The Tube: Top 13 Facts about the Tube on its 150th Anniversary The Tube -Hệ thống tàu điện ngầm 150 tuổi của London: Có thể bạn chưa biết?

Người dân London luôn tự hào sở hữu hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất với hơn 150 năm tuổi và cũng là hiện đại và quy mô lớn nhất thế giới hiện nay. The Tube – tên gọi của hệ thống phương tiện công cộng này dường như đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của cuộc sống nơi đây và chứa đựng rất nhiều điều thú vị mà bất kì một du khách nào tới London cũng muốn một lần thử trải nghiệm. Là hình mẫu và cảm hứng ý tưởng cho English4ALL, hôm nay hãy cùng lên chuyến tàu thứ Sáu tới ga British Way để cùng khám phá những sự thật hấp dẫn về The Tube mà ngay cả người London cũng chưa chắc đã biết nhé. All aboard!

Signs From The Underground

  1. Mỗi năm “the Tube” chuyên chở lượng hành khách tương đương 1/7 dân số thế giới (1 tỷ 107 triệu người) tới 270 nhà ga.
  2. Hệ thống tàu điện ngầm của Luân Đôn (London Underground) thường được biết với cái tên “The Tube”- vốn dùng để chỉ những đường tàu hoả nằm sâu dưới mặt đất có nhiều giao điểm liên hoàn, ngược với một hệ thống đường ray khác được xây dựng theo kiểu “cut and cover” có độ sâu ít hơn, được xây dựng trước và sử dụng đầu máy hơi nước. Bốn nhánh tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng kiểu này là District Line, East London Line (nay là một phần của London Overground), Hammersmith and City, và the Metropolitan Line. Ngày nay, tên gọi The Tube dùng để chỉ chung tất cả hệ thống.
  3. Vận tốc trung bình của một tàu điện ngâm là 33km/giờ tương đương 20.5 dặm Anh.
  4. Mỗi năm, một tàu điện ngầm London chạy quãng đường 184.269 km.
  5. Chiều dài của toàn bộ The Tube là 402 km tương đương 249 dặm Anh.
  6. Mỗi ngày có khoảng 1000 người bỏ quên thứ gì đó trên tàu điện ngầm. Tất cả những thứ này sẽ được chuyển đến một khu tầng hầm trên phố Baker Street có 40 nhân viên làm việc toàn thời gian. Nơi này lúc nào cũng lưu giữ khoảng 200.000 đồ vật bị mất, một số vật khá kì quá từng bị bỏ quên trên tàu như những thanh kiếm của Samurai, răng giả, ba con dơi chết, và một chiếc thuyền dài 14 foot. Các vật dụng không có người nhận sau 3 tháng sẽ được bán đấu giá hoặc tặng cho các tổ chức từ thiện.
  7. Nhà ga Aldwych không còn được sử dụng nhưng lại thường được thấy trên màn ảnh, vì đây là địa điểm quay các cảnh trong các bộ phim như: Superman IV: The Quest for PeaceAtonement  V for Vendetta.
  8. Độ sâu tối đa của The Tube dưới mặt đất đó là tại Holly Bush Hill ở Hampstead nơi độ sâu lên tới 68.8 m dưới mặt đất.
  9. Thang máy dài nhất trong toàn hệ thống tàu điện ngầm là tại ga Angel, nó dài tới 60m
  10. Ga Baker Street là nhà ga có nhiều sân ga (platforms) nhất với 10 sân ga.
  11. Ga tàu bận rộn nhất là ga Waterloo, với 57.000 người ra vào trong vòng 3 tiếng giờ cao điểm. Nhà ga bận rộn nhất xét theo lượng hành khách mỗi năm cũng vẫn là Waterloo với 82 triệu người.
  12. Trong giai đoạn 2011-2012, hệ thống tàu điện ngầm London lập kỉ lục chuyên chở với 1,171 tỉ hành khách.
  13. Albus Dumbledore, một nhân vật trong phim Harry Porter có một vết dẹo trên gót chân trái hình bản đồ tàu điện ngầm London.

    Hãy cùng lướt qua cả 270 nhà ga của The Tube qua bài hát vui nhộn này nhé!

     

HOÀNG HUY.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

10 Interesting Facts about the British Houses of Parliament You Probably Didn’t Know 10 Điều thú vị về Nghị viện Anh Quốc – có thể bạn chưa biết?

[wr_row][wr_column span=”span12″][wr_text el_title=”Giới thiệu” text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]Bạn có biết các nghị sĩ ở Anh họ công kích đối phương dối trá mà không được dùng từ “dishonest” họ sẽ nói như thế nào không?

Ai suốt đời không được phép bước chân vào Hạ nghị viện?

Các nghị sĩ ở Anh thường làm gì để “lấy may” trước khi phát biểu trước nghị viện?

Câu trả lời cho tất cả sẽ có trong chuyến tàu tuần này của English4ALL tới ga British Way.

Nghị viện (Parliament) – là biểu tượng cho quyền lực quốc gia của Vương Quốc Anh với chức năng xây dựng luật (making laws) và thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước (debating important issues). Đây cũng là một trong những quốc hội hàng đầu của thế giới và cũng chứa đựng rất nhiều những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết. Tuần này, hãy cùng English4ALL cùng khám phá những điều kỳ thú đó nhé.[/wr_text][/wr_column][/wr_row][wr_row width=”boxed” background=”none” solid_color_value=”#FFFFFF” solid_color_color=”#ffffff” gradient_color=”0% #FFFFFF,100% #000000″ gradient_direction=”vertical” repeat=”full” img_repeat=”full” autoplay=”yes” position=”center center” paralax=”no” border_width_value_=”0″ border_style=”solid” border_color=”#000″ div_padding_top=”10″ div_padding_bottom=”10″ div_padding_right=”10″ div_padding_left=”10″ ][wr_column span=”span6″][wr_text el_title=”Text 1″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

 Không được hút thuốc.

Các quán bar, nhà hàng, và các địa điểm công cộng thường không phải là những địa điểm duy nhất mà bạn không thể hút thuốc ở Anh. Tại toà nhà nghị viện, tuyệt đối không cho phép hút thuốc. Trên thực tế, có một hộp đựng thuộc lá ở cửa chính nhà Hạ nghị viện (House of Commons) và đã ở đó hàng thế kỉ. Không có bằng chứng nào cho thấy còn có ai sử dụng chúng nữa.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 2″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Ít họp hơn – Làm nhiều luật hơn.

Kể từ năm 1944, số lần mà nghị viện họp là khoảng 209 lần một năm. Tuy nhiên, kể từ năm 1998, số lần nhóm họp của nghị viện đã ít đi nhiều so với thời kỳ sau chiến chanh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, các nghị sỹ (Members) còn xây dựng được những bộ luật dài hơn (longer acts) mặc dù tổng số luật được thông qua mỗi năm là từ 30-40(thời kỳ hậu chiến mức trung bình là 98 bộ luật mỗi năm)

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 3″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Màu xanh huyền thoại.

Những hàng ghế (benches) có màu xanh lá cây của Hạ Nghị viện hay còn gọi là Viện Thứ Dân (House of Commons) có từ khoảng 300 năm trước, và phòng họp hiện nay (current chamber) được Ngài Giles Gillbert Scott xây dựng lại vào năm 1945 sau khi phòng họp cũ bị phá huỷ do máy bay ném bom của Đức Quốc Xã (London Blitz).Màu ghế xanh này có cùng màu với cây cầu Westminster – dẫn vào nhà Nghị Viện. Ngược lại, các hàng ghế ở Thượng Nghị Viện hay còn gọi là Viện Quý Tộc (House of Lords) lại có màu đỏ.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 4″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Nữ hoàng không chuẩn y- không thành luật.

Trong khi ở Mỹ, tổng thống phải ký vào một dự luật (a bill) đã được cả hai viện của Quốc hội (Houses of Congress) thông qua trước khi nó có thể trở thành luật (law). Ở Anh, đó là một trong số ít những trách nhiệm thực quyền còn thuộc về vua (monarch). Để một dự luật trở thành luật (laws), có sự chuẩn y của Hoàng gia (Royal Assent) và chữ ký của nữ hoàng. Nữ hoàng có quyền từ chối (withhold) hoặc trì hoãn (reserve) chuẩn y, tuy nhiên kể từ năm 1708 tới nay chưa có vị quân vương nào làm vậy kể từ khi nữ hoàng Anne từ chối dự luật dân quân Scotland (Scottish Militia Bill). Dự luật này cho phép trang bị vũ trang cho lực lượng dân quân Scotland, nhưng đã bị huỷ bỏ khi có tin đồn rằng quân Pháp đang tiến về phía Scotland làm gia tăng sự lo ngại về một cuộc phản loạn (rebellion)

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 5″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Thượng nghị sĩ

Các thượng nghị sỹ (Peers) là thành viên của Viện Quý tộc (House of Lords). Trong khi một vài vị trí thượng nghị sỹ là cha truyền con nối (hereditary), một số khác là do chính phủ tạo ra, được gọi là Life Peer – những vị trí này không thể được thừa kế lại. Các giám mục (bishops) của Giáo hội Anh (Church of England) cũng có ghế tại Viện Quý tộc. Thủ tướng Anh lập ra nhiều ghế thượng nghị sỹ nhất là Tony Blair với 357 vị, trong khi nữ thủ tướng huyền thoại Magaret Thatcher đứng thứ hai với 201 vị.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 6″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Vua không được vào.

Về mặt hiến pháp, các vị quân vương (monarch) không được phép vào Viện Thứ Dân (House of Commons). Nữ hoàng có một ngai vài ở Viện Quý Tộc (House of Lords) nơi bà hiện diện trong các phiên khai mạc của Nghị viện. Theo truyền thống, có một người triệu tập (The Gentleman Usher of the Black Rod) sẽ thay mặt Nữ hoàng vào Viện thứ dân để triệu tập các hạ nghị sĩ sang Viện Quý Tộc để thực hiện buổi lễ. Không có một vị quân vương nào bước chân vào Viện Thứ Dân kể từ khi Vua Charles I bước vào đây để bắt giữ năm vị hạ nghị sĩ (MP – Member of Parliarment) vì tội mưu phản (treason). Đây là một trong những chất xúc tác (catalyst) của Nội chiến Anh Quốc (English Civil War) trong lịch sử.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 7″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Dấu vết cổ xưa.

Sảnh Westminster (Westminster Hall) là phần cổ nhất trong toà nhà Nghị viện, được xây năm 1097 bởi vua William Đệ nhị và hoàn thành năm 1099. Tại thời điểm đó, đây là sảnh lớn nhất ở châu Âu và rộng 1579 mét vuông (17000 feet vuông), xây dựng sau khoảng 500 năm so với cung Hagia Sofia ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

In the Bag

Đây là từ bắt nguồn từ Partition Bag – một chiếc túi nhung được treo phía sau ghế của Chủ tịch Hạ Viện Anh (The Speaker). Chiếc túi này dùng để bất kỳ nghị sỹ nào có thể gửi các đơn thư mà họ cảm thấy quá xấu hổ để đọc trước công chúng.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 8″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Không được chửi thề!

Các nghị sỹ bị cấm sử dụng những từ thô tục (curse words) hay những ngôn ngữ ngữ khác có thể “xúc phạm phẩm giá” (offend the dignity) của Nghị viện. Họ cũng không thể lăng mạ (insult) những người đồng cấp hay cáo buộc họ thiếu trung thực tại Viện Thứ Dân. Đây có thể là nguồn gốc của những thuật ngữ như “the right honourable member” để nói về nghị sĩ của phe đối phương và “being economical with the truth” thay vì “nói dối” (lying). Đây dường như là một trò chơi đối với một số nghị sĩ để họ có thể “lách luật” mà công kích đối thủ mà không bị khiển trách (without reprimand). Đặc biệt là trong các phiên chất vấn (Question Time)

Thủ tục lấy may.

Bên ngoài Viện thứ dân trong hành lang nghị sỹ (Member’s Lobby) có bốn bức tượng đồng của bốn vị thủ tướng vĩ đại nhất bao gồm: Winston Churchill, Clement Atlee, Margaret Thatcher, và David Lloyd George. Cũng có ba bức tượng đá của Benjamin Disraeli, Arthur Balfour, và Herbert Asquith; cũng như nhiều tượng bán thân (busts) của các thủ tướng khác. Trước năm 2002, một thủ tướng chỉ có thể có tượng trong hành lang này nếu như họ đã qua đời, tuy nhiên nguyên tắc này đã được sửa đổi lại trong một số điều kiện nhất định. Tượng của nữ thủ tướng Thatcher được đặt làm (commission) từ năm 2003 và xuất hiện trước công chúng (debut) vào năm 2007. Tượng của thủ tướng Tony Blair cũng đã được đặt làm. Các nghị sĩ sẽ chạm vào tượng hay tượng bán thân của những thủ tướng yêu thích của họ để lấy may trước khi phát biểu.

[/wr_text][/wr_column][wr_column span=”span6″][wr_image el_title=”Image 1″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/No-Smoking.png” image_size=”medium” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 2″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/MP-Sitting.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 3″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/House-of-Commons-Chamber.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 4″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2014/10/God-Save-the-Queen.jpg” image_size=”large” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 5″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Queen-House-of-Lords.jpg” image_size=”large” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 6″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/The-Gentleman-Usher-of-the-Black-Rod.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 7″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Westminster-Hall.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 8″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Thatcher.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][/wr_column][/wr_row][wr_row width=”boxed” background=”none” solid_color_value=”#FFFFFF” solid_color_color=”#ffffff” gradient_color=”0% #FFFFFF,100% #000000″ gradient_direction=”vertical” repeat=”full” img_repeat=”full” autoplay=”yes” position=”center center” paralax=”no” border_width_value_=”0″ border_style=”solid” border_color=”#000″ div_padding_top=”10″ div_padding_bottom=”10″ div_padding_right=”10″ div_padding_left=”10″ ][wr_column span=”span12″][wr_video el_title=”Video” video_source_link_youtube=”https://www.youtube.com/watch?v=0ToKcEvqXuM” video_youtube_dimension_width=”500″ video_youtube_dimension_height=”270″ video_youtube_show_list=”0″ video_youtube_autoplay=”0″ video_youtube_loop=”0″ video_youtube_modestbranding=”1″ video_youtube_rel=”1″ video_youtube_showinfo=”1″ video_youtube_autohide=”2″ video_youtube_cc=”0″ video_alignment=”center” video_margin_top=”10″ video_margin_bottom=”10″ appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” video_sources=”youtube” ][/wr_video][/wr_column][/wr_row]

What does London look like when it is empty? London: 1 ngày trống vắng.

London, một trong những thành phố lớn nhất thế giới –trái tim của toàn Vương Quốc Anh thường được mệnh danh là “thành phố không ngủ”. Dù ngày hay đêm, thành phố này vẫn luôn náo nhiệt với nhip sống hiện đại chảy trôi không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, điều này không phải cũng đúng. Đó là vào ngày Giáng Sinh (Christmas Day) – 25 tháng 12 hàng năm, London sẽ trở nên thật sự trống vắng vì tất cả mọi người đều ở trong nhà tận hưởng ngày vui sum họp bên gia đình, mọi phương tiện ngừng hoạt động, cả thành phố đóng cửa. Bạn đã bao giờ hình dung thành phố London khi không một bóng người sẽ như thế nào chưa? Hãy cùng English4ALL đến ga British Way để xem chiêm ngưỡng London vào khoảnh khắc hiếm hoi đó nhé. All aboard!

Film: Miasmatic

Annie Nguyen

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

10 Interesting Facts and Figures about London Taxis You Might Not Have Known 10 Điều thú vị về những chiếc Taxis ở London- có thể bạn chưa biết?

Làn sóng Uber đang gây chao đảo ngành công nghiệp Taxi ở Vietnam cũng như nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng ở London, Uber chắc chắn sẽ khó có thể đọ sức được với những chiếc taxi đen trông có vẻ cổ kính mà người dân thường quen gọi là London Black Cab. Là một trong những biểu tượng sống động và điển hình nhất của thành phố London, những chiếc taxi đen ngày ngày vẫn vi vu trên phố như những sứ giả văn hoá độc nhất vô nhị. Không đơn giản là phương tiện đi lại, London Black Cab còn ẩn chứa rất nhiều những câu chuyện thú vị mà có khi ngay cả chính người London cũng chưa biết. Hôm nay chuyến tàu của English For ALL sẽ đưa bạn tới Ga British Way để tìm hiểu xem những “con bọ hung đen” này của London có gì đặc biệt nhé! All aboard!

*. Ở London, có hai loại taxi, loại taxi được đề cập tới trong bài viết này là London Black Cab là loại taxi truyền thống, có giá thành cao hơn so với một loại taxi khác là minicab – loại taxi của các hãng nhỏ có giá rẻ hơn và được thông báo cho hành khách trước khi bắt đầu lộ trình.

 1. The Knowledge – Hiểu biết đáng nể!!!!!

Khác với ở Vietnam, bạn chỉ cần một bằng lái xe hơi và là nhân viên của một hãng taxi, bạn đã trở thành một tài xế taxi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một tài xế taxi ở London, hoàn toàn không đơn giản như vậy. Điều quan trọng nhất để trở thành một tài xế taxi London đó là “The Knowledge” – một bài kiểm tra mà tất cả các tài xế taxi phải vượt qua trước khi nhận được giấy phép (license) hành nghề. Nếu muốn trở thành tài xế taxi chuyên nghiệp và rong ruổi trên những chiếc black cab khắp phố phường London, họ phải mất từ 2-4 năm để học thuộc và nắm vững 320 tuyến đường (routes) ở London trong bán kính (radius) 6 dặm (6 miles – tương đương 10km) tính từ Charing Cross – tâm điểm của London, nơi có quảng trường Trafagar Square đã được đề cập tới trong bài viết thứ Sáu tuần trước của English4ALL. Tương đương với 25.000 tên phố và 20.000 tên của các toà nhà, công trình (landmarks). Chỉ những tài xế vượt qua bài thi này mới được cấp thẻ xanh (green badge), còn có một loại thẻ khác là thẻ vàng (yellow badge) dành cho một phạm vi nhỏ hơn dành cho vùng phụ cận (suburban area) của London, và không được khu vực của những tài xế có thẻ xanh. Bạn có thể tin rằng, những tài xế taxi London chính là những bách khoa toàn thư di động – bản đồ sống về London, chỉ cần vẫy xe và nói với tài xế điểm bạn cần đến, chỉ cần là một cái tên trong phạm vi 10km trong khu vực trung tâm London, họ sẽ ngay lập tức biết sẽ phải đưa bạn đi đâu mà không tốn đến 1s để tìm đường.

Green Badge

 2. Đa màu sắc

Mặc dù màu đen là màu truyền thống và phổ biến nhất của taxi London, nhưng đó không phải là màu bắt buộc, chúng có thể mang màu xanh, màu vàng, màu đỏ hay bất cứ màu gì, nhưng chủ yếu màu đen là đông đảo hơn cả.

 London Taxi

3. Mỗi một chiếc taxi là một “công ty” di động

Khác với các loại hình taxi khác hoạt động theo hãng và có chung một công ty quản lý, gần 21.000 chiếc taxi “đen” ở London là 21.000 “công ty” di động. Nói cách khác, mỗi người tài xế đồng thời là chủ nhân của chiếc xe và là một doanh nghiệp hoàn toàn độc lập. Bước lên một chiếc taxi cũng giống như bạn bước vào một cửa hàng.

4. Tiền thân của những chiếc taxi đen ngày này là gì vậy? Đó là những chiếc xe ngựa.

Giấy phép taxi đầu tiên ở London được cấp năm 1639 cho Corporation of Coachmen. Hackney carriages, hãng xe ngựa kéo mà sau này trở thành hãng Hansom Cabs năm 1834. Những chiếc xe hơi taxi thực thụ có mặt ở London vào khoảng 1908 và đến những năm 1920 đã thay thế những chiếc xe ngựa kéo hai bánh (hansom cabs) trở thành phương tiện taxi chủ yếu.

 London hansom cab

5. Muốn lái London cab, phải CAO!!!

Theo luật, những chiếc taxi London phải có chiều cao đủ để hành khách ngồi thoải mái trong vẫn đội chiếc mũ bowler của người Anh. Thêm vào đó, đã có thời, các tài xế taxi xe ngựa (hackney carriages) bắt buộc phải mang theo một bó cỏ khô (hay) cho ngựa ăn. Điều luật này thậm chí còn được giữ cho tới cả sau khi có những chiếc taxi cơ giới đầu tiên hoạt động.

10 Interesting Facts and Figures about London Taxis  10 Điều thú vị về những chiếc Taxis ở London- có thể bạn chưa biết? www.english4all.vn

6. Vòng cua ấn tượng.

Những chiếc taxi đen chỉ cần vòng cua quay đầu (a turning circle) khoảng 25 feet (gần 8m). Điều này cho phép xe có thể luồn lách vào mọi ngóc ngách của thành phố London, và đủ đi vào lối vào nhỏ của khách sạn Savoy Hotel. Đây đã trở thành yêu cầu bất buộc của mọi xe taxi London.Savoy Court cũng là một trong những địa điểm duy nhất ở London mà các phương tiện đi phía bên phải.

7. Muốn gọi xe, đừng hét!

Bạn sẽ trái luật nếu như hét to lên “Taxi” để thu hút sự chú ý của tài xế. Nếu bạn thấy một chiếc xe taxi sáng đèn, chỉ cần giơ tay để báo hiệu cho tài xế.

 London Black Cab 2

8. Taxi là gì?

Từ taxi bắt nguồn từ taximeter – đây là thiết bị tính đường đi và thành tiền được gắn trong các xe taxi. “Cab” là viết tắt của cabriolet- một động từ tiếng Pháp nghĩa là “nhảy” (to leap) – cũng là một loại taxi mà người ta thường nhảy ra khỏi xe khi kết thúc hành trình.

9. Nhà vệ sinh của xe ở đâu???

Đến bây giờ người ta vẫn không biết đây là chuyện có thật hay đùa nhưng người ta thường dẫn điều luật Town Police Clauses Act năm 1847 cho phép một người có thể được phép “tè” vào phía bánh xe bên trái phía sau của một chiếc taxi, miễn là tay phải của tài xế vẫn đang chạm vào chiếc xe.

10. Bị bệnh thì đừng đi taxi!

Đã có thời cũng là trái luật (illegal) nếu như một ai đó bắt taxi trong khi đang bị bệnh dịch hạch (bubonic plague). Điều này hiện nay vẫn đúng một phần, vì theo luật Y tế Công Cộng (Public Health (Control of Disease) Act of 1984) yêu cầu người đang bị bệnh dịch (a notifiable disease) phải thông báo cho tài xế biết để họ quyết định có chở khách hay không. Nếu tài xế quyết định nhận khách, anh ta sẽ phải thông báo cho nhà chức trách và khử trùng (disinfect) chiếc xe trước khi được đón khách tiếp theo.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

10 Interesting Facts and Figures about Trafalgar Square – London. – 10 Điều thú vị về Quảng trường Trafagar ở London.

Hàng năm mỗi khi thấy cây thông khổng lồ được dựng lên và sáng đèn trên quảng trường Trafagar, đó là lúc một mùa Giáng Sinh nữa đang đến gần. Không chỉ được mệnh danh là “trái tim của London”, quảng trường Trafagar còn là một trong những quảng trường đẹp và nổi tiếng nhất thế giới mà không du khách nào có thể bỏ qua khi đến thăm Vương Quốc Anh với những dấu ấn kiến trúc hoành tráng vẫn còn lại qua bao năm tháng. Quảng trường Trafagar còn chứa đựng nhiều điều thú vị hơn thế nữa mà English4ALL hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn trong chuyến tàu thứ Sáu của British Way. All aboard!

Trafagar 7
Toàn cảnh Trafagar Square nhìn từ Nhà triển lãm quốc gia (National Gallery)

1. Điểm nhấn chính (centrepiece) của quảng trường Trafagar (Trafagar Square) là cột đá Nelson (Nelson Column) được dựng lên để vinh danh Đô Đốc (Admiral) Horatio Nelson người đã lãnh đạo quân Anh giành chiến thắng trong trận Trafagar (Battle of Trafagar). Cột Nelson cao 169.3 feet (gần 52m), được phục chế lại vào năm 2006

Trafagar 2
Tượng Đô Đốc Nelson trên đỉnh cột đá

2. Phần bệ đỡ (pedestal) của cột Nelson được trang trí bằng bốn bức phù điêu bằng đồng (four bronze relief panels), mỗi tấm rộng 18 feet vuông, được đúc từ súng ống thu được của quân Pháp. Bốn bức phù điêu này khắc hoạ (depict) cảnh trận Cape St Vincent, trận sông Nile, trận Copenhagen, và cảnh tướng Nelson tử trận ở Trafagar.

Trafagar 8
Một trong 4 tấm phù điêu dưới chân cột đá Nelson

3. Các đài phun nước (fountains) ở quảng trường Trafagar, mặc dù mang tính chất biểu tượng cho cả quảng trường nhưng vẫn không tránh khỏi lệnh cấm của chính phủ trong mùa hè năm 2012, các đài phun nước này phải ngừng hoạt động do hạn hán kéo dài (prolonged drought ) ở Anh

Trafagar
Một trong hai đài phun nước trên Trafagar Square

4. Tại quảng trường có 4 bệ tượng (plinths) ở bốn góc vuông, 3 trong số đó đặt tượng của các vị vua trước đây của Anh Quốc. Riêng bệ tượng thứ tư, không bao giờ đặt tượng cố định mà trở thành nơi luân phiên trưng bày nghệ thuật. Trước đây đặt mô hình tàu HMS Victory (tàu của Đô đốc Nelson), đôi khi đổi thành Powerless Structures – tượng một cậu bé trên con ngựa gỗ (rocking horse) cao 4.1 m, đúc bằng đồng là tác phẩm của Michael Elmgreen và Ingar Dragset . Năm 2013, con ngựa gỗ sẽ được thay thế bằng Hahn / Cock – tượng một chú gà trống, biểu tượng cho “sự tái sinh- bừng tỉnh và sức mạnh” (regeneration, awakening and strength) của nghệ sĩ Katharina Fritsch.

Trafagar 4

Trafagar 5

Trafagar 6

5. Quảng trường Trafagar Square từng nổi tiếng là ngôi nhà của hàng ngàn chú chim bồ câu. Tuy nhiên việc cho chim ăn bừa bãi đôi khi lại thành gây hại, vì vậy vào năm 2003, thị trưởng London Ken Livingston đã tuyên chiến với bồ câu bằng lệnh cấm cho bồ câu ăn (cũng như bán các loại đồ ăn choc him gần khu vực quảng trường). Chính quyền còn thuê hẳn một con diều hâu (a hawk) để xua đuổi bồ câu. Dần dần đã giải tán được vấn nạn bồ câu, và đã có thể tổ chức các buổi hoà nhạc (concerts) hay sự kiện công cộng (public events) tại đây.

6. Mỗi năm, có một cây Giáng Sinh (a Christmas tree) được đặt ở giữa trung tâm quảng trường. Năm nào cũng cùng một loại cây giống nhau, một cây vân sam Na Uy (a Norwegian Spruce), đây là quà tặng của Na Uy để tỏ lòng biết ơn của nhân dân Na Uy đối với sự giúp đỡ của Anh trong Đại chiến thế giới lần thứ 2. Theo truyền thống, thị trường của Westminster (the Lord Mayor of Westminster) sẽ thăm Oslo – thủ đô Na Uy vào cuối mùa thu để tham gia hạ cây, và thị trường của Oslo sẽ đến London để thắp đèn cho cây vào dịp Giáng Sinh. Theo truyền thống Na Uy, đèn Giáng Sinh sẽ được treo dọc từ trên xuống (vertically) thay vì treo vòng xung quanh cây.

Cây Giáng Sinh ở Trafagar Square lên đèn là báo hiệu một mùa Giáng Sinh đã đến
Cây Giáng Sinh ở Trafagar Square lên đèn là báo hiệu một mùa Giáng Sinh đã đến

7. Có 17 tuyến xe bus chạy qua quảng trường Trafagar – hình thành nên một giao điểm của hệ thống giao thông London.

8. Trước kia quảng trường bốn phía đều giao nhau với những con đường rất đông đúc, tạo ra nguy hiểm cho khách tham quan. Năm 2003, quảng trường được quy hoạch lại và con phố phía trước Nhà triển lãm quốc gia (National Gallery) được đóng lại và tạo thành đường cho người đi bộ (pedestrianized). Các phần tường cũ bị dỡ bỏ và một bậc thềm (staircase) lớn được xây mới nối với nhà triển lãm, tạo thành một khung cảnh đẹp mắt.

9. Quảng trường Trafagar thuộc sở hữu của Nữ hoàng Anh và là một phần tài sản của Hoàng Gia, và giao cho chính quyền London (Greater London Authority) quản lý, trong khi đó các tuyến đường xung quanh quảng trường và khu vực dành cho người đi bộ ở phía bắc lại do Hội đồng thành phố Westminster quản lý.

10. Hitler đã từng có kế hoạch nếu xâm lược thành công được Anh Quốc, sẽ mang cột đá Nelson về Berlin để làm chiến lợi phẩm (a war spoil)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Let’s join Notting Hill Carnival! – Notting Hill Carnival: Niềm tự hào của văn hóa London.

Là một đô thị quốc tế với sự đa dạng văn hóa  và sắc tộc tầm cỡ thế giới, London là điểm hẹn của rất nhiều nền văn hóa giàu bản sắc từ năm châu tụ hội và phát triển. Ở London, bạn có thể tham dự Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, các lễ hội đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Âu và từ nhiều vùng của thế giới. Tuần vừa qua, du khách đến với London sẽ may mắn có cơ hội tham dự London Notting Hill Carnival – là một lễ hội văn hóa được tổ chức hàng năm vào ngày Bank Holiday của tháng 8 (25/08) trong suốt 50 năm qua.. Đây là nơi hội tụ của rực rỡ sắc màu, những vũ điệu Latin cuồng nhiệt, sức hấp dẫn nóng bỏng không thể cưỡng lại. Không cần phải đến tận châu Mỹ La Tinh để biết thế nào là một carnival bởi vì chúng ta có thể hoà mình vào một carnival đích thực ngay giữa lòng London. Nhịp sống bận rộn phải nhường bước cho không gian lễ hội ngập tràn khắp đường phố khu Notting Hill. Hãy cùng English4ALL tìm hiểu về lễ hội mang đậm màu sắc Mỹ Latin này tại ga British Way ngày hôm nay nhé! All aboard!

The Notting Hill Carnival – là lễ hội đường phố lớn nhất (street festival) Châu Âu và khởi nguồn từ năm 1964. Đây là cách mà các cộng đồng văn hóa Caribe (Caribbean) ở London kỉ niệm các giá trị văn hóa và truyền thống riêng biệt của họ. Được diễn ra vào ngày nghỉ lễ Bank Holiday của tháng Tám trên các đường phố của khu vực Notting Hill, phía tây của London (W11), đây là lễ hội tuyệt vời của âm thanh, màu sắc và tinh thần đoàn kết xã hội (social solidarity)

Nguồn gốc của lễ hội Notting Hill Carnival là các lễ hội hóa trang của Carribe đầu thế kỉ 19 – một truyền thống văn hóa rất mạnh mẽ ở Trinidad. Họ kỉ niệm việc bãi bõ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ (slavery trade). Lễ hội đầu tiên chỉ là một cuộc biểu diễn các các nghệ sỹ nhạc khí trình diễn ở khu Earls Court của London vào cuối tuần, khi các ban nhạc (bands) diễu hành qua các khu phố của Notting Hill, họ thu hút được cư dân da màu tràn ra phố, làm họ nhớ lại văn hóa Carribe mà có lẽ họ đã để quên nơi quê nhà. Những điệu nhảy, những bài hát của người Trinidad được trình diễn lại. Trong thời kỳ bị nô dịch, họ bị cấm tổ chức những lễ hội của riêng mình, giờ đây, được hưởng một nên tự do dân chủ mới, họ có cơ hội thể hiện bản sắc văn hóa của mình. Họ cải trang trong những bộ trang phục thời trang Âu Châu giống như những ông chủ trước đây của họ, thậm chí còn nhuộm trắng mặt bằng bột, đeo mặt nạ trắng, những nét đặc trưng đó hiện vẫn còn trong Notting Hill Carnival ngày hôm nay. Mỗi năm lễ hội Notting Hill Carnival thường tiếp đón đến gần 1 triệu lượt khách đến tham dự.

Một số hình ảnh về Lễ hội London Notting Hall Carnival.

Notting Hill The Annual Notting Hill Carnival Celebrations Take Place Dated: / /2010Matt Lloyd - The Times Notting hill Carnival 5 Notting Hill Carnival 6 Notting Hill Carnival 8 Notting Hill Carnival 9 Notting Hill Carnival 10 Notting-Hill-Carnival 2

Một chút không khí của Notting Hill Carnival