How to talk with your hands: Những ngôn ngữ cử chỉ tay thường gặp trong giao tiếp tiếng Anh (Popular Hand gesture)

Trong cuộc sống thường ngày, ngôn từ, tiếng nói, chữ viết có vẻ như làm khá tốt vai trò giúp trong ta trao đổi, nói chuyện, thông tin cho nhau. Đó là giao tiếp ngôn từ (verbal communication), tuy nhiên còn một hình thức giao tiếp khác rất quan trọng mà chúng ta chắc chắn không thể bỏ qua, đó là giao tiếp phi ngôn từ (non-verbal communication). Bạn có chắc bạn không bao giờ lắc đầu để tỏ ý từ chối, không bao giờ vỗ tay để tỏ ý tán đồng….? Ngôn ngữ cơ thể (body language) có lẽ là mà một mảng trống mà có lẽ ở Vietnam ít chú trọng, nhưng một bài thuyết trình bằng tiếng Anh của bạn chắc chắn sẽ sinh động và hiệu quả hơn nhiều nếu bạn không chỉ biết “nói” bằng miệng. Đó là lý do vì sau bắt đầu từ ga English on the street tuần này, sẽ có vài chuyến tàu English4ALL khởi hành để chuyển tải tới các bạn một số kiến thức nhỏ nhưng thú vị về ngôn ngữ cơ thể, bắt đầu từ ngôn ngữ cử chỉ của bàn tay (hand gesture) nhé, được không? All aboard!!!!

  • 1. Wave (Hello/Goodbye)wave hands

Cũng giống như người Việt thôi, người Anh thường vẫy tay (wave) khi chào gặp mặt (wave hello) hoặc chào tạm biệt (wave goodbye). Bạn nói Hi! Hello! Goodbye! thì những người bình thường chắc chắn sẽ hiểu, nhưng nếu bạn vừa chào và vừa vẫy tay thì kể cả người khiếm thính, người lớn tuổi, người lãng tãi hoặc người đứng ở xa cũng sẽ hiểu bạn.

Nếu chỉ nói Hi! hay Goodbye! thôi là chưa đủ, thì tại sao không thêm vào đó bàn tay vẫy chào và một nụ cười thân thiện nhỉ. Đừng quên mỗi phút mỗi giây bạn luôn cần phải tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh.

2. Thumbs Up (THAT’S GREAT)

Đây là một trong những cử chỉ tay phổ biến nhất (most common). Nhiều tài liệu chỉ ra rằng cử chỉ này có nguồn gốc từ rất xa xưa, khi các nhà cầm quyền La Mã (Roman rulers) ở đấu trường Coliseum và các đấu trường khác (arenas) chỉ ra rằng đấu thủ (gladiator) nào còn sống hay đã chết. Ngón tay trỏ lên (thumb up) là còn sống, và tất nhiên trỏ xuống tức là đi xuống dưới mặt đất. Mấy anh phi công người Mỹ và tàu trong Thế chiến thứ 2 có công phổ biến (popularize) cử chỉ này. Ở trung quốc, cử chỉ này có nghĩa là Số một, Đệ nhất (Number One) và hình như ở Việt Nam cũng thế.

thumbs-up

3. V -The Peace Sign (VICTORY)

Với lòng bàn tay (palm) quay ra ngoài thì đây là một biểu tượng tích cực tượng trưng cho chiến thắng (victory). Ngày Winston Churchill – thủ tướng vĩ đại của nước Anh và các nhà lãnh đạo phe Đồng Minh khác (Allied leaders) trong thế chiến thứ Hai đã phổ biến biểu tượng này. Có lẽ nhiều người Việt Nam chúng ta nên biết ơn biểu tượng này vì trong những năm 1960 đầu 1970, đó trở thanh biểu tượng phẩn đối chiến tranh (anti-war) trong phong trào hippy ở Mỹ (hippie movement) và mang ý nghĩa “Hòa bình”. Họ đã tin rằng Hòa bình ở Vietnam sẽ là chiến thắng. Hàng triệu người đã xuống đường với cử chỉ tay như thế này và hô vang khẩu hiệu “Peace! Peace! Peace!.

Lưu ý: Đừng quay mu bàn tay ra phía ngoài, sẽ mang ý nghĩa rất không hay đấy!

Peace Sign

4. FINGERS CROSSED (Good luck!)

Cử chỉ này thường mang nghĩa “Chúc bạn may mắn!” (wishing for good luck or fortune”.) Một cách hiểu khác đó là “Đang hi vọng! Hi vọng là như thế!” (Here’s hoping). Biểu tượng này có nguồn gốc từ đạo Thiên Chúa Giáo (Christian) và được tin là có thể xua đuổi ma quỷ. Trong các câu chuyện dân gian phương Tây, khi bạn buộc phải nói dối (telling a lie) mà tay bạn làm dấu như này thì coi như chuộc tội trước Chúa vì đã nói dối. Các nhà sử học (historian) còn tin rằng đây chinh là biểu tượng bí truyền của hình tượng cây Thánh giá (Cross) – tượng trưng cho quyền năng của Chúa có sức mạnh đánh bại ma quỷ (demons). Do đó, biểu tượng này mang cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực: Chúc may mắn/ Những lời nói dối.

crossYourFingers5. A OK ( PERFECT)

Đã có thời người ta tin rằng cử chỉ này là do những người thợ lặn (divers) phổ biến vì Thumbs up/down có nghĩa là đi lên/đi xuống. Nhiều người khác thì tin rằng do hình thế ay của cử chỉ này tạo ra chữ O và chữ K, đơn giản là trùng hợp vậy thôi. Và sự thật là, cử chỉ này là do những nhà buôn đá quý (gem stone dealers) họ nghĩa ra đầu tiên. Viên đá quý (gem) sẽ được đặt vào giữa ngón trỏ và ngón cái, giơ lên trước ánh sáng, di chuyển tới lui để thay đổi góc nhìn và kiểm tra những vết xước (flaws). Đên bây giờ vẫn thế. Nhưng bạn làm ơn đừng bao giờ để ba nón tay đứng thẳng hàng với nhau trong cử chỉ này nhé, bởi làm thế sẽ tạo ra một sắc thái ý nghĩa khác rất mất vệ sinh, và không hề OK một chút nào đâu.

OK

6. Một số cử chỉ tay khác.

Clap your hands
Bạn “Clap your hands” – Vỗ tay khi bạn vui vẻ, hát hò hoặc thể hiện sự thích thú cao độ, cũng có thể chúc mừng một ai đó
Flip off
Thế này là Flip Someone Off – Giơ ngón tay thối với ai – Một cách yên lặng và trật tự để nói từ huyền thoại ” F*ck u!”
Handshake
Để thể hiện sự lịch thiệp, phép xã giao, người Anh thường bắt tay (shake hands) khi gặp nhau. Nếu bạn tới nhà một người bạn chơi, và có vợ của anh ta và anh ta ra đón, làm ơn hãy bắt tay người phụ nữ trước, người đàn ông sau. Trong giao tiếp công việc – quan hệ thương mại, bắt tay người có chức vụ lớn hơn trước, nhỏ hơn sau.
High Five
Khi bạn muốn bày tỏ sự nhất trí, ăn ý, thống nhất ý kiến với đối phương, bạn có thể “high five” như thế này! Như thế Cool hơn nói “I agree” nhiều!!!!!!
comeon
Ngay cả khi người ta không đeo đồng hồ, chỉ cần nhìn vào cổ tay thế này, thì bạn phải hiểu rằng, họ muốn nói “Hurry up! Come on! ” Nhanh lên nào!!!
enough
Stop! That’s enough! (Thôi ngay! Thế đủ rồi!). Nếu bạn đi học, và nói chuyện riêng trong lớp học tiếng Anh, sẽ có ngày bạn được xem cô giáo làm như thế này với bạn.
you
It’s you. (Chính là anh đấy!) Đây là cử chỉ nhấn mạnh đối tượng đang cần nói tới chính là bạn
Stop! Calm down! Stay away! - Đây là một cử chỉ đa nghĩa, có thể hiểu là Dừng lại! (Khi muốn ngắt lời ai đó đang nói, và bạn đang nghe), có thể ra hiệu "Hãy bình tĩnh", hoặc cũng có nghĩa là "Tránh xa ra, thôi ngay!"
Stop! Calm down! Stay away! – Đây là một cử chỉ đa nghĩa, có thể hiểu là Dừng lại! (Khi muốn ngắt lời ai đó đang nói, và bạn đang nghe), có thể ra hiệu “Hãy bình tĩnh”, hoặc cũng có nghĩa là “Tránh xa ra, thôi ngay!”

Những cử chỉ tay trên mang ý nghĩa như đã giới thiệu ở phần lớn các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Newzealand, còn ở các quốc gia khác, bạn hãy thận trọng khi sử dụng nhé. Tốt hơn hết là chỉ sử dụng khi bạn hiểu rõ thông điệp của chúng là gì trong từng nền văn hóa khác nhau.

Bạn còn biết cử chỉ tay nào nữa không? Hãy chia sẻ cùng English4ALL nhé!!!!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Today, when it was raining cats and dogs and I was Catnapping, there was a cat fight outside. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ những chú mèo (Cats)

Bạn có yêu những chú mèo không? Chúng thật dễ thương và đáng yêu phải không nào? Không những chiếm lĩnh Internet bằng những video clips vui nhộn và hấp dẫn, loài thú cưng thân thuộc này còn là nguồn gốc của rất nhiều những thành ngữ và cụm từ mà người học tiếng Anh không thể không biết. Trong chuyến tàu ngày thứ Ba tới ga I am Idiom hôm nay, English4ALL sẽ giới thiệu những thành ngữ phổ biến nhất liên quan đến những chú mèo đáng yêu này. Còn chờ gì nữa chứ, All aboard!

  1. Hôm trước đi học nhóm ở trên lớp, mỗi người đều phải tham gia đưa ra ý kiến của mình. Lần lượt từng người đều đã nói xong, riêng chỉ có bạn John không chịu nói gì, cứ ngồi im. Mọi người cứ chờ đợi ý kiến của John, bực quá trưởng nhóm mới quát lớn. “Cat Got Your Tongue?”. Mình hơi lo lo, không lẽ thằng này bị mèo tha mất lưỡi thật, chẳng thấy nói gì. Hóa ra không phải, “Cat got your tongue”là câu hỏi đề nghị người khác phải nói khi họ không nói gì, thường mang ý thiếu tôn trọng nhưng lại rất hiệu quả. Thành ngữ này bắt nguồn từ một hình phạt từ thời xa xưa, khi nhà vua thường trừng phạt những kẻ nói dối (liars) bằng cách cắt lưỡi cho mèo ăn. Nếu bạn không thích nói câu này, thì có thể nói “Speak something, please!

Ví dụ: Hi, Linnie! How are you? How’s your husband? Are you surprised to see me?

What’s the matter, has the cat got your tongue?

(Chào, Linnie. Cậu khỏe không? Anh xã thế nào? Gặp tớ có ngạc nhiên không? Ơ kìa, sao thế, nói gì đi chứ?)

Cat 5
Has the cat got your tongue??? Say something, please!
  1. Hôm trước, mình đi cắt tóc, thấy hai cậu bé chừng 5-6 tuổi được mẹ dẫn đi cắt tóc. Thằng em rất thích kiểu đầu của thằng anh nên đòi cắt kiểu tóc đó cho giống nhau, và thằng anh quay ra trêu cậu em là đồ Copycat – kẻ bắt chước, sao chép người khác.

Ví dụ: Don’t copy my hairstyle, copycat!

(Đừng có mà cắt tóc giống tao, cái đồ bắt chước!)

Cat 3

  1. Nghe nói Saigon mấy hôm nay mưa lớn lắm, mưa trắng trời trắng đất, chẳng đi đâu chơi được. Như thế gọi là “ It’s Raining Cats and Dogs” – mưa rất to. Đây là một thành ngữ cổ có từ lâu đời của người Anh để chỉ trời mưa lớn. Có nhiều cách giải thích vô cùng cho thành ngữ này, có người nói vì chó (dogs) tượng trưng cho mưa và mèo (cats) là tượng trưng cho gió lớn trong thần thoại Na Uy (Norse). Thần Odin, vị thần mưa bão trong thần thoại Nauy thường được vẽ hình với những chú chó và chó sói, tượng trưng cho gió. Những mụ phù thủy (witches) hay cưỡi chổi đi qua những cơn bão, lại hay được vẽ hình với những chú mèo đen. Vậy nên các thủy thủ mượn hình ảnh đó nói về trời mưa to gió lớn. Một cách giải thích khác là “cats and dogs” bắt nguồn từ cụm từ tiếng Hy Lạp (Greek) cata doxa, nghĩa là “không thể tin nổi” (“contrary to experience or belief.”), mưa mà không thể tin nổi, tức là mưa rất to. Một số người khác thì lại nói là thành ngữ này bắt nguồn từ việc ngày xưa mưa lớn gây lũ lụt cuốn theo cả xác chó mèo chết trên mặt nước.

Ví dụ: It was raining cats and dogs by the time I got home.

(Lúc tớ về nhà thì trời đang mưa rất to)

Cats 1
It’s raining cats and dogs.
  1. Để chế giễu ai đó là kẻ nhút nhát, hay sợ sệt, người ta hay ví người đó là “a Scaredy Cat/ Fraidy Cat”. Vì sao, vì những chú mèo nếu gặp chó thường hay sợ hãi mà bỏ trốn mất tiêu.

Ví dụ: John is a scaredy cat in my class.

(Trong lớp tôi, John là một đứa chết nhát)

  1. Ngày xưa, trong các phiên chợ thời Trung cổ (medieval markets), người ta bán lợn con (piglet) thường cho vào trong bao bịt kín. Nhiều kẻ gian thương hám lợi, thường cho mèo vào bao giả làm lợn, để kiếm được nhiều tiền hơn nhờ bịp bợp, thế nên ai đó mà đòi mở bao ra, và mèo chạy ra thì coi như bí mật bị bóc trần. Từ đó người ta có thành ngữ “Let the Cat Out of The Bag” để nói về việc ai đó tình cờ làm lộ một bí mật (accidentally tell a secret)

Ví dụ: I was trying to keep the party a secret, but Jim went and let the cat out of the bag.

(Tôi muốn giữ bí mật về bữa tiệc, nhưng thằng Jim đã làm lộ mất bí mật rồi)

Cat 2

  1. Nếu một chú mèo được nuôi dưỡng tốt (a well-fed cat) thường chắc chắn là sẽ rất béo mập. Và người giàu có, có nhiều của cải và quyền lực thường cũng được gọi là mèo béo (a fat cat). Còn người mà rất phong cách (cool, stylish) thì gọi là gì: a cool cat.

Ví dụ: I like to watch the fat cats go by in their BMWs, while she loves to see cool cats in the magazines.

(Tớ thích ngắm các đại gia đi lại trên những con BMW xịn, còn nàng thì thích xem các nhân vật sành điệu trong các tạp chí)

  1. Bạn có biết trong thế giới của loài trộm, đẳng cấp cao nhất được gọi là gì không? Đó là cat burglar – những tên đạo trích xuất quỷ nhập thần, trình cao thường thâm nhập vào các tòa nhà thông qua cửa sổ, hoặc mái nhà, nhẹ nhàng và chuyên nghiệp như những chú mèo vậy, không để lại dấu chân hay tiếng động.

Ví dụ: When the police came to the spot, they found that it was a cat burglar.

(Khi cảnh sát tới hiện trường, họ phát hiện ra rằng đây là một vụ trộm đột nhập khá chuyên nghiệp)

  1. Hồi bé chắc bạn cũng đã từng chơi trò mèo đuổi chuột rồi phải không. Cứ tưởng lớn sẽ không được chơi nữa, nhưng hóa ra nếu bạn muốn, bạn vẫn có thể chơi được, có điều hồi bé bạn cần sự nhanh nhẹn và tốc độ, còn trò mèo đuổi chuột của người lớn (Play Cat and Mouse) là cần trí tuệ và mưu mẹo để làm cho đối phương sập bẫy, phạm sai lầm để bạn có ưu thế vượt trội.

Ví dụ: The 32-year-old actress spent a large proportion of the week playing cat and mouse with the press.

(Nữ diễn viên 32 tuổi dành phần lớn thời gian trong tuần để chơi trò mèo vờn chuột với báo chí)

  1. Hôm qua, mình đang ngồi ăn cơm, thì gã béo Phong Huỳnh lại đến, hắn vẫn vậy thôi kệch và bẩn thỉu, không mời và hắn vẫn tự dẫn xác đến. Mình đã phải thốt lên “Look What the Cat Dragged In!” để thể hiện sự không thích thú, không chào đón của mình. Bạn thử nghĩ xem, chú mèo của bạn thỉnh thoảng hay tha cái gì về nhà? Và bạn có thích không? Nếu muốn thể hiện sự ngạc nhiên khi gặp người bạn không thích, hãy dùng câu trên. Lưu ý đây là cách nói khá xúc phạm.

Ví dụ: Well, look what the cat’s dragged in. Did you make that dress or borrow it from your mother?

(Ái chà, xem ai vác xác đến đây này. Cậu tự may cái váy này hay mượn của bà bu thế?

10. Bạn đã bao giờ nhìn thấy hai chú mèo đánh nhau chưa? Thật dễ thương phải không, chẳng hiểu là chúng đánh nhau hay chơi đùa với nhau nữa. Vậy mà trong tiếng Anh, người ta lại dùng Cat fight để chỉ trận chiến giữa hai người phụ nữ. Vì ở đâu không biết, nhưng ở Vietnam thì cat fight có khi còn dữ dội hơn trận chiến của cánh đàn ông. Buổi trưa nay, mình không được catnap (ngủ trưa, chợp mắt) nên buồn ngủ lắm rồi, tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn.

Ví dụ: You can watch hundreds of cat fight clip on the Youtube. Non sense, I prefer catnapping!

(Cậu có thể xem hàng trăm clip con gái đánh nhau ở trên Youtube đấy. Vớ vẩn. Tớ thích chợp mắt tí hơn)

cat 4

 Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

I am sitting on the bench, and I am a banker! Nguồn gốc từ Ngân hàng (Bank) và Phá sản (Bankrupt)

Nơi nào có thể giữ tiền cho bạn, và cho bạn vay tiền khi cần? Chắc chắn rồi, đó là công việc của ngân hàng. Và ngân hàng ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu của bất kỳ nền kinh tế, bất kỳ xã hội nào. Nó quan trọng đến mức ngay cả nhiều người không biết tiếng Anh những vẫn biết bank là ngân hàng. Ngày ngày dù muốn hay không, bạn vẫn phải nghe thấy, nhìn thấy những biển hiệu Sacombank, Vietcombank, VietinBank…..Ngày nay, nghĩ đến ngân hàng người ta thường nghĩ đến những văn phòng giao dịch hiện đại, những máy ATM tối tân và tiện lợi, và những cô giao dịch viên xinh đẹp, tuy nhiên trong quá khứ, hình dung về một ngân hàng lại hoàn toàn khác.  Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao người ta lại gọi ngân hàng là Bank chưa? Nếu bạn có thắc mắc đó, thì hãy cùng lên chuyến tàu của English4ALL ngày hôm nay để đi sang Italy tìm hiểu ngay nhé. All aboard!

 

Bank

Những ngân hàng đầu tiên trên thế giới đã ra đời ở những phiên chợ như thế này.
Những ngân hàng đầu tiên trên thế giới đã ra đời ở những phiên chợ như thế này.
[dropcap]N[/dropcap]gày xưa ngày xưa, ở những vùng đô thị sầm uất của nước Ý thời Trung cổ và đầu Phục Hưng, ở khắp các thành phố giàu có ở miền Bắc như Florence, Lucca, Siena, Venice và Genoe luôn có những phiên chợ tấp nập, giao thương hàng hóa vô cùng phát triển. Các lái buôn từ khắp nơi mang hàng hóa đến buôn bán và thu về rất nhiều tiền mặt, dần dần người ta cảm thấy bất tiện khi phải mang vác tiền về nhà rồi mai lại phải mang tiền đi trong những bao tải để buôn bán, giao dịch. Và đôi khi họ mang tiền đi nhưng lại thiếu, không đủ để mua bán hàng hóa hay giao dịch. Chính lúc đó, những người Do Thái giàu có, thông minh và tài ba đã xuất hiện và nắm bắt được nhu cầu đó. Ở giữa các phiên chợ ngày xưa, thường đặt những chiếc ghế băng lớn (bench) (tiếng Ý cổ gọi là Banca – banco). Và những giao dịch đầu tiên của ngành ngân hàng đã diễn ra tại đó, chính trên những chiếc ghế băng đó, những nhà cho vay (lenders) người Do Thái cho các lái buôn mượn tiền để mua bán giao dịch trong ngày, giữ tiền cho họ khi hết ngày cuối buổi chợ, và lại giao tiền cho họ vào ngày hôm sau để tiếp tục giao thương, tất nhiên là có một khoản phí và thu lời nếu cho vay. Dần dần các hoạt động nó ngày càng trở nên cần thiết và phát triển hơn, những chiếc ghế băng với những người đàn ông Do Thái ngồi bên bị đựng tiền không thể đáp ứng nổi nhu cầu quá lớn, và họ đã hình thành nên những thể chế tài chính mà ngày nay chúng ta gọi là ngân hàng (bank). Từ bank trong tiếng Anh hiện đại ngày nay đã được vay mượn từ tiếng Pháp trung cổ “banque”, từ tiếng Ý cổ banca, từ tiếng Đức cổ là banc, đều có nghĩa là “ghế, quầy”. Những chiếc ghế đó ở Florentine chính là những quầy giao dịch đầu tiên của ngành ngân hàng thế giới.

Trong trường hợp, những người giữ tiền và đổi tiền kia mất khả năng thanh toán, các chủ nợ – những người gửi tiền kia thường sẽ nổi điên lên và đập vỡ cái ghế băng đó, và thế là ngày này chúng ta biết đến từ bankrupt (phá sản – mất khả năng thanh toán), từ này bắt nguồn từ tiếng Ý cổ banca rotta (broken bench) – cái ghế bị đập gẫy.

Các Bardi và các gia đình Peruzzi thống trị hoạt động ngân hàng trong Florence thế kỷ 14, bằng cách thành lập chi nhánh ở nhiều nơi khác của châu Âu.Một trong những ngân hàng nổi tiếng nhất của Ý là Ngân hàng Medici, được thành lập bởi Giovanni di Bicci de ‘Medici năm 1397, ngân hàng tiền gửi nhà nước được biết đến sớm nhất, Banco di San Giorgio (Bank of St. George), được thành lập năm 1407 tại Genoa, Ý.

Ngân hàng lâu đời nhất còn tồn tại là Monte dei Paschi di Siena, trụ sở chính tại Siena, Ý, đã hoạt động liên tục kể từ năm 1472.Tiếp sau đó là Berenberg Bank của Hamburg (1590) và Sveriges Riksbank của Thụy Điển (1668).

Ngày nay, nếu như bạn tới thăm Bảo tàng Anh Quốc tại Luân Đôn, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một trong những món cổ vật lâu đời nhất được tìm thấy cho thấy các hoạt động đổi tiền: đó là một đồng tiền drachm Hy Lạp bằng bạc từ Trapezus thuộc địa của Hy Lạp trên Biển Đen. Đồng xu cho thấy một bàn của người làm ngân hàng (trapeza) đầy tiền xu, một sự chơi chữ tên của thành phố. Trong thực tế, ngày nay trong tiếng Hy Lạp hiện đại từ trapeza (Τράπεζα) có nghĩa đồng thời là bàn và ngân hàng.

Tiếng Việt ngày xưa vốn dĩ không có từ ngân hàng, khi người Pháp vào Vietnam, họ xây dựng những thể chế tài chinh đầu tiên, gọi là nhà băng, và tất nhiên, người Việt cũng có từ ghế băng. Thật là dễ hiểu hơn phải không?

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

Rhythm of the Rain – The Cascades- Giai điệu cho ngày mưa.

Nhìn những cơn mưa đang trắng trời Saigon, bạn đang nghĩ gì vậy? Có khi nào những cơn mưa làm bạn nhớ lại những chuyện đã xa của ngày xưa cũ? Có khi nào bạn đã từng đi dưới mưa, khóc trong mưa, cười trong mưa….? Mưa là vậy, luôn mang theo trong mình những câu chuyện và hoài niệm riêng mà đôi khi chỉ mình ta hiểu được và nhớ về. Khi ta bé, ta mong chờ những cơn mưa rào vội đến để kịp đùa vui với chúng bạn. Khi ta yêu, mưa như chứng nhân cho những lần đợi chờ, những lần gặp gỡ, và cho cả những lần chia ly. Vậy đấy, mưa không chỉ giọt nước rơi, mà còn là giọt ký ức. Đã bao giờ bạn thử lặng ngắm mưa rơi và nghe xem tiếng mưa đang muốn nói điều gì? Mỗi một cơn mưa luôn mang trong mình một giai điệu rất riêng. Và trong một ngày Chủ Nhật mưa, còn gì thi vị hơn ngồi nghe một câu chuyện về giai điệu của mưa, giai điệu của một cuộc tình đã xa qua một bài hát quen thuộc mà English4ALL hôm nay muốn giới thiệu tại ga Relaxing in English. Ca từ buồn trong một giai điệu vui, tiếng nước mắt hay tiếng mưa rơi, bạn hãy tự tìm câu trả lời nhé. All aboard!

Lyrics

Listen to the rhythm of the falling rain

Telling me just what a fool I’ve been

I wish that it would go and let me cry in vain

And let me be alone again

 

The only girl I care about has gone away

Looking for a brand new start

But little does she know

That when she left that day

Along with her she took my heart

 

Rain please tell me now does that seem fair

For her to steal my heart away when she don’t care

I can’t love another when my hearts somewhere far away

 

The only girl I care about has gone away

Looking for a brand new start

But little does she know that when she left that day

Along with her she took my heart

 

[Instrumental Interlude]

 

Rain won’t you tell her that I love her so

Please ask the sun to set her heart aglow

Rain in her heart and let the love we knew start to grow

 

Listen to the rhythm of the falling rain

Telling me just what a fool I’ve been

I wish that it would go and let me cry in vain

And let me be alone again

 

Oh, listen to the falling rain

Pitter pater, pitter pater

Oh, oh, oh, listen to the falling rain

Pitter pater, pitter pater

 

Lời dịch của English4ALL

Hãy lắng nghe nhịp điệu của làn mưa rơi

Nó đang kể rằng tôi đã từng dại khờ ra sao

Tôi ước rằng điều đó sẽ tan biết và để tôi được khóc trong vô vọng

Và hãy bỏ lại tôi cùng nỗi cô đơn thêm lần nữa

 

Người con gái duy nhất tôi quan tâm đã rời xa tôi

Đi kiếm tìm một khởi đầu mới

Nhưng nàng nào hay biết chăng

Rằng khi nàng ra đi ngày ấy

Nàng đã mang con tim tôi đi theo mất rồi.

 

Mưa ơi! Xin hãy nói với tôi biết như thế có công bằng hay chăng?

Việc nàng đánh cắp con tim tôi về nơi xa khi nàng không còn yêu tôi nữa

Tôi còn có thể yêu ai khác nữa khi con tim đã không còn thuộc về mình.

Người con gái duy nhất tôi quan tâm đã rời xa tôi

Đi kiếm tìm một khởi đầu mới

Nhưng nàng nào hay biết chăng

Rằng khi nàng ra đi ngày ấy

Nàng đã mang con tim tôi đi theo mất rồi.

 

Mưa ơi! Sao cậu không nhắn với nàng rằng tôi yêu nàng nhiều lắm?

Xin nhắn nhủ ánh mặt trời hãy soi sáng con tim nàng

Mưa trong tim nàng và để tình yêu chúng tôi đã từng biết đâm chồi nảy lộc

 

Hãy lắng nghe nhịp điệu của làn mưa rơi

Nó đang kể rằng tôi đã từng dại khờ ra sao

Tôi ước rằng điều đó sẽ tan biết và để tôi được khóc trong vô vọng

Và hãy bỏ lại tôi cùng nỗi cô đơn thêm lần nữa

 

Ô, hãy lắng nghe nhịp điệu của tiếng mưa rơi

Tí tách, tí tách

Ô, ô, ô, hãy lắng nghe nhịp điệu của tiếng mưa rơi

Tí tách, tí tách

 

 

Bạn có biết?

Cascades

Ban nhạc The Cascades – được thành lập vào cuối những năm 50 tại San Diego, California, USA, The Cascades được biết đến nhiều nhất với hit đứng thứ 3 tại Mỹ năm 1963 Rhythm of the Rain. Nhóm gồm có John Gummoe (ca sĩ, ghita), Eddy Snyder (piano), Dave Stevens (bass), Dave Wilson (saxophone) và Dave Zabo (trống). Họ được phát hiện ở một câu lạc bộ tên là Peppermint Stick vào năm 1962 và ký hợp đồng với hãng Valiant Records. Đĩa đơn đầu tiên Second Chance của họ thất bại nhưng Rhythm Of The Rain trở thành một bản soft-rock kinh điển và vẫn được phát trên sóng radio vào những năm 90.
Nhóm ra một đĩa đơn khác cho Valiant và một cho RCA Records nhưng không thể lặp lại thành công trước đó. Hai album nữa thu âm vào cuối những năm 60 cũng không làm sống lại vận may của nhóm. Nhóm tan rã vào năm 1969 với chỉ một thành viên còn lại vào thời điểm đó.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Vì sao người Anh và người Mỹ lại có cách viết khác nhau cho cùng một từ? Colour vs Color.

Cùng một ngôn ngữ nhưng lại có những hai cách viết khác nhau, trong khi cách phát âm không khác nhau là mấy. Thật là phức tạp, rắc rối, và không cần thiết. Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi ấy khi phải lựa chọn giữa colour có u hay không u (color), realize, dùng s hay dùng z (realize) khi viết tiếng Anh chưa? Danh sách những từ như vậy có vẻ như rất dài sau khi tích tụ qua hàng trăm năm kể từ khi nước Mỹ độc lập khỏi sự thống trị của Vương Quốc Anh. Thông thường chúng ta chỉ quan tâm colour là cách viết của người Anh, còn color là cách viết của người Mỹ. Nhưng nguyên nhân vì sao lại phải có sự phân biệt như vậy – đó là câu hỏi mình đã luôn thắc mắc từ khi còn là một cậu bé đi học tiếng Anh, và mình đã đi tìm lời giải cho hỏi đó và đã tìm được: Một con số, một cái tên, và nhiều hơn thế. Hãy để Weekend Gossip tuần này chia sẻ với bạn lời giải đáp đó nhé! All aboard!

Có lẽ cách viết của tiếng Anh và tiếng Mỹ sẽ mãi mãi giống nhau, chẳng phải phân biệt và tách bạch như bây giờ nếu như không có một người. Đó là nhà từ vựng học người Mỹ Noah Webster. Các bạn có thấy cái tên này quen không? Đúng vậy, ông ấy chính là cha đẻ của bộ từ điển Webster nổi tiếng- được coi là nền móng của thứ mà chúng ta ngày nay vẫn hay gọi là tiếng Anh Mỹ (American English) . Theo một dẫn chứng từ cuốn “A History of English Spelling” (Manchester University, 2011, D.G.Scragg) thì chính bộ từ điển Webster Dictionary năm 1828 là sự chuẩn hóa đầu tiên cho cách viết của tiếng Anh Mỹ.

Trước năm 1828, nhiều từ, như humor (hay humour), defense (hay defence) và fiber (hay fibre), có hai cách viết được chấp nhận, bởi vì chúng du nhập vào tiếng Anh qua hai đường chính là tiếng Latin và tiếng Pháp, do đó nên có cách viết hơi khác nhau. Ông Webster đã lựa chọn những cách viết mà ông ấy thích (tức là cách viết đầu trong các từ đã kể trên), và là một người theo dân tộc chủ nghĩa (nationalist), ông muốn người Mỹ phải phát âm và viết theo một kiểu riêng, khác biệt so với cách của Anh (British spelling)

Chính vì bộ từ điển này của Webster khá thành công trong việc định hình tiếng Anh mới ở Mỹ, nó dần dần được coi như dạng chuẩn của tiếng Anh Mỹ cho tới ngày nay. Một số sự biến đổi của Webster còn lan ngược trở lại Anh (England), ví dụ như việc ông loại bỏ chữ k ở cuối các từ như musick và publick. Thực tế, nhiều dạng từ (word forms) do Webster lựa chọn trong từ điển của ông đã có thời được chấp nhận ở Anh, nhưng rồi theo thời gian, người ta ít sử dụng chúng, vì họ coi đó như là biểu tượng của việc Mỹ hóa (Americanisms). Ví dụ, ngày nay, các tờ báo và tạp chí của Anh như The Times và The Economist luôn sử dụng “-ise” ở cuối các từ như realiseorganise and recognise mặc dù đuôi “-ize” vẫn đúng. Nhưng có một ngoại lệ, đó là các nhà xuất bản, việc rút ngắn các từ của Webster kiểu như program  thay vì programme lại được họ ủng hộ, bởi vì chúng giúp cho họ tiết kiệm giấy, mực, và nhân công sắp chữ.

Lời khuyên của English4ALL: Dù bạn lựa chọn cách phát âm-cách viết (spelling) của Anh hay của Mỹ đều được cả, đó đều là tiếng Anh chuẩn và được quốc tế công nhận, chỉ có điều trong phạm vi một bài viết, bài luận, đặc biệt trong các kỳ thi tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEFL, bạn nên sử dụng thống nhất một quy chuẩn, đó là sự chuyên nghiệp trong sử dụng tiếng Anh.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

WHAT ARE THE FLORAL EMBLEMS OF BRITAIN? – Quốc hoa của Vương Quốc Anh là gì?

Nếu như người Nhật có hoa anh đào, người Lào có hoa đại (champa) và người Việt luôn tự hào về những bông hoa sen thanh khiết và tươi đẹp – là loài hoa tượng trưng cho dân tộc và văn hóa Việt Nam, được coi là quốc hoa của cả nước thì người dân Anh lại chưa thể thống nhất lựa chọn được một loài hoa duy nhất để làm quốc hoa cho cả Vương quốc của họ. Tuy nhiên, từng nước thành viên đều chọn những loài hoa rất đẹp để làm quốc hoa riêng cho đất nước của mình. Những loài hoa đó là gì? Hãy cùng English4ALL tới ga British Way thứ sáu hàng tuần để cùng trả lời câu hỏi đó nhé. All aboard!

Mặc dù không có một quốc hoa (floral emblem) thống nhất cho cả vương quốc, nhưng mỗi nước thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len (The United Kingdom) đều có vị thánh bảo trợ (patron saint) và quốc hoa riêng của họ.

 1. Nước Anh (England) – Thánh George và Hoa Hồng

Vị thánh bảo trợ của nước Anh là Thánh George và quốc hoa của Anh là hoa hồng (rose), chính xác là hoa hồng Tudor (Tudor Rose – như trong hình). Không phải tự nhiên loài hoa này được lựa chọn là quốc hoa của nước Anh (England). Đó là kết quả từ những cuộc nội chiến (civil war) – được gọi là Cuộc chiến của các loài hoa hồng (Wars of the Roses) diễn ra từ 1455 đến 1485 giữa phe quý tộc Lancaster (biểu tượng là hoa hồng đỏ) và phe quý tộc York (biểu tượng là hoa hồng trắng).

Quốc hoa của Anh (England) là hoa hồng Tudor (Tudor Rose)
Quốc hoa của Anh (England) là hoa hồng Tudor (Tudor Rose)

2. Xứ Scot-len (Scotland )- Thánh Andrew và hoa Kế and Scottish Bluebell

Vị thánh bảo trợ của xứ Scotland là Thánh Andrew và quốc hoa của Scotland là hoa kế (thistle). Đây là một loại hoa mầu tím, họ cúc gai được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 15 như một biểu tượng quốc phòng .Hoa chuông xanh Scotland (Scottish bluebell) cũng được coi là một loài hoa khác biểu tượng cho Scotland.

thistle
Hoa kế (Thistle) là quốc hoa của Scotland
Hoa chuông xanh cũng là một loài hoa biểu tượng khác của Scotland.
Hoa chuông xanh cũng là một loài hoa biểu tượng khác của Scotland.

3. Xứ Wales – Thánh David và hoa thủy tiên vàng (Daffodil)

Thánh bảo trợ của xứ Wales là thánh David và quốc hoa của Wales là hoa thủy tiên vàng (daffodil) thường được đeo trong ngày lễ thánh David. Cây tỏi tây (leek) cũng được coi là một biểu tượng truyền thống của Wales.

Có nhiều cách giải thích vì sao cây tỏi tây lại trở thành biểu tượng của xứ Wales. Một trong số đó là việc Thánh David đã dạy người Welsh đeo cây tỏi tây lên mũ để phân biệt địch ta (friends from foe) trong trận chiến ban đêm với người Saxons.

Hoa thủy tiên vàng (Daffodils) là quốc hoa của xứ Wales
Hoa thủy tiên vàng (Daffodils) là quốc hoa của xứ Wales

Không chỉ là một thứ gia vị quan trọng trong nhà bếp, cây tỏi tây (leek) còn được coi là một trong những biểu tượng của xứ Wales.
Không chỉ là một thứ gia vị quan trọng trong nhà bếp, cây tỏi tây (leek) còn được coi là một trong những biểu tượng của xứ Wales.

4. Bắc Ai Len (Northern Ireland)  – Thánh Patrick và cây lá chụm ba (Shamrock)

Người Bắc Ai Len coi cây lá chụm ba (shamrock) này là quốc hoa để nhớ tới vị thánh bảo hộ của họ là thánh Patrick
Người Bắc Ai Len coi cây lá chụm ba (shamrock) này là quốc hoa để nhớ tới vị thánh bảo hộ của họ là thánh Patrick

Thánh bảo trợ của miền đất Bắc Ai Len là thánh Patrick và quốc hoa là cây lá chụm ba, gần giống như cỏ ba lá (clover). Truyền thuyết Ai Len (Irish tale) kể rằng thánh Patrick đã dùng cây lá chụm ba (shamrock) để giải thích về Chúa Ba Ngôi. Ngài đã dùng nó trong những buổi thuyết giáo (sermons) của mình để minh họa vì sao Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần (the Father, the Son, and the Holy Spirit ) có thể tồn tại riêng biệt trong cùng một thực thể ( entity). Các tín đồ (followers) từ đó có tập tục đeo cây lá chụm ba vào ngày lễ thánh Patrick.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Because the chairman flight had been DELAYED for 5 hours, our meeting was postponed to the day after. PHÂN BIỆT DELAY – POSTPONE.

Postpone và Delay là hai từ thường gây nhầm lẫn vì có vẻ giống nhau về mặt nghĩa, đều hàm ý một sự việc, sự kiện nào đó sẽ diễn ra chậm hơn sao với dự kiến. Tuy nhiên giữa chúng lại có sự khác biệt về ngụ ý (connotations), và để sử dụng một cách chính xác hai từ này cho những trường hợp cụ thể, người học tiếng Anh cần nắm chắc sự khác biệt này. Nếu bạn còn chưa rõ ràng cách sử dụng cặp từ này, đừng lo, chuyến tàu hôm nay của English4ALL tới ga Stop Confusing sẽ giúp bạn làm điều đó. All aboard!

1. Postpone – Trì hoãn.

Từ postpone được dùng để chỉ hành động lùi thời điểm diễn ra một sự việc/sự kiện về sau (keeping an event at a later date).

Ví dụ: The tournament was postponed to December.

(Giải đấu được hoãn lại tới tháng 12)

Trong câu trên chỉ ra rằng giải đấu sẽ không được tổ chức đúng như dự kiến (vào tháng 8 chẳng hạn) mà hoãn lại tới tháng 12.

Theo sau postpone thường sẽ là một mốc thời gian (thời điểm): next month, next year, August, 5.00p.m.

Postpone là động từ được theo sau bởi V-ing, dạng danh từ là postponement (n)

Ví dụ: We’ve had to postpone going to France because the children are ill.

(Chúng tôi phải hoãn đi Pháp bởi vì bọn trẻ con bị ốm)

Khi một sự việc nào đó bị postpone thường sẽ có thông báo, cảnh báo (warning), và thường postpone thường mang ngụ ý tích cực, ví dụ như câu trên, hoãn đi Pháp là vì đảm bảo sức khỏe của bọn trẻ, khi nào chúng khỏe hơn sẽ đi.

Postpone là sự thay đổi cả kế hoạch, thay đổi khi sự việc chưa hề diễn ra như dự định ban đầu.

2. Delay – Chậm trễ

Từ delay lại mang ý chỉ cần nhiều thời gian hơn cần thiết (taking more time than what is actually necessary).

Ví dụ: He delayed the process by two weeks.

(Ông ta ta đã chậm quy trình 2 tuần)

Theo kế hoạch/dự kiến, đáng lẽ quy trình phải hoàn thành từ 2 tuần trước đó.

Theo sau delay thường sẽ là một khoảng thời gian (chậm trễ so với dự kiến): 10 minutes, 5 days, 4 weeks, 2 years……

Delay cũng là động từ theo sau bởi V-ing và dạng danh từ không đổi: delay (n), dạng tính từ là delaying (adj)

Cần chú ý rằng từ delay thường được theo sau bởi giới từ “by”

1.         The arrival of the train was delayed by 10 minutes.

(Tàu khởi hành trễ 10 phút. Ví dụ đáng lẽ 7h chạy, đến 7h10 tàu mới thực sự rời ga)

2.         The departure of the bus was delayed by one hour.

(Xe buýt đến trễ 1 tiếng. Ví dụ đáng lẽ 8h xe buýt phải đến nơi, nhưng thực tế 9h mới tới)

Trong một số trường hợp, nếu delay được sử dụng dưới dạng danh từ, sẽ được theo sau bởi giới từ “of”.

Ví dụ:  There was a delay of 10 minutes.

(Có một sự chậm trễ 10 phút)

Khi một sự việc nào đó bị delay thường ít có thông báo, cảnh báo (warning), và thường delay thường mang ngụ ý tiêu cực.

Delay được dùng để chỉ sự việc theo một kế hoạch, dự định đã vạch sẵn, nhưng về mặt thời gian không diễn ra đúng như mong muốn ban đầu.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

That movie was shit! Nope, for me, that movie was the shit! Tục và bậy trong tiếng Anh: Không nên không biết! (How to use swear words) Phần 2.

Ngôn ngữ là hơi thở sinh động của cuộc sống, bạn không thể chọn chỉ hít vào những hơi thở trong lành mà bỏ qua những hơi thở mang mùi vị khác.  Học tiếng Anh, bạn không thể nào mãi chỉ biết đến Hello, How are you? mà không biết F*ck u! Damn! Sh*t……là gì? English4ALL không khuyến khích các bạn sử dụng ngôn ngữ tục trong giao tiếp, nhưng rất khuyến khích các bạn hiểu rõ, biết rõ về thứ ngôn ngữ không-thể-không-biết này để “sống” một đời sống Anh ngữ thực sự và đầy đủ.  Và đó là lý do, bắt đầu từ ga English on the Street tuần này, English4ALL sẽ tung ra một loạt bài về cách sử dụng các ngôn ngữ dung tục trong tiếng Anh để nếu có ai đó nói F*ck you! bạn ít nhất cũng biết tỏ ra giận dữ thay vì đứng cười và nói “Thank you”. All aboard!

5. BITCH

Bitch nghĩa đen là chỉ một con chó cái, thường mang hàm ý chỉ ai đó (thường là phụ nữ) hay rên rỉ, phàn nàn, khiến người khác phải bực mình.

Để diễn tả sự phàn nàn, than vãn

Ví dụ:

“These pants are too big, mosquitos keep bitting me, I don’t like this place.”

(Cái quần này to quá, muỗi nó cứ đốt tôi, tôi chẳng thích chỗ này)

“Hey, stop your bitching.”

(Này, thôi than vãn đi có được không)

 

Để chỉ tôi tớ, kẻ phục dịch

Ví dụ:

“You’re the boss’s little bitch aren’t you?”

(Mày là đầy tớ cưng của ông chủ, phải ko?)

 

Bitch đôi khi còn mang nghĩa la mắng, chỉ trích

Ví dụ:

“My wife just bitched me out over the phone.”

(Vợ tôi vừa mới la mắng tôi qua điện thoại)

 

Bitch cũng có thể hiểu là Cool! hay Fun! (vui vẻ)

Ví dụ:

“Dude, the party was bitching last night!

(Này cậu, bữa tiệc tối qua vui nhỉ)

 

Bitch còn có thể hiểu là khó khăn (difficult)

Ví dụ:

“Life’s a bitch.”

(Đời thật là khổ!)

 

Nếu ai đó đưa ra một lời đề nghị có vẻ ngu ngốc, bạn có thể dùng Bitch để đáp trả.

Ví dụ:

“Give me $20.” (Đưa tao 20 đô đi)

“Bitch please.” (Quên đi!)

 

Bitch cũng chỉ chỗ ngồi ở giữa trong xe hơi.

Ví dụ:

“Hey Jim, you’ve got to ride bitch because you’re the smallest.”

(Này Jim, cậu phải ngồi ghế giữa nhé vì cậu nhỏ nhất)

 

6. COCK / DICK

 Cock có nghĩa là một con gà trống (rooster) nhưng ít khi sử dụng theo nghĩa này, trừ trong trường hợp cock fighting (chọi gà). Cock dick còn là từ lóng chỉ bộ phận sinh dục nam. Những người có tên là Richard cũng có tên gọi tắt là Dick. Và cock và dick thường dùng trong những câu chửi tục hướng tới nam giới, thường là kẻ ti tiện hay ích kỉ.

Ví dụ:

“That dick took up two parking spots.”

(Cái thằng chết tiệt đấy nó chiếm cả hai ô đỗ xe)

 

7. SHIT

Shit là một từ chửi thề khá phổ biến, thường ám chỉ những gì tồi tệ, bắt nguồn từ từ nghĩa đen của từ này là “phân”.

Nếu bạn nói “That movie was shit!” tức là bộ phim đó rất chán, rất tệ. Tuy nhiên nếu bạn thêm “the” đằng trước “shit” thì lại tạo ra nghĩa ngược lại

“That movie was the shit!” (Bộ phim ấy quá đỉnh, quá tuyệt vời!)

 

Để thể hiện sự ngạc nhiên

“(Holy) shit!”

 

Để chỉ tình trạng đã quá say

Ví dụ

“You seemed pretty drunk last night…” (Hôm qua cậu có vẻ say nhỉ)

“Yeah, I was totally shit-faced.” (Uh, tớ say bí tỉ)

 

Shit – đôi khi còn là một cách thô thiển để nói “Không” (No)

Ví dụ:

“Excuse me sir, would you mind filling out a quick survey?

(Xin lỗi ngài, ngài có thể điền giúp một bản khảo sát nhanh được không?)

“Eat shit!”

(Không!)

 

Thể hiện sự kém may mắn

Ví dụ:

“Oh no, my cell phone died!” (Oh no, điện thoại của tớ toi rồi)

“Damn, we’re shit out of luck!” (MK, bọn mình đen vãi)

 

Để chế giễu ai ngu ngốc, ngờ nghệch

Ví dụ:

“Hey dumb shit / shit for brains!“

(Ê thằng ngu…)

 

Để chỉ những thứ không mong muốn

Ví dụ:

[Tìm một email, nhưng nhận thấy toàn thư rác]

“I ain’t got time for this shit!”

(Tao ko có thì giờ cho cái đống chết tiệt này)

 

Để hiện sự không tin

Ví dụ:

“I have three girlfriends.”

(Tôi có ba cô bạn gái đấy)

“Bullshit!”

(C*t!)

 

Chỉ những chuyện tầm phào, vớ vẩn, nhỏ nhặt.

Ví dụ:

“What were you guys talking about?” (Mấy đứa mày đang nói chuyện gì đấy)

“Oh, we were just shooting the shit.” (Ah, nói mấy chuyện linh tinh ấy mà)

 

Chỉ rắc rối lớn

Ví dụ:

“The cops are coming!” (Cớm đến!)

“Damn, we’re in deep shit.”(Mẹ kiếp, bọn mình ăn c*t rồi)

 

Chỉ cái gì đó rất tồi tệ

Ví dụ:

“Have you tried my cake? (Cậu đã thử cái bánh của tớ chưa?)

“Yeah, it tastes like shit.” (Uh, rồi, như c*t ấy)

 

Để nhấn mạnh từ “ton” (tấn)

Ví dụ:

“I got a shit ton of work done today.”

(Tôi còn cả đống việc phải làm hôm nay)

 

8. CUNT / PUSSY

Đây là cặp từ bậy nhất trong tất cả các từ tiếng Anh, với hàm ý xúc phạm nặng nhất.

Là từ lóng chỉ cơ quan sinh dục nữ. Khuyến cáo chỉ nên biết để xem phim, không nên dùng.

Ví dụ:

“Shut up, you cunt.”

(Im đi, con đ*!)

 

9. FUCK

Từ F*ck là một từ tưởng như bậy nhưng lại cực kỳ thú vị, nó có thể sử dụng để mô tả hầu hết mọi thứ.

Từ này được sử dụng để nhấn mạnh và là từ duy nhất có thể là tính từ hay trạng từ để nhấn mạnh một tính từ, một danh từ, hay hầu hết một từ nào đó trong câu.

F*ck có thể sử dụng để mô tả sự đau đớn, niềm vui, sự căm ghét hay yêu mến.

Ví dụ:

Như tính từ : “Why am I doing all the fucking work?”

(Tại sao tôi lại phải làm tất cả những công việc chết tiệt này nhỉ)

Như trạng từ : “That girl talks too fucking much.”

(Con bé đó nói lắm vồn)

Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ: “Their parties are fucking awesome.”

(Những bữa tiệc của họ quá là tuyệt)

Danh từ: “I don’t give a fuck.” (I don’t care at all)

(Tao éo quan tâm)

 

Là một phần của từ : “Abso-fucking-lutely.” or “In-fucking-credible.

Có mặt gần hết trong một câu, “Fuck the fucking fuckers.”

Còn có thể diễn tả….

Sự lừa đảo—”The car salesman fucked me over.” (Cái thằng bán xe nó lừa tớ rồi)

Sự không vui—”Ahh fuck it.”

Rắc rối—”I guess I’m totally fucked now.” (Tôi đoán là tôi gặp rắc rối rồi)

Sự giận dữ—”Don’t fuck with me dude or I’ll fuck you up.”

(Đừng có động đến tao không là tao sẽ động đến mày đấy)

Dùng để hỏi —Who the fuck was that? (Thằng éo nào thế?)

Sự không hài lòng —I don’t like what the fuck is going on right now.

Sự phân vân—What the fuck? (Cái éo gì thế)

Sự ngu ngốc —”What a dumb fuck” (Thằng ngu!)

Không may mắn —”That’s fucked up.” (Đen vãi)

Sự quan tâm—”I don’t give a fuck about your problems.” (Tao không quan tâm đến chuyện của mày)

Sự làm phiền—”Hey stop fucking with me, it’s annoying.” (Này, đừng có làm phiền tao)

Sự bỏ qua—”Fuck off.”

Vậy đấy, các từ chửi thề (swear words) đôi khi là rất vui và hài hướng tùy thuộc vào bối cảnh được sử dụng.

Nhưng hãy luôn thận trọng với những người xung quanh khi bạn sử dụng những từ này.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

How much does it cost for your new hat? I bought it for a song Thành ngữ tiếng Anh thú vị bắt nguồn từ Âm nhạc (Music Idioms)

Âm nhạc và ngôn ngữ luôn là một đôi bạn tốt bất kể trong nền văn hóa nào. Âm nhạc giúp bảo tồn, thăng hoa và lan truyền ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Ngôn ngữ không chỉ là nguồn tài nguyên ca từ phong phú trong những lời ca tiếng hát mà còn dành rất nhiều cụm từ và thành ngữ để nói về âm nhạc. Tiếng Anh cũng vậy, rất nhiều thành ngữ trong cuộc sống được bắt nguồn từ âm nhạc. Hãy tìm hiểu và làm giàu thêm vốn thành ngữ tiếng Anh của bạn hôm nay cùng English4ALL với chủ đề rất thú vị này nhé.  All aboard!

 1. Nghe nhạc luôn luôn là một khoảng thời gian thoải mái, giúp bạn giảm stress, thư thái sau một ngày làm việc- học tập mệt mỏi, thế nhưng “đối diện với âm nhạc”(face the music) thì chắc là không vui đâu, vì đó có nghĩa là bạn phải chịu hậu quả, chịu sự trừng phạt vì điều gì đó mà bạn đã làm.

Ví dụ: My big brother broke a dining-room window and had to face the music when my father got home.

(Ông anh tớ làm vỡ cửa sổ kính phòng ăn và sẽ bị phạt khi bố tớ về nhà)

 

2. Mình rất thích đi shopping ở các trung tâm thương mại lớn, thật là thích và vui vẻ, chỉ có điều mình rất ghét những bản nhạc cũ rich phát đi phát lại ở những chỗ đó, cái đó người ta gọi là “elevator music”. Mà đúng thật, đó là thể loại nhạc người ta hay phát trong thang máy để tránh sự nhàm chán cho người dùng.

Ví dụ:  “ Whenever I go shopping in the mall. I feel tired of all the elevator music!”

(Cứ khi nào tôi đi mua sắm, tôi lại thấy phát chán với cái thể loại nhạc phát ở mấy chỗ đông người.”

 

3. Hôm trước có anh bạn đội một chiếc mũ mới rất đẹp, mình hỏi cậu ta mua ở đâu và mua hết bao nhiêu vì mình rất thích, và cũng muốn mua một chiếc. Cậu ta trả lời “I bought it for a song.”, mình ngạc nhiên lắm vì thằng cha này hát dở tệ, hát dở hơn cả ngày, vậy mà cũng có người nghe nó hát một bài mà cho không cái mũ sao? Hóa ra không phải, đơn giản là cậu ta đã mua được nó với giá rất rẻ, rẻ đến bất ngờ, rẻ như cho không thôi.

Ví dụ: Tony was selling his collection of coins. They were going for a song!

(Ông Tony đang bán bộ sưu tập tiền xu của ông ấy. Bán rẻ như cho không ấy)

 

4. Thời học sinh, cứ hôm nào có thông báo cô giáo bận hoặc ốm, cả lớp nghỉ, lũ học sinh chúng tôi đều vui sướng lắm. Bạn có thế không? Hình như ở thời nào, tin giáo viên vắng mặt vẫn luôn là “music to somebody’s ears”. Là tin mừng, niềm vui với lũ học sinh quỷ sứ.

Ví dụ: Her wedding is music to her classmates’ears. She is just 36.

(Tin nàng cưới là tin vui cho lũ bạn cùng lớp. Nàng mới có 36)

 

5. Đã bao giờ bạn nghe thấy thấy một cái tên, một bản nhạc, hay một điều gì đó làm bạn nghĩ rằng, bạn đã từng nghe, từng biết điều đó từ trước rồi không, có điều bạn chưa nhớ ra thôi. Nếu vậy, tức là điều đó đã “ring a bell” với bạn.

Ví dụ: “Ann Đỗ was sure that she had heard this idiom before. It certainly did ring a bell!”

(Cô Ann chắc là mình đã nghe thấy thành ngữ này ở đâu đó từ trước rồi. Nghe quen lắm!)

 

6. Bạn có thích ngồi tán chuyện, chém gió với bạn bè không. Nếu có, bạn thực sự là một nhạc sỹ đấy, và loại nhạc mà bạn tạo ra người Anh gọi là “make chin music”

Ví dụ : We sat around all evening making chin music.

(Chúng tôi ngồi cả buổi tối để tán gẫu, chém gió.)

 

7. Đã bao giờ nghe một bài hát được phổ nhạc từ thơ chưa, để có được bài hát đó, nhạc sỹ phải “set something to music”(Phổ nhạc cái gì).

Ví dụ: Musician Phan Huynh Dieu set Xuan Quynh’s poem to music.

(Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc cho bài thơ của thi sỹ Xuân Quỳnh)

 

8. Hôm qua tôi nhờ cậu bạn thiết kế giúp một ứng dụng trên điện thoại cho trang web của tôi, lúc đầu hắn từ  chối, thoái thác, nhưng khi biết tôi sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho việc này, hắn “đổi giọng” (change the tune) ngay – thay đổi ý kiến, thay đổi thái độ.

Ví dụ: He was against the idea to start with, but he soon changed his tune when I told him how much money he’d get out of it.

(Lúc đầu nó phản đối ý tưởng đó, nhưng đã đổi giọng rất nhanh khi tôi nói hắn sẽ kiếm được bao nhiêu từ việc đó)

 

9. Bạn có biết những người đàn ông có vợ sợ nhất điều gì không?  Sợ nhất là đi làm về và phải ngồi nghe bà vợ lải nhải, lảm nhảm, nhắc đi nhắc lại một chuyện gì đó cũ rích (like a broken record) – như cái đĩa vỡ

Ví dụ: I was tired of listening to my girlfriend talk about shopping all the time. She sounded just like a broken record!”
(Tôi phát ngán nghe bạn gái lúc nào cũng nói về chuyện mua sắm. Cô ấy cứ lảm nhảm mãi)

 

10.  Toàn Shinoda đã ra đi mãi mãi, nhưng trước khi tạm biệt chúng ta, cậu ấy đã để lại Vlog Ăn kem trước cổng như “swan song”(tác phẩm cuối cùng trước khi mất hoặc giải nghệ).

Ví dụ: We didn’t know that her performance last night was the singer’s swan song.

(Chúng tôi không hề biết rằng buổi diễn tối hôm ấy là lần trình diễn cuối cùng của cô ca sỹ)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

How I can go to the North Terminal? Get on a Wiki, Sir. Nguồn gốc từ Wiki-Wikipedia

Ngày nay, ít khi chúng ta còn cần đến những cuốn bách khoa toàn thư dày cộp để tìm hiểu thế giới của những điều chưa biết. Chỉ cần một click chuột, Wikipedia- bách khoa toàn thư trực tuyến đồ sộ nhất sẽ giải thích cho bạn mọi câu hỏi một cách nhanh nhất. Chắc hẳn bạn không hề xa lạ với bách khoa thư nổi tiếng này, đặc biệt nếu bạn là một người ham tìm hiểu hay thường xuyên phải nghiên cứu, nhưng đã bao giờ bạn hỏi vì sao lại có cái tên Wikipedia chưa? Hãy đến ngay Hawaii cùng English4ALL để tìm câu trả lời nhé. All aboard!

 Người phát triển phần mềm wiki đầu tiên WikiWikiWeb năm 1995 là Howard. G. Cunningham trong lần đầu tiên đến thăm đảo Hawaii đã rất lúng túng không hiểu khi một nhân viên sân bay quốc tế Hololulu – Hawai thông báo rằng ông sẽ cần phải bắt wiki-wiki bus để di chuyển giữa các nhà ga của sân bay (airport’s terminals). Tìm hiểu thêm, ông được biết rằng “Wiki” nghĩa là “nhanh chóng” (quick) trong ngôn ngữ của Hawaii, bằng cách lặp lại từ wiki-wiki, tạo ra thành nghĩa “rất nhanh, siêu tốc” (very quick)

Xe bus wiki-wiki ở sân bay quốc tế Honolulu là nguồn gốc của từ Wiki.
Xe bus wiki-wiki ở sân bay quốc tế Honolulu là nguồn gốc của từ Wiki.

Sau này, khi Cunnningham đang tìm kiếm một tên gọi phù hợp cho nền tảng web (web platform) mới của mình, ông muốn đặt một cái tên độc đáo, không bị trùng lặp với những thứ hiện có, không giống như kiểu email được đặt theo từ mail. Cuối cùng, ông lựa chọn một tên gọi là mang hàm ý “quick web”, theo kiểu “quick basic” của Microsoft, và ông đã thay thế từ “quick” của tiếng Anh bằng từ “wiki wiki” trong tiếng Hawaii. Và thực sự, chương trình của ông sáng tạo ra hoạt động rất nhanh theo đúng nghĩa “very quick”. Đôi khi từ wiki còn được diễn giải là từ cấu tạo từ các chứ cái đầu (backronym) của (what I know is – “cái mà tôi biết là như thế“), cách giải thích đó miêu tả các chức năng đóng góp, lưu giữ, và trao đổi kiến thức của nền tảng web mà Cunningham tạo ra.

Đúng ra, cách đọc chuẩn của từ “wiki” phải là “we-key” chứ không phải như ngày này chúng ta đọc “wick-ee”. Tuy nhiên vì số người đọc sai đông và nguy hiểm gấp nhiều lần số người đọc đúng, nên Cunningham và những người biết đã chán không đi sửa sai nữa.

Từ wiki được chinh thức thêm vào từ điển Oxford English Dictionary vào ngày 15 tháng 03 năm 2007. Trên nền tảng web wiki, Wikipedia là website nổi tiếng nhất, được ra mắt ngày 15 tháng 1, 2001. Wikipedia được kế thừa tất cả các bài viết trên Nupedia khi trang này đóng cửa năm 2003. Chỉ trong 1 năm, cuối năm 2001, Wikipedia đã có tới 20.000 bài viết được viết bằng 18 ngôn ngữ khác nhau. Tháng 9 năm 2007, Wikipedia đã  vượt mặt bách khoa thư Yongle Encyclopedia ra đời năm 1407 – trong 600 năm liền giữ kỷ lục là bách khoa thư lớn nhất thế giới, tại thời điểm đó, Wikipedia có tới 2 triệu bài viết.  Trong bình, mỗi một giây, Wikipedia nhận được từ 25.000 đến 60.000 lượt truy nhập tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn