How to Learn English through Songs and Music: 8 Great Tips 8 gợi ý để học tiếng Anh qua bài hát.

Học tiếng Anh qua bài hát là một phương pháp vô cùng hiệu quả mà rất nhiều người học tiếng Anh trên khắp thế giới vẫn đang theo đuổi. Cách học này có thể không tạo ra một Elton John hay Celine Dion nhưng lại tạo ra rất nhiều người học tiếng Anh có khả năng nghe và nói rất tự tin. Tuy nhiên, để đạt được thành công, rất cần phải học theo đúng phương pháp. English4ALL tuần này xin chia sẻ một số gợi ý để bạn có thể ứng dụng hiệu quả cách học tiếng Anh rất thú vị này. All aboard!

 

Trước khi bắt đầu, việc đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn bài hát mà bạn sẽ học. Điều này rất quan trọng vì có rất nhiều “bẫy” mà bạn có thể mắc phải. Ví dụ:

-Những bài hát sử dụng ngôn ngữ quá khó mà không thường được sử dụng.

– Những bài hát quá nhanh (rất khó học!!!)

– Những bài hát mà không có sẵn lời bài hát….

Vậy phải làm thế nào để chọn được một bài hát tiếng Anh phù hợp để học? Dưới đây là 8 gợi ý cho bạn.

Listen to music

Tìm những bài hát ở đâu?

Bạn có thể tìm kiếm các trang chia sẻ video như YouTube và Vimeo. Đây là những trang có thư viện khổng lồ các video nhạc và một số có phụ đề lời bài hát bằng tiếng Anh.

Spotify cũng là một dịch vụ tuyệt vời bởi rất nhiều sự lựa chọn mà bạn có thể dễ dàng mang theo để học. Rất hữu hiệu để theo dõi xu hướng và những bài đang nổi

Chọn đúng bài hát.

Hãy chọn loại nhạc, dòng nhạc mà bạn thích. Sẽ khó có thể mà học tiếng Anh qua những bài hát mà bạn không thích phần nhạc. Điều này dễ dẫn đến sự nhàm chán.

Tìm loại nhạc sử dụng đúng kiểu ngôn ngữ – không quá khó và cũng không quá dễ, thường được sử dụng.

Một điểm khác nữa cần chú ý đó là đôi khi ca sĩ sẽ không phát âm một cách rõ rang. Do đó, đừng bắt đầu việc học tiếng Anh qua bài hát của bạn bằng dòng nhạc heavy metal.

Bạn có khi thích những bài hát giống như kể một câu chuyện, như thế sẽ dễ hiểu và hình dung hơn. Nếu bạn là người mới bắt đầu, có khi một bài hát dành cho trẻ em hay bài hát của Disney lại là lựa chọn tốt.

Hãy bắt đầu bằng dòng nhạc pop và sau đó sẽ chia nhánh sang các dòng nhạc khác. Nhạc pop, thể loại nhạc chủ yếu, thường là về tình yêu và sự lãng mạn, rất phù hợp cho bạn vì có nhiều từ vựng được lặp đi lặp lại. Khi bạn đã sẵn sàng để rẽ sang các dòng nhạc khác, bạn có thể thử những dòng nhạc đa dạng hơn để có được một vốn từ lớn hơn.

Dựng khung từ vựng để học lời bài hát.

Thật là lý tưởng nếu như bạn có thể học tiếng Anh chỉ đơn thuần nhờ nghe bài hát. Tuy nhiên, trong thực tế, bạn sẽ phải dành một chút thời gian để “tiêu hoá” lời bài hát và ý nghĩa của chúng để bạn có thể hiểu trước. Thuật ngữ gọi là “Scaffolding” – dựng khung. Thay vì cố tự nghe ra lời bài hát, bạn có thể sử dụng các nguồn dưới đây để tăng tốc việc này:

Lyrics.com và Smartlyrics.com là hai thư viện lời bài hát lớn mà bạn có thể sử dụng.

Học lời bài hát và từ vựng.

Cùng với việc cảm nhận nội dung bài hát, bạn cũng rất cần phải thường xuyên xem lại các từ vựng. Hãy chia nhỏ bài hát thành từng cụm từ, và cố gắng làm chủ từng từ đó. Hãy thử sử dụng các công cụ Flashcard như Anki hay Mental Case.

Hát theo

Trừ khi bạn biểu diễn trước khán giả, nếu không thì bạn đừng quá bận tâm chuyện hát hay hay dở. Đừng lo lắng nếu như bạn không có khiếu âm nhạc. Hãy cố gắng hát thành lời bài hát mà bạn đang học. Điều này giúp cho bạn hình thành những khẩu hình và chuyển động miệng theo như giai điệu của bài hát.

Hát theo trí nhớ.

Hãy thử hát theo trí nhớ của bạn. Sau khi nghe bài hát một lúc, bạn hãy cố gắng bắt đầu ghi nhớ lại. Sau đó thử một bước tiếp theo, hát mà không nhìn vào lời. Bằng cách này bạn có thể ghi nhớ từ tốt hơn.

Xem lại thường xuyên

Bạn không cần phải hoàn thành việc học một bài hát trước khi chuyển sang bài khác. Cứ khi nào bạn cảm thấy hài lòng với một bài nào đó, bạn có thể chuyển sang một bài khác. Sau đó một thời gian, bạn có thể quay trở lại bài hát đầu. Đây gọi là “spaced repetition” – sự lặp lại ngắt quãng, hiệu quả hơn nhiều so với việc học tất cả một lúc.

Tìm những bài hát mới dựa trên những gì bạn đã học.

Đây có lẽ là bước khó hơn cả. Mỗi bài hát mới mà bạn học cần phải có lượng từ mới tăng tiến hợp lý. Bài hát sau phải có số từ mới với độ khó hơn bài hát trước đó. Điều này giúp củng cố và thúc đẩy bạn học tốt hơn nữa.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Why do you need to listen to different English accents? Vì sao bạn cần phải nghe nhiều giọng tiếng Anh khác nhau?

Đã bao giờ bạn cảm thấy buồn khi bạn có thể giao tiếp rất tốt bằng tiếng Anh với một số người bản xứ, nhưng đôi khi với những người khác, bạn lại chẳng thể hiểu nổi họ đang nói những gì dù rằng những điều họ nói lại rất đơn giản với những từ bạn hoàn toàn đã biết? Ngay trong tiếng Việt của chúng ta cũng đã có rất nhiều âm giọng khác nhau: giọng Hà Nội, giọng Hải Phòng, giọng Huế, giọng Nghệ Tĩnh, giọng Sài Gòn, giọng Miền Tây…..tạo nên sự phong phúc vô cùng của ngôn ngữ. Tiếng Anh cũng vậy và còn hơn thế nữa. Với vai trò là một ngôn ngữ quốc tế, tiếng Anh lan rộng ra nhiều châu lục, vùng quốc gia và lãnh thổ rộng lớn, kết hợp với giọng nói địa phương của người bản địa tạo ra một bức tranh đa sắc và giàu có về âm giọng. Bạn có cơ hội được học tiếng Anh với một thầy giáo người Anh, nhưng sau này rất có thể bạn sẽ dùng tiếng Anh để làm việc với một đối tác Ấn Độ, và sẽ hẹn hò với một cô gái người Singapore….? Vậy nên mặc dù “tiếng nói” của bạn được khuyên nên “chung thuỷ” với một giọng chuẩn nào đó, nhưng đôi tai của bạn thì khác, hãy để cho chúng có được tự do, có nhiều cơ hội tiếp xúc với càng nhiều âm giọng tiếng Anh càng tốt, như thế bạn sẽ càng có thêm sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Còn nếu bạn tin rằng, chỉ cần nghe tốt một âm giọng tiếng Anh chuẩn thôi là đủ, thì hãy lên ngay chuyến tàu hôm nay của English4ALL để tự tìm hiểu lý do vì sao nhé? Chúc bạn ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ! All aboard!

https://www.youtube.com/watch?v=bgglBcWkK64

https://www.youtube.com/watch?v=0DajvwlmGfs

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Radio Log 7: Bí kíp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Bạn đã học tiếng Anh được khá lâu. Ngữ pháp của bạn rất tốt và bạn biết cũng khá nhiều từ. Bạn có thể đọc nhiều thứ bằng tiếng Anh và bạn cũng viết rất tốt. Nhưng bạn luôn gặp rắc rối để hiểu những người khác đang nói gì bằng tiếng Anh, bạn chẳng thể nào xem được phim hay các chương trình truyền hình tiếng Anh nếu như không có phụ đề? Đó có phải là bạn không? Nếu bạn đang rơi vào những tình huống như trên, Radio Log thứ 7 của English4ALL hôm nay xin giới thiệu với các bạn một số bí kíp luyện nghe tiếng Anh cực kỳ hiệu quả mà bạn thật không nên bỏ qua. Bí kíp này tạm gọi là bí kíp “Sửa Tai”

 

Các bạn biết không, nếu như bạn gặp phải các vấn đề như mình vừa nói thì cũng đừng quá buồn, vì thực sự bạn không phải là trường hợp cá biệt. Nghe – listening là một kỹ năng chậm tiến bộ nhất. Với đa số người học ngoại ngữ, nghe thường là kỹ năng yếu nhất. Vì nó khó nên yếu là chuyện bình thường, nhưng biết là yếu mà không tìm cách để nâng cao, thì đó lại là chuyện bất thường. Nhưng vì sao kỹ năng nghe lại là yếu nhất?

Để giải thích điều này, có 2 lý do chính:

– Bạn phát âm một từ sai hoàn toàn, nên khi người ta phát âm đúng, bạn chẳng thể nào hiểu được và coi đó như một từ mới, trong khi thực ra bạn đã biết từ lâu rồi.

– Bạn nghe nhầm từ và âm thanh. Tiếng Anh được nói một cách tự nhiên trong đời sống hàng ngày của người Anh là một phức hợp của những từ có và không có trọng âm, những từ nối, các dạng rút gọn và các từ bị lược bớt. Nhiều từ có khi còn không được phát âm một cách đầy đủ và hoàn chỉnh.

Chọn một đoạn audio ngắn phù hợp với trình độ của bạn.

Nếu bạn là trình độ sơ cấp (beginner) hoặc dưới trung cấp (low intermediate), hãy chọn nghe cái gì đó độ dài khoảng 1-2 phút, người học ở trình độ cao hơn nên chọn bài nghe dài hơn, khoảng từ 3-5 phút. Cần phải chắc chắn rằng bạn có vốn từ vựng tương đương với bài nghe để có thể tự kiểm tra được kết quả của mình.

Dưới đây là môt số gợi ý về nguồn tài liệu nghe tham khảo để các bạn lựa chọn sử dụng luyện tập

Beginners

Read Theory
Super Easy Reading
Đây là những website về kỹ năng đọc, nhưng lại có bài nghe cho từng đoạn văn)

Intermediate & Advanced
The English Teacher Melanie Podcast (Giọng Mỹ)
BBC 6-Minute English (Giọng Anh)
BBC Words in the News (Giọng Anh)
ESLPod (Giọng Mỹ)

 

Các bước tiến hành

Bước 1: Nghe toàn bài một lần, không nhìn vào các từ. Hãy thư giãn. Hít thở sâu và đừng hoảng loạn. Điều này rất quan trọng, bởi vì bạn sẽ dễ nghe và dễ hiểu hơn những gì đang nghe nếu như bạn thoải mái và không hoảng loạn.

Bước 2: Nghe toàn bài một lần nữa.

Bước 3: Nghe lại lần thứ 3, nhưng cứ 5s hãy dừng lại một lần, và viết xuống bất kỳ thứ gì bạn đã nghe được trong 5s đó, một từ, một cụm từ, hay bất cứ thứ gì mà bạn nhớ được.

Bước 4: Khi bạn hoàn thành, và nghe lại toàn bài, hãy đọc qua một lượt những ghi chép của bạn đã thực hiện ở bước 3. Nếu bạn không hiểu được từng từ một, cũng không có sao đâu, quan trọng là bạn hiểu được chủ đề mà người nói đang nói tới. Ví dụ, bạn không nghe được từ goal keeper, defender, hay attacker….nhưng chỉ cần ít nhất, bạn hiểu là người ta đang nói về một trận đấu bóng đá, thế là đủ.

Bước 5: Lặp lại bước thứ 3. Kiểm tra lại kết quả ghi chú của mình, sửa chữa lại nếu cần thiết, và thêm được càng nhiều từ càng tốt.

Bước 6: Đọc lại ghi chú từ đầu đến cuối một lần nữa. Hãy cố gắng hoàn thành các câu. Nếu như bạn ghi được 1-2 từ, bạn có thể đoán ra được câu từ những từ đó không? Đây là lúc bạn sử dụng vốn ngữ pháp của mình

Bước 7: Giấu ngay cái ghi chú của bạn đi nhé. Nghe lại một lần nữa, nhưng lần này, hãy dừng lại sau mỗi 10s, và bạn lại ghi chép tiếp những từ chính mà bạn nghe được. Sau đó kiểm tra những gì bạn ghi nhận được so với ghi chú 5s vừa thực hiện.

Bước 8: Nghe lại toàn bài đồng thời đọc thầm các ghi chú của chính bạn.

Bước 9: Đối chiếu các ghi chú của bạn với bản ghi (transcript) của bài nghe và trả lời các câu hỏi

  • Những từ nào bạn đã đúng?
  • Những từ nào gây cho bạn khó khăn khi nghe? (Nói cách khác là không nghe được)
  • Những từ nào đáng lẽ là bạn nghe được (từ bạn đã biết) nhưng lại không nghe ra. Tại sao? Có phải phát âm của bạn sai không? Những từ nào là những từ không được nhấn mạnh trong câu? Nó có liên hệ với những từ đằng trước và đằng sau đó không?
  • Tra từ điển những từ mới mà bạn chưa biết, và đừng quên nhốt chúng đúng cách vào sổ học từ của bạn như English4ALL đã  từng hướng dẫn ở các Ralog trước.

Bước 10: Nghe toàn bài và đọc to bản ghi . Kiểm tra cách phát âm của những từ bạn biết nhưng không nghe được, hoặc không hiểu trong lần nghe trước.

Bước 11. Sau một tuần, quay trở lại bài nghe đó, và nghe lại một lần để kiểm tra bộ nhớ của bạn.

Đặc biệt để trở thành một người nghe tiếng Anh tốt, English4ALL khuyên các bạn nên xây dựng một chiến lược học nghe hiệu quả, kết hợp thường xuyên và đều đặn giữa hearing và listening: nghe và lắng nghe. Hearing là nghe một cách vô thức, nghe tiếng Anh trước khi đi ngủ hay khi bạn thư giãn, rảnh rỗi, hãy để cho đôi tai của bạn tiếp xúc thường xuyên với môi trường tiếng Anh càng nhiều càng tốt, với hearing, nghe chỉ là nghe, đừng quan tâm đến chuyện hiểu, đừng quan tâm đến từ mới. Hãy lựa chọn một bài hát có lời rõ rang, hoặc một cuốn sách nói, một câu chuyện cổ tích hay bất cứ thứ gì bạn thích bằng tiếng Anh. Và mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 1h vào khoảng thời gian bạn cảm thấy thoải mái nhất để luyện listening theo như cách đã vừa được giới thiệu, đó là nghe chủ động, nghe để hiểu, nghe có chủ ý và phải tập trung. Listening giống như việc cho đôi tai của bạn đi  tập gym vậy.

GHI CHÚ QUAN TRỌNG NHẤT

Không có gì có thể tiến bộ chỉ sau một đêm, và đặc biệt là kỹ năng nghe của bạn. Không bao giờ có chuyện hôm nay bạn chẳng nghe được gì mấy, đọc bài chia sẻ kinh nghiệm này trên English4ALL, làm theo 1-2 lần và sáng mai ngủ dây bạn thành thánh nghe, cái gì cũng nghe được. Mọi điều thành công trong cuộc sống đều giống nhau ở một điểm: là kết quả của sự kiên trì và không dễ dàng từ bỏ. Hãy luyện tập theo cách trên 3-4 lần một tuần, và cứ thế, cứ thế cho đến một ngày, bạn thấy rằng bạn nên yêu đôi tai của mình hơn trước vì chúng đã nghe hiểu Tiếng Anh hiệu quả hơn trước rất nhiều. Đến khi ấy, hãy viết thư cho English4ALL để chúng mình có cơ hội được chúc mừng bạn nhé.

Xin chào tạm biệt và chúc các bạn một kỳ nghỉ lễ Quốc khánh vui vẻ.

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn