Đến với nước Anh những ngày đầu tháng 11, nhiều người chắc hẳn sẽ không khỏi thắc mắc khi thấy hầu như mọi người ai cũng đều cài một bông hoa đỏ bằng giấy lên ngực áo? Phải chăng văn hoá Anh cũng có Lễ Vu Lan giống như văn hoá Việt? Nhưng tại sao lại không thấy đeo những bông hoa trắng? Bông hoa nhỏ này là một loại phù hiệu chung hay còn mang ý nghĩa gì? English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu câu chuyện về nét văn hoá này của nước Anh tại ga British Way nhé! All aboard.
Ngày 11/11 là ngày gì?
Năm 1918, sau bốn năm dài chiến chinh và đẫm máu, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (The First World War) đã chắm dứt vào ngày 11/11/1918. Tiếng súng đã ngừng hẳn váo lúc 11h ngày 11/11/1918. Hàng triệu người đã chết và vị thương trong cuộc chiến này, hoà bình đã lập lại nhưng rất nhiều chàng trai đã vĩnh viễn không thể trở về nhà. Một năm sau, 1919,ngày 11 tháng 11 được chọn làm một ngày đặc biệt để mọi người hướng về những người đã ngã xuống. Từ đó, cứ đến 11h ngày 11 tháng 11, dù là ai, là thủ tướng đang họp ở nghị viện, là sinh viên đang học ở giảng đường, hay là công nhân đang lao động trên công trường mọi người trên khắp nước Anh sẽ đều dành hai phút im lặng để tưởng niệm những người đã khuất.
Lúc đầu, ngày 11/11 được gọi là ngày Armistice Day – Ngày Đình Chiến, bởi vì từ “armistice” (đình chiến) diễn tả đúng tính chất sự kiện, nhưng dần dần, người ta thường gọi ngày này là ngày Remembrance Day – Ngày Tưởng Niệm hay Poppy Day- Ngày Hoa Anh Túc hơn. Một truyền thống đã có gần 100 năm để mọi người ghi nhớ ngày này đó là cả nước sẽ cùng đeo một bông hoa anh túc đỏ (poppies) lên ngực áo từ cuối tháng 10 cho tới tháng 11.
Vì sao lại là hoa anh túc?
Ở Vietnam, cây anh túc nổi tiếng là nguyên liệu để sản xuất ra thuốc phiện và được bài trừ mạnh. Tuy nhiên, với người dân Anh và thế giới nó lại là 1 biểu tượng thiêng liêng. Tại sao không phải là hoa hồng, hoa phong lan, hay vô số những loài hoa rất đẹp khác, mà lại là hoa anh túc (poppey). Bởi vì chỉ có duy nhất loài hoa dại này mọc được ở chiến trường Gallipoli, nơi đã diễn ra cuộc chiến khốc liệt nhất vào năm 1915. Điều này có thể bắt gặp trong In Flanders fields một trong những bài thơ hay nhất của Thế Chiến lần thứ nhất của nhà thơ, đồng thời cũng là trung tá (Lieutenant Colonel) quân đội Canada John McCrae
In Flanders fields the poppies blow Between the crosses, row on row, That mark our place; and in the sky The larks, still bravely singing, fly Scarce heard amid the guns below.
We are the Dead. Short days ago We lived, felt dawn, saw sunset glow, Loved and were loved, and now we lie In Flanders fields
Take up our quarrel with the foe: To you from failing hands we throw The torch; be yours to hold it high. If ye break faith with us who die We shall not sleep, though poppies grow In Flanders fields.
Chính bài thơ này đã khơi nguồn cảm hứng cho Moina Michael- một nữ nhà thơ người Mỹ nghĩ đến việc sử dụng hoa anh túc để tưởng niệm những người đã chết. Bà cũng đã viết một bài thơ đáp lại rất hay vào năm 1918, We Shall Keep the Faith
Oh! you who sleep in Flanders Fields,
Sleep sweet – to rise anew!
We caught the torch you threw
And holding high, we keep the Faith
With All who died.
We cherish, too, the poppy red
That grows on fields where valor led;
It seems to signal to the skies
That blood of heroes never dies,
But lends a lustre to the red
Of the flower that blooms above the dead
In Flanders Fields.
And now the Torch and PoppyRed
We wear in honor of our dead.
Fear not that ye have died for naught;
We’ll teach the lesson that ye wrought
In Flanders Fields.
Với những thuộc tính rất đặc biệt: là cây duy nhất mọc dễ dàng trên chiến trường lúc đó, vòng đời cũng rất ngắn – cũng giống như sự sống của những người lính trẻ. Họ sinh ra, cống hiến và chết đi trong 1 thời gian ngắn.
Từ đó, các tổ chức từ thiện ở Anh, đặc biệt là The Royal British Legion(Lữ đoàn Hoàng gia Anh) cứ gần đến tháng 11 lại tổ chức những hoạt động từ thiện, kêu gọi quyên góp để gây quỹ tri ân các cựu chiến binh và gia đình của họ. Mỗi người quyên góp sẽ được tặng một bông hoa anh túc giấy để cài lên ngực áo. Điều đó dần trở thành một truyền thống tốt đẹp của người dân Anh.
Nằm ở ngay giữa London và thành phố Gloucester, Oxford, nơi có những lớp học từ những năm 1098, là trường đại học cổ nhất trong thế giới các nước nói tiếng Anh và là đại học cổ thứ hai còn tiếp tục hoạt động trên thế giới, chỉ sau trường University of Bologna của Ý. Ngoài bộ từ điển Oxford nổi tiếng khắp thế giới mà người học tiếng Anh nào cũng biết, ngoài những giải Nobel và tên tuổi các nhà khoa học, các chính khách nổi tiếng thế giới xuất thân từ ngôi trường này, bạn còn biết gì về Oxford- ngôi sao sáng nhất của giáo dục đại học Anh và thế giới. Tại ga British Way thứ sáu tuần này, English4ALL xin giới thiệu tới các bạn một số điều có thể bạn chưa biết về trường đại học cổ kính và danh tiếng bậc nhất Vương Quốc Anh nhé.
Số lượng sinh viên
Trường đại học Oxford có khoảng 22.000 sinh viên trong đó 11.772 sinh viên đại học và 9850 sinh viên sau đại học. Sinh viên sau đại học chiếm 45% tổng số sinh viên và 62% số này đến từ nước ngoài.
Là một trường tư
Mặc dù là một trong những cơ sở giáo dục trọng yếu và hàng đầu tại Anh, Oxford là một trường đại học tư (private university). Học phí trung bình hàng năm của sinh viên đại học dựa trên một thang bậc tính theo thu nhập, nhưng sinh viên Anh và Châu Âu (EU) thường phải trả tới £9000/năm (khoảng $14.000), trong khi sinh viên từ các nơi khác của thế giới đến học sẽ phải trả từ £14.415 cho tới £21.220 (tuỳ khoá học)cộng với £6724 phí hàng năm.
Nguồn gốc của từ Snobby
Từ snob (kẻ trưởng giả học làm sang, kẻ đua đòi) trong tiếng Anh đích thực là bắt nguồn từ Oxford. Từ này đầu tiên là viết tắt của cụm từ Latin “sine nobilitate” nghĩa là “không có địa vị”
Phong tục đón xuân
Vào lúc 6.00h, ngày 1 tháng 5 hàng năm, một dàn đồng ca của trường Magdalen (Magdalen College –trường thành viên của Đại học Oxford) sẽ hát bằng tiếng Latin từ toà tháp Magdalen (Magdalen Tower) để chào đón mùa xuân bắt đầu. Đám đông công chúng sẽ tập hợp để lắng nghe và thưởng thức những màn nhảy múa ngay sau đó. Và đặc biệt là tất cả các quán pub sẽ đều mở cửa vào 6h sáng ngày hôm đó để phục vụ bia và bữa sáng cho mọi người.
Tục cấm lửa
Thư viện Bodleian là thư viện nghiên cứu chính của trường đại học Oxford. Quy mô bộ sưu tập của thư viện này chỉ đứng thứ hai sau Thư viện Anh Quốc với hơn 11 triệu bản sách. Luật của Ai Len cũng yêu cầu thư viện lưu trữ một bản của mỗi cuốn sách được xuất bản tại Cộng hoà Ai Len. Điều thú vị nhất đó là trước khi một sinh viên muốn vào thư viện với tư cách là một người đọc mới (a new reader), họ phải đồng ý tuyên thệ một cách trang trọng rằng sẽ không mang lấy bất kỳ một đoạn văn bản nào của thư viện, không được mang lửa, đốt lửa hay hút thuốc trong thư viện. Ngày xưa lời tuyên thệ (declaration) này được đọc bằng miệng bằng tiếng Latin, hiện nay thì thay thế bằng việc ký vào một bức thư.
Không dành cho nữ giới
Cho tới tận năm 1878, Oxford vẫn là cấm địa đối với phái nữ. Mặc dù tới năm 1884, nhà trường đã cho phụ nữ tham dự các kỳ thi, tuy nhiên họ không được phép nhận bằng cho tới tận năm 1920. Chỉ tới năm 1959, điều này mới được dỡ bỏ, và đến 1974, Oxford chính thức trở thành trường học chung cho cả hai giới (co-education)
Khoai tây đã biến mất
Đã từng có vô số ý tưởng điên rồ và những phương cách chữa trị lạ lùng để đẩy lùi Cái Chết Đen (Black Death– đại dịch kinh hoàng trong lịch sử Châu Âu thế kỉ 14). Vào thế kỉ 16, các bác sỹ của trường Christ Church College đã kê đơn (prescribed) vỏ khoai tây như một biện pháp phòng ngừa. Sau khi ăn vỏ khoai tây (potato peels) vào bữa sáng, bữa trưa, và bữa tối mỗi ngày, sinh viên của trường đã nổi loạn (revolt). Một bức hoạ phản đối chế độ ăn uống này đã được đốt lên một trong những cửa chính của trường, viết rất to từ “No Peel” (Không vỏ khoai nữa!)
Harry Potter, tên tuổi mới của trường Christ Church
Những bậc cầu thang Great Hall tại trường Christ Church College đã khơi nguồn cảm hứng và sau này được sử dụng như cầu thang dẫn vào đại giảng đường của Hogwarts (Hogwarts’ Great Hall) trong truyện và phim Harry Potter
“This, That, and the Other”
Bạn có biết dấu phẩy trong bất kỳ cách liệt kê nào từ ba vật trở lên như (A, B, và C) theo như văn phong tiếng Anh chuẩn được gọi là gì không? Đó là dấu phẩy Oxford (Oxford comma) bắt nguồn từ nhà xuất bản Oxford (Oxford University Press) nơi đã tạo ra chuẩn này.
Huyền thoại về nàng Frideswide
Huyền thoại về việc hình thành nên nhà trường kể rằng Frideswide là một nàng công chúa (a princess) muốn hiến dâng đời mình cho giáo hội (the Church). Tuy nhiên, một vị vua có ý định cưỡng hôn nàng, và nàng trốn đến Oxford. Nhà vua đuổi theo Frideswide, nhưng khi vào đến thành phố, tự nhiên ông bị mù. Ông cầu xin công chúa hãy tha thứ cho ông và giải phóng nàng khỏi hôn ước (betrothal) đổi lại hãy làm cho mắt ông sáng trở lại. Sau này, Frideswide thành lập ra một nữ tu viện (nunnery) và từ đó những trường đại học đầu tiên đã mọc lên xung quanh đó để làm chỗ trú chân cho các học giả của tu viện (monastic scholars).
Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, cộng đồng các nước nói tiếng Anh (Mỹ – Anh – Ai Len – Úc….) sẽ đón chờ một ngày lễ vô cùng thú vị trong năm: Halloween (31/10). Nếu như người Việt có Rằm Trung thu là dịp truyền thống để trẻ em vui chơi, và Rằm tháng Bảy là dịp để tưởng nhớ tới những người đã khuất…….thì Halloween có thể coi như một lễ hội chung tương tự với thế giới phương Tây. Có lẽ còn nhiều điều hấp dẫn về ngày lễ này mà bạn vẫn chưa biết hết. English4ALL sẽ cùng bạn khám phá thêm về Halloween tại ga British Way ngày hôm nay nhé. All aboard!
1. Bạn có biết từ Halloween đến từ đâu không? Halloween chính là viết tắt (shortening) của cụm từ “All Hallows’s Evening” (Đêm các Thánh). Halloween còn có vài tên gọi khác như: All Hallows Eve, The Feast of the Dead, Samhain, All Saints Eve……
2. Halloween bắt nguồn từ một lễ hội Samhaim của người Celtic ở Ai Len (Ireland) có từ 2000 năm trước, để ăn mừng kết thúc một vụ mùa (harvest season). Truyền thống này lan truyền đến những vùng khác của thế giới sau khi người Ai Len (Irish) di cư (immigrated) đi khắp nơi vì nạn đói mất mùa khoai tây (tomato famine)
3. Những con dơi (bats) cũng đến từ lễ hội Samhain bởi vì người Ai Len thường đốt lửa (bonfires) để xua đuổi ma quỷ (evil spirits), điều này sẽ hấp dẫn rất nhiều côn trùng (insects) đến, và lũ dơi cũng kéo tới để kiếm ăn, dần dần chúng trở thành một trong những biểu tượng gắn liền với Halloween.
4. Người ta tin rằng ranh giới (boundaries) giữa thế giới của người sống và người chết sẽ trở nên mong manh nhất vào ngày 31 tháng 10, và người chết có thể trở lại trần gian. Chính vì thế để tránh bị nhận ra là người, người ta thường đeo mặt nạ (masks) và hoá trang (costumes)
5. Có một điều mê tín (superstition) rằng các hồn ma (ghost) sẽ cải trang (disguise) thành người và đi gõ cửa xin tiền và đồ ăn. Nếu bạn từ chối, bạn sẽ có thể trọc giận các linh hồn và bị ám.
6. Chính từ điều mê tín trên đã hình thành nên trò “Trick or Treat” (Cho kẹo hay bị ghẹo) của trẻ con trong ngày lễ Halloween. Bọn trẻ sẽ đến từng nhà trong những bộ trang phục hoá trang hô “Trick or Treat” để xin kẹo bánh, trái cây, nếu chủ nhà từ chối tiếp đón (treat) , chúng sẽ bày trò phá phách, chọc giận (trick) .
7. Màu truyền thống của ngày lễ Halloween là màu da cam (Orange) và màu đen (Black). Màu cam là biểu tượng gắn liền với mùa thu, trong khi màu đen lại là tương trưng cho cái chết, sự kết thúc của mùa hè, và bóng tối.
8.Tập tục khắc những quả bí ngô (pumpkins) thành hình những chiếc đèn Jack-o’-lantern bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian của người Celtic. Một chàng nông dân hay say xỉn tên là Jack lúc còn sống thì keo kiệt, bủn xỉn, không bố thí cho ai một xu nào, lại hay trêu đùa (tricked) ma quỷ và cuối cùng bằng việc cả thiên đường (heaven) lẫn địa ngục (hell) đều không cho anh ta vào. Bị mắc kẹt ở chốn u minh (limbo), Jack đã làm một cái đèn lồng (lantern) từ một củ cải (turnip) và cho một ít than hồng vào trong để sưởi ấm và có ánh sáng tìm đường đi. Dần dần, người Celtic khắc những gương mặt sợ hãi vào chiếc đèn lồng Jack-o’-lantern đặt bên ngoài nhà trong dịp Halloween để xua đuổi linh hồn ma quỷ đi.
9. Jack-o’-lanterns nguyên gốc được làm bằng củ cải nhưng khi nạn đói vì mất mùa khoai tây 1846 đã buộc những gia đình người Ai Len phải tha phương cầu thực sang miền đất mới ở Bắc Mỹ thì củ cải được thay thế bằng quả bí ngô như ngày nay. 99% bí ngô được bán trong những ngày này chỉ dùng để làm đèn lồng.
10. Hình ảnh phù thuỷ (witch) cưỡi chỗi (broomstick) xuất phát từ thực tế là ngày xưa những bà lão mà bị buộc tội là phù thuỷ thường rất nghèo và không có tiền mua nổi ngựa, họ thường đi bộ và chống gậy, dần dần thế bằng hình ảnh cây chổi. Những con mèo đen, thực tế là những con mèo hoang hay đi lang thang theo những bà lão phù thuỷ, người ta coi chúng như những kẻ giúp việc cho phù thuỷ. Riêng ở Anh (England), gặp mèo trắng mới bị coi là xui, mèo đen lại là biểu tương may mắn.
Quốc ca luôn luôn là biểu trưng sống động bằng âm nhạc cho niềm tự hào của mỗi dân tộc. Nếu như vào mùa thu tháng Tám năm 1945, người Việt Nam lần đầu tiên được nghe giai điệu hào hùng, mạnh mẽ của “Tiến Quân Ca” của nhạc sỹ Văn Cao và sau này trở thành Quốc ca Việt Nam thì Vương Quốc lại tự hào sở hữu bài hát quốc ca cổ nhất thế giới “God Save The Queen”. Thậm chí một số quốc gia khác còn học theo giai điệu của bài hát này để làm quốc ca riêng cho mình. English4ALL Thứ Sáu với ga British Way xin giới thiệu một đôi nét về bài hát quốc ca nổi tiếng thế giới này của người Anh. All aboard!
https://www.youtube.com/watch?v=5C6ON9P6T9s
Lịch sử ra đời Quốc ca Vương Quốc Anh
Quốc ca của Vương Quốc Anh (British National Anthem) có từ thế kỉ 18. ‘God Save The King’ là một bài hát yêu nước (a patriotic song) được công diễn lần đầu tiên (first publicly performed) tại London vào năm 1745 sau này chính thức trở thành quốc ca vào đầu thế kỉ 19.
Tác giả của ca từ và giai điệu (tune) hoàn toàn ẩn danh (anonymous) và bắt nguồn từ thế kỉ 17.
Tháng 9 năm 1745, người thừa kế vương vị của Vương Quốc Anh (the British Throne), hoàng tử Charles Edward Stuart, đã đánh bại đội quân của Vua George II ở Prestonpans, gần thành phố Edinburgh ngày nay.
Một bầu không khí ái quốc sôi nổi sau tin tức từ trận Prestonpans đã truyền về London. Người đứng đầu dàn nhạc ở Nhà hát Hoàng gia (Theatre Royal), Drury Lane đã sắp xếp biểu diễn bài “God Save The King” sau một vở kịch (a play). Đó là một thành công vang dội và được lặp đi lặp lại hàng đêm .
Dần dần các nhà hát khác cũng học theo cách này, và truyền thống sử dụng bài hát này để chào mừng vua/nữ hoàng (monarchs) khi họ tới các điểm giải trí của công chúng cũng được hình thành.
Những ca từ ngày nay vẫn được sử dụng có từ năm 1745 chỉ thay từ King thành Queen (nữ hoàng) cho phù hợp. Trong những dịp chính thức, người ta thường chỉ hát khổ đầu tiên.
Lời bài hát Quốc ca Vương Quốc Anh như sau:
God save our gracious Queen!
Long live our noble Queen!
God save the Queen!
Send her victorious,
Happy and glorious,
Long to reign over us,
God save the Queen.
Thy choicest gifts in store
On her be pleased to pour,
Long may she reign.
May she defend our laws,
And ever give us cause,
To sing with heart and voice,
God save the Queen.
Giai điệu quốc ca Anh còn được sử dụng ở các nước khác. Các du khách châu Âu tới Anh vào thế kỉ 18 nhận thấy được lợi ích của việc có một bài hát chung cho quốc gia như một biểu tượng âm nhạc được ghi nhận (a recognised musical symbol). Tổng cộng, có tới 140 nhạc sĩ (composers) bao gồm các những tên tuổi tài danh như Beethoven, Haydn và Brahms đều đã sử dụng giai điệu này trong các sáng tác của họ.
Quốc ca Anh được hát vào những dịp nào?
(Bài hát God Save the Queen được hát trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 85
của Nữ hoàng Anh Elizabeth tại Tu Viện Westminter)
Bài hát Quốc ca này được cử hành bất cứ khi nào nữ hoàng Anh hiện diện trước công chúng (make a public appearance) và được phát trên đài BBC( British Broadcasting Corporation) mỗi đêm trước khi kết thúc chương trình.
“God Save The Queen” cũng được hát vào cuối tất cả các nghi lễ trong ngày Tưởng Niệm (Remembrance Day – 11/11). Lễ nhận huy chương (Medal ceremonies)của đội tuyển Vương Quốc Anh (Great Britain Team) – đại diện cho tất cả các nước. Trong các trận đấu bóng đá của Anh (England) và Bắc Ai Len (Northern Ireland); riêng Scotland và xứ Wales sử dụng quốc ca riêng (Scotland có bài Flower of Scotland và người xứ Wales có bài Land of my Fathers – Hen Wlad Fy Nhadau).
Dăm ba lịch hẹn, vài cái deadline đã đốt cháy bạn trong một tuần làm việc. Bạn sẽ ăn món gì cuối tuần để có thể nạp lại năng lượng tràn đầy cho một tuần mới đây? Nếu ở Hanoi, tôi sẽ rất thích ngồi thưởng thích món bánh tôm Hồ Tây hay phở Lý Quốc Sư, còn nếu bạn ở Anh thì sao? Hãy nạp lại năng lượng theo cách của người Anh với “The Sunday roast” nhé. Món ăn này có gì mà đặc biệt đến vậy? English4ALL muốn cùng bạn một lần nữa du ngoạn vào khu vườn ẩm thực ít cây thưa lá của nước Anh để tìm hiểu về một trong những món ngon ít ỏi trong cuốn sách nấu ăn nổi tiếng mỏng nhất thế giới của xứ sương mù. Người ta thường nói thế giới sẽ là địa ngục nếu như người Anh là đầu bếp, tuy nhiên, người nói ra điều đó có lẽ sẽ nên nghĩ lại nếu một lần thử “The Sunday Roast”. Thật đấy! All aboard!
The Sunday Roast là một bữa ăn chính theo truyền thống ở Anh và Ai Len thường vào các ngày Chủ Nhật, tuy nhiên có thể ăn vào bất cứ ngày nào trong ngày, bao gồm thịt bỏ lò (roasted meat), khoai tây bỏ lò (roasted potato) hoặc khoai tây nghiền (mashed potato) và các đồ ăn kèm (accompaniments) như là bánh Yorkshire pudding (món bánh trứng sữa nướng bằng mỡ tiết từ thịt. Bánh giòn xốp, ăn khi mới ra lò nóng hổi.) hay apple sauce(Táo nấu mềm với quế và chanh rồi nghiền nhuyễn), rau củ, và sốt (gravy). Người ta cũng gọi là Sunday dinner, Sunday lunch, Roast dinner, và Sunday joint. Bữa ăn này tương đương với một bữa ăn truyền thống Giáng Sinh (a traditional Christmas dinner) nhưng nhỏ hơn một chút. Không chỉ phổ biến ở Anh, bữa ăn truyền thống vào tối ngày Chủ Nhật này còn ảnh hưởng lớn đến văn hoá ẩm thực (food culture) của nhiều nước, đặc biệt là các nước có dân số gốc đến từ Anh và Ai Len.
Tập tục ăn một bữa lớn sau khi hết lễ ở nhà thờ (church services) khá phổ biến ở hầu khắp Châu Âu và các quốc gia khác theo Thiên chúa giáo. Vào ngày Chủ Nhật, tất cả các loại thịt và các sản phẩm từ sữa (dairy product) đều có thể được phép ăn, không giống như những ngày thứ Sáu khi mà ở nhiều nơi các tín đồ Công giáo kiêng thịt (abstain from meat) chỉ ăn cá. Tương tự như vậy, người Công giáo Anh cũng có truyền thống nhịn ăn trước lễ nhà thờ ngày Chủ nhật, và sau đó ăn một bữa lớn hơn để kết thúc việc chay tịnh (break the fast)
Có hai ý kiến về nguồn gốc của bữa ăn Sunday Roast hiện đại. Một ý kiến cho rằng, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp (industrial revolution), các gia đình ở vùng Yorkshire để một tảng thịt vào lò trước khi đi nhà thờ sáng Chủ Nhật, đến khi đi lễ xong ra về là vừa kịp ăn trưa. Ý kiến thứ hai cho rằng, bữa ăn Sunday Roast là có từ thời trung cổ (medieval times)khi các nông nô (serfs) phải hầu hạ giới địa chủ (the squire) sáu ngày một tuần. Và vào ngày chủ nhật, sau lễ nhà thờ, các nông nô sẽ tụ tập trên một cánh đồng và đấu vật với nhau để tranh phần thưởng (reward) là một tảng thịt bò nướng
Các loại thịt chính thường được dùng trong Sunday roast là thịt bò, gà, cừu, và heo, mặc dù đôi khi theo mùa cũng có cả thịt vịt, ngỗng (goose),gà lôi (turkey) và thậm chí cả thịt chim thú nữa.
Sunday roastsđược chuẩn bị với rất nhiều loại rau củ luộc (boiled), hấp (steamed) hoặc bỏ lò (roasted). Tuỳ theo mùa và tuỳ theo vùng, những sẽ luôn có khoai tây bỏ lò, với nước mỡ chảy ra từ thịt (meat dripping) hoặc dầu thực vật (vegetable oil) và sốt gravy làm từ các loại nước thịt . Khoai tây có thể bỏ xung quang tảng thịt, ngấm các loại nước thịt và mỡ. Tuy nhiên, nhiều đầu bếp lại ưa thích nấu khoai tây và bánh Yorkshire Pudding trong một cái lò nóng hơn lò dùng để nướng thịt, và lấy thịt ra khỏi lò trước và sau đó giữ nóng.
Một số các gia vị kèm theo nữa có lẽ phải tùy vào từng loại thịt nướng của Anh. Chẳng hạn như món thịt cừu nướng được ăn kèm với sốt bạc hà. Đối với các nước láng giềng Châu Âu, món thịt cừu nướng còn có thể kết hợp với một loại hỗn hợp gia vị của bạc hà cắt khúc, đường và giấm. Dù thế nào đi nữa thì đó cũng chính là sự hòa hợp các hương vị chua chua, ngọt ngọt làm cho món ăn đậm chất Anh cổ điển thêm hấp dẫn và rất dễ ăn.
Nếu là món thịt heo nướng của Anh thì nó được trang trí và ăn kèm với một loại sốt và thịt bằm nhồi hành tây. Món thịt nhồi này thường được đặt ở giữa cuộn thịt heo hay chỉ đơn giản được bày ra trên đĩa thịt nướng. Da heo được làm sạch với muối, rọc caro tẩm gia vị rồi nướng thật giòn được bày riêng trên dĩa và được phủ lên một lớp sốt táo cua ngọt làm cho món ăn thêm cầu kỳ, hấp dẫn.
Với món thịt gà nướng của người Anh, nó được nướng với nhân nhồi mặn mà. Cũng giống như món thịt lợn nướng nhưng cũng có thể thêm vào các gia vị như hành tây, mùi tây, húng tây. Kèm theo là sốt Redcurrant – một phụ gia truyền thống không thể thiếu của món thịt gà nướng.
Cuối cùng món nướng chính và phổ biến nhất của người Anh là món thịt bò nướng Roast Beef. Đây là món nướng ưa thích từ bao đời nay của người Anh.. Thật bất ngờ khi món ăn quý tộc này đã từng có tên trong “ The Roast Beef of Old England”, một bản nhạc thể loại ballad nói về truyền thống yêu nước của Anh, được chính nhà soạn kịch Henry Fielding viết trong vở kịch The Grub – Street Opera được trình diễn đầu tiên vào năm 1731.
Các loại rau ăn kèm trong bữa đồ nướng này bao gồm su hào tây (swede), cải bắp luộc hoặc hấp (cabbage), súp lơ xanh (broccoli), đậu xanh (green beans), cà rốt, và đỗ (pea).
Những đồ ăn còn sót lại (left-over food) từ ngày Chủ nhật thường được chuyển thành bữa ăn thường trong các ngày còn lại của tuần. Ví dụ, thịt có thể làm nhân bánh sandwich (sandwich fillings).
Ở Anh, nhiều quán pub luôn có Sunday Roast trong menu ngày Chủ nhật với nhiều loại thịt khác nhau và có cả lựa chọn cho người ăn chay.
Món thịt nướng của Anh – English Sunday Roast là một trong những món ngon ở châu Âu mà bất kỳ khách du nào cũng nên thưởng thức qua. Món ăn này không chỉ đơn thuần là món ăn dành cho ngày chủ nhật ở Anh hay các nước láng giềng khác ở châu Âu, mà còn là một phần của bản sắc dân tộc văn hóa Anh mà du khách nên trải nghiệm khám phá, để cảm hết sự thú vị tuyệt vời của nó.
Học một ngôn ngữ không chỉ là học vài câu nói “Hello, How are you?… mà thực sự là cần phải thu nhận cả một nền văn hoá mới, là “học ăn, học nói, học gói, học mở” như người Việt chúng ta thường nói. Nếu một ngày bạn có mặt ở Anh hoặc dùng bữa với người Anh, bạn có cảm thấy tự tin với phong cách ăn uống của mình không? “Nhập gia” phải “tuỳ tục”, và hôm nay chuyến tàu English4ALL tới ga British Way xin giới thiệu với các bạn một số “tục” về phép tắc khi ăn uống của người Anh (British Eating Etiquette), hi vọng sẽ giúp các bạn thêm phần hiểu biết và luôn luôn tự tin “nhập gia” thành công trong bữa tối với người Anh. All aboard!
Những điều bạn nên làm (Should-do)
Người Anh thường rất chú ý tới phong cách ăn uống tại bàn ăn (table manners). Thậm chí ngay cả trẻ em cũng được dạy để ăn sao cho đúng cách với dao và dĩa (knife and fork). Hầu hết đồ ăn đều sử dụng dao dĩa, ngoại trừ bánh sandwich, khoai tây chiên giòn (crisps), bắp ngô (corn on the cob) và trái cây.
Nếu bạn không thể ăn được một loại thức ăn nào đó hay có nhu cầu gì đó đặc biệt (special needs), hãy thông báo cho người chủ nhà/người tổ chức bữa tiệc trước vài ngày.
Nếu bạn là khách, phép lịch sự là chờ đợi chủ nhà bắt đầu ăn trước hoặc ra hiệu cho bạn bắt đầu ăn. Điều này thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà.
Luôn phải nhai (chew) và nuốt (swallow) tất cả đồ ăn trong miệng trước khi lấy thêm đồ ăn hay đồ uống.
Luôn nói “Thank you” khi được phục vụ (được đưa thêm đồ ăn hay nước uống) để thể hiện sự trân trọng (appreciation)
Bạn có thể ăn gà, bánh pizza bằng tay nếu như bạn ở trong một buổi tiệc nướng, hay tiệc đứng, hay trong những bối cảnh thân mật. Những trường hợp khác, luôn cần phải sử dụng dao và dĩa.
Khi ăn bánh mỳ nhỏ (roll – loại bánh mỳ nhỏ hay dùng để ăn sáng), cần phải cắt nhỏ bánh mỳ trước khi phết bơ (buttering).
Khi dùng bữa trong những bối cảnh trang trọng, thường bạn nên lấy bơ từ đĩa bơ với dao cắt bánh mỳ (bread knife) và để cạnh đĩa của mình. Sau đó mới phết bơ lên bánh mỳ từ miếng bơ này, để tránh cho miếng bơ chung bị dính đầy vụn bánh mỳ (bread crumbs)
Ở nhà hàng, thường bạn sẽ trả tiền bằng cách đặt tiền lên đĩa đựng hoá đơn (bill) được người phục vụ mang tới.
……..và những điều không nên (Shouldn’t-do)
Không được liếm và cho dao ăn vào miệng.
Sẽ là bất lịch sự nếu như bắt đầu ăn trước khi những người khác được phục vụ đồ ăn, trừ khi người chủ nhà/chủ tiệc nói rằng bạn không cần phải đợi.
Không bao giờ được nhai mà mở miệng, và không nên tạo ra âm thanh khi nhai, nuốt đồ ăn.
Để khuỷu tay (elbow) lên bàn trong khi đang ăn cũng bị coi là bất lịch sự.
Không được với người sang đĩa của ai đó để lấy cái gì, hãy đề nghị người ta truyền thứ đó sang cho bạn
Không nên nói chuyện khi thức ăn còn trong miệng.
Cũng không nên giữ quá nhiều đồ ăn trong miệng.
Không sử dụng các ngón tay để bốc đồ ăn vào thìa hay dĩa.
Rất bất lịch sự nếu nhai nhóp nhép (slurp) hay gây tiếng ồn khi ăn.
Không được phép xì mũi vào khăn ăn (napkip/serviette). Khăn ăn/giấy ăn chỉ dành để lau nhẹ, chấm nhẹ (dabbing) lên môi (lips) và chỉ dành vào việc đó.
Không được lấy thức ăn từ đĩa của người bên cạnh
Không được lấy móng tay lấy thức ăn bị dắt trong kẽ răng.
Những điều được phép làm (OK to Do)
Bạn có thể tự rót đồ uống cho mình khi ăn cùng người khác, nhưng nếu lịch sự hơn thì nên đề nghị rót cho những người ngồi đối diện bạn trong bàn ăn.
Bạn có thể cho sữa và đường vào trà hay cà phê hoặc uống mà không cần cả hai thứ trên.
Nếu bạn không quen với việc sử dụng dao và dĩa?
Khi ăn tối theo kiểu Âu (continental style), dao sẽ được cầm phía bên phải, và dĩa cầm tay trái (sẽ là ngược lại nếu bạn là người tay chiêu). Phía trên của đĩa, sẽ là thìa và dĩa dành cho món tráng miệng (dessert spoon and fork)
Nếu bạn tới dự một bữa tối trang trọng (formal dinner party), bạn sẽ bắt gặp rất nhiều các loại thìa dĩa khác nhau. Phải làm thế nào bây giờ? Hãy làm quen với chúng và sử dụng cho đúng nhé.
Trong trường hợp như có vẻ bạn sẽ không thể nào ăn hết phần đồ ăn của mình vì quá nhiều.
Hãy nói:
“I’m sorry, but it seems that ‘my eyes are bigger than my stomach’.
(Tôi xin lỗi, nhưng có vẻ tôi no cái bụng đói con mắt)
Hoặc
“I’m sorry. It was so delicious but I am full”.
(Tôi xin lỗi. Đồ ăn ngon quá nhưng tôi no mất rồi)
Dao và dĩa (Story of Knife and fork)
Dĩa được được dùng bằng tay trái và dao bằng tay phải.
Nếu bạn cầm dao bằng một tay, thì tay kia cầm dĩa không được hướng phần nanh (tines) lên trên.
Giữ dao với phần tay cầm trong long bàn tay (palm) và dĩa ở tay kia với phần chĩa hướng xuống dưới.
Khi dùng bữa ở những bối cảnh trang trọng, có thể đặt dao và dĩa xuống khi đang ăn, hoặc khi nghỉ để trò chuyện.
Khi bạn đặt dao xuống, bạn có thể đổi tay cầm dĩa sang tay phải.
Khi bạn đã dùng bữa xong, để cho những người khác biết, bạn đặt dao và dĩa cùng với nhau lên đĩa, với răng dĩa (prongs) hướng lên trên.
Khi bạn chỉ dùng dĩa, nên cầm dĩa kẹp giữa ngón trỏ (index finger) và ngón cái (thumb).
Nếu bạn được giới thiệu lần đầu tiên với một cô gái Anh xinh đẹp, bạn sẽ bắt tay cô ấy hay hôn? Thực ra, điều đó bạn sẽ không thể tự quyết định được bởi vì muốn chứng tỏ mình là một người lịch sự, hiểu biết, và muốn tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp, bạn cần phải biết và theo những nghi thức và quy tắc riêng về chào hỏi của người Anh mà chuyến tàu hôm nay của English4ALL tới ga British Way sẽ giới thiệu. ALL ABOARD!
Phép xã giao Bắt tay và Hôn khi gặp mặt. (Handshake & Kiss)
Một cái bắt tay (a handshake) là hình thức chào hỏi (most common form) thường gặp nhất ở Anh mang tính chất phong tục (customary) khi bạn được giới thiệu với ai đó lần đầu tiên. Khi bắt tay, người ta thường nhìn thẳng vào nhau nhưng không quá lâu (not a prolonged direct eye contact)
Nam giới thường bắt tay khi được giới thiệu với nhau. Phụ nữ thường hiếm khi làm vậy nếu người được giới thiệu là nam, những giữa nữ – nữ, họ sẽ bắt tay nếu đứng gần nhau. Trên đường phố, nam giới không bao giờ được phép bắt tay một phụ nữ nếu như chưa tháo găng tay phải (right glove), tuy nhiên nếu ở rạp hát (opera), hay vũ hội (a ball) thì không cần thiết phải tháo.
Bạn chỉ có thể hôn để chào khi gặp bạn bè, đặc biệt là những người mà bạn đã lâu không gặp. Thông thường, bạn sẽ hôn lên má (kiss the cheek) nếu như là đó là người bạn khác giới. Và ở Anh, chỉ một cái hôn má như vậy là đủ.
Nguồn gốc của nghi thức bắt tay
Người ta tin rằng việc bắt tay đã bắt nguồn từ thời trung cổ (Medieval times), khi phần đông nam giới thường mặc áo giáp (covered in armor), họ xoè bàn tay phải về phía nhau, để chứng tỏ rằng không hề mang theo vũ khí, gươm, dao- như một biểu hiện của sự hữu hảo và thân thiện. Mục đích của bắt tay là truyền tải sự tin cậy (trust), cân bằng (balance) và bình đẳng (equality).Dần dần, nghi thức bắt tay đã trở nên phổ biến, và đa dạng hoá về ý nghĩa. Ngày nay, cái bắt tay được dùng để chào nhau, tạm biệt nhau, đồng ý – nhất trí với nhau, đôi khi thể hiện ý chúc mừng hay cảm ơn. Trong thi đấu thể thao, bắt tay còn là biểu tượng của tinh thần thể thao trong sáng (as a sign of good sportsmanship).
Ông Joseph Lazarow, Thị trưởng thành phố Atlantic, bang New Jersey, Hoa Kỳ là người được ghi vào sách kỷ lục Guiness của thế giới vì trong một sự kiện với công chúng, ông đã bắt tay 11.000 bàn tay trong một ngày tháng 7, 1977. Kỷ lục trước đó thuộc về cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt với 8.513 cái bắt tay trong một buổi tiếp tân (reception) ở Nhà Trắng vào ngày 1/1/1907
Chào hỏi trang trọng (Formal greetings)
Câu chào hỏi trang trọng (formal greeting) phổ biến nhất là “How do you do” đi kèm với một cái bắt tay chặt (a firm handshake), tuy nhiên giữa đàn ông và phụ nữ, thì là một cái chạm tay nhẹ nhàng (a lighter touch) hơn là bắt tay thật sự.
Trong giao tiếp thương mại, công việc, việc giới thiệu tuỳ thuộc vào vị trí của người đó trong công ty. Người có thứ bậc cao nhất sẽ được giới thiệu trước. Nếu bạn phai giới thiệu hai người có thứ bậc ngang nhau (equal rank), giới thiệu người mà bạn biết ít về họ hơn cho người kia.
“How do you do?” là một câu chào, không phải là một câu hỏi, và cách phản hồi đúng nhất đó chính là lặp lại. Khi bạn bắt tay với ai đó lần đầu tiên, bạn sẽ nói câu này.
Mr. A :”How do you do?” (Chào chị.)
Ms. B:” How do you do?”(Chào anh.)
Và thường sau câu chào đầu tiên này, người Anh thường dùng một số câu nói lịch sự để bày tỏ sự hân hạnh khi được biết người được giới thiệu. Ví dụ như:
Nice to meet you – Nice to meet you too. (Thường nói khi bắt tay)
Delighted to meet you– Delighted to meet you too.
Pleased to meet you – Pleased to meet you too. .
Glad to meet you – Glad to meet you too
Chào hỏi thông thường (Informal greetings)
Good Morning / Good Afternoon / Good Evening
‘How are you?’là một câu hỏi xã giao , và cách trả lời thông thường nhất và lịch sự nhất là “I am fine thank you and you?”
Ms. A: “How are you?” (Anh có khoẻ không?)
Mr. B: “I am fine thank you and you?” (Tôi khoẻ, cảm ơn chị, còn chị thì sao?)
Hi – Hi/hello
Morning / Afternoon / Evening (Lược bỏ từ Good sẽ thành cách chào thân, không trang trọng)
How’s you? – Fine thanks. You?
Thank you / thanks / cheers
Đôi khi người ta nói “cheers” thay vì “thank you”. Bạn cũng có thể nghe người ta nói “cheers” thay vì “good bye”, điều mà thực sự họ muốn nói là “thanks and bye”
Bạn có biết?
Người ta thường không chào nhau trong nhà thờ, trừ khi là trong một lễ cưới (a wedding). Trong các lễ cưới, người ta có thể nói chuyện với bạn bè ngồi gần nhau nhưng rất khẽ. Thông thường, nếu gặp một người bạn, bạn sẽ mỉm cười để chào thay vì chào hỏi thông thường, và tuyệt đối không bao giờ được thực sự cúi chào nhau trong nhà thờ, vì đó là nơi thiêng liêng, chỉ cúi đầu trước Chúa. Bạn chỉ có thể chào hỏi như thường, Hello/How are you? Khi bạn bước ra khỏi thềm cửa nhà thờ.
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng không biết tiếng Anh là một điều thật là tệ hại không? Không, điều tệ hại nhất không phải là không biết tiếng Anh, mà là biết tiếng Anh nhưng phát âm không chuẩn. Có rất nhiều lý do đưa ra để trả lời cho câu hỏi: Vì sao bạn cần phải phát âm tiếng Anh chuẩn? Nhiều người nói rằng: Phát âm chuẩn để giúp bạn tự tin khi giao tiếp tiếng Anh. Đúng! Người khác nói rằng: Phát âm chuẩn là một cách để bạn thể hiện rằng bạn đang nói thứ một tiếng Anh sành điệu. Cool. Đúng quá rồi. Một số khác lại cho rằng phát âm chuẩn tiếng Anh là yếu tố quan trọng để bạn hòa nhập nhanh hơn vào môi trường sống ở một nước nói tiếng Anh.Điều này rất chính xác. Còn quan điểm của English4ALL thì sao, chúng mình nghĩ một cách rất đơn giản rằng: Phát âm tiếng Anh chuẩn sẽ giúp cho bạn không “tự giết” chính mình và “giết” nhiều người khác khi sử dụng tiếng Anh. Bạn có tin không? Không tin ah, tốt thôi, hãy lên tàu English4ALL hôm nay tới Weekend Gossip để nghe lời giải thích nhé. All aboard!
POOR ENGLISH PRONUNCIATION CAN “KILL” YOU ONE DAY LIKE THIS.
Một ngày nào đó, phát âm tiếng Anh một cách tồi tệ có thể “giết” chính bạn theo cách như này này:
One day imma gona to Malta to bigga hotell
In the morning i go down to eat a breakfast
I tell the waitress i wanna 2 pisses of toast
She brings me only one piss
I tell her i wanna to piss
She says go to the toilet
I say you dont understand
I want to piss on my plate
She say you better no piss on the plate
You son of a bitch!
I dont even know the lady
And she calls me a son of a bitch
Later
I go to eat at a bigga resturant
The waitress bring me a spoon and
a knife, but no fork!
I tell her i wanna the fuck
She tellin me everyone wanna fuck
I tell her you dont understand
I wanna fucka on the table
She say you better not fuck on the table
You son of a bitch!
So i go back to my room in a hotel
And there is no sheeats on the bed
Call the manager and im tellin him i wanna shit!
He tellin me go to the toilet
I say you dont understand
I wanna shit on my bed!
He say you better not shit on my bed
You son of you bitch!
I go to the check out
and the man in the desk says
Peace on you, i said piss on you too
you son of a bitch!
Im goin back to Italia, Arrivederci
AND CAN KILL MANY OTHERS AS WELL. DON’T BELIEVE,, CHECK IT OUT!
và còn có thể hại nhiều người khác nữa cơ, không tin ah, thử xem này!
Là một đô thị quốc tế với sự đa dạng văn hóa và sắc tộc tầm cỡ thế giới, London là điểm hẹn của rất nhiều nền văn hóa giàu bản sắc từ năm châu tụ hội và phát triển. Ở London, bạn có thể tham dự Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, các lễ hội đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Âu và từ nhiều vùng của thế giới. Tuần vừa qua, du khách đến với London sẽ may mắn có cơ hội tham dự London Notting Hill Carnival – là một lễ hội văn hóa được tổ chức hàng năm vào ngày Bank Holiday của tháng 8 (25/08) trong suốt 50 năm qua.. Đây là nơi hội tụ của rực rỡ sắc màu, những vũ điệu Latin cuồng nhiệt, sức hấp dẫn nóng bỏng không thể cưỡng lại. Không cần phải đến tận châu Mỹ La Tinh để biết thế nào là một carnival bởi vì chúng ta có thể hoà mình vào một carnival đích thực ngay giữa lòng London. Nhịp sống bận rộn phải nhường bước cho không gian lễ hội ngập tràn khắp đường phố khu Notting Hill. Hãy cùng English4ALL tìm hiểu về lễ hội mang đậm màu sắc Mỹ Latin này tại ga British Way ngày hôm nay nhé! All aboard!
The Notting Hill Carnival – là lễ hội đường phố lớn nhất (street festival) Châu Âu và khởi nguồn từ năm 1964. Đây là cách mà các cộng đồng văn hóa Caribe (Caribbean) ở London kỉ niệm các giá trị văn hóa và truyền thống riêng biệt của họ. Được diễn ra vào ngày nghỉ lễ Bank Holiday của tháng Tám trên các đường phố của khu vực Notting Hill, phía tây của London (W11), đây là lễ hội tuyệt vời của âm thanh, màu sắc và tinh thần đoàn kết xã hội (social solidarity)
Nguồn gốc của lễ hội Notting Hill Carnival là các lễ hội hóa trang của Carribe đầu thế kỉ 19 – một truyền thống văn hóa rất mạnh mẽ ở Trinidad. Họ kỉ niệm việc bãi bõ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ (slavery trade). Lễ hội đầu tiên chỉ là một cuộc biểu diễn các các nghệ sỹ nhạc khí trình diễn ở khu Earls Court của London vào cuối tuần, khi các ban nhạc (bands) diễu hành qua các khu phố của Notting Hill, họ thu hút được cư dân da màu tràn ra phố, làm họ nhớ lại văn hóa Carribe mà có lẽ họ đã để quên nơi quê nhà. Những điệu nhảy, những bài hát của người Trinidad được trình diễn lại. Trong thời kỳ bị nô dịch, họ bị cấm tổ chức những lễ hội của riêng mình, giờ đây, được hưởng một nên tự do dân chủ mới, họ có cơ hội thể hiện bản sắc văn hóa của mình. Họ cải trang trong những bộ trang phục thời trang Âu Châu giống như những ông chủ trước đây của họ, thậm chí còn nhuộm trắng mặt bằng bột, đeo mặt nạ trắng, những nét đặc trưng đó hiện vẫn còn trong Notting Hill Carnival ngày hôm nay. Mỗi năm lễ hội Notting Hill Carnival thường tiếp đón đến gần 1 triệu lượt khách đến tham dự.
Một số hình ảnh về Lễ hội London Notting Hall Carnival.
Với bất kỳ một nền văn hóa nào, hôn nhân với sự khởi đầu bằng một lễ cưới luôn luôn là một sự kiện quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nếu như người Việt có những phong tục lâu đời và đậm nét Á Đông trong các nghi thức cưới xin, thì văn hóa Anh cũng sở hữu vô số những điều lý thú mà chúng ta thật không nên bỏ qua. Hãy cùng lên ngay chuyến tàu văn hóa hôm nay của English4ALL đến ga British Way để tìm hiểu đôi nét về chuyện cưới xin của người Anh nhé. All aboard!
Trước đám cưới
Ở Anh, một cuộc hôn nhân luôn bắt đầu bằng màn cầu hôn (proposal of marriage hay proposal). Theo truyền thống, người đàn ông luôn là người phải quỳ xuống để ngỏ lời cầu hôn cùng với một chiếc nhẫn (an engagement ring) và một câu hỏi hết sức trang trọng “Will you marry me?” (Em sẽ lấy anh chứ?). Ở Anh, chiếc nhẫn đính hôn thường được nữ giới đeo ở ngón tay thứ ba trên bàn tay trái (ring finger).
Tuy nhiên, nếu như bạn là nữ giới, và chờ mãi đối tác không có “tín hiệu” gì, bạn hoàn toàn có thể chủ động “cầu hôn ngược” tuy nhiên chỉ vào một ngày duy nhất trong bốn năm: 29 tháng 2 của năm nhuận (leap year)
Trong khoảng thời gian, giữa lễ đính hôn (engagement) và lễ cưới (wedding), hai người sẽ gọi nhau là hôn phu – chồng chưa cưới (fiancé) và hôn thê – vợ chưa cưới(fiancée)
Khi đám cưới đã được định ngày, sẽ có một thông báo về hôn lễ (the banns of marriagehay gọi tắt là the banns) sẽ được treo ở nhà thờ địa phương (local parish church) hoặc văn phòng đăng ký kết hôn (register office) để báo cho tất cả mọi người biết về đám cướp sắp diễn ra. Mục đích của the bannslà để nếu ai có vấn đề gì thắc mắc, có thể khiếu nại để kịp thời vô hiệu hóa đám cưới (trong trường hợp có vợ/chồng cũ chưa ly dị hoặc hôn nhân cùng huyết thống (kinship)
Ở Anh, một cuộc hôn nhân chỉ trở thành hợp pháp sau khi thông báo này được niêm yết và giấy đăng ký kết hôn (a marriage certificate) được cấp.
Thành phần lễ cưới
Ngoài hai nhân vật chính, cô dâu (bride)và chú rể (groom), đám cưới còn có rất nhiều người. Những công việc trong đám cưới thường do bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể đảm nhận, và được đề nghị giúp những việc này là một điều vinh hạnh to lớn.
Để giúp cho cặp đôi, có người mang nhẫn (Ringbearer) thường là một cậu bé làm nhiệm vụ giữ cặp nhẫn cưới (wedding rings). Và Usherslà những người giúp việc tổ chức đám cưới, thường là nam giới.
Giúp việc riêng cho chú rể, có phù rể (bestman) – một người bạn nam thân thiết hay họ hàng của chú rể sẽ nhận vinh dự này, và còn có nhiều người giúp việc khác nữa, gọi là groomsmen.
Về phía cô dâu, phù dâu (maid of honour) cũng thường là bạn thân hoặc họ hàng của cô dâu. Nếu cô phù dâu này đã kết hôn, sẽ gọi là “matron of honour”. Ngoài ra còn có những phù dâu “phụ” gọi là bridemaids. Cha của cô dâu (Father of the Bride) – là nhân vật mang tính biểu tượng làm nhiệm vụ “trao” cô dâu cho chú rể. Nếu như cha đẻ của cô dâu không may đã qua đời, thì một người họ hàng là nam giới, thường là chú ruột hoặc anh trai sẽ nhận sứ mệnh này.
Ngoài ra còn có “flower girl– một em bé gái sẽ rải hoa (scatter flower) trước bữa tiệc cưới, đôi khi còn có các “junior bridemaids” – phù dâu “nhí”là các cô gái từ 8-16 tuổi giúp việc cho cô dâu.
Khách mời dự đám cưới (wedding guests) thường được gửi giấy mời trong đó có yêu cầu hồi âm (rsvp). Họ thường được mời tới dự lễ cưới (wedding) và tiệc cưới (wedding reception) diễn ra sau đó, mặc dù đôi khi tiệc cưới mời rất hạn chế. Sẽ có những người chắc chắn phải được mời theo nghĩa vụ gia đình (family obligations) và do đó, nếu như không được mời – họ sẽ coi đó như một sự xúc phạm (an insult).
Lễ cưới.
Ngày cưới thường được ca tụng như “ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời cô dâu”( không thấy nhắc đến chú rể, nên những ai đã có vợ nên tự hiểu), những thực sự đó là một trải nghiệm khá căng thẳng khi có quá nhiều việc phải lo lắng, và luôn phải cố gắng để làm vui lòng tất cả mọi người. Đó cũng là một bài test đầu tiên cho sức chịu đựng (fortitude) của cặp đôi
Khi khác tới dự lễ cưới, ushers sẽ làm nhiệm vụ phát hoa và lịch trình của buổi lễ, và đưa họ về đúng chỗ. Theo truyền thống, nhà trai và nhà gái sẽ ngồi theo hai dãy riêng. Những hàng ghế đầu thường dành cho gia đình và bạn bè thân thiết.
Chú rể và người phù rể sẽ đợi cô dâu và tùy tùng (entourage) phía trong nhà thờ. Đoàn của cô dâu bao gồm cô dâu, cha cô dâu, phù dâu chính và các phù dâu phụ, các em bé (flower girl và page boy), thường đi đến trong những chiếc xe đẹp hoặc xe ngựa kéo. Nhiệm vụ của page boy là mang nhẫn cưới trên một chiếc gối (cushion)
Người dẫn chỗ (usher) và các phù rể phụ lần lượt đưa ông bà, mẹ cô dâu, mẹ chú rể về chỗ ngồi.
Các phù dâu phụ (bridemaids)tiến vào, cùng với các phù rể phụ (groomsmen)
Kế đến là phù dâu (maid/matron of honour)cùng với phù rễ (best man)tiến vào nhà thờ. Theo sau là em bé giữ nhẫn (page boy/ringbearer) – em bé rắc hoa (the flower girl) tiến vào.
Cuối cùng là cô dâu dưới sự hộ tống của cha mình sẽ đi vào sau cùng trong tiếng nhạc đệm (thường là “Here comes the bride”) và buổi lễ chính thức bắt đầu.
Trong buổi lễ, cô dâu và chú rể sẽ có những lời thề hôn phối (marriage vows). Theo văn hóa phương Tây, những lời hứa giữa cô dâu và chú rể thường bao gồm những ý niệm về tình yêu thương (affection –love,comfort, keep), sự thủy chung (forsaking all others), vô điều kiện (for richer or poorer, in sickness and in health) và sự lâu bền (“as long as we both shall live” –“until death do us part”). Phần lớn các đám cưới sử dụng các lời thề theo nghi lễ tôn giáo, nhưng ngày nay, ở Anh, nhiều cặp đôi sử dụng những bài thơ tình rất xúc động hoặc lời bài hát từ một bản tình ca nào đó, thậm chí tự viết lời thề riêng cho mình hơn là dựa vào những chuẩn mực cũ.
Sau khi thề ước, cặp đôi sẽ trao nhẫn cho nhau. Nhẫn cưới thường là nhẫn vàng trơn và đeo vào ngón đeo nhẫn (ring finger) vì người ta tin rằng ở ngón tay đó có mạch máu (vein) dẫn thẳng đến tim.
Sau phần nghi lễ, cô dâu, chú rể, và viên chức đăng ký, cùng hai nhân chứng (witnesses) sẽ sang một phòng bên cạnh để ký giấy đăng ký kết hôn – đây là bước bắt buộc để hợp thức hóa hôn nhân.
Sau đó, khách mời sẽ tung cánh hoa (flower petals), pháo giấy (confetti), và gạo vào cặp đôi mới cưới (newly-married)để chúc phúc.
Cô dâu sẽ đứng quay lưng lại với khách mời và ném bó hoa cưới (bouquet) qua đầu. Ai bắt được bó hoa đó sẽ là người kế tiếp thành hôn.
Cuối cùng, một buổi chụp hình sẽ diễn ra ngay trước khi cặp đôi rời nhà thờ, mọi người sẽ cùng đứng chung để chụp ảnh.
Ngày nào đẹp để làm đám cưới?
Người Việt thường có thầy bói, thầy cúng để xem ngày tổ chức đám cưới. Người Anh thì kém may mắn hơn, họ chỉ có một bài thơ như thế này
Monday for wealth, Tuesday for health, Wednesday the best day of all. Thursday for losses, Friday for crosses, Saturday for no luck at all.
Đại ý là cưới vào nửa đầu tuần và đặc biệt là vào ngày thứ Tư là đẹp nhất, tuy nhiên, người Anh hiện đại vì quá bận rộn trong tuần nên cứ thứ bảy là tổ chức đám cưới – đó là lý do vì sao tỉ lệ ly hôn tăng vọt.
Trang phục đám cưới
Trang phục của cô dâu phương Tây thường là váy cưới màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết (purity) có từ thời Victoria. Trước đó, các cô dâu còn mang mạng che mặt (veil) để xua đuổi tà ý. Và thường cô dâu sẽ mặc như thế này:
Thường cô dâu sẽ mang một món trang sức hồi môn (an heirloom) hoặc một cuốn kinh thánh của gia đình, váy cưới chắc chắn là váy mới, kèm theo một món đồ mượn của ai đó, đeo một dải băng xanh (blue). Nếu cô dâu lúng túng không biết chọn đồ như thế nào để mặc, thì cũng không sao, đã có bài thơ này.
“Married in white, you will have chosen all right. Married in grey, you will go far away. Married in black, you will wish yourself back. Married in red, you’ll wish yourself dead. Married in blue, you will always be true. Married in pearl, you’ll live in a whirl. Married in green, ashamed to be seen, Married in yellow, ashamed of the fellow. Married in brown, you’ll live out of town. Married in pink, your spirits will sink.”
Và nếu cô dâu chọn váy màu trắng cho đám cưới của mình thì giá trung bình cho một bộ váy cưới là £826.
Ngày xưa, thời Trung Cổ, các phù dâu mặc y như cô dâu để làm cho rối trí những ma quỷ muốn làm hại cô dâu. Nhưng ngày nay thì không cô dâu nào muốn mình bị mờ nhạt trong ngày trọng đại này.
Tiệc cưới
Sau lễ cưới, là phần tiệc cưới với một số bài phát biểu và lời chúc tụng dành cho cặp đôi. Bất kỳ một điệu nhảy nào cũng đều do cô dâu và chú rể mở đầu, thường gọi là “Bridal Waltz”, gọi là như vậy nhưng hiếm khi người ta nhảy điệu waltz. Theo truyền thống, sẽ có một màn nhảy giữa cô dâu và cha mình, trong đó thỉnh thoảng chú rể xen vào nhảy cùng cô dâu, tượng trưng cho việc cô dâu từ biệt cha về nhà chồng.
Trong tiệc cưới, sẽ có một chiếc bánh cưới (wedding cake) rất đẹp, thường là bánh trái cây với tầng trên cùng có hình cô dâu chú rể. Để lấy may, cô dâu chú rể cần phải cùng nhau cắt bánh, điều này tượng trưng cho sự chung sức chung lòng của họ trong cuộc sống sau này. Một tầng của chiếc bánh sẽ được giữ lại để ăn vào dịp 1 năm kỉ niệm ngày cưới hoặc ăn vào lễ rửa tội đứa con đầu lòng. Những ai không đi dự đám cưới, sẽ được gửi cho một miếng bánh bỏ trong hộp nhỏ (a memento)
Người ta có một điều mê tín rằng, nếu khách nào đi dự đám cưới mà đang FA- còn độc thân, hãy mang miếng bánh đó về để dưới gối, sẽ tăng cơ hội tìm được người bạn đời nhanh hơn.
Hoàng Huy
Bản quyền thuộc về English4all.vn
Đám cưới Hoàng Gia Anh của Hoàng thái tử William và cô Kate Middleton năm 2011