Alternative words for ‘Yes’ and ‘No’ in English- Những từ dùng để thay thế Yes và No. 

Tưởng chừng như rất ngắn và rất đơn giản, nhưng “Yes” và “No” lại là hai trong số những từ quan trọng nhất trong tiếng Anh và được sử dụng hàng ngày trong rất nhiều các bối cảnh giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng còn rất nhiều những từ khác trong tiếng Anh có ý nghĩa tương tự như “Yes” và “No”. Mỗi một từ lại biểu thị một sắc thái ý nghĩa khác biệt và thường được sử dụng trong những văn cảnh nhất định. Hãy cùng English4ALL ngày thứ tư khám phá thêm về những từ này tại ga English on the Street nhé! All aboard!

Yes!

 

Những từ thay thế “Yes”

 

Sure – Một cách thông thường và khá thoải mái để nói “Yes”. Sử dụng Sure để thể hiện sự nhất trí cao độ, đồng ý hoàn toàn với ý kiến hay yêu cầu của ai đó, cũng dùng để thể hiện sự chấp thuận

 

Okay – Nguồn gốc của từ này còn rất nhiều tranh cãi, nhưng hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đây là một từ viết tắt (an abbreviation) của ‘Oll Korrekt’ – một cách cố tình đánh vần sai của ‘all correct’ rất phổ biến ở Mỹ những năm 1800. Ngày nay, OKAY rất gần nghĩa với Yes.

 

Yeah – Là dạng biến thể thường gặp nhất của Yes, trẻ con thường bị mắng ở trường khi dùng “yeah” thay cho Yes khi nói với giáo viên. Đôi khi ta gặp trường hợp từ Yeah kết hợp với Absolutely! Tạo thành “Yeahsolutely!”.

 

Affirmative – Thường sử dụng trong quân đội hay giao tiếp qua radio, thực ra đây là một tính từ mang nghĩa “Điều này đã được xác nhận!” (‘this has been affirmed’)

 

Aye – Đây là một trong những từ nổi tiếng nhất gắn liền với ngôn ngữ hàng hải (naval language) và những tên cướp biển (pirates) . Bạn có thể nghe thấy các thuỷ thủ hét lên (‘Aye aye Captain!’) (Rõ thưa thuyền trưởng!) trong các bộ phim về hải tặc.

No

 

Những từ thay thế cho No

 

Nope – Là một cách rất thông thường để nói “No”. Nope có thể hiểu là ngược nghĩa của “Yeah”.

 

Nah – Là một cách nói No khác, nhưng thể hiện sự phớt lờ, không quan tâm tới điều mà bạn đang trả lời.

 

Negative – Đây là một tính từ ngược nghĩa với ‘Affirmative’ trong thuật ngữ quân sự.

 

No way – Là một cách thái quá để nói “No”,cụm từ này nhấn mạnh ý phủ định: Không đời nào! Không bao giờ!

 

Nay – Là ngược nghĩa của “Yay”, từ này đã cũ và thường sử dụng khi người ta tiến hành bầu cử (taking a vote).

 

 

Bạn có biết?

Rất nhiều người Anh không thể trả lời cho bạn được Yes và No là từ loại gì. Tuy nhiên Yes và No thường được coi là Trạng từ (adverb).

 

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Be PRO@Starbucks! WORDS TO USE AT STARBUCKS Những từ bạn cần biết khi bước vào Starbucks

Ban đầu chỉ là một cửa hàng cà phê nhỏ tại thành phố Seatle, Mỹ năm 1974, ít ai khi đó có thể tưởng tượng rằng sau 30 năm, Starbucks đã trở thành một đế chế kinh doanh toàn cầu lớn mạnh với sự hiện diện ở rất nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới, và là một thương hiệu hàng đầu thế giới về ngành kinh doanh đồ uống phong cách Mỹ. Nếu như thử một lần bước vào một Starbuck bên ngoài Việt Nam và order đồ uống bằng tiếng Anh, rất có thể bạn sẽ lúng túng nếu chưa quen với những từ vựng rất riêng của làng cà phê cũng như của riêng Starbucks. Hôm nay English4ALL xin giới thiệu tới các bạn một số từ và cụm từ giúp bạn trở thành một khách hàng “chuyên nghiệp” mỗi khi tới thăm chuỗi hệ thống café hàng đầu thế giới này. All aboard!

Starbucks
Cửa hàng Starbuck đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1974 tại thành phố Seatle, Mỹ.

1. Tên các loại đồ uống chính được phục vụ tại Starbucks

Espresso
Espresso: Cà phê tươi nguyên chất
Starbuck
Latte: Loại cà phê bao gồm ¾ là sữa và ¼ là bọt kem (foam)
Cappuchino
Cappuccino: Loại cà phê bao gồm espresso pha cùng với một nửa sữa và một nữa bọt (foam)
Americano
Americano: Cà phê nguyên chất (espresso) và nước nóng, có thể dùng kèm sữa.
Frappuchino
Frappuccino: Cà phê sữa đá xay của Starbucks
coffee
Filtered Coffee: Cà phê đen
mocha
Mocha: Cà phê pha kèm chocolate đen White Mocha: Cà phê kèm chocolate trắng

Macchiato: Cà phê nguyên chất (espresso) và bọt kem (foam), không sữa.

2. Một số từ cần biết khi order đồ uống @ Starbucks

Ngoài hiểu rõ tên của các loại đồ uống chính, bạn cũng phải biết một số từ và cụm từ để giúp bạn có thể gọi đồ uống một cách nhanh gọn và chuyên nghiệp hơn, đó là một cách rất tốt để tiết kiệm thời gian chờ đợi cho cả bạn và những nhân viên phục vụ (barrista) vốn dĩ luôn vô cùng bận rộn của Starbucks.

– Espresso Shot / Extra Shot / One less shot: Một shot expresso/một shot hơn espresso/một shot vơi espresso.

– Decaffeinated / Từ gọi tắt: “decaf”: là loại espresso chứa ít caffeine

– “Light Sugar” – Khi bạn muốn đồ uống của mình ít ngọt

– “No Foam” – Nếu bạn muốn đồ uống của mình không có lớp bọt kem (foam) ở trên

– Hold the… / no…. / extra… [syrup, sugar, shot of espresso, foam]

Cho/Không cho/Thêm….(Si rô/đường/espresso/bọt)

– Milk, Cream, Skim (Non-fat), Almond, Soy

(Sữa, Kem, Ít béo (Không béo, Hạnh nhân, Sữa đậu nành)

– “Add some______, please” [hot water, soy milk, half and half]

(Làm ơn cho thêm……nước nóng/sữa đậu nành/một nửa sữa nửa kem)

– “Could you please make it hotter / colder?”

(Có thể làm đồ uống nóng hơn/lạnh hơn không?)

– Short (8oz.), Tall (12oz.), Grande (16oz.), Venti (20oz.)

(Short: Cốc thấp : dành riêng cho flat white (2 shot espresso + kem sữa) và macchiato, Tall là cốc nhỏ, Grande là cốc cỡ vừa (Medium) và Venti là cốc lớn nhất (Large)

– Chocolate Powder vs. Chocolate Sauce

(Bột ca cao để rắc trên bề mặt đồ uống/Sốt ca cao để pha cùng đồ uống)

-Những thứ làm đồ uống của bạn thêm ngọt: Hazelnut (hạt dẻ), Vanilla (Vani), Caramel, Peppermint (Siro bạc hà), Classic

Lượng chất ngọt thêm vào đồ uống của Starbuck không được đo bằng thìa, mà bằng lượt bơm từ bình siro, thường gọi là – “pumps”

Ví dụ: May I have two pumps of vanilla?

Khám phá thêm về thế giới đồ uống tuyệt vời của Starbucks tại đây: More drink ideas! 

Nếu như thành phố nơi bạn sống Starbucks chưa kịp có mặt, tại sao bạn không thử tự mình pha chế những đồ uống theo phong cách Starbucks cho riêng mình tại nhà nhỉ???? Bạn cần gì nữa? Các công thức đồ uống nổi tiếng của Starbuck ư? Công thức pha chế của Starbucks là của bạn! 

Còn nếu bạn không chỉ muốn tự tin ở Starbuck còn muốn thoải mái gọi đồ uống trong mọi quán cà phê có sử dụng tiếng Anh trên toàn thế giới, thì hãy bỏ 2 phút để xem bài học sau của Two Minutes English và 30 phút luyện tập, bạn sẽ thành PRO!!!!

Annie Nguyễn

Bản quyền thuộc về English4all.vn

They are a match made in heaven! Từ lóng tiếng Anh về chuyện cưới xin (Marriage)

Một đám cưới luôn được coi là trái ngọt của tình yêu đôi lứa, là điều được mong chờ và hi vọng nhất của những cặp đôi đã và đang yêu. Nhưng đôi khi cũng được nói vui là “nấc thang ngắn nhất” để đi từ thiên đường xuống địa ngục. Nhưng dù sao đám cưới vẫn luôn là một nốt thăng ngọt ngào trong cuộc đời của mỗi con người vì một cuộc sống độc thân rất khó có được mùi vị của hạnh phúc. Và hôm nay, English4ALL sẽ cùng các bạn đến ga English on the street để tìm hiểu những cách nói thường ngày của người Anh để nói về chuyện trọng đại này nhé.

All aboard!

 

Từ chuyện ngỏ lời……(proposal)

Marriage Proposal

Tất nhiên, để có được một đám cưới, người ta luôn luôn phải bước qua một thao tác rất quan trọng, mà vinh dự đó thường được dành cho phái mạnh: ngỏ lời cầu hôn (Asking someone to marry you). Đây luôn luôn là khởi đầu của những câu chuyện lãng mạn. Và người Anh cũng có dăm ba cách nói về thủ tục cực kỳ quan trọng này….

 to propose (marriage) (to someone)

Ví dụ: Usually when a man proposes to a woman, he asks: “Will you marry me?”

(Khi một người đàn ông cầu hôn một người phụ nữ, chàng luôn luôn hỏi “Anh sẽ ghi tên em vào gia phả nhà anh nhé? (Em sẽ lấy anh nhé?”)

My sister is very excited! She thinks her boyfriend is going to propose to her tonight!

(Bà chị tớ đang phấn khởi lắm! Chị ấy đang nghĩ tối nay anh người iu sẽ ngỏ lời cầu hôn.)

 

to ask for someone’s hand in marriage

 

Ví dụ: It was such a romantic proposal. He got down on one knee and asked for my hand in marriage!

(Thật là một lời cầu hôn lãng mạn. Chàng quỳ xuống và ngỏ lời xin cưới tôi)

 

to pop the question:

 

Vi dụ: Those two have been dating forever! When is he finally going to pop the question???

(Hai đứa chúng nó định hẹn hò mãi ah! Bao giờ thì nó mới ngỏ lời cầu hôn nhỉ?)

 

 

 

……..đến chuyện cưới xin (Getting married)

Shortgun Wedding

to get hitched

Ví dụ: Did you hear? Tony and Ann got hitched in Vegas last weekend!

(Cậu biết tin gì chưa? Tony và Ann cưới nhau cuối tuần rồi ở Vegas đấy!)

 

to say I do

Theo nghi lễ đám cưới Công giáo truyền thống, khi cô dâu chú rể đọc lời thề, họ thường sẽ phải nói (I do – Tôi đồng ý) để chính thức trở thành vợ chồng của nhau.

Ví dụ: So, when are you two saying ‘I do’? (When are you getting married?)

(Ê, bao giờ hai đứa mày cưới nhau thế?)

 

to tie the knot

Ví dụ: After dating for several years, Ken and Erin have decided to tie the knot!

(Sau mấy năm hẹn hò, Ken và Erin đã quyết định kết hôn)

 

to walk down the aisle together

Theo nghi lễ trong đám cưới Công giáo, cô dâu sẽ đi dọc theo lối đi chính giữa nhà thờ để gặp chú rể, và nghi lễ bắt đầu. Sau buổi lễ, cặp đôi mới cưới sẽ cùng nhau đi chung lối về.

Ví dụ :Two days to go until they walk down the aisle together!

(Their wedding is in 2 days.)

(Hai ngày nữa là hai đứa nó cưới nhau)

 

Bạn có nghe bài hát 25 minutes chưa? Bạn có bao giờ nghĩ rằng nếu chàng trai kia đến sớm trước 25 phút và thuyết phục được cô gái thì cô gái ấy sẽ làm gì không?

Cô ấy sẽ hối hôn, có thể lắm chứ. Và trong tình huống đó, nghĩa là cô dâu đã “leave her groom at the altar” đấy.

to leave (someone) at the altar

*The altar là khu vực phía trước nhà thờ nơi cô dâu và chú rể sẽ đứng trong suốt buổi lễ.

Ví dụ: He got cold feet and left his fiancée at the altar. She was mortified!

(Anh ta căng thẳng và bỏ rơi vợ sắp cưới ngay trước hôn lễ. Cô ấy vô cùng xấu hổ!)

(*to get cold feet = to get nervous)

 

Nếu một người quá ham mê công việc, dành nhiều thời gian để làm việc hơn là với gia đình, tức là anh ta “married to his work” rồi.

married to one’s work

Ví dụ: His family rarely sees him. He spends all of his time at the office. He’s married to his work!

(Gia đình hiếm khi thấy mặt ông ấy. Ông ấy dành hết thời gian ở cơ quan. Ông ấy chỉ dính với công việc thôi!)

 

Người Anh tin rằng những cặp vợ chồng đẹp đôi nhất, hợp nhau nhất là do Chúa Trời lựa chọn, và việc sắp xếp ấy còn diễn ra trước cả khi họ được sinh ra, và chắc chắn là ở thiên đường (heaven)

a match / marriage made in heaven

Ví dụ: They are a match made in heaven!

(Họ quả là một cặp đẹp đôi – một cặp trời sinh!)

 

Một cuộc hôn nhân do bố mẹ, hoặc gia đình dàn xếp, lựa chọn, người ta sẽ gọi là an arranged marriage, trong khi trường hợp “bác sỹ bảo cưới” – một đám cưới chóng vánh vì cô dâu mang bầu, phải cưới nhanh trước khi sinh được gọi là “a shotgun wedding”. Ở Phương Tây, còn có một kiểu hình hôn nhân cho phép vợ và chồng sau khi kết hôn vẫn có thể có quan hệ với những người khác nữa! Kiêu này gọi là “an open marriage”. Còn hình thức đám cưới giả nhằm mục đích vụ lợi như ở Việt Nam hay gọi là “hôn thê giả” nhằm mục đích nhập cư, lấy quốc tịch nước ngoài sẽ được gọi là “a marriage of convenience”. Đôi khi một đại gia thành đạt lại thích kết hôn với một cô vợ rất trẻ đẹp chỉ để thể hiện rằng ông ta rất giàu có và thành công, như thế cô vợ sẽ được gọi là “ a trophy wife”

Hãy cùng xem một màn “marriage proposal” nổi tiếng nhất của người Việt các bạn nhé

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For ALL.

 www.english4all.vn

“I will ace the test without any cheat sheet”. Từ lóng tiếng Anh trong trường học

“Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” muôn đời nay vẫn là như vậy. Và ngôn ngữ của giới quỷ ma còn ngại này chắc chắn hứa hẹn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn. English4ALL hôm nay sẽ cùng các bạn đến ga English on the street của ngày thứ Tư để khám phá những từ lóng tiếng Anh được “phát minh” và sử dụng trong trường học. Sẵn sàng chưa? All aboard!

Hãy cùng đọc to những từ lóng trên và ví dụ đi kèm, nghe phần phát âm và lặp lại nhé, khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ “lớn” lên nếu làm theo cách này đấy.

ace a test

Nếu bạn “ace a test” nghĩa là bạn đã đạt điểm khá cao nhé.

Ví dụ: “Hey, how’d you do on the chemistry test?” (Ê, bài hoá mày làm thế nào?)

“I aced it!” (Điểm cao lắm!)

 

cram

Nếu bạn cần phải “cram,” tức là bạn cần “luyện công” trong một thời gian ngắn trước một kì thi.

Ví dụ: “Are you going to the party tonight?” (Tối nay đi xoã không mày?)

“Nah, I have to cram for my history test.” (Không, hôm nay tao phải cày cho bài kiểm tra Sử)

 

cut class

Nếu bạn “cut class,” nghĩa là bạn cúp học, trốn tiết nhá. Như thế không tốt đâu!!!!

Ví dụ: “I’m gonna cut math class so that I can finish this project for biology.”

(Tao trốn tiết toán để làm cho xong bài môn Sinh đây.)

“OK. I’ll tell the professor you’re sick.”

(Ờ, tao sẽ bảo thầy mày ốm)

 

drop a class

Nếu bạn “drop a class,” nghĩa là bạn không học lớp đó nữa..

Ví dụ: “I’m really stressed out this semester. I’m thinking of dropping a class.”

(Kỳ này tao mệt mỏi lắm rồi. Tao đang nghĩ chuyện bỏ cái lớp này.)

 

hit the books

Nếu ai đó bảo bạn “hit the books” thì đừng có mà đấm vào quyển sách, họ chỉ bảo bạn học đi thôi mà.

Ví dụ: “I gotta go hit the books. I have a final exam tomorrow.” (Tớ phải học đây. Mai là bài thi cuối cùng rồi.)

 

pop quiz

Ngày xưa mình đi học, kinh hãi nhất là “pop quiz”- Kiểu cô giáo xách cặp vào lớp, đặt cặp nhẹ nhàng xuống bàn, mỉm cười nhìn cả lớp và nói đầy thương yêu “Các em bỏ giấy ra kiểm tra 45 phút”. Vãi kiểm tra!

Ví dụ: “We had a pop quiz in philosophy class today. I was completely unprepared!”

(Hôm nay lớp tao bị kiểm tra bất chợt môn Triết. Có học cái quái gì đâu!”

 

flunk

Vâng, và nếu như có học cái quái gì đâu, thì chắc bạn sẽ “flunk” a test rồi. Ý văn học là tạch, là trượt, là ăn vỏ chuối.

Ví dụ: “I’ve flunked economics three times.”

(Tao tạch môn Kinh tế học ba lần rồi)

“Really? Maybe you should get a tutor.”

(Thật ah? Thế thì mày phải kiếm gia sư phụ đạo ngay.)

Nếu mà bạn “flunk” nhiều quá thì rất có thể bạn có nguy cơ tạch hẳn, tức là đứt, là thôi khỏi phải học nữa. Tiếng Anh người ta gọi là “flunked out.”

 

slack off

Các bạn có biết cái cảm giác của thời học sinh mỗi khi gần được nghỉ Tết và chuẩn bị nghỉ hè, cảm giác ì chệ, lười biếng, chán học….được gọi là gì không, slack off đấy.

Ví dụ: “A lot of students start to slack off near the end of the school year.”

(Rất nhiều học sinh cứ gần đến cuối năm học là ì ra, không lo học hành gì cả.)

 

dorm

“Dorm” là dạng viết tắt dormitory – Khu liên hợp chung cư giường tầng của sinh viên mang tên Ký túc xá.

Ví dụ: “How’s your dorm?”(Kí túc của mày thế nào?)

“It gets a little noisy on weekends, but in general I like it.” (Cuối tuần hơi ồn tí cơ mà nhìn chung là tao thích)

 

freshman 15

Nhiều bạn khi nhập học vào trường đại học là bắt đầu tăng cân. Người ta hay nói đùa là sinh viên năm nhất (freshmen) thường tăng thêm 15 pounds (khoảng 7-8 kg) trong năm đầu tiên, từ đó có cụm từ “freshman 15”

Ví dụ: “I go to the gym every day so that I don’t gain the freshman 15.”

(Tớ phải đi tập thể dục mỗi ngày vì tớ không muốn phát phì ra sau năm nhất)

Ở trường Đại học của các nước nói tiếng Anh, người ta thường đặt nickname cho sinh viên các khoá như thế này:

  • freshman = sinh viên năm thứ nhất, chú nai vàng ngơ ngác
  • sophomore = sinh viên năm thứ hai, chú mèo con ham chơi
  • junior = sinh năm năm thứ ba, chú cún con nghịch ngợm
  • senior = sinh viên năm thứ tư, chú cáo già gian ác.

 

full ride

Nếu bạn học giỏi, rất có thể bạn sẽ kiếm được một suất “Full-ride” – học bổng toàn phần.

Ví dụ: “She got a full ride to the state university thanks to her good grades in high school.”

(Nhờ điểm số cao thời trung học, nàng nhận được học bổng toàn phần của một trường đại học công lập)

 

senioritis

Các bạn có biết danh từ chung để chỉ đám sinh viên năm cuối lười biếng và chán đời là gì không? “Senioritis”

Ví dụ: “Even the best students often get senioritis just before they graduate.”

(Thậm chí ngay cả đám sinh viên giỏi nhất cũng đổ đốn ra trước khi tốt nghiệp)

 

pull an all-nighter

Mai bạn thi hoặc nộp bài, và đêm nay bạn phải làm cú xuyên đêm mà cày, người Anh sẽ nói là bạn “pull an all-nighter”.

Ví dụ: “I had to pull an all-nighter to finish writing my paper for history class.”

(Đêm nay tớ phải làm cú để viết cho xong bài cho môn lịch sử)

Bạn có biết?

  • “Frat” hay gọi đầy đủ là “fraternity,” là tổ chức hội nhóm của các nam sinh trong trường đại học, trong khi các nữ sinh viên lại có “sorority.” Những hội nhóm thường được gọi tên bằng các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, hay Kappa Delta, và các thành viên gọi nhau là “brothers” (huynh)  and “sisters.” (muội)“My brother joined a frat his first year of college to make new friends.”(Ngay từ năm nhất đại học ông anh tôi đã gia nhập Hội huynh đệ để kết bạn mới)
  • Phao (thi) dùng để gian lận trong các kỳ thi, tiếng Anh gọi là “cheat sheet” hay “crib sheet”
  • Homey  là cách gọi khác của từ homework (bài tập về nhà) và homework đôi khi cũng được viết tắt là hw.
  • play hookie/hooky hay play truant đều mang nghĩa là cúp học, trốn tiết

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For ALL.

 www.english4all.vn

 

 

[mtouchquiz 1] 

How to Be PRO in a bar? Từ lóng tiếng Anh giúp bạn Pro ở Bar/Pub.

Làm thế nào để tỏ ra thật Pro ở bar và pub đây? Bạn sẽ không thể pro nếu như bỏ lỡ chuyến tàu ngày hôm nay của English For ALL tới ga English on the Street. Làm thế nào để order đúng thứ mà bạn muốn theo đúng cách và nhanh chóng? Làm thế nào để tự tin lựa chọn đồ uống ở bar và pub như một người bản xứ??? English4ALL sẽ giúp bạn làm điều đó.

Những nickname của quán bar

Pub được coi như một ngôi sao sáng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Anh Mỹ. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi họ sử dụng rất nhiều từ khác nhau để chỉ điểm hẹn ưa thích của họ như……..

  • alehouse- barroom- beer garden- bistro-canteen- cocktail lounge –drinkery- inn- lounge- rathskeller- saloon- tap- taproom- tavern- watering hole

Tuy nhiên, vì là một địa điểm công cộng, không thể tránh khỏi có những quán pub, quán bar không được sạch sẽ và gọn gàng như mong đợi của mọi khách hàng. Do đó, người Anh cũng có những từ lóng để chỉ những địa chỉ như thế như: a dive bar, dump, flea trap, flophouse, honky-tonk…..Để phàn nàn về một quán pub/bar không tốt ,kém vệ sinh , bữa bài người ta thường nói:

This place is dive/ a hole on the ground!!!!

 

Order đồ uống trong bar theo phong cách pro?

Người Anh – Mỹ rất ưa thích việc đến club-bar và pub không chỉ để uống và còn để giao lưu (socialize), tuy nhiên ngay cả nhiều người bản xứ đôi khi cũng không hiểu cách chuẩn mực nhất để có thể gọi đồ uống trong bar.

Đừng quên 8 nguyên tắc sau đây khi bước vào một quán bar/pub Anh  nhé:

1.Khi đã bước tới bar, bạn nên biếtchắc chắn rằng bạn muốn uống gì, nếu chưa biết bạn có thể đứng lùi lại một chút để nhìn lướt qua quầy rượu. Nếu như bạn muốn order bia thông thường, bạn có thể bỏ qua bước này.

2. Bạn muốn uống Rum, Gin, Vodka, Tequila, Whiskey,Amaretto hay một loại rượu nào khác? Luôn gọi rượu trước và sau đó mới gọi đồ pha (mixer). Nếu người phục vụ bar nghe bạn gọi nước trái cây (juice) hay soda trước, họ sẽ tưởng rằng bạn chỉ muốn uống những thứ đó riêng.

3.Đứng ở gần bar với tiền mặt hoặc thẻ cầm sẵn trong tay là dấu hiệu để người phục vụ biết rằng bạn đã sẵn sang để order.

4. Ở trong các quán bar và club, thường rất ồn ào, vậy nên cần phải nói to và rõ ràng cho người phục vụ biết bạn muốn gì? Nhưng nói thế nào để họ có thể phục vụ bạn một cách nhanh chóng và tốt nhất đây. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau trước khi order nhé:

•          “What type of Whiskey?” (Beam, Jack, Crown, Makers Mark, Johnny Walker?) (Uống loại Whiskey nào?)

•          “Single or Double?”(Một shot hay shot đôi?)

•          Ly cao hay ly thấp (“Tall or Short Glass”. (Single Tall, Single Short, Double-Tall, Double-Short.) Điều này đôi khi không quan trọng lắm bởi vì người phục vụ chắc sẽ đưa cho bạn loại cốc mà họ có sẵn, tuy nhiên vẫn nên báo cho họ biết nếu bạn có yêu cầu.

5. Cách chuẩn nhất để gọi đồ uống đó là bao gồm tất cả các thông tin trên trong order của bạn. Một số ví dụ điển hình sẽ là:

•          “Jack and Coke, Double-Tall.”

(Rượu whiskey Jack Daniel pha với Coke. Ly đôi –cao.

•          “Absolut and Cran, Double-Short.”

(Rượu whiskey Absolut và nước Cranbery. Ly đôi – thấp)

•          “Tanqueray and Tonic. Single-Tall.”

(Rượu Tanqueray pha với soda. Ly đơn, cao)

6. Sau khi bạn gọi, không phải lúc nào đồ uống cũng được làm ngay, có thể người phục vụ đang bận, nhưng khi họ hỏi lại bạn, hãy cố gắng trả lời thật chính xác.

•          Bartender: You said Stoli-Cran right?

•          Customer: “No. OJ”

7. Không phải nhắc lại toàn bộ order trừ khi người phục vụ hỏi.

8. Một người phục vụ giỏi sẽ nhớ được hết các đồ uống của bạn cho dù có bận. Nhưng không phải ai cũng có trí nhớ xuất sắc, vì vậy hãy giúp họ và đừng làm phiền bằng việc hỏi họ lần trước bạn uống gì, và đừng tức giận nếu họ không nhớ ra. Họ rất bận và luôn chân luôn tay, vậy nên khi họ lấy order của bạn, hãy tỏ ra vui vẻ!

 

Đi BAR đừng quên những từ này!

Bạn có tin là bạn sẽ được phục vụ nhanh hơn và thân thiện hơn nếu như gọi đồ uống ưa thích của bạn theo đúng cách bằng tiếng Anh không? Thử nhé. Vào bar nào:

Những câu người phục vụ sẽ hỏi bạn.

What can I get for you? (Em có thể giúp gì cho anh?)

And for yourself? (Và chỉ mình anh thôi ạ? Ví dụ các bạn của bạn đã order xong xuối, chỉ còn đến lượt bạn)

Would you like the house wine? (House wine là loại rượu phổ biến nhất ở từng quán pub)

Do you want a pint or a glass? (Anh muốn pint hay cốc?)

Do you want that on tap? (Anh có muốn bia tươi không ạ?)

Do you want a double? *Anh có muốn shot đôi không?

On the rocks? (over ice) (Có đá không anh?)

Straight up? Uống chay ạ? (Không đá không pha) (no ice and no mix)
Anh có muốn 1 ly không?

Chúng em chỉ bán riêng lẻ thôi? We only do cash and carry. (Bạn phải trả tên các trò choi so với bà chín)

Do you have a designated driver? Anh có tài xế không?

Những câu bạn có thể hỏi người phục vụ:
What do you have on tap/on draft? (Em có bia nào tươi)
Do you have anything light on tap? (a light beer)
Do you have anything dark on draft?
Do you have any pale ales?
Do you have anything local?
Do you carry any import beers?
Do you have any drink specials?
May I start/run a tab?

(A tab là cách gọi đồ uống bạn sẽ chỉ trả tiền sau cùng, chứ không trả riêng lẻ)
How much is a …?
May I also have a glass of water? (Hãy hỏi ngay khi bạn order đồ uống!.)
Can you call me a taxi, please?

Một số mẫu câu dùng khi order.

Người phục vụ trong quán bar thường rất bận. Họ không có quá nhiều thời gian để lấy order của bạn. Hãy hỏi xem “Drink list” nếu bạn chưa chắc chắn.

I’ll have a pint of … (Cho tôi một bình…..)
We’d like a pitcher/jug of beer. (to share between 2 or more)
I’ll have a bottle of ________ (Cho anh một chai…..tên bia+loại bia)
I’ll have a glass of red wine. The house wine is fine. (House wine là loại hay sử dụng nhất ở quán đó)
I’ll have a glass of white.
We’d like a half litre of import white.
We’d like a litre of house red.
We’d like a bottle of … (specific wine from list). We’ll need three glasses please.
Can I have another…? (name the drink you already had)
We’d like another round please. (Each person at your table would like a second drink of the same kind.)
We’d like a round of shooters please.
I’ll have a …. this time. (change your second drink to a different type or size such as a bottle instead of a pint)

5 loại bia phổ biến
Light beer (Bia nhẹ- ít cồn)
Pale Ale (màu nâu nhạt)
Lager
Stout (bia đen – stout)
Non-alcoholic beer (bia không cồn hay còn gọi là “near beer” với hàm lượng cồn bằng 0%)

Cũng có cách phân loại bia khác

Domestic (Bia nội- sản xuất trong nước)
Local (Bia riêng của từng vùng )
Imported (Bia nhập hay bia ngoại)

 5 Common Cocktails: 5 loại Cocktails phổ biến
Strawberry Daiquiri (rum and frozen strawberry mix-pronounced “da-cker-ee” – Rượu rum pha với dâu tây đông đông đá)
Margarita (tequila and frozen lime mix- Tequila pha với chanh đá)
Tequila Sunrise (tequila and orange juice and grenadine – Tequila pha với nước cam và)
Cooler (pre-mixed alcoholic fruit drink that comes in a bottle, such as an apple cider- Loại đồ uống có cồn được pha sẵn trong chai, ví dụ như bia táo)
Blood Caesar/Mary (Clamato or tomato juice and vodka)(Nước cà chua/ pha với rượu vodka)

5 Common Mixed Drinks: 5 loại đồ uống pha chế phổ biến
Rum and Coke (Rượu Rum pha với Coke)
Gin and tonic (Rượu Gin và soda)
Rye and ginger (gingerale) (Rye pha với gừng)
Vodka and orange juice (Vodka pha với nước cam)
Coffee drink (your choice of liqueur with coffee and whipped cream rượu pha với cà phê và kem)

5 Common Shots: 5 loại rượu mạnh (Rượu mạnh thường được uống trong một lý nhỏ một cách rất nhanh, thường là một phần của một buổi lễ như sinh nhật hoặc chia tay

Tequila
Whiskey
Jagermeister
Vodka
Shooter (Các loại rượu mạnh này có cách pha chế khác nhau, tốt hơn hết hãy để người phục vụ gợi ý.

Tip thế nào cho đúng?

Bạn không cần phải nói gì khi bạn muốn tip cho nhân viên phục vụ bar. Bạn có thể để tiền trên mặt bar hoặc bàn. Thỉnh thoảng họ có để cái ly dán chữ TIP để khách bỏ tiền vào. Nếu người phục vụ trả lại tiền thừa cho bạn, bạn có thể nói “: “That’s okay/fine” hay “That’s for you.”. Bạn cũng có thể vẫy tay và nói “Thank you”. Họ sẽ hiểu đó là tiền tip cho họ. Khi không cần lấy lại tiền thừa, lúc trả tiền bạn có thể nó “That’s fine, thank you”. Tip thường được ngầm quy định là15-20% số tiền trong hoá đơn của bạn.

Bạn có biết

Nếu bạn không biết rõ mình mình muốn gọi gì, và bạn cũng không khó tính lắm (picky), hãy nói “Surpise me”. Và người phục vụ sẽ chọn thay cho bạn. Bạn có thể giúp họ bằng cách mô tả chung yêu cầu của mình như “I’d prefer something light”, hay“I’d like something fruity”.