I HAVE A DREAM –Connie Talbot- ƯỚC MƠ CỦA BẠN LÀ GÌ?

Chúng ta cần gì để có thể vững bước đi qua cuộc sống còn ngập tràn những mối lo toan, những chuyện chưa như mong muốn này, đi qua trong hạnh phúc? Cần một đôi mắt nhắm chặt, cần một đôi tai bịt kín trước mọi biến động ồn ào, hay cần một chút men say để quên, một chút suy tư để nhớ……….Mỗi người luôn có sự lựa chọn riêng của mình, còn tôi, tôi chỉ cần có một ước mơ. Đó không phải là một ước mơ ngày mai trở thành tỷ phú, vì tôi biết nhiều tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc. Đó không phải là ước mơ ngày sau trở thành tổng thống, vì tôi biết chưa quyền lực nào thắng được sức mạnh của tình yêu thương. Tôi chỉ có ước mơ, đơn giản rằng, ngày mai sẽ vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp chờ chúng ta khám phá và đón nhận. Tôi ước ngày mai sẽ có nhiều người biết yêu người hơn.

Cuộc sống sẽ vẫn chảy trôi theo dòng chảy riêng của nó, không ai biết trước được, nhưng để đi đến cuối nguồn, bạn cần phải có một ước mơ như tấm bản đồ của hi vọng, của niềm tin về những điều tươi sáng hơn. Ước mơ của bạn là gì? Mỗi ngày hãy tự hỏi mình câu đấy để cùng tiến về phía trước nhé. Hãy cùng English4ALL lắng nghe giai điệu ngọt ngào của bài hát “I have a dream” và tận hưởng thật trọn vẹn những ngày nghỉ Quốc khánh, nạp thật đầy năng lượng và niềm vui để có thể tiếp tục viết tiếp những ước mơ của chính mình nhé.

Chúc Vietnam một kỳ nghỉ lễ vui vẻ!

Lyrics

I have a dream
A song to sing
To help me cope with anything
If you see the wonder of the fairy tale
You can take the future even if you fail

I believe in angels,
Something good in everything I see
I believe in angels,
When I know the time is right for me
I’ll cross the stream, I have a dream

I have a dream,
A fantasy
To help me through reality
And my destination makes it worth the while
Pushing through the darkness still another mile

I believe in angels,
Something good in everything I see
I believe in angels,
When I know the time is right for me
I’ll cross the stream, I have a dream
I’ll cross the stream, I have a dream

I have a dream
A song to sing
To help me cope with anything
If you see the wonder of the fairy tale
You can take the future even if you fail

I believe in angels,
Something good in everything I see
I believe in angels,
When I know the time is right for me
I’ll cross the stream, I have a dream

Lời dịch của English4ALL

Tôi có một ước mơ,

một bài ca để hát vang
Để giúp tôi đương đầu với mọi khó khăn
Nếu bạn tin vào những điều diệu kỳ trong chuyện cổ tích
Bạn có thể nắm giữ tương lai cho dù bạn lỡ bước
Tôi tin vào những thiên thần
Những gì tốt đẹp trong những điều tôi nhìn thấy
Tôi luôn tin vào những thiên thần
Khi tôi biết khi nào là thích hợp với tôi
Tôi sẽ vượt qua dòng đời nghiệt ngã

Tôi có một ước mơ

Tôi có một ước mơ, một điều diệu kỳ
Để giúp tôi vượt qua được thực tại khó khăn
Và đích đến của tôi đạt được thật là xứng đáng
Thoát ra khỏi bóng tối
Để đến với những chặng đường mới
Tôi có một ước mơ,

một bài ca để hát vang
Để giúp tôi đương đầu với mọi khó khăn
Nếu bạn tin vào những điều diệu kỳ trong chuyện cổ tích
Bạn có thể nắm giữ tương lai cho dù bạn lỡ bước
Tôi tin vào những thiên thần
Những gì tốt đẹp trong những điều tôi nhìn thấy
Tôi luôn tin vào những thiên thần
Khi tôi biết khi nào là thích hợp với tôi
Tôi sẽ vượt qua dòng đời nghiệt ngã

Tôi có một ước mơ
Tôi có một ước mơ,

một bài ca để hát vang
Để giúp tôi đương đầu với mọi khó khăn
Nếu bạn tin vào những điều diệu kỳ trong chuyện cổ tích
Bạn có thể nắm giữ tương lai cho dù bạn lỡ bước
Tôi tin vào những thiên thần
Những gì tốt đẹp trong những điều tôi nhìn thấy
Tôi luôn tin vào những thiên thần
Khi tôi biết khi nào là thích hợp với tôi
Tôi sẽ vượt qua dòng đời nghiệt ngã

Tôi có một ước mơ

Bạn có biết 

Connie Talbot

Connie Talbot (sinh ngày 20 tháng 11 năm 2000) là ca sĩ trẻ sinh ra tại Streetly, West Midlands, Anh. Cô được biết đến từ năm 2007 khi cô lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Britain’s Got Talent” trên truyền hình và chỉ sau Paul Potts.

Không lâu sau đó, cô đã kí hợp đồng với hàng thu âm Rainbow và bắt đầu sản xuất album đầu tay của cô, “Over the Rainbow”, được phát hành vào ngày 26/11 năm 2007. Album đã được tái bản vào ngày 18/6/2008 với một ca khúc mới, và single đầu tiên trong album “Three little birds” đã được phát hành vào ngày 10/6/2008.

Mặc dù nhận được khá nhiều lời chỉ trích từ các nhà phê bình nhưng album đầu tiên của Connie vẫn bán được hơn 250000 bản trên toàn thế giới và là album được tìm kiếm nhiều nhất tại 3 quốc gia. Sau khi phát hành album đầu tay, Connie đã biểu diễn trước khán giả và trên truyền hình ở cả châu Âu và châu Á, những nơi mà người ta biết đến giọng ca ngọt ngào của Connie qua YouTube. Dù bận bịu với sự nghiệp ca hát của mình nhưng Connie vẫn tiếp tục theo học văn hóa tại trường tiểu học Blackwood và sống cùng cha mẹ tại Streetly. Mẹ cô là bà Sharon, công nhân tại nhà máy điện và cha là ông Gavin, một kĩ sư. Hai ca khúc “Signature song” và “Over the Rainbow” đã được Connie hát trong đám tang của bà ngoại mình. Đó chính là những bài hát mà bà ngoại cô rất thích khi xem cô biểu diễn. Connie nói rằng cô tin bà ngoại đang xem cô hát và giúp cô tự tin tại “Britain’s Got Talent show”. Bị ảnh hưởng không nhỏ từ sự nổi tiếng của mình nhưng cha mẹ Connie làm mọi cách để hạn chế tối đa những phiền phức đến với cô con gái yêu của mình.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Radio Log 7: Bí kíp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Bạn đã học tiếng Anh được khá lâu. Ngữ pháp của bạn rất tốt và bạn biết cũng khá nhiều từ. Bạn có thể đọc nhiều thứ bằng tiếng Anh và bạn cũng viết rất tốt. Nhưng bạn luôn gặp rắc rối để hiểu những người khác đang nói gì bằng tiếng Anh, bạn chẳng thể nào xem được phim hay các chương trình truyền hình tiếng Anh nếu như không có phụ đề? Đó có phải là bạn không? Nếu bạn đang rơi vào những tình huống như trên, Radio Log thứ 7 của English4ALL hôm nay xin giới thiệu với các bạn một số bí kíp luyện nghe tiếng Anh cực kỳ hiệu quả mà bạn thật không nên bỏ qua. Bí kíp này tạm gọi là bí kíp “Sửa Tai”

 

Các bạn biết không, nếu như bạn gặp phải các vấn đề như mình vừa nói thì cũng đừng quá buồn, vì thực sự bạn không phải là trường hợp cá biệt. Nghe – listening là một kỹ năng chậm tiến bộ nhất. Với đa số người học ngoại ngữ, nghe thường là kỹ năng yếu nhất. Vì nó khó nên yếu là chuyện bình thường, nhưng biết là yếu mà không tìm cách để nâng cao, thì đó lại là chuyện bất thường. Nhưng vì sao kỹ năng nghe lại là yếu nhất?

Để giải thích điều này, có 2 lý do chính:

– Bạn phát âm một từ sai hoàn toàn, nên khi người ta phát âm đúng, bạn chẳng thể nào hiểu được và coi đó như một từ mới, trong khi thực ra bạn đã biết từ lâu rồi.

– Bạn nghe nhầm từ và âm thanh. Tiếng Anh được nói một cách tự nhiên trong đời sống hàng ngày của người Anh là một phức hợp của những từ có và không có trọng âm, những từ nối, các dạng rút gọn và các từ bị lược bớt. Nhiều từ có khi còn không được phát âm một cách đầy đủ và hoàn chỉnh.

Chọn một đoạn audio ngắn phù hợp với trình độ của bạn.

Nếu bạn là trình độ sơ cấp (beginner) hoặc dưới trung cấp (low intermediate), hãy chọn nghe cái gì đó độ dài khoảng 1-2 phút, người học ở trình độ cao hơn nên chọn bài nghe dài hơn, khoảng từ 3-5 phút. Cần phải chắc chắn rằng bạn có vốn từ vựng tương đương với bài nghe để có thể tự kiểm tra được kết quả của mình.

Dưới đây là môt số gợi ý về nguồn tài liệu nghe tham khảo để các bạn lựa chọn sử dụng luyện tập

Beginners

Read Theory
Super Easy Reading
Đây là những website về kỹ năng đọc, nhưng lại có bài nghe cho từng đoạn văn)

Intermediate & Advanced
The English Teacher Melanie Podcast (Giọng Mỹ)
BBC 6-Minute English (Giọng Anh)
BBC Words in the News (Giọng Anh)
ESLPod (Giọng Mỹ)

 

Các bước tiến hành

Bước 1: Nghe toàn bài một lần, không nhìn vào các từ. Hãy thư giãn. Hít thở sâu và đừng hoảng loạn. Điều này rất quan trọng, bởi vì bạn sẽ dễ nghe và dễ hiểu hơn những gì đang nghe nếu như bạn thoải mái và không hoảng loạn.

Bước 2: Nghe toàn bài một lần nữa.

Bước 3: Nghe lại lần thứ 3, nhưng cứ 5s hãy dừng lại một lần, và viết xuống bất kỳ thứ gì bạn đã nghe được trong 5s đó, một từ, một cụm từ, hay bất cứ thứ gì mà bạn nhớ được.

Bước 4: Khi bạn hoàn thành, và nghe lại toàn bài, hãy đọc qua một lượt những ghi chép của bạn đã thực hiện ở bước 3. Nếu bạn không hiểu được từng từ một, cũng không có sao đâu, quan trọng là bạn hiểu được chủ đề mà người nói đang nói tới. Ví dụ, bạn không nghe được từ goal keeper, defender, hay attacker….nhưng chỉ cần ít nhất, bạn hiểu là người ta đang nói về một trận đấu bóng đá, thế là đủ.

Bước 5: Lặp lại bước thứ 3. Kiểm tra lại kết quả ghi chú của mình, sửa chữa lại nếu cần thiết, và thêm được càng nhiều từ càng tốt.

Bước 6: Đọc lại ghi chú từ đầu đến cuối một lần nữa. Hãy cố gắng hoàn thành các câu. Nếu như bạn ghi được 1-2 từ, bạn có thể đoán ra được câu từ những từ đó không? Đây là lúc bạn sử dụng vốn ngữ pháp của mình

Bước 7: Giấu ngay cái ghi chú của bạn đi nhé. Nghe lại một lần nữa, nhưng lần này, hãy dừng lại sau mỗi 10s, và bạn lại ghi chép tiếp những từ chính mà bạn nghe được. Sau đó kiểm tra những gì bạn ghi nhận được so với ghi chú 5s vừa thực hiện.

Bước 8: Nghe lại toàn bài đồng thời đọc thầm các ghi chú của chính bạn.

Bước 9: Đối chiếu các ghi chú của bạn với bản ghi (transcript) của bài nghe và trả lời các câu hỏi

  • Những từ nào bạn đã đúng?
  • Những từ nào gây cho bạn khó khăn khi nghe? (Nói cách khác là không nghe được)
  • Những từ nào đáng lẽ là bạn nghe được (từ bạn đã biết) nhưng lại không nghe ra. Tại sao? Có phải phát âm của bạn sai không? Những từ nào là những từ không được nhấn mạnh trong câu? Nó có liên hệ với những từ đằng trước và đằng sau đó không?
  • Tra từ điển những từ mới mà bạn chưa biết, và đừng quên nhốt chúng đúng cách vào sổ học từ của bạn như English4ALL đã  từng hướng dẫn ở các Ralog trước.

Bước 10: Nghe toàn bài và đọc to bản ghi . Kiểm tra cách phát âm của những từ bạn biết nhưng không nghe được, hoặc không hiểu trong lần nghe trước.

Bước 11. Sau một tuần, quay trở lại bài nghe đó, và nghe lại một lần để kiểm tra bộ nhớ của bạn.

Đặc biệt để trở thành một người nghe tiếng Anh tốt, English4ALL khuyên các bạn nên xây dựng một chiến lược học nghe hiệu quả, kết hợp thường xuyên và đều đặn giữa hearing và listening: nghe và lắng nghe. Hearing là nghe một cách vô thức, nghe tiếng Anh trước khi đi ngủ hay khi bạn thư giãn, rảnh rỗi, hãy để cho đôi tai của bạn tiếp xúc thường xuyên với môi trường tiếng Anh càng nhiều càng tốt, với hearing, nghe chỉ là nghe, đừng quan tâm đến chuyện hiểu, đừng quan tâm đến từ mới. Hãy lựa chọn một bài hát có lời rõ rang, hoặc một cuốn sách nói, một câu chuyện cổ tích hay bất cứ thứ gì bạn thích bằng tiếng Anh. Và mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 1h vào khoảng thời gian bạn cảm thấy thoải mái nhất để luyện listening theo như cách đã vừa được giới thiệu, đó là nghe chủ động, nghe để hiểu, nghe có chủ ý và phải tập trung. Listening giống như việc cho đôi tai của bạn đi  tập gym vậy.

GHI CHÚ QUAN TRỌNG NHẤT

Không có gì có thể tiến bộ chỉ sau một đêm, và đặc biệt là kỹ năng nghe của bạn. Không bao giờ có chuyện hôm nay bạn chẳng nghe được gì mấy, đọc bài chia sẻ kinh nghiệm này trên English4ALL, làm theo 1-2 lần và sáng mai ngủ dây bạn thành thánh nghe, cái gì cũng nghe được. Mọi điều thành công trong cuộc sống đều giống nhau ở một điểm: là kết quả của sự kiên trì và không dễ dàng từ bỏ. Hãy luyện tập theo cách trên 3-4 lần một tuần, và cứ thế, cứ thế cho đến một ngày, bạn thấy rằng bạn nên yêu đôi tai của mình hơn trước vì chúng đã nghe hiểu Tiếng Anh hiệu quả hơn trước rất nhiều. Đến khi ấy, hãy viết thư cho English4ALL để chúng mình có cơ hội được chúc mừng bạn nhé.

Xin chào tạm biệt và chúc các bạn một kỳ nghỉ lễ Quốc khánh vui vẻ.

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Let’s join Notting Hill Carnival! – Notting Hill Carnival: Niềm tự hào của văn hóa London.

Là một đô thị quốc tế với sự đa dạng văn hóa  và sắc tộc tầm cỡ thế giới, London là điểm hẹn của rất nhiều nền văn hóa giàu bản sắc từ năm châu tụ hội và phát triển. Ở London, bạn có thể tham dự Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, các lễ hội đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Âu và từ nhiều vùng của thế giới. Tuần vừa qua, du khách đến với London sẽ may mắn có cơ hội tham dự London Notting Hill Carnival – là một lễ hội văn hóa được tổ chức hàng năm vào ngày Bank Holiday của tháng 8 (25/08) trong suốt 50 năm qua.. Đây là nơi hội tụ của rực rỡ sắc màu, những vũ điệu Latin cuồng nhiệt, sức hấp dẫn nóng bỏng không thể cưỡng lại. Không cần phải đến tận châu Mỹ La Tinh để biết thế nào là một carnival bởi vì chúng ta có thể hoà mình vào một carnival đích thực ngay giữa lòng London. Nhịp sống bận rộn phải nhường bước cho không gian lễ hội ngập tràn khắp đường phố khu Notting Hill. Hãy cùng English4ALL tìm hiểu về lễ hội mang đậm màu sắc Mỹ Latin này tại ga British Way ngày hôm nay nhé! All aboard!

The Notting Hill Carnival – là lễ hội đường phố lớn nhất (street festival) Châu Âu và khởi nguồn từ năm 1964. Đây là cách mà các cộng đồng văn hóa Caribe (Caribbean) ở London kỉ niệm các giá trị văn hóa và truyền thống riêng biệt của họ. Được diễn ra vào ngày nghỉ lễ Bank Holiday của tháng Tám trên các đường phố của khu vực Notting Hill, phía tây của London (W11), đây là lễ hội tuyệt vời của âm thanh, màu sắc và tinh thần đoàn kết xã hội (social solidarity)

Nguồn gốc của lễ hội Notting Hill Carnival là các lễ hội hóa trang của Carribe đầu thế kỉ 19 – một truyền thống văn hóa rất mạnh mẽ ở Trinidad. Họ kỉ niệm việc bãi bõ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ (slavery trade). Lễ hội đầu tiên chỉ là một cuộc biểu diễn các các nghệ sỹ nhạc khí trình diễn ở khu Earls Court của London vào cuối tuần, khi các ban nhạc (bands) diễu hành qua các khu phố của Notting Hill, họ thu hút được cư dân da màu tràn ra phố, làm họ nhớ lại văn hóa Carribe mà có lẽ họ đã để quên nơi quê nhà. Những điệu nhảy, những bài hát của người Trinidad được trình diễn lại. Trong thời kỳ bị nô dịch, họ bị cấm tổ chức những lễ hội của riêng mình, giờ đây, được hưởng một nên tự do dân chủ mới, họ có cơ hội thể hiện bản sắc văn hóa của mình. Họ cải trang trong những bộ trang phục thời trang Âu Châu giống như những ông chủ trước đây của họ, thậm chí còn nhuộm trắng mặt bằng bột, đeo mặt nạ trắng, những nét đặc trưng đó hiện vẫn còn trong Notting Hill Carnival ngày hôm nay. Mỗi năm lễ hội Notting Hill Carnival thường tiếp đón đến gần 1 triệu lượt khách đến tham dự.

Một số hình ảnh về Lễ hội London Notting Hall Carnival.

Notting Hill The Annual Notting Hill Carnival Celebrations Take Place Dated: / /2010Matt Lloyd - The Times Notting hill Carnival 5 Notting Hill Carnival 6 Notting Hill Carnival 8 Notting Hill Carnival 9 Notting Hill Carnival 10 Notting-Hill-Carnival 2

Một chút không khí của Notting Hill Carnival

Are you going to see Richard Clayderman’s concert at the theatre tonight? Nope, I will watch it on TV tomorrow. Phân biệt các động từ SEE – WATCH – LOOK

SEE – WATCH – LOOK Đều được dùng để chỉ hoạt động nhìn, quan sát của mắt, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các động từ này. Đã bao giờ bạn gặp rắc rối khi sử dụng những từ này chưa? Hãy tạm biệt những sự phân vân đó sau khi đi cùng English4ALL tới ga Stop confusing ngày hôm nay nhé. All aboard!

 

Look –see- và watch có vẻ rất giống nhau, đều chỉ những cách thức khác nhau mà bạn sử dụng cặp mắt của mình. Tuy nhiên, có hai sự khác biệt quan trọng nhất, đó là nhìn có chủ ý (intend to watch) và mức độ nhìn.

SEE

See thường dùng để nói về việc nhìn, quan sát những điều mà chúng ta không thể tránh được, nhìn thấy một cách tình cờ…

Ví dụ: I opened the door and saw a couple was kissing outside.

(Tôi mở cửa và nhìn thấy một cặp đang hôn nhau bên ngoài)

Bạn không muốn nhìn thấy họ, không hề có chủ ý nhìn cảnh tượng đó. Nói cách khác là sự việc, hoặc hình ảnh nào đó vô tình đập vào mắt.

I can see a cloud in the sky

(Tôi nhìn thấy một đám mây trên trời)

I suddenly saw a bird fly in front of me.

(Tôi bỗng nhiên thấy một con chim bay ngay trước mặt)

Didn’t you see Annie? She was waving at you.

(Cậu không nhìn thấy Annie thật ah? Cô ấy vẫy chào cậu đấy.)

 

LOOK

Khi bạn quan sát, nhìn một cái gì đó, sự việc nào đó một cách hoàn toàn có chủ ý (intention), hãy dùng động từ Look.

Ví dụ:

“This morning she was looking at the newspaper when I came in”

(Sáng nay khi tôi vào thì nàng đang xem báo) – Nàng hoàn toàn có chủ ý cầm tờ báo lên xem.

I’m looking but I don’t see it.

(Tôi đang nhìn đây nhưng tôi không thấy)

Động từ Look khi có tân ngữ (object) luôn cần phải có giới từ at  look + at + object.

Ví dụ: Nam looked at her = Nam gave her a look (Nam nhìn mụ ta).

 

 WATCH

Khi bạn xem một thứ gì đó, không những là có chủ ý rõ ràng, mà còn xem một cách tập trung và chăm chú, nhất là vì cái bạn xem nó chuyển động, hoặc có diễn tiến, không thể không chọn WATCH.

Ví dụ:

“I like watching motor racing on TV.”

(Tôi thích xem đua xe mô tô trên TV)

 

Thông thường, chúng ta sẽ dùng see cho những buổi biểu diễn (public performance) xem trực tiếp và dùng watch cho tình huống xem ở nhà qua TV.

We’re going to see George Clooney’s latest movie at the cinema tonight.

(Chúng tôi sẽ đi xem bộ phim mới nhất của Clooney chiếu ở rạp tối nay)

We saw the All Blacks beat Wales in Cardiff last year.

(Bạn có xem buổi biểu diễn All Blacks beat Wales ở Cardifff năm ngoái không)

Did you ever see Michael Jackson live on stage?

(Cậu đã thấy M. Jackson trên sân khấu bao giờ chưa?)

Last night we stayed home and watched some films on TV.

(Tôi qua bọn tôi ở nhà và xem vài bộ phim trên TV)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

What the f*ck are doing here, man? Tục và bậy trong tiếng Anh: Không nên không biết! (How to use swear words) Phần 1.

Bạn có ngại những từ nói tục không? Bạn có chắc là bạn sẽ không bao giờ sử dụng đến chúng không? Tục nhưng có thật mang nghĩa tục không? Và bạn có chắc là sẽ sử dụng chúng khi nào là phù hợp và đúng nghĩa không? Đó là những câu hỏi hết sức nhạy cảm và tế nhị nhưng nếu muốn “sống” một đời sống Anh ngữ thực sự, chúng ta tuyệt nhiên không thể  bỏ qua. Ngôn ngữ là hơi thở sinh động của cuộc sống, bạn không thể chọn chỉ hít vào những hơi thở trong lành mà bỏ qua những hơi thở mang mùi vị khác.  Học tiếng Anh, bạn không thể nào mãi chỉ biết đến Hello, How are you? mà không biết F*ck u! Damn! Sh*t……là gì? English4ALL không khuyến khích các bạn sử dụng ngôn ngữ tục trong giao tiếp, nhưng rất khuyến khích các bạn hiểu rõ, biết rõ về thứ ngôn ngữ không-thể-không-biết này.  Và đó là lý do, bắt đầu từ ga English on the Street tuần này, English4ALL sẽ tung ra một loạt bài về cách sử dụng các ngôn ngữ dung tục trong tiếng Anh để nếu có ai đó nói F*ck you! bạn ít nhất cũng biết tỏ ra giận dữ thay vì đứng cười và nói “Thank you”. All aboard!

Bài viết này sử dụng nhiều ngôn ngữ nhạy cảm, đề nghị các bạn cân nhắc trước khi xem.

 

Dù bạn yêu hay ghét chúng, những từ bậy, từ chửi thề (swear words) vẫn là phần không thể thiếu, và cũng là một trong những phần khó nhất để nắm vững trong một ngôn ngữ, và bạn sẽ luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng chúng, bởi vì đôi khi chỉ vài từ dùng sai chỗ, sai lúc, sẽ phá hỏng cả một thiện cảm, một mối quan hệ hay mở đầu cho một cuộc ẩu đả, tranh cãi.

Cho dù bạn không muốn dùng những từ này, bạn vẫn cần phải hiểu chúng vì bạn sẽ thấy chúng xuất hiện với mật độ dày đặc trong Anh ngữ thường ngày, ít nhất bạn có thể kiểm tra điều đó dễ dàng qua bất kỳ một bộ phim nào đang phát trên Starmovies, HBO, trong một cuốn tiểu thuyết hay một cuộc trò chuyện trên hè phố, nhưng…..

Vì sao người ta lại chửi thề?

Khi sử dụng những từ chửi thề, chúng cho phép bạn truyền tải những cảm xúc khó giao tiếp. Những từ này tăng cường vốn từ của bạn và giúp bạn thể hiện một phạm vi cảm xúc (emotions) rất rộng hơn là không dùng.  Nhiều từ chửi thề rất đa năng và linh hoạt (versatile) và có thể sử dụng trong nhiều tình huống giao tiếp thường ngày khác nhau. Khi bạn bắt đầu vượt qua phản ứng tiêu cực ban đầu, về sau có khi bạn lại có xu hướng thấy chúng hay hay và dẫn tới….lạm dụng. Vậy nên, trước khi bạn đọc những điều phía dưới đây, hãy hứa với chính mình và hứa với chúng tôi, bạn sẽ không bao giờ lạm dụng chúng!

Và đây là 9 từ chửi thề phổ biến nhất trong tiếng Anh (Tuần này chỉ giới thiệu 4 từ)

Swear Word 2

1. DAMN (M* kiếp! Khốn kiếp! Chết tiệt!)

Đây là một từ chửi thề dạng nhẹ đôi khi bắt gặp trên TV và radio. Hàm ý nguồn rủa ai đó phải bị trừng phạt dưới địa ngục (eternal punishment in hell) nhưng lại thường được sử dụng để thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ, hoặc bực dọc.

Để thê hiện nỗi đau, nỗi buồn, hay sự tức giận

“God dammit / damn / dammit”

 

Để thể hiện sự thất vọng của bạn với một người khác

“Hey man, I lost your phone.” ( Ê, tao đánh mất điện thoại của mày rồi!)

“Damn you (to hell!)“ (MK!)

 

Để hiện sự ngạc nhiên thích thú

‘Woah, check out the sunrise.” (Wow, xem mặt trời mọc kìa)

“Daaaaamn.” (Khốn thật!)

 

Để thể hiện sự hoang mang (dismay) hay thất vọng (disappointment)

“I can’t find my keys.” (Tôi chẳng tìm thấy chìa khóa của tôi gì cả)

“Damn….”

 

Để thể hiện sự bất cần, không quan tâm

“Hey, what do you want for dinner?” (Ê, mày muốn tối nay ăn gì)

“I don’t give a damn.” (Tao éo cần biết)

 

Để thể hiện sự đồng tình (agreement) và khuyến khích

“I think I’m gonna call her today.” (Tao nghĩ để hôm nay tao gọi nó)

“You damn well (better)!” (Có thế chứ!)

 

Để tỏ ý tiêu cực trước một danh từ

“That damn teacher gave us a ton of homework.”

(Bà giáo chết tiệt giao cho bọn tôi cả tấn bài về nhà)

 

2. HELL

 

Là một từ bậy mang tính chất nhẹ, có thể thấy trên TV. Chỉ địa ngục – nơi của quỷ dữ, những điều xấu xa và đau đớn

 

Thể hiện tính chất không chắc sẽ xảy ra của một sự việc nào đó.

“Hey man, do you think Julia will go out with me?” (Ê, mày có nghĩ là Julia sẽ đi chơi với tao không)

“Yeah, when Hell freezes over.” or “You got a snowball’s chance in Hell.”

 

Thể hiện sự giận dữ (anger)

“I want to break up with you.” (Em, anh muốn chia tay)

“Go to Hell!” (Đi chết đi!)

 

Thể hiện sự không quan trọng

“I can’t find a condom” (Anh chẳng tìm thấy áo mưa đâu cả)

“To hell with it!” (Kệ nó đi)

 

Nhấn mạnh câu hỏi Yes/No

“Do you want to come to the Richard Clayderman on Sunday at 8pm at Municipal Theatre?

(Muốn đi xem Hòa nhạc Richard Clayderman tối Chủ Nhật 8h ở nhà hát Lớn ko?)

“Hell yeah!”

(Có quá đi chứ)

 

3. ASS

Ass có thể bắt gặp trên TV, nhưng asshole thì không. Ass là từ khác chỉ phần mông (buttocks) hay “cửa sau” (anus) dùng để chỉ ai đó thô lỗ hoặc bất lịch sự. Nói giảm nói tránh có thể dùng từ donkey (con lừa) hay mule để thay thế.

 

Làm cho ai đó có vẻ ngốc nghếch, lố bịch.

“Did you see Phong Huỳnh pick his nose on TV?

(Cậu có nhìn thấy thằng Phong Huỳnh nó ngoáy mũi trên TV không?)

“Yeah, he made an ass out of himself.”

(Uh, nó tự nó làm lố nó)

 

Diển tả ý: Không bao giờ/Tôi không tin anh.

“Yeah so guess who I met yesterday.” (Ah, đoán xem hôm qua tao gặp ai nào?)

“Who?” (Ai)

“Ngọc Trinh and Maria Ozawa.”

“My ass!” (Tao éo tin)

 

Để chỉ ai đó ngu ngốc và bần tiện, thô thiển

“That dude just knocked my papers out of my hands and didn’t stop to help or even apologize!”

(Cái thằng chó đấy đánh đổ giấy tờ trên tay tớ mà không thèm đứng lại giúp hay thậm chí xin lỗi)

“What an ass(hole).”

(Đúng là cái đồ vớ vẩn!)

 

Diễn tả ý rất nhiều, rất đông

“There was an ass-load of people there last night.”

(Tối quá ở đó đông nghịt người)

Chỉ một người tự tin thái quá, và thường bất chấp kỷ cương, quy tắc

“Damn, Phong is one tough, bad ass.”

(MK, thằng Phong là cái thằng bựa mặt dày)

 

Một cách khác để nói “Cool”

“That movie was bad ass!”

(Bộ phim đó tuyệt thật!)

 

Để tỏ ý xúc phạm ai đó muốn điều gì đó từ phía bạn

“Hey you! Get back here!” (Ê mày! Quay lại đây!)

“Kiss my ass.” (Quay cái đít tao ấy)

 

Ass cũng được sử dụng làm yếu tố nhấn mạnh cho tính từ (an adjective amplifier)- đứng sau tính từ. Tương đương với từ “Vãi” của tiếng Việt.

“Dude, check out those hot ass bitches!” (Ê, nhìn mấy con này ngon vãi)

“Damn, look at those ugly ass teeth!” (MK, nhìn mấy cái răng này xấu vãi)

“Get ready for this hard ass test!” (Sẵn sang cho cái bài thi khó vcd này)

 

4. PISS

Từ bậy chỉ “nước tiểu” – “đi tiểu”

 

Dùng để chỉ sự tức giận

“I’m pissed off!” (Tao điên lắm rồi đấy!)

 

Là từ khác để chỉ drunk (say xỉn) trong tiếng Anh Anh (British English).

“He was pissed last night.”

(Đêm qua nó say bét nhè ra)

 

Để diễn tả ý muốn được ở yên một mình (left alone)

“Hey, you want some help?”( Này, muốn tao giúp gì không?)

“Piss off.” (Để tao yên!)

 

Để chỉ trời mưa rất to.

“It’s pissing down rain”

(Trời mưa như trút nước)

 

Mời các bạn đón xem phần 2 của bài viết vào thứ 4 tuần sau tại chuyên mục English on the Street.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

For me, flirting her is duck soup. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ Vịt (Duck Idioms)

Vịt trong ngôn ngữ của người Việt thường được coi như một con vật chậm chạp, hậu đậu và xấu xí nữa. Tuy nhiên, với người Anh, vịt có vẻ được quý mến hơn với rất nhiều những thành ngữ tích cực ra đời từ loài gia cầm đáng yêu này. Hãy cùng English4ALL học và sử dụng một số thành ngữ tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ những chú vịt nhé. All aboard!

 

1. Trời hôm nay mưa quá, mưa từ sáng đến tối luôn, thật đúng là thời tiết đẹp cho loài vịt. Nếu bạn một nói về một ngày mưa, và không hề muốn sử dụng từ “rain”, hãy thử nói: “lovely weather for ducks” xem

Ví dụ:

I commented to the wet letter carrier that it was lovely weather for ducks today.

(Tôi nói với người đưa thư ướt như chuột rằng hôm nay đúng là một ngày mưa gió)

 

2. Nếu bạn làm một công việc gì đó một cách rất dễ dàng và tự tin, người Việt nói rằng bạn như “cá gặp nước”, người Anh cũng bắt chước người Việt, nhưng sợ bị lộ, nên họ đổi thành: như vịt gặp nước (a duck takes to water)

 

Ví dụ: When the boy learned to swim it was just as a duck takes to water. It was very easy.

(Khi cậu bé học bơi thì quả là như vịt gặp nước. Rất dễ dàng)

 

3. Khi một công việc nào đó quá dễ dàng, chẳng hề tốn công sức mà vẫn hoàn thành, bạn sẽ nói như thế nào? “Dễ như ăn kẹo” hay “Chuyện nhỏ như con thỏ”, đã bao giờ bạn thử dùng “as easy as duck soup” chưa. Dễ như súp vịt!

 

Ví dụ:

For Annie, knitting a sweater is duck soup.

(Với Annie, chuyện đan một chiếc áo len là quá đơn giản)

 

4. Nếu bạn đi thi mà không làm được bài, bạn sẽ sớm thành một con vịt chết (a dead duck) – một tình huống thất bại không thể nào tránh khỏi.

Ví dụ:

If I fail that test, I’m a dead duck.

(Nếu tớ trượt kỳ thi đó, coi như chết chắc)

 

5. Cuộc sống suy cho cùng cũng chỉ là một đàn vịt và bạn là người chăn vịt. Người chăn vịt giỏi chắc chắn phải là người biết đưa đàn vịt đi thành hàng thanh lối –get one’s ducks in a row, biết sắp xếp mọi công việc, mọi quan tâm một cách có trật tự.

 

Ví dụ:

When I get my ducks in a row I will be able to make a decision about a new career.

(Khi tớ sắp xếp được mọi công việc, tớ sẽ có thể quyết định về sự nghiệp mới của mình)

 

6. Vài năm trước, ai cũng nghĩ rằng Putin sẽ trở thành một con vịt què (a lame duck) khi ông không thể tái cử tổng thống thêm nữa sau hai nhiệm kỳ tại vị, ai ngờ bằng một chiêu trò khôn khéo, ông đã trở lại để chèo lái nước Nga. A lame duck là thành ngữ chỉ các chinh trị gia chuẩn bị nghỉ hưu và không thể tái cử, ít quyền lực và ảnh hưởng giảm sút.

Ví dụ:

You don’t expect much from a lame-duck president.

(Cậu chẳng thể mong đợi gì nhiều ở một vị tổng thống sắp mãn nhiệm)

 

7.Bạn có tin rằng từ thời xa xưa người Việt và người Anh đã có mối quan hệ thân giao, hữu hảo và hai bên đã từng rất hiểu nhau, suy nghĩ giống nhau không? Không tin ah? Nếu bạn không tin thì hãy thử so sánh câu thành ngữ “nước đổ đầu vịt” và “like water off a duck`s back” (nước đổ lưng vịt) có khác nhau không, hay đều chỉ một điều gì đó vô ích, không ăn thua.

 

Ví dụ:

Criticism falls away from my brother like water off a duck`s back and he never worries about anything.

(Mắng mỏ thằng em tớ như nước đổ đầu vịt và nó chẳng bao giờ để tâm đến chuyện gì)

 

8. Nếu bạn ra ngoài đường và không đội ngũ bảo hiểm, bạn sẽ dễ dàng trở thành ”sitting duck” – làm mồi- cho cảnh sát giao thông.

Ví dụ: The soldier at the window was like a sitting duck for the enemy.

(Anh lính đứng ở cửa sổ như làm mồi cho quân địch)

 

9. Ngày xưa có cô bé hàng xóm trông xấu xí như con vịt, nhưng khi thành thiếu nữa, nàng lột xác trở thành hot-girl, không ai nhận ra nữa. Đúng là một “ugly duckling”

Ví dụ

The girl was an ugly duckling when she was a child but now she is very beautiful.

(Cô bé này hồi nhỏ như con vịt xấu xí, nhưng bây giờ thì ngon rồi)

 

10. Nếu một ngày bạn muốn biểu thị sự ngạc nhiên, bất ngờ nhưng lại chán không muốn nói “Ối trời ơi” hay “Oh my god”, hãy thử dùng “Lord love a duck!” xem sao.

Ví dụ: Lord love a duck! Did you see that cat chasing that dog?

(Ối trời ơi! Cậu có nhìn thấy con mèo đó đuổi con chó ko?)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

If I don’t submit my article before the deadline, the editor will kill me. – Nguồn gốc từ Deadline

Deadline – hạn cuối, hạn chót để làm một việc gì đó luôn luôn là một nỗi ám ảnh, đôi khi là nỗi sợ hãi căng thẳng cho không ít người trong số chúng ta, bất kể bạn là một anh sinh viên hay một cô thư ký văn phòng. Nhưng đã có ai chết vì chậm nộp một bản báo cáo cho sếp hay nộp bài cho thầy cô muộn bao giờ đâu? Vậy thì sao lại gọi là “deadline” chứ? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình câu hỏi đó chưa? Nếu bạn có chung cầu hỏi đó thì chúng ta sẽ là bạn đồng hành trong chuyến tàu English4ALL đầu tuần để đến ga Every word has its family để cùng tìm hiểu nhé. All aboard! Chúc mọi người tuần mới làm việc hiệu quả và chắc chắn sẽ hoàn thành mọi công việc trước “deadline”.

[dropcap]T[/dropcap]rong xã hội hiện đại và vô cùng bận rộn hiện nay, “meet a deadline” (kịp thời hạn) là một cụm từ cực kỳ phổ biến ở mọi nơi, từ công sở cho đến trường học. Tuy nhiên, nếu như không có cuộc nội chiến của nước Mỹ  (American Civil War 1861-1865) thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết đến “deadline” là gì.

Do not cross

Thật thú vị là khi từ “deadline” được sử dụng lần đầu tiên, nó chẳng liên quan gì đến thời gian, thời hạn chót như ngày nay chúng ta hiểu. Trong một bản báo cáo về tình trạng tồi tệ như địa ngục (hellish condition) của nhà tù Andersonville, tiểu bang Georgia, Đại tá D.T. Chandler – Tổng thanh tra liên bang (Confederate Inspector) đã lần đầu tiên nhắc đến từ “deadline”. Đó là ngày 5 tháng Bảy năm 1864. Đây là một nhà tù khủng khiếp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ khi có tới 13.000 trong số 45.000 tù nhân đã chết trong vòng 14 tháng vì những điều kiện giam giữ vô cùng tồi tệ. Hóa ra, deadline là một đường kẻ được vẽ cách 20 feet (khoảng 6m) bao xung quanh tường nhà tù, bất kỳ tù nhân (prisoner) nào liều lĩnh dám bước một bước ra khỏi đường kẻ này, ngay lập tức sẽ bị bắn chết (shot) bởi vì đó được coi là hành vi vượt ngục. Vậy nên, “dead line” lúc đầu mang ý nghĩa là “don’t cross line”(ranh giới không được vượt qua).

Deadlines

Đến đầu thế kỉ 20, từ deadline mới được nhắc tới với ý nghĩa là giới hạn thời gian (time limit) cho một nhiệm vụ (task) mào đó. Mặc dù từ điển Oxford English Dictionary đến nắm 1920 mới ghi nhận dealine như một mục từ mang nghĩa này, nhưng thực tế, năm 1913, trong một bài báo “It’s a Gay Life, this Reporting” phát hành ngày 7 tháng Ba của tờ Chicago Daily Tribune đã xuất hiện từ deadline với nghĩa hiện nay.

Vào thời đó, từ “deadline” được giới thợ in, nhà in sử dụng như một thuật ngữ để chỉ thời hạn chót để sắp chữ, lên khuôn cho việc chuẩn bị in một tờ báo. Mọi bài vở của phóng viên phải được hoàn thành trước thời điểm này.

Từ deadline đã có thời còn sở hữu những cách dùng khác khá thú vị như dùng để chỉ ranh giới (boundary) tồn tại giữa khu vực giàu có (rich quarters of residential areas) so với các khu dân nghèo lân cận. Trong lĩnh vực truyền giáo, deadline được dùng để chỉ tuổi về hưu của các nhà truyền giáo, các mục sư (minister). 50 tuổi là “deadline”- họ sẽ phải từ giã bục giảng kinh (pulpit)

Vậy đó, từ một từ chỉ một ranh giới sinh-tử có thật ở các nhà tù trong thời nội chiến Mỹ, trở thành một từ chỉ giới hạn thời gian mà không ai được chậm trễ để hoàn thành một tác vụ nào đó trong ngành báo chí (journalism)- nơi mà thời hạn nộp bài luôn cực kỳ chặt chẽ (tight deadline) và thường luôn phải hoàn thành với những mốc thời gian cụ thể để kịp in ấn và lưu chuyển.

Vậy nên, nếu bạn được giao một nhiệm vụ gì đó, tốt hơn hết là hãy hoàn thành nó trước thời hạn (before the deadline) nếu không sếp của bạn có thể sẽ làm cho bạn nhớ lại nguồn gốc của từ này theo những cách riêng của họ đấy.

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

English in the Movie: Three Idiots (Ba chàng ngốc) : Bạn đã xem chưa?

Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim vừa vui vẻ và ý nghĩa cho cuối tuần, hãy cùng English4ALL xem Three Idiots (Ba chàng ngốc) – một tác phẩm điện ảnh cực kỳ hấp dẫn. Chắc chắc bạn sẽ thu được nhiều hơn là một niềm vui nho nhỏ cho ngày cuối tuần của mình. Chúc các bạn Chủ nhật vui vẻ.

https://www.youtube.com/watch?v=k_3RqAWI-ks

Ba chàng ngốc (Three Idiots) là bộ phim hài của điện ảnh Ấn Độ (Bollywood), công chiếu năm 2009. Phim đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh của Ấn Độ, có chi phí 35 triệu rupee (7,7 triệu USD) nhưng đến đầu tháng 2/2012 thống kê thu về 385 triệu rupee (84,7 triệu USD), lập kỷ lục doanh thu tại Ấn Độ (không điều chỉnh lạm phát), gây cơn sốt tại nhiều nước. Phim do Rajkumar Hirani đạo diễn.

Đây là một phim điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm hư cấu nổi tiếng “Five Point Someone” của tác giả Chetan Bhagat.

 

Inspirational Quotes for Language Learners – Danh ngôn truyền cảm hứng cho người học ngoại ngữ.

Con đường chinh phục một ngôn ngữ mới không hề dễ dàng, nó luôn đòi hỏi sự kiên trì và chăm chỉ không ngừng nghỉ của người học. Đã khi nào trên con đường ấy bạn cảm thấy thật mệt mỏi và chán nản, không tìm thấy động lực cho mình để bước tiếp…..Bắt đầu từ chuyến tàu này, ga Weekend Gossip của English4ALL sẽ lần lượt giới thiệu tới các bạn các phương pháp tự cải thiện động lực (motivation) để bạn luôn có thể học tiếng Anh với niềm hứng thú, sự ham thích cao độ nhất. Một trong những phương pháp đầu tiên đó là: lắng nghe lời của các danh nhân. Thật vậy, các bậc hiền triết, các học giả lỗi lạc của thế giới đã từng để lại những danh ngôn bất hủ về lợi ích của việc học ngoại ngữ. Bạn đã bao giờ nghe thấy những danh ngôn này chưa??? Hãy lưu giữ chúng như những lời nhắc nhở, hãy nhẩm đọc lại vào những lúc bạn cảm thấy chán nản nhé.

Quote 4Quote 3Quote 2Quote 1 

If you talk to a man in a language he understands, that goes to his head. If you talk to him in his own language, that goes to his heart.

‒Nelson Mandela

 

One language sets you in a corridor for life. Two languages open every door along the way.

‒Frank Smith

 

The limits of my language are the limits of my world.

‒Ludwig Wittgenstein

 

Learn everything you can, anytime you can, from anyone you can; there will always come a time when you will be grateful you did.

‒Sarah Caldwell

 

Learning is a treasure that will follow its owner everywhere.

‒Chinese Proverb

You can never understand one language until you understand at least two.

‒Geoffrey Willans

 

To have another language is to possess a second soul.

‒Charlemagne

 

Those who know nothing of foreign languages know nothing of their own.

‒Johann Wolfgang von Goethe

 

Language is the road map of a culture. It tells you where its people come from and where they are going.

‒Rita Mae Brown

 

Language is the blood of the soul into which thoughts run and out of which they grow.

‒Oliver Wendell Holmes

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Next February I am gonna propose HIM! Hôn nhân và lễ cưới của Anh (Marriage and Weddings in UK)

Với bất kỳ một nền văn hóa nào, hôn nhân với sự khởi đầu bằng một lễ cưới luôn luôn là một sự kiện quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nếu như người Việt có những phong tục lâu đời và đậm nét Á Đông trong các nghi thức cưới xin, thì văn hóa Anh cũng sở hữu vô số những điều lý thú mà chúng ta thật không nên bỏ qua. Hãy cùng lên ngay chuyến tàu văn hóa hôm nay của English4ALL đến ga British Way để tìm hiểu đôi nét về chuyện cưới xin của người Anh nhé. All aboard!

Wedding Slangs

Trước đám cưới

Ở Anh, một cuộc hôn nhân luôn bắt đầu bằng màn cầu hôn (proposal of marriage hay proposal). Theo truyền thống, người đàn ông luôn là người phải quỳ xuống để ngỏ lời cầu hôn cùng với một chiếc nhẫn (an engagement ring) và một câu hỏi hết sức trang trọng “Will you marry me?” (Em sẽ lấy anh chứ?). Ở Anh, chiếc nhẫn đính hôn thường được nữ giới đeo ở ngón tay thứ ba trên bàn tay trái (ring finger).

Tuy nhiên, nếu như bạn là nữ giới, và chờ mãi đối tác không có “tín hiệu” gì, bạn hoàn toàn có thể chủ động “cầu hôn ngược” tuy nhiên chỉ vào một ngày duy nhất trong bốn năm: 29 tháng 2 của năm nhuận (leap year)

Trong khoảng thời gian, giữa lễ đính hôn (engagement) và lễ cưới (wedding), hai người sẽ gọi nhau là hôn phu – chồng chưa cưới (fiancé) và hôn thê – vợ chưa cưới(fiancée)

Khi đám cưới đã được định ngày, sẽ có một thông báo về hôn lễ (the banns of marriage hay gọi tắt là the banns) sẽ được treo ở nhà thờ địa phương (local parish church) hoặc văn phòng đăng ký kết hôn (register office) để báo cho tất cả mọi người biết về đám cướp sắp diễn ra. Mục đích của the banns là để nếu ai có vấn đề gì thắc mắc, có thể khiếu nại để kịp thời vô hiệu hóa đám cưới (trong trường hợp có vợ/chồng cũ chưa ly dị hoặc hôn nhân cùng huyết thống (kinship)

Ở Anh, một cuộc hôn nhân chỉ trở thành hợp pháp sau khi thông báo này được niêm yết và giấy đăng ký kết hôn (a marriage certificate) được cấp.

Thành phần lễ cưới

Ngoài hai nhân vật chính, cô dâu (bride) và chú rể (groom), đám cưới còn có rất nhiều người. Những công việc trong đám cưới thường do bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể đảm nhận, và được đề nghị giúp những việc này là một điều vinh hạnh to lớn.

Để giúp cho cặp đôi, có người mang nhẫn (Ringbearer) thường là một cậu bé làm nhiệm vụ giữ cặp nhẫn cưới (wedding rings). Và Ushers là những người giúp việc tổ chức đám cưới, thường là nam giới.

Giúp việc riêng cho chú rể, có phù rể (bestman) – một người bạn nam thân thiết hay họ hàng của chú rể sẽ nhận vinh dự này, và còn có nhiều người giúp việc khác nữa, gọi là groomsmen.

Về phía cô dâu, phù dâu (maid of honour) cũng thường là bạn thân hoặc họ hàng của cô dâu. Nếu cô phù dâu này đã kết hôn, sẽ gọi là “matron of honour”. Ngoài ra còn có những phù dâu “phụ” gọi là bridemaids. Cha của cô dâu (Father of the Bride) – là nhân vật mang tính biểu tượng làm nhiệm vụ “trao” cô dâu cho chú rể. Nếu như cha đẻ của cô dâu không may đã qua đời, thì một người họ hàng là nam giới, thường là chú ruột hoặc anh trai sẽ nhận sứ mệnh này.

Ngoài ra còn có “flower girl– một em bé gái sẽ rải hoa (scatter flower) trước bữa tiệc cưới, đôi khi còn có các “junior bridemaids” – phù dâu “nhí”là các cô gái từ 8-16 tuổi giúp việc cho cô dâu.

Page boy và Flower girl
Page boy và Flower girl

Khách mời dự đám cưới (wedding guests) thường được gửi giấy mời trong đó có yêu cầu hồi âm (rsvp). Họ thường được mời tới dự lễ cưới (wedding) và tiệc cưới (wedding reception) diễn ra sau đó, mặc dù đôi khi tiệc cưới mời rất hạn chế. Sẽ có những người chắc chắn phải được mời theo nghĩa vụ gia đình (family obligations) và do đó, nếu như không được mời – họ sẽ coi đó như một sự xúc phạm (an insult).

Lễ cưới.

Ngày cưới thường được ca tụng như “ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời cô dâu”( không thấy nhắc đến chú rể, nên những ai đã có vợ nên tự hiểu), những thực sự đó là một trải nghiệm khá căng thẳng khi có quá nhiều việc phải lo lắng, và luôn phải cố gắng để làm vui lòng tất cả mọi người. Đó cũng là một bài test đầu tiên cho sức chịu đựng (fortitude) của cặp đôi

Khi khác tới dự lễ cưới, ushers sẽ làm nhiệm vụ phát hoa và lịch trình của buổi lễ, và đưa họ về đúng chỗ. Theo truyền thống, nhà trai và nhà gái sẽ ngồi theo hai dãy riêng. Những hàng ghế đầu thường dành cho gia đình và bạn bè thân thiết.

Chú rể và người phù rể sẽ đợi cô dâu và tùy tùng (entourage) phía trong nhà thờ. Đoàn của cô dâu bao gồm cô dâu, cha cô dâu, phù dâu chính và các phù dâu phụ, các em bé (flower girl và page boy), thường đi đến trong những chiếc xe đẹp hoặc xe ngựa kéo. Nhiệm vụ của page boy là mang nhẫn cưới trên một chiếc gối (cushion)

Người dẫn chỗ (usher) và các phù rể phụ lần lượt đưa ông bà, mẹ cô dâu, mẹ chú rể về chỗ ngồi.

Các phù dâu phụ (bridemaids) tiến vào, cùng với các phù rể phụ (groomsmen)

Kế đến là phù dâu (maid/matron of honour) cùng với phù rễ (best man) tiến vào nhà thờ. Theo sau là em bé giữ nhẫn (page boy/ringbearer) – em bé rắc hoa (the flower girl) tiến vào.

Cuối cùng là cô dâu dưới sự hộ tống của cha mình sẽ đi vào sau cùng trong tiếng nhạc đệm (thường là “Here comes the bride”) và buổi lễ chính thức bắt đầu.

Trong buổi lễ, cô dâu và chú rể sẽ có những lời thề hôn phối (marriage vows). Theo văn hóa phương Tây, những lời hứa giữa cô dâu và chú rể thường bao gồm những ý niệm về tình yêu thương (affection –love,comfort, keep), sự thủy chung (forsaking all others), vô điều kiện (for richer or poorer, in sickness and in health) và sự lâu bền (“as long as we both shall live” –“until death do us part”). Phần lớn các đám cưới sử dụng các lời thề theo nghi lễ tôn giáo, nhưng ngày nay, ở Anh, nhiều cặp đôi sử dụng những bài thơ tình rất xúc động hoặc lời bài hát từ một bản tình ca nào đó, thậm chí tự viết lời thề riêng cho mình hơn là dựa vào những chuẩn mực cũ.

Sau khi thề ước, cặp đôi sẽ trao nhẫn cho nhau. Nhẫn cưới thường là nhẫn vàng trơn và đeo vào ngón đeo nhẫn  (ring finger) vì người ta tin rằng ở ngón tay đó có mạch máu (vein) dẫn thẳng đến tim.

Sau phần nghi lễ, cô dâu, chú rể, và viên chức đăng ký, cùng hai nhân chứng (witnesses) sẽ sang một phòng bên cạnh để ký giấy đăng ký kết hôn – đây là bước bắt buộc để hợp thức hóa hôn nhân.

Sau đó, khách mời sẽ tung cánh hoa (flower petals), pháo giấy (confetti), và gạo vào cặp đôi mới cưới (newly-married) để chúc phúc.

Cô dâu sẽ đứng quay lưng lại với khách mời và ném bó hoa cưới (bouquet) qua đầu. Ai bắt được bó hoa đó sẽ là người kế tiếp thành hôn.

Ai là người bắt được bó hoa này sẽ là người tiếp theo thành hôn
Ai là người bắt được bó hoa này sẽ là người tiếp theo thành hôn

Cuối cùng, một buổi chụp hình sẽ diễn ra ngay trước khi cặp đôi rời nhà thờ, mọi người sẽ cùng đứng chung để chụp ảnh.

Ngày nào đẹp để làm đám cưới?

Người Việt thường có thầy bói, thầy cúng để xem ngày tổ chức đám cưới. Người Anh thì kém may mắn hơn, họ chỉ có một bài thơ như thế này

Monday for wealth,
Tuesday for health,
Wednesday the best day of all.
Thursday for losses,
Friday for crosses,
Saturday for no luck at all
.

Đại ý là cưới vào nửa đầu tuần và đặc biệt là vào ngày thứ Tư là đẹp nhất, tuy nhiên, người Anh hiện đại vì quá bận rộn trong tuần nên cứ thứ bảy là tổ chức đám cưới – đó là lý do vì sao tỉ lệ ly hôn tăng vọt.

 

Trang phục đám cưới

Trang phục của cô dâu phương Tây thường là váy cưới màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết (purity) có từ thời Victoria. Trước đó, các cô dâu còn mang mạng che mặt (veil) để xua đuổi tà ý. Và thường cô dâu sẽ mặc như thế này:

“Something old,
Something new,
Something borrowed,
Something blue.”

Thường cô dâu sẽ mang một món trang sức hồi môn (an heirloom) hoặc một cuốn kinh thánh của gia đình, váy cưới chắc chắn là váy mới, kèm theo một món đồ mượn của ai đó, đeo một dải băng xanh (blue). Nếu cô dâu lúng túng không biết chọn đồ như thế nào để mặc, thì cũng không sao, đã có bài thơ này.

 “Married in white, you will have chosen all right. 
Married in grey, you will go far away.
Married in black, you will wish yourself back.
Married in red, you’ll wish yourself dead.
Married in blue, you will always be true.
Married in pearl, you’ll live in a whirl.
Married in green, ashamed to be seen,
Married in yellow, ashamed of the fellow.
Married in brown, you’ll live out of town.
Married in pink, your spirits will sink.”

Và nếu cô dâu chọn váy màu trắng cho đám cưới của mình thì giá trung bình cho một bộ váy cưới là £826.

Ngày xưa, thời Trung Cổ, các phù dâu mặc y như cô dâu để làm cho rối trí những ma quỷ muốn làm hại cô dâu. Nhưng ngày nay thì không cô dâu nào muốn mình bị mờ nhạt trong ngày trọng đại này.

Tiệc cưới

Sau lễ cưới, là phần tiệc cưới với một số bài phát biểu và lời chúc tụng dành cho cặp đôi. Bất kỳ một điệu nhảy nào cũng đều do cô dâu và chú rể mở đầu, thường gọi là “Bridal Waltz”, gọi là như vậy nhưng hiếm khi người ta nhảy điệu waltz. Theo truyền thống, sẽ có một màn nhảy giữa cô dâu và cha mình, trong đó thỉnh thoảng chú rể xen vào nhảy cùng cô dâu, tượng trưng cho việc cô dâu từ biệt cha về nhà chồng.

Bridal Waltz

Trong tiệc cưới, sẽ có một chiếc bánh cưới (wedding cake) rất đẹp, thường là bánh trái cây với tầng trên cùng có hình cô dâu chú rể. Để lấy may, cô dâu chú rể cần phải cùng nhau cắt bánh, điều này tượng trưng cho sự chung sức chung lòng của họ trong cuộc sống sau này. Một tầng của chiếc bánh sẽ được giữ lại để ăn vào dịp 1 năm kỉ niệm ngày cưới hoặc ăn vào lễ rửa tội đứa con đầu lòng. Những ai không đi dự đám cưới, sẽ được gửi  cho một miếng bánh bỏ trong hộp nhỏ (a memento)

Người ta có một điều mê tín rằng, nếu khách nào đi dự đám cưới mà đang FA- còn độc thân, hãy mang miếng bánh đó về để dưới gối, sẽ tăng cơ hội tìm được người bạn đời nhanh hơn.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Đám cưới Hoàng Gia Anh của Hoàng thái tử William và cô Kate Middleton năm 2011