Come in & Argue 1: The best way to learn English is to go to an English-speaking country?

“The best way to learn a foreign language is to go to a foreign country???” Of course, a big Nope from me

Many people seem to think that living in a English-speaking country means that you automatically learn English well. Perhaps the most prominent people who believe in this “common-sense truth” are Vietnamese parents who spend a lot of money sending their children to language schools in England, expecting that they will come back with a perfect English.

In fact, most immigrants in United Kingdom don’t speak English very well, even after living there for 10 or 20 years. Many of them have been making the same basic mistakes for decades — for example, saying things like “Me do for you?” instead of “I do for you”, or “I help you” instead of “I will help you”. They typically speak with strong accents, which enable others to instantly classify them as Asians, Latinos, East European, etc.

The reason why immigrants don’t do anything about their grammar and pronunciation is that there is little pressure to do so. Native speaker can understand them despite their mistakes (sometimes with some effort), and are normally too polite to correct them. If you are speaking to a native English speaker, rarely do they interrupt you to correct your minor mistakes.

The vivid example of immigrants in United Kingdom reveals a truth that many language learners find quite shocking: that living in a foreign country simply does not make you speak the country’s language well. It does not force you to learn good grammar, good pronunciation, or a large vocabulary, because you can do quite well without those things in everyday life. For example, you can skip all your articles when speaking English (“Give me cup”, “Bag is not good”) and still be able to shop in USA or Britain without much trouble.

Being in UK only forces you to learn what is necessary to survive — the ability to understand everyday language and just enough speaking skills to order takeaway, go shopping in TESCO, Sainsbury (supermarkets) and communicate with your co-workers or classmates. The rest depends on you, your self-motivation and ability to learn — which mean that you’re not much better off than someone who leans English effectively in Vietnam.

Additionally, being in an English-speaking country often forces you to say incorrect sentences, because it forces you to speak, even if you make a lot of mistakes. When you’re in a foreign country, you cannot decide that you will temporarily stop talking to people and focus on writing practice (which would enable you to learn correct grammar better than speaking, because you could take as much time as you needed to look up correct phrases on the Web or in dictionaries). You have to speak, because your life depends on it.

By making mistakes, you reinforce your bad habits, and after a couple of years of saying things like “He make tea?”, it’s really hard to start speaking correctly. It is important to remember that native speakers will not correct your mistakes. Instead, they will try to be nice and try to understand you, no matter how horrible your grammar and pronunciation are.

In a nutshell, while going to another country may seem like a sure-fire way to master a foreign language, it is not so. Without sufficient motivation, you will learn very little and are likely to end up speaking in an understandable way, but with lots of mistakes. On the other hand, if you have the strong self-motivation, you might as well simulate a foreign-language environment in your own home with foreign-language TV and the Internet. Such an environment will be safer, because it will not force you to speak and reinforce your mistakes. Instead, you can learn at your own pace and concentrate on pronunciation, input and writing before you start speaking. It is a little bit slow but effective.

 

The advantages of going abroad are:

 

  • Easy access to native speakers that you can communicate with (though you can also find natives in Vietnam, or you can just talk with someone who’s learning English.)
  • The opportunity to perfect your listening skills (trying to understand English-language TV and movies is not quite the same as trying to understand the speech of a teenaged supermarket clerk in H&M, Sport Direct)
  • The opportunity to learn useful everyday words which are not frequently heard on TV or in movies, e.g. open-air market , ATM, carpool, parking space, detergent, deli, cereal…….

All things considered, learning in your own country will be a safer (and cheaper) option than going abroad, assuming you can motivate yourself and can find opportunities to speak in the language you’re learning. After you’ve learned to speak the language fluently, you can go abroad to polish your listening skills and make your vocabulary a bit more native-like.

Come in and Argue
Many people believe that best way to learn English is to go to an English-speaking country. What do you think?

We are all ears. Let the world know what is in your mind!

Where is your opinion?

Wake it up!

Come in and argue with us. No right, no wrong, just speak!!!!!

English4ALL will officially sum-up the topic with its usual article after listening to yours.

Start right now in the comment.

Từ chuyện cô Kỳ nói tiếng Anh!!!!!

Lời giới thiệu của English4ALL

Học tiếng Anh cần nói hay hay cần sự tự tin? – đó thực sự là một câu hỏi khó, bởi lẽ phải đó là hai yếu khó có thể tách rời nhau trong quá trình học tập và rèn luyện tiếng Anh. Có tự tin mới nói hay được, và cũng cần phải nói hay thì mới tự tin được. Nhân sự kiện Đại sứ du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Imbadu ở Nam Phi 2 năm trước, các cư dân mạng “nhạy cảm với thời cuộc” lại được dịp tha hồ bình luận về tiếng Anh của cô, có ý chê trách, nhưng cũng có ý kiến bảo vệ. Được sự đồng ý của tác giả, Engligh4ALL xin trân trọng giới thiệu bài viết của một chuyên gia về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học New South Wales., Úc để mọi người cùng đọc. Quan điểm của tác giả thể hiện khá tương đồng với quan điểm của những người thực hiện English4ALL “Nói hay không bằng hay nói, và thà nói chưa hay còn hơn không nói gì”

Vì chuyện cô diễn viên họ Lý trả lời phỏng vấn tiếng Anh gần đây đã khiến dư luận “dậy sóng”, nên mình cũng vào để tìm hiểu. Thực ra cuộc phỏng vân này thực hiện từ lâu, nhưng không hiểu sao sau gần 2 năm người ta mới đem ra bình phẩm. Gạt qua những chiêu trò mánh khóe để hạ uy tín của nhau trong giới showbiz Việt, vốn đã nhiều tai tiếng, ở đây mình chỉ bàn thêm về cái chuyện người Việt nói và học tiếng Anh. Nói là thêm, vì cũng về vấn đề này, mình thấy bài viết của anh Nguyễn Quốc Toàn rất đầy đủ và mình đồng ý với quan điểm của tác giả.
Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu thế nào là tiếng Anh chuẩn mực (standard English). Trả lời cho khái niệm đến nay vẫn còn tranh cãi. Trong mô hình 3 vùng của mình, Krachu (1985) đã xác định vùng trung tâm bao gồm các nước Anh, Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, South Africa nơi tiếng Anh được coi là gốc gác, là ngôn ngữ mẹ đẻ với số lượng người nói khoảng 380 triệu người. Vùng thứ 2 bao gồm các nước dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2, sau tiếng mẹ đẻ bao gồm các nước như Ấn độ, Singapore, Phillipines, Malaysia, Kynea với số người khoảng 200 đến 300 triệu. Còn vùng thứ 3 là những nước coi tiếng Anh như một ngoại ngữ trong đó bao gồm Việt nam, con số được ước tính lên đến hơn một tỉ người sử dụng.
Vậy, nếu coi tiếng Anh chuẩn là ở các nước sử dụng nó như tiếng mẹ đẻ, thì con số 380 triệu người quả là quá nhỏ bé với số người sử dụng như một ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ 2. Tiếng Anh bây giờ không còn là tài sản của các quốc gia như Anh, hoặc Úc nữa mà nó là tài sản của những ai nói nó. Hay nói cách khác, tiếng Anh bây giờ không thể hiểu chỉ đơn thuần là English (số ít) mà cần hiểu nó trong dạng thức số nhiều Englishes với tính đa dạng phong phú của nó. Do vây, sẽ không ngạc nhiên nếu có tiếng Anh đặc trưng của người Singapore, người Trung Quốc, hoặc người Ấn Độ và thậm chí của người Việt. Sự đặc trưng thể hiện trong cách phát âm, giọng điệu, từ vựng, ngữ pháp, biểu đạt và văn phong.
Do đó, hiểu khái niệm chuẩn mực như thế nào không hề đơn giản.
Chủ nhà mình người Úc, có lần bảo dân châu Á chúng mày nói tiếng Anh tao nghe mà bực. Mình hỏi tại sao, ông trả lời suốt ngày quên cái âm cuối, ví dụ hỏi giá bao tiền, người bán hàng (châu Á) trả lời 4 dollar thay vì dollarS. Mình hỏi lại, thế mày hiểu được không? Ông ấy bảo, hiểu. Mình bảo chỉ cần thế thôi. Mà mình còn bảo thêm, nếu mày không chịu khó nghe và thích ứng tiếng Anh kiểu vậy đi, mày còn bực nữa. Ông gật gù.
Một lần khác, ông bảo phải giao dịch với một công ty phần mềm nào đó ở mãi Trung Đông. Khi nói chuyện qua điện thoại, ông thấy khó nghe vì đặc âm, nên ông rất bực bội. Mình hỏi, thế sao không tìm công ty khác ở Úc để làm ăn cho dễ dàng (về mặt ngôn ngữ), ông bảo, không thể được, vì ở nước kia (không phải tiếng Anh chính gốc), có sản phẩm tốt, giá rẻ và phù hợp yêu cầu công việc.
Thế mới biết, toàn cầu hóa và giao thương trong thế giới hiện đại, khiến cho những người có ưu thế nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ, bây giờ có nguy cơ trở thành thiểu số. Và nguyên tắc, số đông bao giờ cũng áp đảo thiểu số, do vậy, khái niệm chuẩn mực của tiếng Anh trước kia bây giờ đã thay đổi.
Vậy nếu bạn muốn sử dụng và nói tiếng Anh tốt, đừng nên quá đặt nặng vấn đề standard English. Bản thân chính người viết bài này khi mới học tiếng Anh luôn bị ám ảnh bởi từ chuẩn, ví dụ ngữ pháp phải chuẩn, phát âm phải chuẩn, từ vựng phải chuẩn, giọng phải chuẩn, ngữ điệu phải chuẩn. Chính cái suy nghĩ chuẩn và bị ám ảnh bởi chuẩn như vậy đã làm mình cảm thấy mất tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Kinh nghiệm cho thấy để học tiếng Anh hiệu quả, bạn hãy cứ yên tâm, tự tin học và luyện tập tiếng Anh theo đúng sở thích, và đam mê của chính bạn. (Và dĩ nhiên, đối với những bạn mới đầu học tiếng Anh, thì cần có thêm một giáo viên dạy và hướng dẫn bạn. Họ cần phải có năng lực để dạy bạn ngoại ngữ. Mình dùng từ có năng lực, chứ không phải dùng từ chuẩn. Chủ đề về năng lực giáo viên dạy tiếng Anh, mình sẽ bàn ở một dịp khác). Khi bạn nói tiếng Anh với người khác (đến từ nhiều quốc gia khác nhau) mà họ hiểu được bạn (intelligibility), là bạn đã học thành công. Do đó, khi học, bạn cũng nên tiếp cận những Englishes khác nhau để biết tính đa dạng của tiếng Anh ra sao. Điều này sẽ rất hữu ích cho bạn sau này, nhất là nếu bạn được làm việc trong môi trường đa quốc gia, hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người từ nhiều nước khác nhau. Và một khi tiếng Anh bạn đủ tốt, cũng là lúc  bạn sẽ rất tự tin trong việc sử dụng Englishes.

Trở lại, vụ cô họ Lý. Mình thấy cô trả lời rất trôi chảy, và hiểu được phóng viên muốn hỏi gì. Đặc biệt, nếu đó là một cuộc phỏng vấn không có chuẩn bị trước mà cô Lý làm được như vậy thì thực sự là quá tốt. Có nhiều người nói ở cương vị của cô Lý, là đại sứ du lịch mà nói tiếng Anh thế thì chấp nhận sao nổi. Kì thực, nói thế không thuyết phục. Ở đây, rõ ràng cô Lý đã giữ gìn đúng phương châm của hội nhập của Việt nam: hội nhập chứ không hòa tan. Cô ấy nói tiếng Anh mang đặc âm và đặc ngữ Việt, thì sao lại lên án hoặc phê bình cô ẩy nhỉ. Trừ khi, cô ấy nói tiếng Anh mà chả ai hiểu gì thì mới có chuyện để nói.

Xem thêm

Kachru, Braj B. (1985). Standards, codification and sociolinguistic realism: The English langues are in the outer circle, Three circles of world English. In R. Quirk and H. G. Widdowson (eds.) English in the World: Teaching and learning the language and literatures. Cambridge: Cambridge University Press.

Nguyễn Quốc Toàn (2014): http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/dinh-kien-chet-nguoi-khi-hoc-tieng-anh-3007978.html

 

Lê Đức Mạnh, MA in TESOL.

Nghiên cứu sinh trường University of New South Wales., Australia.

 

Radio Log 6: Học tiếng Anh một mình có được không và nên học như thế nào?


[dropcap]C[/dropcap]hào các bạn, một tuần nữa lại qua đi và mình rất vui được gặp lại các bạn trong Weekend Gossip để chúng ta cùng chia sẻ những kinh nghiệm và những câu chuyện xung quanh việc học và dạy tiếng Anh.

Có một bạn nhắn tin cho English4ALL và hỏi rằng: Em không có điều kiện để theo học tại các trung tâm tiếng Anh vì nhà em ở xa trung tâm thành phố, em chỉ có thể học một mình ở nhà qua mạng Internet, vậy English4ALL có phương pháp nào giúp em có thể học để đạt được hiệu quả cao nhất không?

Mình thấy đây là một câu hỏi khá hấp dẫn và tin rằng đây cũng là thắc mắc không chỉ của một người vậy nên mình sẽ xin trả lời câu hỏi trên đây trong Weekend Gossip tuần này.

Như các bạn đều đã biết, học tiếng Anh rất chú trọng việc giao tiếp, luyện tập thông qua giao tiếp, mà giao tiếp thì chắc chắn là phải có hai người trở lên, và rất lý tưởng nếu như người kia là một người nói tiếng Anh bản xứ có thể giúp bạn sửa những lỗi sai…..

Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng và cơ hội để học tập trong một môi trường thuận lợi như vậy. Kể cả dù bạn có học tiếng Anh ở trung tâm có giáo viên nước ngoài thì cũng chỉ là vài tiếng một tuần, trong khi để thành công với tiếng Anh thì phần lớn thời gian bạn vẫn phải học một mình, hay nói cách khác là tự học là chính. Vậy thì làm thế nào?

Nếu các bạn mình hỏi mình một câu chung chung kiểu như “Làm thế nào để học giỏi được tiếng Anh?” thì mình xin chịu, vì khái niệm giỏi thì là vô cùng, có nhiều cấp độ, và mỗi người cá tính mỗi khác, không ai giống ai, nhưng ít nhất hôm nay mình cũng xin giới thiệu với các bạn một phong cách tự học mà mình hay áp dụng và thấy ít nhiều có hiệu quả với chính bản thân mình trong nhiều năm qua, còn có GIỎI được hay không thì còn tuỳ thuộc vào chính bạn.

Với phương pháp này, lợi thế là bạn sẽ không tốn nhiều tiền, thay vì đóng học phí, bạn sẽ dành tiền đó để quyên góp cho tập đoàn điện lực EVN, ủng hộ các nhà cung cấp mạng Internet và thách thức tập đoàn  Petrolimex vì bạn sẽ không cần phải xách xe đi đâu cả mà có thể học ở ngay trong chính ngôi nhà của mình miễn là bạn có một chiếc máy tính có kết nối mạng. Lợi thế kế tiếp là chắc chắn bạn không lo bị học lệch một kỹ năng nào vì tât cả các kỹ năng bạn cần có trong giao tiếp: nghe-nói-đọc- viết đều sẽ được luyện tập. Mình tạm gọi tên phương pháp này là Teach yourself.

 

Bước 1: Đọc về chủ đề nào đó – chuẩn bị từ vựng. (30 phút)

Tìm một bài viết trên Google về chủ đề nào đó trong ngày mà mình quan tâm hoặc thích thú. Ví dụ, hôm qua mình quan tâm đến topic Đi học đại học có cần thiết hay không, chỉ cần Google với những keywords như “University is necessary” bạn sẽ có rất nhiều những bài đọc hữu ích, hãy chọn đọc kỹ một hay hai bài mà bạn đọc lướt qua cảm thấy thích. Kinh nghiệm của mình là nên chọn một bài báo hoặc một bài luận mẫu để đọc. Đừng có quá quan tâm đến ý kiến hay luận điểm của tác giả, họ nói đúng hay không đúng với suy nghĩ của bạn thì cũng mặc kệ họ, đừng bận tâm, cái bạn cần nhất ở bước này đó là từ vựng. Hãy nhanh chóng tìm ra những từ vựng mà chủ điểm này bắt buộc cần phải có, hãy chọn lấy 10-20 từ cần thiết, vẽ một mindmap- một bản đồ tư duy từ chính những bài này. Học phát âm thật chuẩn và cách dùng của những từ mới, và ngay cả những từ mà bạn cảm thấy chưa nắm vững bằng các từ điển điện tử của Cambridge hãy Oxford.

Sau khi đọc xong, hãy dành 3-5 phút yên lặng để nhẩm lại những gì mà bạn vừa học được. Tuyệt đối đừng bao giờ tự biến mình thành con vẹt khi học theo kiểu, học từ TABLE nhìn chằm chằm vào tờ giấy hay quyển sổ có viết cái từ đó rồi miệng lẩm bẩm Table Table Table. Hay Table là cái bàn, table là cái bàn. ………..Hãy đọc to cái từ đó lên bằng tiếng Anh nhưng trong đầu bạn hãy nghĩ đến hình ảnh một cái bàn bạn hay ăn cơm ở nhà, rồi đặt câu “We are sitting around the table.” Đọc to câu đó lên rồi nghĩ đến cảnh bố mẹ, anh chị và cả nhà bạn đang ngồi ăn cơm xung quanh cái bàn đó hay một hình ảnh nào đó tương tự như vậy nhưng có liên quan đến cái bàn. Như thế sẽ dễ chịu và dễ nhớ hơn là ngồi cầm tờ giấy và lẩm bẩm. Ghi nhớ nhé, luôn học một từ mới bằng cách đặt câu và gắn từ đó với một hình ảnh, hoặc ấn tượng riêng của bạn. Và một ngày các bạn sẽ thấy cảm thấy tự ngạc nhiên với vốn từ và khả năng ghi nhớ từ của chính mình.

 

Bước 2: Nghe một bài nghe về chủ đề vừa mới đọc

Sau khi đọc xong về chủ đề đó, hãy lang thang sang Youtube và lại nhập keyword mà bạn đã chọn. Ví dụ nhé, khi nhập vào từ khoá Univeristy is necessary vào Youtube bạn có thể dễ dàng tìm thấy vô số chương trình về chủ đề này. Ví dụ, mình đã tìm thấy chương trình phỏng vấn University is an option. Rất hay và bổ ích:

Một lần nữa hãy nghe vài lần nhưng đừng có căng thẳng tập trung vào việc cố hiểu 100% họ đang nói gì, quan trọng là hãy nghe xem những từ keywords của chủ đề khi được nói trong một bài nó như thế nào, cách dùng từ của họ ra sao, và hãy chú ý đến ngữ điệu, cách lên xuống giọng của người nói. Điều đó là phần quan trọng nhất ở bước này.

 

Bước 3: Speak Out Loud – Nói to lên!!!

Hãy lấy cái mindmap với các từ khoá mà bạn đã lập ở bước một ra, lần lượt đặt câu với từng từ trong đó, thậm chí cố gắng đặt càng nhiều câu khác nhau với cùng một từ, và hãy nói to câu đấy lên. Và cuối cùng, hãy dùng những từ đó, câu đó cho bài nói của bạn.

Mình có môt mẹo vặt để mặc dù học một mình vẫn biết là cách phát âm của mình có chuẩn hay không đó là tận dụng tính năng Voice Search của Youtube và Google hay của từ điển Meriam Webster trên các thiết bị di động, mình thường sẽ nghe và đọc một từ mới liên tục cho đến khi nào từ điển có thể nhận dạng được chính xác từ đó qua giọng nói mới thôi. Thử đi, thú vị lắm.

Nếu có thể bạn hãy đứng tập nói trước gương hoặc webcam trong một không gian riêng như phòng riêng của bạn hoặc thậm chí trong nhà vệ sinh, bởi vì bằng cách đó bạn sẽ luyện được kỹ năng nói tiếng Anh, vừa rèn luyện sự tự tin để có thể nói trước công chúng, vừa có thể quan sát được những cử chỉ, nét mặt của mình (facial expressions) ……..tất cả những yếu tố đó nếu như bạn được rèn luyện tốt, đều sẽ trở thành những vũ khí vô cùng lợi hại trong giao tiếp. Nếu bạn thường xuyên học nói theo cách này, một ngày nào đó bạn bước vào phần thi nói IELTS bạn sẽ thấy tất cả chỉ là chuyện nhỏ. Trong tiếng Anh, sợ nhất không phải là nói sai mà điều đáng sợ nhất là không nói gì.

Bạn hãy thử thu âm lại những gì bạn nói và nghe lại nhé, và nếu không ngại hãy chia sẻ nó với bạn bè hoặc một ai đó biết tiếng Anh như thầy cô giáo của bạn chẳng hạn.

 

Bước 4: Hãy viết lại

Cuối cùng, trước khi kết thúc giờ tự học, bạn hãy cố gắng dùng chính những từ, những ý, những cấu trúc mới học được để viết lại thành một đoạn văn, ngắn cũng được, nhưng chắc chắn là của bạn. Bởi lẽ một con cá chỉ có thể tươi ngon sau khi vừa đánh bắt, và một từ mới sẽ chỉ thực sự hiệu quả nếu được tái sử dụng ngay khi bạn “bắt” nó về.  Lúc này, thì bạn đã có thể bộc lộ ý kiến, luận điểm riêng của mình. Hãy lập một hệ thống các công cụ hỗ trợ viết ví dụ như dán một bảng liệt kê các từ nối (connectors) ngay trước bàn của bạn. Lần đầu tiên nói diễn tả ý tuy nhiên bằng từ “However” thì không sao, nhưng đừng để cho một đoạn văn của bạn có đến 4-5 cái However, đừng ghẻ lạnh, và hắt hủi những từ khác có nghĩa tương đương, hãy sử dụng chúng thật linh hoạt. Hãy viết một mạch, đọc lại một lần, sau đó cất đi, để hôm sau bỏ ra tự chữa hoặc nhờ người khác chữa, chắc chắn là bạn sẽ dễ phát hiện ra những lỗi sai hơn là chữa lại ngay sau khi viết xong.

Nói tóm lại, với cách học này, chỉ trong 2 tiếng cho một ngày, các kỹ năng ngôn ngữ của bạn đều được nâng cấp và bảo dưỡng toàn diện và sẵn sàng để sử dụng trong giao tiếp thực tế. Sẽ vẫn là lý tưởng hơn, nếu bạn có thêm một người đồng hành, một người bạn cùng học theo phương pháp này, tuy nhiên, nếu bạn chỉ có một mình, nó vẫn ít nhiều phát huy tác dụng tuỳ thuộc vào nỗ lực và sự kiên trì của bạn.

Cuối cùng, đừng quên kết thúc giờ học của bạn bằng một bản nhạc tiếng Anh mà bạn yêu thích nhé.

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào tuần sau!

Annie Nguyễn.

Bản quyền thuộc về English For ALL

www.english4all.vn

 

Radio Log 5: Các chiến thuật học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Chào các bạn, học từ vựng luôn luôn là một thách thức to lớn đối với bất kỳ ai muốn học một ngôn ngữ mới, và hôm nay English4ALL sẽ cùng chia sẻ với các bạn về những chiến thuật học từ vựng tiếng Anh hiệu quả.

Như đã nói ở radio log tuần trước, từ vựng và kỹ năng sử dụng từ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong học tập một ngoại ngữ. Nhiều khi có thể bạn phát âm rất chuẩn, nói rất trôi chảy nhưng vì vốn từ yếu cũng làm cho bạn trở nên kém tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Các bạn có biết vì sao người ta lại gọi là vốn từ không? Mọi từ ngữ đều có ngụ ý riêng. Gọi là Vốn từ bởi vì từ vựng là một loại vốn, có điều loại vốn này không thể huy động, vay mượn được mà chỉ có thể có được thông qua quá trình tự tích luỹ dài lâu. Và mình tin rằng, rất nhiều người Việt học tiếng Anh gặp vấn đề rắc rối trong tích luỹ vốn từ. Tích luỹ thế nào để trong thời gian ngắn nhất có thể nắm vững và sử dụng thành thạo một số lượng lớn từ trong tiếng Anh là một câu hỏi cực kỳ quan trọng mà một người muốn học tiếng Anh hiệu quả cần phải trả lời được.

Trước khi nói về các chiến thuật cụ thể để học từ, chúng ta cần phải biết:

Thế nào là học một từ?

Rất nhiều người học tiếng Anh ở Vietnam đơn giản chi nghĩ rằng học một từ là biết cách đọc, cách viết, và biết nghĩa của từ là đủ. Tuy nhiên, mặc dù đó là cần thiết, nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, một từ luôn chứa đựng nhiều hơn thế. Nắm được cái vỏ âm thanh hay nghĩa của một từ làm cho ta có cảm giác từ đó đã thuộc về mình, nhưng không phải, đó chỉ là một cảm giác chớp nhoáng, sẽ nhanh chóng qua đi. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, để thực sự làm chủ được một từ và bắt nó phục vụ tốt cho nhu cầu giao tiếp và làm việc, chúng ta cần phải nắm được tối thiểu những yếu tố sau đây khi học một từ mới tiếng Anh: Vỏ âm thanh (cách phát âm- đặc biệt là trọng âm)- Ngữ nghĩa (ý nghĩa của từ) – Mối liên hệ của từ với các từ khác – Cách sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau. Chúng ta không thể chọn cách học phát âm và nghĩa trước, sau đó khi trình độ cao hơn sẽ quay lại học các yếu tố khác nhau, như vậy rất mất thời gian và kém hiệu quả, vì vậy, ngay từ đầu nếu có thể, chúng ta nên học đồng thời các yếu tố nói trên ngay từ khi bắt đầu.

Các chiến thuât học từ

 

Chiến thuật 1: Xây dựng sổ học từ

Đây là cách học từ truyền thống nhất nhưng vẫn phát huy hiệu quả cao nếu như bạn biết sử dụng đúng cách. Có một cuốn sổ học từ nhỏ nhỏ có thể bỏ túi để ghi chép lại những từ mới bạn bắt gặp hàng ngày, để rồi sau đó bắt cứ khi nào rảnh rỗi bạn bỏ ra nhẩm lại và cố gắng ứng dụng là một chiến thuật tuy cổ xưa nhưng vô cùng lợi hại. Bởi lẽ chỉ có bạn mới là người biết cách ghi chép như thế nào để chính bạn cảm thấy dễ hiểu nhất. Hơn nữa, việc đọc đi đọc lại cuốn sổ nhỏ bé đó thường xuyên làm bạn giao tiếp thường xuyên hơn với từ mới học, do đó sẽ ghi nhớ nhanh hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, ghi chép những gì và ghi chép thế nào trong cuốn sổ đó là một điều rất quan trọng. Mỗi người một cách ghi chép tuy nhiên theo mình thì dù bạn ghi chép kiểu gì thì thông tin về một từ ngoài ngữ nghĩa, còn phải đảm bảo có: từ loại (n-v-adj???), cách phát âm chuẩn (luôn phải có trọng âm), có ví dụ (luôn đặt một từ trong một cụm từ hay một câu cụ thể), có dấu hiệu ấn tượng riêng để ghi nhớ (có thể là một hình hoạ tự vẽ hay một thông tin riêng tư mà chỉ mình bạn biết), ở trình độ cao cấp hơn, bạn còn nên chú thích là từ mới đó tương đương hay trái nghĩa với một từ nào đó mà bạn đã biết, và một số từ khác hay đi kèm với từ đó. Hãy cất cuốn sổ đó trong túi và luôn mang theo bên mình, hãy mở ra và nhẩm đọc thành tiếng mỗi ngày, luyện tập đặt câu với những từ đã học…..bằng cách này sẽ không lo không làm chủ được từ vựng tiếng Anh.

 

Chiến thuật 2: Nuôi lợn từ vựng

Saving Pig

Chiến thuật này mình chưa từng nghe nói có ai sử dụng ngoài mình, và mình cho rằng đây là một chiến thuật học từ khá lạ và kì cục mà chắc chỉ có mình ứng dụng để tích luỹ từ mới tiếng Anh. Đó là mình có nuôi một con lợn đất, cuối mỗi ngày, mình sẽ chép từng từ đã học được trong ngày từ sổ tay từ vựng ra những mẩu giấy nhỏ, sau đó bỏ vào lợn. Sau đó 6 tháng hay 1 năm, lợn sẽ được đập ra để kiểm tra: mỗi một từ trong các mẩu giấy nếu như trong 5-10s mình có thể phát âm chính xác, nói được nghĩa, và đặt được câu ví dụ với từ đó tức là từ đó được tính đã thuộc về mình. Bằng cách này, bạn sẽ biết được chính xác trong một năm bạn đã học và ghi nhớ để sử dụng bao nhiêu từ. Đồng thời bạn sẽ được khích lệ bởi cảm giác như nuôi lợn tiết kiệm và được thu hoạch thành quả. Chỉ cần mỗi ngày bạn cho lợn ăn 5-10 mẩu giấy nhỏ như thế, thì chỉ cần nuôi vài “con lợn”, bạn sẽ có một vốn từ đủ tự tin trong giao tiếp.

Chiến thuật 3: Học quPost ita post-it/sticker

Cách học này đơn giản và hiệu quả nhưng hạn chế là bạn chỉ học được ở nhà hoặc ở chỗ làm của mình. Hãy liệt kê mỗi 5-10 từ mới mỗi ngày lên một ghi chú nhỏ và dán nó lên trước bàn làm việc của bạn hay bất kỳ chỗ nào mà bạn thường xuyên lui tới trong ngày: có thể là ở trên tấm gương trong nhà vệ sinh, trên cửa tủ lạnh. Tiếp xúc thường xuyên và liên tục với từ cần học là nguyên tắc nhất quán trong mọi chiến thuật học từ. Cuối ngày, hãy thu những sticky notes đó lại và để vào một chỗ và thay bằng những tấm mới, để cuối tuần hay cách vài ba ngày kiểm tra lại bạn đã nắm vững được bao nhiêu %  trong số những từ đã học.

 

Chiến thuật 4: Học nguồn gốc từ

Chiến thuật này là một cách học cao cấp dành cho người đã có trình độ tiếng Anh nhất định. Chiến thuật này là điều chuyên mục về câu chuyện của từ tháng 2 hàng tuần trên English4ALL đang thực hiện. Nắm bắt được nguồn gốc của một từ giúp các bạn hiểu rõ, hiểu sâu từ đó hơn bao giờ hết. Đây là một cách học khá thú vị vì bạn sẽ được học các từ qua những câu chuyện kể sinh động, từ đó ghi nhớ lâu hơn và sâu hơn.

 

Chiến thuật 5: Học gốc từ và collocation

Mỗi một từ bao giờ cũng xuất phát từ một gốc từ nào đó, ví dụ như từ publishing chắc chắn có liên quan đến động từ publish và danh từ publisher……Và nếu tìm hiểu sâu thêm nữa, bạn sẽ nhận ra những quy tắc nho nhỏ kiểu như, những động từ mà tận cùng bằng ish sẽ luôn có dạng danh từ tận cùng là –ment. Tin không?

Thật đấy, thử nhé: punish – punishment, accompanish- accompanishment, refurbish- refurbishment.

Tương tự như vậy việc học collocation – các từ thường đi kèm cũng rất quan trọng. Collocation thường không có quy tắc chung và thường bạn sẽ phải nhớ. Ví dụ người ta thường chỉ nói a handsome man chứ không ai nói a handsome woman cả, vậy tính từ handsome sẽ là một dạng collocation của danh từ man.

Nếu bỏ công học collocation dần dần bạn có thể nói và viết được những câu dài hơn và chuẩn mực hơn, điều này đặc biệt quan trọng nếu như các bạn đang chuẩn bị cho những kỳ thi tiếng Anh quốc tế như IELTS hoặc TOEFL.Collocation Example 1 Collocation example 2

flashcard

Chiến thuật 6: Học qua thẻ từ và Flash Card

Học từ mới qua thẻ từ và dạng hiện đại hơn của thẻ từ là Flash Card trên các thiết bị kỹ thuật số như smartphone và tablet là cách học cực kỳ hiệu quả mà người Anh bản xứ hay sử dụng để dạy từ mới cho con cái họ khi còn nhỏ hoặc học tập một ngôn ngữ mới. Đơn giản là bạn cần chuẩn bị một tập thẻ cứng, kiểu như quân bài, một mặt viết từ cần học, mặt bên kia viết nghĩa, cách phát âm và các chú thích khác, cũng có khi là một hình vẽ. Khi học, chúng ta sẽ lướt qua thật nhanh các tấm thẻ, đọc to từ đó lên và nói nghĩa của từ và đặt ngay một câu với từ đó; hoặc cũng có thể làm ngược lại, đó là dựa vào nghĩa và các ghi chú phía sau để đoán xem từ đó là từ nào. Cách học này vừa rèn luyện phản xạ từ vừa nhớ lâu.

Với flash card – dạng thẻ học từ ứng dụng công nghệ thì tính năng còn mạnh mẽ hơn, bởi vì trên flash card có sẵn các bộ sưu tập từ đi kèm với phát âm, ví dụ và hình minh hoạ. Nếu các bạn đang sử dụng các thiết bị iOS như iPhone – iPad các bạn có thể download miễn phí ứng dụng My wordbook của British Council – Hội đồng Anh để trải nghiệm cách học vô cùng hấp dẫn này. Với thẻ học từ hay flash card, các bạn có thể tự kiểm tra, hoặc nhờ bạn học kiểm tra chéo lẫn nhau. Đôi khi chiến thuật này giúp các bạn có cảm giác như chơi một trò chơi thú vị hơn là một giờ học.

Chiến thuật 7: Học theo chủ điểm – Sử dụng Word Map.

Việc hệ thống hoá lại các từ thuộc cùng một chủ điểm sẽ giúp các bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian khi huy động từ vựng để viết một bài luận hay chuẩn bị một bài hùng biện. Và cách mình hay sử dụng, đó là vẽ cách Word Map hay Mind Map như trong hình vẽ dưới đây. Các bạn cũng có thể tham khảo cách tạo ra một Mind Map như thế nào ở hình phía dưới.

 Mind map

How to creat a mind map

Các chiến thuật học từ thì có nhiều nhưng trong Ralog này mình chỉ xin chia sẻ 7 chiến thuật mà mình đã sử dụng và thấy rằng hiệu quả và phù hợp với số đông người học. Các bạn có thể áp dụng một hay nhiều chiến thuật cùng một lúc để đạt được hiệu quả, nhưng dù theo đuổi bất kỳ một chiến thuật học từ nào, bạn phải luôn ghi nhớ hai nguyên tắc tiên quyết đó là: tính kiên trì và tính hệ thống.

Vì sao cần phải kiên trì, bởi vì tích luỹ từ vựng đòi hỏi một quá trình dài lâu, liên tục và không ngưng nghỉ, bạn không thể tích luỹ vài ngàn hay vài chục ngàn từ chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, từ vựng cũng giống như cá ở dưới biển, học một từ mới cũng giống như bạn bắt cá và thả trong trí nhớ của mình, chỉ có một cách duy nhất để giữ cho những “chú cá” đó luôn luôn tươi sống đó là sử dụng, sử dụng, và sử dụng. Vì đã là “cá” thì phải bơi, bơi mạnh mẽ trong môi trường giao tiếp, vậy mới là cá, còn cá mà nằm yên một chỗ, e rằng chỉ còn là cá rán.

Vì sao cần phải học có hệ thống, bởi vì từ vựng không phải là một đơn vị riêng lẻ và rời rạc, chúng có sự liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau. Từ vựng cũng giống như tính cách con người, bạn chỉ có thể hiểu rõ một tính cách khi đặt trong những mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội. Do đó, hãy chú trọng việc học một nhóm từ, cụm từ hơn là học riêng rẽ từng từ.

Từ ngữ cũng có đời sống của nó. Khi bạn nói ra một từ, nghe thấy một từ, đọc và viết được một từ tức là nó đang sống, đang vui chơi chạy nhảy trong giao tiếp. Khi bạn nhớ được một từ, nhưng ít sử dụng, tức là nó đang ngủ. Và quan trọng nhất, nếu bạn để những từ bạn biết “ngủ” quá lâu, nó sẽ không còn thuộc về bạn nữa. Khi mình dạy học, có một câu chuyện vui như thế này, mình nói “Nếu các bạn gọi tên một thứ gì đó 10 lần mỗi ngày, thứ đó sẽ thuộc về bạn mãi mãi.”, và ngay lập tức ở dưới có một cô học sinh lẩm bẩm “Long-Long-Long- Long……”, hoá ra là bạn trai của cô bé tên là Long. Qua đó, mới thấy rằng, tích luỹ từ là một việc tuy khó khăn nhưng lại là phần hấp dẫn nhất trong học một ngôn ngữ mới và luôn tràn đầy những thách thức thú vị. Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ và sẽ áp dụng tốt những chiến thuật học từ mà mình chia sẻ dưới đây để vốn từ của các bạn sẽ ngày một giàu có hơn.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

Radio Log 4: Cần biết bao nhiêu từ để có thể sử dụng tiếng Anh hiệu quả?

Chào các bạn, vậy là chúng ta lại gặp lại nhau sau một tuần học tập và làm việc trong chuyên mục Trò chuyện cuối tuần trên English For ALL. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi một câu hỏi mà mình tin rằng rất nhiều người học tiếng Anh trên thế giới đang đặt ra, đó là: Tôi cần phải biết bao nhiêu từ để có thể sử dụng hiệu quả tiếng Anh???

Câu hỏi này thực sự rất quan trọng đối với bản thân người học tiếng Anh.

Từ vựng là nguyên liệu quan trọng nhất trong ngôn ngữ,cũng giống như cần có mía để làm ra nước mía; cần có nho để làm ra rượu vang, và cần người phụ nữ để tạo ra gia đình. Không có từ vựng là không có ngôn ngữ. Nói một cách vui vui, học tiếng Anh cũng giống chơi……..xếp hình. Trước hết chúng ta cần phải có cái để mà xếp, đó là những mảnh ghép, và những mảnh ghép đó chính là từ vựng, quy tắc và cách chúng ta xếp đặt những mảnh ghép đó như thế nào để tạo ra bức tranh, đó chính là ngữ pháp, và cuối cùng tốc độ và mức độ thành thạo của chúng ta trong việc ghép hình chính là kỹ năng. Học bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều phải học đều và cân bằng giữa ba yếu tố đó, tuy nhiên trong đó, từ vựng được coi là quan trọng hơn cả. Vì một người thợ xây dù kỹ năng điêu luyện đến mấy, xây nhanh đến mấy mà không có gạch thì cũng thể xây nên một căn nhà bằng niềm tin và hi vọng được.

Câu hỏi đặt ra là trong tiếng Anh có bao nhiêu từ và chúng ta cần phải biết tối thiểu bao nhiêu từ để có thể giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh, và quan trọng nhất, đó là những từ nào trong từ điển của bạn???

Và chúng ta sẽ trả lời từng phần một của câu hỏi ấy.

Theo bạn, trong tiếng Anh chính xác là có tất cả bao nhiêu từ? 2 triệu? 5 trăm ngàn? 2 trăm ngàn hay 60 ngàn từ? Thực tế, ngôn ngữ và dân số giống nhau ở một điểm: chúng ta tuyệt nhiên không thể thống kê con số chính xác tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, trong tiếng Anh lại còn khó hơn ở chỗ, xác định tiêu chí thế nào là một từ thuộc về tiếng Anh là một vấn đề mà các nhà ngôn ngữ học và từ điển học chưa thể thống nhất được. Bởi vì, với tính chất là một ngôn ngữ quốc tế, tiếng Anh là một kẻ vay mượn (borrower) ngoại hạng. Nó vay hơi bị nhiều từ tiếng Pháp trong lĩnh vực ẩm thực, vay vô số từ gốc Latin trong ngành luật pháp, vây không ít từ tiếng Nhật trong các môn võ thuật…..Chưa kể các từ long, các chữ viết tắt, các từ địa phương.  Và chưa kể mỗi ngày, có đều có hàng loạt từ mới ra đời. Người ta thống kê được rằng hiện nay cứ 98 phút lại có một từ mới được tạo ra trong tiếng Anh, và trong một ngày có tổng cộng 14,7 từ mới hình thành. Đồng thời, có những từ vì quá ít được sử dụng, xưa cũ và lỗi thời, cũng bị loại khỏi vòng chiến đấu và trở thành từ chết.

Tuy nhiên nếu cần một con số thì chúng ta cũng có những con số biết nói. Bộ từ điển Oxford đầy đủ nhất và gần đây nhất bao gồm 20 tập có chứa tới 171.476 từ đang được sử dụng, và 47.156 từ đã chuyển thành tử sĩ. Quá nửa con số này là danh từ, một phần tư là tính từ, một phần bảy là động từ, và phần còn lại những từ loại khác (giới từ, thán từ, liên từ……). Như vậy có thể thấy rằng tiếng Anh được ước lượng là khoảng 250 ngàn từ không tính những thuật ngữ chuyên ngành mà từ điển này không bao quát hết được hoặc từ mới chưa cập nhật; 20% số này là từ chết, không còn tham gia giao thông được nữa. Nếu đếm hết và tính cả, sẽ có tới 750 ngàn từ.

Global Language Monitor – một chuyên trang nghiên cứu về các xu hướng ngôn ngữ thì còn đưa ra một con số khủng hơn, họ cho rằng tiếng Anh có khoảng 1.025.109.8 đơn vị từ tính đến 01/01/2014. Trong khi Google và một nghiên cứu của trường đại học Havard cũng chơi trội không kém khi công bố một con số tương đương đó là 1.022.000 từ.

Tuy nhiên, dù có bao nhiều, 200 ngàn hay 1 triệu từ tiếng Anh thì cũng chỉ có một điều chắc chắn là chúng ta mãi mãi không thể học hết và nhớ hết được những con số khủng đó vì bộ nhớ con người là có hạn, do đó chúng ta buộc phải đi đến một giải pháp đó là chọn lọc từ để học.

Trong quá trình học tập và giảng dạy tiếng Anh, mình đã quan sát thấy một thói quen rất xấu trong cách dùng từ tiếng Anh của một số người Việt. Họ thường có xu hướng sử dụng những từ quá hoành tráng, loằng ngoằng và khó hiểu. Thật ra họ chẳng hiểu kỹ về những từ đó, nhưng vì tra từ điển Việt Anh, thấy nó viết vậy, họ bê nguyên vào và vô tư sử dụng một cách rất máy móc. Mình nhớ một lần có một cô bạn cũ, cũng là người được đào tạo về tiếng Anh, cô ấy chia sẻ một status trên Facebook về chuyện tối qua không ngủ được, thay vì đơn giản nói là I cannot sleep last night, thì cô ấy lại dùng một cái từ chết tiệt nào đó, lạ hươ lạ hoắc đại ý là “hội chứng thiếu ngủ”. Mình hỏi một người bạn Anh xem nó có hiểu cái status tiếng Anh của cô bạn kia viết gì không? Và nhận được một cái lắc đầu. Thật vậy, có quá nhiều người Việt chúng ta đang lãng phí tài nguyên bộ nhớ, trí óc có hạn của mình đã học những từ mà có khi cả đời bạn những từ chẳng bao giờ dùng đến, hoặc nếu có dùng thì có khi đến người Anh cũng chẳng hiểu. Cũng giống như chúng ta thôi, chúng ta là người Việt nhưng đôi khi hỏi chúng ta những từ tiếng Việt quá chuyên sâu về một ngành nào đó, ví dụ như tim mạch chẳng hạn, chắc chúng ta cũng chẳng biết. Bộ nhớ con người cũng như cái dạ dày, đều bé nhỏ trong khi có quá nhiều thứ cần phải tiếp thu, vậy thì chúng ta cần phải biết bao nhiêu từ đây để có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.

Các bạn đang chờ một con số phải không? Và tất nhiên, mình sẽ đưa cho các bạn một con số chính xác đến hàng đơn vị: chúng ta cần phải làm chủ được 1510 từ để có thể cơ bản tự tin nghe nói đọc viết bằng tiếng Anh.

Thật bất ngờ phải không, đó ít hơn nhiều so với hình dung của các bạn đúng không? Tại sao lại là 1510 từ chứ không phải là một con số khác. Vì đó là số lượng từ cơ bản trong VOA Word Book mà VOA – Đài  tiếng nói Hoa Kỳ đã nghiên cứu và liệt kê để đảm bảo rằng nếu người nghe nắm được những từ đó, họ cơ bản có thể hiểu được nội dung của bản tin tiếng Anh đọc chậm VOA Special English.

Đó là những từ cơ bản bao quát mọi mặt các lĩnh vực đời sống xã hội đã được chắt lọc và tóm tắt lại.

Danh sách chi tiết của VOA Word Book đã được English4ALL biên soạn lại, các bạn có thể download từ đường link ở dưới bài.

Oxford – nhà phát hành từ điển tên tuổi của Anh thì đưa ra con số 3000 từ, trong khi Longman lại cần tới 5000 từ.

Tuy nhiên, sau khi đã nghiên cứu cả 3 Word book trên mình cho rằng VOA là sự lựa chọn tốt nhất.

Và chính những từ trong các word book trên là nền tảng của Plain English, hay mình quen gọi là Tiếng Anh Đơn Giản hay Tiếng Anh tường mình. Đó là thứ tiếng Anh mà bạn có thể dùng những từ đơn giản để biểu đạt những khái niệm, những ý tưởng phức tạp hơn theo cách dễ hiểu nhất, dễ hiểu đến mức là người nói tiếng Anh ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có thể hiểu được. Biết những từ này, bạn có thể định nghĩa được những từ khác bằng chính tiếng Anh. Plain English loại bỏ tất cả những quy tắc không cần thiết và lạc hậu, hạn chế dung từ khó, phức tạp, không dùng tiếng lóng, thành ngữ, thuật ngữ….. để làm cho tiếng Anh trở nên thực sự đơn giản và dễ sử dụng. Những người thực hiện English4ALL rất chú trọng quảng bá cho loại hình tiếng Anh này, vì bất kỳ ai học và sử dụng tiếng Anh đều phải đi qua ngưỡng cửa này trước khi đi tiếp đến những trình độ cao hơn.

Nhiều người cho rằng học tiếng Anh là phải biết nhiều từ nghe có vẻ hoành tráng, nhưng thực ra không cần thiết trừ khi đó là chuyên ngành hay lĩnh vực chúng ta quan tâm và nghiên cứu để phục vụ công việc. Trong giao tiếp, chỉ cần Plain English là đã quá đủ để cho bạn cảm thấy tự tin. Đó là một giải pháp an toàn và hữu hiệu cho người nước ngoài học tiếng Anh.

Theo bạn, người giỏi tiếng Anh là người biết và nhớ được nhiều từ khó hay là người mà dùng những từ đơn giản để nói được về những vấn đề phức tạp. Câu trả lời đấy để dành cho các bạn tự trả lời nhé!

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở tuần sau.

Download VOA WORD BOOK của English4ALL tại đây

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc  về English4ALL.

Nếu bạn sử dụng các thiết bị chạy trên hệ điều hành iOS của Apple (Iphone, Ipod, Ipad) các bạn có thể download ứng dụng VOA Wordbook miễn phí từ Apple Store để ứng dụng học và luyện tập rất hiệu quả.

Radio Log 3: 7 thói quen nên có để học tiếng Anh hiệu quả

“Thói quen tốt là những người bạn tốt, chỉ có những thói quen tốt mới có thể thay thế những thói quen xấu. Và hôm nay Weekend Gossip của English4ALL sẽ cùng bạn đi tìm những thói quen tốt để có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn. Hi vọng qua đây, mọi người sẽ tự tìm thấy được những “người bạn tốt” trên con đường học tập và chinh phục tiếng Anh của chính mình.

Chào các bạn, chúng ta lại gặp lại nhau trong chuyên mục trò chuyện thường kỳ thứ Bảy hàng tuần trên English For ALL. Tuần trước, mình đã trao đổi về những thói quen xấu không nên có của người học tiếng Anh.  Như các bạn biết đấy, thói quen cũng giống như một dạng bạn bè trong cuộc sống của chúng ta, bạn  thân là khác, vì chúng ta phải sống cùng với chúng hàng ngày, chỉ có những thói quen tốt mới thay thế được thói quen xấu, và chỉ có những những người bạn tốt mới có thể thay thế được những người bạn xấu. Không chỉ riêng trong tiếng Anh và trong mọi lĩnh vực, thành công luôn luôn là cộng hưởng dài lâu của một chuỗi những thói quen tốt của chính bạn. Và hôm nay, mình sẽ nói về những thói quen tốt nên có để có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn. Những thói quen này chưa được Viện nghiên cứu hay tổ chức nào đánh giá hay kiểm chứng cả, chỉ có điều đó là thói quen của cá nhân mình, mình tin là sẽ ít nhiều giúp ích cho các bạn. Vậy thôi!

Thói quen thứ nhất: Sống trong môi trường tiếng Anh.

Nhiều bạn có khi lại đang hiểu rằng mình đang xui các bạn đi du học đấy. Không phải đâu, mình nhắc lại, thói quen này là sống trong môi trường tiếng Anh chứ không phải sống ở Anh, ở Mỹ hay ở một nước nói tiếng Anh nào. Nhưng thế nào là một môi trường tiếng Anh trong khi các bạn chủ yếu đang sống ở Việt Nam, nơi mọi người nói tiếng Việt chủ yếu chứ không phải tiếng Anh. Đó là môi trường mà bạn có thể tiếp xúc được với tiếng Anh nhiều nhất.  Các bạn có tin là trên thực tế có nhiều du học sinh ở Anh, sống ở đây đến vài năm, nhiều người Việt ở Anh đến hàng chục năm nhưng họ đều sử dụng tiếng Anh còn kém hơn một số người Việt đang ở Việt Nam và chưa bao giờ đặt chân ra nước ngoài không? Vì sao, vì một số du học sinh ôm cái 6.5 IELTS ra nước ngoài và xác định luôn là đời mình chỉ cần 6.5 là đủ, họ đi trường, ngồi một góc như một cái bóng, nói chuyện với toàn bạn người Việt bằng tiếng Việt, đi về nhà xem phim Hàn lồng tiếng Việt, sáng ra mở Vietnamnet ra đọc tin tức tiếng Việt, thỉnh thoảng có thằng Tây nào gọi điện thoại quảng cáo thì tim đập dồn dập, mặt đỏ phừng phừng, căng óc ra mà nghe như đi thi IELTS……Nếu như vậy thì dù bạn có du học ở Anh hay ở Mỹ cũng chẳng khác nào bạn từ Mộc Châu về Hanoi trọ học cả. Vì bạn ở Anh nhưng lại sống trong môi trường thuần Việt, và nếu cứ như vậy 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa, tiếng Anh của bạn vẫn giậm chân tại chỗ và thậm chí còn bay hơi nữa. Và chúng ta cũng đặt câu hỏi là sống ở Việt Nam thì có tạo dựng được môi trường tiếng Anh không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bạn đang đọc những dòng này tức là bạn có máy tính hoặc smartphone, có Internet, và quan trọng nhất, bạn có thời gian rảnh rỗi cho riêng mình, vậy là đủ. Đừng vứt đi mấy chục triệu mồ hôi của bạn hoặc bố mẹ bạn vào các trường quốc tế chỉ để nói chuyện với mấy anh Tây balo vài tiếng một tuần trong khi bạn có thể học được nhiều hơn thế với chi phí thấp hơn nhiều nếu như bạn tự xây dựng được môi trường tiếng Anh trong chính ngôi nhà của mình.

Mỗi người có một cách riêng để làm việc đó, và mình sẽ kể cho các bạn nghe cách mà mình đã làm nhiều năm trước đây……

Năm 2006, cách đây 8 năm mình học hết lớp 12, sau khi kết thúc học ở trường, mình đã quyết định thi Đại học ngành tiếng Anh. Thay vì tốn rất nhiều tiền để đi học ở các lò luyện, hay trung tâm tiếng Anh hoặc học thêm các thầy cô thì mình đã có một quyết định lịch sử của đời mình: chấm dứt tất cả các loại học hành và ở nhà ăn chơi. Nhưng ăn thế nào và chơi thế nào để vẫn đỗ được đại học thì phải có võ. Hihi. Mình đã ngồi cày games, đọc truyện, và xem phim một cách rất là sung sướng trong khi các bạn mình phải chen chúc trong các lớp học thi nóng bức. Chỉ có điều, mình đã làm tất cả các việc đó……..bằng tiếng Anh. Mình vẫn còn nhớ, mình đã chơi game Sim City 3000 – một game quản lý thành phố bằng tiếng Anh cực hay, nó hay ở chỗ bạn muốn chơi được thì bạn phải ngồi nghe hết và đọc hết các phần hướng dẫn của nó, vậy là mình một bên bàn phím một bên từ điển đã cày ngày cày đêm. Chơi chán thì lăn ra ngủ, sang dậy vào BBC, VOA đọc tin tức thời sự, xem phim thì chỉ xem HBO và Starmovies…..Và cuối cùng thì cũng đã đỗ một cách rất ngon lành và không phải bỏ quá nhiều công sức. Đó chinh là phương pháp Học mà không học, không học mà là học.

Thói quen thứ hai: Học mọi lúc, mọi nơi có thể.

Mình và chắc chắn nhiều bạn cũng có một thói quen rất mất vệ sinh đó là: đọc một cái gì đó trong nhà vệ sinh. Vậy thì tại sao không đọc một bài báo tiếng Anh nhỉ? Thích hợp quá còn gì, trong đấy yên tĩnh, mát mẻ, và không ai làm phiền bạn, chẳng có lý gì bạn lại lãng phí 5-10 phút quý báu đó cả. Mình kể cái chuyện tế nhị này không nhằm quảng bá cái thói quen “nhố nhăng” này của mình mà để dẫn chứng cho một điểm rất quan trọng: Hãy học mọi lúc, mọi nơi có thể. Vì sao lại thế? Vì thời gian là hữu hạn, chúng ta chỉ có 24 tiếng/ngày với vô số việc cần làm, và vô vàn nhu cầu cần giải quyết, nếu chúng ta không tranh thủ và tiết kiệm thì chúng ta sẽ chỉ thành công khi quá muộn, hoặc có khi chẳng bao giờ thành công? Bạn muốn thành công khi bạn 20 hay khi bạn 70? Người Việt chúng ta, đặc biệt là người trẻ thường có xu hướng tiền bạc thì tiết kiệm, còn thời gian thì phung phí vì nghĩ rằng mình là tỷ phú thời gian. Nhưng các bạn ạ, về thời gian, chúng ta lại nghèo hơn chúng ta tưởng đấy, tiền bạc mất có thể lấy lại được, nhưng thời gian đã mất, thì KHÔNG BAO GIỜ. Vậy nên chừng nào, nơi nào có thể học được, hãy học ngay và luôn.

Thói quen thứ ba:  Đọc sách – báo tiếng Anh.

Thế giới phẳng rồi chứ không còn hình cầu như ngày xưa nữa. Vậy nên việc bạn ngồi bên bờ Hồ đọc The Times hay The Guardian (Tên các tờ báo nổi tiếng bằng tiếng Anh của Anh) không còn là quá khó? Tìm một bản ebook free của các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới bây giờ chỉ tốn của bạn vài cái click chuột. Vậy thì tại sao các bạn không tận dụng lợi thế to lớn đó của Internet để học tiếng Anh nhỉ? Ngày xưa thì mình nhà quê hơn bây giờ, mình hay lang thang ra phố Cát Cụt ở Hải Phòng mỗi tháng mua 1kg báo Vietnamnews cũ về để luyện đọc, tốn 2000 đồng. Và nếu các bạn kiên trì hàng ngày, và mỗi tháng bạn đọc hết được 1kg báo đấy trong một năm, mình tin bạn sẽ biết nhiều từ, nhiều cấu trúc tiếng Anh hơn cả mấy anh Tây balo ở các trung tâm ngoại ngữ bây giờ. Gọi tên cái thói quen này là Đọc sách-báo bằng tiếng Anh thì cũng không đúng, vì chẳng qua mình thích đọc nên mình chọn cách này thôi, chính xác tên gọi của thói quen này đó là Hãy làm điều bạn thích bằng tiếng Anh. Ví dụ như nhiều bạn mình, họ không thích đọc, họ chỉ thích nghe nhạc, xem phim hay nghe audio book bằng tiếng Anh.

Thói quen thứ tư: Kỷ luật với bản thân mình.

Thói quen này là khó nhất, vì thắng ai thì thắng chứ thắng bản thân mình là điều không đơn giản. Bản thân ai cũng đầy cái lười, cái ì chệ, cái giờ trên TV đang chiếu phim hay mà tự bắt mình phải ngồi học thì cũng giống như bạn ngồi ăn chay trong khi xung quanh người ta ăn thịt. Nhưng hãy tin rằng người ăn thịt không bao giờ cảm nhận được cái ngon của của người ăn chay, người không học sẽ không bao giờ cảm nhận được cái thú vị của người ngồi học. Hãy rèn kỷ luật với chính mình dù bạn chỉ ngồi ở nhà một mình. Vì nếu không có kỷ luật, thì không chỉ riêng tiếng Anh mà bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng có nguy cơ thất bại.

Thói quen thứ năm: Không học khi không thoải mái.

Không ai tưới cây khi trời đang đổ nắng và không ai học hiệu quả khi đang mệt mỏi.

Thật vậy, đừng bao giờ ép mình học khi bạn đang thấy không thoải mái về sức khỏe cũng như tinh thần. Vì lúc đó bạn có học cũng vô ích. Hãy cố gắng, dù có là khó, tạo ra một tâm thế thoải mái và thư giãn nhất khi bạn bắt đầu một giờ học mới. Nhiều bạn thích học tiếng Anh vào sáng sớm vì lúc đó tỉnh táo, mình mẫn nhất……một số bạn khác thì thích học vào đầu giờ chiều vì lúc đó mát mẻ, dễ chịu, còn mình thì hay thích ngồi học lúc ban đêm, trước khi đi ngủ, cố tình học cho quên để sáng mai ngủ dậy xem mình còn nhớ được những gì. Dù khung giờ yêu thích của bạn là gì, thì hãy chắc chắn lựa chọn một thời gian phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của mình để đảm bảo khi ấy bạn sẵn sàng nhất để học, hung phấn nhất để tiếp thu. Nhớ nhé, không học khi không thoải mái.

 

Thói quen thứ sáu: Học hàng ngày

Trước khi nói về thói quen này, mình xin khẳng định rằng tuyệt đối không có cái gọi là học cấp tốc, học siêu tốc như vô số các khóa học tiếng Anh hiện nay đang rầm rộ quảng cáo suốt ngày trên các đường phố ở Việt Nam. Đó là một khái niệm cực kỳ phản giáo dục. Ôn tập siêu tốc thì có chứ học siêu tốc thì tuyệt nhiên không. Bởi vì học tập, đặc biệt là học một ngôn ngữ mới là cả một quá trình dài lâu nếu muốn đạt đến trình độ thực chất, không thể nào “siêu tốc” như ấm đun nước được. Thà rằng các bạn học đều đặn mỗi ngày 30 phút đến 1 tiếng, còn hơn các bạn chơi 3 tuần, sau đó học thông 8 tiếng một ngày trong suốt tuần cuối cùng. Điều này, học sinh sinh viên Việt Nam rất hay mắc phải. Nếu các bạn áp dụng nó với mấy môn học thuộc lòng và học xong để đấy kiểu như Triết và Tư Tưởng thì còn có thể, chứ nếu học tiếng Anh theo cách này thì cực kỳ sai lầm. Các bạn còn nhớ không, mình đã từng nói học tiếng Anh giống như tưới cây và trí tuệ của ta giống như một chậu cây cảnh. Cái cây nó cần mỗi ngày 1 lít nước đều đặn chứ không cần bị khô 1 tuần sau đó được tưới 100l, chỉ có lãng phí và không hiệu quả. Vậy nên, học hàng ngày là một thói quen cực kỳ quan trọng.

 

Thói quen thứ bảy và cũng là thói quen quan trọng nhất : Hãy hành động.

Chỉ cần vài key words và vài giây, các bạn có thể có hàng tấn tài liệu, tài nguyên bổ ích để học tiếng Anh trên mạng thông qua Google, tham khảo hàng trăm phương pháp học tiếng Anh khác nhau được chia sẻ rộng rãi, các bạn đang nuôi đủ các loại ước mơ nếu một ngày bạn giỏi tiếng Anh: đi du lịch khắp nơi, xem hết phim hay của thế giới, làm một công việc lương cao đẳng cấp quốc tế…….nhưng chỉ tham vọng và ước muốn không chưa đủ, quan trọng nhất là HÃY HÀNH ĐỘNG. Có mơ mộng thì phải có hành động, nếu không, bạn sẽ bị vỡ mộng đấy. Tư duy và quyết tâm cao, bạn đã có 10% thành công, chỉ có hành động mới đảm bảo cho bạn 80% còn lại, còn 10% cuối cùng đó là May mắn, tuy nhiên may mắn lại chỉ dành cho những ai đã hành động. Bắt đầu tham gia một CLB tiếng Anh, bắt đầu viết nhật ký bằng tiếng Anh, bắt đầu tán gái bằng tiếng Anh, bắt đầu đọc một cuốn sách hay bằng tiếng Anh…….đấy, đấy là hành động.

Vậy nên, Hãy hành động nhé, ngay và luôn, học đi và chúng ta sẽ gặp lại nhau vào tuần sau. Bye!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Radio log 2: 6 thói quen xấu của người Việt học tiếng Anh

“Những thói quen xấu nào làm cho chúng ta học tiếng Anh mãi mà vẫn chưa hiệu quả?” câu hỏi đó ít khi chúng ta chú tâm tìm kiếm câu trả lời. Nhưng dù muốn hay không thì những thói quen khó ưa đó vẫn làm lãng phí của bạn nhiều tiền bạc và thời gian trong việc học tiếng Anh. Chuyến tàu cuối tuần của English4ALL hôm nay sẽ cùng trao đổi với bạn về những thói quen không nên có đó tại ga Weekend Gossip (Chém gió cuối tuần). Thử xem bạn đang mắc thói quen xấu nào nhé?

Radio Log 1: Vì sao bạn học tiếng Anh chưa hiệu quả???

“Vì sao tôi học tiếng Anh mãi mà vẫn chưa hiệu quả?” là một câu hỏi lớn gây đau đầu mà rất nhiều người học tiếng Anh ở Việt Nam gặp phải. Nguyên nhân do đâu mà mặc dù bạn tốn nhiều tiền bạc, bỏ nhiều thời gian học tiếng Anh nhưng khả năng sử dụng vẫn chưa cao, chưa tương xứng với mong muốn??? Chuyến tàu ngày Thứ Bảy của English4ALL sẽ đưa bạn tới ga Weekend Gossip (Chém gió cuối tuần) để tự “nghe” thấy câu trả lời cho riêng mình sau 11 phút nữa. Let’s go!!!!

Chào các bạn. Chào mừng các bạn đến với Chuyên mục Weekend Gossip – Chuyện phiếm cuối tuần trên trang English For All. Mỗi tuần chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi những vấn đề liên quan đến học tiếng Anh.