10 gợi ý để cải thiện phát âm Tiếng Anh-10 Tips – How to Improve Your English Pronunciation

Một trong những câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người Vietnam học tiếng Anh đều quan tâm đó là “How can I improve my pronunciation?” (Làm thế nào tôi có thể cải thiện cách phát âm của mình). Tuần trước, English4ALL đã giới thiệu cho các bạn lý do vì sao chúng ta cần phải học cách phát âm chuẩn rồi phải không? Chắc là không bạn nào muốn mình bị rơi vào những tình huống dở khóc dở cười như anh chàng Italia ở Malta phải không? Và hôm nay, English4ALL sẽ giới thiệu và cùng các bạn trao đổi về 10 gợi để cải thiện phát âm tiếng Anh. All aboard!

 1) Quyết định bạn sẽ nói giọng nào (accent)?

Có rất nhiều âm giọng tiếng Anh khác nhau (English accents). Trong đó hai giọng phổ biến nhất là giọng Anh và giọng Mỹ. Thậm chí còn có nhiều giọng khác nhau trong giọng Anh và giọng Mỹ. Ví dụ như ở Anh, thì có giọng Liverpool, giọng Wales….cũng giống như chúng ta có giọng Hà Nội, giọng Miền Tây, giọng Huế, giọng Nghệ An vậy. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn học theo giọng chuẩn của Anh và Mỹ. Với giọng Anh, thì đó là thứ tiếng Anh mà bạn nghe thấy trên BBC, và với giọng Mỹ thì là tiếng Anh trên VOA. Hai giọng này Ở Vietnam, giống như nhiều nước trên thế giới, chủ yếu chúng ta tiếp xúc với tiếng Anh Mỹ và giọng Mỹ. Hai giọng này khá khác biệt tuy nhiên đều được chấp nhận như nhau, việc lựa chọn giọng nào để học, hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý thích của bạn.

2) Học bảng phiên âm quốc tế (IPA) và học từng âm tiếng Anh riêng biệt.

The International Phonetic Alphabet Bảng phiên âm quốc tế (IPA) là một tập hợp những biểu tượng, ký tự ghi lại các âm của một ngôn ngữ. Khi bạn biết tất cả các âm tiếng Anh, và các biểu tượng, kí tự đại diện cho các âm đó, bạn sẽ có thể phát âm bất cứ một từ nào trong tiếng Anh.

Giọng Mỹ – American Pronunciation:
An Introduction to the IPA

Giọng Anh -British Pronunciation:
BBC Learning English
Interactive IPA Chart

3) Khi học bất kỳ một từ mới nào, hãy học cách phát âm đúng .

Khi bạn phát âm sai một từ càng lâu, thì nó lại càng trở nên khó sửa thành đúng. Bạn đã tạo ra một thói quen xấu, thì phải mất rất lâu để phá bỏ thói quen đó. Đây là lý do vì sao bạn phải học bảng phiên âm IPA và thường xuyên sử dụng các từ điển dành cho người học tiếng Anh.

Ví dụ, khi bạn bắt gặp một từ mới khi đọc một cuốn sách, từ violence chẳng hạn. Bạn sẽ phát âm nó như thế nào? Không, đừng cố phát âm nó trước khi bạn nghe được từ đó trên từ điển.

Hai từ điển trực tuyến mà English4ALL gợi ý cho các bạn trong việc tra cách phát âm của các từ đó là :

Marriam Webster MW Learner’s Dictionary
MacMilan MacMillan Online Dictionary

Cả hai từ điển này đều hiển thị phiên âm IPA và cả trọng âm, đồng thời có phần phát âm theo giọng Mỹ.

Nếu bạn muốn nghe một từ được phát âm bằng cả 2 giọng, bạn có thể tham khảo từ điển Cambridge trực tuyến.

 4) Xem các video dạy cách phát âm trên Youtube

American accent:
Teacher Melanie (!)
JenniferESL
Lisa Mojsin @ Accurage English
Rachel’s English
Pronuncian/Seattle Learning Academy
Eva Easton

British accent:
The Phone Voice
VirtuAule

5) Cố gắng bắt chước tiếng Anh nói

Bắt chước (imitate) nghĩa là copy, sao chép ai đó để làm giống như vậy. Bình thường điều này không hay và không nên, nhưng trong việc luyện phát âm tiếng Anh chuẩn thì lại rất nên. Nếu bạn thích cách mà ai đó nói tiếng Anh? Hãy bắt chước cách mà họ nói. Bạn đã bao giờ trêu chọc ai đó từ những vùng miền khác bằng cách nhái giọng họ chưa? Đó chính là điều bạn cần làm, nhưng bằng tiếng Anh.

Hãy thử nhắm mắt lại, nghe một thứ gì đó bằng tiếng Anh (podcasts, bài hát, TV show, phim…).. Nghe kỹ những gì người ta nói và cố gắng tạo ra những âm thanh tương tự như vậy. Chỉ nghe tiếng thôi, không nhìn vào các từ. Chọn một từ hay một câu nào đó, và nghe đi nghe lại nhiều lần.

Dưới đây là một số nguồn cho bài luyện tập này.

English Teacher Melanie podcast
ESLPod podcast
Coach Shane’s Daily Dictation

6) Luyện nghe (hearing) các âm trong tiếng Anh. Practice HEARING the sounds of English

Trước khi bạn nghe một podcast tiếng Anh, hay bài hát….đọc các từ trước. Đánh dấu (highlight), khoanh tròn, hoặc gạch chân những từ mà bạn muốn luyện. Ví dụ, bạn có chút rắc rối với âm /I/ chẳng hạn, đánh dấu tất cả những từ mà bạn nghĩ là có chứa âm /I/. Đọc to đoạn đó lên, tập trung vào những từ có âm /I/. Khi bạn nghe podcast hay bài hát, bạn có nghe được âm /I/ này không? Sau đó thực hành “bắt chước” như ở gợi ý số 5.

7) Tự thu âm

Nghe tiếng nói của chính mình khi nói tiếng Anh là một việc rất quan trọng để bạn biết rằng bạn cần phải cải thiện điều gì. Bạn có thể so sánh “âm thanh” mà bạn tạo ra với thứ “âm thanh” mà bạn mong muốn. Ví dụ: bạn hãy ghi âm lại một câu mà bạn đọc được trong bản ghi của podcast, sau đó đối chiếu với những gì người ta thực sự nói trong podcast, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt.

Ngoài các ứng dụng ghi âm trên máy tính như Windows Sound Recorder trên Window hay GarageBand trên Macs), bạn có thể sử dụng các công cụ ghi âm trực tuyến như:

audioboo
Vocaroo
SoundCloud

 Bạn cũng có thể sử dụng tính năng ghi âm của điện thoại di động hay máy ghi âm cầm tay.

8) Luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Chẳng có cách nào khác để cải thiện phát âm của bạn ngoài: luyện tập, luyện tập, và tập luyện. Tất nhiên là thế bởi vì bạn đang nói tiếng Anh. Âm thanh của tiếng Anh rất khác với âm thanh trong tiếng Việt của chúng ta. Đôi khi thật khó và làm cho miệng của bạn phát mỏi mệt để đọc đúng được một số từ trong tiếng Anh

Hãy chọn cho mình một mục đích rõ rang, luyện tập cho đến khi cách phát âm của bạn thật tự nhiên và thoải mái như khi bạn nói tiếng Việt vậy. Chuyện này không thể xảy ra sau một đêm, nhưng cứ kiên trì đi rồi bạn sẽ thấy dần dần bạn nói tiếng Anh Pro như thế nào.

9)Sử dụng các sách luyện phát âm (Pronunciation Books)

Nếu như bạn muốn theo đuổi tiếng Anh giọng Mỹ, thì dưới đây là hai cuốn sách English4ALL khuyên bạn nên sử dụng.

Mastering the American Accent – Lisa Mojsin

 Đây có lẽ là cuốn sách tốt nhất, xuất sắc nhất về luyện phát âm Anh Mỹ cho cả giáo viên và học sinh ở trình độ cao. Cuốn này không đi vào chi tiết từng âm như các cuốn khác mà chỉ chú trọng vào những yếu tố để giúp người nước ngoài nói tiếng Anh đạt được giọng chuẩn Mỹ (như là trên CNN), đó là: các phụ âm khố, cách nối từ, trọng âm, ngữ điệu và sự khác biệt giữa giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng. Ở cuối sách có phần hướng dẫn cho người học ở các ngôn ngữ khác. Sách đi kèm 4 đĩa CD để luyện tập.

English Pronunciation Made Simple – Paulette Dale and Lillian Poms

 Đây là cuôn sách giải thích từng âm một trong tiếng Anh Mỹ chuẩn, chi tiết đến từng yếu tố nhỏ nhất. Cuốn này phù hợp cho giáo viên sử dụng như sách giáo trình dạy trên lớp với rất nhiều bài tập thú vị. Sách bao gồm 2 đĩa CD dùng để luyện tập.

10) Đánh giá cách phát âm của bạn một cách chuyên nghiệp

Tất nhiên, đã nói đến đánh giá chuyên nghiệp, tức là chúng ta không thể tự làm được, mà cần phải nhờ tới giáo viên, và tốt nhất là giáo viên bản ngữ (giáo viên Anh – Mỹ – Úc…, không chấp nhận giáo viên Philipines và Nigeria…). Họ sẽ là người chỉ cho bạn chỗ nào đúng, chỗ nào sai, và bạn cần phải tập trung vào âm nào để nghe giống như người bản xứ (a native speaker)

Nếu bạn không tìm được ở quanh mình những giáo viên như vậy, thì hãy tìm trên Google với những từ khoá như “English pronunciation assessment” hay “English pronunciation evaluation” để tìm các giáo viên trực tuyến.

Chúc bạn thành công!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Do you study at a private school or public school? Nope, I study at a grammar school. Tìm hiểu hệ thống trường học phổ thông tại Anh (UK School System)

Trước thềm mỗi năm học mới, đặc biệt là khi chuyển cấp, các em học sinh ở Vietnam thường phải chịu một áp lực rất lớn để có thể được chọn vào học ở một trường tốt. Câu chuyện “trường chuyên lớp chọn”, trường công – trường tư luôn là một vấn đề nóng bỏng làm đau đầu các bậc phụ huynh. Còn ở bên kia bán cầu, nước Anh xa xôi, chuyện trường học như thế nào, các loại hình trường học khác nhau ra sao? Public school, Private school, Grammar school có giống nhau không? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được English4ALL giải đáp thông qua chuyến tàu ngày hôm nay tới ga British Way: Tìm hiểu hệ thống trường học phổ thông của Anh. All aboard!

Giáo dục phổ thông ở Anh thường được chia thành hai giai đoạn riêng biệt. Giáo dục tiểu học (primary education) thường bắt đầu từ 5 tuổi đến 11 tuổi. Sau đó là giáo dục trung học (secondary education) từ 11 tuổi đến 16 tuổi, và có thể kéo dài tới 18 tuổi.

Các loại hình trường học chính ở Anh bao gồm

State School – Trường công lập, hoàn toàn miễn phí cho tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi.

Independent School: Trường độc lập-  (Private/Public Schools) do cha mẹ học sinh chi trả học phí

1. State Schools – Các trường công lập

93% trẻ em ở Anh và xứ Wales theo học tại các trường công lập (State schools). Các trường này là miễn phí, hoạt động dựa vào tiền thuế (taxes) và do các chính quyền địa phương (Local Authorities) tổ chức và quản lý.

Cha mẹ học sinh chỉ cần mua sắm cho con cái họ các đồ dùng học tập như bút, bút chì, thước kẻ…..ngoài ra, các chi phí về sách vở, lệ phí thi, và các khoản phí khác đều do nhà trường chi trả.

Tuy nhiên, cha mẹ học sinh cũng phải trả khoản tiền dành cho đồng phục (school uniform) và các trang phục thể thao (sports wear). Các lớp học nhạc và các lớp học dã ngoại (residential trips) cũng thu thêm phí. Các trường đôi khi đề nghị sự đóng góp tự nguyện dành cho các hoạt động của nhà trường, nhưng không có học sinh nào bị loại ra khỏi các hoạt động nếu như cha mẹ hoặc người giám hộ (guardian) của em đó không thể đóng góp.

Trường tiểu học -Primary schools (dành cho trẻ từ 5-11 tuổi)

Ở Anh, bậc học đầu tiên là bậc tiểu học. Thường là các trường học dành cho cả các em trai và các em gái, và trường ở gần nhà học sinh. Các em được chia thành các nhóm, và có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Cha mẹ học sinh được khuyến khích hỗ trợ con em mình, đặc biệt là môn đọc và viết; một lượng nhỏ bài tập về nhà được đặt ra cho tất cả học sinh, thậm chí ngay trong những năm học đầu tiên.

Trường trung học- Secondary schools (dành cho trẻ từ 11-16 tuổi)

Hầu hết trẻ em đến năm 11 tuổi, đều được chuyển sang một trường trung học gần nhất, mặc dù luật pháp cho phép cha mẹ học sinh được phép lựa chọn trường khác. Mỗi một học sinh khi chuyển cấp đều đã có sẵn chỗ của mình tại trường mới, trừ khi trường có quá nhiều học sinh đăng ký, thì sẽ xét tuyển theo mức độ ưu tiên cao nhất. Hầu hết các trường trung học đều dành cho cả hai giới, và lớn hơn so với trường tiểu học.

88% học sinh phổ thông ở Anh và xứ Wales học ở các trường phổ thông hỗn hợp (comprehensive schools). Các trường này tiếp nhận học sinh ở mọi trình độ và phổ cấp giáo dục phổ thông cho tất cả hoặc hầu hết trẻ em trong một quận từ 11 cho tới 16 hoặc 18 tuổi với nhiều chương trình học và thời gian học khác nhau.

Trái với tính chất đại trà của trường phổ thông hỗn hợp (comprehensive schools), các trường phổ thông trung học chuyên (Grammar Schools) lại tổ chức thi tuyển để lựa chọn học sinh, các trường này thường có định hướng chuyên biệt về học thuật (academically oriented), để học sinh sau này có thể học lên các bậc cao hơn (Đại học), mô hình này gần giống như mô hình trường chuyên tại Vietnam. Kỳ thi tuyển chọn năng lực dành cho học sinh 11 tuổi. Grammar school thường sẽ chia thành trường nam sinh và trường nữ sinh.

Sở dĩ có tên gọi là “Grammar school” không phải là vì trường này chỉ dạy môn ngữ pháp (grammar) mà vì thời trung cổ, đây là các trường dạy tiếng Latin. Theo thời gian, chương trình học (curriculum) được mở rộng, thêm vào các môn như tiếng Hi Lạp cổ (Ancient Greek), tiếng Anh, các ngôn ngữ châu Âu, khoa học tự nhiên (natural sciences), toán, lịch sử, địa lý, và các môn khác. Vào thời Victoria, các trường grammar school được tổ chức lại để giáo dục bậc phổ thông trung học trên toàn nước Anh và xứ Wales, Scotland phát triển một hệ thống trường khác. Một số trường grammar school ở Anh hiện nay còn có lịch sử từ trước thế kỉ 16, và họ vẫn giữ từ “grammar” trong tên trường như một niềm tự hào về truyền thống của nhà trường.

 

2. Independent Schools – Các trường học độc lập (Tư thục)

7% trẻ em ở Anh học ở các trường tư. Nhóm các trường này bao gồm private schools và public schools, tất cả đều thu học phí.

Public Schools (Trường dân lập)

Trường Eton- Một trong những public school nổi tiếng nhất tại Anh
Trường Eton- Một trong những public school nổi tiếng nhất tại Anh

Đây là những trường có lịch sử lâu đời và đã được thành lập từ nhiều thế kỉ trước. Các trường này học phí rất đắt đỏ và rất uy tín (prestigious). Một số trường rất khó để có thể vào học vì có sự cạnh tranh rất mạnh. Khi bạn nghĩ đến các trường học nổi tiếng ở Anh, có lẽ những trường đó đều là Public School cả. Những trường này thường không phải đóng thuế từ nguồn thu học phí vì có danh nghĩa từ thiện (charitable status). Sở dĩ gọi là “public” là vì nguyên thuỷ trường phổ cập giáo dục cho quần chúng (public) từ hàng thế kỉ trước, nhưng hiện nay đã đổi khác. Các trường này thường cấp các loại học bổng (scholarships and bursaries) để danh nghĩa từ thiện của mình.

Các trường dân lập nổi tiếng nhất tại Anh là Eton, Harrow và Winchester.

 Private Schools (Trường tư thục)

Các trường tư thục (Private School) không nổi tiếng bằng các trường dân lập (Public school). Tuy nhiên vẫn có cơ sở vật chất rất tốt và tiêu chuẩn học thuật cao. Các trường này thường khá dễ đi xin vào học thường không đòi hỏi CEE (Common Entrance Exams) – không cần phải thi. Học sinh không cần phải theo chương trình quốc gia (national curriculum). Tất cả các trường tư thục phải được đăng ký với chính phủ và được giám sát thường xuyên.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

His job is a teacher. He works for a high school. He is at the peak of his teaching career. Phân biệt Job – Work – Career.

Rất nhiều người học tiếng Anh nhầm lẫn giữa các từ job, work và career. Bạn có nằm trong số đó không? Nếu có thì chuyến tàu ngày hôm nay của English4ALL sẽ là của bạn, không những giải thích cho bạn sự khác biệt mà còn cung cấp rất nhiều những collocations hữu ích để sử dụng. Hi vọng khi đến với ga Stop Confusing, bạn sẽ không bao giờ phải lúng túng khi sử dụng các từ này nữa. Job của bạn là gì? Work của bạn là gì? Và đâu là career của bạn? Let’s go! All aboard!

1. JOB (noun)

Job là một hoạt động thường xuyên và chính thức mà bạn làm để nhận được tiền (lương- salary). Còn được gọi là nghề nghiệp (a profession/an occupation). Bạn có thể làm công việc toàn thời gian ( a full-time job: 40 tiếng/tuần) hoặc bán thời gian (a part-time job: 25 tiếng/tuần)

Khi một ai đó tìm kiếm việc làm (looking for a job), thường được gọi là săn việc (job hunt/job search. Nếu một người bạn của bạn đang tìm việc, bạn có thể hỏi thăm họ “How’s the job hunt going?”

Để tìm kiếm việc làm, bạn có thể kiểm tra danh mục việc làm (job listings) trên mạng hoặc trên báo, nơi có những mẩu quảng cáo nhỏ về job opennings/job opportunities – cơ hội việc làm. Quá trình xin việc (gửi CV tới một công ty/tổ chức nào đó) được gọi là applying for a job.

Một số từ dùng để mô tả về job

a demanding job – là một công việc rất đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực

“Being an emergency surgeon is a demanding job – you have to be on call 24 hours a day.”

a fulfilling / rewarding job – là một công việc rất tốt, giống như một phần thưởng, làm bạn thích thú.

“Working with refugee children was one of the most rewarding jobs I’ve had.”

an entry-level job – là công việc dành cho người mới vào nghề, tập sự, chưa có nhiều kinh nghiệm.

“Daniel got an entry-level job as an administrative assistant.”

a dead-end job – là công việc không có sự thăng tiến.

“Being a truck driver is a dead-end job.”

a high-powered job– một công việc quan trọng

“After she published her book, she got a high-powered job as director of a national newspaper.”

a lucrative job – một công việc kiếm được nhiều tiền.

“My mother wants me to marry a guy with a lucrative job – like a doctor or lawyer.”

Job là danh từ đếm được (countable nouns) , do đó có thể có dạng số nhiều (plural)

Right after graduating from college, I worked two jobs so that I could pay off my student loans faster.

Terry has had seven jobs in the past five years.

 

2. WORK (noun & verb)

Từ work là một từ khái quát hơn “job”, nếu như job là chỉ một nghề nghiệp, công việc cụ thể, thì work lại chỉ những cố gắng và hoạt động cần phải làm để đạt được một mục đích (goal). Work có thể là một phần của job.

Bạn có thể nói bạn làm việc cho một công ty nào đó: work at / for (a company): “I work at General Motors.”

Bạn có thể bạn đang thực hiện, đang làm một dự án/nhiệm vụ nào đó: working on (a project / task): “I’m working on a market analysis”

“I’m working on improving customer satisfaction.”

Và có thể nói bạn làm việc với ai/cái gì: work with sb/sth

“I work with special needs children” “I work with hazardous chemicals.”

Để nói làm việc vào thời gian nào, địa điểm nào:

“I start work at 7 AM.” (không nói “I start my job at 7 AM”)

“I finish / leave work at 4:30.” (không nói“I finish my job at 4:30″)

–Một cách thường gặp để nói tan làm, hết giờ làm (leave work)get off work

“We go to work by car.” (không nói “We go to our job by car”)

“I went to the bar with some friends from work.”

“I can’t access Facebook when I’m at work.” (không nói “at my job”)

“Work” là danh từ không đếm được (uncountable noun) nên không thể có dạng số nhiều (plural)

I have three works to do this week.

I have three projects to do this week.

I have three things / tasks to do this week.

 

 

3. CAREER (noun)

Career của bạn tức là toàn bộ quá trình, sự phát triển về nghề nghiệp, còn gọi là sự nghiệp. Nó có thể bao gồm nhiều nghề nghiệp (jobs) khác nhau qua từng năm.

Bạn có một sự nghiệp – career trong một lĩnh vực (field) nào đó – a career in politics / journalism / teaching / finance

Một vài từ đi kèm (collocations) với carreer

embark on a career = bắt đầu sự nghiệp

pursue a career = theo đuổi một sự nghiệp

a promising career = một sự nghiệp nhiều triển vọng

a varied career = một sự nghiệp đa dạng

career prospects = triển vọng sự nghiệp

switch your career = đổi nghiệp

career takes off = Sự nghiệp đi lên/cất cánh, bắt đầu thành công

at the height / peak of your career = đỉnh cao sự nghiệp

ruin your career = huỷ hoại sự nghiệp.

Nói tóm lại:

Ví dụ để theo đuổi sự nghiệp dạy học (a career in teaching) bạn có thể sẽ phải trải qua nghề gia sư (tutor), trợ giảng (teaching assistant), trở thành giáo viên (teacher), thậm chí sau này sẽ trở thành giáo sư (professor).

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Slang words for “&*$!£*%!” 40 cách khác nhau để nói về “chuyện ấy” trong tiếng Anh

“Chuyện ấy” là chuyện ai cũng biết là chuyện gì nhưng ai cũng ngại nói và ngôn ngữ nào cũng coi đó là một vấn đề tế nhị và tránh nói tới. Tuy nhiên, dù có tránh, thì trong tiếng Anh vẫn có tới hơn 40 cách khác nhau, từ chính thức cho tới ám chỉ vấn đề nhạy cảm này. Người ta có thể dùng để giảng giải một vấn đề xã hội học trong gia đình cho tới những cuộc nói chuyện cùng bạn bè trên hè phố….Bạn có muốn biết những từ khiến nhiều người đỏ mặt đấy không? Nếu có, hãy lên ngay chuyến tàu English4ALL ngày hôm nay để đến ga English on the Street cùng tìm hiểu nhé! All aboard! Lưu ý chuyến tàu hôm nay không nhận các hành khách dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, và các cháu thiếu niên, nhi đồng.

 

Mặc dù là một vấn đề nhạy cảm, nhưng đây lại là một chủ đề khá phổ biến trong những cuộc trò chuyện với bạn bè, có khi là vui đùa, trêu chọc nhau, những cũng có khi là nghiêm túc để nói về một mối quan hệ. Bạn có chắc không bao giờ bạn phải nói tới vấn đề sex trong cuộc sống không?. Ah, cũng có thể, nếu như bạn là một nhà tu hành. Và nếu như bạn muốn nói hoặc muốn nghe về những vấn đề đó bằng tiếng Anh thì dưới đây là những gì bạn nên biết. Sẵn sàng chưa?

 

 

Từ cách nghiêm túc (formal) nhất….

1.Have sex là từ chung nhất và phù hợp nhất để sử dụng.

2.Make love cũng phổ biến, nhưng chỉ dùng khi bạn có một mối quan hệ (với bạn trai/bạn gái/ vợ hoặc chồng, không dùng với …..

3.Sleep with là một từ cũng rất thích hợp vì tính đa nghĩa của nó. Chưa chắc là giữa hai người đã có gì, tuy nhiên người ta vẫn thường hiểu là nếu như bạn nó “sleep with someone” thì có điều gì đó hay ho hơn là chuyện nằm ngủ.

4.Have an affair là một từ đồng nghĩa (synonym) của sex, thường ám chỉ một mối quan hệ ngoài luồng, không chính thống. Nói cách khác là có bồ.

5.Do it Bọn trẻ con dưới 12 tuổi hay dùng từ này để nói thay vì “have sex”

6.Have relations hơi kém phổ biến hơn sleep with. Không phải lúc nào cũng ám chỉ tới chuyên sex, nhưng thường là như vậy.

7.Fornicate lại là một kiểu nói vui về chuyện ấy, nghe có vẻ khoa học, và hàn lâm, do đó không phổ biến lắm, dùng từ này trong những cuộc trò chuyện chỉ tạo ra sắc thái hài hước.

8.Have coitus

9.Copulate là những từ hiếm sử dụng

10.Engage in/have (sexual) intercourse là cách nói của các thầy cô giáo dạy môn sinh học.

11.Mate cũng là chỉ chuyện ấy, có điều không phải dùng cho người, mà dùng cho động vật. Có khi bạn sẽ nghe thấy trong một giờ sinh học chăng?

 

…..đến những cách “đời thường” (informal) nhất

Những từ dưới đây không quá trang trọng, và có thể sử dụng trong những tình huống thân mật giữa bạn bè mà không gây xúc phạm. Cẩn trọng khi sử dụng!

12. Get laid có lẽ là một trong những từ đa nghĩa phổ biến nhất.

13.Hook up là một từ thường gặp ở Mỹ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng ám chỉ chuyện đó .

14.Get lucky. Một ngày nào đó, có ai hỏi bạn “Did you get lucky last night?” thì đừng vội trả lời Yes nhé. Đây là một từ mới nổi qua một bài hát Daft Punk.

15. Get it on nghe có vẻ cổ điển, nhưng đã một thời nổi tiếng nhờ bài hát của Marvin Gaye.

16. Take (someone) to bed có vẻ rõ ràng và lộ liễu hơn “sleep with someone,”

17. Get Busy Bận gì mà bận?

18. Be/get intimate

19. Go all the way cũng đã từng là mốt, nhưng là từ những năm 1970s.

20. Hit a home run một từ mà người Mỹ nghĩ ra từ môn bóng chày (baseball). Thực ra họ có thứ tự như thế này (dựa trên môn thể thao).

First base – kissing

Second base – touching, heavy petting, and rubbing

Third base – oral sex

Home run – intercourse

(Nghĩa của mấy cái base là gì các bạn tự tìm hiểu nhé)

21. Hump nghe có vẻ trẻ con. Đó là động tác di chuyển của hông (hips) dễ khiến người ta liên tưởng đến những di chuyển khác.

22. Make babies rất thẳng thắn và trực tiếp!

 

Và những từ bậy bạ nhất……Naughty!

Chỉ sử dụng với những người cùng lứa tuổi và bạn bè, tuy nhiên, cẩn trọng gấp đôi!

23.Fuck động từ mạnh

24.Get some (ass/booty)

25.Fool around

26.Get down

27.Shag là tiếng lóng của Anh tương đương với “f.u.c.k” nhưng ở Mỹ lại không phổ biến.

28. Root là đặc sản của Úc, tương đương với shag fuck.

29. Sex (someone) up

30.Ravish Hmm! Một cách khá thô bạo và cuồng nhiệt.

 31.Score ….Cũng là một hình thức ghi bàn sao?

32. Put your P in a V (chỉ dành cho đàn ông) Bậy kinh hồn, nhưng lại trở nên phổ biến nhờ bộ phim Forgetting Sarah Marshall.

 

Những từ tốt nhất là……..không nên dùng!

 

33. Screw – không phải là chỉ hoạt động của cái tuốc nơ vít đâu!!!!

Ví dụ: Go screw yourself! (Chẳng biết dịch thế nào cho chân thật!)

34.Bang chắc là không phải chỉ tiếng súng

35.Bone chắc cũng không phải là cái xương đâu.

 36.Nail thường thì hiểu là móng tay hoặc cây đinh, nhưng trong trường hợp này thì…..là cái khác.

37. Ride thường thì là cưỡi ngựa hoặc đạp xe, nhưng trong trường hợp này thì là cưỡi cái khác.

38. Get nasty Hmm!

 39.Pound cũng giống bang hay nail;

40.Get a dicking dành cho phái nữ

 

Những từ trên dùng để làm gì?

English4ALL không khuyến khích sử dụng tất cả những từ trên, ngoại trừ những tình huống bạn tự cho phép và cảm thấy phù hợp (trò chuyện, tán gẫu với bạn bè thân thiết, đùa vui…).

Tại sao không khuyến khích lại chia sẻ?

Để giúp bạn nghe hiểu những trò đùa (joke) hay những đoạn hội thoại hay gặp trong phim và TV show tiếng Anh dán nhãn strong language và nếu bạn sống ở những nước nói tiếng Anh, bạn sẽ hiểu thêm được về văn hoá-đời sống bản địa.

Dù muốn hay không, đây vẫn là một phần thực tế không thể thiếu của thứ tiếng Anh bạn thực sự nghe thấy trong đời sống của người Anh-Mỹ (Real life English)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Beautiful girls in BK are scarcer than hen’s teeth. Thành ngữ Tiếng Anh thú vị về những chú gà (Chicken – Hen)

Ngoài sự nổi tiếng, tên tuổi gắn liền với các món ăn cháo gà, phở gà, canh gà, những chú gà cũng rất phổ biến trong tiếng Anh với các thành ngữ về gà. Dù bạn có thích hay không thích món gà rán KFC trứ danh, thì cũng hay thử một lần thử qua món thành ngữ gà mà hôm nay English4ALL sẽ giới thiệu. Thử nhé? Thú vị lắm đấy. All aboard!

 

1. Hôm trước hẹn cô bạn đi coi phim, vì tắc đường nên tới trễ làm nàng phải đứng đợi, lại đúng hôm trời mưa, nàng nổi cơn tam bành, giận dữ không chịu đi nữa. Thật đúng là “gà mái gặp mưa” (as mad as a wet hen)

Ví dụ:

The nurse was as mad as a wet hen when the patient tried to bite her.

(Cô y tá tức lồng lộn lên khi bệnh nhân cắn cô ta)

 

2. Giữa một thành phố đắt đỏ như London, thật khó để mà kiếm được một cái khách sạn với giá cả phải chăng, mọi thứ đắt như trên trời. Thật là hiếm, mà có khi cũng chẳng có nữa, đúng là “hiếm như răng gà mái” vậy (as scarce as hen’s teeth) hoặc “scarcer than hen’s teeth”)

Ví dụ.

Cheap hotels in this city are as scarce as hen’s teeth.

(Khách sạn rẻ tiền ở cái thành phố này hiếm lắm, bói đâu ra)

 

3.Đã bao giờ bạn tự hỏi quả trứng có trước hay con gà có trước chưa? Và đã bao giờ bạn rơi vào một tình huống phải phân vân, lưỡng lựa để lựa chọn hai việc có liên quan mật thiết với nhau chưa? Đó chính là tình huống con gà và quà trứng đấy (chicken and egg situation)

Ví dụ:

I do not know if I should buy a new computer so I can make some money with it or make some money first and then buy a new computer. It is a chicken and egg situation.

(Tôi không biết là nên mua máy tính mới để làm kiếm tiền hay là kiếm tiền trước rồi mới mua máy đây. Thật là tiến thoái lưỡng nan! Thật là khó nghĩ quá đi!)

 

4.Bạn đã nhìn thấy những chú gà ăn bao giờ chưa? Chúng chẳng ăn bao nhiêu phải không, thật chẳng đáng kể gì? Ví dụ bạn có vài tỉ đồng, thì việc chi tiền ăn một bữa tiệc vài triệu đồng thì chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ (chicken feed), nhỉ?

Ví dụ:

The amount of money that I spent last night was chicken feed and I am not worried about it at all.

(Số tiền mà hôm qua tớ tiêu chỉ là chuyện vặt, và tớ chẳng mảy may quan tâm nữa)

 

It may be chicken feed to you, but that’s a month’s rent to me.

(Số tiền đó có khi là chuyện nhỏ với cậu, nhưng là cả tháng tiền nhà của tớ đấy)

 

 

5. Trong tiếng Việt, bạn thường hay chế giễu ai đó nhút nhát là kẻ gan thỏ đế, người Anh thì lại gọi đó là những kẻ “gan gà” (chicken-livered) và người Mỹ thì gọi là bọn “tim gà” (chicken-hearted)

 

Ví dụ:

The boy called his friend chicken-livered which made the friend very angry.

(Thằng bé nó gọi bạn nó là đồ thỏ đế nhút nhát, điều đó làm cậu bạn rất tức giận)

 

6. Nếu như bạn vì sợ hãi mà từ bỏ chuyện làm một việc gì đó, tức là bạn đã chicken out of (doing something)

 

Ví dụ:

My friend was planning to come with us but he chickened out at the last moment.

(Bạn tôi đã định đi với chúng tôi, nhưng đến phút cuối nó lại sợ quá mà đánh bài chuồn)

 

7. Người ta thì đi ngủ với vợ, với chồng, còn tôi, tôi chỉ có đi ngủ với gà (go to bed with the chickens), không phải là tôi ôm những con gà lên giường, mà chúng lên chuồng thì tôi cũng lên giường, ngủ rất sớm.

Ví dụ:

My grandfather always goes to bed with the chickens because he works on a farm.

(Ông tôi thường đi ngủ sớm lắm, vì ông làm việc ở một trang trại)

 

 

8. Nhanh thật, chẳng mấy chốc mình sẽ già đi, so với 9x, 10x, mình không còn xanh và non nữa rồi (no spring chicken)

Ví dụ:

That actress is no spring chicken, but she does a pretty good job of playing a twenty-year-old girl.

(Cô nữ diễn viên đó không còn trẻ nữa, nhưng cô ấy đóng rất đạt vai một cô gái 20 tuổi)

 

9. Bạn có tin vào luật nhân quả không? Nếu bạn sống tốt và giúp đỡ mọi người, nhiều người sẽ giúp bạn. Và ngược lại, nếu bạn làm điều gì đó không tốt, nói lời không tốt, sẽ rất nhiều thứ không tốt ập đến với bạn. Đúng là gieo nhân nào, gặt quả ấy (chickens come home to roost)

Ví dụ:

The man is always unkind to other people. However, his chickens have come home to roost and people are now very unkind to him.

(Thằng cha đó chẳng bao giờ tử tế với người khác. Tuy nhiên, gieo nhân nào gặt quả ấy, bây giờ chẳng ai tử tế với hắn)

 

10. Ngày mai mình sẽ có một chuyến đi chơi xa, thế mà cả tuần nay chưa chuẩn bị gì cả, thế là cả ngày hôm nay phải cuống cuồng, vắt chân lên cổ để làm lo liệu cho chuyến đi. like a headless chicken (Anhlike a chicken with its head cut off(Mỹ)

 

Ví dụ:

I ran around like a chicken with its head cut off all morning as I prepared for my trip.

(Tôi chạy cuống cuồng cả lên suốt buổi sáng để chuẩn bị cho chuyến đi)

 

 

11. Bạn gái của mình hay có thói quen là đầu tháng đã ngồi nghĩ xem sẽ mua cái này cái kia trong khi đến tận cuối tháng mới được lĩnh lương. Thật đúng là đếm gà trong trứng, đếm cua trong lỗ (count one`s chickens before they`re hatched)

Ví dụ:

“Don`t count your chickens before they`re hatched. Remember, you may not get the new job so you should not spend too much money.”

(Đừng có mà tính cua trong lỗ. Nhờ là, có khi cậu không kiếm được việc mới đâu, cho nên đừng có mà tiêu xài nhiều tiền)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

There’s a Third World. Are there a Second World and First World? Nguồn gốc thuật ngữ Thế giới thứ ba (Third World)

 Đôi khi trong các bản tin thời sự, hay sách báo, chúng ta thường đọc, nghe thấy thuật ngữ “Third World countries” (các nước thuộc thế giới Thứ ba). Tất nhiên các nước thuộc thế giới thứ ba không phải mang nghĩa là dân số của những nước đó thuộc về giới tính thứ ba!!!! Đây là một thuật ngữ kinh tế- chính trị quan trọng mà đôi khi chúng ta nhiều khi tưởng rằng đã hiểu rõ nhưng thực ra lại chưa thật rõ. Chuyến tàu ngày hôm nay của English4ALL sẽ không chỉ giúp bạn tìm hiểu thế nào là “Thế giới thứ ba” (Third World) mà còn cả các “thế giới” khác nữa. All aboard!

Ngày nay, chúng ta thường sử dụng các thuật ngữ (terms) Thế giới thứ nhất (First World) hay thế giới thứ ba (Third World) để xếp hạng trình độ phát triển hay sức mạnh kinh tế của các quốc gia. Đây là một cách sử dụng mới, khác biệt với ý nghĩa ban đầu của những thuật ngữ này khi chúng được ra đời trong cuộc Chiến tranh lạnh (Cold War) của thế kỉ 20.

Cuộc chiến tranh lạnh và sự ra đời của Khối NATO – liên minh quân sự phòng thủ của Mỹ và các đồng minh phương Tây (Western allies) và Khôi Hiệp ước Vacsava (Warsaw Pact) – liên minh quốc phòng của một số nước cộng sản ở Đông Âu, đã chia rẽ sức mạnh chủ lực của thế giới thành hai nửa bán cầu với sự khác biệt về chế độ chính trị – kinh tế: Đông – Tây, Cộng sản và tư bản, Mỹ và Liên Xô (USSR) với bức màn thép (Iron Curtain) ở giữa hai bên.

Năm 1952. Nhà nhân khẩu học (demographer) người Pháp Alfred Sauvy đã tạo ra thuật ngữ “Third World”(Thế giới thứ ba) để gọi nhóm các quốc gia không liên minh (unaligned) và không liên quan (uninvolved) đến cả hai phe trong cuộc chiến tranh Lạnh. Trước Third Word, hai phe chính trong cuộc chiến lần lượt được gọi là First World (Thế giới thứ nhất -Mỹ và các đồng minh tư bản Phương Tây) và Second World (Thế giới thứ hai – Liên Xô và các đồng minh Đông Âu).

Về sau này, thuât ngữ “ “Fourth World” (Thế giới thứ tư) ra đời để chỉ những nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo sống trong hoặc ngoài ranh giới của các quốc gia, các nước không có chủ quyền, và các nhóm thiểu số khác.

Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, mô hình Tam thế giới (đừng nhầm lẫn với một học thuyết Tam thế giới khác của Mao Trạch Đông) mang ý nghĩa kinh tế, hơn là địa chính trị (geopolitical). Ngày nay, thế giới thứ nhất (First World) thường được chỉ Phương Tây, các nước công nghiệp (industrialised states) trong khi Thế giới thứ Hai (Second World) bao gồm các nước cộng sản và đã từng theo chế độ cộng sản (former communist states). Thế giới thứ Ba (The Third World) bao gồm phần còn lại, chủ yếu là Châu Phi, Châu Á và Trung Đông (Middle East) hay còn gọi là những nước đang phát triển (developing nations) – nghèo, thiếu công nghệ, bị phụ thuộc vào những nước phát triển (developed countries), hoặc là không có chính phủ ổn định (unstable governments), tỉ lệ gia tăng dân số cao (population growth), mù chữ(illiteracy) và bệnh dịch(disease), nợ nước ngoài nhiều (foreign debt)

Vậy theo bạn, Vietnam là quốc gia thuộc thế giới thứ mấy?

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

The power of Love – Celine Dion- Cho những người đang yêu.

Tình yêu luôn luôn là một điều bí ẩn to lớn mặc dù phần lớn cả thế giới đều đã và đang yêu một ai đó. Người ta không thể hiểu nổi vì sao, những phút giây hẹn hò của những kẻ đang yêu không bao giờ là đủ; không hiểu nổi vì sao khi yêu, thế giới lại như hoá thành một địa cầu tĩnh lặng, không còn ai khác chỉ có hai người. Những câu hỏi đó, loài người mải miết bảo nhau đi tìm lời giải mà vẫn chẳng thể nào tìm được, và cứ thế, họ mải miết yêu mãi, đi tìm cho riêng mình sức mạnh của tình yêu. Hãy cùng tận hưởng ngày Chủ nhật của bạn cùng English4ALL và lắng nghe giai điệu ngọt ngào của ca khúc bất hủ The Power of Love qua giọng ca tuyêt vời của Celine Dion. All aboard

Lyrics

The whispers in the morning
Of lovers sleeping tight
Are rolling by like thunder now
As I look in your eyes
I hold on to your body
And feel each move you make
Your voice is warm and tender
A love that I could not forsake

‘Cause I am your lady
And you are my man
Whenever you reach for me
I’ll do all that I can

Lost is how I’m feeling, lying in your arms
When the world outside’s too
Much to take
That all ends when I’m with you
Even though there may be times
It seems I’m far away
Never wonder where I am
‘Cause I am always by your side

‘Cause I am your lady
And you are my man
Whenever you reach for me
I’ll do all that I can

We’re heading for something
Somewhere I’ve never been
Sometimes I am frightened
But I’m ready to learn
Of the power of love

The sound of your heart beating
Made it clear
Suddenly the feeling that I can’t go on
Is light years away

‘Cause I am your lady
And you are my man
Whenever you reach for me
I gonna do all that I can

We’re heading for something
Somewhere I’ve never been
Sometimes I am frightened
But I’m ready to learn
Of the power of love

Lời dịch của English4ALL

 

SỨC MẠNH TÌNH YÊU

 

Lời thì thầm âu yếm mỗi sớm mai

Đôi tình nhân miệt mài trong giấc mộng

Sao bỗng thấy âm vang như sấm động

Khi em rơi mình vào sâu thẳm đáy mắt anh!

 

Xiết chặt tay ôm để mình cạnh bên anh

Từng cử động em khẽ khàng cảm nhận

Thân thương ơi, tình nồng như bất tận

Mối tình này, em đâu thể rời xa!

 

Bởi em, người phụ nữ của anh mà!

Người đàn ông đời em là anh đấy!

Hãy đến đây, mỗi lần, anh sẽ thấy

Em nguyện làm tất cả… chỉ vì yêu!

 

Vòng tay anh mê đắm biết bao nhiêu!

Ở ngoài kia được -mất biết bao điều

Vô nghĩa hết, bởi lúc này anh tới

Để cho mình được trọn vẹn có nhau!

 

Dẫu đôi khi như xa tận nơi đâu

Chẳng bao giờ em hỏi mình như thế

Chúng mình sẽ luôn bên nhau, anh nhé!

Vì anh là người yêu của mình em!

 

Anh và em cùng mơ giấc thần tiên

Chốn thiên đường… em chưa từng biết tới

Dẫu thoáng sợ…, nhưng em luôn muốn hỏi:

Sự diệu kì – sức mạnh của tình yêu!

 

Rộn con tim từng nhịp đập sớm chiều

Sức mạnh tình yêu, nghe rõ từng lời nói

Em bỗng thấy không thể nào chịu nổi

Nếu một ngày phải vời vợi cách xa!

 

Bạn có biết?

Celine Dion

Céline Marie Claudette Dion sinh ngày 30 tháng 3 năm 1968) là một ca sĩ người Canada. Được sinh ra từ một gia đình đông đúc tại Charlemagne ở tỉnh Québec, Dion đã nổi lên trở thành một ngôi sao tuổi teen trong cộng đồng Pháp sau khi quản lý của cô, đồng thời là người chồng tương lai René Angélil thế chấp nhà của anh ta để có tiền cung cấp cho đĩa nhạc đầu tiên của Dion. Năm 1990, cô phát hành album tiếng Anh mang tựa đề Unison, giúp cô trở thành ngôi sao nhạc pop tại vùng đất Bắc Mỹ và các vùng nói tiếng Anh khác trên thế giới.

Dion lần đầu được biết đến trên toàn cầu vào thập niên 1980 khi cô thắng cả hai giải World Popular Song Festival của Yamaha năm 1982 và Eurovision Song Contest năm 1988. Sau một loạt album tiếng Pháp trong thập niên 1980, cô kí kết với hãng đĩa CBS Records Canada năm 1986. Xuyên suốt thập niên 1990, với sự giúp đỡ của Angélil, danh tiếng của cô lan rộng toàn cầu sau khi kí kết với hãng đĩa Epic Records và phát hành một vài album tiếng Anh cùng với các album tiếng Pháp, trở thành một trong những ngôi sao nhạc pop thành công nhất trong lịch sử âm nhạc. Tuy nhiên, vào năm 1999, khi danh tiếng của cô đạt đến đỉnh cao, Dion thông báo sẽ ngưng làm việc trong ngành giải trí một thời gian và thu xếp công việc gia đình và giành thời gian chăm sóc người chồng đang bị chuẩn đoán căn bệnh ung thư. Cô trở lại với ngành âm nhạc năm 2002 và kí kết hợp đồng 3 năm (sau này kéo dài tới 5 năm) biểu diễn hằng đêm trong chương trình âm nhạc tại Caesars Palace, Paradise, Nevada.

Các ấn phẩm nhạc của Dion chịu ảnh hưởng của nhiều dòng nhạc, từ rock, R&B tới gospel và cổ điển. Chúng thường nhận được các ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc, và giọng ca của Dion được ca ngợi là điêu luyện và mạnh mẽ. Dion cũng là nghệ sĩ người Canada có doanh số đĩa nhạc lớn nhất, là nữ nghệ sĩ có doanh số đĩa nhạc lớn thứ hai tại Mỹ trong kỷ nguyên Nielsen SoundScan, và là nữ nghệ sĩ duy nhất có hai đĩa đơn tiêu thụ hơn 1 triệu bản tại Liên hiệp Anh. Ngoài ra, album tiếng Pháp năm 1995 của cô mang tựa đề D’eux là album tiếng Pháp bán chạy nhất mọi thời đại. Năm 2004, sau khi đạt mốc 175 triệu bản album được bán ra, cô được trao Giải Chopard Diamond tại Giải Âm nhạc Thế giới cho việc trở thành nữ nghệ sĩ có doanh số đĩa nhạc lớn nhất mọi thời đại. Theo Hãng Giải trí Sony, Dion đã bán được 200 triệu bản album trên toàn thế giới.

Annie Nguyễn

Bản quyền thuộc về English4ALL

Vì sao bạn cần phải phát âm tiếng Anh chuẩn? Why do you need a good English pronunciation?

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng không biết tiếng Anh là một điều thật là tệ hại không? Không, điều tệ hại nhất không phải là không biết tiếng Anh, mà là biết tiếng Anh nhưng phát âm không chuẩn. Có rất nhiều lý do đưa ra để trả lời cho câu hỏi: Vì sao bạn cần phải phát âm tiếng Anh chuẩn? Nhiều người nói rằng: Phát âm chuẩn để giúp bạn tự tin khi giao tiếp tiếng Anh. Đúng! Người khác nói rằng: Phát âm chuẩn là một cách để bạn thể hiện rằng bạn đang nói thứ một tiếng Anh sành điệu. Cool. Đúng quá rồi. Một số khác lại cho rằng phát âm chuẩn tiếng Anh là yếu tố quan trọng để bạn hòa nhập nhanh hơn vào môi trường sống ở một nước nói tiếng Anh.Điều này rất chính xác. Còn quan điểm của English4ALL thì sao, chúng mình nghĩ một cách rất đơn giản rằng: Phát âm tiếng Anh chuẩn sẽ giúp cho bạn không “tự giết” chính mình và “giết” nhiều người khác khi sử dụng tiếng Anh. Bạn có tin không? Không tin ah, tốt thôi, hãy lên tàu English4ALL hôm nay tới Weekend Gossip để nghe lời giải thích nhé. All aboard!

POOR ENGLISH PRONUNCIATION CAN “KILL” YOU ONE DAY LIKE THIS.

Một ngày nào đó, phát âm tiếng Anh một cách tồi tệ có thể “giết” chính bạn theo cách như này này:

One day imma gona to Malta to bigga hotell
In the morning i go down to eat a breakfast
I tell the waitress i wanna 2 pisses of toast
She brings me only one piss
I tell her i wanna to piss
She says go to the toilet
I say you dont understand
I want to piss on my plate
She say you better no piss on the plate
You son of a bitch!
I dont even know the lady
And she calls me a son of a bitch

Later

I go to eat at a bigga resturant
The waitress bring me a spoon and
a knife, but no fork!
I tell her i wanna the fuck
She tellin me everyone wanna fuck
I tell her you dont understand
I wanna fucka on the table
She say you better not fuck on the table
You son of a bitch!

So i go back to my room in a hotel
And there is no sheeats on the bed
Call the manager and im tellin him i wanna shit!
He tellin me go to the toilet
I say you dont understand
I wanna shit on my bed!
He say you better not shit on my bed
You son of you bitch!

I go to the check out
and the man in the desk says
Peace on you, i said piss on you too
you son of a bitch!
Im goin back to Italia, Arrivederci

AND CAN KILL MANY OTHERS AS WELL. DON’T BELIEVE,, CHECK IT OUT!

và còn có thể hại nhiều người khác nữa cơ, không tin ah, thử xem này!

Why do you need a proper English pronunciation? Vì sao cần phải phát âm tiếng Anh chuẩn?

Annie Nguyễn.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

The story of Union Jack. Câu chuyện về lá quốc kỳ của Vương Quốc Anh.

Quốc kỳ luôn luôn là một trong mỗi biểu tượng thiêng liêng của mỗi quốc gia, nhưng Quốc kỳ của Vương Quốc Anh, hay còn gọi là Union Jack còn chứa đựng cả một câu chuyện lịch sử hình thanh và phát triển của cả Vương Quốc. Ngày nay, đó là lá cờ kiêu hãnh, biểu trưng cho sự thống nhất, hài hòa của các quốc gia thành viên như một khối sức mạnh. Bạn có biết rằng trên lá quốc kỳ của Vương quốc Anh có sự hiện diện của những 3 vị thánh không? Hãy cùng English4ALL đến với ga British Way để tìm hiểu đôi điều về lá quốc kỳ rất đặc biệt này. All Aboard!

Tên gọi

The Union Jack Flag

Quốc kỳ của Vương Quốc Anh (the United Kingdom) thường được biết đến với cái tên The Union Flag (Cờ thống nhất) hay phổ biến hơn, còn gọi là Union Jack.

Sở dĩ lá cờ trên được gọi là Union Flag bởi vì nó tượng trưng cho sự thống nhất hành chính (administrative union) của các nước thành viên (countries) trong Vương Quốc Anh. Đây là lá cờ được hình thành từ những lá cờ riêng của mỗi nước thành viên: Anh (England), Scotland, và Bắc Ireland (Northern Ireland) (kể từ năm 1921, chỉ còn duy nhất Bắc Ai Len là thuộc Vương quốc Anh, miền Nam Ai Len là một nước khác: Cộng hòa Ireland). Bởi vì Wales là một xứ (principality) không phải là một nước, do đó không hiện diện trên lá cờ Union Flag.

 

Lịch sử hình thành.

Nước Anh (England) được đại diện bởi lá cờ của thánh George (St. George). Năm 1194, Vua Richard đệ Nhất của Anh (England) giới thiệu Chữ thập của thánh George (the Cross of St. George), đó là một chữ thập màu đỏ trên nền trắng.

England Flag
Cờ chữ thập của thánh George – Cờ của Anh (England)

Vào thời điểm này, Anh (England), Scotland, Wales, và Ireland vẫn còn là những nước riêng rẽ (separate countries). Cho đến năm 1536, dưới triều đại của vua Henry VIII, đạo luât Thống Nhất (Act of Union) đã đưa Wales trở thanh một tỉnh thuộc Anh (England)

Scotland lại được đại diện bởi lá cờ của Thánh Andrew( St. Andrew- vị thánh bảo hộ) – đó là lá cờ có chữ thập chéo màu trắng trên nền xanh.

Scottish flag
Cờ chữ thập của thánh Andrew – Cờ của Scotland

Sauk hi nữ hoàng Elizabeth đệ nhất qua đời vào năm 1603, Vua James VI của Scotland kế thừa vương vị (throne) và trở thành vua James I của nước Anh (England). Đó là sự thống nhất về vương quyền (Union of the Crowns) nhưng không phải là sự thống nhất về lãnh thổ, mỗi nước vẫn giữ nghị viện riêng của mình (parliament). Một năm sau, vào ngày 22 tháng Ba 1604, nhà vua quyết định đưa ra nghị viện ý định sát nhập Anh (England) và Scotland lại làm một vương quốc thống nhất gọi là Great Britain, tuy nhiên đề nghị này bị từ chối. Vua James bất chấp việc này, ngày 20/10/1604, ngài tự phong cho mình một tước hiệu mới, “Kings of Great Britain” (Vua của Anh Quốc).

Nhưng vấn đề nảy sinh là trên thuyền của nhà vua phải treo cờ nào đây, trong khi thủy thủ người Anh thì ghét lá cờ của Scotland, trong khi thủy thủ của Scotland cũng không ưa gì cờ Anh.

Đến năm 1606, vấn đề được giải quyết, nhà vua quyết định hợp nhất hai lá cờ Anh và Scotland lại làm một, tạo ra lá cờ thống nhất đầu tiên (Union Flag). Ngày 12/04/1606, lá cờ thống nhất của Anh và Scotland được sử dụng trên biển, tuy nhiên, ở từng nước vẫn giữ lá cờ cũ. Một sắc chỉ (royal decree) của nhà vua yêu cầu mọi tàu thuyền của Vương Quốc Anh phải treo lá cờ thống nhất. Khi cờ chữ thập đỏ của Anh kết hợp với cờ chữ thập trắng của Scotland đã có thêm một phần đường viền màu trắng để hai lá cờ không bị “chạm” vào nhau.

Lá cờ thống nhất đầu tiên của Anh và Scotland
Lá cờ thống nhất đầu tiên của Anh và Scotland. Gọi là The Union

Ngày 28/07/1707, dưới triều đại của nữ hoàng Anne, lá cờ này đã được Hoàng gia quyết định chọn đây là Quốc kỳ (National Flag) của Vương Quốc Anh (Great Britain), sử dụng cả trên đất liền và trên biển. Đạo luật thống nhất năm 1707, đã thống nhất được hai nước Anh và Scotland tạo ra một vương quốc- một nghị viên chung gọi là “Vương Quốc Liên Hiệp Anh”( ‘United Kingdom of Great Britain‘). Hải quân Hoàng gia (Royal Navy) đã đặt tên cho lá cờ là “The Union”.

Nước Ireland có lá cờ chữ thập của thánh Patrick (St. Patrick) với chữ thập đỏ chéo trên nền trắng

Đây là lá cờ tượng trưng cho phần lãnh thổ phía Bắc của Ireland thuộc Anh ngày nay.
Đây là lá cờ tượng trưng cho phần lãnh thổ phía Bắc của Ireland thuộc Anh ngày nay.

Vào ngày 1/1/1801, Ireland thống nhất với Vương Quốc Anh, và yêu cầu đặt ra là cần thiết phải có một lá Quốc Kỳ mới mà trong đó Ireland cũng được đại diện. Và thế là lá cờ của thánh Patrick đã được kết hơp với cờ Thống Nhất (The Union Flag), tạo ra lá Quốc Kỳ của Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len như ngày nay chúng ta vẫn thấy.

 

Lược sử hình thành của Quốc kỳ Anh - Union Jack
Lược sử hình thành của Quốc kỳ Anh – Union Jack

Quốc kỳ Anh bay trên các tòa nhà của chính phủ (government building) vào những ngày sau:

– Ngày sinh nhật của các thành viên Hoàng gia.

-Ngày Thịnh Vượng Chung (Commonwealth Day)

– Ngày đăng quang (Coronation Day)

– Sinh nhật chính thức của nữ hoàng.

– Ngày Tưởng niệm (Remembrance Day)

Và một số ngày lễ khác.

Xứ Wales có lá cờ riêng của mình.

Cờ của xứ Wales
Cờ của xứ Wales

Hoàng Huy

Bản quyền thuôc về English4all.vn

 

 

Vietnam was hit by a giant hurricane last month. Nope, actually, it is a typhoon. Phân biệt các từ tiếng Anh chỉ cơn bão: Storm – Hurricane – Typhoon – Cyclone

Vietnam is hit by many…………every year.

  1. Storms (Những cơn bão)
  2. Hurricanes (Những cơn bão)
  3. Typhoons (Những cơn bão)
  4. Cyclones (Những cơn bão)

Đây có lẽ sẽ là một câu trong trong đề thi quốc gia môn tiếng Anh năm nay. Sẽ có hai đáp án: một đáp án để bạn tốt nghiệp THPT, và một đáp án để bạn vào Đại học. Và nếu bạn phân vân chưa biết phải chọn đáp án nào trong các lựa chọn trên đây, thì đó chính là lý do bạn nên lên chuyến tàu English4ALL ngày hôm nay đến ga Stop Confusing để tìm câu trả lời. All aboard!!!

Hurricane

A. STORM

Nếu bạn chọn phương án A. Storms – Tốt! Chúc mừng đã có thể tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh. Thật vậy, học hết THPT và bạn biết rằng Storm là danh từ chung để chỉ tất cả các loại bão, từ bão nhiệt đới (tropical storm) cho đến bão tuyết (snow storm), thế là đủ. Tuy nhiên, để vào Đại học, có lẽ chỉ biết storm không chưa đủ, mà còn phải biết brainstorm (động não) nữa để lựa chọn một trong ba phương án tiếp theo.

Ví dụ: A lot of trees were blown down in the recent storm.

(Rất nhiều cây đã bị đốn ngã trong trận bão gần đây)

 

B. HURRICANE

Hurricane cũng được dịch ra tiếng Việt là cơn bão, tuy nhiên từ này chỉ được sử dụng để nói về những cơn bão biển ở Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Ccean), biển Caribbe, vùng trung tâm và đông bắc Thái Bình Dương (the centre and the north east Pacific Ocean) Hurricane được sử dụng dựa theo tên của một vị thần ác của vùng biển Caribbe có tên là Hurricane.Và đây cũng thường là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (worst effected)

Ví dụ: The state of Florida was hit by a hurricane that did serious damage.

(Bang Florida bị tấn công bởi một cơn bão gây thiệt hại nghiêm trọng)

 

 

C.TYPHOON

Cũng là mưa, sấm chớp và lốc xoáy, nhưng nếu cơn bão xảy ra Ở tây bắc Thái Bình Dương (north western part of the Pacific Ocean) thì lại được gọi là được gọi là typhoon, ảnh hưởng đến Đông Nam Á (South east Asia), Biển Đông (East Sea or the South China Sea) và Nhật Bản.

Ví dụ: Many cities of Japan were flood when they had been hit by Typhoon Wipha.

(Rất nhiều thành phố của Nhật Bản bị ngập lụt khi cơn bão Wipha ập đến)

 

D. CYCLONE

Trong khi đó, cyclone được dùng để chỉ những cơn bão hình thành và xuất hiện ở nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. (South Pacific and Indian Ocean).

Ví dụ: A thousand people in Sri Lanka were evacuated from their homes to avoid the upcoming cyclone.

(Một ngàn người ở Sri Lanka được di tản khỏi nhà để phòng tránh cơn bão sắp tới)

Đáp án là B, C, hay D hoàn toàn phù thuộc vào việc học sinh có biết Vietnam nằm trong khu vực Đông Nam Á hay không, vấn đề không còn thuộc về tiếng Anh nữa, mà thuộc về sách giáo khoa Địa Lý.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn