Find out or Figure out? And what about Point out? PHÂN BIỆT CÁCH DÙNG CỦA Find out – Figure out – Point out

Cùng mang nghĩa phát hiện ra, tìm ra, thế nhưng giữa Find out và Figure out có gì khác biệt. Point out có cùng nghĩa với hai từ trên không? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được English4ALL đưa bạn đến Stop Confusing tuần này để được giải đáp. All aboard!

Find out mang nghĩa là khám phá ra, phát hiện ra một thông tin gì đó (discover information). Thông thường, chúng ta sẽ find outmột điều gì đó do tình cờ. Nói cách khác, chúng ta không chủ ý đi tìm kiếm thông tin đó. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta vô tình phát hiện ra điều gì đó.

Ví dụ:

found out that my grandfather was a hotel manager when he was young.

(Tớ phát hiện ra rằng ông nội tớ hồi còn trẻ đã làm quản lý khách sạn)- có thể là do ông tự kể hoặc bạn xem trong hồi ký của ông, hoặc gia phả gia đình.

Dương Yến Ngọc found out her husband was cheating on her when she found out the evidence in his mobile phone.

(Dương Yến Ngọc phát hiện chồng phản bội khi cô thấy bằng chứng trong điện thoại di động của anh ta) – có thể cô ấy không chủ ý đi tìm điều đó, nhưng vô tình phát hiện ra.

We found out the boss was going to quit at the staff meeting on Monday.

(Chúng tôi phát hiện ra sắp sếp định chuồn buổi họp nhân viên vào thứ Hai) – có thể do vô tình nghe ai đó nói.

Figure out thì lại hoàn toàn khác. Figure out có nghĩa là tìm kiếm được một thông tin gì đó, biết được điều gì đó do chủ ý làm như vậy. Thông thường, chúng ta có ý định từ trước để figure out ra một điều gì, hoàn toàn không phải do ngẫu nhiên.

Ví dụ:

After working on my PC for a few hours, I finally figured out why it wasn’t working.

(Sau mấy tiếng hí hoáy trên máy tính, tôi cuối cùng cũng tìm ra được vì sao nó không chạy)

My mom can figure out a crossword puzzle very quickly.

(Mẹ tớ giải ô chữ nhanh cực kỳ

The police figured out how the robber was able to bypass the bank’s security.

(Cảnh sát phát hiện ra/điều tra ra làm thế nào thằng trộm nó vượt qua được an ninh ngân hàng)

* Nói tóm lại, find out là tìm ra một điều gì đó do tình cờ, không chủ ý;  figure out là tìm ra, khám phá ra điều gì do có chủ ý, ý định làm việc đó.

Còn point out thì là chỉ ra được một điều gì đó dựa trên một dẫn chứng, một đầu mối thông tin khác.

Ví dụ: Looking at his facial expression, I can point out that he is telling a lie.

(Nhìn nét mặt của hắn, tôi có thể thấy rõ/chỉ ra rằng hắn đang nói dối)

These figures point out that Viettel got $2 billion profit this year.

(Những con số này chỉ ra rằng Viettel năm nay lãi 2 tỷ đô)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

Blond or Blonde? Phân biệt từ Blond và Blonde

Câu hỏi từ một bạn gửi đến cho English4ALL:

“Em muốn dịch “cô gái tóc vàng hoe” sang tiếng Anh có phải là “ A blonde girl” không ạ? Bạn em nói là “A blond girl” mới đúng? Vậy đáp án là như thế nào ạ và vì sao lại như thế?”

Hãy click để xem câu trả lời của English4ALL tại Stop Confusing nhé! All board!

 

English4ALL trả lời:

Sự khác biệt giữa Blond và Blonde thực sự rất đơn giản, hoàn toàn tuỳ thuộc vào giới tính mà từ này đề cập tới.

Khi bạn muốn nói một cô gái có mái tóc vàng, bạn sẽ sử dụng cách phát âm “Blonde”.

Khi bạn muốn nói một chàng trai có tóc vàng, bạn sẽ sử dụng “Blond”

Đây là một trong số ít trường hợp một tính từ tiếng Anh sử dụng dạng tính nam, và dạng tính nữ riêng biệt.

Từ blond bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ (Old French) “Blund” nghĩa là một màu lai giữa màu vàng (golden) và màu hạt nhẻ nhạt (light chestnust). Chính vì có gốc Pháp nên từ “Blond” được thêm một chữ “e” khi sử dụng với giới nữ.

Từ Blond xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1481 và đến thế kỉ 17 đã dần thay thế từ “fair” trong tiếng Anh, dùng để chỉ tóc vàng.

Tương tự như vậy, cặp từ Brunet và Brunette cũng dùng để chị nam giới/nữ giới có tóc sẫm màu.

chúng ta cũng bắt gặp trường hợp của cặp từ “fiancé và fiancée. Fiancé là hôn phu, chồng sắp cưới; và fiancée là hôn thê, vợ sắp cưới.

Hi vọng bạn hài lòng với câu trả lời của English4ALL!

Chúc bạn ngày càng học tốt tiếng Anh hơn!

 

Bạn có biết?

Trong các bộ phim trinh thám của Alfred Hitchcock thường hay để những phụ nữ tóc vàng (blonde women) đóng vai chính bởi vì tác giả tin rằng người ta sẽ ít nghi ngờ (suspect) họ nhất, từ đó có cụm từ “Hitchcock blonde”.

Một người có mái tóc vàng đầy đủ sẽ có khoảng 120.000 sợi tóc, tóc sẫm màu (brunet) sẽ chỉ có khoảng 100.000 sợi và người tóc đỏ thì chỉ có 80.000 sợi.

Annie Nguyen

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

You should be SHAMEFUL of yourself! Nope, I am ASHAMED of myself. PHÂN BIỆT CÁC TỪ CHỈ XẤU HỔ TRONG TIẾNG ANH: ASHAMED, SHAMEFUL, SHY, EMBARRASSED

Bạn không thể đứng trước đám đông, vì bạn cảm thấy xấu hổ.

Bạn không dám nhìn thẳng vào mắt ai đó, vì bạn cảm thấy xấu hổ vì nói dối họ.

Bạn đi ăn và phát hiện bỏ quên ví ở nhà lúc thanh toán, thật là xấu hổ.

Vâng, trong tiếng Việt, tất cả các cảm giác kể trên của bạn chỉ được diễn tả chung chung bằng một tính từ XẤU HỔ. Tuy nhiên, với tư duy ngôn ngữ chính xác, người Anh lại sử dụng tới ba tính từ khác nhau để nói về cảm giác, cảm xúc xấu hổ trong ba tình huống trên: SHY, ASHAMED, và EMBARRASSED……Đã bao giờ bạn nhầm lẫn và khó sử khi sử dụng ba từ này chưa? Hãy để English4ALL gỡ rối cho bạn tại ga Stop Confusing tuần này nhé. All aboard!

Shameful ashamed

1. SHY

Shy là một tính từ (an adjective) diễn tả cá tính (personality) hay tính cách (character) của một người. Nếu một ai đó shy, tức là họ hãy bẽn lẽn, rụt rè, hay cảm thấy căng thẳng trong việc gặp gỡ và nói chuyện với người mới, hay e ngại đứng trước đám đông. Nói tóm lại, họ cảm thấy không tự tin (not confident) cho lắm, nên ta nói rằng họ SHY (hay xấu hổ – e ngại)

Ví dụ:

Annie doesn’t like going to karaoke bars, because she is so shy and doesn’t want to sing in front of people.

(Annie không thích đến các quán karaoke bởi vì cô ấy rất dễ xấu hổ và không muốn hát trước mặt mọi người)

 

 

My best friend is always talking to strangers in the club. He’s definitely not shy.

(Thằng bạn thân của tôi luôn nói chuyện với những người lạ ở CLB. Nó rõ ràng là chẳng xấu hổ, e ngại gì cả)

 

 

I’m shy of speaking in front of large audiences.

(Tôi ngại nói trước đám đông lắm)

 

2. EMBARRASSED

 

Embarrassed cũng là một tính từ (an adjective) thường được sử dụng để diễn tả cảm giác (feeling) của một ai đó trong một tình huống (a social situation) mà người đó cảm thấy không thoải mái, khó chịu (discomfort) vì một lý do bất thường, khó chấp nhận về mặt xã hội (socially unacceptable event). Thường đó là một tình huống bất khả kháng, do tai nạn hay sơ ý mà gây ra, ví dụ: bạn quên mất tên của một ai đó, bước vào phòng mà quên chưa kéo khóa quần, hay mải đá cầu với bạn mà bị rách quần, quên ví………Trong những hoàn cảnh như vậy, bạn thường sẽ cảm thấy EMBARRASSED (xấu hổ, lúng túng, bối rối)

Ví dụ:

 

Mai was really embarrassed when she realised she had food stuck in her teeth.

(Mai cảm thấy xấu hổ, bối rối khi cô ây nhận ra bị giắt răng)

 

 

Kenny was so embarrased when he forgot the words to the song during the performance.

(Kenny cảm thấy xấu hổ khi anh ấy quên lời bài hát giữa buổi diễn)

 

 

Linnie was too embarrassed to go swimming, because of the scar on her back.

(Linnie thường ngại, thường xấu hổ khi đi bơi, vì vết sẹo trên lưng cô ấy)

 

 

When Mindy dropped her plate in the school canteen, everyone laughed. She was so embarrased that her face turned red.

(Khi Mindy đánh rơi cái đĩa trong căng tin của trường, ai cũng cười. Cô ấy xấu hổ đến đỏ mặt)

 

3. ASHAMED và SHAMEFUL

 

Khi bạn cảm thấy ashamed về một điều gì đó, thì cũng là cảm giác tương tự như embarrassed. Ashamed khác ở chỗ thường dùng để diễn tả cảm giác về cái mà bạn làm sai (wrong), và bạn biết là bạn đã sai khi làm điều đó. Trong khi embarrassed dùng trong các tình huống khó xử, bối rối thì ashamed lại dùng với những việc làm trái đạo đức (morally wrong). Do đó, có thể thấy rằng ashamed mạnh hơn là embarrassed.

 

Ví dụ:

I felt so ashamed after lying to my parents.

(Tôi cảm thấy xấu hổ sau khi nói dối cha mẹ)

 

 

 

You should be ashamed of yourself for cheating on the test.

(Cậu phải xấu hổ về chính bản thân vì đã gian lận trong kỳ thi)

 

 

The parents should be ashamed for leaving their children at home alone.

(Các bậc phụ huynh nên cảm thấy xấu hổ vì bỏ con ở nhà một mình)

 

 

Bạn có thể dùng ashamed để nói về cảm giác của bạn khi ai đó gần gũi với bạn (người thân, bạn bè) làm điều gì đó sai.

 

 

 

Some people think that the parents of bad children should be ashamed.

(Người ta nói rằng phụ huynh của những đứa trẻ hư nên biết xấu hổ)

 

 

Luyen’s brother felt so ashamed of his brother when he was found guilty of murder.

(Anh trai của thằng Luyện cảm thấy xấu hổ khi hắn bị kết tội giết người)

 

 

Bạn cũng dùng ashamed khi bạn thấy rằng mình làm người khác thất vọng (let other people down) dù rằng nguyên nhân của sự thất vọng đó không có gì sai trái cả.

 

I felt so ashamed when I lost my job and didn’t have enough money saved to support my family.

(Tôi cảm thấy xấu hổ khi tôi mất việc và không có đủ tiền để nuôi cả nhà)

 

Lưu ý:

Đôi khi có sự trùng lặp giữa embarrassedashamed, và trong một số tình huống bạn phải dựa vào mức độ nặng nhẹ của cảm xúc để quyết định nên sử dụng từ nào cho phù hợp

 

Shameful nghĩa cũng tương tự như ashamed nhưng khác ở chỗ: ashamed dùng để nói về cảm giác xấu hổ đối với người thực hiện hành động, việc làm sai tráí, còn shameful là để nói về bản chất của hành động, việc làm sai trái đó: đáng xấu hổ, đáng hổ thẹn.

Ví dụ:

 

You tell a lie to your mother. (Bạn nói dối mẹ bạn)

You feel ashamed. (Bạn cảm thấy xấu hổ)

The thing you did (eg the lie) is shameful. (Việc bạn làm – nói dối- là đáng hổ thẹn, xấu hổ)

(Trong một số tình huống ít phổ biến, có thể nói you feel full of shame).

Ví dụ:

I couldn’t see anything shameful in what I had done.

(Tôi chẳng thấy có điều gì đáng xấu hổ trong những gì tôi làm cả)

 

The crime figures are shameful.

(Con số về tình trạng phạm tội thật đáng xấu hổ)

 

The family kept their shameful secret for years.

(Gia đình này đã giữ kín những bí mật xấu hổ của họ suốt bao năm qua)

 

Tóm lại

 

Dùng shy để nói về tính cách con người (person’s personality): hay xấu hổ, e dè, ngại ngần.

Dùng embarrassed để nói về cảm giác xấu hổ, lúng túng, bối rối trong một số tình huống khó xử nhất định.

 

Dùng ashamed để diễn tả cảm giác xấu hổ, hối hận khi đã làm một việc gì đó sai trái về mặt đạo đức.

Dùng shameful để nói về bản chất của những việc làm sai trái đó.

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

“Talk to” or “Talk with”? Phân biệt Talk to và Talk with (Difference between talk to & talk with)

Nếu như coi các từ loại trong tiếng Anh là một đại gia đình thì có lẽ, giới từ (preposition) lại là một trong những gia đình ít thành viên nhất, là một trong những từ loại mà bạn có thể biết hết các từ thuộc nhóm…….Tuy nhiên, giới từ lại là một trong những từ loại gây nhiều phiền toái nhất với người học tiếng Anh, thường được coi là “giới hạn cuối cùng” (the final frontier) bởi không có một nguyên tắc nào có thể áp dụng chung cho tất cả các giới từ mà người dùng buộc phải tự ghi nhớ cách dùng. Cặp từ Talk to và Talk with là một ví dụ điển hình điều này. Bạn sẽ thấy sử dụng giới từ còn chi phối và định hướng được cả cảm xúc của người nghe/đọc. Bạn tin không? Học giới từ tiếng Anh là học những điều phức tạp tưởng chừng như đơn giản. Hãy cùng English4ALL tìm hiểu xem talk to và talk with khác nhau như thế nào bạn nhé. All aboard!

Trước hết, phải khẳng định rằng, về ngữ pháp, bạn dùng talk to hay talk with đều đúng (grammartically correct). Tuy nhiên, về ngữ nghĩa, hẳn là có một sự khác biệt lớn.
Giả sử bạn làm việc trong một công ty của Anh hay một công ty nước ngoài, một ngày gặp sếp và sếp nói:

I need to talk to you

Hoặc

I need to talk with you.

Đều dịch là “Tôi cần nói chuyện với anh/chị”

Nhưng câu nào sẽ làm bạn cảm thấy lo lắng (worried) hơn???

Trả lời: Talk to sẽ làm bạn cảm thấy lo lắng hơn nếu như bạn biết sự khác biệt giữa hai từ này.

Giới từ TO trong trường hợp này được sử dụng khi động từ “talk” thường mang tính chất một chiều (one-way). Một người sẽ chủ yếu nói và có tính chất ảnh hưởng một chút đối với người nghe, và một người sẽ là chủ yếu nghe. Cần phải lưu ý rằng, talk to còn có nghĩa bóng là rầy la, khiển trách, nhắc nhở.

Ví dụ, trong một buổi gặp mặt với phụ huynh, cô giáo có thể nói

I wish you’d talk to your son. He keeps talking in the classroom

(Tôi mong anh nói chuyện với cháu. Thằng bé nói chuyện trong lớp suốt)

Chúng ta có thể hiểu rằng cuộc nói chuyện của ông bố-cậu con trai chắc khó có thể là một cuộc trò chuyện dễ chịu.

 

Giới từ WITH sử dụng khi động từ “Talk” mang tính chất hai chiều (give-and-take). Do đó, Talk with có thể hiểu là bàn chuyện với ai, trao đổi, thảo luận với ai (discuss something with someone). Vị thế của những người tham gia hành động “talk with” khá ngang bằng nhau, họ sẽ cùng nói và cùng nghe như nhau để trao đổi thông tin.

Ví dụ:
I will talk over this matter with John

(Tôi phải bàn chuyện này với John.)

Could I talk with you about Annie?

(Tôi có thể thưa chuyện với bà về cô Annie không?)

I talked with my adviser about my program

(Tôi đã bàn với vị giáo sư cố vấn về chương trình học của tôi.)

Bây giờ thì bạn đã biết khi nào nên dùng talk to, khi nào nên dùng talk with rồi nhé?

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

My girlfriend is so jealous that she prevents me from listenning to some songs about my ex’s city. Chẩn đoán và phân biệt các thể loại GHEN trong tiếng Anh: Envy hay Jealous???

Ghen là một món đặc sản mà chắc chỉ có trong bữa tiệc tâm lý của loài người mà ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nếm thử một lần trong đời. Mặc dù thế giới có tới hơn 7.2 tỷ dân tuy nhiên lại chỉ có hai món Ghen chính, đó là Ghen tuông và Ghen tị mà thực khách thường xuyên và chủ yếu nhất vẫn là nữ giới. Người Việt chỉ có một động từ chung là “Ghen” trong khi người Anh lại sở hữu tối thiểu hai từ “Envy”và “Jealous”, vậy phải chăng là những người nói tiếng Anh sẽ ghen nhiều hơn người nói tiếng Việt? Điều đó hãy để phụ nữ Việt và phụ nữ Anh Mỹ trả lời, còn English4ALL hôm nay sẽ chỉ trả lời cho bạn: khi nào nên dùng Envy, và khi nào nên dùng Jealous, để bạn sẽ thôi đừng phân vân khi đứng trước hai từ này, nhé! All aboard!

Thế này gọi là Jealous này!!!!
Thế này gọi là Jealous này!!!!

Dù là envy – hay jealous thì đều không vui vẻ gì, bởi vì lúc đó bạn đều đang cảm thấy thiếu (inadequate). Nhìn chung, envy là khi bạn muốn một thứ gì đó mà ai đó có, còn jealous là khi bạn đang lo lắng ai đó sẽ lấy đi cái mà bạn đạng có.

Ví dụ: thằng cha hàng xóm mới mua một chiếc xe BMW mui trần mới (a new convertible), bạn thấy rất thích chiếc xe đó, trong khi bạn chưa có nó, vậy là bạn sinh ra tức tối, khó chịu, nếu có các triệu chứng đó (symptoms), có thể chẩn đoán rằng bạn đang envy (ghen tị) với gã hàng xóm về chiếc xe mới. Sẽ chỉ cần mỗi từ envy nếu như câu chuyện dừng ở đó, tuy nhiên không hề đơn giản như vậy, hôm sau gã hàng xóm mời vợ bạn đi thử một vòng trên chiếc xe mới của hắn, bạn đỏ mặt, tía tai, sợ rằng hắn sẽ chở cô vợ vô tư và xinh đẹp của bạn đi mất luôn, nếu có các triệu chứng đó, chứng tỏ bạn đang jealous (ghen tuông) với hắn và lo lắng về cô vợ.

Còn thế này gọi là Envy này!!!!
Còn thế này gọi là Envy này!!!!

Về cơ bản, Envy chỉ cần có hai yêu tố, người ghen tị (bạn) và người bị ghen tị (gã hàng xóm) và cái bạn muốn là chiếc xe mui trần, hắn có mà bạn không có.

Ví dụ: Tall and lean, he is wearing blue jeans, NEW BALANCE shoes, a dark blazer and red tie with hair every sports anchor would envy. (Chicago Tribune)

(Cao ráo và ngon nghẹ, hắn mặc đồ jeans xanh, đi giày New Balance, mặt áo khoác sẫm màu với cà vạt đỏ, với mái tóc mà bất kỳ phóng viên thể thao nào cũng phải ghen tị)

“There be many, Judith,” said he, “who might envy you your health and good spirits.” (William Black)

(Judith, có nhiều kẻ phải ghen tị với sức khoẻ và tinh thần của cậu.)

Jealousy cần phải có ba yêu tố: người ghen tuông (bạn), người bị ghen tuông (gã hàng xóm), và nguồn gốc của sự ghen tuông (cô vợ của bạn). Bạn không những rất thích cái xe, mà lại còn lo là với cái xe đó, hắn sẽ đưa vợ của bạn đi luôn. Đó là trạng thái rất hấp dẫn trong những cuộc tình tay ba (lovers’ triangles) mà bạn có thể bắt gặp trong các vở kịch của Shakespeare.

Ví dụ:

Annie says she feels jealous every time another woman looks at me. I say “Stop that sh*t feeling” because I cannot walk on the street with a mask all the time.

(Annie nói rằng cô ấy cảm thấy rất ghen khi một phụ nữ nào đó nhìn tôi.

Tôi nói “Thôi ngay đi, bởi vì không phải lúc nào tôi cũng đeo mặt nạ ra phố được)

Nói tóm lại, envy hướng về điều bạn không có và đang muốn có (vật chất), còn “feel jealous” hướng về điều bạn đang có và đang không muốn mất (thường là người).

Về mặt từ loại, envy vừa là động từ (verb) vừa là danh từ (noun) và có tính từ tương ứng là envious (adj)

Jealous là tính từ (adjective) và có danh từ tương ứng là jealousy (noun)

Hi vọng đến đây bạn đã tự tin phân biệt được sự khác biệt giữa ENVY và JEALOUS!!!!!!!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Is your house is FOR RENT? Nope, it is FOR LEASE Phân biệt các từ RENT, LEASE, LET, HIRE

Nếu bạn đi dọc các con phố ở Hanoi, Saigon, chắc bạn cũng sẽ bắt gặp được vài tấm biển House for Rent, Room for Rent – Nhà cho thuê, thường dành cho người nước ngoài. Và nếu bạn lang thang trên các con phố ở Anh, bạn sẽ không quá khó để bắt gặp vô số những tấm biển rất to đề chữ TO LET. Vậy một “ngôi nhà cho thuê” trong tiếng Anh phải nói thế nào đây, FOR RENT, FOR LEASE, TO LET, hay FOR HIRE????? Bạn đang phân vân phải không? Vậy thì cứ phân vân tiếp một chút nữa đi bởi vì sau khi đọc bài viết này bạn không còn cơ hội để phân vân và nhầm lẫn nữa đâu. All aboard!

TO LEASE

LEASE cùng nghĩa với HIRE, đều mang nghĩa là cho thuê, cho mướn (nhà, căn hộ, chỗ ở hay xe cộ, phương tiện…) tuy nhiên lease là cho thuê dài hạn có hợp đồng, ít nhất từ 1 năm trở lên.

 

Ví dụ:

To lease a car (cho thuê một chiếc xe), to lease a building (cho thuê một toà nhà).

Tuy nhiên, dạng từ và ý nghĩa thường gặp nhất của Lease là danh từ, mang nghĩa là hợp đồng thuê nhà. Nếu như bạn là chủ nhà, và bạn cho ai thuê căn nhà của bạn, thì giữa chủ nhà (landlord/landlady) và người thuê nhà (leaseholder/tenant) phải cùng nhau ký kết một văn bản thoả thuận, mang tính chất như một hợp đồng (contract) cũng gọi là lease. Và chủ nhà sẽ luôn giữ của người thuê một khoản tiền đặt cọc (deposit) nếu người thuê phá hợp đồng trước thời hạn sẽ bị mất số tiền đặt cọc đó. Người cho thuê gọi là lessor, người thuê gọi là lessee.

Ví dụ: We signed a 12- month lease on an apartment outside the campus.

(Bọn tôi vừa kí hợp đồng thuê một căn hộ bên ngoài trường trong vòng 12 tháng)

To take out a lease on a car (Thuê dài hạn một xe hơi.)

 

Ở Anh và Ireland có một hình thức mua bán nhà, đó là mua bán hợp đồng thuê nhà, nhiều căn nhà được bán cho bạn nhưng dưới hình thức cho thuê dài hạn (long lease), có những căn nhà có hợp đồng tới 50 năm, 100 năm, thậm chí 1000 năm cũng có. Nếu mua căn nhà đó, bạn sẽ không trở thành chủ sở hữu (owner) mà chỉ là người được toàn quyền sử dụng ngôi nhà đó trong một thời hạn đã ghi trong hợp đồng (leaseholder), tất nhiên bạn có thể bán lại hợp đồng thuê nhà (lease) này cho người khác.

Lease

 

TO LET

TO LET  nghĩa tương tự như leaserent, đều có nghĩa là cho thuê nhưng chủ yếu sử dụng phổ biến ở Anh. Tuy nhiên to let chỉ có nghĩa là cho thuê, không mang nghĩa đi thuê.

Ví dụ:

The landlord is letting the office to a local company.

(Chủ nhà đang cho thuê văn phòng cho một công ty ở địa phương)

 

She has a room to let in her house.

(Bà ấy có một phòng cho thuê)

To let signs on houses

TO RENT

TO RENT Là thuê hoặc cho thuê nhà cửa, xe cộ…..nhưng ngắn hạn 1-2 tuần hay vài tháng như nhà trọ. Khi thuê nhà (rent) thì bạn sẽ phải kí rental agreement (hợp đồng thuê nhà), nhưng hợp đồng này dễ hơn lease, nếu bạn không muốn ở nữa chỉ cần báo trước cho chủ nhà một thời gian nhất định, có khi vài ngày hoặc tối đa một tháng trước khi dọn đi.

Ví dụ:

The old lady rented us her spare bedroom for £55 a week.

(Bà cụ cho chúng tôi thuê phòng ngủ trống nhà bà với giá £55/tuần)

My Dad has a cottage which he rents (out) to tourists.

(Cha tôi có căn nhà nhỏ cho khách du lịch thuê)

When Harry takes his family to the seaside, he’s going to rent a bungalow.

(Khi Harry đưa cả nhà đi nghỉ ở biển, anh ta sẽ thuê (ngắn hạn) một căn nhà nhỏ)

Tuy nhiên, nghĩa phổ biến nhất của rent lại là dạng danh từ, mang nghĩa tiền thuê nhà (rent) – số tiền cố định phải trả cho chủ nhà định kỳ.

Ví dụ: Rents here are ridiculously high/low.

(Tiền thuê nhà ở khu vực này cao/thấp kinh khủng)

Rent Lease Let Hire

TO HIRE

To hire ngoài nghĩa là thuê mướn ai làm gì và trả lương hay tiền công cho người đó, còn có nghĩa là thuê nhưng thường là thuê xe cộ, quần áo…., không dùng hire cho nhà cửa, bất động sản.

Ví dụ:
We ought to hire a public relations consultant to help improve our image.

(Chúng ta nên tuyển một cố vấn PR để giúp cải thiện hình ảnh)

This restaurant was the first to hire women as chefs.

(Nhà hàng này là nhà hàng đầu tiên mướn phụ nữ làm bếp trưởng)
How much would it cost to hire a car for a fortnight?

(Thuê một cái ô tô nửa tháng hết bao nhiêu tiền nhỉ?)

 

You could always hire a dress for the ball if you can’t afford to buy one.

(Cậu có thể thuê một cái váy để đi vũ hội nếu cậu không đủ tiền mua một cái)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

church vs. The Church, school vs. School (A story of capitonym) Phân biệt church và The Church, school và School 

Bạn đã bao giờ nghe đến trong tiếng Anh có một số từ được gọi là capitonym chưa? Những từ này có gì đặc biệt? Đây là một số từ mà khi viết hoa chữ cái đầu tiên sẽ tạo ra một ý nghĩa hoàn toàn khác so với từ viết thường. Thật thú vị phải không? Chuyến tàu của English4ALL ngày hôm nay tới ga Stop Confusing sẽ giới thiệu tới các bạn câu chuyện về những capitonym như thế và giúp bạn phân biệt được một số từ rất quen thuộc thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như: school và School, church và The Church. All aboard.

 

1. school và School

school là danh từ chỉ chung trường học, đây là nghĩa phổ biến, thường gặp nhất của từ

Ví dụ: I have just attended a language school.

(Tôi vừa mới theo học một trường ngoại ngữ)

School (khi chữ S được viết hoa) lại dùng để chỉ tên một học thuyết, trường phái cụ thể trong khoa học và nghệ thuật….

Ví dụ: Hanoi School

(Trường phái Hà Nội- Trường phái toán học do Giáo Sư Hoàng Tuỵ của Việt Nam sáng lập

School còn dùng trong tên trường học cụ thể:

Ví dụ: School of Oriental and African Studies (SOAS – Trường nghiên cứu Á Phi)

London School of Economics and Political Sciences (LSE – Trường kinh tế chính trị London)

2. church và The Church

church là danh từ chỉ chung bất kỳ một nhà thờ nào (toà nhà là cơ sở tín ngưỡng), đây là nghĩa phổ biến, thường gặp nhất của từ.

Ví dụ: My parents go to church every Sunday.

(Bố mẹ tôi chủ nhật tuần nào cũng đi lễ nhà thờ)

Church (kh chữ C được viết hoa) lại dùng để chỉ Giáo hội Công Giáo hoặc tên của một giáo phái cụ thể.

Ví dụ: The Church/“The Roman Catholic Church (Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã)

 

3. Một số ví dụ thường gặp về capitonym

Capitonym

Dưới đây là một số capitonym tiếng Anh thường gặp hàng ngày.

Từ viết hoa

Từ viết thường

Bill, tên riêng, viết tắt của William bill, hoá đơn thanh toán, dự luật
Catholic, viết tắt của Roman Catholic Church catholic, đa dạng, phong phú
China, Trung Quốc china, đồ sứ
Fiat, tên một hãng xe hơi fiat, sắc lệnh
Ionic, một kiểu kiến trúc ionic, tính từ: liên quan đên ion
Job, một anh hùng trong Kinh Thánh job, nghề nghiệp, việc làm
Lent, một khoảng thời gian trong lịch Công Giáo lent, quá khứ phân từ của động từ lend
Lima, thủ đô của Peru lima, một loại đậu đỗ
March, tháng Ba march, diễu binh
May, tháng Năm may, từ dùng để hỏi, xin phép
Mosaic, liên quan tới thánh Moses mosaic, Kính màu, ngói ghép màu…..
Nice, một thành phố của Pháp nice, đẹp, tốt, tử tế
Pole, người đến từ Ba Lan – Poland pole, cái côt
Polish, tính từ Ba Lan polish, đánh bóng
Reading, tên một thành phố ở Anh reading, phân từ của động từ read- đọc
Scone,tên một thị trấn của Scotland trong vở kịch Macbeth scone, một loại bánh ngọt
Turkey, nước Thổ Nhĩ Kỳ turkey, con gà lôi

Một số từ capitonym được đọc hoàn toàn giống nhau

  •  Bill/bill
  •  Catholic/catholic
  •  China/china
  •  Fiat/fiat
  •  Ionic/ionic
  •  Lent/lent
  •  March/march
  •  May/may
  •  Mosaic/mosaic
  •  Pole/pole and
  •  Turkey/turkey

Một số từ lại được đọc rất khác nhau:

  •  Job /JOHB/ and job /JAHB/
  •  Lima /LEE muh/ and lima /LIE muh/
  •  Nice /NEES/ and nice /NISE/
  •  Polish /POH lihsh/ and polish /PAW lihsh/
  •  Reading /REHD ihng/ and reading /REED ihng/ and
  •  Scone /SKOOHN/ and scone /SKOHN/

Trong tiếng Anh cũng không có quá nhiều capitonym, bạn còn biết từ nào nữa không? Chia sẻ với English4ALL nhé!

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hopefully, he will love you in future/in the future??? Phân biệt cụm từ IN FUTURE và IN THE FUTURE

Chỉ khác biệt một mạo từ THE cũng có thể làm cho giữa In future và In the future là cả một sự khác biệt rất lớn mặc dù đều dùng để chỉ những hành động sẽ xảy ra trong tương lai.

Hãy cùng English4ALL tới ga Stop Confusing để tìm hiểu hai cụm từ đơn giản này khác nhau như thế nào nhé.

In future

Cụm từ In future dùng để chỉ khoảng thời gian tính từ hiện tại cho tương lại, mang nghĩa “từ nay trở đi” (from now on)

Ví dụ: Nếu con bạn vừa mới bị vấp ngã, bạn sẽ nhắc nhở con

In future, be more careful

(Từ nay trở đi, nhớ cẩn thận nhé)

Nhấn mạnh yếu tố “từ nay – hiện tại”, thường dùng để chỉ sự khác biệt gì đó trước và sau thời điểm hiện tại.

Ví dụ: We have just dealt with the situation quite passively. In future, we’ll deal with similar situations differently.

(Chúng ta vừa ứng phó với tình huống một cách khá bị động. Từ nay trở đi, chúng ta sẽ xử lý các tình huống tương tự theo một cách khác)

In future khá phổ biến tại Anh và Ai Len. Ở Mỹ người ta dùng chung In the future để thể hiện ý này.

 

In the future

Cụm từ In the future để chỉ khoảng thời gian tương lai nói chung, không xác định cụ thể, và cũng không nhấn mạnh sự liên quan đến hiện tại. Cụm từ này thường dùng trong câu nói về các kế hoạch, dự định , mong muốn chung chung trong tương lai,

Ví dụ: In the future, people will holiday on the moon.

(Trong tương lai, con người sẽ đi nghỉ trên mặt trăng)

Chỉ là trong tương lai chung chung, 5 năm, 10 năm, hay 100 năm, hay lúc nào, không xác định được, và cũng không hề liên quan đến hiện tại, đến thời điểm nói.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

 

 

She is awaiting you. Nope, she is waiting for me. Sự khác biệt giữa Await và Wait.

Có mỗi việc chờ đợi thôi mà người Anh còn phải sinh ra hai động từ wait và await. Phải chăng họ là những người thừa thời gian và lãng phí từ ngữ khi chỉ cùng một ý như nhau mà lại cần tới hai từ?? Câu hỏi này English4ALL hôm nay xin trả lời trong tại ga Stop Confusing. All aboard.

Về mặt ý nghĩa, wait và await đều mang ý nghĩa là chờ đợi. Tuy nhiên, có hai điểm khác biệt lớn mà bạn cần phải lưu ý khi sử dụng cặp từ này. 

Về ngữ pháp, cụ thể là về tân ngữ (Objective)

* Await luôn bắt buộc phải theo sau bởi một tân ngữ (objective). Đây là một ngoại động từ (a transitive verb).

Điều đặc biệt đó là tân ngữ của await thường là một tân ngữ trừu tượng (an inanimate object) hơn là một tân ngữ chỉ người (a person). Bạn không thể await cô Lan, cô Hồng, cô Ánh………..nhưng bạn lại có thể await her call/her letter.

Ví dụ:

I am awaiting her reply.

(Tôi đang đợi hồi âm của nàng)

 

They are awaiting the birth of their baby.

(Họ đang chờ đợi sự ra đời của em bé)
She is awaiting a call from her boyfriend.

(Nó đang đợi thằng bồ nó gọi điện)

 

* Wait không nhất thiết phải có tân ngữ, hoàn toàn có thể đứng một mình nếu thích. Chỉ có điều nếu wait thích đứng trước một tân ngữ, thì cần phải có giới từ (preposition) for. Wait hoàn toàn có thể đứng trước tân ngữ chỉ người, nói cách khác là bạn có thể “wait” một cô nào đó hay một ai đó nếu bạn muốn.

Ví dụ:

What can we do now? Just wait.

(Giờ làm gì nhỉ? Đợi thôi)

 

What are you doing here? I am waiting for my girlfriend. (Wait là động từ – my girlfriend là tân ngữ)

(Làm gì ở đây thế mày? Tao đợi bồ)

 

Ngoài ra wait còn có thể sử dụng trong nhiều cấu trúc khác

Ví dụ.

We have been waiting for ages.

(Chúng tôi đợi lâu lắm rồi)

 

have been waiting for a bus for two hours.

(Tôi đợi xe bus hai tiếng rồi)

 

Wait có thể theo sau bởi một động từ khác

The passengers were waiting to board the bus when the bomb exploded.

(Hành khách đang đợi để lên xe thì bomb nổ)

 

Khi sử dụng từ wait, người ta thường nói luôn thời gian chờ đợi là bao lâu, dù không cần thiết và bắt buộc, nhưng thường là như vậy

She has been waiting for a call from her son since yesterday.

(Bà ấy đợi thằng con gọi điện từ hôm qua tới giờ)

 

Về mức độ trang trọng của văn cảnh (formality of the context)

Một sự khác nhau nữa giữa hai động từ , ‘wait’ và ‘await’, đó là mức độ trang trọng (formality) của câu nói mà người nói muốn sử dụng

‘Await’ nghe trịnh trọng hơn là ‘wait’ – “Await” thường được dùng trong các thư từ chính thức chẳng hạn.

Tốt nhất là nên dùng ‘wait for’; còn chỉ dùng ‘await’ trong những trường hợp cần phải trịnh trọng.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

AVENGE or REVENGE???? Phân biệt các từ AVENGE- REVENGE (trả thù)

Vì sao Mỹ và Liên quân phải bỏ bomb oanh kích nhà nước Hồi giáo (IS)??? Trái với tha thứ, bao dung (forgiveness) là thù hận (revenge). Hận thù là điều đáng lẽ không nên có trong thế giới của loài người. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự nhường nhịn, bỏ qua cũng dễ và là lựa chọn hoàn hảo nên ngôn ngữ nào cũng để dành vài từ để nói về sự trả đũa, đáp trả, trả thù. Tiếng Anh thậm chí còn có tới 2 từ để chỉ ý này: revenge và avenge. Tuy nhiên, hai từ này tuy cùng trường nghĩa nhưng vẫn giữ cho riêng mình những sự khác biệt nhỏ. Chuyến tàu English4ALL tới ga Stop Confusing hôm nay sẽ mang tới cho các bạn cái nhìn rõ hơn về sự khác biệt đó. All aboard.

Avengerevenge – cả hai động từ này đều có nghĩa trả thù,tức là bắt một ai đó phải chịu đòn trừng phạt để trả đũa những đau đớn, thiệt hại do con người này gây ra trước đó cho chính người đòi trả thù hay người thân của họ. Revenge còn là danh từ với nghĩa: Mối thù, sự trả thù, trận đấu phục thù (trong thể thao)

Đã có thời, hai động từ này có thể thay thế cho nhau.

Ví dụ:

A gang of Haiphong men set out to revenge/avenge the deaths of their comrades.

 (Một băng nhóm dân Hải Phòng đã khởi đầu báo thù cho cái chết của đồng bọn.)

He avenged/revenged himself on his girlfriend’s killers.

 (Anh ấy đã báo thù những người giết hại bạn gái anh.)

Tuy nhiên, cái ngày mà avenge revenge có thể thay ca, đổi gác cho nhau trong cùng một câu đã xa rồi.

Và hiện nay, hai từ này đã hình thành nên hai cách dùng riêng, rất riêng biệt, sắc thái ý nghĩa khác hẳn nhau.

1. AVENGE (v)

Avenge có hai sắc thái ý nghĩa. Một là được dùng giới hạn như một hành động trừng phạt của cơ quan công lí hoặc sử dụng sự minh chứng của khuôn phép một nhà nước dựa trên luật pháp . Đại ý trả thù một cách hợp pháp hoặc dựa trên luật pháp.

Ví dụ: To avenge a murder, we have to bring the criminal to trial

(Tìm lại công lý cho một vụ giết người, chúng ta phải đem tên tội phạm ra toà xét xử).

Một ý nghĩa khác của avenge phổ biến hơn, đó là trả thù cho người khác (thường là người vô tội hoặc yếu)

Ví dụ : He avenged his father’s murder.

(Anh ta trả thù cho người cha bị giết hại)

Lưu ý cách dùng: Chỉ có hai cấu trúc với động từ avenge, đó là:

People avenge something (trả thù cái gì)

Hoặc là : avenge themselves on somebody (trả thù ai)

Ví dụ:

Cấu trúc 1: She vowed to avenge her brother’s death.

(Cô ấy thề trả thù cho cái chết của anh trai)

Cấu trúc 2: He later avenged himself on his wife’s killers.

(Về sau này anh ta đã trả thù những kẻ đã sát hại vợ mình)

2. REVENGE (V-N)

Revenge phản ánh nỗi đau và ước muốn tự mình trả đuã, trả thù một sự bất công người ta đã gây ra cho chính nên thường dùng với một đại từ phản thân (reflexive pronoun) như myself, himself, themselves,

Ví dụ: He wished to revenge himself on his mother’s murder.

Anh ấy mong muốn sự báo thù đối với kẻ giết hại mẹ mình.

Tuy nhiên câu ví dụ bên trên là trường hợp văn cảnh rất trang trọng (formal) hoặc dùng trong văn học, thông thường người ta thường nói take revenge on a person (Sử dụng revenge như một danh từ hơn)

Ví dụ: He swore to take (his) revenge on his political enemies.

(Ông ta thề sẽ trả đũa những đối thủ chính trị của mình)

The bombing was in revenge for the assassination.

(Vụ oanh kích là trả đũa lại cho vụ ám sát)

Lưu ý cách dùng: Bạn không thể nói : revenge something:

Ví dụ:

She vowed to revenge her brother’s death. -> Câu này là sai!!!

Danh từ revenge thường gặp trong những cụm từ như: to take revenge on ; to have one’s revenge .

Ví dụ :

I decide to take revenge on the boy who kicked me.

(Tôi quyết phải trả đũa thằng nhóc đã đá tôi)

He could not rest until he had his revenge.

(Ông không thể nghỉ ngơi chừng nào ông còn giữ mối hận thù)

 * Nếu như bạn cảm thấy tất cả những giải thích trên đây vẫn còn là dài và khó nhớ, bạn chỉ cần học thuộc câu ví dụ này:

“Her father avenged her death by working to have the man arrested, tried, and convicted,

while her boyfriend took revenge by killing the man’s wife.”

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn