Từ ngữ đôi khi bị xê dịch, bị chuyển nghĩa vì dòng chảy của lịch sử, của cuộc sống. Có những điều xưa kia là sáng, nhưng ngày nay lại là tối, bạn có tin rằng đã có thời người ta gọi nhau đi ăn “dinner” vào lúc 11h trưa không? Rất đơn giản, vì thời đó dinner được hiểu là bữa ăn sáng. English4ALL thứ hai tuần này sẽ vẫn đến ga quen thuộc Every word has its own stories và cùng bạn nghe câu chuyện tự thuật của từ “dinner” và “breakfast” xem mấy trăm năm qua chúng đã bị dòng đời xô đẩy như thế nào……
Dinner là bữa ăn sáng?
Dinner là bữa sáng? Thật đấy, bạn không đọc nhầm đâu, ngày xưa, từ dinner bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ “disnar” nghĩa là bữa ăn sáng.
Nhưng vì sao từ này đang từ chỗ dùng để chỉ bữa ăn sáng lại dần dần chuyển thành chỉ bữa ăn muộn nhất trong ngày? Theo truyền thống, dinner (mang nghĩa breakfast) là bữa ăn đầu tiên trong ngày, thường được ăn vào lúc gần trưa. Đó cũng là bữa ăn lớn nhất trong ngày, sau đó có một bữa nhẹ gọi là supper.
Dần dần, cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn, có những bữa ăn khác được người ta thêm vào trước bữa ăn chính vào buổi trưa. Thay vì gọi những bữa ăn sớm điểm tâm này bằng từ chỉ bữa sáng (dinner), từ dinner lại bị dính chặt với nghĩa chỉ bữa ăn lớn nhất trong ngày.
Thời gian qua đi, ở hầu hết các nền văn hoá sử dụng những từ này để chỉ bữa ăn, bữa ăn lớn nhất trong ngày dần bị lùi dần lùi dần cho tới thời điểm mà trước đây chúng ta ăn tối (supper – vốn dĩ chỉ là một bữa ăn nhẹ). Khi đó, từ breakfast với nghĩa như ngày nay là ăn sáng mới xuất hiện, còn supper trở thành tên gọi cho bữa ăn nhẹ buổi tối trước khi đi ngủ (a midnight snack).
Một điều đáng chú ý là vẫn có rất nhiều nền hoá họ không dùng trật tự “Breakfast – Lunch – Dinner” (Điểm tâm –Bữa trưa – Bữa tối) để chỉ các bữa ăn trong ngày, mà lại dùng “Breakfast –Dinner-Supper”, và Dinner được hiểu như bữa trưa “lunch” và như thế dinner vẫn mang nghĩa nguyên gốc ban đầu của mình, chỉ thêm một bữa ăn sớm hơn trong ngày.
Bạn có biết?
– Từ “bữa ăn sáng”(breakfast) ngày nay trong tiếng Anh chẳng qua là dạng rút gọn của cụm từ “break the fast”. “The fast” còn có nghĩa là mùa chay, sự nhịn đói; do đó bữa ăn vào buổi sáng được coi là giúp chấm dứt cái đói sau một đêm dài đi ngủ được gọi là “breakfast”
– Không nên nhầm lẫn giữa “a breakfast” và “a break-fast”: Breakfast là bữa sáng chúng ta vẫn ăn hàng ngày, còn break-fast là bữa ăn sau khi kết thúc một kỳ ăn chay của người Do Thái, là trong bữa này không có gì hơn là bánh mỳ và nước lọc.
Sống giữa lòng một thành phố châu Âu suốt mấy năm qua, tôi vẫn chưa kịp nhận ra từ khi nào mình đã quá yêu, quá gắn bó với nơi này như quê hương thứ hai của mình, nơi đã ấp ôm những tháng năm tuổi trẻ của tôi. Đi qua những thị trấn thanh bình, qua những thảo nguyên xanh ngát tận chân trời, lang thang trên những bờ biển dài tĩnh lặng, trầm ngâm trước những thành quách kỳ vĩ, nguy nga…..Châu Âu thật êm đềm trong sắc màu của sự bình yên- một vẻ đẹp rất riêng, rất quý trong một thế giới đầy biến động. Tôi tìm thấy chính mình khi ở Châu Âu, thấy sự trầm tĩnh, sự sâu lắng trong từng cảnh vật, từng con người tôi gặp. Yêu biết mấy những nụ cười thân thiện, những ánh mắt xanh hiền hoà, yêu biết mấy những mái tóc mây bồng bềnh bên bờ biển vắng…….
“Tôi chưa thể hiểu thấu về Người và cần lâu hơn nữa, nhưng hãy hứa rằng sẽ trở thành một phần trong tôi nhé, Châu Âu”.
Xin tặng bài hát này cho mọi người để phần nào xua tan đi một tuần u ám khi chúng ta vừa phải hứng chịu những tin dữ từ một vùng trời châu Âu còn vang tiếng súng. Những ai đã từng sống ở Châu Âu, hãy nhớ lại những ngày tháng đó, những ai đang sống ở Châu Âu, hãy trân trọng – hãy yêu hơn từng ngày đang có, và những ai chưa từng đến đây, hãy nuôi một ước mơ, một hành trình đến với Châu Âu một lần, để biết rằng trên thế giới này, có một miền đất tuyệt vời đến vậy. Mong Châu Âu sẽ sớm tìm lại sự bình yên vốn có của mình
Lời bài hát
Now I’m home, but I cannot stay
I dream of you every day
Got to know every inch of you
Will you make my dream come true?
There’s no place like home they say
You’re my home, so hear me pray.
I don’t know you, but I need more time
Promise me you’ll be mine
Birds are flying over Europe skies,
Tell me please why can’t I?
Times have changed, but so have I
I view my life through your eyes
On the go in tourist’s shoes
But I’ll stay truthful to you
Cause there’s no place like home they say
You’re my home, so I guess I’ll stay.
I don’t know you, but I need more time
Promise me you’ll be mine
Birds are flying over Europe skies
Tell me please why can’t I?
I don’t know you, but I need more time
Promise me you’ll be mine
Birds are flying over Europe skies
Tell me please why can’t I?
Lời dịch của English4ALL
Quê nhà trước mắt, nhưng lại chẳng thể dừng chân
Mỗi ngày qua tôi đều mang giấc mơ về Người
Thầm mong được chạm đến từng tấc đất
Liệu Người có thể khiến giấc mơ ấy của tôi trở thành sự thật?
Người ta vẫn nói rằng có nơi đâu bằng quê hương mình
Hãy lắng nghe lời nguyện ước này hỡi quê nhà yêu dấu…
Tôi vẫn chưa biết nhiều về Người, nhưng xin hãy cho tôi thêm thời gian
Hứa với tôi rằng Người sẽ là một phần trong tôi nhé.
Chim dang rộng cánh bay khắp trời Âu châu,
Hãy nói đi, vì cớ gì tôi lại không thể?
Thời gian cứ trôi và tôi cũng thay đổi
Tôi nhìn cuộc đời này qua đôi mắt Người
Trên mỗi bước đường lãng khách của mình
Nhưng tôi vẫn sẽ luôn thành thật với Người.
Bởi lẽ không nơi nào bằng quê hương mình
Vậy nên tổ ấm thân yêu ơi, hẳn tôi sẽ dừng chân nơi đây thôi.
Tôi vẫn chưa biết nhiều về Người, nhưng xin hãy cho tôi thêm thời gian
Hứa với tôi rằng Người sẽ là một phần trong tôi nhé.
Chim dang rộng cánh bay khắp trời Âu châu,
Hãy nói đi, vì cớ gì tôi lại không thể?
Tôi vẫn chưa biết nhiều về Người, nhưng xin hãy cho tôi thêm thời gian
Hứa với tôi rằng Người sẽ là một phần trong tôi nhé.
Chim dang rộng cánh bay khắp trời Âu châu,
Hãy nói đi, vì cớ gì tôi lại không thể?
Bạn có biết?
Alexander Igoryevich Rybak (Tiếng Nga: Алекса́ндр И́горевич Рыба́к, tiếng Belarus: Аляксандр І́гаравіч Рыбак), sinh ngày 13 tháng 5, 1986 ở Minsk, Belarus) là một nhạc công violon, ca sĩ, nhà soạn nhạc và diễn viên người Na Uy với hai dòng máu Belarus và Nga. Rybak đại diện cho Na Uy trong cuộc thi Eurovision Song Contest 2009 tại Moskva, Nga. Rybak chiến thắng trong cuộc thi này với 387 điểm, số điểm cao nhất trong lịch sử Eurovision tính đến năm 2009; với “Fairytale”, một bài hát do chính anh sáng tác và đặt lời. “Fairytale” là một trong những ca khúc trong album đầu tay của Rybak Fairytales. Rybak đại diện cho Na Uy trong Eurovision Song Contest 2009 tại Moskva, Liên bang Nga. Ca khúc “Fairytale” đạt đến vị trí 1# tại Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Hy Lạp, Đan Mạch, Bỉ, Latvia, Iceland và Belarus. Ca khúc cũng leo lên vị trí 10# tại UK Singles Chart, thứ 2# tại Irish Singles Chart. Album đầu tay Fairytales đạt đến vị trí 1 ở Na Uy và Nga.
Học tiếng Anh cần nói hay hay cần sự tự tin? – đó thực sự là một câu hỏi khó, bởi lẽ phải đó là hai yếu khó có thể tách rời nhau trong quá trình học tập và rèn luyện tiếng Anh. Có tự tin mới nói hay được, và cũng cần phải nói hay thì mới tự tin được. Nhân sự kiện Đại sứ du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Imbadu ở Nam Phi 2 năm trước, các cư dân mạng “nhạy cảm với thời cuộc” lại được dịp tha hồ bình luận về tiếng Anh của cô, có ý chê trách, nhưng cũng có ý kiến bảo vệ. Được sự đồng ý của tác giả, Engligh4ALL xin trân trọng giới thiệu bài viết của một chuyên gia về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học New South Wales., Úc để mọi người cùng đọc. Quan điểm của tác giả thể hiện khá tương đồng với quan điểm của những người thực hiện English4ALL “Nói hay không bằng hay nói, và thà nói chưa hay còn hơn không nói gì”
Vì chuyện cô diễn viên họ Lý trả lời phỏng vấn tiếng Anh gần đây đã khiến dư luận “dậy sóng”, nên mình cũng vào để tìm hiểu. Thực ra cuộc phỏng vân này thực hiện từ lâu, nhưng không hiểu sao sau gần 2 năm người ta mới đem ra bình phẩm. Gạt qua những chiêu trò mánh khóe để hạ uy tín của nhau trong giới showbiz Việt, vốn đã nhiều tai tiếng, ở đây mình chỉ bàn thêm về cái chuyện người Việt nói và học tiếng Anh. Nói là thêm, vì cũng về vấn đề này, mình thấy bài viết của anh Nguyễn Quốc Toàn rất đầy đủ và mình đồng ý với quan điểm của tác giả.
Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu thế nào là tiếng Anh chuẩn mực (standard English). Trả lời cho khái niệm đến nay vẫn còn tranh cãi. Trong mô hình 3 vùng của mình, Krachu (1985) đã xác định vùng trung tâm bao gồm các nước Anh, Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, South Africa nơi tiếng Anh được coi là gốc gác, là ngôn ngữ mẹ đẻ với số lượng người nói khoảng 380 triệu người. Vùng thứ 2 bao gồm các nước dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2, sau tiếng mẹ đẻ bao gồm các nước như Ấn độ, Singapore, Phillipines, Malaysia, Kynea với số người khoảng 200 đến 300 triệu. Còn vùng thứ 3 là những nước coi tiếng Anh như một ngoại ngữ trong đó bao gồm Việt nam, con số được ước tính lên đến hơn một tỉ người sử dụng.
Vậy, nếu coi tiếng Anh chuẩn là ở các nước sử dụng nó như tiếng mẹ đẻ, thì con số 380 triệu người quả là quá nhỏ bé với số người sử dụng như một ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ 2. Tiếng Anh bây giờ không còn là tài sản của các quốc gia như Anh, hoặc Úc nữa mà nó là tài sản của những ai nói nó. Hay nói cách khác, tiếng Anh bây giờ không thể hiểu chỉ đơn thuần là English (số ít) mà cần hiểu nó trong dạng thức số nhiều Englishes với tính đa dạng phong phú của nó. Do vây, sẽ không ngạc nhiên nếu có tiếng Anh đặc trưng của người Singapore, người Trung Quốc, hoặc người Ấn Độ và thậm chí của người Việt. Sự đặc trưng thể hiện trong cách phát âm, giọng điệu, từ vựng, ngữ pháp, biểu đạt và văn phong.
Do đó, hiểu khái niệm chuẩn mực như thế nào không hề đơn giản.
Chủ nhà mình người Úc, có lần bảo dân châu Á chúng mày nói tiếng Anh tao nghe mà bực. Mình hỏi tại sao, ông trả lời suốt ngày quên cái âm cuối, ví dụ hỏi giá bao tiền, người bán hàng (châu Á) trả lời 4 dollar thay vì dollarS. Mình hỏi lại, thế mày hiểu được không? Ông ấy bảo, hiểu. Mình bảo chỉ cần thế thôi. Mà mình còn bảo thêm, nếu mày không chịu khó nghe và thích ứng tiếng Anh kiểu vậy đi, mày còn bực nữa. Ông gật gù.
Một lần khác, ông bảo phải giao dịch với một công ty phần mềm nào đó ở mãi Trung Đông. Khi nói chuyện qua điện thoại, ông thấy khó nghe vì đặc âm, nên ông rất bực bội. Mình hỏi, thế sao không tìm công ty khác ở Úc để làm ăn cho dễ dàng (về mặt ngôn ngữ), ông bảo, không thể được, vì ở nước kia (không phải tiếng Anh chính gốc), có sản phẩm tốt, giá rẻ và phù hợp yêu cầu công việc.
Thế mới biết, toàn cầu hóa và giao thương trong thế giới hiện đại, khiến cho những người có ưu thế nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ, bây giờ có nguy cơ trở thành thiểu số. Và nguyên tắc, số đông bao giờ cũng áp đảo thiểu số, do vậy, khái niệm chuẩn mực của tiếng Anh trước kia bây giờ đã thay đổi.
Vậy nếu bạn muốn sử dụng và nói tiếng Anh tốt, đừng nên quá đặt nặng vấn đề standard English. Bản thân chính người viết bài này khi mới học tiếng Anh luôn bị ám ảnh bởi từ chuẩn, ví dụ ngữ pháp phải chuẩn, phát âm phải chuẩn, từ vựng phải chuẩn, giọng phải chuẩn, ngữ điệu phải chuẩn. Chính cái suy nghĩ chuẩn và bị ám ảnh bởi chuẩn như vậy đã làm mình cảm thấy mất tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Kinh nghiệm cho thấy để học tiếng Anh hiệu quả, bạn hãy cứ yên tâm, tự tin học và luyện tập tiếng Anh theo đúng sở thích, và đam mê của chính bạn. (Và dĩ nhiên, đối với những bạn mới đầu học tiếng Anh, thì cần có thêm một giáo viên dạy và hướng dẫn bạn. Họ cần phải có năng lực để dạy bạn ngoại ngữ. Mình dùng từ có năng lực, chứ không phải dùng từ chuẩn. Chủ đề về năng lực giáo viên dạy tiếng Anh, mình sẽ bàn ở một dịp khác). Khi bạn nói tiếng Anh với người khác (đến từ nhiều quốc gia khác nhau) mà họ hiểu được bạn (intelligibility), là bạn đã học thành công. Do đó, khi học, bạn cũng nên tiếp cận những Englishes khác nhau để biết tính đa dạng của tiếng Anh ra sao. Điều này sẽ rất hữu ích cho bạn sau này, nhất là nếu bạn được làm việc trong môi trường đa quốc gia, hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người từ nhiều nước khác nhau. Và một khi tiếng Anh bạn đủ tốt, cũng là lúc bạn sẽ rất tự tin trong việc sử dụng Englishes.
Trở lại, vụ cô họ Lý. Mình thấy cô trả lời rất trôi chảy, và hiểu được phóng viên muốn hỏi gì. Đặc biệt, nếu đó là một cuộc phỏng vấn không có chuẩn bị trước mà cô Lý làm được như vậy thì thực sự là quá tốt. Có nhiều người nói ở cương vị của cô Lý, là đại sứ du lịch mà nói tiếng Anh thế thì chấp nhận sao nổi. Kì thực, nói thế không thuyết phục. Ở đây, rõ ràng cô Lý đã giữ gìn đúng phương châm của hội nhập của Việt nam: hội nhập chứ không hòa tan. Cô ấy nói tiếng Anh mang đặc âm và đặc ngữ Việt, thì sao lại lên án hoặc phê bình cô ẩy nhỉ. Trừ khi, cô ấy nói tiếng Anh mà chả ai hiểu gì thì mới có chuyện để nói.
Xem thêm
Kachru, Braj B. (1985). Standards, codification and sociolinguistic realism: The English langues are in the outer circle, Three circles of world English. In R. Quirk and H. G. Widdowson (eds.) English in the World: Teaching and learning the language and literatures. Cambridge: Cambridge University Press.
Nguyễn Quốc Toàn (2014): http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/dinh-kien-chet-nguoi-khi-hoc-tieng-anh-3007978.html
Lê Đức Mạnh, MA in TESOL.
Nghiên cứu sinh trường University of New South Wales., Australia.
Nói đến nước Anh người ta không thể không nhắc tới Oxford – Camrbidge, những trường đại học cổ kính danh tiếng hàng đầu thế giới, bảo vật quý giá trong nền giáo dục đẳng cấp quốc tế Anh Quốc. Song hành với sự phát triển của lịch sử, trong từng giai đoạn, các trường đại học lần lượt được ra đời và trở thành những cột trụ trong đời sống học thuật và nghiên cứu, góp phần đưa Anh Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học, giáo dục của thế giới. English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn ngược dòng lịch sử để tìm hiểu những câu chuyện về sự ra đời của các trường đại học ở Anh Quốc nhé. All aboard!!!!
Hầu hết các trường đại học ở Anh đều là trường đại học công lập, được chính phủ tài trợ (ngoại trừ hai đại học tư là University of Buckingham và University of Law) và đều thuộc về một trong sáu nhóm chính, tuy nhiên trong đó nổi bật hơn cả là các nhóm trường Oxbridge, Gạch đỏ (Red Brick) và, Kính (Plate Glass).
Oxbridge – những tượng đài lịch sử
Oxbridge là một từ ghép được dùng để chỉ nhóm hai trường đại học Oxford và Cambridge của Anh. Xuất hiện lần đầu trong văn học, Oxbridge hiện được dùng để nói tới vị trí và danh tiếng hàng đầu của hai trường đại học trong hệ thống giáo dục cũng như xã hội Anh. Oxford và Cambridge là hai trường đại học lâu đời nhất của Anh, chúng đều đã có hơn 800 năm tuổi và là hai trường đại học duy nhất của Anh cho tới thế kỷ 19. Rất nhiều giảng viên và sinh viên của hai trường đại học này là những nhân vật trí thức ưu tú của xã hội Anh qua nhiều thế kỷ. Hơn thế, Oxford và Cambridge có hệ thống đào tạo tương đối giống nhau với nhiều trường đại học thành viên. Trường đại học Cambridge ra đời từ một cuộc cãi nhau nảy lửa giữa một nhóm học giả của đại học Oxford với người dân thị trấn, và họ đã bỏ đi và lập một trường đại học mới. Và có lẽ bản thân họ cũng không ngờ rằng, cuộc cãi nhau đó là tiền đề cho ngôi trường của nhiều khôi nguyên đạt giải Nobel nhất thế giới cho đến tận ngày nay (89 người đạt giải)
Mặc dù Oxford và Cambridge đều đã có lịch sử lâu đời nhưng từ ghép Oxbridge mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary) thì cụm từ này xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Pendennis của nhà văn William Makepeace Thackeray xuất bản năm 1849, trong đó nhân vật chính theo học tại Trường Boniface (Boniface College) thuộc Oxbridge. Trong Pendennis cũng còn đề cập tới từ ghép Camford, vốn cũng ghép từ Oxford và Cambridge, tuy nhiên cụm từ này không có tính phổ biến như Oxbridge.
“Gạch đỏ” Red Brick – niềm tự hào của các thành phố công nghiệp.
Đại học “Gạch đỏ” (Red brick University) vốn dĩ là từ dung để chỉ nhóm sáu trường đại học nhân dân được thành lập ở các thành phố công nghiệp chính (major industrial cities) của Anh. Tuy nhiên, giờ đây thuật ngữ này được dùng để chỉ rộng rãi các trường đại học Anh được thành lập vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 ở các thành phố lớn. Tất cả nhóm sáu trường đại học “gạch đỏ” này trước thế chiến lần thứ nhất chỉ là các trường học về cơ khi và khoa học thông thường ở bậc cao đẳng. Thuật ngữ này được tạo ra lần đầu tiên bởi một giáo sư tiếng Tây Ban Nha ở Đại học Liverpool tên là Edgar Allison Peers trong cuốn sách của ông với tựa đề Redbrick University xuất bản năm 1943, trong đó miêu tả toà nhà The Victoria Building ở trường đại học Liverpool được xây bằng gạch đỏ rất đep và ấn tượng. Dân dần, thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn để chỉ các trường đại học tương tự cùng thời chứ không chỉ riêng đại học Liverpool nữa. Sáu trường “red brick” đầu tiên đó là: Victoria University, University of Birmingham, University of Liverpool, University of Manchester, University of Leeds, University of Bristol, và University of Sheffield.
Đại học “nhà kính” (plate –glass university) –Trường học của những năm 60s.
Đại học “nhà kính” (plate –glass university) thường là tên gọi chung cho những trường đại học ra đời trong những năm 1960s của thế kỉ 20. Từ “plateglass” là do một luật sư người Anh tên là Michael Beloff tạo ra trong một cuốn sách ông viết về nhóm các trường đại học này, trong đó phản ánh kiểu kiến trúc hiện đại của các trường đại học mới thường sử dụng những tấm kính lớn và bê tông cốt thép, tương phản với kiến trúc gạch đỏ của thời Victoria hay những trường đại học cổ xưa. Nguyên gốc, chỉ có các trường đại học sau mới được coi là “plate glass university”: Aston University (1966), University of East Anglia (1963), University of Essex (1964/5), University of Kent (1965), Lancaster University (1964), University of Sussex (1961), University of Warwick (1965), University of York (1963) về sau có thêm nhóm các trường khác như City University London(1966) và Heriot-Watt University (1966)……
Những trường đại học mới “NEW”
Năm 1992, với đạo luật Giáo dục đại học 1992 của chính quyền thủ tướng John Major đã tạo điều kiện cho rất nhiều trường đại học mới được ra đời dựa trên tiền thân là các trường bách khoa, trường cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu đã được ra đời rất lâu trong lịch sử. Nhóm các trường này được gọi chung là các trường đại học sau 1992, hoặc các trường đại học hiện đại (modern university). Hầu hết các trường đại học ở Anh hiện nay, số lượng đông đảo nhất thuộc về thành viên của nhóm này.
Bạn có biết?
– Chức vụ Hiệu trường trường đại học của Anh là Vice-Chancellor tương đương với President của Mỹ, là người đứng đầu và điều hành các hoạt động của nhà trường, trong khi Chancellor chỉ là Hiệu trường danh dự, ,mang tính chất tượng trưng là chính, thường là các nhân vật nổi tiếng, bảo trợ cho trường.
Nếu bạn đang mang trong mình giấc mơ du học Anh Quốc để được học tập và xây dựng tương lai trong một môi trường đẳng cấp quốc tế, chất lượng và uy tín nhất của thế giới, bất kể sự lựa chọn của bạn là một trường “Red Brick University” hay một “New University”, hãy để Sunrise Vietnam – một trong những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn du học hàng đầu Việt Nam chắp cánh cho ước mơ của bạn.
Đều mang nghĩa và đều được dịch là “cho phép” nhưng liệu các động từ trên còn có sự khác biệt nào nữa không? English4ALL hôm nay sẽ giải thích cho các bạn để không bao giờ phải lúng túng khi sử dụng các từ này nữa nhé.
Các động từ LET, PERMIT, ALLOW đều mang nghĩa là “cho phép” (give permission) – đồng ý, chấp thuận cho ai đó làm việc gì. Tuy nhiên, trong đó, động từ Let là kém trang trọng nhất (least formal) thường chỉ sử dụng khi nói chuyện với bạn bè.
Chỉ có một cấu trúc duy nhất: Let somebody Do something.
Let me explain it to you. (Để tớ giải thích cho cậu)
Let her go. (Để cô ấy đi đi)
I won’t let you make the same mistake. (Tôi sẽ không để cậu mắc sai lầm tương tự đâu)
Let me get you a drink. (Để tớ kiếm cho cậu cái gì uống)
Nhưng động từ LET lại bị bất lực ở thể bị động.
Bạn có thể nói :
My parent let me go out with her. (Bố mẹ cho tôi đi chơi với nàng)
Nhưng không thể nói
I am let to go out
Tuy nhiên, những gì Let không làm được thì ALLOW và PERMIT lại làm được; bởi lẽ ALLOW mang sắc thái trang trọng hơn LET, còn PERMIT thì là trang trọng nhất (most formal) trong số ba động từ trên. ALLOW và PERMIT được sử dụng cho cả thể chủ động và bị động.
Chúng ta có thể nói : ALLOW/PERMIT somebody TO DO something.
Ví dụ:
They don’t allow their children to go to the pub. (Họ không cho trẻ con vào quán bia đâu)
Their children are not allowed to go to the pub. (Trẻ con không được vào quán bia)
They don’t permit their students to wear jeans. (Họ không cho phép học sinh mặc đồ jeans)
The students are not permitted to wear jeans.(Học sinh không được phép mặc đồ jeans)
ALLOW VÀ PERMIT còn có thể sử dụng mà không cần một tân ngữ (Object) riêng
I don’t allow smoking in the bedroom. (Tôi không cho phép hút thuốc trong phòng)
They don’t permit putting up fences here. (Họ không cho dựng hàng rào ở đây)
ENABLE Động từ ENABLE không thể hiểu là sự cho phép của một ai đó để hành động diễn ra, mà là tạo cơ hội và điều kiện để một sự việc có thể được thực hiện, không phải nói về sự xin phép.
Cấu trúc: ENABLE SOMEBODY TO DO SOMETHING
The English For ALL site enables you to study English online. (makes it possible)
(Website English For ALL (cho phép/làm cho bạn có thể học tiếng Anh trực tuyến.
Website này không có quyền cho phép bạn học hay không học, nó chỉ là phương tiện và là cơ hội để bạn có thể học trực tuyến.
This visa will enable you to enter the country.
(Visa này cho phép bạn đi vào lãnh thổ/nhập cảnh)
– Thực ra visa này không phải là người quyết định cho bạn vào hay không vào một đất nước, nó chỉ là phương tiện, là chứng nhận cho phép bạn được làm việc đó. Hay nói cách khác là, nhờ có visa này, bạn được phép đi vào một đất nước.
Với ý nghĩa này, đôi khi allow có thể được sử dụng tương tự như enable.)
This position enabled/allowed me to learn a lot about customer service.
(Vị trí/chức vụ này cho phép tôi/cho tôi cơ hội học hỏi nhiều điều về dịch vụ khách hàng)
WRAP UP:
LET somebody DO something (LET =give permission: cho phép) informal – không trang trọng. No passive voice: Không dùng trong thể bị động.
ALLOW somebody TO DO something (ALLOW = give permission: cho phép) more formal – trang trọng.
PERMIT somebody TO DO something (PERMIT= give permission: cho phép) very formal – rất trang trọng.
ENABLE somebody TO DO something (ENABLE = make it possible, authorise
Đừng bao giờ ngồi và lẩm bẩm học “sau LET là động từ nguyên thể không TO”, hãy nghe bài hát này thôi.
Một đám cưới luôn được coi là trái ngọt của tình yêu đôi lứa, là điều được mong chờ và hi vọng nhất của những cặp đôi đã và đang yêu. Nhưng đôi khi cũng được nói vui là “nấc thang ngắn nhất” để đi từ thiên đường xuống địa ngục. Nhưng dù sao đám cưới vẫn luôn là một nốt thăng ngọt ngào trong cuộc đời của mỗi con người vì một cuộc sống độc thân rất khó có được mùi vị của hạnh phúc. Và hôm nay, English4ALL sẽ cùng các bạn đến ga English on the street để tìm hiểu những cách nói thường ngày của người Anh để nói về chuyện trọng đại này nhé.
All aboard!
Từ chuyện ngỏ lời……(proposal)
Tất nhiên, để có được một đám cưới, người ta luôn luôn phải bước qua một thao tác rất quan trọng, mà vinh dự đó thường được dành cho phái mạnh: ngỏ lời cầu hôn (Asking someone to marry you). Đây luôn luôn là khởi đầu của những câu chuyện lãng mạn. Và người Anh cũng có dăm ba cách nói về thủ tục cực kỳ quan trọng này….
to propose (marriage) (to someone)
Ví dụ: Usually when a man proposes to a woman, he asks: “Will you marry me?”
(Khi một người đàn ông cầu hôn một người phụ nữ, chàng luôn luôn hỏi “Anh sẽ ghi tên em vào gia phả nhà anh nhé? (Em sẽ lấy anh nhé?”)
My sister is very excited! She thinks her boyfriend is going to propose to her tonight!
(Bà chị tớ đang phấn khởi lắm! Chị ấy đang nghĩ tối nay anh người iu sẽ ngỏ lời cầu hôn.)
to ask for someone’s hand in marriage
Ví dụ: It was such a romantic proposal. He got down on one knee and asked for my hand in marriage!
(Thật là một lời cầu hôn lãng mạn. Chàng quỳ xuống và ngỏ lời xin cưới tôi)
to pop the question:
Vi dụ: Those two have been dating forever! When is he finally going to pop the question???
(Hai đứa chúng nó định hẹn hò mãi ah! Bao giờ thì nó mới ngỏ lời cầu hôn nhỉ?)
……..đến chuyện cưới xin (Getting married)
to get hitched
Ví dụ: Did you hear? Tony and Ann got hitched in Vegas last weekend!
(Cậu biết tin gì chưa? Tony và Ann cưới nhau cuối tuần rồi ở Vegas đấy!)
to say I do
Theo nghi lễ đám cưới Công giáo truyền thống, khi cô dâu chú rể đọc lời thề, họ thường sẽ phải nói (I do – Tôi đồng ý) để chính thức trở thành vợ chồng của nhau.
Ví dụ: So, when are you two saying ‘I do’? (When are you getting married?)
(Ê, bao giờ hai đứa mày cưới nhau thế?)
to tie the knot
Ví dụ: After dating for several years, Ken and Erin have decided to tie the knot!
(Sau mấy năm hẹn hò, Ken và Erin đã quyết định kết hôn)
to walk down the aisle together
Theo nghi lễ trong đám cưới Công giáo, cô dâu sẽ đi dọc theo lối đi chính giữa nhà thờ để gặp chú rể, và nghi lễ bắt đầu. Sau buổi lễ, cặp đôi mới cưới sẽ cùng nhau đi chung lối về.
Ví dụ :Two days to go until they walk down the aisle together!
(Their wedding is in 2 days.)
(Hai ngày nữa là hai đứa nó cưới nhau)
Bạn có nghe bài hát 25 minutes chưa? Bạn có bao giờ nghĩ rằng nếu chàng trai kia đến sớm trước 25 phút và thuyết phục được cô gái thì cô gái ấy sẽ làm gì không?
Cô ấy sẽ hối hôn, có thể lắm chứ. Và trong tình huống đó, nghĩa là cô dâu đã “leave her groom at the altar” đấy.
to leave (someone) at the altar
*The altar là khu vực phía trước nhà thờ nơi cô dâu và chú rể sẽ đứng trong suốt buổi lễ.
Ví dụ: He got cold feet and left his fiancée at the altar. She was mortified!
(Anh ta căng thẳng và bỏ rơi vợ sắp cưới ngay trước hôn lễ. Cô ấy vô cùng xấu hổ!)
(*to get cold feet = to get nervous)
Nếu một người quá ham mê công việc, dành nhiều thời gian để làm việc hơn là với gia đình, tức là anh ta “married to his work” rồi.
married to one’s work
Ví dụ: His family rarely sees him. He spends all of his time at the office. He’s married to his work!
(Gia đình hiếm khi thấy mặt ông ấy. Ông ấy dành hết thời gian ở cơ quan. Ông ấy chỉ dính với công việc thôi!)
Người Anh tin rằng những cặp vợ chồng đẹp đôi nhất, hợp nhau nhất là do Chúa Trời lựa chọn, và việc sắp xếp ấy còn diễn ra trước cả khi họ được sinh ra, và chắc chắn là ở thiên đường (heaven)
a match / marriage made in heaven
Ví dụ: They are a match made in heaven!
(Họ quả là một cặp đẹp đôi – một cặp trời sinh!)
Một cuộc hôn nhân do bố mẹ, hoặc gia đình dàn xếp, lựa chọn, người ta sẽ gọi là an arranged marriage, trong khi trường hợp “bác sỹ bảo cưới” – một đám cưới chóng vánh vì cô dâu mang bầu, phải cưới nhanh trước khi sinh được gọi là “a shotgun wedding”. Ở Phương Tây, còn có một kiểu hình hôn nhân cho phép vợ và chồng sau khi kết hôn vẫn có thể có quan hệ với những người khác nữa! Kiêu này gọi là “an open marriage”. Còn hình thức đám cưới giả nhằm mục đích vụ lợi như ở Việt Nam hay gọi là “hôn thê giả” nhằm mục đích nhập cư, lấy quốc tịch nước ngoài sẽ được gọi là “a marriage of convenience”. Đôi khi một đại gia thành đạt lại thích kết hôn với một cô vợ rất trẻ đẹp chỉ để thể hiện rằng ông ta rất giàu có và thành công, như thế cô vợ sẽ được gọi là “ a trophy wife”
Hãy cùng xem một màn “marriage proposal” nổi tiếng nhất của người Việt các bạn nhé
Hoa hồng vốn luôn được mệnh danh là nữ hoàng của muôn loài hoa. Vẻ đẹp kiêu sa và lộng lẫy đã khiến loài hoa này được chọn là loài hoa biểu trưng của Vương Quốc Anh. Trong mọi ngôn ngữ, hoa hồng luôn được ẩn dụ cho những điều tươi đẹp và dễ dàng trong cuộc sống. Và tiếng Anh cũng sở hữu rất nhiều tục ngữ hay về loài hoa này và hôm nay, English4ALL sẽ cùng các bạn đi dạo quanh những “vườn hồng” trong ngôn ngữ của người Anh nhé. All aboard!!!!
1. Hoa hồng một bông đã đẹp, một luống hoa (bed) sẽ lại càng đẹp hơn. Vậy nên bạn đang sống giữa những điều lý tưởng, tươi đẹp mà nhiều người khác đang mong đợi, người ta sẽ ví những thứ đó như “a bed of roses”
Ví dụ: If I had a million bucks, I would be in a bed of roses.
(Tớ mà có một triệu đô á, đời tớ sướng như tiên.)
2. Nếu bạn phải nuôi một bà vợ một cô bồ, hai đứa con, trong khi lương của bạn lại chẳng được bao nhiêu, thì đời bạn rõ ràng “not be a bed of roses”. Thật chẳng dễ dàng, sung sướng gì.
Ví dụ: It’s no bed of roses, raising two kids on one salary, that’s for sure
(Nuôi hai đứa con bằng đồng lương của một người, rõ là chẳng dễ dàng gì)
3. Nếu như bạn làm được những điều thành công hơn những người khác, tức là bạn đã “come out smelling like a rose” rồi đấy.
Ví dụ: Many investors lost money in the real estate deals, but Mr Pham Nhat Vuong came out smelling like a rose.
(Nhiều người mất tiền trong các thương vụ bất động sản, riêng ông Phạm Nhật Vượng lại thắng lớn)
4.Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và tràn đầy những điều tốt đẹp, vui vẻ. Và người ta thường nói “ not be all moonlight and roses” nhân mạnh điều đó.
Ví dụ:
Marriage isn’t all moonlight and roses. It can be hard work keeping a relationshiptogether.
(Hôn nhân không phải lúc nào cũng suôn sẻ.. Giữ gìn được một mối quan hệ khó lắm!)
5. Bạn mới lấy được một cô vợ xinh đẹp, giỏi giang, nấu ăn ngon, ngoan ngoãn, đừng vội sung sướng cho đến khi một ngày kia bạn phát hiện ra cô ấy ghen tuông kinh khủng. Những lúc như thế đừng than thân, trách phận, mà hãy nhớ lấy câu “There’s no rose without a thorn.” (Hồng nào mà chẳng có gai!) – không một ai là hoàn hảo cả.
Ví dụ: My bride is lovely and gracious, but I’m discovering that she has a terrible temper. There’s no rose without a thorn.
(Cô dâu nhà tớ dễ thương và tuyệt lắm, nhưng rồi tớ nhận ra nàng có tính cách thật khủng khiếp. Đúng là hồng nào cũng có gai thật!)
6. Bạn có chịu khó tập thể dục không? Có thường xuyên đi bộ không? Những thói quen đó sẽ mang lại “hoa hồng” cho cuộc sống và sức khoẻ của bạn đấy, người Anh thì lại nói “put the roses in somebody’s cheeks” – tức là những điều, những thói quen làm cho bạn trông có vẻ hồng hào, khoẻ mạnh.
Ví dụ: A brisk walk will soon put the roses back in your cheeks.
(Một cuộc đi bộ nhanh sẽ sớm làm cho cậu trông hồng hào lại thôi.)
7. Mình có một cô bạn, dù cuộc sống có vất vả, lao đao như thế nào, nàng vẫn cảm tưởng như không có chuyện gì xảy ra, vẫn thấy bình thường, vui tươi, rõ là không cận, nhưng mình biết nàng lúc nào cũng đeo kính, một đôi mắt kính màu hồng “rose-tinted glasses/spectacles”
Ví dụ: She has always looked at life through rose-tintedglasses.
(Nàng lúc nào cũng nhìn đời bằng ánh mắt lạc quan)
8. Nếu như ai đó hỏi thăm bạn dạo này như thế nào, có ổn không? (How are things going?”. Thay vì nói ổn lắm, sướng lắm, khoẻ lắm, nhiều xiền lắm…….bạn chỉ cần trả lời “Everything is coming up roses” thôi. Hãy để hoa hồng nói thay cho bạn tất cả.
Ví dụ: Q: How are things going? A: Everything’s coming up roses.
(Ê, dạo này thế nào? Trên cả tuyệt vời!)
9. Gặp một cô nàng người Anh vừa trẻ, vừa xinh, bạn có biết khen như thế nào để cô ấy cảm thấy sung sướng nhất không, hãy ví cô ấy như là “the English rose” (hoa hồng Anh)
Ví dụ: You are the most English rose I have met.
(Em là cô gái Anh xinh đẹp nhất mà anh từng được gặp)
10. Đừng để cuộc sống bận rộn này cuốn bạn đi bằng những tháng ngày vô vị, hãy biết chậm lại và hưởng thụ vẻ đẹp của cuộc sống, bạn nhé, “stop and smell the roses” ngay và luôn.
Ví dụ: You are spending too much time in work. You should take some time to stop and smell the roses.
(Cậu dành thời gian quá nhiều cho công việc đấy. Nên nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống chút đi.)
Hoàng Huy. Bản quyền thuộc về English For All (EFA)
Có mà không, không mà có? Chuyện Bluetooth và chuyện răng bạn xanh hay trắng rõ là không liên quan, nhưng có một sự thật cực kỳ liên quan mà hôm nay English4ALL sẽ mang đến trong chuyến tàu đầu tuần tới ga Every word has its own story đó là: Công nghệ Bluetooth được đặt tên theo một người có hàm răng màu xanh. Tin không, không tin thì đọc tiếp…..?
Ngày xửa ngày xưa…..
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, có một ông vua ở nước Đan Mạch thế kỉ thứ 10, vua Harald đệ nhất, còn được gọi là Harald Blåtand Gormsson. Từ Blåtand dịch sang tiếng Anh là Bluetooth. Sở dĩ đức vua có cái tên như vậy vì ông cực kỳ say mê trái việt quất (blueberry) và ông chén nhiều và thường xuyên đến đến nỗi hàm răng của ông chỉ còn là một màu xanh.
Đến thế kỉ 20, chuẩn Bluetooth do các kỹ sư Jaap Haartsen và Sven Mattisson của tập đoàn Ericcson – Thuỵ Điển phát triển vào năm 1994. Thời bấy giờ, công nghệ Bluetooth ra đời với sứ mệnh tạo ra một chuẩn thống nhất (unified standard), thay thế các giao thức của đối thủ (competing protocol), đặc biệt là chuẩn RS-232 đã lỗi thời. Do đó, họ quyết định lấy tên của vị vua Harald Blåtand Gormsson, người đã có công kế tục vua cha, thống nhất các bộ tộc Đan Mạch (Danish tribes) và Na Uy thành một nước Đan Mạch thống nhất vào năm 970, mặc dù sự thống nhất này chỉ duy trì nổi trong vài năm.
Ban đầu, cái tên Bluetooth chỉ là mã hiệu về mặt công nghệ, sau đó lại trở thành tên gọi chính thức cho chuẩn công nghệ này.
Logo thường thấy của chuẩn Bluetooth mà chúng ta thường thấy hiện nay chính là chữ H và chữ B cách điệu từ cái tên “Harald Blåtand” – trong tiếng Run – chữ viết cổ xưa của các dân tộc Bắc Âu vào thế kỉ thứ 2.
How Bluetooth got its name?
Actually, the Bluetooth standard is named after a 10th century Scandinavian king.
The man was Harald I of Denmark. “Bluetooth” is the English translation of “Blåtand”, which was an epithet of Harald I (Harald Blåtand Gormsson). Legend has it, he received this name due to being extremely fond of blueberries and consuming them so regularly and in such volume that they stained his teeth blue. The Bluetooth standard was originally developed by Jaap Haartsen and Sven Mattisson in 1994, working at Ericcson in Sweden. Because Bluetooth was meant to offer a set unified standard, replacing a variety of competing protocols, particularly the somewhat antiquated RS-232, they decided to name it after the 10th century king, Harald Blåtand Gormsson, who completed his father’s work of unifying the various Danish tribes into one Danish kingdom around 970. Although, he was only able to maintain this unification for a few years. The name Bluetooth wasn’t originally necessarily meant to be the final name of the standard. When they first named it thus, it was just a code name for the technology. It ultimately ended up sticking though and became the official name of the standard.
The Bluetooth logo also derives from “Harald Blåtand”, with the long-branch Nordic runes for “H” and “B” comprising the design you see in the blue oval of the logo.
Bạn có tin rằng trong cuộc đời này dù bạn sẽ gặp hàng ngàn người, thân quen vài chục người, phiêu lưu tình ái với dăm ba người, kết hôn với……..một vài người, nhưng rồi sẽ có một ngày bạn nhận ra bạn mãi mãi chỉ đã thực sự yêu một người trọn vẹn. Đó có thể là một mối tình đầu, nhưng cũng có thể chỉ là một ai đó đi thoáng qua cuộc đời bạn. Nếu bạn có đủ may mắn, người đó sẽ là bạn đời của bạn; còn nếu bạn kém may mắn, đó sẽ lại là bạn đời của …….một người khác.
Vậy đấy, có những cuộc tình dù đã xa nhưng vẫn để lại trong mỗi chúng ta những khoảng lặng ngập ngừng không dễ gì giải thích mà có lẽ chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu nổi. Là tiếc nuối? Là trách cứ? Là giận hờn? Là tuyệt vọng? Là do anh hay là do em?……Dù là gì cũng chỉ còn là quá khứ, là tình yêu của ngày hôm qua.
Uh, vậy đấy, chúng mình yêu nhau….xong rồi, nhưng anh sẽ lại mãi chỉ đi tìm một ai đó giống em mà thôi (Someone like you)
Lyric:
I heard that you’re settled down
That you found a guy and you’re married now.
I heard that your dreams came true.
Guess he gave you things I didn’t give to you.
Old friend, why are you so shy?
Ain’t like you to hold back or hide from the light.
I hate to turn up out of the blue uninvited
But I couldn’t stay away, I couldn’t fight it.
I had hoped you’d see my face and that you’d be reminded
That for me it isn’t over.
Never mind, I’ll find someone like you
I wish nothing but the best for you too
Don’t forget me, I beg
I remember you said,
“Sometimes it lasts in love but sometimes it hurts instead,
Sometimes it lasts in love but sometimes it hurts instead, ”
You know how the time flies
Only yesterday was the time of our lives
We were born and raised
In a summer haze
Bound by the surprise of our glory days
I hate to turn up out of the blue uninvited
But I couldn’t stay away, I couldn’t fight it.
I’d hoped you’d see my face and that you’d be reminded
That for me it isn’t over.
Never mind, I’ll find someone like you
I wish nothing but the best for you too
Don’t forget me, I beg
I remember you said,
“Sometimes it lasts in love but sometimes it hurts instead.”
Nothing compares
No worries or cares
Regrets and mistakes
They are memories made.
Who would have known how bittersweet this would taste?
Never mind, I’ll find someone like you
I wish nothing but the best for you
Don’t forget me, I beg
I remember you said,
“Sometimes it lasts in love but sometimes it hurts instead.”
Never mind, I’ll find someone like you
I wish nothing but the best for you too
Don’t forget me, I beg
I remember you said,
“Sometimes it lasts in love but sometimes it hurts instead,
Sometimes it lasts in love but sometimes it hurts instead.”
http://www.youtube.com/watch?v=jCya1yiFFP4
Lời dịch của English4ALL:
Anh nghe nói em đã có một cuộc sống yên bình
Rằng em gặp một chàng trai của đời mình và kết hôn cùng anh ấy
Anh nghe nói giấc mơ của em đã thành hiện thực
Có lẽ anh ấy trao cho em điều mà anh đã không thể mang đến cho em.
Người cũ ơi, cớ sao em lại ngại ngùng?
Ngập ngừng và lẩn trốn khỏi sự thật, đâu có phải là em….
Anh ghét phải làm vị khách không mời mà đến.
Nhưng anh không thể trốn chạy, không thể thắng nổi cảm xúc của mình.
Anh đã từng hi vọng rằng khi em trông thấy anh, em sẽ hiểu rằng….
……với anh, mọi chuyện chưa bao giờ là kết thúc.
Đừng bận tâm, rồi anh sẽ tìm thấy ai đó như em
Anh chẳng mong gì hơn là hạnh phúc sẽ đến với em
Chỉ xin em đừng lãng quên anh,em nhé.
Nhớ em đã từng nói
“Đôi khi tình yêu là bất tận nhưng có lúc nó lại là nỗi đau.
“Đôi khi tình yêu là bất tận nhưng có lúc nó lại là nỗi đau..”
Thời gian trôi thật nhanh, phải không em…
Như mới hôm qua thôi, đôi ta còn bên nhau
Chúng ta được sinh ra và lớn lên dưới lớp sương mờ của mùa hạ
Được gắn kết với nhau bằng những tháng ngày hạnh phúc bất chợt.
Anh ghét phải làm vị khách không mời mà đến.
Nhưng anh không thể trốn chạy, không thể thắng nổi cảm xúc của mình.
Anh đã từng hi vọng rằng khi em trông thấy anh, em sẽ hiểu rằng….
……với anh, mọi chuyện chưa bao giờ là kết thúc.
Đừng bận tâm, rồi anh sẽ tìm thấy ai đó như em
Anh chẳng mong gì hơn là hạnh phúc sẽ đến với em
Chỉ xin em đừng lãng quên anh,em nhé.
Nhớ em đã từng nói
“Đôi khi tình yêu là bất tận nhưng có lúc nó lại là nỗi đau.
“Đôi khi tình yêu là bất tận nhưng có lúc nó lại là nỗi đau..”
Không có gì có thể sánh được, chẳng cần lo âu hay quan tâm
Hối tiếc hay lầm lỗi, tất cả chỉ còn là kí ức
Ai mà biết được mùi vị của buồn vui?
Đừng bận tâm, rồi anh sẽ tìm thấy ai đó như em
Anh chẳng mong gì hơn là hạnh phúc sẽ đến với em
Chỉ xin em đừng lãng quên anh,em nhé.
Nhớ em đã từng nói
“Đôi khi tình yêu là bất tận nhưng có lúc nó lại là nỗi đau.
“Đôi khi tình yêu là bất tận nhưng có lúc nó lại là nỗi đau..”
Đừng bận tâm, rồi anh sẽ tìm thấy ai đó như em
Anh chẳng mong gì hơn là hạnh phúc sẽ đến với em
Chỉ xin em đừng lãng quên anh,em nhé.
Nhớ em đã từng nói
“Đôi khi tình yêu là bất tận nhưng có lúc nó lại là nỗi đau.
“Đôi khi tình yêu là bất tận nhưng có lúc nó lại là nỗi đau..”
Bạn có biết?
Adele Laurie Blue Adkins (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1988), tên ngắn gọn là Adele, là một ca sĩ-nhạc sĩ người Anh. Adele được đề nghị ký hợp đồng thu âm với hãng thu âm XL Recordings sau khi một người bạn của Adele đăng một bản demo trên trang Myspace vào năm 2006.. Album đầu tay của cô, 19 được phát hành vào năm 2008 với nhiều thành công về thương mại lẫn bình phẩm tại Anh. 19 được chứng nhận bốn lần đĩa bạch kim tại Anh quốc và hai lần đĩa bạch kim tại Hoa Kì. Sự nghiệp của cô tại Mỹ được đẩy mạnh nhờ sự xuất hiện của cô tại chương trình Saturday Night Live vào cuối năm 2008. Vào lễ trao giải Grammy năm 2009, Adele đã nhận được giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất và Trình diễn giọng Pop nữ xuất sắc nhất.
Adele phát hành album thứ hai của cô – 21 vào đầu năm 2011. Album nhận được những nhận xét tốt từ giới phê bình và thành công về mặt thương mại nhiều hơn album đầu tay, và đem lại cho cô sáu Giải Grammy năm 2012 bao gồm Album của năm, san bằng kỉ lục Nghệ sĩ nữ đoạt nhiều giải Grammy nhất trong một đêm Thành công của 21 đã được tuyên dương trong Sách Kỷ lục Guinness. Cô ấy trở thành nghệ sĩ đầu tiên bán được hơn 3 triệu bản album trong một năm tại Anh. Với hai album và hai đĩa đơn đầu tiên trong album 21, “Rolling in the Deep” và “Someone Like You”, Adele trở thành nghệ sĩ còn sống đầu tiên đạt được kỳ công với hai hit đều dẫn đầu cả bảng xếp hạng UK Official Singles Chart và Official Albums Chart cùng một lúc kể từ thời của Beatles vào năm 1964.
Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85, Adele đã trở thành 1 trong 6 ca sĩ trong lịch sử giành giải Oscar cho hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất với bài hát “Skyfall”. Tuy nhiên cô chỉ tham gia viết lời và không có một vai diễn nào trong Skyfall. “Skyfall” là bài hát chủ đề trong bom tấn cùng tên về James Bond.
[dropcap]C[/dropcap]hào các bạn, một tuần nữa lại qua đi và mình rất vui được gặp lại các bạn trong Weekend Gossip để chúng ta cùng chia sẻ những kinh nghiệm và những câu chuyện xung quanh việc học và dạy tiếng Anh.
Có một bạn nhắn tin cho English4ALL và hỏi rằng: Em không có điều kiện để theo học tại các trung tâm tiếng Anh vì nhà em ở xa trung tâm thành phố, em chỉ có thể học một mình ở nhà qua mạng Internet, vậy English4ALL có phương pháp nào giúp em có thể học để đạt được hiệu quả cao nhất không?
Mình thấy đây là một câu hỏi khá hấp dẫn và tin rằng đây cũng là thắc mắc không chỉ của một người vậy nên mình sẽ xin trả lời câu hỏi trên đây trong Weekend Gossip tuần này.
Như các bạn đều đã biết, học tiếng Anh rất chú trọng việc giao tiếp, luyện tập thông qua giao tiếp, mà giao tiếp thì chắc chắn là phải có hai người trở lên, và rất lý tưởng nếu như người kia là một người nói tiếng Anh bản xứ có thể giúp bạn sửa những lỗi sai…..
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng và cơ hội để học tập trong một môi trường thuận lợi như vậy. Kể cả dù bạn có học tiếng Anh ở trung tâm có giáo viên nước ngoài thì cũng chỉ là vài tiếng một tuần, trong khi để thành công với tiếng Anh thì phần lớn thời gian bạn vẫn phải học một mình, hay nói cách khác là tự học là chính. Vậy thì làm thế nào?
Nếu các bạn mình hỏi mình một câu chung chung kiểu như “Làm thế nào để học giỏi được tiếng Anh?” thì mình xin chịu, vì khái niệm giỏi thì là vô cùng, có nhiều cấp độ, và mỗi người cá tính mỗi khác, không ai giống ai, nhưng ít nhất hôm nay mình cũng xin giới thiệu với các bạn một phong cách tự học mà mình hay áp dụng và thấy ít nhiều có hiệu quả với chính bản thân mình trong nhiều năm qua, còn có GIỎI được hay không thì còn tuỳ thuộc vào chính bạn.
Với phương pháp này, lợi thế là bạn sẽ không tốn nhiều tiền, thay vì đóng học phí, bạn sẽ dành tiền đó để quyên góp cho tập đoàn điện lực EVN, ủng hộ các nhà cung cấp mạng Internet và thách thức tập đoàn Petrolimex vì bạn sẽ không cần phải xách xe đi đâu cả mà có thể học ở ngay trong chính ngôi nhà của mình miễn là bạn có một chiếc máy tính có kết nối mạng. Lợi thế kế tiếp là chắc chắn bạn không lo bị học lệch một kỹ năng nào vì tât cả các kỹ năng bạn cần có trong giao tiếp: nghe-nói-đọc- viết đều sẽ được luyện tập. Mình tạm gọi tên phương pháp này là Teach yourself.
Bước 1: Đọc về chủ đề nào đó – chuẩn bị từ vựng. (30 phút)
Tìm một bài viết trên Google về chủ đề nào đó trong ngày mà mình quan tâm hoặc thích thú. Ví dụ, hôm qua mình quan tâm đến topic Đi học đại học có cần thiết hay không, chỉ cần Google với những keywords như “University is necessary” bạn sẽ có rất nhiều những bài đọc hữu ích, hãy chọn đọc kỹ một hay hai bài mà bạn đọc lướt qua cảm thấy thích. Kinh nghiệm của mình là nên chọn một bài báo hoặc một bài luận mẫu để đọc. Đừng có quá quan tâm đến ý kiến hay luận điểm của tác giả, họ nói đúng hay không đúng với suy nghĩ của bạn thì cũng mặc kệ họ, đừng bận tâm, cái bạn cần nhất ở bước này đó là từ vựng. Hãy nhanh chóng tìm ra những từ vựng mà chủ điểm này bắt buộc cần phải có, hãy chọn lấy 10-20 từ cần thiết, vẽ một mindmap- một bản đồ tư duy từ chính những bài này. Học phát âm thật chuẩn và cách dùng của những từ mới, và ngay cả những từ mà bạn cảm thấy chưa nắm vững bằng các từ điển điện tử của Cambridge hãy Oxford.
Sau khi đọc xong, hãy dành 3-5 phút yên lặng để nhẩm lại những gì mà bạn vừa học được. Tuyệt đối đừng bao giờ tự biến mình thành con vẹt khi học theo kiểu, học từ TABLE nhìn chằm chằm vào tờ giấy hay quyển sổ có viết cái từ đó rồi miệng lẩm bẩm Table Table Table. Hay Table là cái bàn, table là cái bàn. ………..Hãy đọc to cái từ đó lên bằng tiếng Anh nhưng trong đầu bạn hãy nghĩ đến hình ảnh một cái bàn bạn hay ăn cơm ở nhà, rồi đặt câu “We are sitting around the table.” Đọc to câu đó lên rồi nghĩ đến cảnh bố mẹ, anh chị và cả nhà bạn đang ngồi ăn cơm xung quanh cái bàn đó hay một hình ảnh nào đó tương tự như vậy nhưng có liên quan đến cái bàn. Như thế sẽ dễ chịu và dễ nhớ hơn là ngồi cầm tờ giấy và lẩm bẩm. Ghi nhớ nhé, luôn học một từ mới bằng cách đặt câu và gắn từ đó với một hình ảnh, hoặc ấn tượng riêng của bạn. Và một ngày các bạn sẽ thấy cảm thấy tự ngạc nhiên với vốn từ và khả năng ghi nhớ từ của chính mình.
Bước 2: Nghe một bài nghe về chủ đề vừa mới đọc
Sau khi đọc xong về chủ đề đó, hãy lang thang sang Youtube và lại nhập keyword mà bạn đã chọn. Ví dụ nhé, khi nhập vào từ khoá Univeristy is necessary vào Youtube bạn có thể dễ dàng tìm thấy vô số chương trình về chủ đề này. Ví dụ, mình đã tìm thấy chương trình phỏng vấn University is an option. Rất hay và bổ ích:
Một lần nữa hãy nghe vài lần nhưng đừng có căng thẳng tập trung vào việc cố hiểu 100% họ đang nói gì, quan trọng là hãy nghe xem những từ keywords của chủ đề khi được nói trong một bài nó như thế nào, cách dùng từ của họ ra sao, và hãy chú ý đến ngữ điệu, cách lên xuống giọng của người nói. Điều đó là phần quan trọng nhất ở bước này.
Bước 3: Speak Out Loud – Nói to lên!!!
Hãy lấy cái mindmap với các từ khoá mà bạn đã lập ở bước một ra, lần lượt đặt câu với từng từ trong đó, thậm chí cố gắng đặt càng nhiều câu khác nhau với cùng một từ, và hãy nói to câu đấy lên. Và cuối cùng, hãy dùng những từ đó, câu đó cho bài nói của bạn.
Mình có môt mẹo vặt để mặc dù học một mình vẫn biết là cách phát âm của mình có chuẩn hay không đó là tận dụng tính năng Voice Search của Youtube và Google hay của từ điển Meriam Webster trên các thiết bị di động, mình thường sẽ nghe và đọc một từ mới liên tục cho đến khi nào từ điển có thể nhận dạng được chính xác từ đó qua giọng nói mới thôi. Thử đi, thú vị lắm.
Nếu có thể bạn hãy đứng tập nói trước gương hoặc webcam trong một không gian riêng như phòng riêng của bạn hoặc thậm chí trong nhà vệ sinh, bởi vì bằng cách đó bạn sẽ luyện được kỹ năng nói tiếng Anh, vừa rèn luyện sự tự tin để có thể nói trước công chúng, vừa có thể quan sát được những cử chỉ, nét mặt của mình (facial expressions) ……..tất cả những yếu tố đó nếu như bạn được rèn luyện tốt, đều sẽ trở thành những vũ khí vô cùng lợi hại trong giao tiếp. Nếu bạn thường xuyên học nói theo cách này, một ngày nào đó bạn bước vào phần thi nói IELTS bạn sẽ thấy tất cả chỉ là chuyện nhỏ. Trong tiếng Anh, sợ nhất không phải là nói sai mà điều đáng sợ nhất là không nói gì.
Bạn hãy thử thu âm lại những gì bạn nói và nghe lại nhé, và nếu không ngại hãy chia sẻ nó với bạn bè hoặc một ai đó biết tiếng Anh như thầy cô giáo của bạn chẳng hạn.
Bước 4: Hãy viết lại
Cuối cùng, trước khi kết thúc giờ tự học, bạn hãy cố gắng dùng chính những từ, những ý, những cấu trúc mới học được để viết lại thành một đoạn văn, ngắn cũng được, nhưng chắc chắn là của bạn. Bởi lẽ một con cá chỉ có thể tươi ngon sau khi vừa đánh bắt, và một từ mới sẽ chỉ thực sự hiệu quả nếu được tái sử dụng ngay khi bạn “bắt” nó về. Lúc này, thì bạn đã có thể bộc lộ ý kiến, luận điểm riêng của mình. Hãy lập một hệ thống các công cụ hỗ trợ viết ví dụ như dán một bảng liệt kê các từ nối (connectors) ngay trước bàn của bạn. Lần đầu tiên nói diễn tả ý tuy nhiên bằng từ “However” thì không sao, nhưng đừng để cho một đoạn văn của bạn có đến 4-5 cái However, đừng ghẻ lạnh, và hắt hủi những từ khác có nghĩa tương đương, hãy sử dụng chúng thật linh hoạt. Hãy viết một mạch, đọc lại một lần, sau đó cất đi, để hôm sau bỏ ra tự chữa hoặc nhờ người khác chữa, chắc chắn là bạn sẽ dễ phát hiện ra những lỗi sai hơn là chữa lại ngay sau khi viết xong.
Nói tóm lại, với cách học này, chỉ trong 2 tiếng cho một ngày, các kỹ năng ngôn ngữ của bạn đều được nâng cấp và bảo dưỡng toàn diện và sẵn sàng để sử dụng trong giao tiếp thực tế. Sẽ vẫn là lý tưởng hơn, nếu bạn có thêm một người đồng hành, một người bạn cùng học theo phương pháp này, tuy nhiên, nếu bạn chỉ có một mình, nó vẫn ít nhiều phát huy tác dụng tuỳ thuộc vào nỗ lực và sự kiên trì của bạn.
Cuối cùng, đừng quên kết thúc giờ học của bạn bằng một bản nhạc tiếng Anh mà bạn yêu thích nhé.