Nguồn gốc từ Goodbye. Word Origin. www.english4all.vn

“Goodbye. See you again” – Mật mã bí ẩn đằng sau từ Goodbye

Hello! Goodbye! Ngay cả những người chưa một lần đi học tiếng Anh, dù ở đâu trên thế giới cũng biết được ý nghĩa của những từ đó, bởi vì đây là những từ quốc tế đã trở nên quá quen thuộc. Ngày xưa, khi học bài học tiếng Anh đầu tiên về chào hỏi, mình đã hỏi cô giáo “Tại sao Goodbye lại là tạm biệt” Tại sao không phải là một từ khác?”. Cô giáo thay vì đuổi mình ra khỏi lớp vì làm mất thời gian của các bạn thì đã trả lời “Khi nào em lớn em sẽ tự tìm hiểu nhé”. Và hôm nay English4ALL sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện về từ Goodbye thay lời cảm ơn tới cô giáo tiếng Anh đầu tiên của mình 20 năm về trước.

Nguồn gốc từ Goodbye
Nguồn gốc từ Goodbye

[dropcap]G[/dropcap]oodbye- Có đơn giản chỉ là tạm biệt? Goodbye là lời chào tạm biệt (farewell greeting), kết thúc một cuộc gặp gỡ mà có lẽ được sử dụng hàng tỉ lần mỗi ngày trên khắp thế giới. Nhưng thực sự ít ai quan tâm rằng Good-bye không đơn giản chỉ là một thói quen giao tiếp. Đó còn là một lời chúc phúc.  Từ Goodbye bắt nguồn từ cụm từ “Godbwye” – là dạng rút gọn của câu “God be with ye” (God be with you). Nếu như các bạn là người Công Giáo hay ít nhất một lần tham dự thánh lễ của người Thiên Chúa Giáo chắc chắn các bạn sẽ nghe thấy câu này “Chúa ở cùng anh chị em” từ linh mục cử hành buổi lễ. Từ này xuất hiện lần đầu tiên đâu đó vào khoảng thời gian từ 1565 đến 1965. Văn bản đầu tiên còn ghi lại từ “Godbwye” là một lá thư do nhà văn –học giả người Anh Gabriel Harvey viết năm 1573. Thời gian qua đi, chịu sự ảnh hưởng của những lời chào khác như “good morning/good afternoon/good evening/good night…..”, cụm từ “god by with ye” chuyển thành god-b’wye, good-b’wy và cuối cùng là goodbye như ngày nay.

Nói lời tạm biệt, không chỉ có “Goodbye”

Người Anh có rất nhiều cách nói phong phú trong ngôn ngữ thường ngày của họ. Và để nói lời tạm biệt, kết thúc một cuộc gặp gỡ họ cũng có rất nhiều kiểu khác nhau tùy tình huống mà Goodbye chỉ là sự lựa chọn thường gặp nhất. Dưới đây là một số ví dụ:

Tạm biệt – Chia tay (Trang trọng)

  • Goodbye.  
  • Từ Goodbye tự thân nó là một trong những từ trang trọng nhất để nói tạm biệt/chia tay một ai đó. Một số tình huống phù hợp để dùng “GOODBYE!”.
  • Bạn vừa chia tay (break up) với bạn trai/bạn gái của bạn. Bạn rất buồn và nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại người ấy nữa.
    • Bạn giận dỗi với một người thân. Bạn nói từ này khi bạn đóng sập cửa (slam the door) hay gác máy điện thoại (hang up the phone).
  • Farewell.  Từ này thường khá trang trọng và mang nặng tình cảm (emotional-sounding). Dường như dành cho những điều kết thúc, kiểu như một cặp tình nhân trong một bộ phim nói rằng họ sẽ khó có thể gặp lại nhau được nữa. Thường ít gặp trong đời sống hàng ngày
  • Have a good day. 
  • Ta thường nói “Have a good day” (hay”Have a nice day,” “Have a good evening,” hay “Have a good night”) với ai đó mà ta không quá thân thiết, như là một người làm cùng chỗ làm mà ta không biets rõ, một nhân viên, một khách hàng, hoặc một người bạn của bạn
  • Take care. 
  • Từ này cũng tương đối trang trọng, tuy mức độ không bằng “Have a good day.” Sử dụng khi bạn sẽ không gặp ai đó trong vòng ít nhất một tuần.

Casual goodbyes (Tạm biệt thông thường) Trong hầu hết các tình huống, chúng ta hay sử dụng những cụm từ dưới đây để nói tạm biệt ai đó

  • ‘Bye!  “‘Bye” là cách hay gặp nhất để nói tạm biệt trong tiếng Anh. Bạn có thể nói Bye với bất kì ai bạn biết, từ bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Bye có thể dùng để kết thúc một cuộc trò chuyện, thậm chí sau khi bạn đã sử dụng một vài cụm từ khác dưới đây.

Ví dụ: A: See you later. B: OK, have a good one. A: You too. ‘Bye. B: ‘Bye.

  • Bye bye! 

Trẻ nhỏ thường nói “Bye bye”, và người lớn khi nói chuyện với trẻ nhỏ cũng vậy. Khi người lớn nói từ này với nhau nghe thường có vẻ trẻ con (childish) và đôi khi mang tính chất tán tỉnh nhau (flirtatious).  

  • Later!  “Later!” là một cách tạm biết rất “cool”. Đám đàn ông thường dùng “Later!”Khi nói chuyện với nhau. Chúng ta thường dùng “man”, “bro”, “dude”, hay”dear” sau “Later!”. Later, man.
  • See you later. / Talk to you later.
  • Với bất kì ai bạn cũng đều có thể sử dụng các cụm từ này. Bạn nói “See you later” khi muốn tạm biệt một người mà bạn vừa gặp trực tiếp (in person). Nếu tạm biệt trên điện thoại, thay vào đó, bạn sẽ nói”Talk to you later”.
  • Have a good one.  “Have a good one” có nghĩa là “Have a good day” or “Have a good week.” Sử dụng những cụm từ này mang lại cho người nghe cảm giác gần gũi và thân thiện. Tuy nhiên một số người vẫn ưa dùng “Have a good day” hơn.
  • So long.  “So long” không phải là kiểu thường gặp để nói tạm biệt ai đó, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể bắt gặp đâu đó trong các tiêu đề bản tin (news headlines)
  • All right then.  Đây cũng không phải là kiểu tạm biệt phổ biến, nhưng một số người ở miền Nam nước Mỹ vẫn dùng.

Tạm biệt bằng ngôn ngữ bình dân (Slang goodbyes)

  • Catch you later.  Đây là biến thể của “See you later”. Thường ít nhiều gây ấn tượng mạnh
  • Peace! / Peace out.  “Peace!” là cách nói tạm biệt đến từ văn hóa hip-hop, nghe rất thông thường. “Peace out”rất phổ biến vào những năm 1990s nhưng đến nay đã trở lên lỗi thời.
  • I’m out!  “I’m out!”cũng có mối liên hệ với hip-hop. Dùng từ này biểu thị sự vui vẻ khi được về, kiểu như học sinh nói với bạn bè khi tan giờ học ở trường “Tao biến đây”.
  • Smell you later.  Đây là một dạng biến thể nghe có vẻ nghịch ngợm của “Catch you later”. Kiểu như một ông chú trẻ nói với các cháu.

Bạn có biết?

  • Bài hát “Time To Say Goodbye” – bản song ca (duet) của Andrea Bocelli và  Sarah Brightman – một ca khúc nổi tiếng nhất thế giới về chủ đề Tạm biệt – đầu tiên là một bài hát tạm biệt dành cho võ sĩ quyền anh (boxer) Henry Maske (một người bạn của nữ ca sĩ Brightman) trong trận so găng cuối cùng của ông 1996.
  • Goodbye! chứ không phải Good Bye! Vì Bye không phải là một danh từ có nghĩa như Morning hay Afternoon nên không có Good Bye hay Bad Bye nhé.
  • Goodbye hay Say/Wave Goodbye to Sth không chỉ có nghĩa là chào tạm biệt mà còn có thể hiểu là không còn có, không còn khả năng có điều gì đó nữa.

“Well, If you have argue with seninor management, you can wave goodbye to any chances of promotion.”

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Farewell
  2. Have a good day!
  3. Take care!
  4. Bye-bye
  5. See u Later/Talk to you later
  • Have a good one!
  • So long!
  • All right then!
  • I am out!
  • Peace! Peace out!

 

Word Search Challenge 1: Jobs

Cả tuần làm việc hay học tập mệt mỏi, không có gì tuyệt vời hơn một ngày chủ nhật đẹp trời để nghỉ ngơi và thư giãn. Nhưng làm thế nào để vừa có những phút giây thư giãn mà vẫn tìm hiểu được một điều đó thú vị cho riêng mình. Và chuyến hàng mà tàu English4ALL đưa đến ga Relaxing in English ngày hôm nay là một điều lý thú như vậy cho các bạn. Hãy cùng chinh phục những thử thách từ vựng cùng English4ALL nhé.

 

Jobs

Find the English words about Jobs below in the grid. Words can go horizontally, vertically and diagonally, backwards or forwards.

Hãy tìm những từ tiếng Anh chỉ nghề nghiệp trong bảng dưới đây. Các từ có thể dọc, ngang, chéo, xuôi chiều hoặc ngược chiều.

Let’s try it!

R

M

B

R

K

L

A

W

Y

E

R

V

T

K

R

G

A

R

D

E

N

E

R

Q

T

T

M

V

D

M

B

L

G

N

N

H

S

E

R

R

Z

R

M

N

D

P

Y

F

I

A

E

T

A

G

C

X

R

A

N

B

T

C

K

X

K

R

B

D

Z

E

R

M

N

H

A

J

W

R

C

R

R

O

H

L

E

E

B

K

W

K

K

H

E

C

V

C

D

R

H

C

Y

T

J

G

I

B

N

R

T

T

Y

P

N

I

K

F

C

T

M

V

V

U

H

O

L

U

R

L

K

H

E

U

X

G

B

V

R

R

R

M

M

O

T

C

L

R

E

M

R

A

F

S

R

L

D

P

T

P

M

W

P

N

R

N

E

L

L

Y

R

Hãy cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bạn càng nhanh càng tốt, và liệt kê các từ bạn tìm được trong phần comment dưới này nhé, thử xem bạn biết bao nhiêu từ chỉ nghề nghiệp trong tiếng Anh nhé. Đáp án sẽ được thông báo vào lúc 21h ngày 22/06/14 tại trên Facebook Page của English4ALL và trong comment dưới bài viết này. Cùng thử sức và cùng vui với English4ALL các bạn nhé! Chúc các bạn sớm giải mã được bí mật nhé.

Annie Nguyễn

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Đáp án: 12 từ chỉ nghề nghiệp trong tiếng Anh có thể tìm thấy là

architectgardener
bakerlawyer
butchernurse
dentistplumber
doctorpoliceman
farmerteacher

Radio Log 3: 7 thói quen nên có để học tiếng Anh hiệu quả

“Thói quen tốt là những người bạn tốt, chỉ có những thói quen tốt mới có thể thay thế những thói quen xấu. Và hôm nay Weekend Gossip của English4ALL sẽ cùng bạn đi tìm những thói quen tốt để có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn. Hi vọng qua đây, mọi người sẽ tự tìm thấy được những “người bạn tốt” trên con đường học tập và chinh phục tiếng Anh của chính mình.

Chào các bạn, chúng ta lại gặp lại nhau trong chuyên mục trò chuyện thường kỳ thứ Bảy hàng tuần trên English For ALL. Tuần trước, mình đã trao đổi về những thói quen xấu không nên có của người học tiếng Anh.  Như các bạn biết đấy, thói quen cũng giống như một dạng bạn bè trong cuộc sống của chúng ta, bạn  thân là khác, vì chúng ta phải sống cùng với chúng hàng ngày, chỉ có những thói quen tốt mới thay thế được thói quen xấu, và chỉ có những những người bạn tốt mới có thể thay thế được những người bạn xấu. Không chỉ riêng trong tiếng Anh và trong mọi lĩnh vực, thành công luôn luôn là cộng hưởng dài lâu của một chuỗi những thói quen tốt của chính bạn. Và hôm nay, mình sẽ nói về những thói quen tốt nên có để có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn. Những thói quen này chưa được Viện nghiên cứu hay tổ chức nào đánh giá hay kiểm chứng cả, chỉ có điều đó là thói quen của cá nhân mình, mình tin là sẽ ít nhiều giúp ích cho các bạn. Vậy thôi!

Thói quen thứ nhất: Sống trong môi trường tiếng Anh.

Nhiều bạn có khi lại đang hiểu rằng mình đang xui các bạn đi du học đấy. Không phải đâu, mình nhắc lại, thói quen này là sống trong môi trường tiếng Anh chứ không phải sống ở Anh, ở Mỹ hay ở một nước nói tiếng Anh nào. Nhưng thế nào là một môi trường tiếng Anh trong khi các bạn chủ yếu đang sống ở Việt Nam, nơi mọi người nói tiếng Việt chủ yếu chứ không phải tiếng Anh. Đó là môi trường mà bạn có thể tiếp xúc được với tiếng Anh nhiều nhất.  Các bạn có tin là trên thực tế có nhiều du học sinh ở Anh, sống ở đây đến vài năm, nhiều người Việt ở Anh đến hàng chục năm nhưng họ đều sử dụng tiếng Anh còn kém hơn một số người Việt đang ở Việt Nam và chưa bao giờ đặt chân ra nước ngoài không? Vì sao, vì một số du học sinh ôm cái 6.5 IELTS ra nước ngoài và xác định luôn là đời mình chỉ cần 6.5 là đủ, họ đi trường, ngồi một góc như một cái bóng, nói chuyện với toàn bạn người Việt bằng tiếng Việt, đi về nhà xem phim Hàn lồng tiếng Việt, sáng ra mở Vietnamnet ra đọc tin tức tiếng Việt, thỉnh thoảng có thằng Tây nào gọi điện thoại quảng cáo thì tim đập dồn dập, mặt đỏ phừng phừng, căng óc ra mà nghe như đi thi IELTS……Nếu như vậy thì dù bạn có du học ở Anh hay ở Mỹ cũng chẳng khác nào bạn từ Mộc Châu về Hanoi trọ học cả. Vì bạn ở Anh nhưng lại sống trong môi trường thuần Việt, và nếu cứ như vậy 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa, tiếng Anh của bạn vẫn giậm chân tại chỗ và thậm chí còn bay hơi nữa. Và chúng ta cũng đặt câu hỏi là sống ở Việt Nam thì có tạo dựng được môi trường tiếng Anh không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bạn đang đọc những dòng này tức là bạn có máy tính hoặc smartphone, có Internet, và quan trọng nhất, bạn có thời gian rảnh rỗi cho riêng mình, vậy là đủ. Đừng vứt đi mấy chục triệu mồ hôi của bạn hoặc bố mẹ bạn vào các trường quốc tế chỉ để nói chuyện với mấy anh Tây balo vài tiếng một tuần trong khi bạn có thể học được nhiều hơn thế với chi phí thấp hơn nhiều nếu như bạn tự xây dựng được môi trường tiếng Anh trong chính ngôi nhà của mình.

Mỗi người có một cách riêng để làm việc đó, và mình sẽ kể cho các bạn nghe cách mà mình đã làm nhiều năm trước đây……

Năm 2006, cách đây 8 năm mình học hết lớp 12, sau khi kết thúc học ở trường, mình đã quyết định thi Đại học ngành tiếng Anh. Thay vì tốn rất nhiều tiền để đi học ở các lò luyện, hay trung tâm tiếng Anh hoặc học thêm các thầy cô thì mình đã có một quyết định lịch sử của đời mình: chấm dứt tất cả các loại học hành và ở nhà ăn chơi. Nhưng ăn thế nào và chơi thế nào để vẫn đỗ được đại học thì phải có võ. Hihi. Mình đã ngồi cày games, đọc truyện, và xem phim một cách rất là sung sướng trong khi các bạn mình phải chen chúc trong các lớp học thi nóng bức. Chỉ có điều, mình đã làm tất cả các việc đó……..bằng tiếng Anh. Mình vẫn còn nhớ, mình đã chơi game Sim City 3000 – một game quản lý thành phố bằng tiếng Anh cực hay, nó hay ở chỗ bạn muốn chơi được thì bạn phải ngồi nghe hết và đọc hết các phần hướng dẫn của nó, vậy là mình một bên bàn phím một bên từ điển đã cày ngày cày đêm. Chơi chán thì lăn ra ngủ, sang dậy vào BBC, VOA đọc tin tức thời sự, xem phim thì chỉ xem HBO và Starmovies…..Và cuối cùng thì cũng đã đỗ một cách rất ngon lành và không phải bỏ quá nhiều công sức. Đó chinh là phương pháp Học mà không học, không học mà là học.

Thói quen thứ hai: Học mọi lúc, mọi nơi có thể.

Mình và chắc chắn nhiều bạn cũng có một thói quen rất mất vệ sinh đó là: đọc một cái gì đó trong nhà vệ sinh. Vậy thì tại sao không đọc một bài báo tiếng Anh nhỉ? Thích hợp quá còn gì, trong đấy yên tĩnh, mát mẻ, và không ai làm phiền bạn, chẳng có lý gì bạn lại lãng phí 5-10 phút quý báu đó cả. Mình kể cái chuyện tế nhị này không nhằm quảng bá cái thói quen “nhố nhăng” này của mình mà để dẫn chứng cho một điểm rất quan trọng: Hãy học mọi lúc, mọi nơi có thể. Vì sao lại thế? Vì thời gian là hữu hạn, chúng ta chỉ có 24 tiếng/ngày với vô số việc cần làm, và vô vàn nhu cầu cần giải quyết, nếu chúng ta không tranh thủ và tiết kiệm thì chúng ta sẽ chỉ thành công khi quá muộn, hoặc có khi chẳng bao giờ thành công? Bạn muốn thành công khi bạn 20 hay khi bạn 70? Người Việt chúng ta, đặc biệt là người trẻ thường có xu hướng tiền bạc thì tiết kiệm, còn thời gian thì phung phí vì nghĩ rằng mình là tỷ phú thời gian. Nhưng các bạn ạ, về thời gian, chúng ta lại nghèo hơn chúng ta tưởng đấy, tiền bạc mất có thể lấy lại được, nhưng thời gian đã mất, thì KHÔNG BAO GIỜ. Vậy nên chừng nào, nơi nào có thể học được, hãy học ngay và luôn.

Thói quen thứ ba:  Đọc sách – báo tiếng Anh.

Thế giới phẳng rồi chứ không còn hình cầu như ngày xưa nữa. Vậy nên việc bạn ngồi bên bờ Hồ đọc The Times hay The Guardian (Tên các tờ báo nổi tiếng bằng tiếng Anh của Anh) không còn là quá khó? Tìm một bản ebook free của các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới bây giờ chỉ tốn của bạn vài cái click chuột. Vậy thì tại sao các bạn không tận dụng lợi thế to lớn đó của Internet để học tiếng Anh nhỉ? Ngày xưa thì mình nhà quê hơn bây giờ, mình hay lang thang ra phố Cát Cụt ở Hải Phòng mỗi tháng mua 1kg báo Vietnamnews cũ về để luyện đọc, tốn 2000 đồng. Và nếu các bạn kiên trì hàng ngày, và mỗi tháng bạn đọc hết được 1kg báo đấy trong một năm, mình tin bạn sẽ biết nhiều từ, nhiều cấu trúc tiếng Anh hơn cả mấy anh Tây balo ở các trung tâm ngoại ngữ bây giờ. Gọi tên cái thói quen này là Đọc sách-báo bằng tiếng Anh thì cũng không đúng, vì chẳng qua mình thích đọc nên mình chọn cách này thôi, chính xác tên gọi của thói quen này đó là Hãy làm điều bạn thích bằng tiếng Anh. Ví dụ như nhiều bạn mình, họ không thích đọc, họ chỉ thích nghe nhạc, xem phim hay nghe audio book bằng tiếng Anh.

Thói quen thứ tư: Kỷ luật với bản thân mình.

Thói quen này là khó nhất, vì thắng ai thì thắng chứ thắng bản thân mình là điều không đơn giản. Bản thân ai cũng đầy cái lười, cái ì chệ, cái giờ trên TV đang chiếu phim hay mà tự bắt mình phải ngồi học thì cũng giống như bạn ngồi ăn chay trong khi xung quanh người ta ăn thịt. Nhưng hãy tin rằng người ăn thịt không bao giờ cảm nhận được cái ngon của của người ăn chay, người không học sẽ không bao giờ cảm nhận được cái thú vị của người ngồi học. Hãy rèn kỷ luật với chính mình dù bạn chỉ ngồi ở nhà một mình. Vì nếu không có kỷ luật, thì không chỉ riêng tiếng Anh mà bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng có nguy cơ thất bại.

Thói quen thứ năm: Không học khi không thoải mái.

Không ai tưới cây khi trời đang đổ nắng và không ai học hiệu quả khi đang mệt mỏi.

Thật vậy, đừng bao giờ ép mình học khi bạn đang thấy không thoải mái về sức khỏe cũng như tinh thần. Vì lúc đó bạn có học cũng vô ích. Hãy cố gắng, dù có là khó, tạo ra một tâm thế thoải mái và thư giãn nhất khi bạn bắt đầu một giờ học mới. Nhiều bạn thích học tiếng Anh vào sáng sớm vì lúc đó tỉnh táo, mình mẫn nhất……một số bạn khác thì thích học vào đầu giờ chiều vì lúc đó mát mẻ, dễ chịu, còn mình thì hay thích ngồi học lúc ban đêm, trước khi đi ngủ, cố tình học cho quên để sáng mai ngủ dậy xem mình còn nhớ được những gì. Dù khung giờ yêu thích của bạn là gì, thì hãy chắc chắn lựa chọn một thời gian phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của mình để đảm bảo khi ấy bạn sẵn sàng nhất để học, hung phấn nhất để tiếp thu. Nhớ nhé, không học khi không thoải mái.

 

Thói quen thứ sáu: Học hàng ngày

Trước khi nói về thói quen này, mình xin khẳng định rằng tuyệt đối không có cái gọi là học cấp tốc, học siêu tốc như vô số các khóa học tiếng Anh hiện nay đang rầm rộ quảng cáo suốt ngày trên các đường phố ở Việt Nam. Đó là một khái niệm cực kỳ phản giáo dục. Ôn tập siêu tốc thì có chứ học siêu tốc thì tuyệt nhiên không. Bởi vì học tập, đặc biệt là học một ngôn ngữ mới là cả một quá trình dài lâu nếu muốn đạt đến trình độ thực chất, không thể nào “siêu tốc” như ấm đun nước được. Thà rằng các bạn học đều đặn mỗi ngày 30 phút đến 1 tiếng, còn hơn các bạn chơi 3 tuần, sau đó học thông 8 tiếng một ngày trong suốt tuần cuối cùng. Điều này, học sinh sinh viên Việt Nam rất hay mắc phải. Nếu các bạn áp dụng nó với mấy môn học thuộc lòng và học xong để đấy kiểu như Triết và Tư Tưởng thì còn có thể, chứ nếu học tiếng Anh theo cách này thì cực kỳ sai lầm. Các bạn còn nhớ không, mình đã từng nói học tiếng Anh giống như tưới cây và trí tuệ của ta giống như một chậu cây cảnh. Cái cây nó cần mỗi ngày 1 lít nước đều đặn chứ không cần bị khô 1 tuần sau đó được tưới 100l, chỉ có lãng phí và không hiệu quả. Vậy nên, học hàng ngày là một thói quen cực kỳ quan trọng.

 

Thói quen thứ bảy và cũng là thói quen quan trọng nhất : Hãy hành động.

Chỉ cần vài key words và vài giây, các bạn có thể có hàng tấn tài liệu, tài nguyên bổ ích để học tiếng Anh trên mạng thông qua Google, tham khảo hàng trăm phương pháp học tiếng Anh khác nhau được chia sẻ rộng rãi, các bạn đang nuôi đủ các loại ước mơ nếu một ngày bạn giỏi tiếng Anh: đi du lịch khắp nơi, xem hết phim hay của thế giới, làm một công việc lương cao đẳng cấp quốc tế…….nhưng chỉ tham vọng và ước muốn không chưa đủ, quan trọng nhất là HÃY HÀNH ĐỘNG. Có mơ mộng thì phải có hành động, nếu không, bạn sẽ bị vỡ mộng đấy. Tư duy và quyết tâm cao, bạn đã có 10% thành công, chỉ có hành động mới đảm bảo cho bạn 80% còn lại, còn 10% cuối cùng đó là May mắn, tuy nhiên may mắn lại chỉ dành cho những ai đã hành động. Bắt đầu tham gia một CLB tiếng Anh, bắt đầu viết nhật ký bằng tiếng Anh, bắt đầu tán gái bằng tiếng Anh, bắt đầu đọc một cuốn sách hay bằng tiếng Anh…….đấy, đấy là hành động.

Vậy nên, Hãy hành động nhé, ngay và luôn, học đi và chúng ta sẽ gặp lại nhau vào tuần sau. Bye!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

British Pub where you can get more than a beer! Pub, Quán bia ở Anh Quốc – Điểm hẹn văn hóa.

Người Việt xưa có cây đa – bến nước – sân đình là nơi tụ họp, gặp gỡ, và diễn ra các hoạt động cộng đồng thì ở Vương quốc Anh và các nước phương Tây những chức năng văn hóa đó thuộc về các quán bia (Pub). Trên từng góc phố, bên cạnh những quán bar, các vũ trường (disco club) mới xuất hiện cùng nhịp sống hiện đại ồn ào, các quán pub vẫn tồn tại song song như nét đẹp văn hóa của nước Anh truyền thống. British Way sẽ cùng các bạn khám phá những câu chuyện lý thú về các quán Pub truyền thống ở nước Anh nhé.

Một quán pub truyền thống của Anh
Một quán pub truyền thống của Anh

Các quán bia (Pub) (thực ra Pub là dạng rút gọn của từ Public House –Ngôi nhà chung., mở cửa cho công chúng), là tâm điểm (focal point) trong thiết chế sinh hoạt cộng đồng của người Anh bên cạnh các nhà thờ, đặc biệt là ở các làng quê. Người dân gặp gỡ, chuyện trò, ăn uống và giải trí đều tại đó. Đó là lý do dễ hiểu vì sao có tới hơn 60.000 quán bia trên khắp nước Anh (ở Anh và xứ Wales là 53.000, 5200 ở Scotland, và 1600 ở Bắc Ai-len). Quán bia lâu đời nhất trong lịch sử có từ thế kỉ thứ 11 , tên là Fighting Cocks ở St. Albans, Herts. Văn hóa Pub ở Anh du nhập từ các quán rượu (tavern) của người La Mã (Romans) khi họ xâm lược Anh.

Trong các quán bia truyền thống, thường có hai quầy bar, một quần thường vắng hơn, nhiều nơi còn có cả vườn hoặc gác mái (terrace) để khách có thể ngồi sưởi nắng trong mùa hè. Các nhóm bạn thường có một người lần lượt mua những chầu đồ uống (rounds of drinks) cho cả nhóm. Khi các quán đông khách, khách thường phải đợi khá lâu để được phục vụ. Mặc dù không cần xếp hàng (queue) nhưng nhân viên sẽ phục vụ người đợi lâu nhất trước. Nếu bạn vô tình đánh đổ đổ uống của một người lạ, theo phép lịch sự, bạn cần phải đề nghị một cho họ một ly khác.

Một quầy bar trong pub Anh
Một quầy bar trong pub Anh

Hầu hết các quán đều thuộc về một hãng bia nào đó (a brewery) nhưng họ cũng bán các loại bia khác, cả bia tươi và bia chai, các loại bia của địa phương cũng như bia nhập từ các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ…..Loại bia phổ biến nhất của Anh là bitter, một loại bia sẫm màu, để ở nhiệt độ phòng (không nóng, không lạnh). Bia Anh thường được nấu từ mạch (malt) và hoa bia (hops).

Ngày nay, người ta ưa chuộng loại bia nhẹ (lager) hơn. Loại bia này nhạt màu hơn và uống lạnh. Guinness, một loại bia sẫm màu, có kem, còn được gọi là stout, mặc dù được sản xuất tại Ai Len (Ireland) nhưng cũng rất được dân Anh ưa thích. Ở miền Tây nước Anh, loại bia nhẹ được làm từ táo (cider) rất phổ biến. Giống như rượu vang, nó cũng ngọt nhưng mạnh hơn bia.

Bia được bán theo pints – là một ly to, và halves cho ly nhỏ hơn.

(1 Pints tương đương với 568ml của người Anh, và 473ml của người Mỹ)

Một pint bia Guiness - Bia đen của Ireland
Một pint bia Guiness – Bia đen của Ireland

Nhiều người nghĩ rằng, đã đến pub chắc chỉ để uống bia, nhưng họ cũng phục vụ cả các loại đổ uống nhẹ không cồn (soft drink/non-alcoholic).

Người Anh uống trung bình 99.4 lít bia mỗi năm, và 80% lượng bia này được tiêu thụ các quán bia và các câu lạc bộ.

Tất cả các quán bia ở Anh đều cần phải có giấy phép (rất khó để có được giấy phép này), cho phép họ được mở cửa có khi cả 24 tiếng; nhưng hầu hết các quán thường chỉ mở từ 11h sáng đến 11h đêm.

Hầu như các quán bia đều phục vụ bữa trưa. Điển hình là Ploughman’s Lunch – “”bữa trưa của người thợ cày (gồm có phomat Cheddar, bánh mỳ, dưa muối, và hành), bên cạnh đó còn có tôm (scampi) , khoai tây chiên(chip), bánh táo và khoai (pie and chip), gà và khoai chiên.

The Ploughman Lunch - "Bữa trưa của Người Thợ Cày" truyền thống. Ngon!!!
The Ploughman Lunch – “Bữa trưa của Người Thợ Cày” truyền thống. Ngon!!!

Các quán bia đều có những cái tên truyền thống có từ rất lâu đời. Những cái tên điển hình như The Chequers, The White Swan, The Crown, The King’s Arms, The Red Lion và The White Horse. Người Anh cũng có thói quen sử dụng tên của quán pub để chỉ đường “Turn left at the Rose and Crown”. Phía ngoài của quán pub luôn có biển hiệu (sign) có tên và hình ảnh của quán.

Một biển hiệu của quán Pub
Một biển hiệu của quán Pub

Vào một quán bia của Anh, bạn có thể tham gia rất nhiều các trò chơi thú vị, đặc biệt là trò ném tiêu (darts) rất phổ biến. Các quán bia cổ ở vùng nông thông vẫn còn giữ được các trò chơi truyền thống như “Bat and Trap”(ở Kent) được chơi từ hàng trăm năm nay.

Theo luật pháp Anh, độ tuổi hợp pháp để có thể mua bia, rượu là 18 tuổi, nhưng nếu được sự cho phép của chủ quán (licensee), người 16-17 tuổi có thể được uống một ly bia, rượu vang, hoặc bia táo tại bàn ăn ở khu vực riêng nếu đi cùng với một người lớn. Việc bán bia rượu cho người đã say là bất hợp pháp. Mua rượu bia cho một người dưới tuổi (a minor) sẽ bị phạt tại chỗ (on-the-spot fine) £80.  Người 14 tuổi có thể vào quán bia một mình nếu chỉ để ăn. Trước 9h tối, trẻ em được phép đi cùng cha mẹ vào quán bia để ăn tối. Tuy nhiên, nếu ở nhà, trẻ em chỉ cần từ 5 tuổi trở lên nếu được phép của cha mẹ (parental consent) có thể được uống đồ uống có cồn.

Bạn có biết?

  • Từ Pub-crawl (đôi khi còn gọi là bar-crawl, bar-tour, hay bar-hopping) thường được dùng để chỉ một cuộc vui chè chén giữa một nhóm bạn, họ thường đi hết quán pub này đến quán khác, mỗi quán chỉ uống một vài chầu. Tiếng Việt thường dịch là “Cuộc rượu chè bù khú” xem ra không chuẩn và mang ý tiêu cực, thực sự đây là một nét văn hóa điển hình rất vui nhộn của các nước phương  Tây ngày nay. Hãy vui và hãy uống, miễn đừng tự biến mình thành một “hangover” (chỉ người uống quá nhiều, đến ngày hôm sau vẫn còn “trên mây”) là được.
  • Gastro-pub (sự kết hơp giữa Gastronomy và Pub) là một kiểu hình quán pub mới ở Anh, không chỉ là nơi bán bia rượu và các món ăn bình dân, mà còn phục vụ những món ăn ngon, cao cấp (fine-dining) được dân Anh rất ưa chuộng. Năm 1991, quán The Eagle ở khu vực Clerkenwell, London là trở thành gastropub đầu tiên. Đến năm 2012, từ gastropub mới được đưa vào từ điển Meriam Webster.
  • Ở Anh, nếu có một nhà thờ tên là St.Mary thì quán pub gần nhất sẽ có tên là The Star.
  • Tập quán trong các pub của Anh khác biệt so với các quán bar Mỹ. Ở Anh, bạn phải tự đến quầy bar để gọi đồ uống và thức ăn và trả tiền ngay, không có phục vụ tại bàn. Nhân viên của quán pub cũng không thường xuyên được cho tiền boa (tipping). Nhưng nếu muốn tip cho nhân viên quầy bar, theo truyền thống người ta thường hỏi “Would you like a drink yourself?”
  • Chủ của một quán pub thường được gọi là “publican” hay “landlord”. Nhân viên quầy bar được gọi là Bartender (nam) hoặc Barmaid (nữ)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook and use them to tell your own story.

  1. Pub (n)
  2. Focal point (n)
  3. Tavern (n)
  4. Romans (n)
  5. Terrace (n)
  6. Rounds of drinks (n)
  7. Queue (v)
  8. A brewery (n)
  9. bitter (n)
  10. malt (n)
  • hops (n)
  • lager (n)
  • cider (n)
  • Pint/halves (n)
  • Soft-drink/non-alcoholic (n)
  • Sign (n)
  • Darts (n)
  • Licensee (n)
  • A minor (n)
  • On-the-spot fine (n)

 

Actually, Really hay In fact?

 

Actually, Really và In fact đều là những từ thường gặp trong giao tiếp hàng ngày, hay được sử dụng để nhấn mạnh tính chất thật – thực sự của sự việc. Hiểu mơ hồ sự tương đồng giữa các từ này đôi khi làm bạn bối rối khi sử dụng hoặc sử dụng không chính xác mà không biết. Tuần này, tàu EFA dừng ở ga Stop-Confusing (Thôi đừng phân vân) sẽ cung cấp cho các bạn vài lưu ý nhỏ về sự khác biệt giữa những từ này nhé.

Từ lóng về toilet và vệ sinh tiếng Anh. Toilet Slangs. www.english4all.vn

How does an English man talk about the call of nature??? Từ lóng về Toilet và vệ sinh trong tiếng Anh.

Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào chuyện “trả lời tiếng gọi tự nhiên” cũng là vấn đề nhạy cảm và tế nhị, và tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ. Biết phải nói như thế nào đây cho lịch sự khi bạn đang tiếp chuyện một người bạn ngoại quốc bằng tiếng Anh thì lại bị gọi đi gặp anh William Cường gấp??? Người Anh vốn nổi tiếng là lịch lãm và khéo léo trong giao tiếp, và để nói về những điểm nóng này, họ sở hữu vô số những từ lóng (slang) và uyển ngữ (euphemisms) mà chúng ta không thể không biết nếu muốn trở thành một người thực sự giỏi tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh thuần thục. Chuyến tàu hàng của English4ALL đưa các bạn đến ga Street English hôm nay chắc chắn là một điều hiếm gặp hoặc không bao giờ có trong các giáo trình tiếng Anh giao tiếp. Hey guys, all aboard!!!!

 

Nickname của toilet là gì???

Toilet Slang

Ngoài những tên gọi tương đương quá phổ biến của toilet như: bathroom, restroom, bạn biết được bao nhiêu nickname khác trong tiếng Anh của căn phòng nhỏ nhất trong nhà (smallest room in the house)??? Thực sự, có rất nhiều tên gọi khác bớt “nhạy cảm” đi rất nhiều mà người Anh đã sáng tạo qua hệ thống từ lóng rất phong phú của họ. Thử đếm xem nhé!

lav / lavvy: là dạng viết tắt của lavatory“Just going to the lavvy/luvvy!”

loo: bắt nguồn từ “bourdaloue” trong tiếng Pháp, nghĩa là cái bô dành cho phụ nữ có hình giống như một chiếc thuyền.Tuy nhiên từ loo vừa có nghĩa là phòng vệ sinh (He is in the loo) vừa có nghĩa là cái bồn cầu (He is on the loo), đừng dùng nhầm giới từ nhé, kỳ lắm.

Cái "bourdaloue" này chính là khởi nguồn của từ loo mà chúng ta hay dùng.
Cái “bourdaloue” này chính là khởi nguồn của từ loo mà chúng ta hay dùng. www.english4all.vn

thunder-box: Do những người lính Anh gốc Ấn tạo ra.

Bog: là từ lóng của riêng người Anh. Has that bog got anyone in it? (Trong nhà vệ sinh có ai ko?)

Big white telephone:  ở Anh người ta đôi khi nói “call Ralph on the big white telephone, talk to Ralph on the big white telephone, and call Huey on the big white telephone.” Thật là hài hước quá đi!

Can: Khi nói ai đó đã vui rồi, và không còn “buồn” nữa, người ta nói “He’s on the can”.

De-funk and re-rag: tắm và thay quần áoMan, I gatta get home to de-funk and re-rag

(Ê cu, tao phải về qua nhà tắm và thay đồ đã nhé)

dunny: từ lóng chỉ toilet của người Úc và New Zealand hay sử dụng.

john: Khi ai đó nói, “I need to go to the john.” Đừng làm phiền họ nữa nhé, họ đang “không vui” đấy. Nhưng “I am on the john” nhé.

Nếu có một vị khách người Anh đến chơi nhà bạn và hỏi

“Could you point me to the little girl’s room, please?”

đừng trả lời “No, I don’t have any daughter or sister” nhé. Bởi vì:

little boy’s room: là uyển ngữ của the chaps’ loo (phòng vệ sinh nam)
little girl’s room: là uyển ngữ của the ladies’ loo (phòng vệ sinh nữ)

hafta go to the potty. Potty cũng là tên gọi khác của toilet

the bogs: từ của các học sinh Anh để nói về toilet.

“going up the end of the garden”: ngày xưa người dân Anh cũng đã một thời có nhà vệ sinh phía sau vườn giống như nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam hiện nay.

Gọi: John, where are you?

Đáp: I’m in the shit house/shit room/shitter.

Từ ngữ đã nói lên tất cả, không cần giải thích gì thêm.

He was in the bathroom sitting on the throne/ on the pan.

Bạn có tin rằng đôi lúc bạn ngồi “trong đó” có cảm giác sung sướng như ngồi trên ngai vàng không (throne) không? Đó là lý do đôi khi người ta còn gọi nơi ấy là throne room.

Câu hỏi nhỏ:

Trong video clip trên, ở phút 1:32  nam ca sĩ đang cần gì nhất?

What is the singer looking for when he is sitting on the throne?

A. toilet roll

B. ass gasket

C. ass-wipe

D. bog roll

Answer: All options are correct. (Các phương án B-C-D đều là từ lóng của A: giấy vệ sinh)

Làm thế nào để “xin phép cô, em đi……..” theo cách của người Anh?

Để nói về chuyện tế nhị này, người Anh có vô số cách. Phổ biến nhất là  “answer the call of nature” (trả lời tiếng gọi của tự nhiên)

Ví dụ: Stop the car here! I have to answer the call of nature.

(Dừng xe đây tí đi! Tôi cần đi gặp bạn)

There was no break in the agenda, not even for the call of nature.

(Chương trình họp không có thời gian giải lao, đến thời gian đi….cũng không có)

Còn có rất nhiều uyển ngữ khác như

Off to chase a rabbit Gone to pick daisies
 Just going to check on the scones Gone to change the barrel
 Gone to lay some cable Gone to explore the geography of the house
 Just off to ride the porcelain bus Need to make a pit stop
 Gone to post a letter Gone to powder one’s nose
 Off to visit St John Off to spend a penny

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tỏ ra thực sự lịch sự ở nơi công cộng, chỗ đông người.

Bạn có thể nói:
“Excuse me, can you tell me where the facilities/the Gents/the Ladies are?”

Chúc các bạn từ nay tự tin ứng đối bằng tiếng Anh trong những tình huống khó nói này nhé!

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Thành ngữ tiếng Anh về bóng đá ( Foodball). Idioms. www.english4all.vn

Football gives you not only incredible scores but also some amazing idioms. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ Bóng đá (Football Idioms)

Mấy hôm nay chẳng hiểu sao cả ở Việt Nam và ở Anh lại nóng thế, đặc biệt là lúc từ nửa đêm cho đến gần sáng, phải chẳng đó là hơi nóng từ chảo lửa World Cup đang thổi về từ rừng Amazon???? Suy cho cùng, tuy thuộc hàng con cháu trong thế giới thể thao (mới gần 130 tuổi nếu tính từ The Football League-giải đấu đầu tiên ở Anh năm 1888), nhưng bóng đá (Football/Soccer) đã thổi vào cuộc sống của chúng ta những luồng gió vô cùng tuyệt diệu. Người ta đã ăn bóng đá, ngủ bóng đá, nằm mơ bóng đá và cả nói bóng đá nữa. Thật vậy, bóng đá không những “ghi bàn” vào đời sống thế giới mà còn để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ, đặc biệt là trong tiếng Anh, quê hương của môn thể thao vua này. Hãy cùng English4ALL khám phá những cụm từ và thành ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ bóng đá nhé! All aboard!!!!

Football Idioms 2

1. Bất kỳ một nhân viên nào mới được tuyển, mình luôn dặn dò các em phải “keep your eye on the ball” tức là phải luôn để mắt, tập trung cao độ vào công việc. Nếu ai đó không tập trung, sao lãng, lơ là, tức là họ đã “take his/her eye off the ball” rồi.

Ví dụ: “If you want to be successful in this job, you have to keep your eye on the ball”

(Nếu em muốn thành công trong cái nghề này, em phải tập trung vào)

2. Ngày xưa khi mình còn làm ở bộ phận này, mình sẽ trực tiếp tham gia vào các phần của dự án, tuy nhiên bởi vì bây giờ mình đã chuyển sang bộ phận khác rồi, dù rất muốn xắn tay hỗ trợ các bạn, nhưng mình cũng chỉ có thể “to watch from the sidelines”, quan sát từ xa, đứng nhìn  thôi. Haizzz. Phải “watch from the sidelines” thì mới hiểu nổi sự bực tức của Sir Alex Ferguson khi ngồi ngoài xem Rooney không ghi được bàn mà không vào đá thay được.

Ví dụ: I moved to Marketing Department, so I no matter how hard Sale teams tried to solve the problem, I can watch from sidelines only without any help.”

(Tớ chuyển sang phòng Marketing rồi nên vì vậy dù bọn Sales có cực khổ như thế nào trong việc giải quyết vụ này thì tớ cũng chịu, chỉ đứng xem chứ không giúp được gì)

3. Trong đá bóng, khi hai cầu thủ đứng ở giữa sân phát bóng cho nhau, đó chinh là nghi thức bắt đầu trận đấu bóng. Dần dần, cuộc sống cũng mượn hình ảnh đó của bóng đá để nói về việc bắt đầu một việc gì đó bằng cách nói “to kick something off” hay “kick off”.

Ví dụ: If you are interested in that idea, it should kicked off right now”

(Nếu cậu thích thú với cái ý tưởng đó, thì phải “nhích” ngay đi!!!!”

4. Nếu ai đó “to move the goalposts” không phải là họ khiêng cái khung thành ra chỗ khác, đơn giản là họ đang thay đổi luật chơi mà thôi.

Ví dụ: Xi Jinping got very angry because Vietnamese government moved the goalposts: shouting loudly instead of keeping silent as usual.

(Tập Cận Bình rất cú khi chính phủ Việt Nam đã thay đổi luật chơi: hét thật to thay vì giữ im lặng như mọi khi”

5. “A political football” không phải là một trận đấu bóng giữa Tập Cận Bình với Barack Obama, hay trận bóng giữa các chính trị gia. Tập tuổi gì mà đòi đá với Obama, đó là một vấn đề đang được bàn cãi hay gây nhiều tranh cãi.

Ví dụ: Immigration is a political football in the United Kingdom

(Nhập cư là vấn đề gây nhiều bàn cãi ở Anh Quốc)

6. Tối qua mình thức khua quá, thể nào hôm nay không thể nào “on the ball” – nhanh nhẹn, tinh nhanh như mọi ngày được. Haizzz.

Ví dụ: Watching Worldcup till late last night made me unable to be on the ball at work today.

(Tối qua xem World Cup muộn quá làm tớ hôm nay không thể nào mà nhanh nhẹ được ở chỗ làm)

7. Nếu bạn “kick around” với một cô gái, xin lỗi, bạn suốt đời FA,vì phụ nữ không giờ thích người ứng xử thô lỗ, và thiếu tôn trọng cả.

Ví dụ: “Sorry, you are very nice, but I am sorry, because I realised that you are good at kicking me around only.

(Xin lỗi, anh rất tốt, nhưng em rất tiếc, bởi vì em nhận ra rằng anh chỉ giỏi không tôn trọng và lỗ mãng với em thôi)

8. Trong bóng đá, những kẻ đá dội lưới nhà bao giờ cũng bị coi là tội đồ đối với người hâm mộ, và trong cuộc sống cũng vậy, nếu như bạn “to score an own goal” tức là bạn đã mua dây buộc bụng, hay nói dân dã là tự tay bóp………cổ mình, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình.

Ví dụ: By introducing her best friend, Quan Kul, to her boyfriend, Maria Ozawa scored an own goal. He left her to get married to Quan.

(Chính vì giới thiệu bạn thân nhất của mình, Quân Kul với bạn trai, Maria Ozawa đã tự hại mình. Anh ta đã bỏ nàng và kết hôn với thằng Quân)

9. Ngày xưa ngày còn ở Việt Nam, mình có lên Megastar xem bộ phim Mỹ “She is out of my league”, hồi đó ngu, chẳng biết dịch thế nào cho phải, nhưng bây giờ đỡ nhiều rồi, đã biết từ ‘league” còn được dùng để chỉ một tầng lớp, một giới nào đó cụ thể trong xã hội. Như mình, đi bộ, ăn mặc bình thường, dùng Nokia 1200 mà lại đòi yêu một em chân dài, chỉ quen đi bốn bánh, xài Vertu xách hàng hiệu, thì quá là “đùa mốc mà đòi mâm son”. Tiếng Anh thì nói ngắn gọn hơn “out of league” (ngoài tầm với)

Ví dụ: Taylor Swift is out of my league, because I am very poor and stupid.

(Taylor Swift nằm ngoài tầm với của tôi, một thằng đã ngu lại còn nghèo.)

10. Trong cuộc đấu tranh của Việt Nam chống sự bành trướng xấu xí của Trung Quốc, rất nhiều quốc gia đã “take sides with us”, họ đã bày tỏ sự ủng hộ, về phe với chúng ta.

Ví dụ: Many countries will surely take sides with Vietnam in the long-term struggle against Chinese expansionism.

(Trong cuộc đấu tranh lâu dài chống chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, rất nhiều quốc gia sẽ đứng về phía Việt Nam)

11. “Thổi còi” trong bóng đá tức là cảnh báo phạm luật, còn nếu bạn “thổi còi” ai đó (to blow the whistle on someone) thì tức là bạn cảnh cáo những việc làm sai trái của họ. Whislte là cái còi, không phải cái kèn nhé.

Ví dụ: Angry protests in Vietnam blow the whitsle on China to stop its invasion. Unfortunately, it is deaf.

(Những sự phản đối giận dữ ở Việt Nam cảnh báo Trung Quốc hãy ngừng hành động xâm lấn của chúng lại. Rất tiếc, chúng nó bị điếc.)

12. Không những trong bóng đá, mà trong kinh doanh, công việc, cuộc sống, chúng ta luôn cần phải có những chiến lược, những “game plan” để đảm bảo thành công.

Ví dụ: M&A is shaped out in our game plan for next stage.

(Mua bán và sát nhập được định hình trong chiến lược của chúng tôi cho giai đoạn tới)

13. Ở trong bóng đá, thường chẳng có ai biết trước tỉ số (trừ bọn nhà cái và bán độ!!!!) nhưng trong cuộc sông, nếu ai đó “know the score” tức là họ đã biết hết về tình hình trong một trường hợp nào đó.

Ví dụ: It is no need to inform her of termination. She seems to know the score.

(Khỏi cần phải báo cho nó về chuyện đuổi việc. Có vẻ như nó biết trước rồi!)

14. Nếu một ý tưởng, sự kiện hay bất kì điều gì đó mang tính thay đổi quan trọng cách nghĩ, cách làm, người ta sẽ gọi đó là “a game changer

Ví dụ: Hiring Mark should be a real game changer for the company.

(Thuê thằng Mark về sẽ là một bước chuyển mình trọng đại cho công ty)

 Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Bạn có biết?

– “Chó ngáp phải ruồi!” tiếng Anh sẽ nói như thế nào? Đơn giản: What a score!

 

Look! Which idioms you get today? Drop them in your notebook.

* Đừng giam hãm những thành ngữ mới này trong cuốn sổ của bạn. Hãy “thả” chúng ra trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào mà bạn thấy là có thể phù hợp để sử dụng. Dùng chúng thường xuyên, chúng sẽ là của bạn.

to keep one’s eye on/to take one’s eye off) the ballOut of league
to kick something offto take sides
to move the goalposts a game plan 
a political football to blow the whistle on someone 
to be on the ballto know the score 
to kick someone arounda game changer
to score an own goal to watch from the sidelines

(NEW) NOW THE TIME FOR WRAPPING UP

[WATU 2]

Nguồn gốc từ Gay. Word Origin. www.english4all.vn

“I am a Gay, and she is a Les.” – Nguồn gốc các từ chỉ tính thứ 3 trong tiếng Anh.

Trên đường phố London ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hai người đàn ông hoặc hai người phụ nữ nắm tay nhau, cười nói, ôm hôn…..dường như họ rất đang hạnh phúc. Bạn có thể đoán biết được rằng họ thuộc về phần thứ 3 của thế giới. Đã bao giờ bạn tự hỏi những từ chỉ những người đồng tính bắt nguồn từ đâu chưa? Chuyến tàu đầu tuần của English4ALL ngày hôm nay sẽ cùng bạn khám phá nhé!

I have a gay teacher!

Nguồn gốc từ Gay và từ Lesbian trong tiếng Anh www.english4all.vn
Vào những năm 40-50 của thế kỉ trước, nếu như bạn nói câu trên, sẽ ít ai hiểu rằng thầy giáo của bạn là một người đồng tính nam cả, đơn giản họ chỉ biết rằng thầy giáo của bạn rất vui tính.  Thật vậy, từ “gay” mặc dù xuất hiện từ thế kỉ 12 bắt nguồn từ “gai” trong trong tiếng Pháp cổ (Old French) nhưng khi ấy lại mang nghĩa vui vẻ, hân hoan (joyful) hay vô tư (carefree) và sặc sỡ, rực rỡ (bright and showy), và rất hay được sử dụng trong các bài diễn văn và sáng tác văn học. Nhưng đến thế kỉ 19, từ Gay lại được dùng để chỉ một cô gái làng chơi (a prostitute) và khi ấy a gay man đương nhiên được hiểu như từ “trai bao”. Đến tận năm 1955, từ gay mới chính thức mang ý nghĩa như ngày nay, dùng để chỉ những người nam giới đồng tính (homosexual males). Vì sao người Anh lại dùng từ gay mặc dù đã có từ đồng giới (homosexual). Đơn giản là vì họ cho rằng từ homosexual nghe có vẻ như chỉ bệnh lý (clinical sounding) và hàm ý xúc phạm (offensive) những người đồng tính. Cho đến những năm 1980s, một nghĩa mới của từ gay lại tiếp tục xuát hiện trong giới trẻ Mỹ dùng để chỉ cái gì đó ngớ ngẩn, hay không hoàn chỉnh (stupid- lame), vậy nên bạn đừng ngạc nhiên khi nghe ai đó nói “That movie was gay” nhé! Và bạn có biết người Việt xưa dùng từ gì để chỉ những người nam giới đồng tính không? Nếu biết hãy comment phía dưới cho mọi người cùng biết nhé (Gợi ý: Không phải là từ pê-đê đâu, vì từ đó bắt nguồn từ pédéraste của tiếng Pháp, vậy nên không phải là thuần Việt)

Những cô gái yêu nhau từ đâu đến? – Từ một hòn đảo.

Nguồn gốc từ Lesbian trong tiếng Anh

Nếu như từ gay với ý nghĩa chúng ta đang nói tới còn khá “trẻ” khi mới chỉ xuất hiện từ thế kỉ 20 thì ngược lại, từ chỉ những người đồng tính nữ lesbian lại có một nguồn gốc xa xưa và cực kỳ lãng mạn. Tại hòn đảo Lesbos của Hy Lạp nằm ở vùng biển phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), từ thế kỉ thứ 6-7 trước công nguyên đã có cả một nền văn minh, đó là nơi nhà hiền triết Aristotle từng sống và nhà triết học (philosopher) Theophratus được sinh ra. Ở đó có Soppho, một nữ nhà thơ (poetess) nổi tiếng; và qua những bài thơ còn lại bà, người ta rất tin rằng giữa nữ thi sĩ và các fan nữ (followers) của bà đã có chuyện tình cảm đồng giới (homosexual love). Điều đó là có thật hay chỉ là huyền thoại (legend)? Không ai có thể chứng minh được, cũng có lẽ vì thời đó chưa có Facebook nên chúng ta không biết được fanpage của Sappho có bao nhiêu người theo dõi (followers) và chính xác bà có bao nhiêu cuộc tình qua những tấm hình??? Chỉ biết rằng cho đến những năm 1870 lesbian không còn là từ chỉ riêng người dân sinh sống ở đảo Lesbos nữa mà đã trở thành từ chung để chỉ những người phụ nữ có khả năng tự mang lại tình yêu và hạnh phúc cho nhau. Người ta cũng mượn tên của nữ nhà thơ Sappho để tạo ra từ sapphism – để chỉ mối quan hệ luyến ái giữa nữ giới.

Bạn có biết?

  • Xã hội Hy Lạp cổ đại (Ancient Greece) văn minh hơn rất nhiều xã hội hiện đại ngày nay vì họ chấp nhận quan hệ đồng tính (homosexuality) như một điều bình thường.
  • Quan hệ đồng tính nam ở Anh là bất hợp pháp cho đến năm 1967. Vì nhắc đến ai đó là người đồng tính thường mang tính miệt thị, xúc phạm, nên người ta thường dùng từ “sporty” với nữ và “artistic” với nam- để chỉ những người đồng tính nam (gay)
  • Bringing Up Baby năm 1938 là bộ phim đầu tiên sử dụng từ Gay để chỉ quan hệ đồng tính.

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Look! Which words you get today? Drop them in your wordbook.

  1. Old French(n)
  2. joyful (adj)
  3. carefree (adj)
  4. bright/showy(adj)
  5. prostitute (n)
  • homosexual(adj)
  • clinical sounding (adj)
  • offensive (adj)
  • poetess (n)
  • follower (n)

PAPA – PAUL ANKA – BÀI HÁT CHO NGÀY CỦA CHA (FATHER’S DAY)

Chủ Nhật thứ Ba trong tháng Sáu luôn được người Anh mặc định là Father’s Day (Ngày của Cha). Hôm nay, bạn đã gửi những lời chúc mừng- những món quà đến người cha thương yêu của mình chưa?  English4ALL xin gửi tặng những người đàn ông trên thế giới này, những người đã –đang- và sẽ làm cha một bài hát rất nổi tiếng và rất xúc động về người cha: Papa – Paul Anka.

http://www.youtube.com/watch?v=CPT3s2RwF2o

LYRICS/LỜI BÀI HÁT

Everyday my papa would work
Mỗi ngày cha lại đi làm
To try to make ends meet
Để trang trải cuộc sống
To see that we would eat
Để cho chúng tôi có cái ăn
Keep those shoes upon my feet
Để giữ cho chân tôi luôn có giày mà đi
Every night my papa would take me
Mỗi đêm, cha tôi lại bế tôi lên
And tuck me in my bed
Và đặt tôi vào giường của mình
Kiss me on my head
Hôn lên trán tôi
After all my prayers were said
Sau khi tôi đã cầu nguyện

Growing up with him was easy
Lớn lên trong vòng tay của cha thật dịu êm
The time had flew on by
Thời gian dần trôi qua
The years began to fly
Năm tháng dần đi qua
He aged and so did I
Cha đã có tuổi và tôi đã lớn

And I could tell
Và tôi nhận thấy
That mama she wasn’t well
Rằng mẹ tôi đã không còn khỏe nữa
Papa knew and deep down so did she
Cha biết và trong lòng mẹ cũng biết điều đó
So did she
Mẹ cũng biết điều đó
When she died
Khi mẹ ra đi
Papa broke down and he cried
Cha như tan nát cõi lòng và ông khóc
And all he could say was, “God, why not take me!” 

Và tất cả những gì cha có thể nói chỉ là: “Chúa ơi, sao không mang con đi!” 
Everyday he sat there sleeping in a rocking chair
Ngày nào ông ngồi đó, ngủ trên chiếc ghế đu
He never went upstais
Cha không bao giờ đi lên gác nữa
Because she wasn’t there
Bới vì mẹ đây còn ở đó nữa. 

Then one day my Papa said, 
Rồi một ngày, cha tôi nói, 
“Son, I’m proud of how you’ve grown”
“Con trai à, cha tự hào vì con đã khôn lớn” 
He said, “Go out and make it on your own. 
Cha còn nói, “Hãy ra ngoài đó và làm chủ cuộc đời của riêng con.” 
Don’t worry. I’m O.K. alone.” 
Đừng lo cho cha, Cha ở một mình được mà” 

He said, “There are things that you must do”
Cha nói, “Còn có nhiều việc con phải làm” 
He said, “There’s places you must see”
Cha nói, “Còn có nơi con phải thấy” 
And his eyes were sad as he
Và đôi mắt ông trông buồn như khi….
As he said goodbye to me
….Khi cha nói lời tạm biệt tôi

Every time I kiss my children
Mỗi khi tôi hôn những đứa con của mình
Papa’s words ring true
Những lời cha nói lại vang lên
He said, “Children live through you. 
Ông nói, “Bọn trẻ sống quanh con. 
Let them grow! They’ll leave you, too”
Hãy để chúng khôn lớn! Và chúng sẽ cũng sẽ lại phải rời con mà đi” 

I remember every word my Papa used to say
Tôi còn nhớ từng lời cha từng nói
I live that every day
Tôi sống như thế mỗi ngày
He taught me well that way
Ông đã dạy tôi khôn lớn bằng cách đó

Every night my papa would take me
Mỗi đêm, cha tôi lại bế tôi lên
And tuck me in my bed
Và đặt tôi vào giường của mình
Kiss me on my head
Hôn lên trán tôi
After all my prayers were said
Sau khi tôi đã cầu nguyện

Every night my papa would take me
Mỗi đêm, cha tôi lại bế tôi lên
And tuck me in my bed
Và đặt tôi vào giường của mình
Kiss me on my head
Hôn lên trán tôi
After all my prayers were said
Sau khi tôi đã cầu nguyện

 

Một số cụm từ cần ghi nhớ trong bài hát: 

  • make ends meet (phrase): to have enough money to pay for the things you need.

Trang trải cuộc sống (sống ở mức tạm đủ, đủ để trang trải các hóa đơn và các như cầu cơ bản, không dư giả)

Example: I have to work hard to make ends meet.

(Tôi phải làm việc rất vất vả mới đủ sống)

 

  • broke down (Phrasal verb)

–       If a machine or vehicle breaks down, it stops working.

Với máy móc hay xe cộ: break down mang nghĩa: hỏng, dừng hoạt động

Example:

My car broke down on the way to her house. In other words, it spoilt my date that night.

(Xe của tôi bị hỏng trên đường đến nhà nàng.

Nói cách khác, nó đã làm hỏng cuộc hẹn hò của tôi tối hôm đó)

–       If a person breaks down, he or she is unable to control the feelings and to start to cry.

Với người: break down mang nghĩa suy sụp tình thần,không kiểm chế được cảm xúc (và thường khóc). Đây là ý nghĩa sử dụng trong bài hát này.

Example:

When we gave her the bad news, she broke down and cried.

(Khi chúng tôi báo tin xấu, chị ấy đã suy sụp và khóc)

 

Bạn có biết?

  • Paul Albert Anka  (sinh năm 1941) là một ca sỹ, nhạc sỹ và diễn viên người Canada. Ông nổi tiếng vào cuối những năm 1950 và trong suốt thập niên 60-70 với những bản hit như Diana, Lonely Boy, Put your head on my shoulder, và (You’re) Having My Baby. Ông còn viết những bản nhạc nổi tiếng làm nhạc nền cho talk show The Tonight Show Starring Johnny Carson. Onng cũng chính là người viết lời tiếng Anh bài hát làm nên tên tuổi (signature song) cho Frank Sinatra “My Way” (nguyên gốc từ bài hát tiếng Pháp “Comme d’habitude”).
    Paul Anka
  • Ở Anh và Mỹ, Canada và phần lớn các nước khác, Ngày của Cha (Father’s Day) mặc định là ngày chủ nhật thứ Ba trong tháng Sáu, tuy nhiên, ở Australia và New Zealand, ngày này lại là Chủ nhật đầu tiên của tháng Chín. Một số nước lại có Ngày của Cha riêng của mình, ví dụ như Thụy Điển là ngày Fars Dag vào chủ nhật thứ hai của tháng 11.

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Radio log 2: 6 thói quen xấu của người Việt học tiếng Anh

“Những thói quen xấu nào làm cho chúng ta học tiếng Anh mãi mà vẫn chưa hiệu quả?” câu hỏi đó ít khi chúng ta chú tâm tìm kiếm câu trả lời. Nhưng dù muốn hay không thì những thói quen khó ưa đó vẫn làm lãng phí của bạn nhiều tiền bạc và thời gian trong việc học tiếng Anh. Chuyến tàu cuối tuần của English4ALL hôm nay sẽ cùng trao đổi với bạn về những thói quen không nên có đó tại ga Weekend Gossip (Chém gió cuối tuần). Thử xem bạn đang mắc thói quen xấu nào nhé?