10 Interesting Facts and Figures about Oxford University You May Not Have Known – 10 điều thú vị về trường Đại học Oxford có thể bạn chưa biết

Nằm ở ngay giữa London và thành phố Gloucester, Oxford, nơi có những lớp học từ những năm 1098, là trường đại học cổ nhất trong thế giới các nước nói tiếng Anh và là đại học cổ thứ hai còn tiếp tục hoạt động trên thế giới, chỉ sau trường University of Bologna của Ý. Ngoài bộ từ điển Oxford nổi tiếng khắp thế giới mà người học tiếng Anh nào cũng biết, ngoài những giải Nobel và tên tuổi các nhà khoa học, các chính khách nổi tiếng thế giới xuất thân từ ngôi trường này, bạn còn biết gì về Oxford- ngôi sao sáng nhất của giáo dục đại học Anh và thế giới. Tại ga British Way thứ sáu tuần này, English4ALL xin giới thiệu tới các bạn một số điều có thể bạn chưa biết về trường đại học cổ kính và danh tiếng bậc nhất Vương Quốc Anh nhé.

 Oxford

Số lượng sinh viên

Trường đại học Oxford có khoảng 22.000 sinh viên trong đó 11.772 sinh viên đại học và 9850 sinh viên sau đại học. Sinh viên sau đại học chiếm 45% tổng số sinh viên và 62% số này đến từ nước ngoài.

Là một trường tư

Oxford 2

Mặc dù là một trong những cơ sở giáo dục trọng yếu và hàng đầu tại Anh, Oxford là một trường đại học tư (private university). Học phí trung bình hàng năm của sinh viên đại học dựa trên một thang bậc tính theo thu nhập, nhưng sinh viên Anh và Châu Âu (EU) thường phải trả tới £9000/năm (khoảng $14.000), trong khi sinh viên từ các nơi khác của thế giới đến học sẽ phải trả từ £14.415 cho tới £21.220 (tuỳ khoá học)cộng với £6724 phí hàng năm.

Nguồn gốc của từ Snobby

Từ snob (kẻ trưởng giả học làm sang, kẻ đua đòi) trong tiếng Anh đích thực là bắt nguồn từ Oxford. Từ này đầu tiên là viết tắt của cụm từ Latin “sine nobilitate” nghĩa là “không có địa vị

Phong tục đón xuân

Vào lúc 6.00h, ngày 1 tháng 5 hàng năm, một dàn đồng ca của trường Magdalen (Magdalen College –trường thành viên của Đại học Oxford) sẽ hát bằng tiếng Latin từ toà tháp Magdalen (Magdalen Tower) để chào đón mùa xuân bắt đầu. Đám đông công chúng sẽ tập hợp để lắng nghe và thưởng thức những màn nhảy múa ngay sau đó. Và đặc biệt là tất cả các quán pub sẽ đều mở cửa vào 6h sáng ngày hôm đó để phục vụ bia và bữa sáng cho mọi người.

Tục cấm lửa

Bên trong thư viện Bodleian cổ kính của trường đại học Oxford
Bên trong thư viện Bodleian cổ kính của trường đại học Oxford

Thư viện Bodleian là thư viện nghiên cứu chính của trường đại học Oxford. Quy mô bộ sưu tập của thư viện này chỉ đứng thứ hai sau Thư viện Anh Quốc với hơn 11 triệu bản sách. Luật của Ai Len cũng yêu cầu thư viện lưu trữ một bản của mỗi cuốn sách được xuất bản tại Cộng hoà Ai Len. Điều thú vị nhất đó là trước khi một sinh viên muốn vào thư viện với tư cách là một người đọc mới (a new reader), họ phải đồng ý tuyên thệ một cách trang trọng rằng sẽ không mang lấy bất kỳ một đoạn văn bản nào của thư viện, không được mang lửa, đốt lửa hay hút thuốc trong thư viện. Ngày xưa lời tuyên thệ (declaration) này được đọc bằng miệng bằng tiếng Latin, hiện nay thì thay thế bằng việc ký vào một bức thư.

Không dành cho nữ giới

Cho tới tận năm 1878, Oxford vẫn là cấm địa đối với phái nữ. Mặc dù tới năm 1884, nhà trường đã cho phụ nữ tham dự các kỳ thi, tuy nhiên họ không được phép nhận bằng cho tới tận năm 1920. Chỉ tới năm 1959, điều này mới được dỡ bỏ, và đến 1974, Oxford chính thức trở thành trường học chung cho cả hai giới (co-education)

Khoai tây đã biến mất

Cánh cửa No Peel này đã có từ hàng trăm năm nay.
Cánh cửa No Peel này đã có từ hàng trăm năm nay.

Đã từng có vô số ý tưởng điên rồ và những phương cách chữa trị lạ lùng để đẩy lùi Cái Chết Đen (Black Death – đại dịch kinh hoàng trong lịch sử Châu Âu thế kỉ 14). Vào thế kỉ 16, các bác sỹ của trường Christ Church College đã kê đơn (prescribed) vỏ khoai tây như một biện pháp phòng ngừa. Sau khi ăn vỏ khoai tây (potato peels) vào bữa sáng, bữa trưa, và bữa tối mỗi ngày, sinh viên của trường đã nổi loạn (revolt). Một bức hoạ phản đối chế độ ăn uống này đã được đốt lên một trong những cửa chính của trường, viết rất to từ “No Peel” (Không vỏ khoai nữa!)

Harry Potter, tên tuổi mới của trường Christ Church

Oxford Stairs

Những bậc cầu thang Great Hall tại trường Christ Church College đã khơi nguồn cảm hứng và sau này được sử dụng như cầu thang dẫn vào đại giảng đường của Hogwarts (Hogwarts’ Great Hall) trong truyện và phim Harry Potter

“This, That, and the Other”

Oxford Advanced Learner Dictionary
Từ điển Oxford là ấn bản nổi tiếng toàn cầu của nhà xuất bản Oxford

Bạn có biết dấu phẩy trong bất kỳ cách liệt kê nào từ ba vật trở lên như (A, B, và C) theo như văn phong tiếng Anh chuẩn được gọi là gì không? Đó là dấu phẩy Oxford (Oxford comma) bắt nguồn từ nhà xuất bản Oxford (Oxford University Press) nơi đã tạo ra chuẩn này.

Huyền thoại về nàng Frideswide

Hình ảnh về nàng Frideswide trong một tranh khảm kính tại nhà thờ
Hình ảnh về nàng Frideswide trong một tranh khảm kính tại nhà thờ

Huyền thoại về việc hình thành nên nhà trường kể rằng Frideswide là một nàng công chúa (a princess) muốn hiến dâng đời mình cho giáo hội (the Church). Tuy nhiên, một vị vua có ý định cưỡng hôn nàng, và nàng trốn đến Oxford. Nhà vua đuổi theo Frideswide, nhưng khi vào đến thành phố, tự nhiên ông bị mù. Ông cầu xin công chúa hãy tha thứ cho ông và giải phóng nàng khỏi hôn ước (betrothal) đổi lại hãy làm cho mắt ông sáng trở lại. Sau này, Frideswide thành lập ra một nữ tu viện (nunnery) và từ đó những trường đại học đầu tiên đã mọc lên xung quanh đó để làm chỗ trú chân cho các học giả của tu viện (monastic scholars).

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

They studied at a red brick university. Tìm hiểu đôi nét về các trường đại học Anh Quốc.

Nói đến nước Anh người ta không thể không nhắc tới Oxford – Camrbidge, những trường đại học cổ kính danh tiếng hàng đầu thế giới, bảo vật quý giá trong nền giáo dục đẳng cấp quốc tế Anh Quốc. Song hành với sự phát triển của lịch sử, trong từng giai đoạn, các trường đại học lần lượt được ra đời và trở thành những cột trụ trong đời sống học thuật và nghiên cứu, góp phần đưa Anh Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học, giáo dục của thế giới. English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn ngược dòng lịch sử để tìm hiểu những câu chuyện về sự ra đời của các trường đại học ở Anh Quốc nhé. All aboard!!!!

Hầu hết các trường đại học ở Anh đều là trường đại học công lập, được chính phủ tài trợ (ngoại trừ hai đại học tư là University of Buckingham và University of Law) và đều thuộc về một trong sáu nhóm chính, tuy nhiên trong đó nổi bật hơn cả là các nhóm trường Oxbridge, Gạch đỏ (Red Brick) và, Kính (Plate Glass).

Oxbridge – những tượng đài lịch sử

Cambridge Oxford

Oxbridge là một từ ghép được dùng để chỉ nhóm hai trường đại học Oxford và Cambridge của Anh. Xuất hiện lần đầu trong văn học, Oxbridge hiện được dùng để nói tới vị trí và danh tiếng hàng đầu của hai trường đại học trong hệ thống giáo dục cũng như xã hội Anh.  Oxford và Cambridge là hai trường đại học lâu đời nhất của Anh, chúng đều đã có hơn 800 năm tuổi và là hai trường đại học duy nhất của Anh cho tới thế kỷ 19. Rất nhiều giảng viên và sinh viên của hai trường đại học này là những nhân vật trí thức ưu tú của xã hội Anh qua nhiều thế kỷ. Hơn thế, Oxford và Cambridge có hệ thống đào tạo tương đối giống nhau với nhiều trường đại học thành viên. Trường đại học Cambridge ra đời từ một cuộc cãi nhau nảy lửa giữa một nhóm học giả của đại học Oxford với người dân thị trấn, và họ đã bỏ đi và lập một trường đại học mới. Và có lẽ bản thân họ cũng không ngờ rằng, cuộc cãi nhau đó là tiền đề cho ngôi trường của nhiều khôi nguyên đạt giải Nobel nhất thế giới cho đến tận ngày nay (89 người đạt giải)

Mặc dù Oxford và Cambridge đều đã có lịch sử lâu đời nhưng từ ghép Oxbridge mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary) thì cụm từ này xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Pendennis của nhà văn William Makepeace Thackeray xuất bản năm 1849, trong đó nhân vật chính theo học tại Trường Boniface (Boniface College) thuộc Oxbridge. Trong Pendennis cũng còn đề cập tới từ ghép Camford, vốn cũng ghép từ Oxford và Cambridge, tuy nhiên cụm từ này không có tính phổ biến như Oxbridge.

“Gạch đỏ” Red Brick – niềm tự hào của các thành phố công nghiệp.

Trường đại học Liverpool - Trường Red Brick đầu tiên
Trường đại học Liverpool – Trường Red Brick đầu tiên

Đại học “Gạch đỏ” (Red brick University) vốn dĩ là từ dung để chỉ nhóm sáu trường đại học nhân dân được thành lập ở các thành phố công nghiệp chính (major industrial cities) của Anh. Tuy nhiên, giờ đây thuật ngữ này được dùng để chỉ rộng rãi các trường đại học Anh được thành lập vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 ở các thành phố lớn. Tất cả nhóm sáu trường đại học “gạch đỏ” này trước thế chiến lần thứ nhất chỉ là các trường học về cơ khi và khoa học thông thường ở bậc cao đẳng. Thuật ngữ này được tạo ra lần đầu tiên bởi một giáo sư tiếng Tây Ban Nha ở Đại học Liverpool tên là Edgar Allison Peers trong cuốn sách của ông với tựa đề Redbrick University xuất bản năm 1943, trong đó miêu tả toà nhà The Victoria Building ở trường đại học Liverpool được xây bằng gạch đỏ rất đep và ấn tượng. Dân dần, thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn để chỉ các trường đại học tương tự cùng thời chứ không chỉ riêng đại học Liverpool nữa. Sáu trường “red brick” đầu tiên đó là: Victoria University, University of Birmingham, University of Liverpool, University of Manchester, University of Leeds, University of Bristol, và University of Sheffield.

 

Đại học “nhà kính” (plate –glass university) –Trường học của những năm 60s.

University of York
University of York

Đại học “nhà kính” (plate –glass university) thường là tên gọi chung cho những trường đại học ra đời trong những năm 1960s của thế kỉ 20. Từ “plateglass” là do một luật sư người Anh tên là Michael Beloff tạo ra trong một cuốn sách ông viết về nhóm các trường đại học này, trong đó phản ánh kiểu kiến trúc hiện đại của các trường đại học mới thường sử dụng những tấm kính lớn và bê tông cốt thép, tương phản với kiến trúc gạch đỏ của thời Victoria hay những trường đại học cổ xưa. Nguyên gốc, chỉ có các trường đại học sau mới được coi là “plate glass university”: Aston University (1966), University of East Anglia (1963), University of Essex (1964/5), University of Kent (1965), Lancaster University (1964), University of Sussex (1961), University of Warwick (1965), University of York (1963) về sau có thêm nhóm các trường khác như City University London(1966) và Heriot-Watt University (1966)……

Những trường đại học mới “NEW”

London Metropolitan University - Một trong những trường đại học "mới" của nước Anh
London Metropolitan University – Một trong những trường đại học “mới” của nước Anh

Năm 1992, với đạo luật Giáo dục đại học 1992 của chính quyền thủ tướng John Major đã tạo điều kiện cho rất nhiều trường đại học mới được ra đời dựa trên tiền thân là các trường bách khoa, trường cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu đã được ra đời rất lâu trong lịch sử. Nhóm các trường này được gọi chung là các trường đại học sau 1992, hoặc các trường đại học hiện đại (modern university). Hầu hết các trường đại học ở Anh hiện nay, số lượng đông đảo nhất thuộc về thành viên của nhóm này.

Bạn có biết?

– Chức vụ Hiệu trường trường đại học của Anh là Vice-Chancellor tương đương với President của Mỹ, là người đứng đầu và điều hành các hoạt động của nhà trường, trong khi Chancellor chỉ là Hiệu trường danh dự, ,mang tính chất tượng trưng là chính, thường là các nhân vật nổi tiếng, bảo trợ cho trường.

Sunrise

Nếu bạn đang mang trong mình giấc mơ du học Anh Quốc để được học tập và xây dựng tương lai trong một môi trường đẳng cấp quốc tế, chất lượng và uy tín nhất của thế giới, bất kể sự lựa chọn của bạn là một trường “Red Brick University” hay một “New University”, hãy để Sunrise Vietnam – một trong những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn du học hàng đầu Việt Nam chắp cánh cho ước mơ của bạn.

 

 

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn