Who invented America? Nope, Christopher columbus DISCOVERED it. Phân biệt Invent/Invention vs Discover/Discovery

Trong giao tiếp tiếng Anh nói và viết, đã bao giờ bạn nhầm lẫn hoặc lúng túng về cách dùng của các từ trên đây Invent/Invention – Discovery/Discovery không? Kết quả tạo ra đều là một điều gì đó mơi mẻ, tuy nhiên hai cặp từ này lại có một sự khách biêt rất lớn. Hãy lên ngay chuyến tàu English4ALL hôm nay tới ga Stop Confusing để được giải thích. All aboard!

 

Không ít người đã tin rằng “invent” và “discover” đều là một, có thể dùng lẫn, thay thê cho nhau, đều được dịch là “tìm ra” “khám phá ra…” Rất tiếc, họ đã nhầm lẫn. Trên thực tế, cách sử dụng hai từ này rất khác nhau về bản chất.

 

1. DISCOVER/DISCOVERY

DISCOVER (verb)là hành động khám phá ra một điều gì đó mới (phát hiện), điều đó thực ra đã tồn tại từ trước khi được khám phá ra. Kết quả của discover là discovery (noun). Một vài ví dụ của discovery là Châu Mỹ, là sao Hoả, luật vạn vật hấp dẫn của Newton, hay một nguyên tố hoá học…….Trước khi Christopher Columbus “tìm ra” Châu Mỹ, nó vẫn ở đó, có từ rất lâu đời, tuy nhiên người ta không biết đến sự tồn taị của nó cho đến khi ông khám phá ra và đặt tên.

Ví dụ: Thanks to an apple, Newton discovered what we now call gravity.

(Nhờ có một trái táo, Newton đã khám phá ra thứ mà bây giờ chúng ta gọi là trọng lực)

Trước khi Newton khám phá ra quy luật và đặt trên là “trọng lực”, khái niệm đó vẫn tồn tại, có từ rất lâu trước đó. Nó là thứ có sẵn, Newton chỉ là người phát hiện ra và gọi tên.

 

 

2. INVENT/INVENTION

INVENT là hành động tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới (phát minh), chưa từng tồn tại trước đó. Thành quả của invent là invention (noun) Một vài ví dụ của invention là phát minh ra bánh xe (wheel), xe hơi (automobile), cái TV, điện thoại…Trước khi Bell phát minh ra cái điện thoại, chưa ai biết và hình dung ra được điện thoại nó là cái gì?

 

Ví dụ: One of the greatest Chinese inventions is paper.

(Một trong những phát minh vĩ đại nhất của Trung Quốc đó là giấy)

Trước khi người Trung Quốc tạo ra cái mà chúng ta bây giờ gọi là giấy, loài người không hề biết đến khái niệm giấy là gì, giấy chưa hề tồn tại trước đó. Nó là thứ không có sẵn, người ta phải tạo ra nó chứ không thể tìm kiếm từ đâu ra được.

 

 

Nói tóm lại, đã có ai đó khám phá (discover) ra dòng điện (electricity) vì đó là thứ quy luật đã có sự trong tự nhiên, sớm hay muộn người ta cũng sẽ tìm ra sự di chuyển của các hạt electron, và đã có ai đó phát minh (invent), tạo ra máy phát điện (electric generator), trước đó chưa từng có cái máy này.

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Because the chairman flight had been DELAYED for 5 hours, our meeting was postponed to the day after. PHÂN BIỆT DELAY – POSTPONE.

Postpone và Delay là hai từ thường gây nhầm lẫn vì có vẻ giống nhau về mặt nghĩa, đều hàm ý một sự việc, sự kiện nào đó sẽ diễn ra chậm hơn sao với dự kiến. Tuy nhiên giữa chúng lại có sự khác biệt về ngụ ý (connotations), và để sử dụng một cách chính xác hai từ này cho những trường hợp cụ thể, người học tiếng Anh cần nắm chắc sự khác biệt này. Nếu bạn còn chưa rõ ràng cách sử dụng cặp từ này, đừng lo, chuyến tàu hôm nay của English4ALL tới ga Stop Confusing sẽ giúp bạn làm điều đó. All aboard!

1. Postpone – Trì hoãn.

Từ postpone được dùng để chỉ hành động lùi thời điểm diễn ra một sự việc/sự kiện về sau (keeping an event at a later date).

Ví dụ: The tournament was postponed to December.

(Giải đấu được hoãn lại tới tháng 12)

Trong câu trên chỉ ra rằng giải đấu sẽ không được tổ chức đúng như dự kiến (vào tháng 8 chẳng hạn) mà hoãn lại tới tháng 12.

Theo sau postpone thường sẽ là một mốc thời gian (thời điểm): next month, next year, August, 5.00p.m.

Postpone là động từ được theo sau bởi V-ing, dạng danh từ là postponement (n)

Ví dụ: We’ve had to postpone going to France because the children are ill.

(Chúng tôi phải hoãn đi Pháp bởi vì bọn trẻ con bị ốm)

Khi một sự việc nào đó bị postpone thường sẽ có thông báo, cảnh báo (warning), và thường postpone thường mang ngụ ý tích cực, ví dụ như câu trên, hoãn đi Pháp là vì đảm bảo sức khỏe của bọn trẻ, khi nào chúng khỏe hơn sẽ đi.

Postpone là sự thay đổi cả kế hoạch, thay đổi khi sự việc chưa hề diễn ra như dự định ban đầu.

2. Delay – Chậm trễ

Từ delay lại mang ý chỉ cần nhiều thời gian hơn cần thiết (taking more time than what is actually necessary).

Ví dụ: He delayed the process by two weeks.

(Ông ta ta đã chậm quy trình 2 tuần)

Theo kế hoạch/dự kiến, đáng lẽ quy trình phải hoàn thành từ 2 tuần trước đó.

Theo sau delay thường sẽ là một khoảng thời gian (chậm trễ so với dự kiến): 10 minutes, 5 days, 4 weeks, 2 years……

Delay cũng là động từ theo sau bởi V-ing và dạng danh từ không đổi: delay (n), dạng tính từ là delaying (adj)

Cần chú ý rằng từ delay thường được theo sau bởi giới từ “by”

1.         The arrival of the train was delayed by 10 minutes.

(Tàu khởi hành trễ 10 phút. Ví dụ đáng lẽ 7h chạy, đến 7h10 tàu mới thực sự rời ga)

2.         The departure of the bus was delayed by one hour.

(Xe buýt đến trễ 1 tiếng. Ví dụ đáng lẽ 8h xe buýt phải đến nơi, nhưng thực tế 9h mới tới)

Trong một số trường hợp, nếu delay được sử dụng dưới dạng danh từ, sẽ được theo sau bởi giới từ “of”.

Ví dụ:  There was a delay of 10 minutes.

(Có một sự chậm trễ 10 phút)

Khi một sự việc nào đó bị delay thường ít có thông báo, cảnh báo (warning), và thường delay thường mang ngụ ý tiêu cực.

Delay được dùng để chỉ sự việc theo một kế hoạch, dự định đã vạch sẵn, nhưng về mặt thời gian không diễn ra đúng như mong muốn ban đầu.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Are you going to see Richard Clayderman’s concert at the theatre tonight? Nope, I will watch it on TV tomorrow. Phân biệt các động từ SEE – WATCH – LOOK

SEE – WATCH – LOOK Đều được dùng để chỉ hoạt động nhìn, quan sát của mắt, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các động từ này. Đã bao giờ bạn gặp rắc rối khi sử dụng những từ này chưa? Hãy tạm biệt những sự phân vân đó sau khi đi cùng English4ALL tới ga Stop confusing ngày hôm nay nhé. All aboard!

 

Look –see- và watch có vẻ rất giống nhau, đều chỉ những cách thức khác nhau mà bạn sử dụng cặp mắt của mình. Tuy nhiên, có hai sự khác biệt quan trọng nhất, đó là nhìn có chủ ý (intend to watch) và mức độ nhìn.

SEE

See thường dùng để nói về việc nhìn, quan sát những điều mà chúng ta không thể tránh được, nhìn thấy một cách tình cờ…

Ví dụ: I opened the door and saw a couple was kissing outside.

(Tôi mở cửa và nhìn thấy một cặp đang hôn nhau bên ngoài)

Bạn không muốn nhìn thấy họ, không hề có chủ ý nhìn cảnh tượng đó. Nói cách khác là sự việc, hoặc hình ảnh nào đó vô tình đập vào mắt.

I can see a cloud in the sky

(Tôi nhìn thấy một đám mây trên trời)

I suddenly saw a bird fly in front of me.

(Tôi bỗng nhiên thấy một con chim bay ngay trước mặt)

Didn’t you see Annie? She was waving at you.

(Cậu không nhìn thấy Annie thật ah? Cô ấy vẫy chào cậu đấy.)

 

LOOK

Khi bạn quan sát, nhìn một cái gì đó, sự việc nào đó một cách hoàn toàn có chủ ý (intention), hãy dùng động từ Look.

Ví dụ:

“This morning she was looking at the newspaper when I came in”

(Sáng nay khi tôi vào thì nàng đang xem báo) – Nàng hoàn toàn có chủ ý cầm tờ báo lên xem.

I’m looking but I don’t see it.

(Tôi đang nhìn đây nhưng tôi không thấy)

Động từ Look khi có tân ngữ (object) luôn cần phải có giới từ at  look + at + object.

Ví dụ: Nam looked at her = Nam gave her a look (Nam nhìn mụ ta).

 

 WATCH

Khi bạn xem một thứ gì đó, không những là có chủ ý rõ ràng, mà còn xem một cách tập trung và chăm chú, nhất là vì cái bạn xem nó chuyển động, hoặc có diễn tiến, không thể không chọn WATCH.

Ví dụ:

“I like watching motor racing on TV.”

(Tôi thích xem đua xe mô tô trên TV)

 

Thông thường, chúng ta sẽ dùng see cho những buổi biểu diễn (public performance) xem trực tiếp và dùng watch cho tình huống xem ở nhà qua TV.

We’re going to see George Clooney’s latest movie at the cinema tonight.

(Chúng tôi sẽ đi xem bộ phim mới nhất của Clooney chiếu ở rạp tối nay)

We saw the All Blacks beat Wales in Cardiff last year.

(Bạn có xem buổi biểu diễn All Blacks beat Wales ở Cardifff năm ngoái không)

Did you ever see Michael Jackson live on stage?

(Cậu đã thấy M. Jackson trên sân khấu bao giờ chưa?)

Last night we stayed home and watched some films on TV.

(Tôi qua bọn tôi ở nhà và xem vài bộ phim trên TV)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

It’s sunny. Let’s walk in the SHADOW! Nope, in the SHADE SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SHADE VÀ SHADOW

Hồi còn bé, đã bao giờ bạn chơi trò đuổi theo cái bóng của chính mình trên mặt đất chưa? Đến bây giờ mình đôi khi vẫn còn nghịch ngợm trò đó như một cách về lại tuổi thơ. Nhưng cái bóng đó trong tiếng Anh là Shade  hay Shadow nhỉ? Vì cả hai từ này đều là “bóng”. Biết phải lựa chọn như thế nào đây? Nếu bạn có cùng câu hỏi đó hoặc ít nhất đã từng một lần không biết phải chọn từ nào trong hai từ trên, hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL đến ga Stop Confusing nhé. All aboard!

Có một sự nhầm lẫn khá thường xuyên giữa từ shade và shadow trong tiếng Anh.

 1. SHADE (n)

Shade- Dùng để diễn tả bất cứ vùng, diện tích nào mà ánh sáng mặt trời bị chặn lại. Bóng râm

Shade là bóng râm của tòa nhà, cây cối, mái hiên…….

Shadow

Ví dụ:

After walking for hours through the city on a hot and humid summer day, we found a place to rest in the shade.

(Sau khi đi bộ hàng giờ trong thành phố giữa một ngày hè nóng nực, chúng tôi tìm chỗ nghỉ trong một bóng râm)

There’s nothing like sitting on the cool grass in the shade of a cherry tree.

Không có gì bằng ngồi trên bãi cỏ dưới bóng râm của một cây cherry.

shady (adj.)

Let’s find a shady spot to park the car, otherwise it may overheat later.

(Tìm chỗ nào râm râm mà đậu xe, không tí nữa nó quá nóng mất)

Ghi chú:: Shady còn là tiếng lóng chỉ sự mờ ám, không trung thực, thiếu tin cậy (a shady character/neighborhood/bar)

 

2.SHADOW (n)

Shadow–  là bóng, là hình dáng cụ thể của một vật, hay người được tạo thành bởi ánh nắng mặt trời.

Shadow – là bóng người/vật trên mặt đất, trên tường, vách do ánh sáng tạo ra

Shadow 2

Ví dụ:

Looking down from the balcony, we could see the shadows of the people walking by cast on the pavement.

(Nhìn xuống từ ban công, chúng tớ thấy những cái bóng của người qua lại in trên vỉa hè)

He’s so timid, that he’s afraid of his own shadow!)

Anh ta nhát đến độ sợ cái bóng của chính mình.

Ghi chú: Five o’clock shadow được dùng để chỉ râu lún phún – stubble (hậu quả của vài ngày không cạo râu)

 

Thành ngữ: beyond/without a shadow of a doubt: không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn.

Ví dụ: Without a shadow of a doubt, this is the best film I have seen

(Chắc chắn đây là bộ phim hay nhất tôi đã từng xem)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

 

 

The robber is in jail now, but after the court tomorrow, he will be sent to prison. Phân biệt từ Jail và Prison.

Jail” và “Prison” có gì khác nhau? Hai từ này đôi khi vẫn được người nói tiếng Anh sử dụng thay thế cho nhau với nghĩa chung là nơi giam giữ tội phạm , đôi khi bạn vẫn nghe thấy “Luyện was just realeased from a prison last week. I had no idea he was in jail!”.  Tuy nhiên, thực sự là vẫn có một sự khác biệt trong cách sử dụng hai từ “jail” và “prison” mà muốn sử dụng chính xác bạn cần phải hiểu rõ. Hôm nay, English4ALL sẽ giúp bạn phân biệt hai từ này nhé.

Jail

Jail” thường được vận hành bởi chính quyền địa phương, thuộc sở cảnh sát hoặc chính quyền hạt (county government). Mục đích của một “jail” là giam giữ ai đó trong một thời gian ngắn hạn trong khi họ đang đợi ngày ra tòa (trial date) hoặc đợi chuyển tới một “prison” khi họ đã bị tòa án chính thức kết tội (convict). Như vậy, jail có thể được hiểu như trại tạm giam trong tiếng Việt.

 

Prison

Prison” thường do một bang (như ở Mỹ) hoặc chính quyền liên bang điều hành. Từ “penitentiary” có thể được dùng để chỉ một nhà tù liên bang (federal prison). Một người phải chịu án tù (send to prison) sau khi bị tòa án kết tội phạm phải một tội nghiêm trọng (serious crime). Một tội nghiêm trọng có thể là trộm cắp (stealing) hay giết người (murder). Một tù nhân sẽ được gọi là “a prisoner” trong khi từ “inmate” lại dùng chỉ chung một người đang bị giam giữ, bất kể ở “jail” hay “prison”. Do đó, “prison” tương đương với Trại giam, trại cải tạo trong tiếng Việt.

Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ (exception) đối với tội phạm đã bị kết án (convicted criminal) tuy nhiên nếu án phạt tù ngắn hạn, ví dụ như ở bang Florida- Mỹ, tù nhân có thể chấp hành án phạt tù dưới 364 ngày ở “jail” mà không bị chuyển tới “prison”. Tuy nhiên, mỗi nước lại có quy định khác, ở Anh Quốc, “jails” thường không được sử dụng, trong khi ở Canada, hệ thống trại tạm giam (jail) lại do chính quyền cấp tỉnh quản lý (provincial governments)

Prison 2

Cả nhà tù và trại tạm giam đều có những chương trình như tư vấn cai nghiện (substance abuse counseling) và các chương trình việc làm (work release programs) để giúp các phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng (rehabilitate). Một phạm nhân có thể được ân xá (on parole) nếu như cải tạo tốt.

Để sử dụng đúng từ “jail” hay “prison”, cần phải hiểu rõ đúng trường hợp của tù nhân như trong ví dụ dưới đây:

“The police took the robber to jail and he will stay there until he is convicted of the crime.”

(Cảnh sát tạm giam tên cướp, và hắn sẽ ở đó đợi cho đến khi bị kết tội)

“The robber is now in prison serving his sentence of 10 years, but he may get out early on parole after 8 years.”

(Tên cướp bị giam vào tù để chấp hành bản án 10 năm, nhưng hắn có thể được ân xá sau 8 năm)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Vice President but Deputy Prime Minister. Phó – Anh là ai? Phân biệt Vice- Deputy – Associate.

Phó — thường là chỉ chức vụ dưới “Trưởng”- hay dưới vị trí cao nhất. Trong tiếng Việt, phó nào thì cũng là “Phó” – phó giám đốc, phó trưởng khoa, phó thủ tướng, phó chủ tịch. Nhưng tiếng Anh thật là biết vẽ vời khi lại có cả Vice- Deputy-và Associate để hàm ý “Phó”. Tuy nhiên, đừng phó thác sự phân vân của bạn khi sử dụng các từ chỉ Phó trong tiếng Anh cho thời gian, hãy lên ngay tàu English4ALL hôm nay và các bạn sẽ…..thôi đừng phân vân, và tự tin sử dụng các từ này.

Deputy

Muốn dùng đúng từ Deputy, cần phải hiểu rõ về động từ Deputise: là  ủy quyền, trao quyền cho ai thay mặt mình làm một việc gì đó.

Ví dụ: He deputised a local citizen to take charge of situation while he was away.

(Ông ấy ủy quyền cho một người dân địa phương phụ trách tình hình trong lúc ông ấy đi vắng)

Do đó, danh từ Deputy có thể hiểu là người đóng vai trò thay mặt cấp trên, người được ủy quyền.Deputy thường dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh Ví dụ: Phó giám đốc – Deputy Director, phó trưởng phòng – Deputy manager……..

Thường thì một cấp lãnh đạo có thể có nhiều deputy, ví dụ như trong chính phủ, dưới thủ tướng (Prime Minister) có tới vài phó thủ tướng (Deputy Prime Minister) là những người được thủ tướng ủy quyền phụ trách những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như hiện nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giúp thủ tướng phụ trách khối văn hóa-xã hội-y tế- giáo dục, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phụ trách kinh tế ngành, phó thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách các vấn đề đối ngoại.

Tương tự như vậy, dưới một bộ trưởng (Minister) cũng sẽ có nhiều thứ trưởng (deputy minister) để giúp việc, được giao quyền phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Riêng chức danh thứ trưởng của chính phủ Mỹ không phải là Deputy Minister mà là Undersecretary vì Bộ trưởng là Secretary (ví dụ: Secretary of States: Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao)

Vice Deputy Associate

Vice

Vice- là từ gốc Latin có nghĩa là “thay thế”. Do đó, vice-president (Phó tổng thống – Phó Chủ tịch) là người có thể thay thế toàn quyền như president (tổng thống/chủ tịch) trong những trường hợp đặc biệt và sẽ là Provisional President (Quyền tổng thống, quyền chủ tịch) trong trường hợp chức vụ cao nhất này bị trống đột ngột (ví dụ tổng thống qua đời). Tiếng Anh chuẩn hiếm khi dùng deputy president.

Trong thực tiễn kinh doanh, từ chứ vice-director ít dùng hơn nhưng không phải là không có. Nếu bắt gặp, ta có thể hiểu rằng vice-director sẽ được toàn quyền như director nếu như diretor vắng mặt, trong khi deputy director có quyền rất hạn chế và trợ lý giám đốc (assistant to Executive director) nếu không được ủy quyền cụ thể (lawful power of attorney) bằng văn bản sẽ không có quyền ký kết thay giám đốc.

Vice- mang tính trang trọng hơn deputy. Chức danh Vice-Chairman nghe trang trọng  hơn Deputy Chairman, vì Vice-Chairman là phó chủ tịch, có quyền tương đương chủ tịch khi ông này vắng mặt còn Deputy Chairman có thể là người được ủy quyền chủ tịch, quyền hạn hạn chế.

Vice thường dùng cho các chức danh trong hệ thống giáo dục và hành chính.

Ví dụ: Vice-President (Phó Tổng thống), Vice-Chairman (Phó Chủ tịch), Vice-Principal (Phó hiệu trưởng), Vice-Dean (Phó trưởng khoa, ngày nay cách gọi Associate Dean phổ biến hơn)…..

Lưu ý quan trọng khi Deputy không có dấu gạch ngang (-), còn vice – thì cần có.

 

Một số ngoại lệ đặc biệt

Ở các trường đại học ở nước ngoài, hệ thống học hàm lần lượt là Giáo sư (Professor), Phó Giáo sư (Associate Professor) rồi mới tới trợ lý giáo sư (Assistant Professor). Từ “Phó” trong chức danh “Phó giáo sư” là tên gọi của học hàm chứ không mang nghĩa là Phó giáo sư (Associate Professor) là người giúp việc của Giáo sư (Professor).

Trong khi ở Mỹ, chức vụ hiệu trưởng trường đại học được gọi là có thể là President hoặc Chancellor thì ở Anh và Úc, Vice – Chancellor mới thực sự hiệu trưởng thực quyền, là người quản lý mọi mặt, phụ trách chung của nhà trường, trong khi Chancellor cũng là dịch hiệu trưởng nhưng là hiệu trưởng danh dự,  chủ yếu mang tính chất lễ nghi. Do đó, hiệu trưởng của các trường Anh hay Úc thường ghi Vice – Chancellor (President) để tránh hiểu nhầm.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

You cannot see the sun, because your dog is in the way. Phân biệt IN THE WAY và ON THE WAY.

Đôi khi có những cụm từ giống nhau đến 90%, nhưng chỉ vì khác một từ thôi lại tạo ra nghĩa rất khác biệt. Ví dụ như hai cụm từ ON THE WAY và IN THE WAY mà hôm nay English4ALL sẽ giúp bạn phân biệt. Sẽ không bao giờ nhầm lẫn hai cụm từ này nữa sau khi bạn đọc bài này. Hứa đấy! 

In the way

IN THE WAY

Nếu như có cái gì đó “in the way” nghĩa là nó đang chắn đường, cản trở và gây bất tiện cho bạn (inconvenience)

Ví dụ: I can’t see the TV screen, my dog is in the way.

(The dog is standing between you and the TV, and blocking your view)

(Tôi không nhìn thấy màn hình TV, con cún của tôi nó đang che mất)

(Con chó đứng giữa bạn và TV, làm cản trở tầm nhìn của bạn)

 

Ví dụ: There’s not enough room for me to work at this table. Please move your books somewhere else; they’re in the way.

(The books are inconveniently occupying space on the table)

(Không có đủ chỗ cho tôi làm việc trên cái bàn này. Làm ơn mang sách của cậu ra chỗ khác đi, vướng quá!)

(Những cuốn sách đang chiếm chỗ ở trên bàn)

 

Nếu có ai đó cản đường, chặn bạn, hãy hét vào họ “Get out of the way!/Get out of my way!) (Biến đi! Xê ra!)…. hơi thô lỗ một chút nhưng đó cũng là cách để nói họ rời đi.

 

ON THE WAY

Ngược lại, cụm từ “on the way” lại diễn tả một cái gì đó nằm trên đường của bạn đến một điểm nào đó, nhưng lại mang tính thuận tiện (convenience)

Let’s stop at the supermarket on the way to work.

(Ghé vào siêu thị trên đường đi làm nhé.)

(Siêu thị nằm ở vị trí rất thuận tiện trên đường từ nhà bạn đến chỗ làm)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

If Thủy Tinh had arrived in time, he wouldn’t have been FA!!!!. Phân biệt cách dùng On time và In time

Chuyện xưa kể rằng, có một vị thần linh chỉ vì không đến kịp giờ mà không lấy được vợ, đến bây giờ sau biết bao nhiêu ngàn năm, thần vẫn phải sống cảnh FA chăn đơn gối chiếc, không có gấu. Thần chán đời không biết phải làm gì ngoài chuyện hô mưa gọi gió giải sầu cho qua ngày đoạn tháng, đặc biệt trong các dịp như Valentine hay Noel.

LTD, JSC, or PLC? Phân biệt các từ chỉ loại hình công ty trong Tiếng Anh: LTD- JSC-PLC?

Có thể một lúc nào đó bạn bắt gặp trên các biển hiệu trên phố, đọc đâu đó trong các tờ báo những từ viết tắt như Ltd, J.S.C, hay Plc, đằng sau tên gọi của các công ty, các tổ chức kinh doanh. Bạn có biết ý nghĩa của những từ viết tắt đó không và có khi nào bạn bối rối không phân biệt được thế nào là một Ltd, một Plc. Hãy bối rối thêm vài giây nữa đi bởi vì sau “chuyến tàu” ngày hôm nay của English4ALL, bạn sẽ không bao giờ còn phải lúng túng khi bắt gặp những từ đó nữa.

 

LTD là gì?

Ltd. hay LLC. là từ viết tắt của Limited Liability Company – chỉ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Mô hình kinh doanh vừa và nhỏ. Ở Anh, 99% các công ty theo mô hình Ltd.

Sở dĩ gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là vì các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Là mô hình công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong công ty TNHH rất hạn chế, khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.

Nếu chỉ có duy nhất một tổ chức hoặc cá nhân là chủ sở hữu của công ty thì sẽ được gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Và một công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép có quá 50 thành viên.

Tổ chức lãnh đạo cao nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn là Hội đồng thành viên

JSC là gì?

JSC là từ viết tắt của Joint Stock Comapany –chỉ loại hình công ty cổ phần, số lượng chủ sở hữu tối thiểu phải là 3, có thể là pháp nhân hay thể nhân. Vốn góp được chia thành những phần bằng nhau được gọi là cổ phần (share) và người góp vốn được gọi là cổ đông (shareholder).Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu (stock). Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.

Quyền lực cao nhất trong mô hình công ty cổ phần thuộc về Đại hội cổ đông (Annual  General Meeting)– phiên họp thường kỳ của tập thể các cổ đông, có thể được tổ chức hàng năm. Và trong các đại hội này, người ta bầu ra Hội đồng quản trị (Board of Director) để điều hành công ty. Một trong những lợi thế lớn của mô hình công ty cổ phần (Jsc.) là Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;

PLC là gì?

PLC là từ viết tắt của Public Limited Company, hay gọi tắt là Public Company là mô hình Công ty đại chúng. Đây là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (stock exchange)  hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán. Tùy từng nước có thể có định nghĩa cụ thể hơn về công ty đại chúng. Cụ thể, tại Việt Nam, một công ty cổ phần (Jsc.) muốn trở thành một công ty đại chúng (Plc.) phải đảm bảo được một trong ba điều kiện sau đây theo Luật Chứng Khoán:

  • Đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.
  • Có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
  • Có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Cơ quan có thẩm quyền công nhận một công ty là công ty đại chúng tại Việt Nam là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Nét đặc trưng của các công ty đại chúng là có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư, do đó đặt ra yêu cầu quản trị công ty như là yếu tố khác biệt với vấn đề quản lý công ty. Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.

Thông thường, công ty cổ phần (Jsc.) chỉ có thể trở thành công ty đại chúng (Plc.) sau khi đã tiến hành chào bán công khai công khai cổ phiếu lần đầu cho công chúng – IPO (initial public offering).

 

Bạn có biết

  • Ở Anh, để thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn cực kỳ đơn giản, nếu đăng ký online chỉ mất 48h và tốn £15 (khoảng 500 ngàn tiền Vietnam) thành toán qua thẻ tín dụng hoặc Paypal (paid by debit or credit card or Paypal). Nếu đăng ký qua bưu điện mất khoảng 8-10 ngày và tốn £40 – trả bằng séc (cheque0 cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Anh gọi là ‘Companies House’ – tương đương với Phòng đăng ký Kinh doanh trực thuộc các Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh thành ở Việt Nam). Còn nếu muốn đăng ký và nhận kết quả ngày trong ngày thì tốn £100 với điều kiện hồ sơ được nộp trước 3h chiều.
  • Trong khi ở Vietnam, các công ty đại chúng do Uỷ ban Chứng khoán nhà nước quản lý thì ở Mỹ, lại do Tổng chưởng lý (State Attorney General – Bộ trưởng Bộ Tư Pháp), ở Anh là Cục quản lý doanh nghiệp (Companies House) chịu trách nhiệm.
  • Ba công ty lớn nhất thế giới năm 2014 theo xếp hạng của Forbes lần lượt là ba ngân hàng của Trung Quốc, trong đó dẫn đầu là một Ltd: ICBC (Ngân hàng công nghiệp và thương mại Trung Quốc) sau đó là Ngân hàng Xây Dựng và Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, trong khi Apple chỉ đứng thứ 15 trong danh sách xếp sau tập đoàn ngân hàng HSBC của Anh
  • Hoàng Huy.
    Bản quyền thuộc về www.english4all.vn

Which kind of lawyer do you need for your case? Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư trong tiếng Anh.

Việt Nam đã sẵn sàng cho một vụ kiện Trung Quốc xâm lược chủ quyền biển đảo nước ta ra tòa án Quốc tế nếu giàn khoan HD 981 không được rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế . Quyết tâm của toàn dân tộc và bằng chứng pháp lý đã rất đầy đủ, tuy nhiên chúng ta còn cần có những luật sư giỏi nữa. Nhưng đã khi nào bạn bối rối không phân biệt  nổi được thế nào là một Barrister, một Lawyer với Solicitor chưa? Tiếng Anh có không dưới 5 từ để chỉ nghề luật sư, tuy nhiên sự lúng túng của bạn sẽ tan biến trong 5 phút nữa sau khi đọc bài viết này. Hãy để chuyên tàu đầu tiên của English4ALL đến ga Stop Confusing! – Start using it properly! giúp bạn nhé!!!!!.

Một barrister tại tòa án Anh Quốc.
Một barrister đang tranh tụng tại tòa án Anh Quốc. www.english4all.vn

 

1. LAWYER (British English) & ATTORNEY (American English)

– Đều là những từ dùng chỉ chung những người hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật (giving legal advice) hoặc đại diện cho các thân chủ (clients) trong các vấn đề pháp lý trước tòa; đều được dịch là Luật sư. Thường có thể thấy trên báo chí, hay các thông báo.

Ví dụ: Their lawyers told them that they couldn’t use the park for the concert without permission from the city
(Các luật sư nói với họ rằng không thể sử dụng công viên cho buổi hòa nhạc mà không có sự cho phép của thành phố.)

Tuy nhiên trong ngành luật có một sự phân biệt rõ ràng hơn về từ Lawyer dựa trên công việc cụ thể mà một luật sư đảm nhận. Đó là SolicitorBarrister.

2. SOLICITOR & BARRISTER
– Solicitor là người tư vấn pháp luật cho thân chủ về một ngành luật chuyên biệt ví dụ như hôn nhân gia đình, bất động sản, nhập cư…..thay mặt thân chủ chuẩn bị các đơn thư, văn bản pháp lý ví dụ như lập di chúc (will), hợp đồng (contract) và không phải là người đại diện trước tòa.
Ví dụ: She had apparently instructed solicitors to deal with the matter on her behalf.
(Rõ ràng là cô ấy đã đề nghị các luật sư thay mặt cô ấy giải quyết vấn đề)

– Ở Anh và một số nước phương Tây, còn có từ paralegal chỉ người được đào tạo để giúp việc cho luật sư, hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ, tài liệu và làm các việc chi tiết (tasks) còn luật sư thì thụ lý toàn bộ vụ việc (case), còn có thể gọi là legal assistant. Do đó, một paralegal không được phép tư vấn pháp luật cũng như đại diện cho thân chủ.

– Solicitor không có quyền “cãi” trước tòa, vậy thì ai có thể làm việc đó? Là Barrister, nên được dịch ra sát nghĩa tiếng Việt là trạng sư (thầy cãi) để phân biệt với luật sư. Barrister (hay còn gọi là counsel) là những người đại diện cho thân chủ để cáo buộc hoặc biện hộ trước tòa. Trước đây, chỉ có barrister mới có độc quyền (monopoly) được đại diện cho các thân chủ tại Tòa tối cao (The High Court) và Tòa Thượng Thẩm, còn gọi là tòa Phúc Thẩm (The court of appeals). Tuy nhiên, độc quyền này hiện nay đang dần được xóa bỏ. Các luật sư cố vấn –solicitor sẽ chuẩn bị mọi văn kiện, giấy tờ, hồ sơ cho barrister để tranh tụng trước tòa. Nói cách khác, trong các vụ việc cần phải giải quyết tại tòa án, solicitor giữ vai trò là người giúp việc cho barrister.

Ngày xưa, khi ra tòa, các trạng sư thường đội tóc giả (wig) làm bằng lông đuôi ngựa và đeo một dải băng (robe), nhưng ngày nay không còn nữa. Người ta cũng tin rằng từ barrister chính là bắt nguồn từ danh từ bar. Bar không chỉ là nơi cuối tuần các bạn đến uống bia xả stress, mà còn là vành móng ngựa nữa nhé.
– Ví dụ: The company hired the best barrister to defense in the court next month.
(Công ty đã thuê trạng sư giỏi nhất để biện hộ cho họ trong phiên tòa tháng sau.)
Trạng sư bên nguyên – bên khởi kiện là prosecution barrister/counsel
Trạng sư bên bị – bên bị kiện là defence barrister/counsel

Trong trường hợp, trạng sư đứng ra đại diện cho chính quyền, cho nhà nước để buộc tội ai đó…..thì tiếng Anh Mỹ dùng từ district attorney (DA), nên được hiểu là công tố viên quận. Ở Việt Nam, tương đương với vài trò của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân quận. (Kiểm sát viên, chứ không phải Kiểm soát viên các bạn nhé)

– Hiện nay, ở Việt Nam có một số công ty luật và văn phòng luật sư dung từ Counsellor để chỉ chức năng tư vấn luật. Dùng như vậy có phần chưa thật chuẩn vì theo tiếng Anh Mỹ và tiếng Anh Ai Len (Irish English), Counsellor (hay Counsellor-at-law) phải được hiểu là trạng sư (barrister) mới đúng.

• Lawyer và Attorney là những từ chỉ nghề Luật sư nói chung.
• Solicitor là Luật sư chuyên tư vấn, hỗ trợ cho thân chủ trong một lĩnh vực luật cụ thể.
• Paralegal là người giúp việc, trợ lý cho Luật sư
• Barrister/Counsel là Trạng sư đại diện cho thân chủ trước Tòa.

Nói tóm lại, nếu Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để giành lại công lý, chúng ta cần rất nhiều luật sư (lawyer) giỏi, trong đó cụ thể, cần có các luật sư cố vấn (solicitor) chuyên về luật Biển UNCLOS để chuẩn bị hồ sơ, bằng chứng và thủ tục cho vụ kiện (case), và quan trọng là có những luật sư tranh tụng (barrister) giỏi nhất với lý lẽ đanh thép, luận cứ chặt chẽ nhất để bắt chính phủ Trung Quốc phải cúi đầu nhận tội.

Bạn có biết?
– Attorney là Luật sư, nhưng Attorney General thì không phải là luật sư đâu nhé! Đó là từ chỉ chức danh đứng đầu hệ thống tư pháp Mỹ (và một số nước khác nữa) – là cách gọi khác Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, và tiếng Việt thường dịch là Tổng Chưởng Lý , là viên chức đặc trách các vấn đề luật pháp và thực thi luật pháp của Chính Phủ. Đây là chức danh Bộ trưởng duy nhất ở Mỹ mà không có từ Secretary. Tổng chưởng lý Hoa Kỳ là người đứng thứ 7 trong danh sách kế nhiệm Tổng thống (trong trường hợp vị trí này bị khuyết ví dụ như Tổng thống bị ám sát hoặc qua đời trong khi đang tại chức)

– Chức vụ tương đương với Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ở Việt Nam ở Vương Quốc Anh được gọi là Director of Public Prosecutions

– Nếu bạn đọc được đâu đó trên một từ báo Anh “Sir James Bond, KC” thì đừng quên rằng KC là viết tắt của King’s Counsel là tước hiệu được Nữ hoàng Anh phong cho những trạng sư cao cấp.

Hoàng Huy.
Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

* Nếu có vẫn còn chưa phân biệt được các từ chỉ chức danh pháp lý (legal officials) khác trong tiếng Anh, đừng ngại để lại comment hoặc gửi câu hỏi cho English4ALL để nhận được câu trả lời miễn phí và sớm nhất các bạn nhé.

 

Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh.