What will happen if you meet a black cat? Chuyện mê tín của người Anh (Superstitions in Britain)

Nếu như bạn vẫn chưa hiểu vì sao trên các thiệp chúc mừng sinh nhật ở Anh thường in hình những chú mèo đen, và bạn vẫn đang thắc mắc vì sao ở Anh khi người ta ăn xong một quả trứng luộc thường chọc cái thìa xuyên qua vỏ trứng, thì đó chính là lý do bạn nên lên ngay chuyến tàu ngày hôm nay của English4ALL đi về ga British Way thứ Sáu hàng tuần vì đây sẽ là một chuyến tàu cực kỳ hấp dẫn – chuyến tàu giải thích những điều mê tín của người Anh mà có lẽ bạn sẽ khó có thể bắt gặp đầy đủ trong bất kỳ một cuốn sách nào. All aboard!

 

Mê tín về sự may mắn (Good luck)

British Superstitions

Trái với người Việt, người Anh tin rằng bạn sẽ gặp may mắn nếu như bạn gặp được một chú mèo đen (black cat). Do đó trên các thiệp chúc mừng và thiệp mừng sinh nhật ở Anh thường hay in hình những chú mèo đen. Người Anh cũng hay chạm, sờ vào, hay gõ lên gỗ, bởi vì họ tin rằng như thế sẽ làm cho một điều gì đó trở thành sự thật.

Nếu bạn bắt gặp cỏ 4 lá - clover plant này, bạn sắp may mắn lớn đấy!!!!!!
Nếu bạn bắt gặp cỏ 4 lá – clover plant này, bạn sắp may mắn lớn đấy!!!!!!

Cỏ ba lá (clover plant) tất nhiên là thường chỉ có 3 lá, nhưng nếu bạn tìm được một cây mà có bốn lá (như trong hình) thì bạn gặp may rồi.

 

White heather là đây
White heather là đây

Ngoài ra, cây thạch nam trắng (White heather) và cái móng ngựa (horseshoe) cũng được coi là những biểu tượng cho sự may mắn.

 

Bạn có muốn có cả một tháng may mắn không, dễ lắm, vào ngày đầu tiên của tháng, hãy nói to “white rabbits, white rabbits white rabbits” (Thỏ trắng- thỏ trắng-thỏ trắng) trước khi nói những từ đầu tiên trong ngày. Tháng tới thử xem nhé!

Vào mùa thu, nếu đang đi đường mà bạn bắt được những chiếc lá đang rơi, bạn cũng sẽ có được may mắn. Mỗi một chiếc lá tương đương với một tháng may mắn vào năm sau. Nhớ nhé, bắt được chiếc lá đang rơi xuống chứ không phải vặt lá hay nhặt lá nhé.

autumn leave

Tháng này, bạn đã cắt tóc chưa, nếu chưa thì đợi đến lúc trăng tròn (the moon is waxing) hãy cắt nhé, như thế sẽ may mắn hơn. Và đừng quên bỏ một ít tiền vào những bộ quần áo mới mua nhé, vì như thế bạn cũng sẽ hên hơn.

 

Mê tín về sự xui xẻo (Bad luck)

Đừng có bao giờ đi dưới thang (underneath a ladder) nhé, như thế xui lắm. Người Anh cũng giống như người Việt, rất kị làm vỡ gương (break a mirror) vì thời cổ xưa người ta coi gương là công cụ của các vị thần.

Nếu như người Việt rất kị con quạ vì cho rằng nó đem lại điều không may, thì người Anh lại rất sợ khi nhìn thấy một con chim ác là (magpie), nhưng nếu nhìn thấy hai con thì lại vui vì sẽ gặp may.

Sẽ rất tệ nếu như bạn đánh đổ muối ăn (spill salt), nếu không may bị như vậy, hãy ném qua vai mình để tránh những điều xui xẻo nhé. Và khi ở trong nhà, tuyệt đối không được mở ô (open an umbrella),  xui lắm!

Ở Phương Tây, số 13 và Thứ sáu ngày 13 được coi là vô cùng xui xẻo, vì 13 số thứ tự của Judas trong Tiệc ly– kẻ đã bán đứng chúa Jesus, và thứ Sáu là ngày Chúa bị hành hình (crucified). Do đó, thậm chí một số tòa nhà còn không đánh số tầng thứ 13.

Nếu bạn có một đôi giày mới mua đừng bao giờ đặt chúng lên bàn, và đừng bao giờ vượt qua ai đó trên cầu thang……..vì cả hai điều đó được tin là sẽ mang lại những điều không may.

 

Những điều mê tín về thức ăn và bàn ăn (Food and Table Superstitions)

 

Khi ăn xong một quả trứng luộc, người ta thường xuyên cái thìa qua đáy quả trứng để đuổi quỷ đi ra ngoài, không trong trú ngụ trong đó nữa. Ở vùng Yorkshire. Các bà nội trợ hay tin rằng bánh mỳ sẽ không nở nếu như lân cận có người chết, và họ sẽ cắt hai đầu của ổ bánh mỳ để cho quỷ dữ bay ra khỏi nhà.

Trên bàn ăn, nếu bạn đánh rơi con dao (a knife) thì nhà bạn sắp có khách nam giới, đánh rơi chiếc dĩa (a fork) thì sẽ có khách nữ giới. (Nếu đánh rơi cả dao cả dĩa, thì bạn sắp phải……….đi vào bếp để lấy cái khác, nếu như không muốn ăn bằng tay). Người cũng kiêng để đồ dao dĩa (cutlery) vắt chéo nhau trên đĩa, vì như thế là sắp có cãi nhau (a quarrel).

Người Anh cũng không bao giờ phủ khăn trải bàn màu trắng qua đêm vì như thế rất dễ có tang.

 

 

Những điều kiêng kị cho đám cưới (Wedding Superstitions)

Trong ngày thành hôn, cô dâu và chú rể không được phép gặp nhau cho tới khi đứng trước bàn thờ (altar) trong nhà thờ. Và cô dâu không được phép mặc đồ cưới một cách hoàn chỉnh trước ngày cưới. Để cho may mắn, cô dâu nên mặc một cái gì đó được mượn, một cái gì đó màu xanh lá cây, một cái gì đó cũ và có cả cái mới (nguyên văn  “something borrowed, something blue, something old and something new”.

Khi về nhà chông, chú rể nên bế cô dâu đi qua thềm cửa (threshold) vào nhà để gia đình được hạnh phúc mãi mãi.

Phải như thế này mới hạnh phúc......
Phải như thế này mới hạnh phúc……

 

Bạn có tin không???

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

Questions to think about

 

1. Which British superstitions are similar to those in your country?

 

2. Which are different?

 

3. Do you know anything about the origins of some of the superstitions in your country?

 

4. Can you give the definition of “superstition”?

 

5. Do you believe that they can influence our lives and still live on in the age of science?

Look! He is wearing a skirt! Nope, that’s a KILT. Đôi nét về chiếc váy huyền thoại của đàn ông Tô Cách Lan (Scotland).

 Cùng với chiếc kèn túi (bagpipe), chiếc váy truyền thống dành cho nam giới là những điểm nhấn văn hóa đầy ấn tượng khi nhắc tới Scotland – miền đất đầy huyền thoại của Vương Quốc Anh. Nếu như trong thế giới của phụ nữ, chiếc váy là hiện thân của sự quyến rũ- duyên dáng, thì với người Scotland, KILT – trang phục truyền thống họ lại là biểu tượng cho nam tính và tinh thần chiến binh, lòng yêu nước và niềm kiêu hãnh của họ. Hãy cùng English4ALL tới ga British Way thứ Sáu tuần này để cùng tìm hiểu về trang phục đầy ấn tượng này nhé. All aboard.

Kilt

Thời ấy, người Scotland chưa hề mặc Kilt như trong phim Braveheart (1995)
Thời ấy, người Scotland chưa hề mặc Kilt như trong phim Braveheart (1995)

[dropcap]C[/dropcap]ó một điều sẽ làm buồn lòng các khán giả đã từng xem bộ phim Braveheart – Trái tim dũng cảm – một trong những bộ phim sử thi hành động nổi tiếng của đạo diễn Mel Gibson năm 1995 về Scotland những năm cuối thế kỉ 13 đó là bộ phim này chứa đựng một tình tiết sai lịch sử. Thực sự, truyền thống mặc váy kilts của đàn ông Scotland đến tận thế kỉ 15 mới có, sau hàng trăm năm so với bối cảnh của bộ phim, và phải tận 300 năm sau đó, mới trở thành một trào lưu, điều đó đã được ghi nhận trong cuốn “The Early History of the Kilt” của tác giả Matthew Newsome.

Những năm cuối thế kỉ 15, đàn ông Tô Cách Lan (Scotland) mặc những chiếc khăn choàng (shawl)  qua vai và dài đến tận đầu gối. Qua thời gian, họ ngày càng mặc những chiếc khăn lớn hơn, cho đến khi họ nhận thấy cần phải có thắt lưng để gọn lại. Dần dần, thời trang đổi thay và cánh nam giới lược bỏ đi phần trên của thứ trang phục này, để lại chiếc váy kilt với những nếp gấp như ngày nay chúng ta vẫn thấy.

Sau khi thôn tính Scotland, vào năm 1747, vua King George đệ nhị của Anh Quốc cấm dân Scotland không được mặc kilt nhằm đồng hóa người Scotland. Tuy nhiên, người Scotland hoàn toàn không phải là những tính cách dễ khuất phục. Ngược lại, họ tất cả đều mặc kilts để phản đối điều luật này, và dần dần nó trở thanh một biểu tượng đầy tính lãng mạng về thời quá khứ hoàng kim của Scotland. Lệnh cấm (ban) cuối cùng cũng được dỡ bỏ vào năm 1782 và từ đó kilt không chỉ là một thứ trang phục truyền thống đơn thuần mà còn là hiện thân của lòng ái quốc, tinh thần bất khuất của người dân Scotland.

Một điều đặc biệt là váy kilt chỉ được làm từ các loại vải kẻ caro (tartan), chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một chiếc kilt làm từ vải hoa hay các loại vải có họa tiết khác. Mỗi một thị tộc (tribe)  ở Scotland họ có những họa tiết caro riêng cho trang phục kilt của mình, như một hình thức đồng phục rất ấn tượng.

Sir Walter Scott - Người có công đưa Kilt từ chỗ bị cấm đoán chính thức trở thành quốc phục của Scotland như ngày nay
Sir Walter Scott – Người có công đưa Kilt từ chỗ bị cấm đoán chính thức trở thành quốc phục của Scotland như ngày nay

Thời đại hoàng kim nhất của kilt chỉ đến vào thế kỉ 19 nhờ công của Ngài Walter Scott – một thi sỹ, một tiểu thuyết gia vô cùng nổi tiếng thời đó với tác phẩm Ai-van-hô (Ivanhoe). Ông đã sáng tạo lại (re-invent) kilt như ngày nay và khôn khéo dùng ảnh hưởng của mình đối với đức vua George IV – cha của đương kim nữ hoàng Elizabeth II và cũng là một người ngưỡng mộ tài năng thi ca của ông để đưa Kilt chính thức được ghi nhận như quốc phục (National Dress) của Scotland, được mặc trong hầu hết các nghi lễ, lễ hội hay các sự kiện thể thao- tạo nên bản sắc văn hóa đậm nét Scotland với thế giới bên ngoài. Ngày nay, dù ở bất kỳ đâu, chỉ cần có đội tuyển bóng đá hoặc bóng bầu dục (rugby) của Scotland bạn cũng sẽ bắt gặp những người đàn ông Scotland cao lớn, mặc những chiếc kilt rực rỡ rất ấn tượng. Họ cũng mặc kilt trong những dịp lễ chinh thức hay các đám cưới. Không chỉ trên mặt đất, mà kilt cũng đã từng được mặc trên cung trăng khi Alan Bean-một phi hành gia của tàu Appolo 12 đã mặc khi tàu thám hiểm mặt trăng vào tháng 11 năm 1969.

Hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp về Kilt nhé.

Từ khi còn tấm bé, kilt đã trở thành niềm tự hào cho đàn ông xứ Scotland www.english4all.vn
Từ khi còn tấm bé, kilt đã trở thành niềm tự hào cho đàn ông xứ Scotland www.english4all.vn
Kilt luôn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống, sự kiện quan trọng và cả các đám cưới của người dân Scotland
Kilt luôn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống, sự kiện quan trọng và cả các đám cưới của người dân Scotland

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Are you English? Nope, I am a Briton. Sự khác biệt giữa The United Kingdom, England và Great Britain.

Đã bao giờ bạn hỏi một người có vẻ như đến từ Anh và nhận được câu hỏi như trên chưa? Nếu như bạn chưa biết nhiều về lịch sử hình thành của Vương Quốc Anh, có lẽ bạn sẽ một chút bối rối vì English hay Briton đều dịch là người Anh cả. Vậy có gì khác biệt? Tại ga Brtish Way thứ sáu tuần này, English4ALL sẽ cùng bạn những phân biệt rõ một số tên gọi dùng để chỉ Vương Quốc Anh mà bạn có thể hay nhầm lẫn nhé. All aboard.

UK

Nếu bạn gặp một người đàn ông nói giọng Anh trên đường phố Hà Nội, đừng bao giờ vội vàng hỏi họ “Are you English?” (Bạn là người Anh ah?” nhé, mà thận trọng hơn, nếu bạn nghĩ rằng người đàn ông đó đến từ Vương Quốc Anh, hãy hỏi “Are you British/Briton?” nhé.

 

Vì sao???

Vì tên gọi chính thức và đầy đủ của Vương Quốc Anh là The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (UK) – dịch tiếng Việt là Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len.  Vương quốc Anh hay còn gọi là Anh Quốc được hợp thành bởi các nước nhỏ là Anh (England), Scotland, xứ Wales và Bắc Ai Len (Northern Ireland)

Bản đồ Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len (The United Kingdom - www.english4all.vn0
Bản đồ Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len (The United Kingdom – www.english4all.vn

 

Mặc dù đã hợp thành một vương quốc, nhưng các nước thành viên vẫn được xem là riêng biệt trong những tư duy vùng miền rõ rệt, trong các giải đấu thể thao, trong các quyền và luật định mà họ được Vương quốc Anh uỷ thác. Hãy nhìn sang Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ với 50 bang, và mỗi bang có những bộ luật riêng của mình, nhưng vẫn nằm trong quyền lực của chính quyền liên bang, thì ở Vương Quốc Anh cũng vậy, mặc dù một số lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc y tế được trao quyền riêng cho ba trong số bốn nước. Mỗi nước được trao những quyền riêng biệt và khác nhau, duy nhất chỉ có Anh (England) là do chính quyền Vương Quốc Anh trực tiếp điều hành. Trong chính trị và chủ quyền đối với quốc tế, chỉ có duy nhất Vương Quốc Anh (The United Kingdom) được ghi nhận.

Tên gọi “Great Britain” dùng để chi phần lãnh thổ bao gồm Anh (England), Scotland, và xứ Wales – KHÔNG bao gồm Bắc Ailen (Northern Ireland). Đôi khi người ta nhầm lẫn giữa “Great Britain” (tạm dịch là Đảo Anh) với “The United Kingdom” (Vương Quốc Anh). Sở dĩ như vậy là vì tổ chức Tiêu chuẩn Quốc Tế (ISO) đặt mã quốc gia cho Anh Quốc là GB và GBR và họ coi Bắc Ai Len là một tỉnh trực thuộc. Nếu bạn nghĩ rằng, Bắc Ai Len giống như kiểu một đứa con riêng của Vương Quốc Anh thì cũng đúng.

Lịch sử hình thành Vương Quốc Anh ngày nay khởi nguồn từ Anh (England) và xứ Wales gia nhập vào năm 1536.  Sau đó Scotland và Anh hợp lại vào năm 1707, cùng vớ Wales từ trước đó nữa chính thức hình thành lên “the Kingdom of Great Britain” (Vương Quốc Anh -bao gồm toàn bộ lãnh thổ đảo Anh).  Ireland gia nhập vào năm 1801, từ đó mới hình thành nên “Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len”. Đến năm 1922, một số hạt ở miền Nam Ai Len lại quyết định rút ra khỏi Vương Quốc, từ đó chỉ còn phần lãnh thổ phía bắc đảo Ai Len là thuộc Anh.

 

Tóm lại

Great Britain bao gồm England, Scotland, và Wales (Toàn bộ lãnh thổ đảo Anh)

United Kingdom (UK) bao gồm England, Scotland, Wales, và Northern Ireland ( Tên gọi đầy đủ là Vương Quốc liên hiệp Anh và Bắc Ai Len) (Toàn bộ lãnh thổ đảo Anh và vùng phía Bắc của Đảo Ai Len)

England (Anh) = Chỉ là một phần ,lãnh thổ phía Tây Nam của đảo Anh

Và để tôn trọng người được hỏi khi bạn hỏi ai đó có phải là người đến Vương Quốc Anh không, hãy hỏi “Are you British/Briton?” thay vì hỏi “Are you English?” bởi vì người Scotland (Scottish) và người Wales (Welsh) có lòng tự tôn dân tộc rất cao, họ không bị gọi bằng tên của một nước khác.

Giống như bạn là người Kinh, sẽ không thích bị ai đó hỏi là “Cậu là người Bana ah?”

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

They studied at a red brick university. Tìm hiểu đôi nét về các trường đại học Anh Quốc.

Nói đến nước Anh người ta không thể không nhắc tới Oxford – Camrbidge, những trường đại học cổ kính danh tiếng hàng đầu thế giới, bảo vật quý giá trong nền giáo dục đẳng cấp quốc tế Anh Quốc. Song hành với sự phát triển của lịch sử, trong từng giai đoạn, các trường đại học lần lượt được ra đời và trở thành những cột trụ trong đời sống học thuật và nghiên cứu, góp phần đưa Anh Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học, giáo dục của thế giới. English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn ngược dòng lịch sử để tìm hiểu những câu chuyện về sự ra đời của các trường đại học ở Anh Quốc nhé. All aboard!!!!

Hầu hết các trường đại học ở Anh đều là trường đại học công lập, được chính phủ tài trợ (ngoại trừ hai đại học tư là University of Buckingham và University of Law) và đều thuộc về một trong sáu nhóm chính, tuy nhiên trong đó nổi bật hơn cả là các nhóm trường Oxbridge, Gạch đỏ (Red Brick) và, Kính (Plate Glass).

Oxbridge – những tượng đài lịch sử

Cambridge Oxford

Oxbridge là một từ ghép được dùng để chỉ nhóm hai trường đại học Oxford và Cambridge của Anh. Xuất hiện lần đầu trong văn học, Oxbridge hiện được dùng để nói tới vị trí và danh tiếng hàng đầu của hai trường đại học trong hệ thống giáo dục cũng như xã hội Anh.  Oxford và Cambridge là hai trường đại học lâu đời nhất của Anh, chúng đều đã có hơn 800 năm tuổi và là hai trường đại học duy nhất của Anh cho tới thế kỷ 19. Rất nhiều giảng viên và sinh viên của hai trường đại học này là những nhân vật trí thức ưu tú của xã hội Anh qua nhiều thế kỷ. Hơn thế, Oxford và Cambridge có hệ thống đào tạo tương đối giống nhau với nhiều trường đại học thành viên. Trường đại học Cambridge ra đời từ một cuộc cãi nhau nảy lửa giữa một nhóm học giả của đại học Oxford với người dân thị trấn, và họ đã bỏ đi và lập một trường đại học mới. Và có lẽ bản thân họ cũng không ngờ rằng, cuộc cãi nhau đó là tiền đề cho ngôi trường của nhiều khôi nguyên đạt giải Nobel nhất thế giới cho đến tận ngày nay (89 người đạt giải)

Mặc dù Oxford và Cambridge đều đã có lịch sử lâu đời nhưng từ ghép Oxbridge mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary) thì cụm từ này xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Pendennis của nhà văn William Makepeace Thackeray xuất bản năm 1849, trong đó nhân vật chính theo học tại Trường Boniface (Boniface College) thuộc Oxbridge. Trong Pendennis cũng còn đề cập tới từ ghép Camford, vốn cũng ghép từ Oxford và Cambridge, tuy nhiên cụm từ này không có tính phổ biến như Oxbridge.

“Gạch đỏ” Red Brick – niềm tự hào của các thành phố công nghiệp.

Trường đại học Liverpool - Trường Red Brick đầu tiên
Trường đại học Liverpool – Trường Red Brick đầu tiên

Đại học “Gạch đỏ” (Red brick University) vốn dĩ là từ dung để chỉ nhóm sáu trường đại học nhân dân được thành lập ở các thành phố công nghiệp chính (major industrial cities) của Anh. Tuy nhiên, giờ đây thuật ngữ này được dùng để chỉ rộng rãi các trường đại học Anh được thành lập vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 ở các thành phố lớn. Tất cả nhóm sáu trường đại học “gạch đỏ” này trước thế chiến lần thứ nhất chỉ là các trường học về cơ khi và khoa học thông thường ở bậc cao đẳng. Thuật ngữ này được tạo ra lần đầu tiên bởi một giáo sư tiếng Tây Ban Nha ở Đại học Liverpool tên là Edgar Allison Peers trong cuốn sách của ông với tựa đề Redbrick University xuất bản năm 1943, trong đó miêu tả toà nhà The Victoria Building ở trường đại học Liverpool được xây bằng gạch đỏ rất đep và ấn tượng. Dân dần, thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn để chỉ các trường đại học tương tự cùng thời chứ không chỉ riêng đại học Liverpool nữa. Sáu trường “red brick” đầu tiên đó là: Victoria University, University of Birmingham, University of Liverpool, University of Manchester, University of Leeds, University of Bristol, và University of Sheffield.

 

Đại học “nhà kính” (plate –glass university) –Trường học của những năm 60s.

University of York
University of York

Đại học “nhà kính” (plate –glass university) thường là tên gọi chung cho những trường đại học ra đời trong những năm 1960s của thế kỉ 20. Từ “plateglass” là do một luật sư người Anh tên là Michael Beloff tạo ra trong một cuốn sách ông viết về nhóm các trường đại học này, trong đó phản ánh kiểu kiến trúc hiện đại của các trường đại học mới thường sử dụng những tấm kính lớn và bê tông cốt thép, tương phản với kiến trúc gạch đỏ của thời Victoria hay những trường đại học cổ xưa. Nguyên gốc, chỉ có các trường đại học sau mới được coi là “plate glass university”: Aston University (1966), University of East Anglia (1963), University of Essex (1964/5), University of Kent (1965), Lancaster University (1964), University of Sussex (1961), University of Warwick (1965), University of York (1963) về sau có thêm nhóm các trường khác như City University London(1966) và Heriot-Watt University (1966)……

Những trường đại học mới “NEW”

London Metropolitan University - Một trong những trường đại học "mới" của nước Anh
London Metropolitan University – Một trong những trường đại học “mới” của nước Anh

Năm 1992, với đạo luật Giáo dục đại học 1992 của chính quyền thủ tướng John Major đã tạo điều kiện cho rất nhiều trường đại học mới được ra đời dựa trên tiền thân là các trường bách khoa, trường cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu đã được ra đời rất lâu trong lịch sử. Nhóm các trường này được gọi chung là các trường đại học sau 1992, hoặc các trường đại học hiện đại (modern university). Hầu hết các trường đại học ở Anh hiện nay, số lượng đông đảo nhất thuộc về thành viên của nhóm này.

Bạn có biết?

– Chức vụ Hiệu trường trường đại học của Anh là Vice-Chancellor tương đương với President của Mỹ, là người đứng đầu và điều hành các hoạt động của nhà trường, trong khi Chancellor chỉ là Hiệu trường danh dự, ,mang tính chất tượng trưng là chính, thường là các nhân vật nổi tiếng, bảo trợ cho trường.

Sunrise

Nếu bạn đang mang trong mình giấc mơ du học Anh Quốc để được học tập và xây dựng tương lai trong một môi trường đẳng cấp quốc tế, chất lượng và uy tín nhất của thế giới, bất kể sự lựa chọn của bạn là một trường “Red Brick University” hay một “New University”, hãy để Sunrise Vietnam – một trong những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn du học hàng đầu Việt Nam chắp cánh cho ước mơ của bạn.

 

 

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Drink tea Like a British! Thú vui uống trà của người Anh.

Trà (tea) là loại đồ uống lâu đời và có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trải qua thời gian uống trà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng ở một số quốc gia, tuy không trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà tinh tế và thanh cao như người Nhật, nhưng thú vui uống trà của người Anh cũng là một điều vô cùng thú vị với những ai một lần đến với xứ sở sương mù. Chuyến tàu đầu tiên dừng ở ga British Way sẽ chia sẻ với các bạn đôi điều về đặc sản văn hóa lâu đời này của nước Anh nhé.