Can’t take my eyes off you – FRANKIE VALLI: LỜI THÚ NHẬN NGỌT NGÀO.

Với bạn, thế nào là một lời tỏ tình lý tưởng? Một rừng hoa và ngập tràn ánh nến? Một buổi chiều đẹp trời hay một không gian lãng mạn? Có những người họ gửi gắm thông điệp tình yêu vào những câu ca, điệu nhạc bay bổng, những cũng có những anh chàng vụng dại không biết làm gì hơn là đứng trước người mình yêu mà “thú nhận”: “Xin thứ lỗi, nhưng anh không thể rời mắt khỏi em được, em quá tuyệt vời để là sự thật, xin cho anh được yêu em, em nhé….”. Thế đấy, tình yêu cần gì hơn một sự chân thành. Dù là lãng mạn, ngọt ngào hay một lời thú thật chỉ đơn giản đến vậy thôi cũng đủ làm bùng cháy lên tình yêu, sợi dây sẽ gắn kết hai người xa lạ thành một thế giới thân quen trong suốt cuộc đời. Người ta vẫn thường lầm tưởng rằng “tỏ tình và thú nhận tình yêu” là đặc quyền của những người mới yêu. Đó là một sự sai lầm khó chữa. Đã bao lâu rồi bạn không tỏ tình với ai, hoặc đã bao lâu rồi bạn quên chưa nói với người bạn đời của mình, “Này em, em đẹp quá, anh không thể rời mắt khỏi em được”. Đừng ngại ngùng, hãy thú nhận điều đó mỗi ngày với người mình yêu, hay với người bạn đồng hành của mình, bạn sẽ thấy rằng tình yêu là một thế giới ngọt ngào không có tuổi. Yêu và được yêu, chẳng phải chúng ta đến với thế giới này đều chỉ để làm hai việc quan trọng nhất đó sao? Hãy cùng English4ALL tận hưởng giai điệu tuyệt vời của “Can’t take my eyes off you” – một lời thú nhận ngọt ngào bất hủ trong một ngày Chủ nhật đẹp trời như hôm nay. All aboard!

Lyrics

You’re just too good to be true
Can’t take my eyes off you
You’d be like heaven to touch
I wanna hold you so much

At long last love has arrived
And I thank God I’m alive
You’re just to good to be true
Can’t take my eyes off of you

Pardon the way that I stare
There’s nothing else to compare
The sight of you leaves me weak
There are no words left to speak

But if you feel like I feel
Please let me know that it’s real
You’re just to good to be true
And my baby
Can’t take my eyes off of you

I love you baby
And if it’s quite all right
I need you baby
To warm the lonely night
I love you baby
Trust in me when I say

Oh, baby baby
Don’t bring me down, I pray
Oh pretty baby
Now that I found you, stay
Let me love you, baby
Let me love you, baby

You’re just too good to be true
Can’t take my eyes off of you
You’d be like heaven to touch
And I wanna hold you so much

At long last love has arrived
And I thank God I’m alive
You’re just to good to be true
Can’t take my eyes off of you

I love you baby
And if it’s quite all right
I need you baby
To warm the lonely night
I love you baby
Trust in me when I say

Oh, pretty baby
Don’t bring me down, I pray
Oh pretty baby
Now that I found you, stay

Lời dịch của English4ALL

Em quá tuyệt vời để có thể là hiện thực
Anh không sao rời mắt khỏi em
Em như thiên đường anh chạm đến
Anh muốn ôm em biết bao nhiêu

Cuối cùng rồi tình yêu cũng đã đến
Tạ ơn Thượng Đế anh còn sống
Em quá tốt đẹp để có thể là hiện thực
Anh không sao rời mắt khỏi em

Thứ lỗi nhé, cách anh nhìn em đắm đuối
Chẳng có thứ gì so sánh nổi đâu
Nhìn thấy em thật khiến anh yếu đuối
Chẳng còn lời nào thốt nổi trên môi

Nhưng nếu em cũng cảm nhận giống như anh
Làm ơn cho anh biết rằng đó là sự thật
Em quá tuyệt vời để có thể là sự thật
Và em của anh ơi
Anh không sao rời mắt khỏi em

Anh yêu em, em hỡi
Và nếu điều đó là đúng
Anh cần em, em hỡi
Để sưởi ấm đêm quạnh hiu
Anh yêu em, em hỡi
Hãy tin anh, lời anh nói

Ôi, em, em yêu hỡi
Đừng khiến anh thất vọng, anh xin em
Ôi em yêu kiều
Giờ anh đã tìm ra em, hãy ở lại nhé
Cho anh được yêu em, em hỡi
Cho anh được yêu em, em hỡi

Em quá tuyệt vời để có thể là hiện thực
Anh không sao rời mắt khỏi em
Em như thiên đường anh chạm đến
Anh muốn ôm em biết bao nhiêu

Cuối cùng rồi tình yêu cũng đã đến
Tạ ơn Thượng Đế anh còn sống
Em quá tuyệt vời để có thể là hiện thực
Anh không sao rời mắt khỏi em

Anh yêu em, em hỡi
Và nếu điều đó là đúng
Anh cần em, em hỡi
Để sưởi ấm đêm quạnh hiu
Anh yêu em, em hỡi
Hãy tin anh, lời anh nói

Ôi, em, em yêu hỡi
Đừng khiến anh thất vọng, anh xin em
Ôi em yêu kiều
Giờ anh đã tìm ra em, hãy ở lại nhé

Why Learn English Through Songs and Music? 7 lý do vì sao bạn nên học tiếng Anh qua âm nhạc và những bài hát.

Bạn yêu âm nhạc, mê Celine Dion, mê The Beatles, thậm chí mê Lady Gaga..?

Bạn thích tiếng Anh mà và ham mê khám phá và học hỏi ngôn ngữ toàn cầu vô cùng hấp dẫn này? 

Bạn quá bận rộn mỗi ngày để có thể có thời gian dành cho việc học tiếng Anh đều đặn hàng ngày?

Tại sao bạn chưa thử học tiếng Anh qua những bài hát, không những giúp bạn dễ dàng nhớ được những từ mới, nâng cao phát âm, mà còn được vô số những điều thú vị khác nữa. Đó là một trong những cách học tiếng Anh mà hàng triệu người trên thế giới đã và đang áp dụng, nhưng điều gì khiến những bài hát tiếng Anh trở thành những công cụ học tập vô cùng hiệu quả? English4ALL đã đi tìm và xin giới thiệu tới các bạn 7 lý do vì sao bạn nên học tiếng Anh qua các bài hát, có thêm niềm tin và có thêm động lực, chắc chắn bạn sẽ học tốt hơn, phải không? All aboard!

  1. Âm nhạc thực sự hiệu quả. Có bằng chứng khoa học cho thấy rằng âm nhạc có thể giúp người học ngoại ngữ tiếp thu ngữ pháp, từ vựng, và cải thiện phát âm. Đó gọi là hiệu ứng Mozart (Mozart Effect), khái niệm cho rằng nghe nhạc giúp tăng cường hiệu quả của các tác vụ thần kinh trong đó có việc học.
  2. Ngôn ngữ thường ngày. Các bài hát và nhạc thường chứa rất nhiều những từ vựng, cụm từ và biểu ngữ hữu ích. Bởi vì đối tượng thính giả được hướng tới là người bản xứ, nên những bài hát luôn bao gồm những ngôn ngữ được cập nhật và thường ngày nữa. Ngôn ngữ được sử dụng trong các bài hát là bình dân và thực tế được sử dụng trong đời sống, nếu như bạn chúng đúng thể loại nhạc.
  3. Làm quen với âm thanh của tiếng Anh. Nghe các bài hát sẽ giúp bạn tập trung vào phát âm và hiểu nhịp, âm và giọng của tiếng Anh.
  4. Làm cho tiếng Anh đọng lại trong trí óc của bạn. Nhiều từ và nền âm thanh trong một bài hát lặp đi lặp lại và điều này giúp cho chúng dễ dàng đọng lại trong tâm trí của bạn. Có lẽ bạn đã biết điều này. Âm nhạc có một khả năng kỳ lạ về độ bám dính. Những giai điệu và lời bài hát thường xâm nhập vào những ý nghĩa của chúng ta và chơi đi chơi lại trong đầu. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn học được tiếng Anh qua những bài hát bởi vì bạn rất dễ nhớ từ và cụm từ. Thực tế là sau một khoảng thời gian ngắn, bạn rất khó có thể quên được chúng.
  5. Các bài hát mang tính cảm xúc, tình cảm. Mối quan hệ của chúng ta với âm nhạc rất sâu, và vô cùng bổ ích. Nó giống như một chiếc chìa khóa mở tất cả cả xúc, gây ảnh hưởng đến tâm trạng và nâng cao năng lực thần kinh và thể trạng của chúng ta. Khi một điều gì đó mang tính cảm xúc, chắc chắn là nó luôn dễ nhớ hơn.
  6. Âm nhạc là một thói quen dễ xác lập. Một lý do người ta thấy khó khi học một ngoại ngữ đó là họ không thêm một phút mỗi ngày để dành cho việc học. Nhưng khi bạn học tiếng Anh qua các bài hát, bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian bởi vì bạn có thể đem âm nhạc theo mình bất cứ bạn đi đâu. Bạn có thể nghe những bài hát tiếng Anh tron ô tô, trong bếp và trong phòng tắm. Và khi chọn được đúng loại nhạc hay bài hát mà mình thích rồi, bạn có thể nghe đi nghe lại mà không thấy chán.
  7. Âm nhạc dạy bạn về văn hoá Anh. Âm nhạc cho bạn một cái nhìn tận cảnh vào nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh và cách tư duy và xúc cảm của người dân những nước nói tiếng Anh. Sự thân thuộc với những bài hát nổi tiếng và các nghệ sinh cho bạn thêm một vốn để nói chuyện khi giao tiếp với các bạn bè nói tiếng Anh.

    Hoàng Huy
    Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

Why do British wear poppies every November? Vì sao người Anh lại cài hoa anh túc lên ngực áo vào tháng 11?

Đến với nước Anh những ngày đầu tháng 11, nhiều người chắc hẳn sẽ không khỏi thắc mắc khi thấy hầu như mọi người ai cũng đều cài một bông hoa đỏ bằng giấy lên ngực áo? Phải chăng văn hoá Anh cũng có Lễ Vu Lan giống như văn hoá Việt? Nhưng tại sao lại không thấy đeo những bông hoa trắng? Bông hoa nhỏ này là một loại phù hiệu chung hay còn mang ý nghĩa gì? English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu câu chuyện về nét văn hoá này của nước Anh tại ga British Way nhé! All aboard.

Ngày 11/11 là ngày gì?

Năm 1918, sau bốn năm dài chiến chinh và đẫm máu, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (The First World War) đã chắm dứt vào ngày 11/11/1918. Tiếng súng đã ngừng hẳn váo lúc 11h ngày 11/11/1918. Hàng triệu người đã chết và vị thương trong cuộc chiến này, hoà bình đã lập lại nhưng rất nhiều chàng trai đã vĩnh viễn không thể trở về nhà. Một năm sau, 1919,ngày 11 tháng 11 được chọn làm một ngày đặc biệt để mọi người hướng về những người đã ngã xuống. Từ đó, cứ đến 11h ngày 11 tháng 11, dù là ai, là thủ tướng đang họp ở nghị viện, là sinh viên đang học ở giảng đường, hay là công nhân đang lao động trên công trường mọi người trên khắp nước Anh sẽ đều dành hai phút im lặng để tưởng niệm những người đã khuất.

Lúc đầu, ngày 11/11 được gọi là ngày Armistice Day – Ngày Đình Chiến, bởi vì từ “armistice” (đình chiến) diễn tả đúng tính chất sự kiện, nhưng dần dần, người ta thường gọi ngày này là ngày Remembrance Day – Ngày Tưởng Niệm hay Poppy Day- Ngày Hoa Anh Túc hơn. Một truyền thống đã có gần 100 năm để mọi người ghi nhớ ngày này đó là cả nước sẽ cùng đeo một bông hoa anh túc đỏ (poppies) lên ngực áo từ cuối tháng 10 cho tới tháng 11.

Các nhà lãnh đạo Anh trong lễ tưởng niệm ngày 11/11
Các nhà lãnh đạo Anh trong lễ tưởng niệm ngày 11/11

Vì sao lại là hoa anh túc?

Một vòng hoa tưởng niệm kết bằng những bông hoa anh túc giấy trong ngày Remembrance Day ở Anh
Một vòng hoa tưởng niệm kết bằng những bông hoa anh túc giấy trong ngày Remembrance Day ở Anh

Ở Vietnam, cây anh túc nổi tiếng là nguyên liệu để sản xuất ra thuốc phiện và được bài trừ mạnh. Tuy nhiên, với người dân Anh và thế giới nó lại là 1 biểu tượng thiêng liêng. Tại sao không phải là hoa hồng, hoa phong lan, hay vô số những loài hoa rất đẹp khác, mà lại là hoa anh túc (poppey). Bởi vì chỉ có duy nhất loài hoa dại này mọc được ở chiến trường Gallipoli, nơi đã diễn ra cuộc chiến khốc liệt nhất vào năm 1915. Điều này có thể bắt gặp trong In Flanders fields một trong những bài thơ hay nhất của Thế Chiến lần thứ nhất của nhà thơ, đồng thời cũng là trung tá (Lieutenant Colonel) quân đội Canada John McCrae

In Flanders fields the poppies blow
      Between the crosses, row on row,
   That mark our place; and in the sky
   The larks, still bravely singing, fly
Scarce heard amid the guns below.

We are the Dead. Short days ago
We lived, felt dawn, saw sunset glow,
   Loved and were loved, and now we lie
         In Flanders fields

Take up our quarrel with the foe:
To you from failing hands we throw
   The torch; be yours to hold it high.
   If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though poppies grow
         In Flanders fields.

Chính bài thơ này đã khơi nguồn cảm hứng cho Moina Michael- một nữ nhà thơ người Mỹ nghĩ đến việc sử dụng hoa anh túc để tưởng niệm những người đã chết. Bà cũng đã viết một bài thơ đáp lại rất hay vào năm 1918, We Shall Keep the Faith

Oh! you who sleep in Flanders Fields,
Sleep sweet – to rise anew!
We caught the torch you threw
And holding high, we keep the Faith
With All who died.

We cherish, too, the poppy red
That grows on fields where valor led;
It seems to signal to the skies
That blood of heroes never dies,
But lends a lustre to the red
Of the flower that blooms above the dead
In Flanders Fields.

And now the Torch and Poppy Red
We wear in honor of our dead.
Fear not that ye have died for naught;
We’ll teach the lesson that ye wrought
In Flanders Fields.

Với những thuộc tính rất đặc biệt: là cây duy nhất mọc dễ dàng trên chiến trường lúc đó, vòng đời cũng rất ngắn – cũng giống như sự sống của những người lính trẻ. Họ sinh ra, cống hiến và chết đi trong 1 thời gian ngắn.

Từ đó, các tổ chức từ thiện ở Anh, đặc biệt là The Royal British Legion (Lữ đoàn Hoàng gia Anh) cứ gần đến tháng 11 lại tổ chức những hoạt động từ thiện, kêu gọi quyên góp để gây quỹ tri ân các cựu chiến binh và gia đình của họ. Mỗi người quyên góp sẽ được tặng một bông hoa anh túc giấy để cài lên ngực áo. Điều đó dần trở thành một truyền thống tốt đẹp của người dân Anh.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

church vs. The Church, school vs. School (A story of capitonym) Phân biệt church và The Church, school và School 

Bạn đã bao giờ nghe đến trong tiếng Anh có một số từ được gọi là capitonym chưa? Những từ này có gì đặc biệt? Đây là một số từ mà khi viết hoa chữ cái đầu tiên sẽ tạo ra một ý nghĩa hoàn toàn khác so với từ viết thường. Thật thú vị phải không? Chuyến tàu của English4ALL ngày hôm nay tới ga Stop Confusing sẽ giới thiệu tới các bạn câu chuyện về những capitonym như thế và giúp bạn phân biệt được một số từ rất quen thuộc thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như: school và School, church và The Church. All aboard.

 

1. school và School

school là danh từ chỉ chung trường học, đây là nghĩa phổ biến, thường gặp nhất của từ

Ví dụ: I have just attended a language school.

(Tôi vừa mới theo học một trường ngoại ngữ)

School (khi chữ S được viết hoa) lại dùng để chỉ tên một học thuyết, trường phái cụ thể trong khoa học và nghệ thuật….

Ví dụ: Hanoi School

(Trường phái Hà Nội- Trường phái toán học do Giáo Sư Hoàng Tuỵ của Việt Nam sáng lập

School còn dùng trong tên trường học cụ thể:

Ví dụ: School of Oriental and African Studies (SOAS – Trường nghiên cứu Á Phi)

London School of Economics and Political Sciences (LSE – Trường kinh tế chính trị London)

2. church và The Church

church là danh từ chỉ chung bất kỳ một nhà thờ nào (toà nhà là cơ sở tín ngưỡng), đây là nghĩa phổ biến, thường gặp nhất của từ.

Ví dụ: My parents go to church every Sunday.

(Bố mẹ tôi chủ nhật tuần nào cũng đi lễ nhà thờ)

Church (kh chữ C được viết hoa) lại dùng để chỉ Giáo hội Công Giáo hoặc tên của một giáo phái cụ thể.

Ví dụ: The Church/“The Roman Catholic Church (Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã)

 

3. Một số ví dụ thường gặp về capitonym

Capitonym

Dưới đây là một số capitonym tiếng Anh thường gặp hàng ngày.

Từ viết hoa

Từ viết thường

Bill, tên riêng, viết tắt của William bill, hoá đơn thanh toán, dự luật
Catholic, viết tắt của Roman Catholic Church catholic, đa dạng, phong phú
China, Trung Quốc china, đồ sứ
Fiat, tên một hãng xe hơi fiat, sắc lệnh
Ionic, một kiểu kiến trúc ionic, tính từ: liên quan đên ion
Job, một anh hùng trong Kinh Thánh job, nghề nghiệp, việc làm
Lent, một khoảng thời gian trong lịch Công Giáo lent, quá khứ phân từ của động từ lend
Lima, thủ đô của Peru lima, một loại đậu đỗ
March, tháng Ba march, diễu binh
May, tháng Năm may, từ dùng để hỏi, xin phép
Mosaic, liên quan tới thánh Moses mosaic, Kính màu, ngói ghép màu…..
Nice, một thành phố của Pháp nice, đẹp, tốt, tử tế
Pole, người đến từ Ba Lan – Poland pole, cái côt
Polish, tính từ Ba Lan polish, đánh bóng
Reading, tên một thành phố ở Anh reading, phân từ của động từ read- đọc
Scone,tên một thị trấn của Scotland trong vở kịch Macbeth scone, một loại bánh ngọt
Turkey, nước Thổ Nhĩ Kỳ turkey, con gà lôi

Một số từ capitonym được đọc hoàn toàn giống nhau

  •  Bill/bill
  •  Catholic/catholic
  •  China/china
  •  Fiat/fiat
  •  Ionic/ionic
  •  Lent/lent
  •  March/march
  •  May/may
  •  Mosaic/mosaic
  •  Pole/pole and
  •  Turkey/turkey

Một số từ lại được đọc rất khác nhau:

  •  Job /JOHB/ and job /JAHB/
  •  Lima /LEE muh/ and lima /LIE muh/
  •  Nice /NEES/ and nice /NISE/
  •  Polish /POH lihsh/ and polish /PAW lihsh/
  •  Reading /REHD ihng/ and reading /REED ihng/ and
  •  Scone /SKOOHN/ and scone /SKOHN/

Trong tiếng Anh cũng không có quá nhiều capitonym, bạn còn biết từ nào nữa không? Chia sẻ với English4ALL nhé!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

You are the bee’s knees!!! 30 từ lóng Tiếng Anh cực hay bạn sẽ muốn dùng ngay!!!!! (30 British Slangs you would love to use)

“Này, tờ muốn gặp gỡ cậu để bàn bạc, trao đổi một số công việc và nói chuyện chút nhé, hẹn gặp ở quán trà chanh”

“Ê, trà chanh chém gió không mày?”

Trong hai câu tiếng Việt trên đây, bạn hay dùng câu nào trong đời sống hàng ngày? Mặc dù chúng đều cùng một ý nghĩa và hoàn chỉnh về ngữ pháp. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn cần phải thừa nhận rằng, trong mọi ngôn ngữ ngoài những thứ trong từ điển, sách ngữ pháp, các quy tắc, chuẩn mực, thực tế cuộc sống dường như hay dùng những cách nói hoàn toàn khác, những từ vựng cực lạ mà nếu như chúng ta chỉ học trong sách vở sẽ không bao giờ có thể hiểu nổi. Hôm nay, English4ALL sẽ đưa các bạn tới ra English on the Street để cùng tham khảo một thứ tiếng Anh “vỉa hè” như thế với 30 từ lóng cực hay và thường gặp mà chắc chắn bạn sẽ muốn thử dùng ngay!! Đừng để tiếng Anh của bạn chết héo trong mấy quyển từ điển và đống bài tập. All aboard!

30 Slangs 1

  1. Cheers – Đây là từ người hay dùng để đáp lại như một lời cảm ơn (thank you) cũng có khi dùng trong thư từ, email, nghe gần gũi và tự nhiên hơn “Sincerely”
  2. Absobloodylootely – n – Dùng để đồng ý hoàn toàn, nhất trí với ai, một cách nói của giới trẻ Anh Quốc. Tuy nhiên, hơi bậy
  3. Ace – n – Tuyệt vời!!!!
  4. All to pot – adj – Nói về một điều gì đó là hoàn toàn sai lầm
  5. Anti-clockwise – adv – Ngược chiều kim đồng hồ, tương tự ‘counter clockwise.’
  6. The Bee’s Knees – adj – Điều gì đó vô cùng thật tuyệt vời (awesome –wonderful)
  7. Bespoke – adj –Cái gì đó được dành riêng, làm riêng cho bạn, ví dụ: i.e. bespoke bed – giường đặt làm riêng
  8. Bob’s your uncle – in- terj –Tất cả những gì cần làm là……; thế thôi!
  9. Bog standard – n – Bình thường.
  10. Bollocking – n – Bị phạt hay bị mắng “He had a good bollocking!’
  11. Bugger – n – Một từ cảm than thể hiện sự không hài long (“Oh bugger!”), tình huống éo le (“Well, we’re buggered now”), hoặc vô cùng ngạc nhiên (“Well bugger me!”), bỏ qua (“bugger that”).
  12. Brilliant! – adj – Tuyệt vời!
  13. Car boot sale – n – Nơi gặp gỡ, trao đổi bán đồ cũ đằng sau những chiếc xe hơi. Nghe hay hơn là “a flea market”
  14. Car park – n – Chỗ đậu xe
  15. Chock-a-block – adj – Sát sàn sạt, xít xìn xịt, xếp sát vào nhau, kiểu như một lịch làm việc vô cùng bận rộn, kín lịch (a Chock-a-block schedule)
  16. Chuffed – adj – Vui vẻ hay thích thú về điều gì
  17. Chunder – v – Ói, mửa
  18. CV – n –Viết tắt của Curriculum Vitae – Sơ yếu lí lịch nhưng người Mỹ hay gọi là a Résumé.
  19. Damp Squib – adj – Một sự kiện hay hoạt động nào đó bạn tưởng là rất hay, hấp dẫn nhưng hoá ra lại làm bạn thất vọng.
  20. Fortnight – n – Hai tuần, người Anh thường dùng khi nói về thời gian.
  21. Jammy dodger – n – Một người may mắn, và cũng là một loại bánh quy rất ngon.
  22. Kerfuffle – n –Một chuyện rắc rối, . “It was a bit of a kerfuffle.”
  23. Knackered – adj – Mệt mỏi, kiệt sức Cream Krackered – adj – Hoàn toàn kiệt sức
  24. Know your onions – Rất giỏi, hiểu biết về một chủ đề nào đó cụ thể
  25. Lost the Plot – n – Người bị điên, hoá điên.
  26. Scrummy – adj – Một thứ gì đẤY CỰC KỲ NGON!!!!
  27. See a man about a dog – v phrs : Đi vệ sinh, hoặc đi gặp một cuộc gặp gỡ bí mật
  28. Skive – v, n – Lười, mệt, muốn nghỉ làm!!!!
  29. Taking the piss – n – Lợi dụng ai
  30. Tickety-boo – adj – Dùng để diễn tả một việc diễn ra rất suôn sẻ, thuận lợi.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn 

One swallow doesn’t make a summer, you should keep working harder. Thành ngữ về bốn mùa trong năm (Seasons Idioms)

Này bạn, bạn thích cái nắng chói chang của mùa hè hay thích gió heo may se lạnh của những ngày cuối thu? Bạn có nghe thấy tiếng những bước chân âm thầm của đất trời bên ngoài khung cửa? Bốn mùa trong năm – sự chuyển dịch, lang thang của thời gian luôn luôn làm cho cuộc sống con người đổi thay, say mê, và bị cuốn theo dòng chảy bất tận của vũ trụ. Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, một sứ mệnh riêng, và làm cho người ta hiểu ra được nhiều điều mà có lẽ một hành tinh không mùa sẽ chẳng thể nào hiểu nổi. Người Việt mượn hình ảnh bốn mùa để gửi gắm biết bao điều, bao bài học nhân sinh, thì người Anh cũng có rất nhiều điều muốn nói qua mỗi lần trời đất thay ao mới. Đừng chỉ nói “Summer is hot, winter is cold”, hãy thử nói những điều còn hay hơn thế mượn hình ảnh của bốn mùa qua những thành ngữ của English4ALL sẽ giới thiệu cùng bạn hôm nay.

Seasons 1

1. Ngày còn bé mình luôn thích về quê để được tận hưởng những chùm dâu da chín đỏ chĩu chịt trong khu vườn nhỏ. Tiếc rằng không phải lúc nào cũng được như ý. Lúc cây đang vào mùa (in season) thì có thể ăn thoả thích, nhưng khi hết mùa – out of season, thì chỉ còn biết mong ngóng cho mau đến mùa sau để được ăn tiếp. Hải sản ở quê mình cũng vậy, mỗi một mùa lại lại có một sản vật khác nhau, “mùa” ở đây không phải là xuân, hạ, thu, đông, mà là mùa quả chín, hoặc mùa đánh bắt, thu hoạch.

Ví dụ: Oysters are available in season.

(Con hào đang vào mùa)

Strawberries are out of season in January.

(Tháng Giêng là hết mùa dâu tây)

 

2, Thường mình ít khi mua quần áo hay đồ dùng vào những dịp gần lễ, Tết, hay Giáng Sinh, mà hay mua vào những lúc – off season, trái mùa, không phải lúc đông đúc nhất để có thể mua với giá tốt nhất.

Ví dụ: Things are very cheap here off season.

(Ơ đây một thứ đều rất rẻ nếu qua mùa cao điểm)

 

3. Thời còn đi học, các bạn có sợ họp phụ huynh không? Đấy là “mùa” dễ bị ăn mắng, dễ bị phạt nếu như bạn học hành không tốt phải không? Tiếng Anh sẽ gọi đó là “open season (on someone)– thời điểm mọi người sẽ chỉ trích một ai đó, một làn sóng phản đối, chỉ trích.

Ví dụ: The annual meeting of students’ parents is open season on us.

(Cuộc họp phụ huynh hàng năm là mùa lên thớt của chúng tôi)

 

4. Từ “season” không những chỉ mùa trong năm, mà còn là một động từ rất quan trọng đối với mọi bà nội trợ và những người làm bếp, đó là “cho gia vị”. Nếu bạn muốn nói “cho gia vị, thêm mắm muối vào món ăn nào” hãy nói season something with something

Ví dụ:

I always season my stews with lots of freshly ground black pepper.

(Tôi thường thêm gia vị cho món hầm của mình với rất nhiều tiêu đen xay)

 

5. Nếu một người đàn ông đa tài và thành công trong nhiều lĩnh vực, người ta sẽ gọi anh ta là “ a man for all seasons 

Ví dụ:

He’s chairman of a large chemicals company as well as a successful painter – really a man for all seasons.

(Ông ấy vừa là chủ tịch một công ty hoá chất lớn vừa là một hoạ sỹ thành công – quả là một người đàn ông đa tài)

 

6. Ở Việt Nam, khi nói ai đó đã vào tuổi nghỉ ngơi, tuổi về hưu, chúng ta thường nói, đó là “tuổi xế chiều” “buổi hoàng hôn của cuộc đời”, người ta thì gọi quãng đời đó là “Autumn years” – những năm mùa thu của cuộc đời, nửa sau của đời người.

Ví dụ: I don’t like to think I’m getting old. I prefer to think I’m entering the autumn years.

(Tôi không thích nghĩ là tôi đang già đi. Tôi chỉ thích nghĩ rằng mình đang trải qua nửa bên kia của cuộc đời)

 

7. Bạn còn nhớ cái cảm giác khi còn đi học mỗi khi sắp tết không? Chẳng muốn học hành gì, uể oải và mệt mỏi chỉ muốn háo hức, chờ đợi nghỉ Tết. Không chỉ ở Việt Nam, mà ngay cả các bạn học trò mắt xanh mũi lõ ở Phương Tây, Anh Mỹ cũng có “căn bệnh” đó, người ta gọi là bệnh “spring fever” – sự thay đổi tâm lý và sinh lý khi chuyển mùa.

Ví dụ: The students couldn’t pay any attention to what I was saying. They were obviously suffering from spring fever.

(Bọn học sinh không chú ý tới những gì tôi nói cả. Rõ ràng là chúng nó bị hội chứng chuyển mùa hết rồi)

 

8. Mùa xuân luôn gắn liền với niềm vui, sự háo hức và tuổi trẻ. Và lúc mà bạn cảm thấy căng tràn nhựa sống, yêu đời, và sức trẻ sẽ gọi là khoảnh khắc “Full of the joys of spring”

Ví dụ: The sun was shining, and even though it was October, I was full of the joys of spring.

(Mặt trời vẫn đang chói sáng, dù đã là tháng Mười, tôi thấy thật yêu đời biết mấy)

 

9. Đầu thu, thỉnh thoảng vẫn còn sót lại những ngày nắng ấm ngắn ngủi, đó được gọi là an Indian summer- thu muộn

Ví dụ: The summer was really bad this year, so I’m hoping for an Indian summer.

(Muà hè năm nay tệ quá, vì vậy tôi mong có thu muộn.)

 

10. “Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” – một thành công bước đầu không thể đảm bảo được một thành công dài lâu, toàn cục, người Anh cũng có câu nói rất hay với ý nghĩa tương tự “One swallow doesn’t make a summer” – Một con chim nhạn không làm nên mùa hè.

Ví dụ: After I passed my first exam, my teacher reminded me to keep on working hard. After all, one swallow doesn’t make a summer.

(Sau khi tôi qua bài thi đầu tiên, thầy giáo nhắc tôi tiếp tục cố găng. Sau cùng, chưa thể nói trước được điều gì)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

 

 

 

 

 

We gonna do karaoke tonight? Nguồn gốc từ Karaoke

Với tính chất quốc tế và được sử dụng rộng khắp, tiếng Anh tưởng chừng như một “đại gia” hàng đầu trong làng ngôn ngữ thế giới. Tuy nhiên, cũng giống như các đại gia khác, sự giàu có và phong phú của tiếng Anh sẽ không thể có được nếu như không có sự vay mượn và giao lưu với các ngôn ngữ khác. Nếu như người Trung Quốc tìm thấy từ lychee giống quả lệ chi (quả vải), người Ý tìm thấy từ pizza, người Việt gần đây bắt đầu tìm thấy từ pho (phở) – món ăn quê hương trên cả tuyệt vời trong từ điển Oxford, thì người Nhật lại luôn thấy tự hào mỗi khi ai đó nhắc đến từ karaoke – một sáng chế giải trí phổ biến hàng đầu hiện nay trên khắp thế giới. Người Việt luôn rất thích hát karaoke nhưng có lẽ ít người tìm hiểu xem vì sao lại có tên gọi này. English4ALL sẽ cùng bạn tới Nhật Bản để tìm hiểu về từ này trong chuyến tàu đầu tuần nhé. All aboard!

Karaoke – là từ ghép đôi (portmanteau) từ chữ kara, trong tiếng Nhật, nghĩa là trống không (empty), và oke, viết tắt của okesutora (orchestra)- dàn nhạc. Những chiếc máy karaoke đầu tiên trên thế giới được một nhạc công (musician) người Nhật tên là Daisuke Inoue tạo ra năm 1971. Thời điểm đó, Inoue sống ở thành phố Kobe và chơi trống (drums) trong một ban nhạc chuyên đệm nhạc cho khách (bar patrons) nếu họ muốn hát. Trên thực tế, Inoue là một nhạc công chơi rất tệ, và chính nhờ sự tồi tệ này của ông mà ngày nay người ta được biết đến công nghệ giải trí karaoke. Ông đã quyết định tạo ra một cái máy có thể chơi nhạc cho ông khi ông không muốn hoặc không thể chơi được những bài nhạc. 11 chiếc máy đầu tiên đã được lắp ráp và cho các cửa hàng ở trong vùng thuê.

Datsuke Inoue - cha đẻ của chiếc máy karaoke đầu tiên trên thế giới
Daisuke Inoue – cha đẻ của chiếc máy karaoke đầu tiên trên thế giới

Vào những năm 1980s, karaoke trở nên phổ biến khắp Nhật Bản. Theo tạp chí Forbes, cửa hàng karaoke (karaoke bar) đầu tiên của Mỹ được mở ở Los Angeles năm 1982, và đến năm 2003 thì đã có giải vô địch Karaoke toàn thế giới (Karaoke World Championships) với thí sinh từ 7 nước tham dự, karaoke thực sự đã trở thành một hiện tượng toàn cầu.

Tạp chí Time đã bầu chọn cha đẻ của karaoke, Inoue là một trong những “Người Châu Á có ảnh hưởng nhất thế kỷ” (The Most Influential Asians of the Century) vào năm 1999. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là Daisuke Inoue đã mất cơ hội trở thành một trong những người giàu nhất Nhật Bản bởi vì ông đã không đăng ký sáng chế (patent) chiếc máy của mình, do đó ông hầu như không kiếm được nhiều tiền từ phát minh của mình. Bốn năm sau khi Inoue tạo ra chiếc máy karaoke đầu tiên, năm 1975, một nhà sáng chế người Philipines (a Filipino inventor) Roberto del Rosario đã phát triển một hệ thống hát theo nhạc (a sing along system) gọi là “Minus-One” và ông này cũng không quên đăng ký bằng sáng chế cho phát minh của mình.

Tuy không kiếm được sự giàu có, nhưng cha đẻ thực sự của karaoke, Inoue lại luôn nhận được vinh quang (glory). Ngoài sự vinh danh của Time năm 1999, ông còn nhận được giải Ig Nobel Hoà Bình (Ig Nobel Peace Prize – một giải thưởng hài hước nhại lại giải Nobel thật, trao cho 10 thành tựu mà “đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ” với mục đích tạo không khí vui vẻ nhằm khuyến khích nghiên cứu). Và theo như lời người dẫn chương trình Marc Abrahams thì phát minh của Inoue là “một cách hoàn toàn mới để con người học cách chịu đựng lẫn nhau” (an entirely new way for people to learn to tolerate each other). Trong phát biểu nhận giải của mình (acceptance speech), Inoue nói rằng “Lúc đó, tôi có một ước mơ dạy mọi người hát, vì vậy tôi tạo ra karaoke. Tôi không nghĩ nó sẽ là điều gì đó to tát. Nhưng bây giờ hơn bao giờ hết, tôi muốn dạy thế giới hát, trong một sự hoà đồng tuyệt vời” và ông nhật được tràng pháo tay dài nhất (ovation) trong lịch sử giải Ig Nobel.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Right here waiting for you – Richard Marx: Đợi chờ là hạnh phúc.

Xa cách và tình yêu cũng giống như gió với lửa, nó sẽ thổi tắt ngấm ngọn lửa nhỏ, nhưng cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa lớn. Và chắc chắn, ngọn lửa lớn ấy chắc chắn chỉ thuộc về những trái tim biết chờ đợi. Từ xưa đến nay, sự chờ đợi chưa bao giờ là dễ dàng, cả người đi xa lẫn người ở lại đều bị bủa vây bởi nỗi nhớ nhung da diết, bởi những cảm giác cô đơn đôi khi ập đến, bởi những kỷ niệm ngọt ngào từ trong ký ức những ngày còn bên nhau, cả hai sẽ cùng phải chống chọi lại mà không thể có nhau ở bên……; thế nhưng người ta vẫn cứ đợi. Chờ vì hi vọng, và đợi vì tình yêu. Và đôi khi, chính những khoảnh khắc đợi chờ vượt không gian thời gian ấy lại là những lúc người ta yêu nhau nhất, vì nhau nhất…..Mỗi lần đi qua phi trường, tôi thường dừng lại chốc lát để chứng kiến những cuộc chia ly của những người trẻ: những cái ôm thật chặt, những cái giọt nước mắt long lanh, những cái vẫy tay chào lần cuối…….Những khoảnh khắc buồn mở đầu cho chuỗi ngày đợi mong, những bước đi đầu tiên trên một con đường rất dài và rất xa, thầm nguyện ước dù cách xa hai nửa bầu trời, họ sẽ không bị lạc mất nhau.

Nếu bạn đang yêu xa, hay đang đợi chờ một tình yêu trở về, hãy một lần nghe Right here waiting for your – Richard Marx, giai điệu mà hôm nay English4ALL xin giới thiệu để luôn tự nhắc chính mình một điều giản dị mà đôi khi ta chợt quên: Chờ đợi, dù là một con đường trải đầy những phút giây phút chông chênh, những nỗi buồn lặng lẽ, là những nỗi nhớ không nguôi khó viết hết thành lời……….nhưng rất có thể phía cuối con đường ấy là HẠNH PHÚC, thứ hạnh phúc mà những người không chờ nổi nhau sẽ không bao giờ cảm nhận được. Đợi chờ là hạnh phúc.

https://www.youtube.com/watch?v=oBSo41ioIBE

Lyrics

Oceans apart day after day

And I slowly go insane

I hear your voice on the line

But it doesn’t stop the pain

If I see you next to never

How can we say forever

Wherever you go

Whatever you do

I will be right here waiting for you

Whatever it takes

Or how my heart breaks

I will be right here waiting for you

I took for granted, all the times

That I thought would last somehow

I hear the laughter, I taste the tears

But I can’t get near you now

Oh, can’t you see it baby

You’ve got me goin’ CrAzY

Wherever you go

Whatever you do

I will be right here waiting for you

Whatever it takes

Or how my heart breaks

I will be right here waiting for you

I wonder how we can survive

This romance

But in the end if I’m with you

I’ll take the chance

Oh, can’t you see it baby

You’ve got me goin’ crazy

Wherever you go

Whatever you do

I will be right here waiting for you

Whatever it takes

Or how my heart breaks

I will be right here waiting for you……….

 Wait 1

Lời dịch của English4all.vn

Ngày qua ngày, đại dương xa cách

Và anh dần chẳng còn sáng suốt nữa

Trên điện thoại, anh vẫn nghe giọng nói em

Nhưng điều đó chẳng làm vơi bớt nỗi đau trong anh….

Nếu anh chẳng bao giờ được nhìn thấy em nữa

Làm sao ta có thể nói mãi mãi bên nhau

Cho dù em có đi đâu

Cho dù em có làm gì đi nữa

Anh vẫn sẽ ở nơi này chờ đợi em

Cho dù anh có mất mát bất cứ điều gì

Hay trái tim anh có tan nát thế nào đi nữa

Anh vẫn sẽ ở nơi này chờ đợi em

Anh đã giữ lấy, tất cả những khoảnh khắc

Mà anh nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ tàn phai

Anh đã được nghe những tiếng cười,cũng như nêm trải từng giọt nước mắt em rơi

Nhưng bây giờ anh không thể ở gần bên em

Oh, Em không nhìn thấy điều đó hay sao

Em đã khiến anh trở nên điên dại mất rồi…

Cho dù em có đi đâu

Cho dù em có làm gì đi nữa

Anh vẫn sẽ ở nơi này chờ đợi em

Cho dù anh có mất mát bất cứ điều gì

Hay trái tim anh có tan nát thế nào đi nữa

Anh vẫn sẽ ở nơi này chờ đợi em…

Anh tự hỏi làm sao chúng ta có thể giữ được

Những phút giây lãng mạng này

Nhưng cho đến phút cuối nếu anh được ở bên em

Anh sẽ giữ mãi cơ hội đó……..

Oh, Em không nhìn thấy điều đó hay sao

Em đã khiến anh trở nên điên dại mất rồi…

Cho dù em có đi đâu

Cho dù em có làm gì đi nữa

Anh vẫn sẽ ở nơi này chờ đợi em

Cho dù anh có mất mát bất cứ điều gì

Hay trái tim anh có tan nát thế nào đi nữa

Anh vẫn sẽ ở nơi này chờ đợi em…

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

How do you pronounce “Edinburgh”, “Greenwich”, “Connecticut”, and “Chicago”? (How to pronounce place names in English) Làm thế nào để đọc đúng một số tên địa danh trong tiếng Anh???

Một trong những nỗi kinh hoàng không hề nhẹ không chỉ riêng với các thí sinh thi IELTS mà thậm chí đối với cả người Mỹ, người Úc khi đến Anh đó là làm thế nào để đọc đúng được một số tên địa danh trong tiếng Anh, bởi vì chúng thường trái quy tắc và chưa chắc bạn đã tìm thấy trong từ điển. Nhiều khi cách đọc tên những vùng đất, những thành phố này dường như còn chẳng hề liên quan gì đến những chữ cái tạo thành. Nhiều khi bạn bắt gặp một tên địa danh rất quen thuộc như Chicago, Connecticut tưởng chừng như quá dễ đọc nhưng cho đến khi bạn gặp một người bản xứ, rất có thể bạn sẽ nhận ra bấy lâu nay mình đọc “bừa” và sai hoàn toàn. Nếu như bạn đã từng một lần đau đầu không biết phải đọc tên thành phố Leicester, Warwick, hay Bournemouth như thế nào, thì chắc chắn chuyến tàu English4ALL hôm nay sẽ vô cùng bổ ích đối với bạn. All aboard!

Một số ví dụ về những tên địa danh bằng tiếng Anh thường bị đọc nhầm lẫn.

Cách đọc đúng một số tên địa danh ở Anh

Alnwick Annick
Althorp Awltrup
Alverdiscott Alscott
Aslackby Azleby
Aveton Gifford Either Averton Gifford orAwton Jifford (or justA.G.)
Barnoldswick Barlick
Barugh Bark
Barugh (Great andLittle) Barf
Berkeley Barkley
Berkshire Barkshire
Bicester Bister
Cholmondeley Chumley
Cholmondeston Chumston
Costessey Cossey
Cowbit Cubbit
Derby Darby
Durham Durram
Esher Eesher
Euxton Ekston
Fowey Foy
Frome Frum
Gloucester Gloster
Godmanchester Gumster
Isleworth Eye-zell-wuth
Leicester Lester
Leominster Lemster
Loughborough Luffboro
Marylebone Marleybone
Mousehole Mousle
Norwich Norridge
Oswaldtwistle Ozzletwizzle
Reading Redding
Ruislip Ryslip
Salisbury Solsbri
Southwark Suthark
Stiffkey Stewkey
Stivichall Stychall
Teignmouth Tinmuth
Tinwistle Tinsel
Warwick Worrick
Woolfardisworthy Woolsery
Worcester Wooster

 

Công cụ gợi ý của English4ALL giúp bạn đọc chuẩn các tên địa danh.

http://www.pronouncenames.com

http://www.howjsay.com

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

10 Interesting Facts and Figures about Oxford University You May Not Have Known – 10 điều thú vị về trường Đại học Oxford có thể bạn chưa biết

Nằm ở ngay giữa London và thành phố Gloucester, Oxford, nơi có những lớp học từ những năm 1098, là trường đại học cổ nhất trong thế giới các nước nói tiếng Anh và là đại học cổ thứ hai còn tiếp tục hoạt động trên thế giới, chỉ sau trường University of Bologna của Ý. Ngoài bộ từ điển Oxford nổi tiếng khắp thế giới mà người học tiếng Anh nào cũng biết, ngoài những giải Nobel và tên tuổi các nhà khoa học, các chính khách nổi tiếng thế giới xuất thân từ ngôi trường này, bạn còn biết gì về Oxford- ngôi sao sáng nhất của giáo dục đại học Anh và thế giới. Tại ga British Way thứ sáu tuần này, English4ALL xin giới thiệu tới các bạn một số điều có thể bạn chưa biết về trường đại học cổ kính và danh tiếng bậc nhất Vương Quốc Anh nhé.

 Oxford

Số lượng sinh viên

Trường đại học Oxford có khoảng 22.000 sinh viên trong đó 11.772 sinh viên đại học và 9850 sinh viên sau đại học. Sinh viên sau đại học chiếm 45% tổng số sinh viên và 62% số này đến từ nước ngoài.

Là một trường tư

Oxford 2

Mặc dù là một trong những cơ sở giáo dục trọng yếu và hàng đầu tại Anh, Oxford là một trường đại học tư (private university). Học phí trung bình hàng năm của sinh viên đại học dựa trên một thang bậc tính theo thu nhập, nhưng sinh viên Anh và Châu Âu (EU) thường phải trả tới £9000/năm (khoảng $14.000), trong khi sinh viên từ các nơi khác của thế giới đến học sẽ phải trả từ £14.415 cho tới £21.220 (tuỳ khoá học)cộng với £6724 phí hàng năm.

Nguồn gốc của từ Snobby

Từ snob (kẻ trưởng giả học làm sang, kẻ đua đòi) trong tiếng Anh đích thực là bắt nguồn từ Oxford. Từ này đầu tiên là viết tắt của cụm từ Latin “sine nobilitate” nghĩa là “không có địa vị

Phong tục đón xuân

Vào lúc 6.00h, ngày 1 tháng 5 hàng năm, một dàn đồng ca của trường Magdalen (Magdalen College –trường thành viên của Đại học Oxford) sẽ hát bằng tiếng Latin từ toà tháp Magdalen (Magdalen Tower) để chào đón mùa xuân bắt đầu. Đám đông công chúng sẽ tập hợp để lắng nghe và thưởng thức những màn nhảy múa ngay sau đó. Và đặc biệt là tất cả các quán pub sẽ đều mở cửa vào 6h sáng ngày hôm đó để phục vụ bia và bữa sáng cho mọi người.

Tục cấm lửa

Bên trong thư viện Bodleian cổ kính của trường đại học Oxford
Bên trong thư viện Bodleian cổ kính của trường đại học Oxford

Thư viện Bodleian là thư viện nghiên cứu chính của trường đại học Oxford. Quy mô bộ sưu tập của thư viện này chỉ đứng thứ hai sau Thư viện Anh Quốc với hơn 11 triệu bản sách. Luật của Ai Len cũng yêu cầu thư viện lưu trữ một bản của mỗi cuốn sách được xuất bản tại Cộng hoà Ai Len. Điều thú vị nhất đó là trước khi một sinh viên muốn vào thư viện với tư cách là một người đọc mới (a new reader), họ phải đồng ý tuyên thệ một cách trang trọng rằng sẽ không mang lấy bất kỳ một đoạn văn bản nào của thư viện, không được mang lửa, đốt lửa hay hút thuốc trong thư viện. Ngày xưa lời tuyên thệ (declaration) này được đọc bằng miệng bằng tiếng Latin, hiện nay thì thay thế bằng việc ký vào một bức thư.

Không dành cho nữ giới

Cho tới tận năm 1878, Oxford vẫn là cấm địa đối với phái nữ. Mặc dù tới năm 1884, nhà trường đã cho phụ nữ tham dự các kỳ thi, tuy nhiên họ không được phép nhận bằng cho tới tận năm 1920. Chỉ tới năm 1959, điều này mới được dỡ bỏ, và đến 1974, Oxford chính thức trở thành trường học chung cho cả hai giới (co-education)

Khoai tây đã biến mất

Cánh cửa No Peel này đã có từ hàng trăm năm nay.
Cánh cửa No Peel này đã có từ hàng trăm năm nay.

Đã từng có vô số ý tưởng điên rồ và những phương cách chữa trị lạ lùng để đẩy lùi Cái Chết Đen (Black Death – đại dịch kinh hoàng trong lịch sử Châu Âu thế kỉ 14). Vào thế kỉ 16, các bác sỹ của trường Christ Church College đã kê đơn (prescribed) vỏ khoai tây như một biện pháp phòng ngừa. Sau khi ăn vỏ khoai tây (potato peels) vào bữa sáng, bữa trưa, và bữa tối mỗi ngày, sinh viên của trường đã nổi loạn (revolt). Một bức hoạ phản đối chế độ ăn uống này đã được đốt lên một trong những cửa chính của trường, viết rất to từ “No Peel” (Không vỏ khoai nữa!)

Harry Potter, tên tuổi mới của trường Christ Church

Oxford Stairs

Những bậc cầu thang Great Hall tại trường Christ Church College đã khơi nguồn cảm hứng và sau này được sử dụng như cầu thang dẫn vào đại giảng đường của Hogwarts (Hogwarts’ Great Hall) trong truyện và phim Harry Potter

“This, That, and the Other”

Oxford Advanced Learner Dictionary
Từ điển Oxford là ấn bản nổi tiếng toàn cầu của nhà xuất bản Oxford

Bạn có biết dấu phẩy trong bất kỳ cách liệt kê nào từ ba vật trở lên như (A, B, và C) theo như văn phong tiếng Anh chuẩn được gọi là gì không? Đó là dấu phẩy Oxford (Oxford comma) bắt nguồn từ nhà xuất bản Oxford (Oxford University Press) nơi đã tạo ra chuẩn này.

Huyền thoại về nàng Frideswide

Hình ảnh về nàng Frideswide trong một tranh khảm kính tại nhà thờ
Hình ảnh về nàng Frideswide trong một tranh khảm kính tại nhà thờ

Huyền thoại về việc hình thành nên nhà trường kể rằng Frideswide là một nàng công chúa (a princess) muốn hiến dâng đời mình cho giáo hội (the Church). Tuy nhiên, một vị vua có ý định cưỡng hôn nàng, và nàng trốn đến Oxford. Nhà vua đuổi theo Frideswide, nhưng khi vào đến thành phố, tự nhiên ông bị mù. Ông cầu xin công chúa hãy tha thứ cho ông và giải phóng nàng khỏi hôn ước (betrothal) đổi lại hãy làm cho mắt ông sáng trở lại. Sau này, Frideswide thành lập ra một nữ tu viện (nunnery) và từ đó những trường đại học đầu tiên đã mọc lên xung quanh đó để làm chỗ trú chân cho các học giả của tu viện (monastic scholars).

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn