If I don’t submit my article before the deadline, the editor will kill me. – Nguồn gốc từ Deadline

Deadline – hạn cuối, hạn chót để làm một việc gì đó luôn luôn là một nỗi ám ảnh, đôi khi là nỗi sợ hãi căng thẳng cho không ít người trong số chúng ta, bất kể bạn là một anh sinh viên hay một cô thư ký văn phòng. Nhưng đã có ai chết vì chậm nộp một bản báo cáo cho sếp hay nộp bài cho thầy cô muộn bao giờ đâu? Vậy thì sao lại gọi là “deadline” chứ? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình câu hỏi đó chưa? Nếu bạn có chung cầu hỏi đó thì chúng ta sẽ là bạn đồng hành trong chuyến tàu English4ALL đầu tuần để đến ga Every word has its family để cùng tìm hiểu nhé. All aboard! Chúc mọi người tuần mới làm việc hiệu quả và chắc chắn sẽ hoàn thành mọi công việc trước “deadline”.

[dropcap]T[/dropcap]rong xã hội hiện đại và vô cùng bận rộn hiện nay, “meet a deadline” (kịp thời hạn) là một cụm từ cực kỳ phổ biến ở mọi nơi, từ công sở cho đến trường học. Tuy nhiên, nếu như không có cuộc nội chiến của nước Mỹ  (American Civil War 1861-1865) thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết đến “deadline” là gì.

Do not cross

Thật thú vị là khi từ “deadline” được sử dụng lần đầu tiên, nó chẳng liên quan gì đến thời gian, thời hạn chót như ngày nay chúng ta hiểu. Trong một bản báo cáo về tình trạng tồi tệ như địa ngục (hellish condition) của nhà tù Andersonville, tiểu bang Georgia, Đại tá D.T. Chandler – Tổng thanh tra liên bang (Confederate Inspector) đã lần đầu tiên nhắc đến từ “deadline”. Đó là ngày 5 tháng Bảy năm 1864. Đây là một nhà tù khủng khiếp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ khi có tới 13.000 trong số 45.000 tù nhân đã chết trong vòng 14 tháng vì những điều kiện giam giữ vô cùng tồi tệ. Hóa ra, deadline là một đường kẻ được vẽ cách 20 feet (khoảng 6m) bao xung quanh tường nhà tù, bất kỳ tù nhân (prisoner) nào liều lĩnh dám bước một bước ra khỏi đường kẻ này, ngay lập tức sẽ bị bắn chết (shot) bởi vì đó được coi là hành vi vượt ngục. Vậy nên, “dead line” lúc đầu mang ý nghĩa là “don’t cross line”(ranh giới không được vượt qua).

Deadlines

Đến đầu thế kỉ 20, từ deadline mới được nhắc tới với ý nghĩa là giới hạn thời gian (time limit) cho một nhiệm vụ (task) mào đó. Mặc dù từ điển Oxford English Dictionary đến nắm 1920 mới ghi nhận dealine như một mục từ mang nghĩa này, nhưng thực tế, năm 1913, trong một bài báo “It’s a Gay Life, this Reporting” phát hành ngày 7 tháng Ba của tờ Chicago Daily Tribune đã xuất hiện từ deadline với nghĩa hiện nay.

Vào thời đó, từ “deadline” được giới thợ in, nhà in sử dụng như một thuật ngữ để chỉ thời hạn chót để sắp chữ, lên khuôn cho việc chuẩn bị in một tờ báo. Mọi bài vở của phóng viên phải được hoàn thành trước thời điểm này.

Từ deadline đã có thời còn sở hữu những cách dùng khác khá thú vị như dùng để chỉ ranh giới (boundary) tồn tại giữa khu vực giàu có (rich quarters of residential areas) so với các khu dân nghèo lân cận. Trong lĩnh vực truyền giáo, deadline được dùng để chỉ tuổi về hưu của các nhà truyền giáo, các mục sư (minister). 50 tuổi là “deadline”- họ sẽ phải từ giã bục giảng kinh (pulpit)

Vậy đó, từ một từ chỉ một ranh giới sinh-tử có thật ở các nhà tù trong thời nội chiến Mỹ, trở thành một từ chỉ giới hạn thời gian mà không ai được chậm trễ để hoàn thành một tác vụ nào đó trong ngành báo chí (journalism)- nơi mà thời hạn nộp bài luôn cực kỳ chặt chẽ (tight deadline) và thường luôn phải hoàn thành với những mốc thời gian cụ thể để kịp in ấn và lưu chuyển.

Vậy nên, nếu bạn được giao một nhiệm vụ gì đó, tốt hơn hết là hãy hoàn thành nó trước thời hạn (before the deadline) nếu không sếp của bạn có thể sẽ làm cho bạn nhớ lại nguồn gốc của từ này theo những cách riêng của họ đấy.

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

“Mayday-Mayday-Mayday- MH370 highjacked!” Nguồn gốc từ “Mayday”- tín hiệu cấp cứu quốc tế.

Bạn có biết trong trường hợp các máy bay và tàu biển gặp tình trạng nguy hiểm khẩn cấp, họ sẽ phát tín hiệu cấp cứu (distress call) với tổng đài qua vô tuyến bằng từ nào không? “Help me!”? SOS?….Không, các phi công, và thuyền trưởng sẽ nói “Mayday!”. Nhưng tại sao lại là “Mayday” chứ không phải “Juneday” hay “Augustday”. Ngày hôm nay chuyến tàu đầu tuần của English4ALL sẽ giải thích cho bạn điều đó nhé. All aboard!

Năm 1923, một sỹ quan vô tuyến cao cấp (a senior radio officer) , tên là Frederick Stanley Mockford (1897–1962), ở sân bay Croydon, Luân Đôn, nước Anh, được giao nhiệm vụ nghĩ ra một từ dễ hiểu nhất để tất cả phi công và nhân viên mặt đất sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Vấn đề nảy sinh vì giao tiếp bằng giọng nói qua sóng vô tuyến ngày càng trở nên phổ biến, do đó, một hình thức tương đương (equivalence)  với tín hiệu SOS của mã Morse là rất cần thiết. Rõ ràng là từ “help” không thể sử dụng được đối với những người nói tiếng Anh, bởi vì ngay cả trong giao tiếp thông thường, không có gì nguy hiểm, từ này cũng được sử dụng rất thường xuyên.

Tại thời điểm ông Mockford nhận nhiệm vụ này, ông chủ yếu làm việc giao tiếp các hoạt động không lưu từ sân bay Croydon đến sân bay Le Bourget ở Paris, Pháp. Suy nghĩ bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh, ông nảy ra ý nghĩ sử dụng một từ độc đáo –“Mayday” là cách đọc chệch đi của từ “m’aider” trong tiếng Pháp có nghĩa là “help me”(Cứu tôi với!)

Bốn năm sau đó, 1927, Hiệp ước Điện báo vô tuyến quốc tế Washington đã chọn “Mayday” là tín hiệu giọng nói chính thức trong các cuộc gọi báo tình huống cực kỳ khẩn cấp với mức độ nguy hiểm cao nhất ví dụ như những trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tín mạng.

Khi sử dụng từ Mayday trong cuộc gọi báo nguy, thường được lập lại ba lần một lượt “Mayday –Mayday- Mayday” để đảm bảo thông điệp được dễ dàng nhận biết ngay cả trong điều kiện ồn ào nhất. Khuôn mẫu chuẩn của một cuộc gọi báo nguy gồm có chữ MAYDAY được nói ba lần liên tiếp, theo sau là tên (hoặc mã hiệu) của chiếc tàu (máy bay) cũng được nói ba lần, rồi MAYDAY và tên hoặc mã hiệu lần nữa. Các thông tin quan trọng nên theo sau gồm có vị trí, tính khẩn cấp và sự giúp đỡ nào được cần đến và số người trên tàu hay máy bay. Một thông điệp báo nguy tiêu biểu có thể như sau:

“MAYDAY, MAYDAY, MAYDAY, đây là HỒNG HÀ, HỒNG HÀ, HỒNG HÀ. MAYDAY, HỒNG HÀ. Vị trí 54 25 bắc, 016 33 tây. Tàu của tôi đang bị cháy và chìm xuống. Tôi yêu cầu được giúp đỡ ngay. Bốn người đang trên tàu và đang dùng một xuồng cứu hộ. HẾT.”

 

Trong trường hợp tàu thủy cần hỗ trợ, tình huống không quá nguy cấp, từ “pan-pan” có thể được sử dụng thay thế. Về cơ bản, tín hiệu này nghĩa là bạn cần hỗ trợ, nhưng không ở mức độ khẩn thiết như tín hiệu “Mayday”. Giống như “Mayday”, pan-pan cũng là cách đọc chệch của một từ tiếng Pháp “panne” nghĩa là ““broken/failure/breakdown”.(hỏng hóc). Tín hiệu này cũng được phát đi từ tàu ba lần liên tiếp “pan-pan pan-pan pan-pan” sau đó là tên trạm kiểm soát biển bạn muốn báo tới, vị trí tọa độ cuối cùng và tình trạng khẩn cấp.

 

Trong trường hợp các cuộc gọi Mayday hay pan-pan không được lực lượng Bảo vệ bờ biển hoặc cơ quan cứu hộ trả lời, sau một vài phút, một vài nguồn sóng vô tuyến khác từ một con tàu hay máy bay khác đã nhận được cuộc gọi, sẽ truyền phát đi tín hiệu khẩn cấp thay cho con tàu hay máy bay đang gặp nguy hiểm, lặp lại tất cả các thông tin mà chúng đã nhận được lúc đầu.

 

Bạn có biết?

Ở Mỹ, nếu bạn sử dụng tín hiệu “Mayday” không đúng trường hợp, bạn có thể bị phạt 6 năm tù và chịu phạt $250.000.

Trong các cuộc tấn công khủng bố (terrorist attacks) vào ngày 11/09/2011, mặc dù có bốn máy bay bị nạn, chỉ có duy nhất một chiếc đã phát tín hiệu Mayday. Chuyến bay số 93 đâm xuống (crashed into) một cánh đồng ở Stonycreek Township, Somerset County, Pennsylvania đã phát đi hai cuộc gọi báo nguy Mayday tới Đài kiểm soát không lưu (Air Traffic Control) ở Cleveland. Cuộc gọi đầu tiên vào lúc 09:28:17, cơ trưởng (captain) Jason Dahl đã hét lên “Mayday, Mayday, Mayday” giữa những âm thanh của bạo lực. Cuộc gọi Mayday thứ hai vào lúc 09:28:50 khi ai đó trong buồng lái (cockpit) hét lên ““Mayday! Get out of here! Get out of here!” (Cấp cứu! Ra khỏi đây! Ra khỏi đây!). Không ai biết được chiếc máy bay 93 đã bị bọn không tặc (highjackers) kiểm soát khi nào nhưng vào lúc 09:31:57, tên không tắc Ziad Jarrah đã thông báo với toàn bộ hành khách và vô tình báo với cả Đài kiểm soát không lưu Cleveland.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

If you are tired, I will give you a piggyback – Nguồn gốc từ Piggyback trong tiếng Anh.

Chuyện kể rằng, ngày nảy ngày nay, có lẽ cũng chưa hề lâu lắm, có một nữ du học sinh Việt Nam vô cùng xinh đẹp đem lòng thầm thương trộm nhớ một chàng hoàng tử người Anh mắt vàng tóc xanh học cùng lớp, và chuyện gì đến cũng đã đến, họ hẹn hò…..Buổi tối hôm ấy hai người đi dạo cùng nhau bên bờ sông Thames êm đềm, chàng và nàng tản bộ đi dưới ánh hoàng hôn, nói đủ thứ chuyện, và chuyện gì đến cũng phải đến, …….nàng đã thấm mệt và mỏi chân, chàng đã tỏ ra ga-lăng như một người đàn ông châu Âu thứ thiệt, chàng chỉ chỉ vào lưng mình và nói “Piggyback, ok? Should I give you a piggyback?”….Tai nàng ù đi, không tin vào những gì chàng vừa nói nữa, nàng chẳng biết từ “piggyback” nghĩa là gì, nhưng nàng biết rõ “piggy” là từ để chỉ một con vật không lấy gì làm nhẹ nhàng và duyên dáng cho lắm. Có lẽ nào người mà nàng thầm yêu, mới hẹn hò lần đầu tiên mà lại ám chỉ nàng như thế dù nàng mới chỉ hơi hơi “mỡ màng” một chút. Còn sự xúc phạm nào lớn hơn, nàng vùng vằng bỏ đi, vừa chạy vừa khóc. Và chuyến tàu đầu tuần của English4ALL hôm nay, dành cho nàng và những ai chưa biết từ piggyback nghĩa là gì? All aboard!

Thực tế, từ Piggyback chẳng liên quan gì đến lợn (pig) cả. www.english4all.vn
Thực tế, từ Piggyback chẳng liên quan gì đến lợn (pig) cả. www.english4all.vn

Piggy có nghĩa là con lợn, và back nghĩa là lưng. Vậy piggyback có nghĩa là lưng con lợn hay mang con lợn trên lưng? Thật ra không phải vậy, piggyback chẳng liên quan gì đến con lợn vô tội. Bởi vì bất kể bạn mang, vác cái gì, hay cõng ai trên lưng, thì đều gọi là “piggyback” cả.

Hãy quay trở lại thế kỉ 16, những năm 1564 để tìm hiểu vì sao lại xuất hiện từ này nhé. Thời ấy, hàng hóa được vận chuyển theo những kiện hàng (packs) và người ta mang vác chúng bằng lưng người và để thồ trên lưng gia súc. Thuật ngữ thời đó mô tả hành động này bằng từ “pick pack” bởi lẽ bạn sẽ phải “pick up a pack” (nhấc kiện hàng lên) để chuyển đi bằng lưng. Nghe đã có vẻ logic chưa? Tuy nhiên, vì sao con heo lại xuất hiện như trong từ “piggyback” như ngày nay chúng ta vẫn sử dụng.

Hóa ra từ “pick pack” cuối cùng lại trở thành “pick-a-pack”. Đây là câu mà người  chủ hàng hay dùng để giục giã những người phu khuân vác khi dỡ hàng “Pick a pack!” – “Pick a pack!”  (Lấy hàng đi! Lấy hàng đi!)

Và vì hàng được chuyển bằng lưng người là chủ yếu, nên người ta còn đọc thành “pick-a-back”.

Vấn đề cũng chỉ vì cái chữ “a” đó, bởi vì khi bạn đọc nhanh “pick-a-back” sẽ nghe như “pick-i-back” (picky back). Và từ picky back thì toàn chẳng có ý nghĩa gì với những ai ngoại đạo với ngành bốc vác. Rất nhiều người người ở thế kỉ 18-19 khi nghe từ này chẳng hiểu nghĩa là gì? Và thế là người ta lại biến đổi một lần nữa, và từ “piggyback” ra đời vào đúng thời kì này, lúc đầu chỉ được hiểu là mang vác hàng hóa trên lưng, nhưng đến những năm 1930, thì còn dùng để diễn tả việc cõng ai đó trên lưng nữa (ride on someone’s back and shoulders)

Cũng tội cho con lợn vì vốn dĩ loài vật này chẳng bao giờ mang vác cái gì trên lưng cả, tuy nhiên nó (pig-piggy) lại là từ gần âm nhất với “picky” cho nên người ta mượn luôn từ này cho dễ hiểu.

Vậy đấy, tiếng Anh đôi khi vẫn vậy, một từ khi hoán đổi từ một cách  gọi, cách đọc dài sang một dạng rút gọn ngắn hơn rất có thể biến đổi thành một dạng khác. Ví dụ nhé, những người đàn ông tên là Richard thường hay có nickname là Dick, bởi vì Richard đọc gọn lại thành Ric hay Rick, nhưng Ric hay Rick thì trong tiếng Anh lại vô nghĩa, nghe giống như Dick-một từ có nghĩa, vậy nên người ta mượn luôn từ này.

Hi vọng, sau khi đã biết rằng từ “piggyback” không liên quan gì đến heo-lợn như sẽ không còn chuyện tình nào phải dang dở vì bất đồng ngôn ngữ như trong câu chuyện hiểu nhầm ở trên nữa.

Chúc mọi người một tuần làm việc vui vẻ, và các chú các anh nếu có đi nhậu, cũng đừng để đến mức bạn phải “piggyback”  về nhà!

Bạn có biết?

Ngày nay, thuật ngữ “piggyback” được sử dụng rất phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đều mang nghĩa là sử dụng một hệ thống, cơ chế có sẵn….

Ví dụ: Piggybacking là một kỹ thuật được sử dụng trong lĩnh vực chụp ảnh vũ trụ (astrophotogrophy)- gắn một ống kính chụp ảnh bên trên kính thiên văn để chụp lại các vì sao.

Piggybacking 1

Piggybacking trong lĩnh vực vận tải (transportation) lại có nghĩa là một phương tiện chuyên trở các phương tiện khác.

Piggybacking 2

Piggybacking trong lĩnh vực an ninh (security) lại có nghĩa là một ai đó được phép tiếp cận một khu vực bị giới nghiêm thông qua điểm kiểm soát (access to a restricted area or through a checkpoint) lại tạo kẽ hở cho những kẻ khác không được phép đi vào theo.

Trong lĩnh vực đánh giá tín dụng (credit ratings), piggybacking lại dùng để chỉ ai đó có chỉ số tín dụng yếu kém (bad credit) sử dụng kênh của bên thứ ba không liên quan để cải thiện chỉ số tín dụng của mình.

Trong lĩnh vực Internet, piggybacking là truy cập Internet từ thiết bị thông qua mạng của người khác.

Trong y dược, piggybacking là chỉ việc sử dụng hai loại thuốc khác nhau  nhưng có cùng tác dụng (same function) (ví dụ như ibuprofen & paracetamol đều có tác dụng giảm đau) vào những khoảng thời gian xen kẽ nhau để đảm bảo có công hiệu tức thời (constant effect.)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Boycotting Chinese goods is patriotic!!! Nguồn gốc từ Boycott (Tẩy chay)

Bạn có tin rằng trong tiếng Anh tên của một người có thể trở thành một động từ và  lan truyền hết từ châu lục này sang châu lục khác không? Thật đấy, và Boycott – là ví dụ điển hình cho điều đó. Tuy nhiên, chắc là sẽ có ít người muốn tên mình được trở thành một từ chung như ông Boycott trong câu chuyện của English4ALL ngày hôm nay. Hãy lên ngay chuyến tàu đầu tuần tới để cùng English4ALL tìm hiểu vì sao hành động tẩy chay lại được gọi là Boycott nhé!

Boycott – Ông là ai?

Đại úy Charles Boycott
Đại úy Charles Boycott

Từ boycott được ra đời từ tên của một người Anh ở thế kỉ 19, Đại úy Charles C. Boycott (thật ra họ của ông là Boycatt, nhưng năm lên 9 tuổi thì gia đình đổi lại). Và cái tên này đã trở thành định mệnh đối với ông khi đi vào lịch sử tiếng Anh như một từ không ai mong muốn gặp phải.

.Trước thời ông Boycott bị tẩy chay (boycotted), ở Ailen (Ireland) chỉ có tới 2% dân số sở hữu toàn bộ đất đai của cả nước. Hầu hết chủ đất không sống ở Ai-len nhưng cho nông dân thuê đất theo hợp đồng một năm (one-year lease).

Năm 1880, ông đại úy Boycott, lúc bây giờ đã nghỉ hưu, và làm người quản lý đồn điền thuê cho Bá tước thứ ba của vùng Erne (Earl of Erne), John Crichton. Mùa màng năm đó không được thuận lợi lắm, nên để nhượng bộ với những nông dân thuê đất, ông giảm tiền thuê 10%, nhưng họ không đồng ý, đòi giảm 25%, nhưng ông Bá tước chủ đất lại không chịu. Và cuối cùng có 11 người thuê đất không đóng tiền thuê.

Chỉ 3 ngày sau, ông Boycott bắt đầu gửi thông báo trục xuất những người không đóng tiền, và cho cảnh sát (Constabulary) xuống để làm việc này. Và mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ.

Khi nông dân biết được thông báo trục xuất đang được phát ra, phụ nữ trong vùng đáp đủ các thứ từ đá (rock) và phân (manure) vào những người tới chuyển thông báo, cuối cùng cảnh sát bỏ đi mà không thể thông báo tới tất cả các chủ hộ gia đình (head of the households) và như thế, theo luật, sẽ không ai phải rời khỏi nhà của mình.

Sau đó, đám đông quyết định trừng phạt lại Boycott và những ai làm việc cho ông ta. Chẳng mấy chốc, đám công nhân làm thuê cho Boycott bỏ việc và còn rủ cả những người khác bỏ theo.

Cuối cùng, Boycott ở một mình trong một điền sản lớn, không còn ai làm thuê cho ông ta để thu hoạch vụ mùa. Các doanh nghiệp khác cũng hết muốn làm ăn với Boycott nữa, ông ta không thể mua được đồ ăn thức uống ở trong vùng, đi sang vùng khác mua cũng khó khăn vì các lái  xe, các chủ tàu, và ngay cả những người đưa thư cũng không muốn làm việc với ông.

Đến cuối tháng 11, Boycott buộc phải bỏ cả nhà cửa, chạy trốn về thủ đô Dublin. Thậm chí ở đó, ông cũng vấp phải thái độ thù nghịch (hostility) và các cơ sở kinh doanh nào (nhà hàng, khách sạn) mà đón tiếp ông ta cũng bị dọa tẩy chay. (boycotted)

Kể từ đó, phong trào “boycotting” (tẩy chay) lan rộng và làm cho các doanh nghiệp phải khiếp sợ. Năm 1888, 8 năm sau khi ông Boycott bị tẩy chay, từ này chính thức được ghi nhận vào từ điển New English Dictionary on Historical Principles – tiền thân của Oxford English Dictionary ngày nay.

Từ này lan sang các ngôn ngữ châu Âu khác và nhanh chóng sang tới tận châu Mỹ, khi đại úy Boycott sang thăm bạn bè ở bang Virginia bằng một cái tên giả là “Charles Cunningham”. Nhọ một nỗi, đám lều báo phát hiện ra chuyến đi của ông và còn công bố “lý lịch” của ông, và từ đó boycott du nhập vào tiếng Anh Mỹ. Và cứ thế, theo như lời của tác giả người Ai Len George Moore “Động từ boycott xuất hiện như sao chổi” (‘Like a comet the verb ‘boycott’ appeared.)

 

Một biển hiệu Boycott hàng trung quốc ở Philipines
Một biển hiệu Boycott hàng trung quốc ở Philipines

Bạn có biết?

  • Thực ra thì năm đầu tiên bị tẩy chay, chàng Boycott vẫn thu hoạch được mùa màng bằng cách tuyển ngay 50 công nhân từ vùng khác đến để làm việc. Tuy nhiên, dân địa phương ở đó không dễ gì bỏ qua, chính phủ phải vào cuộc và gửi ngay 1000 quân lính hộ tống và bảo vệ đám công nhân này khi họ làm việc. Điều này khiến chính phủ Anh phải chi tới £10,000, còn mùa màng trị giá bao nhiêu? £500.
  • Không chỉ có boycott, mà còn có cả girlcott nữa. Từ girlcott do ngôi sao trên đường chạy người Lacey O’Neal sáng tạo ra để nói về sự tẩy chay nữ giới (female boycott) của các nam vận động viên  người Mỹ gốc Phi tại Thế vận hội mùa hè ở Mexico năm 1968.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Bless you! Vì sao lại nói “Bless you!” khi ai đó hắt hơi?

Khi bạn ho, không ai nói gì. Khi bạn nấc, không ai nói gì. Khi bạn khóc, chưa chắc đã có người nói gì. Vậy nhưng nếu như ở một nước nói tiếng Anh, khi bạn hắt hơi, sẽ có ai đó nói “Bless you”. Vì sao lại như thế nhỉ? English4ALL sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay và luôn câu chuyện về câu nói rất phổ biến này nhé. Cùng lên ngay chuyến tàu đầu tuần đến ga Every word has its family để biết vì sao nhé? All aboard!

Thời tiết lạnh và mưa hầu như quanh năm ở Anh làm cho cảm lạnh trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Bạn sẽ rất dễ nghe thấy có ai đó hắt xì hơi. Và chắc chắn, sẽ có ai đó nói “Bless you” ngay sau đó. Vì sao vậy nhỉ?

Thực tế, nói “Bless you” sau khi ai đó hắt xì hơi là một phép xã giao chuẩn mực của xã hội (correct social etiquette.)

Thông thường, một lời câu nguyện (a blessing) thường gắn với một nghi lễ tôn giáo, nhưng nói “Bless you” sau khi ai đó hắt hơi thường không mang ý nghĩa tôn giáo, mà mang ý nghĩa văn hóa nhiều hơn.

Có nhiều cách giải thích vì sau người ta lại nói “Bless you” nhưng phổ biến nhất là hai cách giải thích dưới đây:

  1. Vào những năm 590 sau công nguyên, bệnh dịch hạch (bubonic plague) bùng phát và lan tràn khắp châu Âu và cướp đi rất nhiều sinh mạng. Riêng ở Anh, dịch bệnh khủng khiếp này đã khiến cho 1 triệu người chết. Thời đó, khi dịch bệnh lan đến thành Rome, Giáo hoàng (Pope) Gregory I đã ra lệnh tổ chức những buổi khấn nguyện không ngừng để cầu xin sự can thiệp của thánh linh (divine intercession.) với hi vọng dập tắt được dịch bệnh. Vào thời đó, hắt xì hơi (sneezing) được coi là một triệu chứng sớm (early symptom) của dịch bệnh. Lời cầu nguyện “God bless you” sau này rút gọn thành “Bless you” (Xin Chúa ban phước lành) được coi như một lời cầu nguyện để ngăn chặn dịch bệnh .
  2. Cách giải thích thứ hai bắt nguồn từ một tín ngưỡng dân gian tin rằng khi người ta hắt hơi, linh hồn (soul) sẽ trốn thoát khỏi thể xác (body) và mở cửa cho quỷ dữ (Devil)  và cái xấu (evils) xâm nhập vào. Do đó, người ta nói “Bless you” như một cách để tự bảo vệ và giữ cho linh hồn ở lại. Một số người còn tin rằng, khi hắt hơi, tim sẽ ngừng đập (thực ra hoàn toàn không phải vậy!!!!) và nói Bless you để cho tim đập trở lại.

Tương tự như tiếng Anh, rất nhiều ngôn ngữ khác cũng có những ứng đáp khi ai đó hắt xì hơi, như tiếng Đức nói Gesundheit (nghĩa là sức khỏe), tiếng Ai Len nói sláinte (nghĩa là khỏe mạnh) và tiếng Tây Ba Nha nói salud.

Và dù bạn tin hay không tin cách giải thích nào trên đây về “Bless you” thì khi bạn hắt xì và ai nói câu này, hãy nói “Thank you” như một phép lịch sự truyền thống nhé.

Đố bạn khi một đứa trẻ hắt xì hơi, người Việt sẽ nói từ gì???

Hãy cho English4ALL biết câu trả lời cảu bạn trong comment phía dưới nhé.

 

Why do Brits say bless you when someone sneezes?

SneezingBEING freezing and rainy almost all the time in the UK means the common cold is a regular occurence in Britain. You will have definitely heard someone sneeze while out and about in the UK. This would have no doubt been followed up by someone saying“Bless you” to the sneeze.

This is common practice to the point that saying ‘Bless you’ is actually correct social etiquette.

The phrase is an English one but not necessarily religious making this social occurence seem very confusing. Usually a blessing is associated with a religious ceremony or prayer but saying ‘Bless you’ after a sneeze does not mean the person is religious. In fact they could be a full-blown atheist because saying bless you after a sneeze is a part of culture now rather than religion.

The origin of the practice of saying ‘Bless you’ after a sneeze is hotly debated. Here are our two favourite histories of the phrase:

1. Let us set the scene in about 590AD…the bubonic plague was spreading and killing people daily. Gregory I became Pope in 590 AD as an outbreak of the bubonic plague was reaching Rome. In hopes of fighting off the disease, he ordered unending prayer and parades of chanters through the streets. At the time, sneezing was thought to be an early symptom of the plague. The blessing (“God bless you!”) became a common effort to halt the disease. If someone sneezed a quick “God bless you” was thought to stop the disease from killing and spreading. Of course today we know that did not work and the plague went on to kill more than one million people in England alone.

2. Some have offered another explanation suggesting that people once held the folk belief that a person’s soul could be thrown from their body when they sneezed that sneezing otherwise opened the body to invasion by the Devil or evil spirits or that sneezing was the body’s effort to force out an invading evil presence. In these cases, “God bless you” or “bless you” is used as a sort of shield against evil. The Irish Folk story “Master and Man” by Thomas Crofton Croker, collected by William Butler Yeats, describes this variation. Moreover, in the past some people may have thought that the heart stops beating during a sneeze, and that the phrase “God bless you” encourages the heart to continue beating.

As such, alternative responses to sneezing sometimes adopted by English speakers are the German word Gesundheit (meaning “health”), the Irish word sláinte (meaning “good health”), and the Spanish salud.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Dinner means Breakfast? Yes, it used to!!! Từ Dinner là Bữa ăn sáng! Nguồn gốc từ Dinner & Breakfast

Từ ngữ đôi khi bị xê dịch, bị chuyển nghĩa vì dòng chảy của lịch sử, của cuộc sống. Có những điều xưa kia là sáng, nhưng ngày nay lại là tối, bạn có tin rằng đã có thời người ta gọi nhau đi ăn “dinner” vào lúc 11h trưa không? Rất đơn giản, vì thời đó dinner được hiểu là bữa ăn sáng. English4ALL thứ hai tuần này sẽ vẫn đến ga quen thuộc Every word has its own stories và cùng bạn nghe câu chuyện tự thuật của từ “dinner” và “breakfast” xem mấy trăm năm qua chúng đã bị dòng đời xô đẩy như thế nào……

Dinner là bữa ăn sáng?

Breakfast

Dinner là bữa sáng? Thật đấy, bạn không đọc nhầm đâu, ngày xưa, từ dinner bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ “disnar” nghĩa là bữa ăn sáng.

Nhưng vì sao từ này đang từ chỗ dùng để chỉ bữa ăn sáng lại dần dần chuyển thành chỉ bữa ăn muộn nhất trong ngày? Theo truyền thống, dinner (mang nghĩa breakfast) là bữa ăn đầu tiên trong ngày, thường được ăn vào lúc gần trưa. Đó cũng là bữa ăn lớn nhất trong ngày, sau đó có một bữa nhẹ gọi là supper.

Dần dần, cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn, có những  bữa ăn khác được người ta thêm vào trước bữa ăn chính vào buổi trưa. Thay vì gọi những bữa ăn sớm điểm tâm này bằng từ chỉ bữa sáng (dinner), từ dinner lại bị dính chặt với nghĩa chỉ bữa ăn lớn nhất trong ngày.

Thời gian qua đi, ở hầu hết các nền văn hoá sử dụng những từ này để chỉ bữa ăn, bữa ăn lớn nhất trong ngày dần bị lùi dần lùi dần cho tới thời điểm mà trước đây chúng ta ăn tối (supper – vốn dĩ chỉ là một bữa ăn nhẹ). Khi đó, từ breakfast với nghĩa như ngày nay là ăn sáng mới xuất hiện, còn supper trở thành tên gọi cho bữa ăn nhẹ buổi tối trước khi đi ngủ (a midnight snack).

Một điều đáng chú ý là vẫn có rất nhiều nền hoá họ không dùng trật tự “Breakfast – Lunch – Dinner” (Điểm tâm –Bữa trưa – Bữa tối) để chỉ các bữa ăn trong ngày, mà lại dùng “Breakfast –Dinner-Supper”, và Dinner được hiểu như bữa trưa “lunch” và như thế dinner vẫn mang nghĩa nguyên gốc ban đầu của mình, chỉ thêm một bữa ăn sớm hơn trong ngày.

 

Bạn có biết?

– Từ “bữa ăn sáng”(breakfast) ngày nay trong tiếng Anh chẳng qua là dạng rút gọn của cụm từ “break the fast”. “The fast” còn có nghĩa là mùa chay, sự nhịn đói; do đó bữa ăn vào buổi sáng được coi là giúp chấm dứt cái đói sau một đêm dài đi ngủ được gọi là “breakfast”

– Không nên nhầm lẫn giữa “a breakfast” và “a break-fast”: Breakfast là bữa sáng chúng ta vẫn ăn hàng ngày, còn break-fast là bữa ăn sau khi kết thúc một kỳ ăn chay của người Do Thái, là trong bữa này không có gì hơn là bánh mỳ và nước lọc.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.

“Who is Mr. Bluetooth?” Bluetooth có phải là răng màu xanh? Nguồn gốc từ Bluetooth.

“Do you have Bluetooth?”

Máy điện thoại của bạn có Bluetooth không? Có.

Răng của bạn có xanh không? Không, màu trắng.

Có mà không, không mà có? Chuyện Bluetooth và chuyện răng bạn xanh hay trắng rõ là không liên quan, nhưng có một sự thật cực kỳ liên quan mà hôm nay English4ALL sẽ mang đến trong chuyến tàu đầu tuần tới ga Every word has its own story đó là: Công nghệ Bluetooth được đặt tên theo một người có hàm răng màu xanh. Tin không, không tin thì đọc tiếp…..?

Ngày xửa ngày xưa…..

 

BlueberryChuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, có một ông vua ở nước Đan Mạch thế kỉ thứ 10, vua Harald đệ nhất, còn được gọi là Harald Blåtand Gormsson. Từ Blåtand dịch sang tiếng Anh là Bluetooth. Sở dĩ đức vua có cái tên như vậy vì ông cực kỳ say mê trái việt quất (blueberry) và ông chén nhiều và thường xuyên đến đến nỗi hàm răng của ông chỉ còn là một màu xanh.

Đến thế kỉ 20, chuẩn Bluetooth do các kỹ sư Jaap Haartsen và Sven Mattisson của tập đoàn Ericcson – Thuỵ Điển phát triển vào năm 1994. Thời bấy giờ, công nghệ Bluetooth ra đời với sứ mệnh tạo ra một chuẩn thống nhất (unified standard), thay thế các giao thức của đối thủ (competing protocol), đặc biệt là chuẩn RS-232 đã lỗi thời. Do đó, họ quyết định lấy tên của vị vua Harald Blåtand Gormsson, người đã có công kế tục vua cha, thống nhất các bộ tộc Đan Mạch (Danish tribes) và Na Uy  thành một nước Đan Mạch thống nhất vào năm 970, mặc dù sự thống nhất này chỉ duy trì nổi trong vài năm.

Ban đầu, cái tên Bluetooth chỉ là mã hiệu về mặt công nghệ, sau đó lại trở thành tên gọi chính thức cho chuẩn công nghệ này.

Logo thường thấy của chuẩn Bluetooth mà chúng ta thường thấy hiện nay chính là chữ H và chữ B cách điệu từ cái tên “Harald Blåtand” – trong tiếng Run – chữ viết cổ xưa của các dân tộc Bắc Âu vào thế kỉ thứ 2.

BlueTooth Symbol

 

How Bluetooth got its name?

 

Actually, the Bluetooth standard is named after a 10th century Scandinavian king.

The man was Harald I of Denmark.  “Bluetooth” is the English translation of “Blåtand”, which was an epithet of Harald I (Harald Blåtand Gormsson).  Legend has it, he received this name due to being extremely fond of blueberries and consuming them so regularly and in such volume that they stained his teeth blue. The Bluetooth standard was originally developed by Jaap Haartsen and Sven Mattisson in 1994, working at Ericcson in Sweden.  Because Bluetooth was meant to offer a set unified standard, replacing a variety of competing protocols, particularly the somewhat antiquated RS-232, they decided to name it after the 10th century king, Harald Blåtand Gormsson, who completed his father’s work of unifying the various Danish tribes into one Danish kingdom around 970. Although, he was only able to maintain this unification for a few years. The name Bluetooth wasn’t originally necessarily meant to be the final name of the standard.  When they first named it thus, it was just a code name for the technology.  It ultimately ended up sticking though and became the official name of the standard.

The Bluetooth logo also derives from “Harald Blåtand”, with the long-branch Nordic runes for “H” and “B” comprising the design you see in the blue oval of the logo.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA) 

“It’s 7 o’clock now. But why we say O’CLOCK? Vì sao lại nói O’CLOCK?

Ngày xưa đi học tiếng Anh, cô giáo luôn dạy phải nói từ o’clock trong câu trả lời câu hỏi về giờ giấc. “It’s 7 o’clock”. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người tự hỏi, tại sao lại phải bắt buộc phải nói “o’clock” như vậy, phải chăng nói như vậy có phải là thừa không? Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự như vậy, thì chuyến tàu ngày hôm nay chắc chắn sẽ là dành cho bạn, vì ở ga Every word has its own story thứ Hai tuần này chắc chắn có câu trả lời làm bạn vừa lòng. All aboard!!!!

Thực ra việc nói “o’clock” đơn giản là tàn dư (remnant) của một thời xưa cũ khi mà đồng hồ không phải là quá phổ biến (prevalent) và người ta có thể chỉ thời gian bằng nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc họ đang ở đâu và họ dựa trên tiêu chí nào.

Nói chung, vào thời đó, mặt trời được sử dụng như một điểm tham chiếu, với hệ thời gian mặt trời hơi khác biệt chút ít so với thời gian đồng hồ. Đồng hồ chia thời gian thành những đơn vị bằng nhau (evenly), trong khi, với thời gian trung bình mặt trời (mean solar time), một giờ lại có độ dài khác nhau dựa trên rất nhiều yếu tố, ví dụ như theo mùa.

Sundial 2
Một đồng hồ mặt trời ở thành phố Perth- Australia.
Một đồng hồ mặt trời của người cổ đại
Một đồng hồ mặt trời của người cổ đại

Do đó, để phân biệt thời gian được tham chiếu bởi hệ thời gian đồng hồ thường (clock), chứ không phải là dựa trên thời gian của đồng hồ mặt trời (sundial), từ thế kỉ thứ 14, người ta bắt đầu nói “It is 7 OF THE CLOCK”, và cho đến thế kỉ thứ 16,17, thì chỉ còn nói gọn lại thành “o’clock”, rồi thậm chí còn rơi mất tiếp chữ “o” chỉ còn lại “seven clock”.

Việc sử dụng cụm từ “o’clock” đặc biệt trở nên phổ biến vào khoảng thế kỉ 18, khi người có xu hướng gọi kép tên của nhiều thứ như là “Will-o’-the wisp” (Will of the wisp: Ngọn đuốc của Quỷ Will) hay “Jack-o’-lantern” (Jack of lantern: đèn bí ngô đốt nến vào các dịp lễ Halloween)

Ngày nay, khi những chiếc đồng hồ đã nhan nhản (ubiquitous) ở khắp mọi nơi, và hiếm khi có người chỉ thời gian dựa vào mặt trời nữa,việc nói “o’clock” trở nên thừa thãi và không còn cần thiết nữa, nhưng người ta vẫn giữ cách nói “o’clock” như một di sản ngôn ngữ của quá khứ giữa thời hiện đại.

WHY WE SAY O’CLOCK?

The practice of saying “o’clock” is simply a remnant of simpler times when clocks weren’t very prevalent and people told time by a variety of means, depending on where they were and what references were available.

Generally, of course, the Sun was used as a reference point, with solar time being slightly different than clock time. Clocks divide the time evenly, whereas, by solar time, hour lengths vary somewhat based on a variety of factors, like what season it is.

Thus, to distinguish the fact that one was referencing a clock’s time, rather than something like a sundial, as early as the fourteenth century one would say something like, “It is six of the clock,” which later got slurred down to “six o’clock” sometime around the sixteenth or seventeenth centuries. In those centuries, it was also somewhat common to just drop the “o’” altogether and just say something like “six clock.”

Using the form of “o’clock” particularly increased in popularity around the eighteenth century when it became common to do a similar slurring in the names of many things such as “Will-o’-the wisp” from “Will of the wisp” (stemming from a legend of an evil blacksmith named Will Smith, with “wisp” meaning “torch”) and “Jack-o’-lantern” from “Jack of the lantern” (which originally just meant “man of the lantern” with “Jack,” at the time, being the generic “any man” name. Later, either this or the Irish legend of “Stingy Jack” got this name transferred to referring to carved pumpkins with lit candles inside).

While today with clocks being ubiquitous and few people, if anybody, telling direct time by the Sun, it isn’t necessary in most cases to specify we are referencing time from clocks, but the practice of saying “o’clock” has stuck around anyway.

Bạn có biết?

  • Từ “clock” (đồng hồ) được cho rằng bắt nguồn từ “clocca” trong tiếng Latin cổ nghĩa là cái chuông (bell), ngụ ý chỉ những tiếng chuông trên những tháp đồng hồ đầu tiên ở các thị trấn cổ đại, báo cho mọi người biết thời gian.
  • Tháp của những ngọn gió (The Tower of the Winds) ở Athens nằm ngay dưới quần thể đền đài Acropolis được cho là tháp đồng hồ đầu tiên trong lịch sử, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 cho tới năm 50 trước công nguyên. Nó bao gồm tám đồng hồ mặt trời (sundials) một đồng hồ nước, cùng với một cái chong chóng gió (wind vane)
  • Nếu bạn vẫn phân vân a.m và p.m là viết tắt của từ gì, thì thôi đừng phân vân nữa, a.m là viết tắt của “ante meridiem,” là tiếng Latin của “before midday” (trước buổi trưa); p.m. viết tắt của “post meridiem,” nghĩa là “after midday.”(sau buổi trưa).
  • Trạm Vũ trụ quốc tế (International Space Station – ISS) quay vòng quanh trái đất ở độ cao 354 km và di chuyển với vận tốc xấp xỉ 27.700 km/giờ, và cứ 92 phút là đi quanh một vòng trái đất. Chính vì vậy, cứ 45 phút, các nhà du hành vũ trụ (astronauts) trên trạm sẽ nhìn thấy bình minh (sunrise) hoặc hoàng hôn (sunset), với tổng số khoảng 15-16 lần trong mỗi ngày.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For ALL.

“Sapa is the name of a town. So is Spa” – Nguồn gốc từ Spa.

Spa

Spa và Sapa đều giống nhau?

Đúng đấy, bạn không đọc nhầm đâu. Sapa và Spa giống nhau ở chỗ đều là tên gọi của những thị trấn (town) nghỉ dưỡng nổi tiếng  một ở tỉnh Lào Cai của Việt Nam và một nằm trong thung lũng của dãy núi Ardennes, tỉnh Liege, Vương Quốc Bỉ (Belgium). Tên gọi của thị trấn Spa có từ thời La Mã, khi ấy được gọi là Aquae Spadanae, đôi khi bị đọc chệch thành từ “spargere” trong tiếng Latin nghĩa là làm cho ẩm ướt (moisten). Từ thời Trung Cổ (Medieval Times), các bệnh do thiếu sắt (iron deficiency) được chữa trị bằng các uống nước suối có chứa chất sắt (chalybeate spring water). Người Bỉ thời đó rất nổi tiếng với những suối nước nóng (spas) được cho là có tác dụng chữa bệnh (healing properties). Vào thế kỉ thế 18, thi trấn Spa trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết nhờ có rất nhiều quý tộc Châu Âu đến thăm (European aristocracy) vì nơi đây bắt đầu xuất hiện nhiều sòng bạc lớn (casino).

Bức phù điêu tại thị trấn Spa, Vương Quốc Bỉ. Nơi khởi nguồn của từ Spa.
Bức phù điêu tại thị trấn Spa, Vương Quốc Bỉ. Nơi khởi nguồn của từ Spa.

Ở Anh vào thế kỉ thứ 16, ý tưởng về việc chữa bệnh bằng tắm nước nóng của người La Mã đã trở lại ở những thành phố như Bath (Không phải từ Bath bắt nguồn từ tên thanh phố này đâu nhé). Vào năm 1596, ngài William Slingsby, người đã từng đến thị trấn Spa của Bỉ (ông ấy gọi là Spaw) đã khám phá một suối khoáng nóng có chứa sắt ở vùng Yorkshire. Ông đã cho xây dựng một giếng khép kín (an enclosed well) gọi là Harrogate – khu nghỉ dưỡng đầu tiên của Anh có nguồn nước uống có khả năng chữa bênh. Bác sỹ Timothy Bright sau khi khám phá ra nguồn suối khoáng thứ 2, The English Spaw đã bắt đầu sử dụng từ Spa trong những ghi chép chuyên môn của mình. Từ đó từ Spa mang ý nghĩa như ngày nay.

Spa - Bath City

Một Spa La Mã còn đến ngày nay tại thành phố Bath, Anh.
Một Spa La Mã còn đến ngày nay tại thành phố Bath, Anh.

Còn có một giả thuyết khác cho rằng, từ Spa bắt nguồn từ Salus per Aqua nghĩa là Khỏe mạnh nhờ nước (Health through water). Tuy nhiên không có nhiều ghi chép lịch sử chứng minh điều này.

Bạn có biết?

–        Thị trấn Spa của Vương Quốc Bỉ không chỉ là bắt nguồn cho từ Spa mà còn là nơi tổ chức cuộc thi sắc đẹp đầu tiên (the first modern beauty pageant) của thế giới hiện đại vào năm 1888 và giải đua xe Belgian Grand Pix vào năm 2004.

–        Spa ngày nay không còn đơn giản là một dòng suối khoáng nóng nữa mà còn là một ngành công nghiệp khổng lồ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, ngành Spa đã có doanh thu 16 tỷ USD và tạo việc làm cho 339.000 người cho đến hết năm 2012.

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Town (n)
  2. Belgium (prop n)
  3. Moisten (v)
  4. Medieval Times
  5. Iron deficiency (n)
  • Chalybeate spring water (n)
  • healing properties (n)
  • European aristocracy (n)
  • an enclosed well (n)
  • Health through water

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA) 

“Goodbye. See you again” – Mật mã bí ẩn đằng sau từ Goodbye

Hello! Goodbye! Ngay cả những người chưa một lần đi học tiếng Anh, dù ở đâu trên thế giới cũng biết được ý nghĩa của những từ đó, bởi vì đây là những từ quốc tế đã trở nên quá quen thuộc. Ngày xưa, khi học bài học tiếng Anh đầu tiên về chào hỏi, mình đã hỏi cô giáo “Tại sao Goodbye lại là tạm biệt” Tại sao không phải là một từ khác?”. Cô giáo thay vì đuổi mình ra khỏi lớp vì làm mất thời gian của các bạn thì đã trả lời “Khi nào em lớn em sẽ tự tìm hiểu nhé”. Và hôm nay English4ALL sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện về từ Goodbye thay lời cảm ơn tới cô giáo tiếng Anh đầu tiên của mình 20 năm về trước.

Nguồn gốc từ Goodbye
Nguồn gốc từ Goodbye

[dropcap]G[/dropcap]oodbye- Có đơn giản chỉ là tạm biệt? Goodbye là lời chào tạm biệt (farewell greeting), kết thúc một cuộc gặp gỡ mà có lẽ được sử dụng hàng tỉ lần mỗi ngày trên khắp thế giới. Nhưng thực sự ít ai quan tâm rằng Good-bye không đơn giản chỉ là một thói quen giao tiếp. Đó còn là một lời chúc phúc.  Từ Goodbye bắt nguồn từ cụm từ “Godbwye” – là dạng rút gọn của câu “God be with ye” (God be with you). Nếu như các bạn là người Công Giáo hay ít nhất một lần tham dự thánh lễ của người Thiên Chúa Giáo chắc chắn các bạn sẽ nghe thấy câu này “Chúa ở cùng anh chị em” từ linh mục cử hành buổi lễ. Từ này xuất hiện lần đầu tiên đâu đó vào khoảng thời gian từ 1565 đến 1965. Văn bản đầu tiên còn ghi lại từ “Godbwye” là một lá thư do nhà văn –học giả người Anh Gabriel Harvey viết năm 1573. Thời gian qua đi, chịu sự ảnh hưởng của những lời chào khác như “good morning/good afternoon/good evening/good night…..”, cụm từ “god by with ye” chuyển thành god-b’wye, good-b’wy và cuối cùng là goodbye như ngày nay.

Nói lời tạm biệt, không chỉ có “Goodbye”

Người Anh có rất nhiều cách nói phong phú trong ngôn ngữ thường ngày của họ. Và để nói lời tạm biệt, kết thúc một cuộc gặp gỡ họ cũng có rất nhiều kiểu khác nhau tùy tình huống mà Goodbye chỉ là sự lựa chọn thường gặp nhất. Dưới đây là một số ví dụ:

Tạm biệt – Chia tay (Trang trọng)

  • Goodbye.  
  • Từ Goodbye tự thân nó là một trong những từ trang trọng nhất để nói tạm biệt/chia tay một ai đó. Một số tình huống phù hợp để dùng “GOODBYE!”.
  • Bạn vừa chia tay (break up) với bạn trai/bạn gái của bạn. Bạn rất buồn và nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại người ấy nữa.
    • Bạn giận dỗi với một người thân. Bạn nói từ này khi bạn đóng sập cửa (slam the door) hay gác máy điện thoại (hang up the phone).
  • Farewell.  Từ này thường khá trang trọng và mang nặng tình cảm (emotional-sounding). Dường như dành cho những điều kết thúc, kiểu như một cặp tình nhân trong một bộ phim nói rằng họ sẽ khó có thể gặp lại nhau được nữa. Thường ít gặp trong đời sống hàng ngày
  • Have a good day. 
  • Ta thường nói “Have a good day” (hay”Have a nice day,” “Have a good evening,” hay “Have a good night”) với ai đó mà ta không quá thân thiết, như là một người làm cùng chỗ làm mà ta không biets rõ, một nhân viên, một khách hàng, hoặc một người bạn của bạn
  • Take care. 
  • Từ này cũng tương đối trang trọng, tuy mức độ không bằng “Have a good day.” Sử dụng khi bạn sẽ không gặp ai đó trong vòng ít nhất một tuần.

Casual goodbyes (Tạm biệt thông thường) Trong hầu hết các tình huống, chúng ta hay sử dụng những cụm từ dưới đây để nói tạm biệt ai đó

  • ‘Bye!  “‘Bye” là cách hay gặp nhất để nói tạm biệt trong tiếng Anh. Bạn có thể nói Bye với bất kì ai bạn biết, từ bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Bye có thể dùng để kết thúc một cuộc trò chuyện, thậm chí sau khi bạn đã sử dụng một vài cụm từ khác dưới đây.

Ví dụ: A: See you later. B: OK, have a good one. A: You too. ‘Bye. B: ‘Bye.

  • Bye bye! 

Trẻ nhỏ thường nói “Bye bye”, và người lớn khi nói chuyện với trẻ nhỏ cũng vậy. Khi người lớn nói từ này với nhau nghe thường có vẻ trẻ con (childish) và đôi khi mang tính chất tán tỉnh nhau (flirtatious).  

  • Later!  “Later!” là một cách tạm biết rất “cool”. Đám đàn ông thường dùng “Later!”Khi nói chuyện với nhau. Chúng ta thường dùng “man”, “bro”, “dude”, hay”dear” sau “Later!”. Later, man.
  • See you later. / Talk to you later.
  • Với bất kì ai bạn cũng đều có thể sử dụng các cụm từ này. Bạn nói “See you later” khi muốn tạm biệt một người mà bạn vừa gặp trực tiếp (in person). Nếu tạm biệt trên điện thoại, thay vào đó, bạn sẽ nói”Talk to you later”.
  • Have a good one.  “Have a good one” có nghĩa là “Have a good day” or “Have a good week.” Sử dụng những cụm từ này mang lại cho người nghe cảm giác gần gũi và thân thiện. Tuy nhiên một số người vẫn ưa dùng “Have a good day” hơn.
  • So long.  “So long” không phải là kiểu thường gặp để nói tạm biệt ai đó, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể bắt gặp đâu đó trong các tiêu đề bản tin (news headlines)
  • All right then.  Đây cũng không phải là kiểu tạm biệt phổ biến, nhưng một số người ở miền Nam nước Mỹ vẫn dùng.

Tạm biệt bằng ngôn ngữ bình dân (Slang goodbyes)

  • Catch you later.  Đây là biến thể của “See you later”. Thường ít nhiều gây ấn tượng mạnh
  • Peace! / Peace out.  “Peace!” là cách nói tạm biệt đến từ văn hóa hip-hop, nghe rất thông thường. “Peace out”rất phổ biến vào những năm 1990s nhưng đến nay đã trở lên lỗi thời.
  • I’m out!  “I’m out!”cũng có mối liên hệ với hip-hop. Dùng từ này biểu thị sự vui vẻ khi được về, kiểu như học sinh nói với bạn bè khi tan giờ học ở trường “Tao biến đây”.
  • Smell you later.  Đây là một dạng biến thể nghe có vẻ nghịch ngợm của “Catch you later”. Kiểu như một ông chú trẻ nói với các cháu.

Bạn có biết?

  • Bài hát “Time To Say Goodbye” – bản song ca (duet) của Andrea Bocelli và  Sarah Brightman – một ca khúc nổi tiếng nhất thế giới về chủ đề Tạm biệt – đầu tiên là một bài hát tạm biệt dành cho võ sĩ quyền anh (boxer) Henry Maske (một người bạn của nữ ca sĩ Brightman) trong trận so găng cuối cùng của ông 1996.
  • Goodbye! chứ không phải Good Bye! Vì Bye không phải là một danh từ có nghĩa như Morning hay Afternoon nên không có Good Bye hay Bad Bye nhé.
  • Goodbye hay Say/Wave Goodbye to Sth không chỉ có nghĩa là chào tạm biệt mà còn có thể hiểu là không còn có, không còn khả năng có điều gì đó nữa.

“Well, If you have argue with seninor management, you can wave goodbye to any chances of promotion.”

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Farewell
  2. Have a good day!
  3. Take care!
  4. Bye-bye
  5. See u Later/Talk to you later
  • Have a good one!
  • So long!
  • All right then!
  • I am out!
  • Peace! Peace out!