9 ĐIỀU THÚ VỊ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ Ở ANH QUỐC 9 things you didn’t know about a UK general election

Hôm qua, 7 tháng 5, cả vương quốc Anh đã đi tổng tuyển cử để bầu chọn ra những người đại diện dẫn dắt đất nước trong 5 năm tới. Kết quả vẫn chưa được biết vì chưa công bố, tuy nhiên có nhiều điều rất thú vị đã công bố rồi nhưng có thể bạn vẫn chưa biết như: bạn có được dắt chó đến điểm bầu cử hay không? Nữ hoàng Anh có được phép đi bầu không? Hay vì sau người Anh luôn tổ chức tổng tuyển cử vào đúng ngày thứ Năm? Tất cả những câu trả lời sẽ có trong chuyến tàu của English For ALL tới ga British Way hôm nay. All aboard!

1. Chỉ được bầu bằng chữ “X” thôi ah? Không, nhiều hơn thế.

X

Mặc dù có hướng dẫn chính thức là viết một dấu “X” trong ô vuông cạnh tên ứng cử viên (candidate) mà bạn muốn bầu ( vote for), tuy nhiên bạn đánh dấu bằn một dấu gạch (a tick), một con số hay thậm chí vẽ mặt cười (a smiley face) vào thì phiếu bầu vẫn hợp lệ. Uỷ ban bầu cử (The Electoral Commission) nói rằng như vậy lá phiếu không bị lỗi, và vẫn đi thẳng vào vòng kiểm phiếu cuối cùng (final count) miễn là “ý nguyện của cử tri đã rõ rang trên phiếu bầu” (the voter’s intention is clear on a ballot paper)

2.Vì sao ngày bầu cử luôn là ngày thứ Năm?

Ngày tổng tuyển cử luôn được tổ chức vào thứ Năm đó là do truyền thống, hoàn toàn không phải do luật, thực tế người ta được phép tổ chức tổng tuyển cử vào ngày nào trong tuần cũng được. Một trong những giả thuyết đưa ra để giải thích điều này đó là, ngày xưa, ngày thứ Sáu là ngày trả lương (pay day), vì vậy nếu tổ chức bầu cử vào ngày thứ Năm thì tỉ lệ người đi bầu (turnout) sẽ tốt bởi vì các cử tri (voters) sẽ không quá say xỉn. Lần cuối cùng có một cuộc tổng tuyển cử diễn ra không phải là thứ năm là Thứ Ba, 27/10/1931. Trong những năm gần đây, Uỷ ban bầu cử thường gợi ý nên tổ chức ngày bầu cử (Polling Day) vào cuối tuần để nâng cao tỉ lệ người đi bầu

3.Những người bạn “bốn chân”

 Bạn có thể mang chó vào các điểm bầu cử miễn là chúng không làm ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu. Uỷ ban bầu cử cho phép (gives the thumbs up) cho những người bạn đồng hành đặc biệt đó. Những ai có từ hai hay nhiều chó trở lên được quyền yêu cầu nhân viên tại điểm bầu cử………trông chó họ trong khi họ đi bầu. Nếu như bạn…….cưỡi ngựa để đi bầu, nên lưu ý rằng ngựa của bạn cần phải buộc chắc chắn bên ngoài điểm bầu cử

Hot dog

4. Kết quả bầu ngang nhau

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một kết quả hoà – các ứng viên có số phiếu bầu ngang nhau (a tied result)? Trong trường hợp xảy ra tình huống này, cán bộ điều hành bầu cử sẽ quyết định kết quả bằng……..rút thăm (by lot). Ví dụ, tên của các ứng viên có kết quả ngang nhau (tied candidates) có thể viết lên giấy và cho vào mũ rồi rút hoặc sử dụng đồng xu ( a coin) xấp ngửa. Sử dụng cách thức nào sẽ do cán bộ bầu cử quyết định

5. Tỷ lệ người đi bầu cử (turnout)

Tỉ lệ người đi bầu cử thấp nhất trong một cuộc tổng tuyển cử của Anh là vào cuối thế chiến lần thứ nhất (World War I) khi chỉ có 57.2% tỉ lệ cử tri hợp lệ đi bỏ phiếu. Giữa những năm 1922 cho đến 1997 luôn từ 71% trở lên, năm 1950 lên tới 83.9%. Năm 2001, tỷ lệ đạt 59.4%, năm 2005 là 61.4 % và 2010 là 65.1%. Dự tính có khoảng 7.5 triệu người bị thất lạc khỏi cơ quan đăng ký cử tri (the electoral register).

6. Các đơn vị bầu cử (Constituencies)

Toàn Vương quốc Anh được chia thành 650 đơn vị bầu cử nghị viện (parliamentary constituencies), mỗi một đơn vị bầu cử có một nghị sĩ (an MP) làm đại diện tại Viện Thứ Dân(House of Commons). Theo đó, 533 đơn vị bầu cử thuộc Anh (England), 59 đơn vị ở Scotland, 40 ở Wales và 18 ở Bắc Ai Len (Northern Ireland). Về mặt diện tích, đơn vị bầu cử lớn nhất là vùng Ross, Skye và Lochaber bao phủ khoảng 12.000 km2, và khu vực bầu cử ở quận Bắc Islington (Luân Đôn) là nhỏ nhất, chỉ có 7.35 km2 mặc dù có đông hơn 16.283 cử tri so với vùng lớn nhất kể trên.

7. Những cử tri say xỉn (Inebriated electors)

Dù có làm vài chai trước khi đi đến điểm bầu cử, bạn vẫn được chấp nhận. Apparently having a few jars before you head to the polling station is acceptable. Đài BBC (The Beeb) cho biết cán bộ bầu cử không được phép từ chối những cử tri say xỉn (drunk voters). Tuy nhiên, nếu bạn có dấu hiệu không bầu nổi, họ sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi để chứng minh rằng bạn có đủ năng lực hành vi. Nếu như thất bạn, bạn sẽ được yêu cầu quay lại khi bạn đã tỉnh táo (sobered up).

8. Chi phí

Dân chủ (Democracy) tốn tiền lắm đấy, không phải miễn phí đâu. Chi phí cho cuộc tổng tuyển cử 2010 là £113.2 triệu bảng ($174 triệu USD). Con số này bao gồm £28.6 triệu bảng ($44 triệu USD) chi phí phân phát hồ sơ ứng cử viên (candidates’ mailings) và £84.6 triệu bảng ($130 triệu USD) chi cho tiến trình bầu cử.

9.Nữ hoàng Anh có được quyền bầu cử không?

God Save the Queen

Có, nhưng mà bà không đi. Website chính thức của Nữ hoàng giải thích rằng “Mặc dù luật pháp về bầu cử không cấm Quân vương (Sovereign) bỏ phiếu trong tổng tuyển cử quốc gia hay bầu cử ở địa phương, nhưng nếu Quân vương mà làm vậy thì lại là vi hiến (unconstitutional). Bởi vì là người đứng đầu Nhà nước (Head of State), Nữ hoàng cần phải trung lập về chính trị (politically neutral), bởi vì chính phủ (Government) sẽ được hợp thành bởi bất kỳ đảng phái (party) chiếm được đa số (command a majority) ở Viện Thứ Dân (Hạ nghị viện)

HOÀNG HUY.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Thành ngữ tiếng Anh thú vị về Tình yêu Love Idioms) www.english4all.vn

Angela Jolie and Brad Pitt are a match made in heaven. THÀNH NGỮ TIẾNG ANH THÚ VỊ VỀ TÌNH YÊU – PHẦN 1 (Love idioms)

Tình yêu- món quà tuyệt vời mà Thượng Đế ban cho loài người mãi mãi là một chủ đề bất tận trong từng hơi thở của mỗi chúng ta. Thật vậy, mỗi giây qua đi trên thế giới này đều có những cuộc chạy đua, những cuộc kiếm tìm không ngừng nghỉ để yêu và được yêu. Đúng thế, chẳng có việc gì đáng làm, nên làm, và mãi mãi muốn làm hơn là yêu thật nhiều một ai đó. Yêu là thứ nhân quyền cơ bản mà mỗi chúng ta đều nắm giữ và say mê tận hưởng quên ngày tháng, vượt mọi khoảng cách không gian thời gian. Yêu là tiếng nói chung của khắp địa cầu, dù ở đâu người ta vẫn đều vui sướng để nói, để hát, để thì thầm kể về những câu chuyện yêu mà không bao giờ biết chán. Tiếng Anh tuy rằng không được coi là ngôn ngữ của tình yêu như tiếng Pháp, nhưng người Anh cũng sở hữu rất nhiều cách nói hay về chuyện yêu đương thông qua vô số những thành ngữ thú vị. Và English4ALL sẽ thật thiếu sót nếu như chậm trễ hơn nữa trong việc giới thiệu tới các bạn những thành ngữ tuyệt vời đó ngày hôm nay trên chuyến tàu Valentine về ga Mrs & Mr Idioms. Hãy đọc đến cuối bài để biết người Anh gọi một kẻ ngoại tình là gì nhé? All aboard!

1. Đến bây giờ mình vẫn nhớ ngày hôm ấy, ngày lần đầu tiên mình gặp cô ấy, ngày trái tim bị loạn nhịp, trí nhớ bị phân vùng, và yêu thương bắt đầu lên tiếng. Người Việt thường gọi đó là một tình yêu sét đánh phải không? Người thành gọi đó là LOVE AT FIRST SIGHT – tình yêu từ cái nhìn đầu tiên, yêu ngay và yêu luôn khi mới gặp gỡ.

Ví dụ: My wife and I met at a party. It was love at first sight.

(Vợ tớ và tớ gặp nhau ở một bữa tiệc. Nhìn phát yêu luôn.)

2. Người ta nói rằng khi yêu, hai sẽ hoá thành một, số nhiều tự nhiên trở về thành số ít, hai trái tim, hai cuộc sống, hai tính cách, hai cuộc đời tự nhiên lại chỉ còn là một tình yêu. Vậy nên người Anh mới nói hai người yêu nhau là BE AN ITEM

Ví dụ: I didn’t know Kenny Sang and Quân Kun were an item. They didn’t even look at each other at dinner.

(Tớ chẳng hề biết Kenny Sảng và Quân Kun là một cặp. Họ thậm chí chẳng thèm nhìn nhau lúc ăn tối)

Old

3. Cả thế giới này luôn bị chao đảo, bị cuồng si trước những cuộc tình đẹp, những cuộc tình và những cuộc hôn nhân của những cặp trai tài gái sắc làm nức lòng công chúng. Như Victoria và Beckham, như Angela và Brad Pitt họ sinh ra dường như là để dành cho nhau, quá đẹp đôi , quả thật là A MATCH MADE IN HEAVEN – một cặp trời sinh.

Ví dụ: Do you think Matt and Amanda will get married?

I hope they will. They’re a match made in heaven.

(Cậu có nghĩ là Matt và Amanda sẽ cưới không?

Tớ hi vọng là vậy. Họ quá đẹp đôi mà.)

4. Để nói rằng bạn yêu ai đó rất nhiều, đừng quên BE HEAD OVER HEELS (IN LOVE)

Ví dụ: Look at them. They’re head over heels in love with each other.

(Nhìn họ kìa. Họ yêu nhau nhiều lắm đấy)

Love

5. Yêu và bày tỏ tình yêu luôn luôn là điều mà những cặp đôi thích thú, tuy nhiên không phải ai cũng như vậy, đôi khi sự tự nhiên bày tỏ tình yêu quá mức (ôm hôn không ngừng) ở những nởi công cộng sẽ làm cho những người xung quanh khó chịu. Những người như thế thật là……BE LOVEY-DOVEY

Ví dụ:

I don’t want to go out with Jenny and David. They’re so lovey-dovey, I just can’t stand it.

(Tớ không muốn đi chơi với Janny và David. Họ tự nhiên yêu đương quá. Tôi thật không chịu được)

Nếu bạn thấy ai đó thật sự hấp dẫn và thú vị, từng là bạn đã HAVE THE HOTS FOR SOMEBODY

Ví dụ: Nadine has the hots for the new apprentice. I wouldn’t be surprised if she asked him out.

(Nadine để mắt tới cậu thực tập mới rồi đấy. Tớ sẽ chẳng ngạc nhiên nếu cô ta mời cậu ta đi chơi đâu)

6. Nếu một ngày như cậu con trai 6 tuổi của bạn trở về nhà và nói rằng nó đã có người yêu. Bạn hãy đừng lo lắng nhé, hãy cười thật to và chúc mừng cho PUPPY LOVE – tình yêu con trẻ của cậu bé.

Ví dụ:

– My son is only twelve, but he’s already in love. Isn’t it a bit too early?

– Don’t worry, it’s only puppy love. It won’t last.

(- Thằng cu nhà tớ mới có 12 tuổi, thế mà đã yêu rồi, Như thế có sớm quá không?

Đừng có lo, tình yêu trẻ con ấy mà. Không lâu đâu)

When you say nothing at all

7. Date – chuyện hẹn hò chắc là bạn đã biết rồi, thế nhưng bạn đã bao giờ nghe thấy DOUBLE DATE chưa? Là hai chàng hẹn 1 nàng, hay là hai nàng cưa 1 chàng? Không, đó là buổi hẹn hò kép của hai cặp đôi đi chung với nhau.

Ví dụ: I’m so glad you and Tom’s brother are an item.

From now on we can go on double-dates.

(Tớ rất vui vì cậu với anh trai Tom yêu nhao. Từ giờ bọn mình hẹn hò chung được rồi)

8.Ngồi trên đá chắc là chẳng thể dễ chịu thỏai mái rồi, và một mối quan hệ mà ON THE ROCKS thì cũng vậy, chắc là sẽ trục trặc, nhiều vấn đề……

Ví dụ: I wonder if they will call off the wedding. Their relationship seems to be on the rocks.

(Tớ phân vân không biết bọn nó có hoãn cưới không. Mối quan hệ của bọn chúng có lục đục lắm)

9. Bạn có biết người Anh họ sẽ gọi những kẻ ngoại tình, kẻ phản bội là gì không? Họ sẽ không gọi là “Đồ chó!” đâu vì chó là thú cưng rất đáng yêu và thân thiết. Họ gọi là LOVE RAT đấy!

Ví dụ: Don’t even think about asking Ngọc Trinh out. How could you look your wife in the eye? Don’t be a love rat.

(Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện rủ Ngọc Trinh đi chơi. Làm thế cậu nhìn vợ cậu như thế nào? Đừng là kẻ phản bội nhé.)

(Còn tiếp)

HOÀNG HUY

Bản quyền thuộc về English4all.vn

WordPress English Dictionary Hover Widget with Vietnamese Meaning
Nguồn gốc ngày lễ Valentine www.english4all.vn

NGUỒN GỐC NGÀY LỄ TÌNH YÊU VALENTINE – Origin of Valentine’s Day.

Trong tuần này, trên khắp thế giới, các đôi tình nhân sẽ đón ngày được mong đợi nhất trong năm, ngày Valentine (Valentine’s Day). Mặc dù đây là một ngày lễ có lịch sử rất lâu đời và được kỉ niệm ở từ Âu sang Á, thế nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa biết vì sao ngày lễ lãng mạn này lại được đặt tên như vậy. Một số khác thì biết rằng Valentine là tên một vị thánh, nhưng lại chưa biết vị thánh ấy là ai và vì sao tên ông lại gắn liền với ngày này. Tất cả những câu hỏi ấy và nhiều điều thú vị hơn nữa, sẽ được giải đáp trong chuyến tàu trở lại ga Word Origin của English4ALL. All aboard!

 

Huyền thoại về thánh Valentine

Lịch sử về ngày lễ Valentine và câu chuyện về vị thánh bảo hộ (patron saint) vẫn luôn nằm trong bức màn bí ẩn của huyền sử. Ngay kể từ trước khi có ngày lễ thánh Valentine, tháng Hai vẫn đã luôn được kỉ niệm như là tháng của sự lãng mạn (a month of romance). Vậy thánh Valentine là ai, và vì sao tên ông lại liên quan đến ngày lễ cổ xưa này?

Giáo hội Công giáo (The Catholic Church) ghi nhận rằng có tới 3 vị thánh khác nhau cùng có tên là Valentine hay Valentinus, tất cả các ngài đều là thánh tử vì đạo (martyr). Một trong những huyền thoại kể rằng Valentine là một linh mục (priest) phụng sự Chúa vào thế kỉ thứ 3 ở Rome (Italy). Khi Đại đế Claudius II ra quyết định rằng những người đàn ông độc thân sẽ là những chiến binh giỏi hơn là những người đã có vợ con, gia đình, ông đã nghiêm cấm các thanh niên được kết hôn. Linh mục Valentine nhận thấy tính bất công (injustice) của chiếu chỉ, đã bất chấp lệnh vua, ông vẫn tiếp tục tổ chức lễ hôn phối cho các cặp tình nhân một cách bí mật. Khi sự việc bị bại lộ, hoàng đế Claudius ra lệnh xử ông tội chết.

Một câu chuyện khác lại kể rằng Valentine bị giết vì đã cố cứu các tín đồ Thiên chúa giáo thoát khỏi nhà tù tàn bạo của đế chế La Mã, nơi họ bị tra tấn và đối xử tệ hại. Cũng có huyền thoại nói rằng, Valentine là một tù nhân đã đem lòng yêu một cô gái trẻ là con gái của người quản ngục (jailor), người hay đến thăm anh khi bị giam cầm. Trước khi chết, anh đã viết cho cô một lá thư kí tên là “From your Valentine” (Từ Valentine của em) – đây là một cụm từ mà đến ngày nay người ta vẫn còn sử dụng. Mặc dù sự thật sau những huyền thoại về Valentine vẫn còn chưa sáng tỏ (murky), nhưng tất cả các câu chuyện đều nhấn mạnh về sự đồng cảm (sympathetic) và tính anh hùng (heroic), hơn cả là tinh thần lãng mạn. Vào thời trung đại, có lẽ nhờ có danh tiếng này, Valentine đã trở thành một vị thánh nổi tiếng nhất ở Anh và Pháp.

 

Nguồn gốc ngày Valentine: một ngày lễ tháng Hai của đa thần giáo

Trong khi một số người tin rằng ngày Valentine được kỉ niệm vào giữa tháng Hai để ghi nhớ ngày giỗ của thánh Valentine – vào khoảng 270 sau công nguyên, thì một số khác lại cho rằng giáo hội Công Giáo đã quyết định chọn ngày Valentine vào đúng giữa tháng Hai nhằm “Công giáo hoá” (Christianize) ngày lễ Lupercalia của những người thờ nhiều thần (pagan) được tổ chức vào ngày 15 tháng 2. Đây là một ngày hội mùa màng dành cho thần Faunus, vị thần nông nghiệp của người La Mã, cũng như là những người thuỷ tổ của đế chế La Mã, Romulus và Remus.

Để bắt đầu lễ hội, các thành viên của Luperci, một hàng phẩm của các thầy tu La Mã, sẽ tập hợp ở một hang thánh địa nơi mà Romulus và Remus, những người đã lập ra thành Rome, đã được nuôi dưỡng bởi một con sói mẹ. Các thầy tu sẽ hiến tế một con dê – tượng trưng cho sự sinh sản, và một con chó – tượng trưng cho sự thuần khiết. Người ta sẽ xé da con dê thành sợi, nhúng vào máu thiêng và mang ra phố, chạm nhẹ da dê vào những người phụ nữ và những cánh đồng lúa. Không hề sợ hãi, những người phụ nữ La Mã hân hoan muốn được chạm vào da dê bởi vì họ tin rằng làm thế năm tới họ sẽ sinh thêm được con. Sau đó, theo truyền thống, tất cả các cô gái trẻ trong thành sẽ cho tên họ vào một cái lư hương (urn) lớn. Những anh FA – trai chưa vợ trong thành sẽ lần lượt chọn mỗi người một cái tên trong lư hương và kết đôi với người phụ nữ đó. Và cuối cùng là những cặp đôi này thường sẽ kết hôn với nhau.

Ngày Valentine – Ngày của sự lãng mạn

Lễ hội Lupercalia đã tồn tại đến tận đầu kỷ nguyên Công giáo nhưng sau đó bị coi là bất hợp pháp vì có vẻ “phi Công Giáo” (un-Christian). Vào thế kỉ thứ 5, Giáo Hoàng Gelasius tuyên bố ngày 14/2 là ngày lễ thánh Valentine.. Không lâu sau đó, ngày này trở thành một ngày lễ gắn liền với tình yêu. Vào thời cổ đại, người Anh và Pháp thường tin rằng ngày 14/02 là ngày bắt đầu mùa kết đôi của chim (the beginning of birds’ mating season), điều này làm cho ngày lễ Valentine càng trở nên lãng mạn hơn nữa.

Những tấm thiệp chúc mừng ngày Valentine đã phổ biến từ thời Trung Đại, mặc dùng những tư liệu về Valentine không hề xuất hiện cho tới tận những năm sau 1400. Lời chúc mừng Valentine cổ đại nhất còn tồn tại đến ngày nay là một bài thơ được viết năm 1415 của Charles, Bá tước xứ Orleans, viết cho vợ trong khi ông đang bị cầm tù ở trong Tháp London (Tower of London) sau khi bị bắt giữ ở trận chiến Agincourt. Lời chúc mừng này hiện nằm trong bộ sưu tập bản thảo của Thư Viện Anh Quốc ở London. Vài năm sau, người ta nói rằng vua Henry V cũng thuê một nhà văn tên là John Lydgate viết một lá thư tình cho Catherine xứ Valois.

Bạn có biết?

Mỗi năm có tới 150 triệu Thiệp chúc mừng Valentine được trao tặng mỗi năm, khiến cho ngày Valentine là ngày lễ trao tặng thiệp phổ biến thứ hai sau ngày Giáng Sinh.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

The Tube: Top 13 Facts about the Tube on its 150th Anniversary The Tube -Hệ thống tàu điện ngầm 150 tuổi của London: Có thể bạn chưa biết?

Người dân London luôn tự hào sở hữu hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất với hơn 150 năm tuổi và cũng là hiện đại và quy mô lớn nhất thế giới hiện nay. The Tube – tên gọi của hệ thống phương tiện công cộng này dường như đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của cuộc sống nơi đây và chứa đựng rất nhiều điều thú vị mà bất kì một du khách nào tới London cũng muốn một lần thử trải nghiệm. Là hình mẫu và cảm hứng ý tưởng cho English4ALL, hôm nay hãy cùng lên chuyến tàu thứ Sáu tới ga British Way để cùng khám phá những sự thật hấp dẫn về The Tube mà ngay cả người London cũng chưa chắc đã biết nhé. All aboard!

Signs From The Underground

  1. Mỗi năm “the Tube” chuyên chở lượng hành khách tương đương 1/7 dân số thế giới (1 tỷ 107 triệu người) tới 270 nhà ga.
  2. Hệ thống tàu điện ngầm của Luân Đôn (London Underground) thường được biết với cái tên “The Tube”- vốn dùng để chỉ những đường tàu hoả nằm sâu dưới mặt đất có nhiều giao điểm liên hoàn, ngược với một hệ thống đường ray khác được xây dựng theo kiểu “cut and cover” có độ sâu ít hơn, được xây dựng trước và sử dụng đầu máy hơi nước. Bốn nhánh tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng kiểu này là District Line, East London Line (nay là một phần của London Overground), Hammersmith and City, và the Metropolitan Line. Ngày nay, tên gọi The Tube dùng để chỉ chung tất cả hệ thống.
  3. Vận tốc trung bình của một tàu điện ngâm là 33km/giờ tương đương 20.5 dặm Anh.
  4. Mỗi năm, một tàu điện ngầm London chạy quãng đường 184.269 km.
  5. Chiều dài của toàn bộ The Tube là 402 km tương đương 249 dặm Anh.
  6. Mỗi ngày có khoảng 1000 người bỏ quên thứ gì đó trên tàu điện ngầm. Tất cả những thứ này sẽ được chuyển đến một khu tầng hầm trên phố Baker Street có 40 nhân viên làm việc toàn thời gian. Nơi này lúc nào cũng lưu giữ khoảng 200.000 đồ vật bị mất, một số vật khá kì quá từng bị bỏ quên trên tàu như những thanh kiếm của Samurai, răng giả, ba con dơi chết, và một chiếc thuyền dài 14 foot. Các vật dụng không có người nhận sau 3 tháng sẽ được bán đấu giá hoặc tặng cho các tổ chức từ thiện.
  7. Nhà ga Aldwych không còn được sử dụng nhưng lại thường được thấy trên màn ảnh, vì đây là địa điểm quay các cảnh trong các bộ phim như: Superman IV: The Quest for PeaceAtonement  V for Vendetta.
  8. Độ sâu tối đa của The Tube dưới mặt đất đó là tại Holly Bush Hill ở Hampstead nơi độ sâu lên tới 68.8 m dưới mặt đất.
  9. Thang máy dài nhất trong toàn hệ thống tàu điện ngầm là tại ga Angel, nó dài tới 60m
  10. Ga Baker Street là nhà ga có nhiều sân ga (platforms) nhất với 10 sân ga.
  11. Ga tàu bận rộn nhất là ga Waterloo, với 57.000 người ra vào trong vòng 3 tiếng giờ cao điểm. Nhà ga bận rộn nhất xét theo lượng hành khách mỗi năm cũng vẫn là Waterloo với 82 triệu người.
  12. Trong giai đoạn 2011-2012, hệ thống tàu điện ngầm London lập kỉ lục chuyên chở với 1,171 tỉ hành khách.
  13. Albus Dumbledore, một nhân vật trong phim Harry Porter có một vết dẹo trên gót chân trái hình bản đồ tàu điện ngầm London.

    Hãy cùng lướt qua cả 270 nhà ga của The Tube qua bài hát vui nhộn này nhé!

     

HOÀNG HUY.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Stop pronouncing “Tottenham Hotspur” incorrectly??? Tên địa danh Anh: Bạn có đọc đúng chưa?

Một trong những điều làm “đau đầu” những người Mỹ, người Úc và ngay cả những người nhập cư sống ở Anh lâu năm đó là sự lúng túng khi đọc sai tên những địa danh ở Anh. Rất nhiều tên địa danh ở Anh, có khi là tên một thành phố, tên một con đường, một thị trấn, nhìn có vẻ rất bình thường, rất dễ đọc nhưng khi bạn nghe một người Anh phát âm bạn mới phát hiện ra bấy lâu nay mình đã đọc sai. Bạn đọc tên thành phố Reading như thế nào? Leicester Square có phải là Li – xét – tờ Square không? Tottenham Hotspur đọc là Tót –ten – hầm Hotspure??? Tất cả những lúng túng của bạn sẽ tan biến sau vài phút nữa, và bạn sẽ bớt lo ngại đọc sai tên địa danh Anh hơn sau khi cùng English4ALL xem một video clip rất thú vị tại ga British Way hôm nay. All aboard.

 Bài viết liên quan:

How do you pronounce “Edinburgh” “Connecticut” “Greenwich” and Chicago? 

(How to pronounce some place names in English)

Làm thế nào để đọc đúng tên một số địa danh trong tiếng Anh.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Nguồn video: Anglotopia.

Find out or Figure out? And what about Point out? PHÂN BIỆT CÁCH DÙNG CỦA Find out – Figure out – Point out

Cùng mang nghĩa phát hiện ra, tìm ra, thế nhưng giữa Find out và Figure out có gì khác biệt. Point out có cùng nghĩa với hai từ trên không? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được English4ALL đưa bạn đến Stop Confusing tuần này để được giải đáp. All aboard!

Find out mang nghĩa là khám phá ra, phát hiện ra một thông tin gì đó (discover information). Thông thường, chúng ta sẽ find outmột điều gì đó do tình cờ. Nói cách khác, chúng ta không chủ ý đi tìm kiếm thông tin đó. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta vô tình phát hiện ra điều gì đó.

Ví dụ:

found out that my grandfather was a hotel manager when he was young.

(Tớ phát hiện ra rằng ông nội tớ hồi còn trẻ đã làm quản lý khách sạn)- có thể là do ông tự kể hoặc bạn xem trong hồi ký của ông, hoặc gia phả gia đình.

Dương Yến Ngọc found out her husband was cheating on her when she found out the evidence in his mobile phone.

(Dương Yến Ngọc phát hiện chồng phản bội khi cô thấy bằng chứng trong điện thoại di động của anh ta) – có thể cô ấy không chủ ý đi tìm điều đó, nhưng vô tình phát hiện ra.

We found out the boss was going to quit at the staff meeting on Monday.

(Chúng tôi phát hiện ra sắp sếp định chuồn buổi họp nhân viên vào thứ Hai) – có thể do vô tình nghe ai đó nói.

Figure out thì lại hoàn toàn khác. Figure out có nghĩa là tìm kiếm được một thông tin gì đó, biết được điều gì đó do chủ ý làm như vậy. Thông thường, chúng ta có ý định từ trước để figure out ra một điều gì, hoàn toàn không phải do ngẫu nhiên.

Ví dụ:

After working on my PC for a few hours, I finally figured out why it wasn’t working.

(Sau mấy tiếng hí hoáy trên máy tính, tôi cuối cùng cũng tìm ra được vì sao nó không chạy)

My mom can figure out a crossword puzzle very quickly.

(Mẹ tớ giải ô chữ nhanh cực kỳ

The police figured out how the robber was able to bypass the bank’s security.

(Cảnh sát phát hiện ra/điều tra ra làm thế nào thằng trộm nó vượt qua được an ninh ngân hàng)

* Nói tóm lại, find out là tìm ra một điều gì đó do tình cờ, không chủ ý;  figure out là tìm ra, khám phá ra điều gì do có chủ ý, ý định làm việc đó.

Còn point out thì là chỉ ra được một điều gì đó dựa trên một dẫn chứng, một đầu mối thông tin khác.

Ví dụ: Looking at his facial expression, I can point out that he is telling a lie.

(Nhìn nét mặt của hắn, tôi có thể thấy rõ/chỉ ra rằng hắn đang nói dối)

These figures point out that Viettel got $2 billion profit this year.

(Những con số này chỉ ra rằng Viettel năm nay lãi 2 tỷ đô)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

 

Thành ngữ tiếng Anh thú vị về Trái tim (Heart Idioms) www.english4all.vn

MY HEART MISSED A BEAT WHEN I HEARD THE NEWS THAT SHE WAS PREGNANT. -THÀNH NGỮ TIẾNG ANH THÚ VỊ VỀ TRÁI TIM – PHẦN 2 (HEART IDIOMS)

[wr_row][wr_column span=”span12″][wr_text]

 Không chỉ là cơ quan sinh học quan trọng bậc nhất trong cơ thể mỗi chúng ta, trái tim là biểu tượng của tình yêu, của sự tử tế và những điều hướng thiện. Trái tim luôn là chủ đề của rất nhiều bài hát và thi ca. Điều người ta muốn có nhất ở nhau, đó là trái tim – là sự thương yêu, đồng cảm và chia sẻ. Những câu nói mượn hình ảnh của trái tim luôn có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống thường ngày trong mọi ngôn ngữ, và tiếng Anh cũng không là ngoại lệ. Bạn đã biết bao nhiêu thành ngữ tiếng Anh có liên quan đến “heart”? Và bạn muốn biết thêm nhiều nữa không? Tuần này, hãy cùng English4ALL đi tìm hiểu tiếp những thành ngữ tiếng Anh thú vị liên quan đến trái tim nhé. All aboard!

  1. Hôm trước mình và “bạn ấy” cãi nhau về việc bạn ấy dành quá nhiều thời gian xem phim Võ Tắc Thiên mà không chịu làm việc nhà. Và cuối cùng là bọn mình đã Have a heart-to-heart talk” – một cuộc trao đổi thẳng thắn và chân thành với nhau để giải quyết vấn đề.

Ví dụ:

I think it’s time we had a heart-to-heart talk about your grades.

(Cô nghĩ là chúng ta nên có một cuộc nói chuyện thẳng thắn về vấn đề điểm số của em)

  1. Đã bao giờ bạn gặp những người bề ngoài rất dữ dằn, ăn nói quyết liệt và gay gắt với bạn, nhưng họ luôn là người có “One’s heart in the right place” – có ý tốt chưa?

Ví dụ:

Come on, you know John has his heart in the right place. He just made a mistake.

(Thôi nào, cậu biết là John có ý tốt mà. Cậu ấy chỉ nhầm lẫn chút thôi)

  1. Bạn có biết “lòng” tiếng Anh là gì không? Là heart đấy, learn/know something by heart dịch ra tiếng Việt là “học thuộc lòng”. ^.^

Ví dụ:

He knew all his lines by heart two weeks before the performance.

(Anh ta thuộc hết lời thoại hai tuần trước buổi diễn)

You need to learn this piece by heart next week.

(Cậu cần phải học thuộc lòng đoạn này vào tuần tới)

  1. Khi bạn thực sự rất mong muốn hoặc không mong muốn điều gì, bạn có thể nói Have one’s heart set on something / set against something

Ví dụ:

She has her heart set on winning the medal.

(Cô ấy thực tâm muốn giành được huy chương)

Frank has his heart set against his promotion. There’s nothing I can do to help him.

(Frank không mong được thăng chức. Tôi chẳng làm gì giúp anh ta được)

  1. Trái tim luôn có giai điệu riêng của nó – đó có lẽ là giai đoạn tuyệt vời nhất của sự sống. Và người ta nói rằng khi bạn ngạc nhiên về một điều gì đó, trái tim bạn sẽ rộn ràng lên đến mức bị lỡ mất một nhịp – One’s heart misses a beat / One’s heart skips a beat – không biết có đúng không?

Ví dụ:

My heart missed a beat when I heard the news that she was pregnant.

(Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe tin nàng hai vạch)

She was so surprised by the announcement that her heart skipped a beat.

(Thông báo làm cho nàng cực kỳ ngạc nhiên)

  1. Tiếng Việt thường hay nói “dốc bầu tâm sự” – “dốc hết tâm can” – tiếng Anh cũng có cách nói tương tự khi bạn muốn thú nhận, hay tâm sự thật lòng với một ai đó – Pour one’s heart out

Ví dụ:

I poured my heart out to Tom when I discovered that I hadn’t received the promotion.

(Tôi trút hết tâm sự với Tom khi tôi biết rằng tôi đã không được thăng chức)

I wish you would pour your heart out to someone. You need to get these feelings out.

(Tôi mong là anh sẽ tâm sự hết với ai đó. Anh cần giải toả những cảm xúc này đi)

  1. Bạn có biết rằng trái tim còn là biểu tượn của lòng can đảm? Vậy nên, người Anh hay nói Take heart khi muốn động viên ai đó cần can đảm, hay mạnh mẽ, dũng cảm hơn.

Ví dụ:

You should take heart and try your best.

(Cậu can đảm lên và cố gắng hết sức nhé)

Take heart. The worst is over.

(Mạnh mẽ lên! Điều tồi tệ nhất sẽ qua thôi)

Bài liên quan: 

THÀNH NGỮ TIẾNG ANH THÚ VỊ VỀ TRÁI TIM – PHẦN 1 (HEART IDIOMS)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

[/wr_text][/wr_column][/wr_row]

10 Interesting Facts about the British Houses of Parliament You Probably Didn’t Know 10 Điều thú vị về Nghị viện Anh Quốc – có thể bạn chưa biết?

[wr_row][wr_column span=”span12″][wr_text el_title=”Giới thiệu” text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]Bạn có biết các nghị sĩ ở Anh họ công kích đối phương dối trá mà không được dùng từ “dishonest” họ sẽ nói như thế nào không?

Ai suốt đời không được phép bước chân vào Hạ nghị viện?

Các nghị sĩ ở Anh thường làm gì để “lấy may” trước khi phát biểu trước nghị viện?

Câu trả lời cho tất cả sẽ có trong chuyến tàu tuần này của English4ALL tới ga British Way.

Nghị viện (Parliament) – là biểu tượng cho quyền lực quốc gia của Vương Quốc Anh với chức năng xây dựng luật (making laws) và thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước (debating important issues). Đây cũng là một trong những quốc hội hàng đầu của thế giới và cũng chứa đựng rất nhiều những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết. Tuần này, hãy cùng English4ALL cùng khám phá những điều kỳ thú đó nhé.[/wr_text][/wr_column][/wr_row][wr_row width=”boxed” background=”none” solid_color_value=”#FFFFFF” solid_color_color=”#ffffff” gradient_color=”0% #FFFFFF,100% #000000″ gradient_direction=”vertical” repeat=”full” img_repeat=”full” autoplay=”yes” position=”center center” paralax=”no” border_width_value_=”0″ border_style=”solid” border_color=”#000″ div_padding_top=”10″ div_padding_bottom=”10″ div_padding_right=”10″ div_padding_left=”10″ ][wr_column span=”span6″][wr_text el_title=”Text 1″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

 Không được hút thuốc.

Các quán bar, nhà hàng, và các địa điểm công cộng thường không phải là những địa điểm duy nhất mà bạn không thể hút thuốc ở Anh. Tại toà nhà nghị viện, tuyệt đối không cho phép hút thuốc. Trên thực tế, có một hộp đựng thuộc lá ở cửa chính nhà Hạ nghị viện (House of Commons) và đã ở đó hàng thế kỉ. Không có bằng chứng nào cho thấy còn có ai sử dụng chúng nữa.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 2″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Ít họp hơn – Làm nhiều luật hơn.

Kể từ năm 1944, số lần mà nghị viện họp là khoảng 209 lần một năm. Tuy nhiên, kể từ năm 1998, số lần nhóm họp của nghị viện đã ít đi nhiều so với thời kỳ sau chiến chanh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, các nghị sỹ (Members) còn xây dựng được những bộ luật dài hơn (longer acts) mặc dù tổng số luật được thông qua mỗi năm là từ 30-40(thời kỳ hậu chiến mức trung bình là 98 bộ luật mỗi năm)

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 3″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Màu xanh huyền thoại.

Những hàng ghế (benches) có màu xanh lá cây của Hạ Nghị viện hay còn gọi là Viện Thứ Dân (House of Commons) có từ khoảng 300 năm trước, và phòng họp hiện nay (current chamber) được Ngài Giles Gillbert Scott xây dựng lại vào năm 1945 sau khi phòng họp cũ bị phá huỷ do máy bay ném bom của Đức Quốc Xã (London Blitz).Màu ghế xanh này có cùng màu với cây cầu Westminster – dẫn vào nhà Nghị Viện. Ngược lại, các hàng ghế ở Thượng Nghị Viện hay còn gọi là Viện Quý Tộc (House of Lords) lại có màu đỏ.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 4″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Nữ hoàng không chuẩn y- không thành luật.

Trong khi ở Mỹ, tổng thống phải ký vào một dự luật (a bill) đã được cả hai viện của Quốc hội (Houses of Congress) thông qua trước khi nó có thể trở thành luật (law). Ở Anh, đó là một trong số ít những trách nhiệm thực quyền còn thuộc về vua (monarch). Để một dự luật trở thành luật (laws), có sự chuẩn y của Hoàng gia (Royal Assent) và chữ ký của nữ hoàng. Nữ hoàng có quyền từ chối (withhold) hoặc trì hoãn (reserve) chuẩn y, tuy nhiên kể từ năm 1708 tới nay chưa có vị quân vương nào làm vậy kể từ khi nữ hoàng Anne từ chối dự luật dân quân Scotland (Scottish Militia Bill). Dự luật này cho phép trang bị vũ trang cho lực lượng dân quân Scotland, nhưng đã bị huỷ bỏ khi có tin đồn rằng quân Pháp đang tiến về phía Scotland làm gia tăng sự lo ngại về một cuộc phản loạn (rebellion)

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 5″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Thượng nghị sĩ

Các thượng nghị sỹ (Peers) là thành viên của Viện Quý tộc (House of Lords). Trong khi một vài vị trí thượng nghị sỹ là cha truyền con nối (hereditary), một số khác là do chính phủ tạo ra, được gọi là Life Peer – những vị trí này không thể được thừa kế lại. Các giám mục (bishops) của Giáo hội Anh (Church of England) cũng có ghế tại Viện Quý tộc. Thủ tướng Anh lập ra nhiều ghế thượng nghị sỹ nhất là Tony Blair với 357 vị, trong khi nữ thủ tướng huyền thoại Magaret Thatcher đứng thứ hai với 201 vị.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 6″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Vua không được vào.

Về mặt hiến pháp, các vị quân vương (monarch) không được phép vào Viện Thứ Dân (House of Commons). Nữ hoàng có một ngai vài ở Viện Quý Tộc (House of Lords) nơi bà hiện diện trong các phiên khai mạc của Nghị viện. Theo truyền thống, có một người triệu tập (The Gentleman Usher of the Black Rod) sẽ thay mặt Nữ hoàng vào Viện thứ dân để triệu tập các hạ nghị sĩ sang Viện Quý Tộc để thực hiện buổi lễ. Không có một vị quân vương nào bước chân vào Viện Thứ Dân kể từ khi Vua Charles I bước vào đây để bắt giữ năm vị hạ nghị sĩ (MP – Member of Parliarment) vì tội mưu phản (treason). Đây là một trong những chất xúc tác (catalyst) của Nội chiến Anh Quốc (English Civil War) trong lịch sử.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 7″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Dấu vết cổ xưa.

Sảnh Westminster (Westminster Hall) là phần cổ nhất trong toà nhà Nghị viện, được xây năm 1097 bởi vua William Đệ nhị và hoàn thành năm 1099. Tại thời điểm đó, đây là sảnh lớn nhất ở châu Âu và rộng 1579 mét vuông (17000 feet vuông), xây dựng sau khoảng 500 năm so với cung Hagia Sofia ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

In the Bag

Đây là từ bắt nguồn từ Partition Bag – một chiếc túi nhung được treo phía sau ghế của Chủ tịch Hạ Viện Anh (The Speaker). Chiếc túi này dùng để bất kỳ nghị sỹ nào có thể gửi các đơn thư mà họ cảm thấy quá xấu hổ để đọc trước công chúng.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 8″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Không được chửi thề!

Các nghị sỹ bị cấm sử dụng những từ thô tục (curse words) hay những ngôn ngữ ngữ khác có thể “xúc phạm phẩm giá” (offend the dignity) của Nghị viện. Họ cũng không thể lăng mạ (insult) những người đồng cấp hay cáo buộc họ thiếu trung thực tại Viện Thứ Dân. Đây có thể là nguồn gốc của những thuật ngữ như “the right honourable member” để nói về nghị sĩ của phe đối phương và “being economical with the truth” thay vì “nói dối” (lying). Đây dường như là một trò chơi đối với một số nghị sĩ để họ có thể “lách luật” mà công kích đối thủ mà không bị khiển trách (without reprimand). Đặc biệt là trong các phiên chất vấn (Question Time)

Thủ tục lấy may.

Bên ngoài Viện thứ dân trong hành lang nghị sỹ (Member’s Lobby) có bốn bức tượng đồng của bốn vị thủ tướng vĩ đại nhất bao gồm: Winston Churchill, Clement Atlee, Margaret Thatcher, và David Lloyd George. Cũng có ba bức tượng đá của Benjamin Disraeli, Arthur Balfour, và Herbert Asquith; cũng như nhiều tượng bán thân (busts) của các thủ tướng khác. Trước năm 2002, một thủ tướng chỉ có thể có tượng trong hành lang này nếu như họ đã qua đời, tuy nhiên nguyên tắc này đã được sửa đổi lại trong một số điều kiện nhất định. Tượng của nữ thủ tướng Thatcher được đặt làm (commission) từ năm 2003 và xuất hiện trước công chúng (debut) vào năm 2007. Tượng của thủ tướng Tony Blair cũng đã được đặt làm. Các nghị sĩ sẽ chạm vào tượng hay tượng bán thân của những thủ tướng yêu thích của họ để lấy may trước khi phát biểu.

[/wr_text][/wr_column][wr_column span=”span6″][wr_image el_title=”Image 1″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/No-Smoking.png” image_size=”medium” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 2″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/MP-Sitting.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 3″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/House-of-Commons-Chamber.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 4″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2014/10/God-Save-the-Queen.jpg” image_size=”large” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 5″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Queen-House-of-Lords.jpg” image_size=”large” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 6″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/The-Gentleman-Usher-of-the-Black-Rod.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 7″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Westminster-Hall.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 8″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Thatcher.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][/wr_column][/wr_row][wr_row width=”boxed” background=”none” solid_color_value=”#FFFFFF” solid_color_color=”#ffffff” gradient_color=”0% #FFFFFF,100% #000000″ gradient_direction=”vertical” repeat=”full” img_repeat=”full” autoplay=”yes” position=”center center” paralax=”no” border_width_value_=”0″ border_style=”solid” border_color=”#000″ div_padding_top=”10″ div_padding_bottom=”10″ div_padding_right=”10″ div_padding_left=”10″ ][wr_column span=”span12″][wr_video el_title=”Video” video_source_link_youtube=”https://www.youtube.com/watch?v=0ToKcEvqXuM” video_youtube_dimension_width=”500″ video_youtube_dimension_height=”270″ video_youtube_show_list=”0″ video_youtube_autoplay=”0″ video_youtube_loop=”0″ video_youtube_modestbranding=”1″ video_youtube_rel=”1″ video_youtube_showinfo=”1″ video_youtube_autohide=”2″ video_youtube_cc=”0″ video_alignment=”center” video_margin_top=”10″ video_margin_bottom=”10″ appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” video_sources=”youtube” ][/wr_video][/wr_column][/wr_row]