Kiss or Handshake: How to Greet someone in Britain? Nghi thức chào hỏi ở Anh (British Greeting Etiquette)

Nếu bạn được giới thiệu lần đầu tiên với một cô gái Anh xinh đẹp, bạn sẽ bắt tay cô ấy hay hôn? Thực ra, điều đó bạn sẽ không thể tự quyết định được bởi vì muốn chứng tỏ mình là một người lịch sự, hiểu biết, và muốn tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp, bạn cần phải biết và theo những nghi thức và quy tắc riêng về chào hỏi của người Anh mà chuyến tàu hôm nay của English4ALL tới ga British Way sẽ giới thiệu. ALL ABOARD!

Phép xã giao Bắt tay và Hôn khi gặp mặt. (Handshake & Kiss)

Handshake

Một cái bắt tay (a handshake) là hình thức chào hỏi (most common form) thường gặp nhất ở Anh mang tính chất phong tục (customary) khi bạn được giới thiệu với ai đó lần đầu tiên. Khi bắt tay, người ta thường nhìn thẳng vào nhau nhưng không quá lâu (not a prolonged direct eye contact)

Nam giới thường bắt tay khi được giới thiệu với nhau. Phụ nữ thường hiếm khi làm vậy nếu người được giới thiệu là nam, những giữa nữ – nữ, họ sẽ bắt tay nếu đứng gần nhau. Trên đường phố, nam giới không bao giờ được phép bắt tay một phụ nữ nếu như chưa tháo găng tay phải (right glove), tuy nhiên nếu ở rạp hát (opera), hay vũ hội  (a ball) thì không cần thiết phải tháo.

Bạn chỉ có thể hôn để chào khi gặp bạn bè, đặc biệt là những người mà bạn đã lâu không gặp. Thông thường, bạn sẽ hôn lên má (kiss the cheek) nếu như là đó là người bạn khác giới. Và ở Anh, chỉ một cái hôn má như vậy là đủ.

Cheek kiss
Cheek kiss

Nguồn gốc của nghi thức bắt tay

Người ta tin rằng việc bắt taOLYMPUS DIGITAL CAMERAy đã bắt nguồn từ thời trung cổ (Medieval times), khi phần đông nam giới thường mặc áo giáp (covered in armor), họ xoè bàn tay phải về phía nhau, để chứng tỏ rằng không hề mang theo vũ khí, gươm, dao- như một biểu hiện của sự hữu hảo và thân thiện. Mục đích của bắt tay là truyền tải sự tin cậy (trust), cân bằng (balance) và bình đẳng (equality).Dần dần, nghi thức bắt tay đã trở nên phổ biến, và đa dạng hoá về ý nghĩa. Ngày nay, cái bắt tay được dùng để chào nhau, tạm biệt nhau, đồng ý – nhất trí với nhau, đôi khi thể hiện ý chúc mừng hay cảm ơn. Trong thi đấu thể thao, bắt tay còn là biểu tượng của tinh thần thể thao trong sáng (as a sign of good sportsmanship).

 

Ông Joseph Lazarow, Thị trưởng thành phố Atlantic, bang New Jersey, Hoa Kỳ là người được ghi vào sách kỷ lục Guiness của thế giới vì trong một sự kiện với công chúng, ông đã bắt tay 11.000 bàn tay trong một ngày tháng 7, 1977. Kỷ lục trước đó thuộc về cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt với 8.513 cái bắt tay trong một buổi tiếp tân (reception) ở Nhà Trắng vào ngày 1/1/1907

Chào hỏi trang trọng (Formal greetings)

Câu chào hỏi trang trọng (formal greeting) phổ biến nhất là “How do you do” đi kèm với một cái bắt tay chặt (a firm handshake), tuy nhiên giữa đàn ông và phụ nữ, thì là một cái chạm tay nhẹ nhàng (a lighter touch) hơn là bắt tay thật sự.

Trong giao tiếp thương mại, công việc, việc giới thiệu tuỳ thuộc vào vị trí của người đó trong công ty. Người có thứ bậc cao nhất sẽ được giới thiệu trước. Nếu bạn phai giới thiệu hai người có thứ bậc ngang nhau (equal rank), giới thiệu người mà bạn biết ít về họ hơn cho người kia.

How do you do?” là một câu chào, không phải là một câu hỏi, và cách phản hồi đúng nhất đó chính là lặp lại. Khi bạn bắt tay với ai đó lần đầu tiên, bạn sẽ nói câu này.

Mr. A :”How do you do?” (Chào chị.)

Ms. B:” How do you do?”(Chào anh.)

 Và thường sau câu chào đầu tiên này, người Anh thường dùng một số câu nói lịch sự để bày tỏ sự hân hạnh khi được biết người được giới thiệu. Ví dụ như:

  • Nice to meet you – Nice to meet you too. (Thường nói khi bắt tay)
  • Delighted to meet you– Delighted to meet you too.
  • Pleased to meet you – Pleased to meet you too. .
  • Glad to meet you – Glad to meet you too

Chào hỏi thông thường (Informal greetings)

Good Morning / Good Afternoon / Good Evening

‘How are you?’ là một câu hỏi xã giao , và cách trả lời thông thường nhất và lịch sự nhất là “I am fine thank you and you?”

Ms. A: “How are you?” (Anh có khoẻ không?)

Mr. B: “I am fine thank you and you?” (Tôi khoẻ, cảm ơn chị, còn chị thì sao?)

Hi – Hi/hello

Morning / Afternoon / Evening (Lược bỏ từ Good sẽ thành cách chào thân, không trang trọng)

How’s you? – Fine thanks. You?

Thank you / thanks / cheers

Đôi khi người ta nói “cheers” thay vì “thank you”. Bạn cũng có thể nghe người ta nói “cheers” thay vì “good bye”, điều mà thực sự họ muốn nói là “thanks and bye”

Bạn có biết?

Người ta thường không chào nhau trong nhà thờ, trừ khi là trong một lễ cưới (a wedding). Trong các lễ cưới, người ta có thể nói chuyện với bạn bè ngồi gần nhau nhưng rất khẽ. Thông thường, nếu gặp một người bạn, bạn sẽ mỉm cười để chào thay vì chào hỏi thông thường, và tuyệt đối không bao giờ được thực sự cúi chào nhau trong nhà thờ, vì đó là nơi thiêng liêng, chỉ cúi đầu trước Chúa. Bạn chỉ có thể chào hỏi như thường, Hello/How are you? Khi bạn bước ra khỏi thềm cửa nhà thờ.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn 

The story of Union Jack. Câu chuyện về lá quốc kỳ của Vương Quốc Anh.

Quốc kỳ luôn luôn là một trong mỗi biểu tượng thiêng liêng của mỗi quốc gia, nhưng Quốc kỳ của Vương Quốc Anh, hay còn gọi là Union Jack còn chứa đựng cả một câu chuyện lịch sử hình thanh và phát triển của cả Vương Quốc. Ngày nay, đó là lá cờ kiêu hãnh, biểu trưng cho sự thống nhất, hài hòa của các quốc gia thành viên như một khối sức mạnh. Bạn có biết rằng trên lá quốc kỳ của Vương quốc Anh có sự hiện diện của những 3 vị thánh không? Hãy cùng English4ALL đến với ga British Way để tìm hiểu đôi điều về lá quốc kỳ rất đặc biệt này. All Aboard!

Tên gọi

The Union Jack Flag

Quốc kỳ của Vương Quốc Anh (the United Kingdom) thường được biết đến với cái tên The Union Flag (Cờ thống nhất) hay phổ biến hơn, còn gọi là Union Jack.

Sở dĩ lá cờ trên được gọi là Union Flag bởi vì nó tượng trưng cho sự thống nhất hành chính (administrative union) của các nước thành viên (countries) trong Vương Quốc Anh. Đây là lá cờ được hình thành từ những lá cờ riêng của mỗi nước thành viên: Anh (England), Scotland, và Bắc Ireland (Northern Ireland) (kể từ năm 1921, chỉ còn duy nhất Bắc Ai Len là thuộc Vương quốc Anh, miền Nam Ai Len là một nước khác: Cộng hòa Ireland). Bởi vì Wales là một xứ (principality) không phải là một nước, do đó không hiện diện trên lá cờ Union Flag.

 

Lịch sử hình thành.

Nước Anh (England) được đại diện bởi lá cờ của thánh George (St. George). Năm 1194, Vua Richard đệ Nhất của Anh (England) giới thiệu Chữ thập của thánh George (the Cross of St. George), đó là một chữ thập màu đỏ trên nền trắng.

England Flag
Cờ chữ thập của thánh George – Cờ của Anh (England)

Vào thời điểm này, Anh (England), Scotland, Wales, và Ireland vẫn còn là những nước riêng rẽ (separate countries). Cho đến năm 1536, dưới triều đại của vua Henry VIII, đạo luât Thống Nhất (Act of Union) đã đưa Wales trở thanh một tỉnh thuộc Anh (England)

Scotland lại được đại diện bởi lá cờ của Thánh Andrew( St. Andrew- vị thánh bảo hộ) – đó là lá cờ có chữ thập chéo màu trắng trên nền xanh.

Scottish flag
Cờ chữ thập của thánh Andrew – Cờ của Scotland

Sauk hi nữ hoàng Elizabeth đệ nhất qua đời vào năm 1603, Vua James VI của Scotland kế thừa vương vị (throne) và trở thành vua James I của nước Anh (England). Đó là sự thống nhất về vương quyền (Union of the Crowns) nhưng không phải là sự thống nhất về lãnh thổ, mỗi nước vẫn giữ nghị viện riêng của mình (parliament). Một năm sau, vào ngày 22 tháng Ba 1604, nhà vua quyết định đưa ra nghị viện ý định sát nhập Anh (England) và Scotland lại làm một vương quốc thống nhất gọi là Great Britain, tuy nhiên đề nghị này bị từ chối. Vua James bất chấp việc này, ngày 20/10/1604, ngài tự phong cho mình một tước hiệu mới, “Kings of Great Britain” (Vua của Anh Quốc).

Nhưng vấn đề nảy sinh là trên thuyền của nhà vua phải treo cờ nào đây, trong khi thủy thủ người Anh thì ghét lá cờ của Scotland, trong khi thủy thủ của Scotland cũng không ưa gì cờ Anh.

Đến năm 1606, vấn đề được giải quyết, nhà vua quyết định hợp nhất hai lá cờ Anh và Scotland lại làm một, tạo ra lá cờ thống nhất đầu tiên (Union Flag). Ngày 12/04/1606, lá cờ thống nhất của Anh và Scotland được sử dụng trên biển, tuy nhiên, ở từng nước vẫn giữ lá cờ cũ. Một sắc chỉ (royal decree) của nhà vua yêu cầu mọi tàu thuyền của Vương Quốc Anh phải treo lá cờ thống nhất. Khi cờ chữ thập đỏ của Anh kết hợp với cờ chữ thập trắng của Scotland đã có thêm một phần đường viền màu trắng để hai lá cờ không bị “chạm” vào nhau.

Lá cờ thống nhất đầu tiên của Anh và Scotland
Lá cờ thống nhất đầu tiên của Anh và Scotland. Gọi là The Union

Ngày 28/07/1707, dưới triều đại của nữ hoàng Anne, lá cờ này đã được Hoàng gia quyết định chọn đây là Quốc kỳ (National Flag) của Vương Quốc Anh (Great Britain), sử dụng cả trên đất liền và trên biển. Đạo luật thống nhất năm 1707, đã thống nhất được hai nước Anh và Scotland tạo ra một vương quốc- một nghị viên chung gọi là “Vương Quốc Liên Hiệp Anh”( ‘United Kingdom of Great Britain‘). Hải quân Hoàng gia (Royal Navy) đã đặt tên cho lá cờ là “The Union”.

Nước Ireland có lá cờ chữ thập của thánh Patrick (St. Patrick) với chữ thập đỏ chéo trên nền trắng

Đây là lá cờ tượng trưng cho phần lãnh thổ phía Bắc của Ireland thuộc Anh ngày nay.
Đây là lá cờ tượng trưng cho phần lãnh thổ phía Bắc của Ireland thuộc Anh ngày nay.

Vào ngày 1/1/1801, Ireland thống nhất với Vương Quốc Anh, và yêu cầu đặt ra là cần thiết phải có một lá Quốc Kỳ mới mà trong đó Ireland cũng được đại diện. Và thế là lá cờ của thánh Patrick đã được kết hơp với cờ Thống Nhất (The Union Flag), tạo ra lá Quốc Kỳ của Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len như ngày nay chúng ta vẫn thấy.

 

Lược sử hình thành của Quốc kỳ Anh - Union Jack
Lược sử hình thành của Quốc kỳ Anh – Union Jack

Quốc kỳ Anh bay trên các tòa nhà của chính phủ (government building) vào những ngày sau:

– Ngày sinh nhật của các thành viên Hoàng gia.

-Ngày Thịnh Vượng Chung (Commonwealth Day)

– Ngày đăng quang (Coronation Day)

– Sinh nhật chính thức của nữ hoàng.

– Ngày Tưởng niệm (Remembrance Day)

Và một số ngày lễ khác.

Xứ Wales có lá cờ riêng của mình.

Cờ của xứ Wales
Cờ của xứ Wales

Hoàng Huy

Bản quyền thuôc về English4all.vn

 

 

WHAT ARE THE FLORAL EMBLEMS OF BRITAIN? – Quốc hoa của Vương Quốc Anh là gì?

Nếu như người Nhật có hoa anh đào, người Lào có hoa đại (champa) và người Việt luôn tự hào về những bông hoa sen thanh khiết và tươi đẹp – là loài hoa tượng trưng cho dân tộc và văn hóa Việt Nam, được coi là quốc hoa của cả nước thì người dân Anh lại chưa thể thống nhất lựa chọn được một loài hoa duy nhất để làm quốc hoa cho cả Vương quốc của họ. Tuy nhiên, từng nước thành viên đều chọn những loài hoa rất đẹp để làm quốc hoa riêng cho đất nước của mình. Những loài hoa đó là gì? Hãy cùng English4ALL tới ga British Way thứ sáu hàng tuần để cùng trả lời câu hỏi đó nhé. All aboard!

Mặc dù không có một quốc hoa (floral emblem) thống nhất cho cả vương quốc, nhưng mỗi nước thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len (The United Kingdom) đều có vị thánh bảo trợ (patron saint) và quốc hoa riêng của họ.

 1. Nước Anh (England) – Thánh George và Hoa Hồng

Vị thánh bảo trợ của nước Anh là Thánh George và quốc hoa của Anh là hoa hồng (rose), chính xác là hoa hồng Tudor (Tudor Rose – như trong hình). Không phải tự nhiên loài hoa này được lựa chọn là quốc hoa của nước Anh (England). Đó là kết quả từ những cuộc nội chiến (civil war) – được gọi là Cuộc chiến của các loài hoa hồng (Wars of the Roses) diễn ra từ 1455 đến 1485 giữa phe quý tộc Lancaster (biểu tượng là hoa hồng đỏ) và phe quý tộc York (biểu tượng là hoa hồng trắng).

Quốc hoa của Anh (England) là hoa hồng Tudor (Tudor Rose)
Quốc hoa của Anh (England) là hoa hồng Tudor (Tudor Rose)

2. Xứ Scot-len (Scotland )- Thánh Andrew và hoa Kế and Scottish Bluebell

Vị thánh bảo trợ của xứ Scotland là Thánh Andrew và quốc hoa của Scotland là hoa kế (thistle). Đây là một loại hoa mầu tím, họ cúc gai được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 15 như một biểu tượng quốc phòng .Hoa chuông xanh Scotland (Scottish bluebell) cũng được coi là một loài hoa khác biểu tượng cho Scotland.

thistle
Hoa kế (Thistle) là quốc hoa của Scotland
Hoa chuông xanh cũng là một loài hoa biểu tượng khác của Scotland.
Hoa chuông xanh cũng là một loài hoa biểu tượng khác của Scotland.

3. Xứ Wales – Thánh David và hoa thủy tiên vàng (Daffodil)

Thánh bảo trợ của xứ Wales là thánh David và quốc hoa của Wales là hoa thủy tiên vàng (daffodil) thường được đeo trong ngày lễ thánh David. Cây tỏi tây (leek) cũng được coi là một biểu tượng truyền thống của Wales.

Có nhiều cách giải thích vì sao cây tỏi tây lại trở thành biểu tượng của xứ Wales. Một trong số đó là việc Thánh David đã dạy người Welsh đeo cây tỏi tây lên mũ để phân biệt địch ta (friends from foe) trong trận chiến ban đêm với người Saxons.

Hoa thủy tiên vàng (Daffodils) là quốc hoa của xứ Wales
Hoa thủy tiên vàng (Daffodils) là quốc hoa của xứ Wales

Không chỉ là một thứ gia vị quan trọng trong nhà bếp, cây tỏi tây (leek) còn được coi là một trong những biểu tượng của xứ Wales.
Không chỉ là một thứ gia vị quan trọng trong nhà bếp, cây tỏi tây (leek) còn được coi là một trong những biểu tượng của xứ Wales.

4. Bắc Ai Len (Northern Ireland)  – Thánh Patrick và cây lá chụm ba (Shamrock)

Người Bắc Ai Len coi cây lá chụm ba (shamrock) này là quốc hoa để nhớ tới vị thánh bảo hộ của họ là thánh Patrick
Người Bắc Ai Len coi cây lá chụm ba (shamrock) này là quốc hoa để nhớ tới vị thánh bảo hộ của họ là thánh Patrick

Thánh bảo trợ của miền đất Bắc Ai Len là thánh Patrick và quốc hoa là cây lá chụm ba, gần giống như cỏ ba lá (clover). Truyền thuyết Ai Len (Irish tale) kể rằng thánh Patrick đã dùng cây lá chụm ba (shamrock) để giải thích về Chúa Ba Ngôi. Ngài đã dùng nó trong những buổi thuyết giáo (sermons) của mình để minh họa vì sao Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần (the Father, the Son, and the Holy Spirit ) có thể tồn tại riêng biệt trong cùng một thực thể ( entity). Các tín đồ (followers) từ đó có tập tục đeo cây lá chụm ba vào ngày lễ thánh Patrick.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Let’s join Notting Hill Carnival! – Notting Hill Carnival: Niềm tự hào của văn hóa London.

Là một đô thị quốc tế với sự đa dạng văn hóa  và sắc tộc tầm cỡ thế giới, London là điểm hẹn của rất nhiều nền văn hóa giàu bản sắc từ năm châu tụ hội và phát triển. Ở London, bạn có thể tham dự Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, các lễ hội đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Âu và từ nhiều vùng của thế giới. Tuần vừa qua, du khách đến với London sẽ may mắn có cơ hội tham dự London Notting Hill Carnival – là một lễ hội văn hóa được tổ chức hàng năm vào ngày Bank Holiday của tháng 8 (25/08) trong suốt 50 năm qua.. Đây là nơi hội tụ của rực rỡ sắc màu, những vũ điệu Latin cuồng nhiệt, sức hấp dẫn nóng bỏng không thể cưỡng lại. Không cần phải đến tận châu Mỹ La Tinh để biết thế nào là một carnival bởi vì chúng ta có thể hoà mình vào một carnival đích thực ngay giữa lòng London. Nhịp sống bận rộn phải nhường bước cho không gian lễ hội ngập tràn khắp đường phố khu Notting Hill. Hãy cùng English4ALL tìm hiểu về lễ hội mang đậm màu sắc Mỹ Latin này tại ga British Way ngày hôm nay nhé! All aboard!

The Notting Hill Carnival – là lễ hội đường phố lớn nhất (street festival) Châu Âu và khởi nguồn từ năm 1964. Đây là cách mà các cộng đồng văn hóa Caribe (Caribbean) ở London kỉ niệm các giá trị văn hóa và truyền thống riêng biệt của họ. Được diễn ra vào ngày nghỉ lễ Bank Holiday của tháng Tám trên các đường phố của khu vực Notting Hill, phía tây của London (W11), đây là lễ hội tuyệt vời của âm thanh, màu sắc và tinh thần đoàn kết xã hội (social solidarity)

Nguồn gốc của lễ hội Notting Hill Carnival là các lễ hội hóa trang của Carribe đầu thế kỉ 19 – một truyền thống văn hóa rất mạnh mẽ ở Trinidad. Họ kỉ niệm việc bãi bõ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ (slavery trade). Lễ hội đầu tiên chỉ là một cuộc biểu diễn các các nghệ sỹ nhạc khí trình diễn ở khu Earls Court của London vào cuối tuần, khi các ban nhạc (bands) diễu hành qua các khu phố của Notting Hill, họ thu hút được cư dân da màu tràn ra phố, làm họ nhớ lại văn hóa Carribe mà có lẽ họ đã để quên nơi quê nhà. Những điệu nhảy, những bài hát của người Trinidad được trình diễn lại. Trong thời kỳ bị nô dịch, họ bị cấm tổ chức những lễ hội của riêng mình, giờ đây, được hưởng một nên tự do dân chủ mới, họ có cơ hội thể hiện bản sắc văn hóa của mình. Họ cải trang trong những bộ trang phục thời trang Âu Châu giống như những ông chủ trước đây của họ, thậm chí còn nhuộm trắng mặt bằng bột, đeo mặt nạ trắng, những nét đặc trưng đó hiện vẫn còn trong Notting Hill Carnival ngày hôm nay. Mỗi năm lễ hội Notting Hill Carnival thường tiếp đón đến gần 1 triệu lượt khách đến tham dự.

Một số hình ảnh về Lễ hội London Notting Hall Carnival.

Notting Hill The Annual Notting Hill Carnival Celebrations Take Place Dated: / /2010Matt Lloyd - The Times Notting hill Carnival 5 Notting Hill Carnival 6 Notting Hill Carnival 8 Notting Hill Carnival 9 Notting Hill Carnival 10 Notting-Hill-Carnival 2

Một chút không khí của Notting Hill Carnival

Next February I am gonna propose HIM! Hôn nhân và lễ cưới của Anh (Marriage and Weddings in UK)

Với bất kỳ một nền văn hóa nào, hôn nhân với sự khởi đầu bằng một lễ cưới luôn luôn là một sự kiện quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nếu như người Việt có những phong tục lâu đời và đậm nét Á Đông trong các nghi thức cưới xin, thì văn hóa Anh cũng sở hữu vô số những điều lý thú mà chúng ta thật không nên bỏ qua. Hãy cùng lên ngay chuyến tàu văn hóa hôm nay của English4ALL đến ga British Way để tìm hiểu đôi nét về chuyện cưới xin của người Anh nhé. All aboard!

Wedding Slangs

Trước đám cưới

Ở Anh, một cuộc hôn nhân luôn bắt đầu bằng màn cầu hôn (proposal of marriage hay proposal). Theo truyền thống, người đàn ông luôn là người phải quỳ xuống để ngỏ lời cầu hôn cùng với một chiếc nhẫn (an engagement ring) và một câu hỏi hết sức trang trọng “Will you marry me?” (Em sẽ lấy anh chứ?). Ở Anh, chiếc nhẫn đính hôn thường được nữ giới đeo ở ngón tay thứ ba trên bàn tay trái (ring finger).

Tuy nhiên, nếu như bạn là nữ giới, và chờ mãi đối tác không có “tín hiệu” gì, bạn hoàn toàn có thể chủ động “cầu hôn ngược” tuy nhiên chỉ vào một ngày duy nhất trong bốn năm: 29 tháng 2 của năm nhuận (leap year)

Trong khoảng thời gian, giữa lễ đính hôn (engagement) và lễ cưới (wedding), hai người sẽ gọi nhau là hôn phu – chồng chưa cưới (fiancé) và hôn thê – vợ chưa cưới(fiancée)

Khi đám cưới đã được định ngày, sẽ có một thông báo về hôn lễ (the banns of marriage hay gọi tắt là the banns) sẽ được treo ở nhà thờ địa phương (local parish church) hoặc văn phòng đăng ký kết hôn (register office) để báo cho tất cả mọi người biết về đám cướp sắp diễn ra. Mục đích của the banns là để nếu ai có vấn đề gì thắc mắc, có thể khiếu nại để kịp thời vô hiệu hóa đám cưới (trong trường hợp có vợ/chồng cũ chưa ly dị hoặc hôn nhân cùng huyết thống (kinship)

Ở Anh, một cuộc hôn nhân chỉ trở thành hợp pháp sau khi thông báo này được niêm yết và giấy đăng ký kết hôn (a marriage certificate) được cấp.

Thành phần lễ cưới

Ngoài hai nhân vật chính, cô dâu (bride) và chú rể (groom), đám cưới còn có rất nhiều người. Những công việc trong đám cưới thường do bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể đảm nhận, và được đề nghị giúp những việc này là một điều vinh hạnh to lớn.

Để giúp cho cặp đôi, có người mang nhẫn (Ringbearer) thường là một cậu bé làm nhiệm vụ giữ cặp nhẫn cưới (wedding rings). Và Ushers là những người giúp việc tổ chức đám cưới, thường là nam giới.

Giúp việc riêng cho chú rể, có phù rể (bestman) – một người bạn nam thân thiết hay họ hàng của chú rể sẽ nhận vinh dự này, và còn có nhiều người giúp việc khác nữa, gọi là groomsmen.

Về phía cô dâu, phù dâu (maid of honour) cũng thường là bạn thân hoặc họ hàng của cô dâu. Nếu cô phù dâu này đã kết hôn, sẽ gọi là “matron of honour”. Ngoài ra còn có những phù dâu “phụ” gọi là bridemaids. Cha của cô dâu (Father of the Bride) – là nhân vật mang tính biểu tượng làm nhiệm vụ “trao” cô dâu cho chú rể. Nếu như cha đẻ của cô dâu không may đã qua đời, thì một người họ hàng là nam giới, thường là chú ruột hoặc anh trai sẽ nhận sứ mệnh này.

Ngoài ra còn có “flower girl– một em bé gái sẽ rải hoa (scatter flower) trước bữa tiệc cưới, đôi khi còn có các “junior bridemaids” – phù dâu “nhí”là các cô gái từ 8-16 tuổi giúp việc cho cô dâu.

Page boy và Flower girl
Page boy và Flower girl

Khách mời dự đám cưới (wedding guests) thường được gửi giấy mời trong đó có yêu cầu hồi âm (rsvp). Họ thường được mời tới dự lễ cưới (wedding) và tiệc cưới (wedding reception) diễn ra sau đó, mặc dù đôi khi tiệc cưới mời rất hạn chế. Sẽ có những người chắc chắn phải được mời theo nghĩa vụ gia đình (family obligations) và do đó, nếu như không được mời – họ sẽ coi đó như một sự xúc phạm (an insult).

Lễ cưới.

Ngày cưới thường được ca tụng như “ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời cô dâu”( không thấy nhắc đến chú rể, nên những ai đã có vợ nên tự hiểu), những thực sự đó là một trải nghiệm khá căng thẳng khi có quá nhiều việc phải lo lắng, và luôn phải cố gắng để làm vui lòng tất cả mọi người. Đó cũng là một bài test đầu tiên cho sức chịu đựng (fortitude) của cặp đôi

Khi khác tới dự lễ cưới, ushers sẽ làm nhiệm vụ phát hoa và lịch trình của buổi lễ, và đưa họ về đúng chỗ. Theo truyền thống, nhà trai và nhà gái sẽ ngồi theo hai dãy riêng. Những hàng ghế đầu thường dành cho gia đình và bạn bè thân thiết.

Chú rể và người phù rể sẽ đợi cô dâu và tùy tùng (entourage) phía trong nhà thờ. Đoàn của cô dâu bao gồm cô dâu, cha cô dâu, phù dâu chính và các phù dâu phụ, các em bé (flower girl và page boy), thường đi đến trong những chiếc xe đẹp hoặc xe ngựa kéo. Nhiệm vụ của page boy là mang nhẫn cưới trên một chiếc gối (cushion)

Người dẫn chỗ (usher) và các phù rể phụ lần lượt đưa ông bà, mẹ cô dâu, mẹ chú rể về chỗ ngồi.

Các phù dâu phụ (bridemaids) tiến vào, cùng với các phù rể phụ (groomsmen)

Kế đến là phù dâu (maid/matron of honour) cùng với phù rễ (best man) tiến vào nhà thờ. Theo sau là em bé giữ nhẫn (page boy/ringbearer) – em bé rắc hoa (the flower girl) tiến vào.

Cuối cùng là cô dâu dưới sự hộ tống của cha mình sẽ đi vào sau cùng trong tiếng nhạc đệm (thường là “Here comes the bride”) và buổi lễ chính thức bắt đầu.

Trong buổi lễ, cô dâu và chú rể sẽ có những lời thề hôn phối (marriage vows). Theo văn hóa phương Tây, những lời hứa giữa cô dâu và chú rể thường bao gồm những ý niệm về tình yêu thương (affection –love,comfort, keep), sự thủy chung (forsaking all others), vô điều kiện (for richer or poorer, in sickness and in health) và sự lâu bền (“as long as we both shall live” –“until death do us part”). Phần lớn các đám cưới sử dụng các lời thề theo nghi lễ tôn giáo, nhưng ngày nay, ở Anh, nhiều cặp đôi sử dụng những bài thơ tình rất xúc động hoặc lời bài hát từ một bản tình ca nào đó, thậm chí tự viết lời thề riêng cho mình hơn là dựa vào những chuẩn mực cũ.

Sau khi thề ước, cặp đôi sẽ trao nhẫn cho nhau. Nhẫn cưới thường là nhẫn vàng trơn và đeo vào ngón đeo nhẫn  (ring finger) vì người ta tin rằng ở ngón tay đó có mạch máu (vein) dẫn thẳng đến tim.

Sau phần nghi lễ, cô dâu, chú rể, và viên chức đăng ký, cùng hai nhân chứng (witnesses) sẽ sang một phòng bên cạnh để ký giấy đăng ký kết hôn – đây là bước bắt buộc để hợp thức hóa hôn nhân.

Sau đó, khách mời sẽ tung cánh hoa (flower petals), pháo giấy (confetti), và gạo vào cặp đôi mới cưới (newly-married) để chúc phúc.

Cô dâu sẽ đứng quay lưng lại với khách mời và ném bó hoa cưới (bouquet) qua đầu. Ai bắt được bó hoa đó sẽ là người kế tiếp thành hôn.

Ai là người bắt được bó hoa này sẽ là người tiếp theo thành hôn
Ai là người bắt được bó hoa này sẽ là người tiếp theo thành hôn

Cuối cùng, một buổi chụp hình sẽ diễn ra ngay trước khi cặp đôi rời nhà thờ, mọi người sẽ cùng đứng chung để chụp ảnh.

Ngày nào đẹp để làm đám cưới?

Người Việt thường có thầy bói, thầy cúng để xem ngày tổ chức đám cưới. Người Anh thì kém may mắn hơn, họ chỉ có một bài thơ như thế này

Monday for wealth,
Tuesday for health,
Wednesday the best day of all.
Thursday for losses,
Friday for crosses,
Saturday for no luck at all
.

Đại ý là cưới vào nửa đầu tuần và đặc biệt là vào ngày thứ Tư là đẹp nhất, tuy nhiên, người Anh hiện đại vì quá bận rộn trong tuần nên cứ thứ bảy là tổ chức đám cưới – đó là lý do vì sao tỉ lệ ly hôn tăng vọt.

 

Trang phục đám cưới

Trang phục của cô dâu phương Tây thường là váy cưới màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết (purity) có từ thời Victoria. Trước đó, các cô dâu còn mang mạng che mặt (veil) để xua đuổi tà ý. Và thường cô dâu sẽ mặc như thế này:

“Something old,
Something new,
Something borrowed,
Something blue.”

Thường cô dâu sẽ mang một món trang sức hồi môn (an heirloom) hoặc một cuốn kinh thánh của gia đình, váy cưới chắc chắn là váy mới, kèm theo một món đồ mượn của ai đó, đeo một dải băng xanh (blue). Nếu cô dâu lúng túng không biết chọn đồ như thế nào để mặc, thì cũng không sao, đã có bài thơ này.

 “Married in white, you will have chosen all right. 
Married in grey, you will go far away.
Married in black, you will wish yourself back.
Married in red, you’ll wish yourself dead.
Married in blue, you will always be true.
Married in pearl, you’ll live in a whirl.
Married in green, ashamed to be seen,
Married in yellow, ashamed of the fellow.
Married in brown, you’ll live out of town.
Married in pink, your spirits will sink.”

Và nếu cô dâu chọn váy màu trắng cho đám cưới của mình thì giá trung bình cho một bộ váy cưới là £826.

Ngày xưa, thời Trung Cổ, các phù dâu mặc y như cô dâu để làm cho rối trí những ma quỷ muốn làm hại cô dâu. Nhưng ngày nay thì không cô dâu nào muốn mình bị mờ nhạt trong ngày trọng đại này.

Tiệc cưới

Sau lễ cưới, là phần tiệc cưới với một số bài phát biểu và lời chúc tụng dành cho cặp đôi. Bất kỳ một điệu nhảy nào cũng đều do cô dâu và chú rể mở đầu, thường gọi là “Bridal Waltz”, gọi là như vậy nhưng hiếm khi người ta nhảy điệu waltz. Theo truyền thống, sẽ có một màn nhảy giữa cô dâu và cha mình, trong đó thỉnh thoảng chú rể xen vào nhảy cùng cô dâu, tượng trưng cho việc cô dâu từ biệt cha về nhà chồng.

Bridal Waltz

Trong tiệc cưới, sẽ có một chiếc bánh cưới (wedding cake) rất đẹp, thường là bánh trái cây với tầng trên cùng có hình cô dâu chú rể. Để lấy may, cô dâu chú rể cần phải cùng nhau cắt bánh, điều này tượng trưng cho sự chung sức chung lòng của họ trong cuộc sống sau này. Một tầng của chiếc bánh sẽ được giữ lại để ăn vào dịp 1 năm kỉ niệm ngày cưới hoặc ăn vào lễ rửa tội đứa con đầu lòng. Những ai không đi dự đám cưới, sẽ được gửi  cho một miếng bánh bỏ trong hộp nhỏ (a memento)

Người ta có một điều mê tín rằng, nếu khách nào đi dự đám cưới mà đang FA- còn độc thân, hãy mang miếng bánh đó về để dưới gối, sẽ tăng cơ hội tìm được người bạn đời nhanh hơn.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Đám cưới Hoàng Gia Anh của Hoàng thái tử William và cô Kate Middleton năm 2011

 

 

What will happen if you meet a black cat? Chuyện mê tín của người Anh (Superstitions in Britain)

Nếu như bạn vẫn chưa hiểu vì sao trên các thiệp chúc mừng sinh nhật ở Anh thường in hình những chú mèo đen, và bạn vẫn đang thắc mắc vì sao ở Anh khi người ta ăn xong một quả trứng luộc thường chọc cái thìa xuyên qua vỏ trứng, thì đó chính là lý do bạn nên lên ngay chuyến tàu ngày hôm nay của English4ALL đi về ga British Way thứ Sáu hàng tuần vì đây sẽ là một chuyến tàu cực kỳ hấp dẫn – chuyến tàu giải thích những điều mê tín của người Anh mà có lẽ bạn sẽ khó có thể bắt gặp đầy đủ trong bất kỳ một cuốn sách nào. All aboard!

 

Mê tín về sự may mắn (Good luck)

British Superstitions

Trái với người Việt, người Anh tin rằng bạn sẽ gặp may mắn nếu như bạn gặp được một chú mèo đen (black cat). Do đó trên các thiệp chúc mừng và thiệp mừng sinh nhật ở Anh thường hay in hình những chú mèo đen. Người Anh cũng hay chạm, sờ vào, hay gõ lên gỗ, bởi vì họ tin rằng như thế sẽ làm cho một điều gì đó trở thành sự thật.

Nếu bạn bắt gặp cỏ 4 lá - clover plant này, bạn sắp may mắn lớn đấy!!!!!!
Nếu bạn bắt gặp cỏ 4 lá – clover plant này, bạn sắp may mắn lớn đấy!!!!!!

Cỏ ba lá (clover plant) tất nhiên là thường chỉ có 3 lá, nhưng nếu bạn tìm được một cây mà có bốn lá (như trong hình) thì bạn gặp may rồi.

 

White heather là đây
White heather là đây

Ngoài ra, cây thạch nam trắng (White heather) và cái móng ngựa (horseshoe) cũng được coi là những biểu tượng cho sự may mắn.

 

Bạn có muốn có cả một tháng may mắn không, dễ lắm, vào ngày đầu tiên của tháng, hãy nói to “white rabbits, white rabbits white rabbits” (Thỏ trắng- thỏ trắng-thỏ trắng) trước khi nói những từ đầu tiên trong ngày. Tháng tới thử xem nhé!

Vào mùa thu, nếu đang đi đường mà bạn bắt được những chiếc lá đang rơi, bạn cũng sẽ có được may mắn. Mỗi một chiếc lá tương đương với một tháng may mắn vào năm sau. Nhớ nhé, bắt được chiếc lá đang rơi xuống chứ không phải vặt lá hay nhặt lá nhé.

autumn leave

Tháng này, bạn đã cắt tóc chưa, nếu chưa thì đợi đến lúc trăng tròn (the moon is waxing) hãy cắt nhé, như thế sẽ may mắn hơn. Và đừng quên bỏ một ít tiền vào những bộ quần áo mới mua nhé, vì như thế bạn cũng sẽ hên hơn.

 

Mê tín về sự xui xẻo (Bad luck)

Đừng có bao giờ đi dưới thang (underneath a ladder) nhé, như thế xui lắm. Người Anh cũng giống như người Việt, rất kị làm vỡ gương (break a mirror) vì thời cổ xưa người ta coi gương là công cụ của các vị thần.

Nếu như người Việt rất kị con quạ vì cho rằng nó đem lại điều không may, thì người Anh lại rất sợ khi nhìn thấy một con chim ác là (magpie), nhưng nếu nhìn thấy hai con thì lại vui vì sẽ gặp may.

Sẽ rất tệ nếu như bạn đánh đổ muối ăn (spill salt), nếu không may bị như vậy, hãy ném qua vai mình để tránh những điều xui xẻo nhé. Và khi ở trong nhà, tuyệt đối không được mở ô (open an umbrella),  xui lắm!

Ở Phương Tây, số 13 và Thứ sáu ngày 13 được coi là vô cùng xui xẻo, vì 13 số thứ tự của Judas trong Tiệc ly– kẻ đã bán đứng chúa Jesus, và thứ Sáu là ngày Chúa bị hành hình (crucified). Do đó, thậm chí một số tòa nhà còn không đánh số tầng thứ 13.

Nếu bạn có một đôi giày mới mua đừng bao giờ đặt chúng lên bàn, và đừng bao giờ vượt qua ai đó trên cầu thang……..vì cả hai điều đó được tin là sẽ mang lại những điều không may.

 

Những điều mê tín về thức ăn và bàn ăn (Food and Table Superstitions)

 

Khi ăn xong một quả trứng luộc, người ta thường xuyên cái thìa qua đáy quả trứng để đuổi quỷ đi ra ngoài, không trong trú ngụ trong đó nữa. Ở vùng Yorkshire. Các bà nội trợ hay tin rằng bánh mỳ sẽ không nở nếu như lân cận có người chết, và họ sẽ cắt hai đầu của ổ bánh mỳ để cho quỷ dữ bay ra khỏi nhà.

Trên bàn ăn, nếu bạn đánh rơi con dao (a knife) thì nhà bạn sắp có khách nam giới, đánh rơi chiếc dĩa (a fork) thì sẽ có khách nữ giới. (Nếu đánh rơi cả dao cả dĩa, thì bạn sắp phải……….đi vào bếp để lấy cái khác, nếu như không muốn ăn bằng tay). Người cũng kiêng để đồ dao dĩa (cutlery) vắt chéo nhau trên đĩa, vì như thế là sắp có cãi nhau (a quarrel).

Người Anh cũng không bao giờ phủ khăn trải bàn màu trắng qua đêm vì như thế rất dễ có tang.

 

 

Những điều kiêng kị cho đám cưới (Wedding Superstitions)

Trong ngày thành hôn, cô dâu và chú rể không được phép gặp nhau cho tới khi đứng trước bàn thờ (altar) trong nhà thờ. Và cô dâu không được phép mặc đồ cưới một cách hoàn chỉnh trước ngày cưới. Để cho may mắn, cô dâu nên mặc một cái gì đó được mượn, một cái gì đó màu xanh lá cây, một cái gì đó cũ và có cả cái mới (nguyên văn  “something borrowed, something blue, something old and something new”.

Khi về nhà chông, chú rể nên bế cô dâu đi qua thềm cửa (threshold) vào nhà để gia đình được hạnh phúc mãi mãi.

Phải như thế này mới hạnh phúc......
Phải như thế này mới hạnh phúc……

 

Bạn có tin không???

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

Questions to think about

 

1. Which British superstitions are similar to those in your country?

 

2. Which are different?

 

3. Do you know anything about the origins of some of the superstitions in your country?

 

4. Can you give the definition of “superstition”?

 

5. Do you believe that they can influence our lives and still live on in the age of science?

Let’s try the full English fry-up!” Người Anh ăn sáng như thế nào?.

Buổi sáng, người Hà Nội thức dậy cùng với Phở, xôi, bánh khúc….và vô số những lựa chọn hấp dẫn để bắt đầu một ngày mới. Ở bên kia bán cầu, người London có vẻ có ít sự lựa chọn hơn hẳn cho bữa ăn quan trọng đầu tiên trong ngày – bữa điểm tâm. Hãy cùng English4ALL khám phá xem người Anh họ ăn gì trong một bữa sáng truyền thống tại ga British Way thứ sáu hàng tuần. Khuyến cáo, không nên đọc bài viết khi chưa ăn sáng. All aboard!

English breakfast
Full English Breakfast bữa ăn sáng truyền thống của người Anh www.english4all.vn

 

Một bữa ăn sáng truyền thống của người Anh – Full breakfast, thường bao gồm thịt muối (back bacon), xúc xích (sausages) và trứng chần (poached eggs) hoặc trứng chiên (fried eggs), đậu (baked beans), cà chua nướng (grilled tomato)  thường ăn kèm với một số loại đồ ăn phụ (side dishes) như và các đồ uống như trà và cà phê. Bữa ăn sang kiểu này đặc biệt phỏ biến ở Vương Quốc Anh, Ai Len và các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Anh như Mỹ, Úc, Newzealand, Canada, và Nam Phi. Bữa ăn này đôi khi được gọi bằng những cái tên như  “English breakfast” – “full English breakfast”, nhưng cũng có khi gọi tắt là “full English” hay “ fry-up”-vì phần lớn các món trong bữa sáng này đều là đồ chiên rán.

Các thành phần chính trong một full English breakfast www.english4all.vn
Các thành phần chính trong một full English breakfast www.english4all.vn

Khi một bữa sáng được dọn ra với tất cả những thành phần như trên, người ta gọi đó là một “Full English” hay “Full Monty

Continental Breakfast - bữa ăn sáng ưa thích  của người đại lục Châu Âu www.english4all.vn
Continental Breakfast – bữa ăn sáng ưa thích của người đại lục Châu Âu www.english4all.vn

Cách gọi này (full English breakfast) là để phân biệt với bữa ăn sáng nhẹ của đại lục Châu Âu (continental breakfast) thường bao gồm trà, sữa hoặc cà phê, nước trái cây kèm theo bánh mỳ (bread), bánh sừng bò (croissant) và các loại bánh ngọt (pastries). Người Châu Âu đại lục, đặc biệt là người Pháp lại rất ưa thích ăn sáng kiểu này vì đơn giản, rẻ và nhanh hơn, rất tiện lợi cho những người bận rộn, không có thời gian ngồi xuống cho một bữa ăn sáng đầy đủ.

Một bữa ăn sáng “full breakfast” có thể được coi như một đặc trưng truyền thống của ẩm thực Anh và Ai Len. Nhiều quán cà phê và quán pub của người Anh và Ai Len phục vụ bữa ăn này trong suốt một ngày, được gọi là “all-day breakfast”. Ở từng vùng, người ta lại sáng tạo ra những tên gọi riêng cho bữa ăn này như “full Scottish”- “full Welsh” – “full Irish” và “the Ulster fry”,

Ngày càng có nhiều người Anh quá bận rộn cho một Full English breakfast, họ ưa thích bữa ăn sáng đơn giản bằng ngũ cốc hơn.
Ngày càng có nhiều người Anh quá bận rộn cho một Full English breakfast, họ ưa thích bữa ăn sáng đơn giản bằng ngũ cốc hơn.

Tuy nhiên, ngày nay, một bữa ăn sáng kiểu Anh điển hình lại thường là một bát ngũ cốc (cereal), một lát bánh mỳ (a slice of toast), nước cam hoặc cà phê. Nhiều người lớn và đặc biệt là trẻ em rất ưa thích một bát ngũ cốc làm từ ngô (corn), lúa mỳ (wheat) và yến mạch (oat). Vào mùa đông, người ta có thể lại ăn cháo (porridge) hoặc yến mạch luộc (boiled oat).

Hoàng Huy

Bản quyền thuôc về English4all.vn

They studied at a red brick university. Tìm hiểu đôi nét về các trường đại học Anh Quốc.

Nói đến nước Anh người ta không thể không nhắc tới Oxford – Camrbidge, những trường đại học cổ kính danh tiếng hàng đầu thế giới, bảo vật quý giá trong nền giáo dục đẳng cấp quốc tế Anh Quốc. Song hành với sự phát triển của lịch sử, trong từng giai đoạn, các trường đại học lần lượt được ra đời và trở thành những cột trụ trong đời sống học thuật và nghiên cứu, góp phần đưa Anh Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học, giáo dục của thế giới. English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn ngược dòng lịch sử để tìm hiểu những câu chuyện về sự ra đời của các trường đại học ở Anh Quốc nhé. All aboard!!!!

Hầu hết các trường đại học ở Anh đều là trường đại học công lập, được chính phủ tài trợ (ngoại trừ hai đại học tư là University of Buckingham và University of Law) và đều thuộc về một trong sáu nhóm chính, tuy nhiên trong đó nổi bật hơn cả là các nhóm trường Oxbridge, Gạch đỏ (Red Brick) và, Kính (Plate Glass).

Oxbridge – những tượng đài lịch sử

Cambridge Oxford

Oxbridge là một từ ghép được dùng để chỉ nhóm hai trường đại học Oxford và Cambridge của Anh. Xuất hiện lần đầu trong văn học, Oxbridge hiện được dùng để nói tới vị trí và danh tiếng hàng đầu của hai trường đại học trong hệ thống giáo dục cũng như xã hội Anh.  Oxford và Cambridge là hai trường đại học lâu đời nhất của Anh, chúng đều đã có hơn 800 năm tuổi và là hai trường đại học duy nhất của Anh cho tới thế kỷ 19. Rất nhiều giảng viên và sinh viên của hai trường đại học này là những nhân vật trí thức ưu tú của xã hội Anh qua nhiều thế kỷ. Hơn thế, Oxford và Cambridge có hệ thống đào tạo tương đối giống nhau với nhiều trường đại học thành viên. Trường đại học Cambridge ra đời từ một cuộc cãi nhau nảy lửa giữa một nhóm học giả của đại học Oxford với người dân thị trấn, và họ đã bỏ đi và lập một trường đại học mới. Và có lẽ bản thân họ cũng không ngờ rằng, cuộc cãi nhau đó là tiền đề cho ngôi trường của nhiều khôi nguyên đạt giải Nobel nhất thế giới cho đến tận ngày nay (89 người đạt giải)

Mặc dù Oxford và Cambridge đều đã có lịch sử lâu đời nhưng từ ghép Oxbridge mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary) thì cụm từ này xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Pendennis của nhà văn William Makepeace Thackeray xuất bản năm 1849, trong đó nhân vật chính theo học tại Trường Boniface (Boniface College) thuộc Oxbridge. Trong Pendennis cũng còn đề cập tới từ ghép Camford, vốn cũng ghép từ Oxford và Cambridge, tuy nhiên cụm từ này không có tính phổ biến như Oxbridge.

“Gạch đỏ” Red Brick – niềm tự hào của các thành phố công nghiệp.

Trường đại học Liverpool - Trường Red Brick đầu tiên
Trường đại học Liverpool – Trường Red Brick đầu tiên

Đại học “Gạch đỏ” (Red brick University) vốn dĩ là từ dung để chỉ nhóm sáu trường đại học nhân dân được thành lập ở các thành phố công nghiệp chính (major industrial cities) của Anh. Tuy nhiên, giờ đây thuật ngữ này được dùng để chỉ rộng rãi các trường đại học Anh được thành lập vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 ở các thành phố lớn. Tất cả nhóm sáu trường đại học “gạch đỏ” này trước thế chiến lần thứ nhất chỉ là các trường học về cơ khi và khoa học thông thường ở bậc cao đẳng. Thuật ngữ này được tạo ra lần đầu tiên bởi một giáo sư tiếng Tây Ban Nha ở Đại học Liverpool tên là Edgar Allison Peers trong cuốn sách của ông với tựa đề Redbrick University xuất bản năm 1943, trong đó miêu tả toà nhà The Victoria Building ở trường đại học Liverpool được xây bằng gạch đỏ rất đep và ấn tượng. Dân dần, thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn để chỉ các trường đại học tương tự cùng thời chứ không chỉ riêng đại học Liverpool nữa. Sáu trường “red brick” đầu tiên đó là: Victoria University, University of Birmingham, University of Liverpool, University of Manchester, University of Leeds, University of Bristol, và University of Sheffield.

 

Đại học “nhà kính” (plate –glass university) –Trường học của những năm 60s.

University of York
University of York

Đại học “nhà kính” (plate –glass university) thường là tên gọi chung cho những trường đại học ra đời trong những năm 1960s của thế kỉ 20. Từ “plateglass” là do một luật sư người Anh tên là Michael Beloff tạo ra trong một cuốn sách ông viết về nhóm các trường đại học này, trong đó phản ánh kiểu kiến trúc hiện đại của các trường đại học mới thường sử dụng những tấm kính lớn và bê tông cốt thép, tương phản với kiến trúc gạch đỏ của thời Victoria hay những trường đại học cổ xưa. Nguyên gốc, chỉ có các trường đại học sau mới được coi là “plate glass university”: Aston University (1966), University of East Anglia (1963), University of Essex (1964/5), University of Kent (1965), Lancaster University (1964), University of Sussex (1961), University of Warwick (1965), University of York (1963) về sau có thêm nhóm các trường khác như City University London(1966) và Heriot-Watt University (1966)……

Những trường đại học mới “NEW”

London Metropolitan University - Một trong những trường đại học "mới" của nước Anh
London Metropolitan University – Một trong những trường đại học “mới” của nước Anh

Năm 1992, với đạo luật Giáo dục đại học 1992 của chính quyền thủ tướng John Major đã tạo điều kiện cho rất nhiều trường đại học mới được ra đời dựa trên tiền thân là các trường bách khoa, trường cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu đã được ra đời rất lâu trong lịch sử. Nhóm các trường này được gọi chung là các trường đại học sau 1992, hoặc các trường đại học hiện đại (modern university). Hầu hết các trường đại học ở Anh hiện nay, số lượng đông đảo nhất thuộc về thành viên của nhóm này.

Bạn có biết?

– Chức vụ Hiệu trường trường đại học của Anh là Vice-Chancellor tương đương với President của Mỹ, là người đứng đầu và điều hành các hoạt động của nhà trường, trong khi Chancellor chỉ là Hiệu trường danh dự, ,mang tính chất tượng trưng là chính, thường là các nhân vật nổi tiếng, bảo trợ cho trường.

Sunrise

Nếu bạn đang mang trong mình giấc mơ du học Anh Quốc để được học tập và xây dựng tương lai trong một môi trường đẳng cấp quốc tế, chất lượng và uy tín nhất của thế giới, bất kể sự lựa chọn của bạn là một trường “Red Brick University” hay một “New University”, hãy để Sunrise Vietnam – một trong những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn du học hàng đầu Việt Nam chắp cánh cho ước mơ của bạn.

 

 

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

British Pub where you can get more than a beer! Pub, Quán bia ở Anh Quốc – Điểm hẹn văn hóa.

Người Việt xưa có cây đa – bến nước – sân đình là nơi tụ họp, gặp gỡ, và diễn ra các hoạt động cộng đồng thì ở Vương quốc Anh và các nước phương Tây những chức năng văn hóa đó thuộc về các quán bia (Pub). Trên từng góc phố, bên cạnh những quán bar, các vũ trường (disco club) mới xuất hiện cùng nhịp sống hiện đại ồn ào, các quán pub vẫn tồn tại song song như nét đẹp văn hóa của nước Anh truyền thống. British Way sẽ cùng các bạn khám phá những câu chuyện lý thú về các quán Pub truyền thống ở nước Anh nhé.

Một quán pub truyền thống của Anh
Một quán pub truyền thống của Anh

Các quán bia (Pub) (thực ra Pub là dạng rút gọn của từ Public House –Ngôi nhà chung., mở cửa cho công chúng), là tâm điểm (focal point) trong thiết chế sinh hoạt cộng đồng của người Anh bên cạnh các nhà thờ, đặc biệt là ở các làng quê. Người dân gặp gỡ, chuyện trò, ăn uống và giải trí đều tại đó. Đó là lý do dễ hiểu vì sao có tới hơn 60.000 quán bia trên khắp nước Anh (ở Anh và xứ Wales là 53.000, 5200 ở Scotland, và 1600 ở Bắc Ai-len). Quán bia lâu đời nhất trong lịch sử có từ thế kỉ thứ 11 , tên là Fighting Cocks ở St. Albans, Herts. Văn hóa Pub ở Anh du nhập từ các quán rượu (tavern) của người La Mã (Romans) khi họ xâm lược Anh.

Trong các quán bia truyền thống, thường có hai quầy bar, một quần thường vắng hơn, nhiều nơi còn có cả vườn hoặc gác mái (terrace) để khách có thể ngồi sưởi nắng trong mùa hè. Các nhóm bạn thường có một người lần lượt mua những chầu đồ uống (rounds of drinks) cho cả nhóm. Khi các quán đông khách, khách thường phải đợi khá lâu để được phục vụ. Mặc dù không cần xếp hàng (queue) nhưng nhân viên sẽ phục vụ người đợi lâu nhất trước. Nếu bạn vô tình đánh đổ đổ uống của một người lạ, theo phép lịch sự, bạn cần phải đề nghị một cho họ một ly khác.

Một quầy bar trong pub Anh
Một quầy bar trong pub Anh

Hầu hết các quán đều thuộc về một hãng bia nào đó (a brewery) nhưng họ cũng bán các loại bia khác, cả bia tươi và bia chai, các loại bia của địa phương cũng như bia nhập từ các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ…..Loại bia phổ biến nhất của Anh là bitter, một loại bia sẫm màu, để ở nhiệt độ phòng (không nóng, không lạnh). Bia Anh thường được nấu từ mạch (malt) và hoa bia (hops).

Ngày nay, người ta ưa chuộng loại bia nhẹ (lager) hơn. Loại bia này nhạt màu hơn và uống lạnh. Guinness, một loại bia sẫm màu, có kem, còn được gọi là stout, mặc dù được sản xuất tại Ai Len (Ireland) nhưng cũng rất được dân Anh ưa thích. Ở miền Tây nước Anh, loại bia nhẹ được làm từ táo (cider) rất phổ biến. Giống như rượu vang, nó cũng ngọt nhưng mạnh hơn bia.

Bia được bán theo pints – là một ly to, và halves cho ly nhỏ hơn.

(1 Pints tương đương với 568ml của người Anh, và 473ml của người Mỹ)

Một pint bia Guiness - Bia đen của Ireland
Một pint bia Guiness – Bia đen của Ireland

Nhiều người nghĩ rằng, đã đến pub chắc chỉ để uống bia, nhưng họ cũng phục vụ cả các loại đổ uống nhẹ không cồn (soft drink/non-alcoholic).

Người Anh uống trung bình 99.4 lít bia mỗi năm, và 80% lượng bia này được tiêu thụ các quán bia và các câu lạc bộ.

Tất cả các quán bia ở Anh đều cần phải có giấy phép (rất khó để có được giấy phép này), cho phép họ được mở cửa có khi cả 24 tiếng; nhưng hầu hết các quán thường chỉ mở từ 11h sáng đến 11h đêm.

Hầu như các quán bia đều phục vụ bữa trưa. Điển hình là Ploughman’s Lunch – “”bữa trưa của người thợ cày (gồm có phomat Cheddar, bánh mỳ, dưa muối, và hành), bên cạnh đó còn có tôm (scampi) , khoai tây chiên(chip), bánh táo và khoai (pie and chip), gà và khoai chiên.

The Ploughman Lunch - "Bữa trưa của Người Thợ Cày" truyền thống. Ngon!!!
The Ploughman Lunch – “Bữa trưa của Người Thợ Cày” truyền thống. Ngon!!!

Các quán bia đều có những cái tên truyền thống có từ rất lâu đời. Những cái tên điển hình như The Chequers, The White Swan, The Crown, The King’s Arms, The Red Lion và The White Horse. Người Anh cũng có thói quen sử dụng tên của quán pub để chỉ đường “Turn left at the Rose and Crown”. Phía ngoài của quán pub luôn có biển hiệu (sign) có tên và hình ảnh của quán.

Một biển hiệu của quán Pub
Một biển hiệu của quán Pub

Vào một quán bia của Anh, bạn có thể tham gia rất nhiều các trò chơi thú vị, đặc biệt là trò ném tiêu (darts) rất phổ biến. Các quán bia cổ ở vùng nông thông vẫn còn giữ được các trò chơi truyền thống như “Bat and Trap”(ở Kent) được chơi từ hàng trăm năm nay.

Theo luật pháp Anh, độ tuổi hợp pháp để có thể mua bia, rượu là 18 tuổi, nhưng nếu được sự cho phép của chủ quán (licensee), người 16-17 tuổi có thể được uống một ly bia, rượu vang, hoặc bia táo tại bàn ăn ở khu vực riêng nếu đi cùng với một người lớn. Việc bán bia rượu cho người đã say là bất hợp pháp. Mua rượu bia cho một người dưới tuổi (a minor) sẽ bị phạt tại chỗ (on-the-spot fine) £80.  Người 14 tuổi có thể vào quán bia một mình nếu chỉ để ăn. Trước 9h tối, trẻ em được phép đi cùng cha mẹ vào quán bia để ăn tối. Tuy nhiên, nếu ở nhà, trẻ em chỉ cần từ 5 tuổi trở lên nếu được phép của cha mẹ (parental consent) có thể được uống đồ uống có cồn.

Bạn có biết?

  • Từ Pub-crawl (đôi khi còn gọi là bar-crawl, bar-tour, hay bar-hopping) thường được dùng để chỉ một cuộc vui chè chén giữa một nhóm bạn, họ thường đi hết quán pub này đến quán khác, mỗi quán chỉ uống một vài chầu. Tiếng Việt thường dịch là “Cuộc rượu chè bù khú” xem ra không chuẩn và mang ý tiêu cực, thực sự đây là một nét văn hóa điển hình rất vui nhộn của các nước phương  Tây ngày nay. Hãy vui và hãy uống, miễn đừng tự biến mình thành một “hangover” (chỉ người uống quá nhiều, đến ngày hôm sau vẫn còn “trên mây”) là được.
  • Gastro-pub (sự kết hơp giữa Gastronomy và Pub) là một kiểu hình quán pub mới ở Anh, không chỉ là nơi bán bia rượu và các món ăn bình dân, mà còn phục vụ những món ăn ngon, cao cấp (fine-dining) được dân Anh rất ưa chuộng. Năm 1991, quán The Eagle ở khu vực Clerkenwell, London là trở thành gastropub đầu tiên. Đến năm 2012, từ gastropub mới được đưa vào từ điển Meriam Webster.
  • Ở Anh, nếu có một nhà thờ tên là St.Mary thì quán pub gần nhất sẽ có tên là The Star.
  • Tập quán trong các pub của Anh khác biệt so với các quán bar Mỹ. Ở Anh, bạn phải tự đến quầy bar để gọi đồ uống và thức ăn và trả tiền ngay, không có phục vụ tại bàn. Nhân viên của quán pub cũng không thường xuyên được cho tiền boa (tipping). Nhưng nếu muốn tip cho nhân viên quầy bar, theo truyền thống người ta thường hỏi “Would you like a drink yourself?”
  • Chủ của một quán pub thường được gọi là “publican” hay “landlord”. Nhân viên quầy bar được gọi là Bartender (nam) hoặc Barmaid (nữ)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook and use them to tell your own story.

  1. Pub (n)
  2. Focal point (n)
  3. Tavern (n)
  4. Romans (n)
  5. Terrace (n)
  6. Rounds of drinks (n)
  7. Queue (v)
  8. A brewery (n)
  9. bitter (n)
  10. malt (n)
  • hops (n)
  • lager (n)
  • cider (n)
  • Pint/halves (n)
  • Soft-drink/non-alcoholic (n)
  • Sign (n)
  • Darts (n)
  • Licensee (n)
  • A minor (n)
  • On-the-spot fine (n)

 

Fish & Chip – The pride of British! Cá & Khoai tây chiên –Niềm tự hào của người Anh.

Nếu như người Việt luôn yêu và tự hào về Phở – món ăn truyền thống đã lan tỏa đi khắp năm châu như một sứ giả văn hóa, người Ý kiêu hãnh với món bánh pizza đang lên ngôi trong cuộc sống hiện đại bận rộn, thì người Anh có điều gì để tự hào về nền ẩm thực của họ. Có người đã nói đùa rằng có lẽ cuốn sách dạy nấu ăn của người Anh là mỏng nhất thế giới có lẽ vì họ không có nhiều món ăn như các quốc gia khác.  Tuy nhiên, nếu bạn hỏi một người Anh gốc, món nào là “national dish” của Anh Quốc, họ sẽ tự hào trả lời bạn: Fish & Chip. Hôm nay hãy cùng English4ALL tới ga British Way để “nếm” thử món ăn có vẻ đơn giản nhưng rất hấp dẫn này nhé. 

Fish and Chip

Biển giới thiệu phía ngoài cửa hàng fish&chip đầu tiên tại Anh.
Biển giới thiệu phía ngoài cửa hàng fish&chip đầu tiên tại Anh.

London cũng như hầu hết các thành phố của Anh luôn ngập tràn những cửa hàng bán đồ ăn sẵn để mang đi (take-away shop), đồ ăn của Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hiện hữu trên từng góc phố cạnh tranh với những chuỗi cửa hàng McDonald, Burger Kings. Tuy nhiên, để thưởng thức một món ăn nhanh thuần Anh, điển hình của Anh, mời bạn hãy thử món Fish & Chip. Nhà sáng chế James Watt không thể ngờ rằng những đầu máy hơi nước do ông chế tạo ra không chỉ mở đầu một cuộc cách mạng công nghiệp lừng lẫy lịch sử, mà còn mang lại cho người dân Anh một món ăn mới. Mặc dù là một đảo quốc, và món cá chiên giòn đã xuất hiện ở Anh từ thế kỉ 16 do những người Do Thái (Jewish) chạy nạn khỏi Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha mang tới, nhưng phải đến những năm 1860, món “fish & chip” mới trở nên phổ biến khi xe lửa bắt đầu chở cá tươi từ vùng biển phía đông tới các thành phố của Anh. Đây cũng là năm ra đời của cửa hàng fish & chip đầu tiên ở London và cũng là của cả nước Anh do Joseph Malin mở ra. Ngay khi ra đời, món ăn này đã được tầng lớp công nhân lao động (working class) của Anh ưa thích vì ngon, rẻ, và tiện lợi.

Cá được dùng trong món ăn này phải là loại cá thịt trắng (white fish) như cod, haddock, plaice, huss….được chiên giòn sau khi đã tẩm bột, và ăn kèm với khoai tây chiên (chip). Bột dùng để tẩm với cá thường được cho thêm bột sô đa (baking soda), giấm, bia để tạo độ giòn và màu sắc đẹp. Loại khoai tây chiên truyền thống dành cho Fish & Chip thường được thái dày hơn khoai tây chiên kiểu Mỹ (American-style French-fries), điều này giúp cho “chip” của Anh ít dầu hơn kiểu Mỹ – loại hay được bán trong các chuỗi cửa hang ăn nhanh. Tất cả được gói trong giấy báo sau khi rắc muối (salt) và giấm mạch (malt vinegar). Người cũng thường ăn món này kèm với đậu (mushy peas)

Một cửa hàng fish & chip ngày nay.
Một cửa hàng fish & chip ngày nay.

Truyền thống không ăn thịt vào ngày thứ Sáu của người Công Giáo La Mã, đặc biệt là trong mùa lễ chay (Lent season) khoảng 40 ngày trước lễ Phục Sinh (Easter) lý giải vì sao các nhà hàng Anh luôn có món fish&chip trong thực đơn Thứ Sáu – đây là ngày truyền thống để mọi người thưởng thức món này thay vì các loại thịt động vật khác.

Từ Anh, fish & chip đã lan đi khắp các nước nói tiếng Anh như Ai Len, Mỹ, Úc, Canada và dần dần trở thành một món ăn quốc tế bên cạnh món gà rán của Mỹ, mỳ Ý……

Bạn có biết?

  • Một cửa hàng bán món fish & chip hiện đại thường được người Anh gọi là chippy hay chipper.
  • Các cửa hàng fish & chip ở Anh mỗi năm tiêu thụ 25% lượng cá thịt trắng và 10% khoai tây của cả nước Anh.
  • Các chủ cửa hàng Fish & Chip thường nghĩ ra những cái tên rất ấn tượng cho quán của mình như “A Salt and Battery”, “The Codfather”,”The Frying Scotsman”,”Oh My Cod”, hay”Frying Nemo”

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words have you got today?

Drop them in your wordbook and use them to tell your own story.

  1. National dish (n)
  2. Take-away shop (n)
  3. Jewish (n)
  4. Working-class (n)
  5. White-fish (n)
  • Chip (n)
  • American-style French Fries (n)
  • Salt/Malt- vinegar (n)
  • Mushy peas (n)
  • Lent season – Easter