The Tube: Top 13 Facts about the Tube on its 150th Anniversary The Tube -Hệ thống tàu điện ngầm 150 tuổi của London: Có thể bạn chưa biết?

Người dân London luôn tự hào sở hữu hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất với hơn 150 năm tuổi và cũng là hiện đại và quy mô lớn nhất thế giới hiện nay. The Tube – tên gọi của hệ thống phương tiện công cộng này dường như đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của cuộc sống nơi đây và chứa đựng rất nhiều điều thú vị mà bất kì một du khách nào tới London cũng muốn một lần thử trải nghiệm. Là hình mẫu và cảm hứng ý tưởng cho English4ALL, hôm nay hãy cùng lên chuyến tàu thứ Sáu tới ga British Way để cùng khám phá những sự thật hấp dẫn về The Tube mà ngay cả người London cũng chưa chắc đã biết nhé. All aboard!

Signs From The Underground

  1. Mỗi năm “the Tube” chuyên chở lượng hành khách tương đương 1/7 dân số thế giới (1 tỷ 107 triệu người) tới 270 nhà ga.
  2. Hệ thống tàu điện ngầm của Luân Đôn (London Underground) thường được biết với cái tên “The Tube”- vốn dùng để chỉ những đường tàu hoả nằm sâu dưới mặt đất có nhiều giao điểm liên hoàn, ngược với một hệ thống đường ray khác được xây dựng theo kiểu “cut and cover” có độ sâu ít hơn, được xây dựng trước và sử dụng đầu máy hơi nước. Bốn nhánh tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng kiểu này là District Line, East London Line (nay là một phần của London Overground), Hammersmith and City, và the Metropolitan Line. Ngày nay, tên gọi The Tube dùng để chỉ chung tất cả hệ thống.
  3. Vận tốc trung bình của một tàu điện ngâm là 33km/giờ tương đương 20.5 dặm Anh.
  4. Mỗi năm, một tàu điện ngầm London chạy quãng đường 184.269 km.
  5. Chiều dài của toàn bộ The Tube là 402 km tương đương 249 dặm Anh.
  6. Mỗi ngày có khoảng 1000 người bỏ quên thứ gì đó trên tàu điện ngầm. Tất cả những thứ này sẽ được chuyển đến một khu tầng hầm trên phố Baker Street có 40 nhân viên làm việc toàn thời gian. Nơi này lúc nào cũng lưu giữ khoảng 200.000 đồ vật bị mất, một số vật khá kì quá từng bị bỏ quên trên tàu như những thanh kiếm của Samurai, răng giả, ba con dơi chết, và một chiếc thuyền dài 14 foot. Các vật dụng không có người nhận sau 3 tháng sẽ được bán đấu giá hoặc tặng cho các tổ chức từ thiện.
  7. Nhà ga Aldwych không còn được sử dụng nhưng lại thường được thấy trên màn ảnh, vì đây là địa điểm quay các cảnh trong các bộ phim như: Superman IV: The Quest for PeaceAtonement  V for Vendetta.
  8. Độ sâu tối đa của The Tube dưới mặt đất đó là tại Holly Bush Hill ở Hampstead nơi độ sâu lên tới 68.8 m dưới mặt đất.
  9. Thang máy dài nhất trong toàn hệ thống tàu điện ngầm là tại ga Angel, nó dài tới 60m
  10. Ga Baker Street là nhà ga có nhiều sân ga (platforms) nhất với 10 sân ga.
  11. Ga tàu bận rộn nhất là ga Waterloo, với 57.000 người ra vào trong vòng 3 tiếng giờ cao điểm. Nhà ga bận rộn nhất xét theo lượng hành khách mỗi năm cũng vẫn là Waterloo với 82 triệu người.
  12. Trong giai đoạn 2011-2012, hệ thống tàu điện ngầm London lập kỉ lục chuyên chở với 1,171 tỉ hành khách.
  13. Albus Dumbledore, một nhân vật trong phim Harry Porter có một vết dẹo trên gót chân trái hình bản đồ tàu điện ngầm London.

    Hãy cùng lướt qua cả 270 nhà ga của The Tube qua bài hát vui nhộn này nhé!

     

HOÀNG HUY.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

10 Interesting Facts about the British Houses of Parliament You Probably Didn’t Know 10 Điều thú vị về Nghị viện Anh Quốc – có thể bạn chưa biết?

[wr_row][wr_column span=”span12″][wr_text el_title=”Giới thiệu” text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]Bạn có biết các nghị sĩ ở Anh họ công kích đối phương dối trá mà không được dùng từ “dishonest” họ sẽ nói như thế nào không?

Ai suốt đời không được phép bước chân vào Hạ nghị viện?

Các nghị sĩ ở Anh thường làm gì để “lấy may” trước khi phát biểu trước nghị viện?

Câu trả lời cho tất cả sẽ có trong chuyến tàu tuần này của English4ALL tới ga British Way.

Nghị viện (Parliament) – là biểu tượng cho quyền lực quốc gia của Vương Quốc Anh với chức năng xây dựng luật (making laws) và thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước (debating important issues). Đây cũng là một trong những quốc hội hàng đầu của thế giới và cũng chứa đựng rất nhiều những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết. Tuần này, hãy cùng English4ALL cùng khám phá những điều kỳ thú đó nhé.[/wr_text][/wr_column][/wr_row][wr_row width=”boxed” background=”none” solid_color_value=”#FFFFFF” solid_color_color=”#ffffff” gradient_color=”0% #FFFFFF,100% #000000″ gradient_direction=”vertical” repeat=”full” img_repeat=”full” autoplay=”yes” position=”center center” paralax=”no” border_width_value_=”0″ border_style=”solid” border_color=”#000″ div_padding_top=”10″ div_padding_bottom=”10″ div_padding_right=”10″ div_padding_left=”10″ ][wr_column span=”span6″][wr_text el_title=”Text 1″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

 Không được hút thuốc.

Các quán bar, nhà hàng, và các địa điểm công cộng thường không phải là những địa điểm duy nhất mà bạn không thể hút thuốc ở Anh. Tại toà nhà nghị viện, tuyệt đối không cho phép hút thuốc. Trên thực tế, có một hộp đựng thuộc lá ở cửa chính nhà Hạ nghị viện (House of Commons) và đã ở đó hàng thế kỉ. Không có bằng chứng nào cho thấy còn có ai sử dụng chúng nữa.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 2″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Ít họp hơn – Làm nhiều luật hơn.

Kể từ năm 1944, số lần mà nghị viện họp là khoảng 209 lần một năm. Tuy nhiên, kể từ năm 1998, số lần nhóm họp của nghị viện đã ít đi nhiều so với thời kỳ sau chiến chanh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, các nghị sỹ (Members) còn xây dựng được những bộ luật dài hơn (longer acts) mặc dù tổng số luật được thông qua mỗi năm là từ 30-40(thời kỳ hậu chiến mức trung bình là 98 bộ luật mỗi năm)

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 3″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Màu xanh huyền thoại.

Những hàng ghế (benches) có màu xanh lá cây của Hạ Nghị viện hay còn gọi là Viện Thứ Dân (House of Commons) có từ khoảng 300 năm trước, và phòng họp hiện nay (current chamber) được Ngài Giles Gillbert Scott xây dựng lại vào năm 1945 sau khi phòng họp cũ bị phá huỷ do máy bay ném bom của Đức Quốc Xã (London Blitz).Màu ghế xanh này có cùng màu với cây cầu Westminster – dẫn vào nhà Nghị Viện. Ngược lại, các hàng ghế ở Thượng Nghị Viện hay còn gọi là Viện Quý Tộc (House of Lords) lại có màu đỏ.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 4″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Nữ hoàng không chuẩn y- không thành luật.

Trong khi ở Mỹ, tổng thống phải ký vào một dự luật (a bill) đã được cả hai viện của Quốc hội (Houses of Congress) thông qua trước khi nó có thể trở thành luật (law). Ở Anh, đó là một trong số ít những trách nhiệm thực quyền còn thuộc về vua (monarch). Để một dự luật trở thành luật (laws), có sự chuẩn y của Hoàng gia (Royal Assent) và chữ ký của nữ hoàng. Nữ hoàng có quyền từ chối (withhold) hoặc trì hoãn (reserve) chuẩn y, tuy nhiên kể từ năm 1708 tới nay chưa có vị quân vương nào làm vậy kể từ khi nữ hoàng Anne từ chối dự luật dân quân Scotland (Scottish Militia Bill). Dự luật này cho phép trang bị vũ trang cho lực lượng dân quân Scotland, nhưng đã bị huỷ bỏ khi có tin đồn rằng quân Pháp đang tiến về phía Scotland làm gia tăng sự lo ngại về một cuộc phản loạn (rebellion)

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 5″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Thượng nghị sĩ

Các thượng nghị sỹ (Peers) là thành viên của Viện Quý tộc (House of Lords). Trong khi một vài vị trí thượng nghị sỹ là cha truyền con nối (hereditary), một số khác là do chính phủ tạo ra, được gọi là Life Peer – những vị trí này không thể được thừa kế lại. Các giám mục (bishops) của Giáo hội Anh (Church of England) cũng có ghế tại Viện Quý tộc. Thủ tướng Anh lập ra nhiều ghế thượng nghị sỹ nhất là Tony Blair với 357 vị, trong khi nữ thủ tướng huyền thoại Magaret Thatcher đứng thứ hai với 201 vị.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 6″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Vua không được vào.

Về mặt hiến pháp, các vị quân vương (monarch) không được phép vào Viện Thứ Dân (House of Commons). Nữ hoàng có một ngai vài ở Viện Quý Tộc (House of Lords) nơi bà hiện diện trong các phiên khai mạc của Nghị viện. Theo truyền thống, có một người triệu tập (The Gentleman Usher of the Black Rod) sẽ thay mặt Nữ hoàng vào Viện thứ dân để triệu tập các hạ nghị sĩ sang Viện Quý Tộc để thực hiện buổi lễ. Không có một vị quân vương nào bước chân vào Viện Thứ Dân kể từ khi Vua Charles I bước vào đây để bắt giữ năm vị hạ nghị sĩ (MP – Member of Parliarment) vì tội mưu phản (treason). Đây là một trong những chất xúc tác (catalyst) của Nội chiến Anh Quốc (English Civil War) trong lịch sử.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 7″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Dấu vết cổ xưa.

Sảnh Westminster (Westminster Hall) là phần cổ nhất trong toà nhà Nghị viện, được xây năm 1097 bởi vua William Đệ nhị và hoàn thành năm 1099. Tại thời điểm đó, đây là sảnh lớn nhất ở châu Âu và rộng 1579 mét vuông (17000 feet vuông), xây dựng sau khoảng 500 năm so với cung Hagia Sofia ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

In the Bag

Đây là từ bắt nguồn từ Partition Bag – một chiếc túi nhung được treo phía sau ghế của Chủ tịch Hạ Viện Anh (The Speaker). Chiếc túi này dùng để bất kỳ nghị sỹ nào có thể gửi các đơn thư mà họ cảm thấy quá xấu hổ để đọc trước công chúng.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 8″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Không được chửi thề!

Các nghị sỹ bị cấm sử dụng những từ thô tục (curse words) hay những ngôn ngữ ngữ khác có thể “xúc phạm phẩm giá” (offend the dignity) của Nghị viện. Họ cũng không thể lăng mạ (insult) những người đồng cấp hay cáo buộc họ thiếu trung thực tại Viện Thứ Dân. Đây có thể là nguồn gốc của những thuật ngữ như “the right honourable member” để nói về nghị sĩ của phe đối phương và “being economical with the truth” thay vì “nói dối” (lying). Đây dường như là một trò chơi đối với một số nghị sĩ để họ có thể “lách luật” mà công kích đối thủ mà không bị khiển trách (without reprimand). Đặc biệt là trong các phiên chất vấn (Question Time)

Thủ tục lấy may.

Bên ngoài Viện thứ dân trong hành lang nghị sỹ (Member’s Lobby) có bốn bức tượng đồng của bốn vị thủ tướng vĩ đại nhất bao gồm: Winston Churchill, Clement Atlee, Margaret Thatcher, và David Lloyd George. Cũng có ba bức tượng đá của Benjamin Disraeli, Arthur Balfour, và Herbert Asquith; cũng như nhiều tượng bán thân (busts) của các thủ tướng khác. Trước năm 2002, một thủ tướng chỉ có thể có tượng trong hành lang này nếu như họ đã qua đời, tuy nhiên nguyên tắc này đã được sửa đổi lại trong một số điều kiện nhất định. Tượng của nữ thủ tướng Thatcher được đặt làm (commission) từ năm 2003 và xuất hiện trước công chúng (debut) vào năm 2007. Tượng của thủ tướng Tony Blair cũng đã được đặt làm. Các nghị sĩ sẽ chạm vào tượng hay tượng bán thân của những thủ tướng yêu thích của họ để lấy may trước khi phát biểu.

[/wr_text][/wr_column][wr_column span=”span6″][wr_image el_title=”Image 1″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/No-Smoking.png” image_size=”medium” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 2″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/MP-Sitting.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 3″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/House-of-Commons-Chamber.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 4″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2014/10/God-Save-the-Queen.jpg” image_size=”large” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 5″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Queen-House-of-Lords.jpg” image_size=”large” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 6″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/The-Gentleman-Usher-of-the-Black-Rod.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 7″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Westminster-Hall.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 8″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Thatcher.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][/wr_column][/wr_row][wr_row width=”boxed” background=”none” solid_color_value=”#FFFFFF” solid_color_color=”#ffffff” gradient_color=”0% #FFFFFF,100% #000000″ gradient_direction=”vertical” repeat=”full” img_repeat=”full” autoplay=”yes” position=”center center” paralax=”no” border_width_value_=”0″ border_style=”solid” border_color=”#000″ div_padding_top=”10″ div_padding_bottom=”10″ div_padding_right=”10″ div_padding_left=”10″ ][wr_column span=”span12″][wr_video el_title=”Video” video_source_link_youtube=”https://www.youtube.com/watch?v=0ToKcEvqXuM” video_youtube_dimension_width=”500″ video_youtube_dimension_height=”270″ video_youtube_show_list=”0″ video_youtube_autoplay=”0″ video_youtube_loop=”0″ video_youtube_modestbranding=”1″ video_youtube_rel=”1″ video_youtube_showinfo=”1″ video_youtube_autohide=”2″ video_youtube_cc=”0″ video_alignment=”center” video_margin_top=”10″ video_margin_bottom=”10″ appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” video_sources=”youtube” ][/wr_video][/wr_column][/wr_row]

Top Interesting Facts about United Kingdom 1 – Những điều thú vị về nước Anh (Phần 1)

Không chỉ nổi tiếng với Big Ben, Buckingham Palace và rất nhiều những công trình kiến trúc nổi tiếng.

Không chỉ có một lịch sử lâu đời, một hoàng gia quyền uy và danh tiếng bậc nhất thế giới.

Không chỉ là một xứ sở sương mù lạnh giá và có phần buồn tẻ trong suy nghĩ của nhiều người chưa tới nơi đây.

Anh Quốc còn ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn thế nữa.

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng nước Anh là một đất nước thật kì quặc nhưng cũng vô cùng hấp dẫn?

Bạn sẽ hoàn toàn tin vào điều đó sau khi cùng English4ALL tới ga British Way để cùng khám phá những bí mật thú vị về nước Anh. All aboard!

Uống bia rượu tại các quán Bar ở Anh

Pub

Ở Anh, trong quán rượu hay quán bar, bạn có thể uống bao nhiêu tùy thích nhưng bạn không được phép uống say (get drunk) và ở Scotland sẽ là phạm pháp nếu bạn chẳng những uống say mà còn sở hữu 1 con bò (cow).

The “Tube” (Tàu điện ngầm của London)

London Tube
Trong hệ thống tàu điện ngầm ở London, đoạn từ ga Leicester Square đến Convent Garden là tuyến tàu phổ biến nhất với khách du lịch mặc dù đoạn đường này đi bộ còn nhanh hơn đi bằng tàu điện ngầm.

Hệ thống tàu điện ngầm của London, mặc dù là hệ thống đầu tiên và lớn nhất thế giới, vẫn được coi là hệ thống đắt nhất và ít độ tin cậy nhất.

409 thang cuốn (escalators) trong hệ thống ga điện ngầm London mỗi tuần di chuyển đoạn đường tương đương bằng 7 chuyến đi vòng quanh thế giới.

 

Hoàng gia Anh

British-Royal-Family
Không có gì bất ngờ khi sự việc được coi là kỳ lạ nhất trong lịch sử là việc Nữ hoàng Berengaria của Navarre, người đã cưới Vua Richard của nước Anh, lại chưa bao giờ đặt chân đến nước Anh.

Trên thế giới, lâu đài Windsor được coi là nơi ở lâu đời nhất của một triều đại phong kiến mà vẫn còn đang được sử dụng để ở, và cung điện Buckingham được xây dựng năm 1702 trên mãnh đất vốn từng là một nhà thổ (brothel) khét tiếng.

Người ta cũng tin rằng lâu đài Windsor bị ma ám (haunted), những hồn ma bao gồm Vua Henry VIII, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất, Vua George và Charles đệ nhất.

Nữ hoàng Anh, người từng nắm lĩnh quyền lực trên khắp thế giới, mặc dù rất uy nghi và có danh tiếng vẻ vang, vẫn không được phép vào Viện Thứ Dân của Nghị Viện Anh (House of Common) , chỉ đơn giản vì bà không phải là nghị sỹ – thành viên của Viện này.

Vào thời trung cổ ở England, kể cả động vật cũng bị kiện ra tòa án và bị trừng phạt vì những tổn thất mà chúng gây ra cho con người và tài sản của họ.

Uống trà

Afternoon Tea
Người Anh là những con nghiện uống trà (tea addicts). Một người Anh uống nhiều trà hơn bất cứ người dân của bất kỳ đất nước nào (nhiều hơn 20 lần so với người Mỹ).

 

Thủ đô London

London

London được biết đến là thành phố có sự đa dạng về văn hóa chủng tộc nhất (high cultural diversity) trên thế giới, điều này được chứng minh bằng thực tế rằng 25% dân số London không phải được sinh ra ở Anh.
Một trong những nhà hát nổi tiếng nhất nước Anh là Nhà hát Hoàng gia Bristol (The theatre Royal Bristol) vẫn trình diễn vở “Cats” (Những chú mèo) từ năm 1766!

Bạn có biết rằng London đã từng có bao nhiêu cái tên không? Nó từng được gọi là Londonium trong thời La mã xâm lược, là Ludenwic vào thời Saxon, và là Ludenburg vào thời Alfred Đại đế.

Con mắt Thiên Niên Kỷ – London Eye là vòng quay quan sát cao nhất thế giới tại thời điểm nó được xây dựng năm 1999, mỗi vòng quay (rotation) của nó là 30 phút.

Trong trận Đại Hỏa hoạn ở London (Great Fire of London) năm 1666, thành phố đã bị tàn phá hoàn toàn và phải mất rất lâu để xây dựng lại, nhưng số thương vong chỉ là 8 người!

Số đồ cổ di tích trong viện Bảo tàng Anh Quốc (British Museum) chứa đựng 2 triệu năm nền văn minh thế giới.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến bài hát ru “London bridge is falling down” (Cây cầu London đang sập). Bạn có biết rằng bài ca đó có từ cách đây hơn 1000 năm? Người Saxonđã phá hủy cây cầu London bằng tàu và dây thừng để kéo đổ nó xuống. Người ta cho rằng bài ca bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên, hiện nay, thì người và xe vẫn chạy rầm rầm qua cầu London (London Bridge) mỗi ngày.

Bạn có biết rằng dòng sông Thames chảy dọc London có hơn 200 cây cầu (bridge) bắc qua và 20 cống ngầm (tunnel) ?

 

Big Ben không phải là một chiếc đồng hồ

London

Trái ngược với suy nghĩ phổ biến rằng Big Ben là tên chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới, nó thực tế là tên của quả chuông lớn nhất nặng 13 tấn. Chiếc tháp của đồng hồ có tên là Tháp Elizabeth (Elizabeth Tower) .

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn