I got IELTS 6.5 and a perfect grammar. Why do native speakers laugh when I speak English? Dành cho du học sinh: Quên IELTS ngay và Đi ngay ra phố!

Mỗi năm hàng ngàn sinh viên Việt Nam mang theo ước mơ, hoài bão ra nước ngoài du học, và việc du học ở các quốc gia nói tiếng Anh luôn là một sự lựa chọn rất phổ biến của đông đảo các du học sinh. Tuy nhiên, bao nhiêu điểm IELTS hay TOEFL sẽ giúp bạn hoàn toàn tự tin để có thể sống, học tập và hoà nhập với cuộc sống bản xứ??? Có người sẽ trả lời, trên 6.5 IELTS, một số người khác yêu cầu cao hơn, sẽ nói 7.0, hay 8.0. Nhưng rồi một ngày lang thang bên trời Tây, bạn ngạc nhiên nhận ra rằng có vẻ những người bản xứ có vẻ đang nói chuyện nhau bằng một thứ tiếng hoàn toàn khác, mà rõ ràng đó là tiếng Anh. Phải chăng tiếng Anh của bạn chưa chuẩn? Phải chăng kết quả của các kỳ thi IELTS hay TOEFL kia không chính xác??? Thực ra, IELTS hay TOEFL bao nhiêu điểm cũng chỉ giống như bạn đã có được một tấm vé máy bay, không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ có một chuyến bay vui vẻ và dễ chịu. Vậy điều gì đã làm bạn thiếu tự tin khi mang tiếng Anh ra phố, trong khi ở trên lớp, và mọi bài tập bạn đều hoàn thành tốt, thuyết trình trôi chảy???? Để trả lời cho thắc mắc đó, English4ALL xin trân trọng giới thiệu một bài viết rất hay và thú vị của nghiên cứu sinh Dương Anh Chiến đến từ Khoa Giáo dục, Trường Đại học Newcastle, Callaghan, New South Wales, Australia. All aboard!

DIALECT

Từ điển Lạc Việt dịch là “phương ngữ”, nhưng còn thiếu lớp nghĩa “social group” – ngôn ngữ đặc trưng của một nhóm người cụ thể trong xã hội, mình tạm gọi là “đặc ngữ”.

Trong 2 nhóm “đặc ngữ” phổ biến, du học sinh thường chú trọng vào “ngôn ngữ học đường” (academic language) hơn là “ngôn ngữ ngoài đường” (socio-pragmatic language). Chính vì chú trọng vào “ngôn ngữ học đường” nên khả năng viết ĐÚNG tiếng Anh của du học sinh thậm chí còn tốt hơn người bản xứ, nhưng khả năng viết GIỐNG tiếng Anh, diễn đạt bằng văn nói một cách trôi chảy và tự nhiên thì lại rất hạn chế (khả năng dùng ngôn ngữ “ngoài đường” – socio pragmatic). Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn du học sinh quá đề cao ĐIỂM SỐ cho các bài thi ngoại ngữ (đa phần chú trọng academic), mà không thật sự chú trọng phát triển khả năng SỬ DỤNG ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày (socio-pragmatic). Cần hiểu rõ rằng, điểm số chỉ là thang đo hiểu biết về kiến thức đó, nhưng ứng dụng kiến thức vào thực tế như thế nào lại đòi hỏi nhiều kỹ năng khác. Tốt nghiệp bằng đỏ Ngoại thương chưa phải đã trở thành Doanh nhân thành đạt!

Một ví dụ đơn giản về sự khác biệt và phổ biến của 2 nhóm đặc ngữ này khi nói về cùng một tình huống là “Chào bạn, hôm nay bạn mặc chiếc áo rất đẹp, bạn mua ở của hàng nào vậy?” (học đường); và “Ê, mày mặc quả áo này trông ngon phết nhờ! Mua ở đâu á?” (ngoài đường). Rõ ràng là đặc ngữ “học đường” thường khô cứng, không tự nhiên và ít phổ biến hơn “ngoài đường”.

Bản chất của việc học ngoại ngữ là học thêm một ngôn ngữ khi đã biết một ngôn ngữ khác trước nó. Vậy nên quá trình dạy, học ngoại ngữ cũng cần phải được tiến hành theo tiến trình tự nhiên của việc học ngôn ngữ mẹ đẻ – đi từ “ngoài đường” rồi mới vào “học đường”. Ấy vậy mà chúng ta đang làm ngược lại là đầu tư quá nhiều vào các bài thi “học đường” – academic, để rồi khi du học các nước, nói chuyện với người bạn xứ, họ cười ngặt nghẽo, bảo “Tao hiểu mày định nói gì ku ạ, nhưng bọn tao không nói kiểu buồn cười như mày!”.

Nếu mục đích đi du học chỉ là ĐẾN TRƯỜNG, nghe giảng, làm bài tập, nộp bài, chờ kết quả, và nhảy cẫng lên khi được ĐIỂM CAO thì chỉ cần luyện vài cuốn tiếng Anh “học đường” là đủ. Nhưng nếu muốn học để SỬ DỤNG ngôn ngữ đó, thì hãy lao ra đường!

“Học đường” chỉ là môi trường chật hẹp, còn “ngoài đường” mới là cuộc sống thật sự!

Anh Chien Duong
PhD Student
———————————————
Falcuty of Education & Arts
School of Education
The University of Newcastle
Callaghan NSW 2308 Australia

*. Bài viết đăng trên English4ALL theo sự đồng ý của tác giả.

Top 10 British Inventions That Changed the World- Top 10 phát minh của người Anh đã đổi thay thế giới.

Đã có thời người ta nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” (The Sun Will Not Set on the British Empire) như một lời ca ngợi đế chế Anh hùng mạnh với nhiều thuộc địa trải dài khắp thế giới. Ngày ấy là một quá khứ đã xa tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi thế giới sẽ như thế nào nếu như đã không có người Anh chưa? Thực sự, nước Anh đã đóng góp cho thế giới nhiều hơn là vai trò của một cường quốc giống như các nước khác. Là một đất nước của những nhà khoa học, toán học và những nhà phát minh danh tiếng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, chỉ bằng top 10 phát minh (greatest inventions) mà hôm nay English4ALL giới thiệu, nước Anh đã có thể thay đổi phần nào diện mạo thế giới ngày nay. Bạn không tin ư? Hãy lên tàu đến ngay ga British Way để xem câu trả lời nhé. All aboard!

10 .Không có người Anh, không có Hoa Kỳ (United States of America)

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The United States of America (USA) là quốc gia chiếm một nửa diện tích-nửa phía nam (southern half) lục địa Bắc Mỹ, giữ vai trò là siêu cường thế giới duy nhất hiện nay. (the sole current global superpower) và sẽ là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới (most influential countries), đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, văn hoá, và quân sự. Nước Mỹ đã được tạo thành bởi các thuộc địa (colonies) của Anh ở Bắc Mỹ tuyên bố độc lập (declared independence) khỏi Vương Quốc Anh sau những tranh cãi leo thang (growing disputes) về việc đánh thuế (taxation) thuộc địa mà không có đại diện tại nghị viện Anh. Cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm từ 1775 đến1783 đẫn đến chiến thắng và độc lập cho Mỹ với sự hỗ trợ mang tính quyết định (decisive assistance) từ Pháp, Tây Ba Nha và Hà Lan. Tuy nhiên, những người lãnh đạo của cuộc cách mạng đó đều là người Anh trước khi họ trở thành những người Mỹ độc lập vào năm 1783.Theo cách đó, có thể coi Mỹ là một phát minh của người Anh.

USA-UK

9. Không có người Anh, không có bóng đá (football) và hầu hết các môn thể thao hiện đại

Hầu hết các môn thể thao phổ biến trong thế giới hiện đại đều có nguồn gốc từ nước Anh, hay ít nhất là về việc tiêu chuẩn hóa (standardization) luật chơi và các trận tranh tài phổ biến rộng rãi. Đáng chú ý nhất là bóng đá (football), criket, bóng bầu dục (rugby) và tennis. Nhiều môn thể thao hiện đại khác cũng đã thay đổi lịch sử môn thể thao của mình để phù hợp với sự đa dạng của thể thao Anh, chẳng hạn như Bóng đá Mỹ (American Football) (có nguồn gốc từ Rugby- bóng bầu dục) và bóng chày (baseball) (có nguồn gốc từ môn bóng Rounders). Tất nhiên, người Anh không phải là người đầu tiên nghĩ đến việc đá một quả bóng trên sân cỏ, nhưng người Anh đã tiêu chuẩn hóa cấu trúc và quy tắc của hầu hết các môn thể thao cạnh tranh hiện đại như chúng ta biết ngày nay.

Multisports

 

8. Không có người Anh, không có các định luật của Newton (Newton’s Laws)

Isaac Newton là một nhà vật lý và toán học người Anh. Sinh ra vào năm 1642, Newton phát hiện ra và viết tài liệu cho ba định luật chuyển động liên quan đến vật lý. Các định luật của Newton như sau: Định luật 1 Newton: Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động sẽ đứng yên hoặc chuyển động mãi mãi nếu không còn bị ngoại lực tác dụng hoặc hợp lực của các ngoại lực bằng 0. Định luật 2 Newton: Gia tốc (momentum) của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Newton cũng là người đầu tiên phát minh tài liệu về định luật vạn vật hấp dẫn. Các phát minh của Newton là một trong những phát minh có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa học hiện đại và ông là một trong những nhà khoa học quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Newton

7. Không có người Anh, không có máy tính lập trình (Programmable Computer)

Các máy tính lập trình đầu tiên được phát minh bởi nhà toán học- khoa học người Anh Charles Babbage trong thập niên 1820. Mặc dù ông được công nhận là người phát minh ra máy tính lập trình, nhưng Babbage không còn sống để nhìn thấy chiếc máy khi được thiết kế hoàn thiện. Babbage đã bắt đầu làm việc trên một máy tính cơ khí (mechanical computer) mà ông gọi là các “động cơ khác biệt” (Difference Engine) trong năm 1822, ông làm việc hơn mười năm với sự tài trợ của chính phủ Anh (government funding). Nhưng dự án này cuối cùng đã bị lãng quên (abandoned) sau khi mất kinh phí do chính phủ Anh mất niềm tin vào dự án kéo dài này. Máy được xây dựng lần đầu tiên từ thiết kế ban đầu của Babbage hơn 150 năm sau vào năm 1989. Sau khi làm việc trên nhiều động cơ khác nhau, Babbage đã phát minh ra công cụ phân tích (Analytical Engine), một cỗ máy phức tạp hơn nhiều so với “động cơ khác biệt”, nó có thể được lập trình bằng cách sử dụng các thẻ đục lỗ. Công cụ phân tích này, mặc dù không được xây dựng hoàn thiện mãi cho đến năm 2011 bởi các nhà nghiên cứu Anh, nhưng nó đã là chiếc máy tính lập trình đầu tiên (first ever working programmable computer) và là bước tiến đầu tiên trong lịch sử của máy tính như chúng ta đã biết.

Programmable Computer
Chiếc máy tính lập trình đầu tiên trên thế giới

 

 

6. Không có người Anh, không có các website (World Wide Web)

Chúng ta không nên nhầm lẫn (confused) World Wide Web với Internet (một hệ thống mạng máy tính toàn cầu được phát minh ở Mỹ), World Wide Web, phát minh bởi nhà khoa học máy tính (computer scientist ) người Anh Tim Berners-Lee, là hệ thống tài liệu siêu văn bản liên kết với nhau (interlinked hypertext documents ) thông qua việc truy cập mạng. World Wide Web dường như là hệ thống đằng sau các khái niệm về các trang web và các website. Berners-Lee đầu tiên đề xuất khái niệm của World Wide Web vào tháng 3 năm 1989, sau đó trình bày tại CERN cùng với nhà khoa học Bỉ Robert Cailliau. CERN sau đó công khai giới thiệu các dự án này vào tháng Mười Hai năm 1990. Trang web đầu tiên, info.cern.ch, đi trực tiếp tại CERN vào ngày 06 tháng 8 năm 1991. Điều thú vị là mặc dù nhận ra tiềm năng lợi nhuận cá nhân to lớn từ phát minh của mình, nhưng Berners-Lee đã tặng ý tưởng này cho nhân loại (gift the idea to the world) mà không cần khoản lợi nhuận nào.

Www

 

5. Không có người Anh, không có Tivi –truyền hình (Television)

Truyền hình đầu tiên được công bố trên thế giới được phát minh bởi nhà phát minh người Anh John Logie Baird năm 1925. Logie Baird cũng được ghi nhận với sự phát minh ra ống truyền hình điện màu (electric color television tube) hoàn thiện đầu tiên. Buổi trình diễn truyền hình công khai đầu tiên của Logie Baird đã được thực hiện trước khi các thành viên của Viện Hoàng gia (Royal Institution) vào ngày 26 tháng 1, 1926. Sau đó, ông cũng đã công bố truyền hình màu đầu tiên vào ngày 3 tháng 7 năm 1928. Truyền hình của Logie Baird hiển thị một dòng 30 hình ảnh theo chiều quét dọc tại 5 khung hình mỗi giây, sau đó các mô hình nâng cao tỷ lệ khung hình đến 12,5 khung hình mỗi giây trong lần đầu tiên công bố. Phát minh này của Logie Baird đã mở đường (paved the way) cho sự phát triển của công nghệ truyền hình, và đây vẫn là một trong những phát minh có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, cho phép tất cả mọi người trên thế giới có thể giao tiếp thông qua các hình ảnh chuyển động.

Television

 

4. Không có người Anh, không có đầu máy hơi nước (Steam Locomotive)

Đầu máy hơi nước đầu tiên được phát minh bởi Richard Trevithick, một nhà phát minh- kỹ sư khai thác mỏ (mining engineer) người Anh. Đầu máy hơi nước của Trevithick được xây dựng năm 1804 tại Pen-y-Darren South Wales để vận chuyển hàng hoá. Trevithick đã bán các bằng sáng chế (patents) đầu máy hơi nước cho Samuel Homfray. Trong một trong những công bố đầu tiên, các đầu máy này đã tải thành công hết sức ấn tượng với 10 tấn sắt, 5 toa xe (wagon) và 70 người đàn ông qua 9,75 km giữa Penydarren và Abercynon trong 4 giờ và 5 phút. Trevithick tiếp tục làm việc với các đầu máy hơi nước trong nhiều năm nữa cho đến khi ông qua đời vào tháng 4 năm 1833. Một bản sao của đầu máy hơi nước đầu tiên của ông được xây dựng vào năm 1981 tại khu công nghiệp xứ Wales và Bảo tàng Hàng hải, sau đó di chuyển đến Bảo tàng quốc gia Waterfront tại Swansea. Đầu máy vẫn chạy vài lần trong một năm trên một đường ray ngắn bên ngoài bảo tàng.

Steam Lomocotive

 

3. Không có người Anh, không có thuyết tiến hóa (Theory of Evolution)

Charles Darwin là một nhà tự nhiên học (naturalist) người Anh sinh năm 1809. Darwin là người đầu tiên đề xuất (propose ) các học thuyết phổ biến hiện nay về sự tiến hóa, chọn lọc tự nhiên (natural selection) và nguồn gốc phổ biến. Sau một chuyến đi 5 năm toàn thế giới trên chiếc tàu HMS Beagle, Darwin trở lại Anh và tìm một người nổi tiếng trong giới khoa học để gửi những lá thư của ông đến các nhà khoa học tại quê nhà; trong khi đó ông tiếp tục nghiên cứu địa chất (geology) trên tàu Beagle. Sau đó Darwin được bầu vào Hội đồng của Hiệp hội địa chất, và chuyển đến London để tiếp tục công việc của mình; ông tham gia một nhóm các nhà khoa học trong đó bao gồm cả Charles Babbage. Darwin hình thành thuyết tiến hóa của ông trong suốt cuộc đời, nhưng ông chỉ xuất bản học thuyết của mình vào những năm sau qua quyển sách “Nguồn gốc của các loài” (On The Origin of Species) vì sợ công chúng sẽ phản ứng (respond) với những gì mà học thuyết của ông đưa ra. Tại thời điểm này, đây là một học thuyết gây nhiều tranh cãi, vì nó đưa ra lý thuyết rằng sự sống trên trái đất được phát triển không do bàn tay tạo hóa của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Charles Darwin đã bất chấp tranh cãi (controversy) (và trong một số trường hợp, chế giễu), vẫn tiếp tục công việc của mình cho đến khi ông qua đời vào ngày 19 tháng 4 năm 1882 do bệnh tim, có nhiều khả năng là do nhiều năm làm việc quá sức (overwork), bệnh tật và căng thẳng.

Evolution Theory

2. Không có người Anh, không có điện thoại (telephone)

Điện thoại được phát minh bởi nhà phát minh người Anh Alexander Graham Bell và cấp bằng sáng chế vào năm 1876. Bell bỏ học ở tuổi 15, nhưng vẫn duy trì niềm đam mê của ông đến với khoa học và sinh học. Khi di chuyển đến Luân Đôn sống với ông nội của ông, Bell đã tìm thấy tình yêu cho việc học tập và đã dành nhiều giờ mỗi ngày cho việc nghiên cứu. Năm 16 tuổi, ông đi dạy diễn thuyết (elocution) và âm nhạc tại Học viện Weston House tại Moray, Scotland. Một năm sau, Bell theo học tại Đại học Edinburgh, sau đó ông được chấp nhận vào Đại học Luân Đôn (University of London). Thí nghiệm đầu tiên của ông với âm thanh được hình thành khi ông được đưa tới xem một máy “nói” tự động được thiết kế bởi Baron Wolfgang von Kempelen và được xây dựng bởi Sir Charles Wheatstone.

Bị cuốn hút bởi chiếc máy này, Bell đã mua một bản sao của một cuốn sách viết bằng tiếng Đức bởi Baron Wolfgang von Kempelen và thiết kế một chiếc máy tương tự như vậy cùng với anh trai của mình. Nhiều năm sau, trong khi làm việc tại Khoa Diễn thuyết (School of Oratory), Đại học Boston, Bell trở nên đặc biệt quan tâm đến công nghệ truyền tải âm thanh (technology to transmit sound). Bỏ công việc tại trường đại học, ông quyết định theo đuổi việc nghiên cứu cá nhân về đề tài này. Năm 1875, Bell đã tạo ra một điện báo âm thanh (an acoustic telegraph) và được cấp bằng sáng chế vào tháng 3 năm 1876 sau một cuộc chạy đua sát sao (a close race) với nhà phát minh Mỹ Elisha Gray, người đã cáo buộc Graham Bell ăn cắp sáng chế từ ông ấy. Các văn phòng cấp bằng sáng chế cuối cùng phán quyết có lợi cho Bell và ông đã được cấp bằng sáng chế cho điện thoại đầu tiên của thế giới.

Telephone
Bell đang thực hiện cuộc điện thoại đầu tiên trên thế giới

 

1. Không có người Anh, không có Tiếng Anh (English Language)

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi nhất (the second most widely spoken language) trên thế giới sau tiếng Hoa Phổ Thông (Mandarin Chinese). Tuy nhiên, nó là ngôn ngữ chính thức (official language) của nhiều quốc gia nhất trên toàn thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất trên toàn cầu. Tiếng Anh thường được sử dụng như là ngôn ngữ trung gian (intermediary language of choice) tại các sự kiện toàn cầu và các hội nghị thượng đỉnh quốc tế (international summits). Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ được sử dụng trên phạm vị rộng lớn nhất trên thế giới, và người bản xứ của ngôn ngữ này trải dài đến những quốc gia xa xôi như Úc, New Zealand, Mỹ, Canada và tất nhiên là Anh Quốc, nơi mà ngôn ngữ này đã được sinh ra. Mỗi bài phát biểu vĩ đại trong lịch sử lâu đời của thế giới đều được nói bằng tiếng Anh, mỗi học thuyết, báo chí, các đề xuất, và thiết kế trên thế giới đều có chung một điểm: được viết bằng tiếng Anh. Đó là lý do tại sao tiếng Anh là phát minh có ảnh hưởng nhất của Anh Quốc (most influential invention)

Oxford Advanced Learner Dictionary

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

My girlfriend is so jealous that she prevents me from listenning to some songs about my ex’s city. Chẩn đoán và phân biệt các thể loại GHEN trong tiếng Anh: Envy hay Jealous???

Ghen là một món đặc sản mà chắc chỉ có trong bữa tiệc tâm lý của loài người mà ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nếm thử một lần trong đời. Mặc dù thế giới có tới hơn 7.2 tỷ dân tuy nhiên lại chỉ có hai món Ghen chính, đó là Ghen tuông và Ghen tị mà thực khách thường xuyên và chủ yếu nhất vẫn là nữ giới. Người Việt chỉ có một động từ chung là “Ghen” trong khi người Anh lại sở hữu tối thiểu hai từ “Envy”và “Jealous”, vậy phải chăng là những người nói tiếng Anh sẽ ghen nhiều hơn người nói tiếng Việt? Điều đó hãy để phụ nữ Việt và phụ nữ Anh Mỹ trả lời, còn English4ALL hôm nay sẽ chỉ trả lời cho bạn: khi nào nên dùng Envy, và khi nào nên dùng Jealous, để bạn sẽ thôi đừng phân vân khi đứng trước hai từ này, nhé! All aboard!

Thế này gọi là Jealous này!!!!
Thế này gọi là Jealous này!!!!

Dù là envy – hay jealous thì đều không vui vẻ gì, bởi vì lúc đó bạn đều đang cảm thấy thiếu (inadequate). Nhìn chung, envy là khi bạn muốn một thứ gì đó mà ai đó có, còn jealous là khi bạn đang lo lắng ai đó sẽ lấy đi cái mà bạn đạng có.

Ví dụ: thằng cha hàng xóm mới mua một chiếc xe BMW mui trần mới (a new convertible), bạn thấy rất thích chiếc xe đó, trong khi bạn chưa có nó, vậy là bạn sinh ra tức tối, khó chịu, nếu có các triệu chứng đó (symptoms), có thể chẩn đoán rằng bạn đang envy (ghen tị) với gã hàng xóm về chiếc xe mới. Sẽ chỉ cần mỗi từ envy nếu như câu chuyện dừng ở đó, tuy nhiên không hề đơn giản như vậy, hôm sau gã hàng xóm mời vợ bạn đi thử một vòng trên chiếc xe mới của hắn, bạn đỏ mặt, tía tai, sợ rằng hắn sẽ chở cô vợ vô tư và xinh đẹp của bạn đi mất luôn, nếu có các triệu chứng đó, chứng tỏ bạn đang jealous (ghen tuông) với hắn và lo lắng về cô vợ.

Còn thế này gọi là Envy này!!!!
Còn thế này gọi là Envy này!!!!

Về cơ bản, Envy chỉ cần có hai yêu tố, người ghen tị (bạn) và người bị ghen tị (gã hàng xóm) và cái bạn muốn là chiếc xe mui trần, hắn có mà bạn không có.

Ví dụ: Tall and lean, he is wearing blue jeans, NEW BALANCE shoes, a dark blazer and red tie with hair every sports anchor would envy. (Chicago Tribune)

(Cao ráo và ngon nghẹ, hắn mặc đồ jeans xanh, đi giày New Balance, mặt áo khoác sẫm màu với cà vạt đỏ, với mái tóc mà bất kỳ phóng viên thể thao nào cũng phải ghen tị)

“There be many, Judith,” said he, “who might envy you your health and good spirits.” (William Black)

(Judith, có nhiều kẻ phải ghen tị với sức khoẻ và tinh thần của cậu.)

Jealousy cần phải có ba yêu tố: người ghen tuông (bạn), người bị ghen tuông (gã hàng xóm), và nguồn gốc của sự ghen tuông (cô vợ của bạn). Bạn không những rất thích cái xe, mà lại còn lo là với cái xe đó, hắn sẽ đưa vợ của bạn đi luôn. Đó là trạng thái rất hấp dẫn trong những cuộc tình tay ba (lovers’ triangles) mà bạn có thể bắt gặp trong các vở kịch của Shakespeare.

Ví dụ:

Annie says she feels jealous every time another woman looks at me. I say “Stop that sh*t feeling” because I cannot walk on the street with a mask all the time.

(Annie nói rằng cô ấy cảm thấy rất ghen khi một phụ nữ nào đó nhìn tôi.

Tôi nói “Thôi ngay đi, bởi vì không phải lúc nào tôi cũng đeo mặt nạ ra phố được)

Nói tóm lại, envy hướng về điều bạn không có và đang muốn có (vật chất), còn “feel jealous” hướng về điều bạn đang có và đang không muốn mất (thường là người).

Về mặt từ loại, envy vừa là động từ (verb) vừa là danh từ (noun) và có tính từ tương ứng là envious (adj)

Jealous là tính từ (adjective) và có danh từ tương ứng là jealousy (noun)

Hi vọng đến đây bạn đã tự tin phân biệt được sự khác biệt giữa ENVY và JEALOUS!!!!!!!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

D’ya know where the dunnie is, mate? -10 Australian Slang Words You Should Know- 10 từ lóng tiếng Anh Úc bạn đừng không biết.

Từ lóng trong tiếng Anh Úc dường như đã trở thành một ngôn ngữ riêng biệt, một góc màu đặc sắc trên bản đồ tiếng Anh quốc tế. Aussies (người Úc) rất thích chơi chữ, và thường sử dụng những cụm từ ngắn để giải thích mọi thứ. Hãy cùng English4ALL làm quen với 10 từ lóng tiếng Úc để thấy thứ ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh Anh này thú vị như thế nào nhé! All aboard!

 

1. cya this arvo – See you this afternoon: Chiều nay gặp nhé!

Cya this arvo in class!

Chiều nay gặp nhau ở lớp nhé.

 

2. daks – trousers (UK), pants (US): cái quần

I got some new daks yesterday at the shop.

Hôm qua tớ mới mua mấy cái quần mới ở ngoài cửa hàng.

 

3. dunnie – toilet, bathroom: nhà vệ sinh

D’ya know where the dunnie is, mate?

Biết toilet ở đâu không, anh bạn?

 

4.earbashing – constant chatter/talking: nói liên hồi

Her earbashing while I tried to study was driving me crazy!

Màn nói liên hồi của mụ ta trong lúc tôi đang cố học làm tôi phát điên.

 

5. fair dinkum – genuine, real: thật, xịn.

Anna’s a fair dinkum Aussie.

Anna là người Úc xuỵn.

 

6. heaps – a lot, lots:nhiều.

Thanks heaps for your help.

Rất cảm ơn sự giúp đỡ của cậu.

 

7. hooroo – goodbye: Tạm biệt

Hooroo mate, see ya tomorrow.

Chào nhé, mai gặp lại.

 

8. rellies  – relatives: họ hàng.

The rellies are in town this weekend and we’re going to the beach.

(Mấy người họ hàng sẽ đến vào cuối tuần này, và chúng tôi sẽ đi biển)

 

9. spiffy – great-looking: đẹp, ưa nhìn

Those blue thongs are pretty spiffy, I think I’ll buy them.

(Mấy cái dép lê này dễ thương quá, tôi nghĩ là tôi sẽ mua)

 

10. thong – flip flops: dép lê

I need a new pair of thongs, these are about to break.

(Tôi cần một đôi dép lê mơi để dành đi nghỉ)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

He gave me a cold shoulder, so I cry on your shoulder.- Thành ngữ thú vị về từ Cold (Cold Idioms)

Ngoài trời đã đánh rơi những cơn gió rét đầu tiên, mùa đông không còn né tránh nữa đã về thật rồi. Lạnh! Đó là cảm giác bao trùm khắp không gian lúc này. Lạnh! Là chủ đề đầu tiên người ta nói với nhau trong những làn khói bập bềnh từ hơi thở, từ những tiếng xuýt xoa mỗi khi gió lùa về……Lạnh, đôi khi lại đi kèm cả giá buốt, và những cơn mưa tuyết, có khi lại có thể làm chậm chễ những chuyến tàu gần xa, làm trì hoãn những cuộc gặp gỡ……Tuy nhiên cái lạnh hôm nay sẽ không thể nào ngăn cản nổi cuộc gặp gỡ của English4ALL với các bạn, nhất là khi chuyến tàu hôm nay tới ga I am Idioms sẽ không tìm hiểu gì hơn những thành ngữ về Lạnh – Cold Idioms. All aboard!

1. Khi Cold được dùng để nói về thời tiết và nhiệt độ, người ta hay ví von, “lạnh như đá, lạnh như băng……- ice cold/freezing cold / stone cold.

Ví dụ:

“This drink is stone cold!” (Thứ đồ uống này lạnh cứng luôn này!”

Cuối tuần, chắc chắc lại còn lạnh hơn nữa, vì nghe trên TV báo cuối tuần này sẽ có a cold snap / a cold spell – đợt lạnh/không khí lạnh tràn về.

“We’re in for a cold snap this weekend.”

(Chúng ta sẽ có một đợt lạnh vào cuôí tuần này.)

 

2. Thời tiết có thể làm cho chân tay bạn giá lạnh, nhưng đừng bao giờ sự lạnh lùng ngấm sâu vào tìm nhé. A cold-hearted/a cold fish: Một người lạnh lùng thường không dành được thiện cảm của mọi người xung quanh.

Ví dụ:

She is so cold-hearted, ignoring her boyfriend like that!

(Cô ta thật là lạnh lùng, bỏ mặc bạn trai như thế đây!)

The new manager is a bit of a cold fish. I don’t know what to make of him.

(Sếp mới của tôi là một cái dạng lạnh lùng mặt sắt. Tôi không hiểu ông ta là cái thứ gì nữa)

Và tất nhiên, khi không chỉ “tim lạnh” (cold –hearted) mà cái lạnh còn nhiễm vào máu nữa, thì chắc chắn những kẻ sát nhân máu lạnh (cold-blooded killer) luôn phải chịu sự nguyền rủa và trừng phạt của cả xã hội.

Ví dụ:

Le Van Luyen is a notorious cold-blooded killer. He killed all the victims in cold blood.

(Lê Văn Luyện là kẻ sát thủ máu lạnh khét tiếng. Hắn giết các nạn nhân một cách không thương tiếc)

 

3. Cold đôi khi còn được dùng để nói về sự hờ hững, lạnh nhạt, thờ ơ của con người.

Nếu bạn tự nhiên cảm thấy chân lạnh, get cold feet, thì không phải là bạn cần phải đi thêm tất, mà là bạn cần thêm sự dũng cảm để làm một việc gì đó.

We wanted to go on holiday to Egypt, then my husband got cold feet about flying.

(Chúng tôi muốn đi Ai Cập du lịch, nhưng chồng tôi lại rất sợ đi máy bay)

Nếu bạn “blow hot and cold” tức là bạn đang lưỡng lự khi ra quyết định về một việc gì đấy.

I don’t know about moving house. I’m blowing hot and cold about it.

(Tôi không biết về việc chuyển nhà. Tôi đang lưỡng lự về điều đó)

in the cold light of day là những lúc bạn có thể suy nghĩ rõ rang nhất về điều gì

In the cold light of day, the ghost stories didn’t seem so scary.

(Những lúc bình tĩnh mà suy nghĩ, chuyện ma rõ ràng là chẳng có gì đáng sợ.)

Cold truth và cold facts: là những thực tế và sự thật trần trụi

Ví dụ: Just give me the cold facts!

Hãy cho tôi những dữ kiện thực tế.

Bạn đừng bao giờ “leave someone cold” nhé, bởi vì làm như thế, tức là người ta đã không còn hứng thú với bạn nữa rồi.

Ví dụ: I am afraid that see her face just leaves me cold.

(Tôi e rằng nhìn thấy cái bản mặt của cô ta chỉ làm tôi phát chán)

Hôm trước chúng tôi đang hào hứng bàn chuyện sẽ rủ nhau đi LSE Show thì bỗng một đứa bạn tôi lại nói” Show đấy không hay, đi xem phim còn hay hơn” Rõ là nó đã “throw cold water on something” Dội một gáo nước lạnh vào ý định của chúng tôi

“We thought we had some really good ideas, but then she threw cold water on them.”

(Chúng tôi nghĩ là đã có một số ý tưởng rất hay thì bất thình lình cô ta làm cho cụt hứng.)

 

4. Cold trong một mối quan hệ cũng là một điều rất nên tránh.

Bạn không nên “leave someone out in the cold” cho ai đó ra rìa, gạt bỏ ai đó, tội nghiệp họ

Ví dụ: While the others were playing cards, she was left out in the cold.

(Khi những người khác chơi đánh bài, cô ấy bị cho ra rìa)

Hôm qua có một vụ cãi cọ nho nhỏ bên nhà láng giềng, sáng nay cô vợ đã tặng cho anh chồng một bờ vai lạnh lùng (give someone the cold shoulder) họ ngó lơ và coi như không nhìn thấy nhau.

After the party,he was given the cold shoulder.

(Sau bữa tiệc, anh ta bị lạnh nhạt)

Cold cũng được dùng trong khá nhiều tình huống khác.

Ví dụ như tình huống tối qua khi một anh chàng nào đó sau một chầu nhậu nhẹt cùng bạn bè, đã bị “be out cold” – say ngoắc cần câu.

After a bottle of whisky he was out cold.

Sau một chai whisky, anh ta say ngất luôn.

Nếu như ai đó cần phải go cold turkey, không có nghĩa là họ sẽ đi thăm một con gà tây ướp lạnh, mà là họ đi cai nghiện.

Ví dụ: The only way to get off drugs is by going cold turkey.”

(Cách duy nhất để từ bỏ ma tuý là đi cai nghiện)

Trong ngành sale, có một thuật ngữ là cold call – tức là bạn sẽ gọi điện cho ai đó không quen biết để thuyết phục họ mua hàng.

Ví dụ:

“Cold-calling isn’t always an effective sales technique.”

(Gọi nguội không phải lúc nào cũng là một kỹ thuật bán hàng hiệu quả)

cold comfort là một dạng tin tốt nhưng cũng thay đổi được tình trạng hiện tại, kiểu như

Ví dụ: Sales reductions of 50% are cold comfort if you don’t have any money to go shopping!

(Đang khuyến mãi giảm giá 50% cũng là chút an ủi hờ khi cậu không có tiền đi mua sắm)

Bản quyền thuộc về English4all.vn

He is a smart investor who is interested in BLUE CHIP only. – Nguồn gốc từ Blue Chip (Origin of Blue chip)

Hàng ngày, bạn thường xuyên nghe thấy trên báo đài, và các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong các bản tin tài chính nói về một loại cổ phiếu gọi là blue chip. Trong tiếng Việt, người ta thường cũng không dịch chữ “blue chip” mà mượn nguyên thuật ngữ này. Phải chăng là loại cổ phiếu này được in màu xanh, hay là đây là cổ phiếu của các hãng hàng không, vì hàng không liên quan đến bầu trời và màu xanh (blue)???? Chắc chắn là không phải vậy rồi. Vậy thực sự blue chip là gì và vì sao nó lại có tên gọi đó? English4ALL sẽ cùng bạn đi tìm nguồn gốc của từ này nhé.

Từ Blue Chip bắt nguồn từ casino trước khi bước lên sàn chứng khoán.
Từ Blue Chip bắt nguồn từ casino trước khi bước lên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu blue chip (blue chip stock) hay còn gọi tắt là blue chip thường được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông (media) để chỉ loại cổ phiếu của các công ty lớn, có xu hướng ổn định về khả năng sinh lời (profitability), tính thanh khoản (liquidity) cao bất kể các biến động trong kinh doanh. Đây luôn là món người được săn đó trên thị trường chứng khoán, và tại Mỹ, người ta thường dùng chỉ số Dow Jones để chỉ báo những mã cổ phiếu loại này.

Nhưng tại sao người ta lại gọi là Blue chip mà không phải là Red chip, hay Yellow chip? Hay vì loại cổ phiếu đó in màu xanh.

Muốn biết điều này, chúng ta phải hỏi Oliver Gingold, một trong những nhân viên đầu tiên của toà soạn Thời báo Phố Wall (Wall Street Journal). Ông được coi là (widely credited) người đã sáng tạo ra thuật ngữ này (coin the term) trong những năm 1920s khi ông đang đứng cạnh bên một chiếc máy điện báo giá thị trường cổ phiếu (a stock ticker) tại một hãng môi giới (brokerage firm) mà sau này trở thành tên tuổi hàng đầu trong làng tài chính thế giới Merrill Lynch. Khi đó, Gingold nhận thấy một vài mã cổ phiếu được giao dịch ở mức rất cao $200 – $250/cổ phiếu, ông đã nói với một người bạn đứng gần đó rằng ông sẽ quay trở về toà soạn và viết về những mã cổ phiếu blue-chip này.

Điều đáng nói là vì sao Gingold lại nghĩ ra từ “blue chip” này?

Có lẽ ông sẽ không nghĩ đến từ blue chip này nếu như bản thân ông không phải một tay chơi bài poker (poker player). Trong môn bài poker ở các sòng bạc (casino) khi đó, các loại tiền nhựa (chip) được dùng để đặt cược (bets) có các mệnh giá khác nhau, và người ta dùng màu sắc của những đồng tiền nhựa đó để biết mệnh giá, trong đó màu trắng (white) trị giá $1, màu đỏ (red) trị giá $5, và màu xanh (blue) trị giá cao nhất là $25.

Từ đó đến nay, người ta dùng luôn thuật ngữ blue-chip để nói về những mã cổ phiếu của các công ty có giá trị cao, an toàn và tương đối ổn định trên thị trường chứng khoán. Một số loại cổ phiếu blue chip nổi bật trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay là Wal-Mart, Coca-Cola, Procter & Gamble (P&G) , Exxon Mobil, PepsiCo, McCormick & Company, Unilever, và Johnson & Johnson.

Tuy nhiên, green chip thì lại không bắt nguồn từ các đồng tiền nhựa màu xanh lá cây, mà đơn giản đó chỉ là các mã cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường như năng lượng mặt trời (Solar energy) địa nhiệt (geothermal), nước…….Và red chip thì lại là thuật ngữ chỉ các mã cổ phiếu của các công ty ở đại lục Trung Quốc (mainland China) và do chính quyền các cấp của Trung Quốc kiểm soát và quản lý.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Eternal Flame- Human Nature: Ngọn lửa tình yêu.

Vậy là mùa đông đã đến, và bạn có biết tại sao lại cần phải có mùa đông trong chuỗi hành trình xuân-hạ-thu-đông của đất trời không? Vì mùa đông là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhất cho mỗi chúng ta, nghe gió lạnh mươn man trên má đỏ, nhìn những hơi thở như sương khói tan vào hư vô……ta mới biết ta không thể sống đơn độc giữa cuộc đời này…..Cái lạnh, tuyết rơi, và sự cô đơn luôn là những thứ không bao giờ nên đi liền với nhau. Mùa đông hơn bao giờ hết là lúc mọi người cảm thấy cần phải gần, gần hơn nữa những yêu thương của mình. Đã nghe thấy tiếng bước chân của những đợt gió mùa đông bắc, đã cảm nhận được cái lạnh tái tê trong từng giọt mưa, đã thấy trong lòng sợ hãi sự trống vắng…….thì cũng đã là lúc chúng ta cần đi tìm ngọn lửa của tình yêu. Có những chàng trai đứng dưới trời tuyết rơi đợi người yêu tới, có những cô gái đi ngược chiều gió thổi để đi gặp người yêu, có những cặp đôi đi lang thang trong cơn mưa buốt giá…….mà tất cả đều không hề thấy lạnh, đơn giản vì họ đều đã tìm được ngọn lửa tình yêu ấm nồng để sưởi ấm cho trái tim và tâm hồn mình. Đừng ngại ngùng gì nữa, đừng trì hoãn thêm nữa, hãy yêu nhau và yêu nhau nhiều hơn khi mùa đông đã về, để hơi ấm sẽ không còn là từ áo khoác, chăn bông, khăn choàng….hơi ấm sẽ đưa bạn đi qua giá lạnh từ ngọn lửa tình từ sâu thẳm trong tim và một bàn tay nắm chặt, một cái ôm thật gần. English4ALL không có lửa để cho bạn, nhưng hi vọng các bạn sẽ cảm nhận được hơi ấm từ ngọn lửa tình yêu ngọt ngào đó qua bài hát Eternal Flame mà hôm nay ga Relaxing in English sẽ giới thiệu. Chúc các bạn một mùa đông không lạnh. All aboard!

https://www.youtube.com/watch?v=3vSg50faVhs#t=53

Lyrics

Close your eyes
Give me your hand darling
Do you feel my heart beating?
Do you understand?
Do you feel the same?
Am I only dreaming
Is this burning an eternal flame
I believe its meant to be darling
I watch you when you are sleeping
You belong with me
Do you feel the same
Am I only dreaming
Or is this burning an eternal flame
Say my name
Sun shines through the rain
A whole life, so lonely
Now you come and ease the pain
I don’t wanna lose this feeling, ho oh

 Lời dịch của English4ALL

Hãy khép đôi mi lại

Hãy nắm tay anh em thân yêu

Em có cảm thấy trái tim của anh đang đập rất nhanh?

Em có hiểu được ý nghĩa từng nhịp đập đó không?

 

Em có cảm thấy giữa chúng ta có một điều gì đó rất giống nhau?

Hay là chỉ mình anh đang mơ…mơ một giấc mơ

Ngọn lửa tình đang đốt cháy trong anh và em…. ?

 

Anh tin vào cảm giác này thật ý nghĩa em yêu

Anh đang ngắm nhìn em ngay cả khi em đang say ngủ

Em là của anh…

Liệu em cũng cảm nhận giống như anh?

Hay là chỉ mình anh đang mơ…

Hoặc là ngọn lửa tình đang đốt cháy trong anh và em..

 

Hãy gọi tên anh

Như ánh dương len lỏi qua từng hạt mưa rơi trên đời anh

Cuộc sống của anh đã rất cô đơn

Em bỗng đến và làm dịu đi những nỗi đau

Anh không muốn khoảnh khắc hạnh phúc này trôi đi

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Anki: An effective tool to memorize new vocabulary Giới thiệu Anki – Công cụ cực kỳ hiệu quả để nhớ mọi từ mới tiếng Anh.

Bạn đã bao giờ học một từ mới tiếng Anh để rồi vài phút sau quên mất luôn???….Đừng bực tức, đừng thất vọng, bởi vì đó là chuyện thường ngày của rất nhiều người học tiếng Anh, nói cách khác, có rất nhiều người cũng gặp phải vấn đề đó giống như bạn? Tuy nhiên, bạn hãy đừng giống họ nữa, hãy chọn cho mình một cách học và một công cụ học từ mới hiệu quả hơn xem. Nhanh gọn, hiệu quả, dễ sử dụng, và 100% Free là điều mà hầu hết người Việt mong muốn ở một công cụ học tập lý tưởng. Và nếu đó là thứ bạn đang mong đợi thì English4ALL hôm nay sẽ mang tới thứ mà bạn muốn: ANKI – vũ khí vô cùng lợi hại để đánh bại mọi thách thức ghi nhớ từ vựng tiếng Anh. Sẵn sàng chưa? All aboard!

Anki logo

ANKI LÀ GÌ????

ANKI là một chương trình thẻ học từ (flashcard) tương tác, một công cụ vô cùng lợi hại chạy trên hầu hết các hệ điều hành máy tính và smartphones.

Ngày xưa, người ta thường làm các thẻ học từ flashcards bằng các mẩu giấy hay mẩu bìa để làm công cụ học tập, đây là cách học mang đặc trưng kiểu Mỹ. Viết nghĩa tiếng Anh trên một mặt, và mặt kia viết nghĩa tiếng Việt và những chú thích cần thiết.

Thế nhưng, ANKI tốt hơn cả những thẻ học từ thông thường đó nữa. Vì sao vậy?

Anki

Vì sao ANKI lợi hại?

ANKI là một chương trình giúp bạn ghi nhớ mọi thứ dễ dàng hơn. Nó hiệu quả hơn hẳn các cách học khác, vì vậy bạn có thể giảm thiểu thời gian học tập và gia tăng khối lượng những điều học được. ANKI làm cho việc học từ của bạn dễ dàng, vui, và đầy cảm hứng hơn bao giờ hết.

ANKI cho phép bạn ôn tập ở mọi nơi, nó phù hợp với mọi hệ điều hành, trực tuyến, và chạy trên tất cả smartphone (iPhone và Android) cũng như máy tính bảng. Bạn có thể đồng bộ dữ liệu (synchronise) và ngay lập tức bạn sẽ học được bộ thẻ từ (deck) trên tất cả các thiết bị điện tử của bạn.

Một tính năng tuyệt vời khác đó là bạn có thể chia sẻ các bộ thẻ từ (deck) của bạn tạo ra trên Anki. Bạn có thể đóng góp cho các bạn học tiếng Anh để cùng tiến bộ, và cũng đồng nghĩa là bạn có thể download vô số những bộ thẻ từ đã được những người dùng khác chia sẻ trên Ankiweb – kho dữ liệu trực tuyến của Anki.

Khi bạn sử dụng ANKI, sẽ thể hiện rõ mức độ hiểu và thành thạo của bạn đối với từng thẻ từ. Nếu như một từ hay cụm từ đã trở nên quá dễ với bạn, chương trình này sẽ tự động bỏ qua, không kiểm tra bạn từ đó trong vòng vài ngày, và ngược lại, nếu từ đó với bạn vẫn còn là khó, ANKI sẽ hỏi đi hỏi lại bạn vài lần trong trong vòng vài phút. Bằng cách này, bạn buộc phải lặp đi lặp lại một từ cho tới khi nó đã thực sự in sâu trong trí nhớ của bạn.

ANKI cũng cho phép bạn đính kèm ảnh, và file audio vào từng thẻ từ, những yếu tố này cực kỳ quan trọng để giúp bạn ghi nhớ những từ khó. Bạn cũng có thể tự ghi âm lại chính giọng nói của mình phát âm một từ hay cụm từ, điều này lại giúp bạn cải thiện phát âm.

Hướng dẫn sử dụng ANKI

Anki 2

Khi bạn lần đầu tiên mở ANKI, bạn sẽ chỉ nhìn thấy dạng mặc định (default) của bộ thẻ học từ. Click vào Creat Deck, sau khi đã đặt tên, click Add.

Điều vào mặt trước từ hay cụm từ mà bạn cảm thấy khó học, và mặt sau dành để ghi định nghĩa hay những chú thích riêng của bạn.

Để bắt đầu, bạn nên tạo ra ít nhất 20 thẻ (card) như thế bạn đã có bộ thẻ đầu tiên.

Sau khi hoàn thành, click chọn Study Now để bắt đầu luyện tập.

Bạn sẽ thấy từ bằng tiếng Anh và bạn cần phải nói hay đoán nghĩa của từ đó và sau đó chọn Show Answer để xem đáp án. Nếu bạn đã đoán sai, chọn Again, nếu đã đoán suýt đúng, chọn Good, bạn cũng sẽ nhìn thấy nút Easy. Bạn sẽ hoàn thành một bộ thẻ (deck) khi tất cả các từ đã trở nên Easy với bạn.

ANKI chỉ cho phép bạn tạo ra 20 thẻ (card) một ngày, trừ khi bạn thay đổi Setting. Đây là con số lý tưởng bởi vì nếu bạn cố học qua nhiều thì chưa chắc đã nhớ được hết, học từ 20 từ mới trở xuống mỗi ngày sẽ giúp bạn sẽ tốt hơn. Và sau vài ngày, bạn sẽ ôn những từ cũ chung với những từ mới, tuy nhiên nếu bạn sử dụng ANKI hàng ngày, mỗi ngày bạn sẽ chỉ có vài từ mới.

Nếu bạn muốn thay đổi bất kỳ thuộc tính nào của ANKI, hãy chọn Options sau khi hoàn thành bộ thẻ từ.

ANKI cũng có sẵn cơ sở dữ liệu với hàng ngàn những bộ thẻ từ đã được làm sẵn bởi những người sử dụng khác giống như bạn, bạn có thể tuỳ ý download về để học nếu như bạn không muốn tự tạo bộ thẻ từ riêng cho mình.

Trên màn hình chính của ANKI, hãy chọn Get Shared, bạn sẽ được dẫn tới website của ANKI. Bạn sẽ thấy rất nhiều ngôn ngữ và chủ đề mà bạn có thể chọn để học. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến tiếng Anh.

Anki 3

Có ít nhất khoảng 1000 bộ thẻ từ bạn có thể download. Trong hộp tìm kiếm, hãy gõ thứ mà bạn cần. Ví dụ “Vietnamese” sẽ cho kết quả là những bộ thẻ từ song ngữ Anh Việt, hay beginner, advanced, TOEFL…… Có rất nhiều lựa chọn mà bạn có thể tìm thấy, có rất nhiều bộ thẻ từ còn có sẵn hình ảnh và âm thanh.

Để đồng bộ dữ liệu với tài khoản Ankiweb của bạn, hãy chọn Tools –> Maintenance –> Full Sync. Bạn cần phải lập lại thao tác này trên tất cả các thiết bị (devices) của bạn như máy tính, smartphone, và máy tính bảng.

Anki 4

Sử dụng âm thanh là một cách rất tuyệt để cải thiện phát âm và nghe hiểu của bạn. Nếu bạn đã có sẵn những file audio phát âm, bạn có thể đính kèm vào thẻ từ của bạn, hoặc bạn có thể ghi âm những gợi ý của chính bạn bằng tiếng Anh, miễn là giúp bạn nhớ ra đó là từ nào.

Tương tự bạn có thể đính kèm những hình ảnh giống như âm thanh. Hình ảnh sẽ giúp in sâu ấn tượng về từ hơn là một vài dòng chữ dịch nghĩa.

Vài gợi ý để sử dụng hiệu quả ANKI

Bạn đã biết về ANKI rồi, và làm thế nào để tận dụng tối đa các tính năng của ANKI hãy thử những gợi ý sau đây nhé.

– Mặc dùng đã có vô số những bộ thẻ từ được làm sẵn và bạn có thể dễ dàng download, tuy nhiên, bạn cũng nên tự tạo ra những bộ thẻ từ cho riêng mình. Mỗi lần bạn nghe hay đọc được một từ/cụm từ mới ví dụ như trên VOA, BBC, English4ALL….hãy viết xuống và nhập ngay nó vào trong thẻ từ của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ hình thành nên những vốn từ vựng riêng và nghe nói cứ như Tây xịn mỗi ngày.

– Download những bộ thẻ từ có sẵn âm thanh, và ghi âm lại chính giọng nói của bạn. Khi nhìn vào thẻ học từ, hãy click More và chọn Record Own Voice (hoặc nhấn Shift + V). Bằng cách này, bạn có thể so sánh phát âm bản ngữ và phát âm của bạn.

– Đừng dịch. Nếu tiếng Anh của bạn đã ở một trình độ nhất định, thì đừng có dịch nghĩa của từ, sử dụng hình ảnh hay một gợi ý nào đó bằng tiếng Anh để giúp bạn nhớ từ. Hoặc bạn làm có thể làm theo cách ngược lại, chèn ảnh vào mặt trước, và viết từ kèm định nghĩa vào mặt sau, như thế giống như chơi Game Đoán từ hơn là học, nhưng lại vô cùng hiệu quả và nhẹ nhàng.

 

Tất cả những gì cần biết về công cụ học từ cực Cool này bạn đã biết, tuy nhiên ANKI có thực sự hiệu quả và lợi hại hay không, tuỳ thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Nếu bạn chỉ download nó về máy và không sử dụng, thì không ai giúp bạn học tốt tiếng Anh được cả. ANKI giống như một chú cún dễ thương, bạn đã đón nó về thì hãy chơi với nó hàng ngày, bằng cách đấy bạn sẽ có một người bạn đồng hành rất đáng tin cậy và hữu hiệu trên con đường chinh phục mọi thách thức về từ vựng tiếng Anh. Hãy sử dụng ANKI mọi lúc mọi nơi có thể, và bạn sẽ thấy ANKI tuyệt với như thế nào! Chúc bạn học tốt cùng ANKI và English4ALL.

Hãy download ANKI ngay và luôn để cùng học nào! Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ![author image=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2014/04/English4All4.png” ]English is easy, isn’t it? Inspring and motivating you to learn English better are our mission.[/author]

Download ANKI tại đây.

Download

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Do you know about MOVEMBER? Nguồn gốc và ý nghĩa của MOVEMBER.

Hàng năm cứ đến tháng 11, nếu bạn đến thăm các nước nói tiếng Anh, đặc biệt là Úc, Anh………bạn sẽ gặp rất nhiều những người đàn ông để ria mép? Phải chăng để ria mép là mode thời trang của nam giới ở đây? Thực ra không phải vậy, họ đang làm từ thiện đấy. Có thể bạn hoài nghi nhưng điều đó là hoàn toàn là thật nếu như biết về MOVEMBER – một nét văn hoá mới và hiện đại của những đấng mày râu phương Tây. English4ALL xin giới thiệu đôi nét tới các bạn về phong trào Movember trong chuyến tàu tuần này của British Way. All aboard.

Mo Bros

MOVEMBER là gì?

Movember một từ ghép của từ Moustache (ria mép) và November (tháng 11) và là một sự kiện kéo dài suốt một tháng mỗi năm liên quan đến sự phát triển của ria mép và rơi vào tháng mười một, để nâng cao nhận thức về ung thư tuyến tiền liệt và các sáng kiến ung thư khác cuả phái nam

Movember nhằm mục đích để tăng cường cơ hội phát hiện ung thư sớm, chẩn đoán và điều trị hiệu quả, và cuối cùng là giảm số lượng các ca tử vong đồng thời có thể phòng ngừa được căn bệnh này. Bên cạnh việc kiểm tra hàng năm Quỹ Movember (The Movember Foundation) khuyến khích người đàn ông nhận thức được tầm quan trọng của tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư và áp dụng một lối sống lành mạnh hơn.

Quỹ Movember là một tổ chức toàn cầu hàng đầu cam kết thay đổi thực trạng về sức khoẻ nam giới.

Đến nay, cộng đồng Movember đã gây quỹ được 346 triệu bảng Anh thông qua 800 chương trình ở 21 quốc gia. Số tiền này được gây dựng và sử dụng nhằm nâng cao cuộc sống của những người đàn ông bị các bệnh ung thử tiền liệt tuyến (prostate cancer), ung thư tinh hoàn (testicular cancer) và các vấn đề sức khoẻ tâm thần (mental health problems)

Quỹ Movember thách thức (challenge) nam giới để ria mép trong suốt tháng Movember (trước đây gọi là tháng November – tháng 11) để gây quỹ (raise the funds) cho các chương trình chăm sóc sức khoẻ nam giới. Tới nay, đã có 4 triệu bộ ria mép (moustaches) được nuôi trên toàn thế giới, và con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng chừng nào các vấn đề về sức khoẻ nam giới vẫn còn tồn tại.
movember-poster

Phong trào Movember gây guỹ như thế nào?

Các nguồn quỹ được quyên góp thông qua các chiến dịch nhận thức hàng năm (annual awareness campaign) của tổ chức diễn ra hàng năm, gọi là Movember, với việc kêu gọi hàng triệu đàn ông trên khắp thế giới để ria mép.
Vào đầu tháng Movember, các chàng trai, các quý ông sẽ hành động (take action) bằng cách “đăng ký” với một gương mặt được cạo nhẵn nhụi (a clean-shaven face) và trong suốt 30 ngày của tháng 11 sẽ để ria mép. Những quý ông hào hiệp này sẽ được gọi là Mo Bros, và những người phụ nữ trong cuộc sống của họ sẽ hỗ trợ, giúp đỡ họ được gọi là Mo Sistas, tất cả cùng với nhau tạo thành cộng đồng Movember – Mo Community để gây quỹ và nâng cao nhận thức để thay đổi tình trạng sức khoẻ nam giới.

Với một bộ ria mép mới toanh, các Mo Bros trở thành những tấm biển quảng cáo di động và biết nói cực kỳ hiệu quả (walking, talking billboards) trong suốt tháng, giống như một cuộc thi chạy hay đi bộ từ thiện, họ sẽ sử dụng bộ ria của mình để bắt đầu những cuộc trò chuyện liên quan tới những vấn đề bỏ ngỏ về sức khoẻ nam giới và tìm kiếm các nguồn ủng hộ Quỹ.

Vào cuối tháng, cộng đồng Movember sẽ ăn mừng những nỗ lực của họ bằng cách tham gia vào các Movember Gala Party được tổ chức khắp nơi trên thế giới hoặc tự tổ chức những hoạt động ăn mừng riêng với đồng nghiệp, bạn bè và các nhóm cộng đồng.

 

Nguồn gốc cuả Movember

Quỹ Movember được đồng sáng lập bởi Luke Slattery, Travis Garone, Adam Garone và Justin Coghlan năm 2003 tại Úc. Là một quỹ không lợi nhuận của tổ chức dành riêng bệnh tuyến tiền liệt nam giới. Movember bắt đầu tại Úc và đã phát triển lên một phong trào toàn cầu, chiến dịch chính thức có mặt tại Canada, Vương quốc Anh, Ireland, Hoa Kỳ, New Zealand, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nam Phi và Phần Lan.

Ý tưởng của Movember đến từ một cuộc trò chuyện giữa Luke Slattery và Travis Garone năm trước khi Foundation được thành lập. Luke và Travis xem thời trang chung trên thế giới đã đi qua và sự trở lại của xu hướng thời trang từ quá khứ khi câu hỏi đã được đặt ra, tại sao không trở lại của ria mép?

Cả hai cảm thấy- Moustache – Mo có thể làm với một sự hồi sinh, phát triển một bộ ria mép trong vòng một tháng từ đó Movember được sinh ra.

Năm 2003, chỉ 30 Mo Bros tham gia. Các quy tắc đơn giản, bắt đầu vào tháng 11 cạo sạch và dành phần còn lại của tháng để phát triển một Mo. Ý tưởng rất đơn giản chỉ để xem ai có thể phát triển các bộ ria mép tốt hơn.

Trong năm 2004, 450 Mo Bros đã tham gia cùng với bạn tình, bạn bè và gia đình để tài trợ cho sự tăng trưởng Mo của họ , trước sự ngạc nhiên của mọi người, họ đã quyên được $ 55.000. Đó là đóng góp lớn nhất PCFA chưa bao giờ nhận được vào thời điểm này. Các Mo Bros bắt đầu nhận biết các bộ ria mép có thể được hình thành huy hiệu Movember, qua những cuộc trò chuyện họ nhận ra rằng sẽ rất hiệu quả nếu biến mỗi Bro Mo vào một chương trình quảng cáo đi bộ cho sức khỏe nam giới, cùng lúc cho phép họ thường xuyên gặp nhau để có một nụ cười với bạn bè.

Chiến dịch Movember tiếp tục phát triển và trong năm 2006, Quỹ đã được ở một vị trí quan trọng thứ hai của sức khỏe nam giới cần được chú ý đến tại Úc.

Từ năm 2004, Quỹ từ thiện Movember đã nâng cao nhận thức và kinh phí của các vấn đề sức khỏe nam giới, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt và trầm cảm ở Úc và New Zealand. Trong năm 2007, sự kiện này được đưa ra ở Ireland, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Anh, Israel, Nam Phi, Đài Loan và Hoa Kỳ. Nó đã lan từ Úc đến Nam Phi, châu Âu và Bắc Mỹ. Như năm 2011 người Canada là những người đóng góp lớn nhất cho các tổ chức từ thiện Movember của bất kỳ quốc gia nào.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

 

 

Is your house is FOR RENT? Nope, it is FOR LEASE Phân biệt các từ RENT, LEASE, LET, HIRE

Nếu bạn đi dọc các con phố ở Hanoi, Saigon, chắc bạn cũng sẽ bắt gặp được vài tấm biển House for Rent, Room for Rent – Nhà cho thuê, thường dành cho người nước ngoài. Và nếu bạn lang thang trên các con phố ở Anh, bạn sẽ không quá khó để bắt gặp vô số những tấm biển rất to đề chữ TO LET. Vậy một “ngôi nhà cho thuê” trong tiếng Anh phải nói thế nào đây, FOR RENT, FOR LEASE, TO LET, hay FOR HIRE????? Bạn đang phân vân phải không? Vậy thì cứ phân vân tiếp một chút nữa đi bởi vì sau khi đọc bài viết này bạn không còn cơ hội để phân vân và nhầm lẫn nữa đâu. All aboard!

TO LEASE

LEASE cùng nghĩa với HIRE, đều mang nghĩa là cho thuê, cho mướn (nhà, căn hộ, chỗ ở hay xe cộ, phương tiện…) tuy nhiên lease là cho thuê dài hạn có hợp đồng, ít nhất từ 1 năm trở lên.

 

Ví dụ:

To lease a car (cho thuê một chiếc xe), to lease a building (cho thuê một toà nhà).

Tuy nhiên, dạng từ và ý nghĩa thường gặp nhất của Lease là danh từ, mang nghĩa là hợp đồng thuê nhà. Nếu như bạn là chủ nhà, và bạn cho ai thuê căn nhà của bạn, thì giữa chủ nhà (landlord/landlady) và người thuê nhà (leaseholder/tenant) phải cùng nhau ký kết một văn bản thoả thuận, mang tính chất như một hợp đồng (contract) cũng gọi là lease. Và chủ nhà sẽ luôn giữ của người thuê một khoản tiền đặt cọc (deposit) nếu người thuê phá hợp đồng trước thời hạn sẽ bị mất số tiền đặt cọc đó. Người cho thuê gọi là lessor, người thuê gọi là lessee.

Ví dụ: We signed a 12- month lease on an apartment outside the campus.

(Bọn tôi vừa kí hợp đồng thuê một căn hộ bên ngoài trường trong vòng 12 tháng)

To take out a lease on a car (Thuê dài hạn một xe hơi.)

 

Ở Anh và Ireland có một hình thức mua bán nhà, đó là mua bán hợp đồng thuê nhà, nhiều căn nhà được bán cho bạn nhưng dưới hình thức cho thuê dài hạn (long lease), có những căn nhà có hợp đồng tới 50 năm, 100 năm, thậm chí 1000 năm cũng có. Nếu mua căn nhà đó, bạn sẽ không trở thành chủ sở hữu (owner) mà chỉ là người được toàn quyền sử dụng ngôi nhà đó trong một thời hạn đã ghi trong hợp đồng (leaseholder), tất nhiên bạn có thể bán lại hợp đồng thuê nhà (lease) này cho người khác.

Lease

 

TO LET

TO LET  nghĩa tương tự như leaserent, đều có nghĩa là cho thuê nhưng chủ yếu sử dụng phổ biến ở Anh. Tuy nhiên to let chỉ có nghĩa là cho thuê, không mang nghĩa đi thuê.

Ví dụ:

The landlord is letting the office to a local company.

(Chủ nhà đang cho thuê văn phòng cho một công ty ở địa phương)

 

She has a room to let in her house.

(Bà ấy có một phòng cho thuê)

To let signs on houses

TO RENT

TO RENT Là thuê hoặc cho thuê nhà cửa, xe cộ…..nhưng ngắn hạn 1-2 tuần hay vài tháng như nhà trọ. Khi thuê nhà (rent) thì bạn sẽ phải kí rental agreement (hợp đồng thuê nhà), nhưng hợp đồng này dễ hơn lease, nếu bạn không muốn ở nữa chỉ cần báo trước cho chủ nhà một thời gian nhất định, có khi vài ngày hoặc tối đa một tháng trước khi dọn đi.

Ví dụ:

The old lady rented us her spare bedroom for £55 a week.

(Bà cụ cho chúng tôi thuê phòng ngủ trống nhà bà với giá £55/tuần)

My Dad has a cottage which he rents (out) to tourists.

(Cha tôi có căn nhà nhỏ cho khách du lịch thuê)

When Harry takes his family to the seaside, he’s going to rent a bungalow.

(Khi Harry đưa cả nhà đi nghỉ ở biển, anh ta sẽ thuê (ngắn hạn) một căn nhà nhỏ)

Tuy nhiên, nghĩa phổ biến nhất của rent lại là dạng danh từ, mang nghĩa tiền thuê nhà (rent) – số tiền cố định phải trả cho chủ nhà định kỳ.

Ví dụ: Rents here are ridiculously high/low.

(Tiền thuê nhà ở khu vực này cao/thấp kinh khủng)

Rent Lease Let Hire

TO HIRE

To hire ngoài nghĩa là thuê mướn ai làm gì và trả lương hay tiền công cho người đó, còn có nghĩa là thuê nhưng thường là thuê xe cộ, quần áo…., không dùng hire cho nhà cửa, bất động sản.

Ví dụ:
We ought to hire a public relations consultant to help improve our image.

(Chúng ta nên tuyển một cố vấn PR để giúp cải thiện hình ảnh)

This restaurant was the first to hire women as chefs.

(Nhà hàng này là nhà hàng đầu tiên mướn phụ nữ làm bếp trưởng)
How much would it cost to hire a car for a fortnight?

(Thuê một cái ô tô nửa tháng hết bao nhiêu tiền nhỉ?)

 

You could always hire a dress for the ball if you can’t afford to buy one.

(Cậu có thể thuê một cái váy để đi vũ hội nếu cậu không đủ tiền mua một cái)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn