giáo của bạn rất vui tính.  Thật vậy, từ “gay” mặc dù xuất hiện từ thế kỉ 12 bắt nguồn từ “gai” trong trong tiếng Pháp cổ (Old French) nhưng khi ấy lại mang nghĩa vui vẻ, hân hoan (joyful) hay vô tư (carefree) và sặc sỡ, rực rỡ (bright and showy), và rất hay được sử dụng trong các bài diễn văn và sáng tác văn học. Nhưng đến thế kỉ 19, từ Gay lại được dùng để chỉ một cô gái làng chơi (a prostitute) và khi ấy a gay man đương nhiên được hiểu như từ “trai bao”. Đến tận năm 1955, từ gay mới chính thức mang ý nghĩa như ngày nay, dùng để chỉ những người nam giới đồng tính (homosexual males). Vì sao người Anh lại dùng từ gay mặc dù đã có từ đồng giới (homosexual). Đơn giản là vì họ cho rằng từ homosexual nghe có vẻ như chỉ bệnh lý (clinical sounding) và hàm ý xúc phạm (offensive) những người đồng tính. Cho đến những năm 1980s, một nghĩa mới của từ gay lại tiếp tục xuát hiện trong giới trẻ Mỹ dùng để chỉ cái gì đó ngớ ngẩn, hay không hoàn chỉnh (stupid- lame), vậy nên bạn đừng ngạc nhiên khi nghe ai đó nói “That movie was gay” nhé! Và bạn có biết người Việt xưa dùng từ gì để chỉ những người nam giới đồng tính không? Nếu biết hãy comment phía dưới cho mọi người cùng biết nhé (Gợi ý: Không phải là từ pê-đê đâu, vì từ đó bắt nguồn từ pédéraste của tiếng Pháp, vậy nên không phải là thuần Việt)

Những cô gái yêu nhau từ đâu đến? – Từ một hòn đảo.

Nguồn gốc từ Lesbian trong tiếng Anh

Nếu như từ gay với ý nghĩa chúng ta đang nói tới còn khá “trẻ” khi mới chỉ xuất hiện từ thế kỉ 20 thì ngược lại, từ chỉ những người đồng tính nữ lesbian lại có một nguồn gốc xa xưa và cực kỳ lãng mạn. Tại hòn đảo Lesbos của Hy Lạp nằm ở vùng biển phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), từ thế kỉ thứ 6-7 trước công nguyên đã có cả một nền văn minh, đó là nơi nhà hiền triết Aristotle từng sống và nhà triết học (philosopher) Theophratus được sinh ra. Ở đó có Soppho, một nữ nhà thơ (poetess) nổi tiếng; và qua những bài thơ còn lại bà, người ta rất tin rằng giữa nữ thi sĩ và các fan nữ (followers) của bà đã có chuyện tình cảm đồng giới (homosexual love). Điều đó là có thật hay chỉ là huyền thoại (legend)? Không ai có thể chứng minh được, cũng có lẽ vì thời đó chưa có Facebook nên chúng ta không biết được fanpage của Sappho có bao nhiêu người theo dõi (followers) và chính xác bà có bao nhiêu cuộc tình qua những tấm hình??? Chỉ biết rằng cho đến những năm 1870 lesbian không còn là từ chỉ riêng người dân sinh sống ở đảo Lesbos nữa mà đã trở thành từ chung để chỉ những người phụ nữ có khả năng tự mang lại tình yêu và hạnh phúc cho nhau. Người ta cũng mượn tên của nữ nhà thơ Sappho để tạo ra từ sapphism – để chỉ mối quan hệ luyến ái giữa nữ giới.

Bạn có biết?

  • Xã hội Hy Lạp cổ đại (Ancient Greece) văn minh hơn rất nhiều xã hội hiện đại ngày nay vì họ chấp nhận quan hệ đồng tính (homosexuality) như một điều bình thường.
  • Quan hệ đồng tính nam ở Anh là bất hợp pháp cho đến năm 1967. Vì nhắc đến ai đó là người đồng tính thường mang tính miệt thị, xúc phạm, nên người ta thường dùng từ “sporty” với nữ và “artistic” với nam- để chỉ những người đồng tính nam (gay)
  • Bringing Up Baby năm 1938 là bộ phim đầu tiên sử dụng từ Gay để chỉ quan hệ đồng tính.

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Old French(n)
  2. joyful (adj)
  3. carefree (adj)
  4. bright/showy(adj)
  5. prostitute (n)
  • homosexual(adj)
  • clinical sounding (adj)
  • offensive (adj)
  • poetess (n)
  • follower (n)

Hamburger đến từ Hamburg- Đức? Hot dog làm từ thịt chó? Nguồn gốc tên gọi các từ chỉ đồ ăn nhanh trong tiếng Anh

Cuộc sống hiện đại đôi khi khiến chúng ta không có đủ thời gian ngồi xuống cho một bữa ăn đúng nghĩa. Và đồ ăn nhanh (fast food) là những giải pháp tình thế hết sức lý tưởng. Hamburger, sandwich, và hot dog ….đã trở thành những lựa chọn quen thuộc trong thực đơn của hàng triệu người trên khắp thế giới. Nhưng có khi nào đam gặm một miếng hamburger bạn nghĩ nó giống như tên thành phố Hamburg của nước Đức, và bạn có tin rằng hot-dog được làm từ thịt chó không?

Vì sao Tuần trăng mật lại gọi là Honeymoon?

Honeymoon (Tuần trăng mật) là khoảng thời gian lãng mạn được mong chờ nhất của những đôi vợ chồng mới cưới, thường gắn với những chuyến du lịch xa chỉ dành riêng hai người. Vậy bạn có biết từ honeymoon trong Anh bắt nguồn từ đâu không? Đó là những câu chuyện hết sức thú vịHãy để chuyến tàu đầu tiên của English4ALL dừng tại ga Every word has its story kể cho bạn nghe câu chuyện đó.